ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN LUÂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC THAY THẾ GIUN QUẾ
VÀO KHẨU PHẦN ĂN CƠ SỞ CỦA GÀ THỊT TẠI XÃ HÀ LONG
HUYỆN HÀ TRUNG TỈNH THANH HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa : 2010 - 2014
THÁI NGUYÊN, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN LUÂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC THAY THẾ GIUN QUẾ
VÀO KHẨU PHẦN ĂN CƠ SỞ CỦA GÀ THỊT TẠI XÃ HÀ LONG
HUYỆN HÀ TRUNG TỈNH THANH HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa : 2010 – 2014
Thời gian : 12/2013 – 5/2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Mai Anh Khoa
THÁI NGUYÊN, 2014
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 4 năm học tập và rèn luyện tại trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và thực tập tại cơ sở, nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng tập thể thầy, cô giáo đang
làm làm việc tại Trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đợt
thực tập này.
Đảng ủy, UBND xã Hà Long, cán bộ thú y xã đã nhiệt tính giúp đỡ em
trong trong thời gian thực tập và làm việc tại địa phương.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Mai Anh Khoa đã
tận tình chỉ bảo, về kiến thức thực tế cũng như kiến thức chuyên nghành để
hoàn thành tốt thời gian thực tập tại địa phương.
Thanh Hóa, ngày…. tháng… năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Luân
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng và không thể thiếu được
trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và trường đại
học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian cần thiết để sinh viên
củng cố, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện tay nghề,
nâng cao kiến thức chuyên môn, học tập phương pháp nghiên cứu khoa học.
Đồng thời, đây là thời gian sinh viên tự hoàn thiện mình, trang bị cho bản
thân những kiến thức về phương pháp quản lý, những hiểu biết xã hội để khi
ra trường trở thành cán bộ khoa học kĩ thuật có kiến thức chuyên môn và
vững vàng hơn trong năng lực công tác.
Được sự nhất trí của Nhà trường và Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi
Thú Y trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thấy
giáo hưỡng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở tôi tiến hành nghuên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay thế giun quế vào khẩu phần ăn cơ
sở của gà thịt tại xã Hà Long huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa”
Được sự hướng dẫn tận tình của thấy giáo TS Mai Anh Khoa, UBND
xã Hà Long, các cán bộ thú y xã và thôn kết hợp với sự nỗ lực của bản thân
tôi đã hoàn thành bản khóa luận này. Do bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những sai sót, hạn chế.
Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các
bạn đồng nghiệp để bản khóa luận này được hoàn chỉnh hơn.
MỤC LỤC
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1.
ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn 1
1.1.1.3. Điều kiện giao thông 2
1.1.1.4. Địa hình, đất đai 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3
1.1.2.1. Dân số. 3
1.1.2.2. Lao động 3
1.1.2.3. Hiện trạng kinh tế 4
1.1.2.4. Hiện trạng Văn hóa - Xã hội 4
1.1.3. Tình hình sản xuất của địa phương 4
1.1.3.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi 4
1.1.3.2. Tình hình sản xuất trồng trọt 5
1.1.4. Đánh giá chung 5
1.1.4.1. Thuận lợi 5
1.1.4.2. Khó khăn 6
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT7
1.2.1. Nôi dung 7
1.2.2. Phương pháp tiến hành 7
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 8
1.2.3.1. Chăn nuôi 8
1.2.3.2. Công tác thú y 9
1.3. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 11
1.3.1. Kết luận 11
1.3.2. Tồn tại 12
1.3.3. Kiến nghị 12
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 13
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15
2.2.1. Cơ sở khoa học 15
2.2.1.1. Protein và vai trò của protein 15
2.2.1.2. Nhu cầu protein 18
2.2.1.3. Đặc điểm của sự trao đổi protit động vật 20
2.2.1.5. Xác định tỷ lệ protein thô và protein tiêu hóa 21
2.2.1.6. Một số đặc điểm sinh lý tiêu hóa của gà 22
2.2.1.7. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
của gà. 28
2.2.1.8. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của gà. 32
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 33
2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 33
2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 34
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 36
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 36
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.4.1. Phương pháp đánh giá và theo dõi trực tiếp 36
2.3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 38
2.3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 39
2.3.6. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 3941
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu 42
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 43
2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 43
2.4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà 44
2.4.3. Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của gà 46
2.4.4. Tiêu tốn thức ăn/ngày của gà thí nghiệm (g/con/ngày) 49
2.4.5. Tiêu tốn kg thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 50
2.4.6. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (g) 52
2.4.7. Chi phí thức ăn cho thí nghiệm 53
2.4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế 54
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 55
2.5.1. Kết luận 55
2.5.2. Tồn tại 55
2.5.3. Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
I. Tài liệu tiếng Việt. 57
II. Tài liệu internet. 59
DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
CPTĂ : Chi phí thức ăn.
Cs : Cộng sự.
ĐC : Đối chứng.
ĐV : Đơn vị.
KL : Khối lượng.
Proth : Protein tiêu hóa.
QĐ : Quy định.
TĂHH : Thức ăn hỗn hợp.
TN : Thí nghiệm.
TT : Thứ tự.
TTpro : Tiêu tốn protein.
UBND : Ủy ban nhân dân.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 11
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn C225B 37
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của giun quế tươi 38
Bảng 2.3. Lịch phòng bệnh cho gà thí nghiệm 38
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 39
Bảng 2.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 43
Bảng 2.6. Tỷ sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) 44
Bảng 2.7. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm(g/con/ngày) 46
Bảng 2.8. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiêm (%) 48
Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/ ngày của gà thí nghiệm (g/con/ngày) 50
Bảng 2.10. Tiêu tốn kg thức ăn/kg tăng khối lượng. 51
Bảng 2.11. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng 52
Bảng 2.12. Chi phí thức ăn/lô ở gà thi nghiệm 53
Bảng 2.13. Đánh giá hiệu quả kinh tế 54
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiện 44
Hình 2.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 47
Hình 2.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 49
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hà Long là một xã trung du miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Hà
Trung, cách trung tâm huyện khoảng 12km, cách trung tâm tỉnh khoảng
40km, các giới hạn địa lý:
Phía đông : giáp phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn.
Phía tây : giáp xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành.
Phía nam : giáp xã Hà Giang và Hà Bắc, huyện Hà Trung.
Phía bắc : giáp xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4726,32 ha, gồm có 12 thôn.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn
Khí hậu: Hà Long nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa nên chịu ảnh hưởng
chung của vùng khí hậu đồng bằng trung du Thanh Hóa. Với các đặc trưng là
mùa đông khô lạnh, mùa hè nắng nóng mưa nhiều. Theo tài liệu của trạm dự
báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, Hà Long nằm trong tiểu vùng
khí hậu trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá.
Thủy văn: Hà Long có hai khe nước lớn là Vạn Bảo và Long Khê.
Nguồn nước phục vụ nông nghiệp chủ yếu được lấy từ hồ Bến Quân do hai
trạm bơm Cống Đập ở thôn Gia Miêu và trạm bơm Ông Ấn ở thôn Gia Miêu
1 qua hệ thống kênh tưới rải đều trên địa bàn toàn xã.
2
1.1.1.3. Điều kiện giao thông
Tuyến đường tỉnh 522: Tuyến dài 33,3 km, điểm đầu giao với Quốc lộ
1A tại thị xã Bỉm Sơn điểm cuối tại xã Thành Minh huyện Thạch Thành. Là
một trong những trục đường kinh tế - chính trị quan trọng nối các huyện đồng
bằng trung du và miền núi phía bắc tỉnh Thanh Hóa.
Đoạn qua địa phận xã Hà Long chiều dài 5,95 km, mặt đường bê tông
và nhựa. Hiện tại toàn tuyến đang được lập dự án đầu tư với quy mô đường
cấp III.
Tuyến đường liên xã Long Sơn chạy theo hướng Bắc - Nam giao cắt
với trục đường tỉnh lộ 217 tạo thành hệ thống đường trục kinh tế của vùng,
tuyến đường nối các xã Hà Sơn - Hà Tân - Hà Tiến - Hà Giang - Hà Long,
chiều dài đoạn qua xã Hà Long 810m, mặt đường nhựa.
1.1.1.4. Địa hình, đất đai
Hà Long có địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi xen kẽ với
các cụm dân cư, là hình đồi bát úp và những thung lũng nên rất thuận lợi cho
việc trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp như cây mía, cây dứa và
các loại cây trồng khác. Tuy không có sông lớn chảy qua nhưng do địa hình
vừa có đồi núi vừa có đồng ruộng, là nơi bắt đầu cảnh quan miền núi nên khi
mỗi mùa mưa đến nơi đây lại nhận được một lượng nước đáng kể từ các nơi
đổ về. Các công trình thuỷ lợi như đập Bến Quân, đập Đồm Đồm là công sức
niềm tự hào của toàn xã, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với ngành sản xuất
nông nghiệp.
Địa hình xã Hà Long được phân thành hai phần chính: Phần phía Bắc
và phần phía Nam.
3
Phần phía Bắc: địa hình rất phức tạp chủ yếu là đồi núi cao hướng về
phía đông và Đông Nam. Đặc biệt, địa giới phía bắc được chắn bởi dãy núi đá
Tam Điệp, dãy núi này kéo dài từ các tỉnh Sơn La, Hòa Bình chạy suốt ra đến
biển Đông.
Phần phía Nam: địa hình tương đối bằng phẳng, là địa bàn phân bố
của các khu dân cư, đồng ruộng canh tác chủ yếu của xã, phần đất này
phía tây được bao bọc bởi khe nước Vạn Bảo, phía đông được bao bọc bởi
khe nước Long Khê, địa hình dốc dần về hướng Đông Nam. Phần giữa hai
phần đất được chắn bởi dãy núi Dương Lăng dài từ đập Đồm Đồm đến
giáp thị xã Bỉm Sơn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số.
Tổng dân số toàn xã : 10.128 người.
Tổng số hộ : 2.752 hộ.
Bình quân người/ hộ : 3,68 người.
Tỷ lệ tăng dân số : 0,65%.
1.1.2.2. Lao động
Tổng số lao động trong toàn xã chiếm 54,87%. Dân số của xã cho thấy
rằng lực lượng lao động của xã rất dồi dào. Diện tích đất nông nghiệp lớn là
điều kiện phát triển nền nông nghiệp.
Tuy nhiên, lực lượng lao động trên toàn xã lớn nhưng tỷ lệ lao động
qua đào tạo còn ít chỉ chiếm 34,95%, lao động nông nghiệp còn tương đối cao
65%. Nên rất cần thiết phải bổ sung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề tạo
nền tảng cho sự phát triển ngành nghề toàn xã.
4
1.1.2.3. Hiện trạng kinh tế
Tổng giá trị thu nhập toàn xã năm 2010 : 107.774.000.000 đồng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế : 15%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt : 13,5 triệu đồng/người/năm.
Cơ cấu kinh tế:
+ Nông lâm nghiệp thủy sản : 36 %.
+ Xây dựng cơ bản - công nghiệp : 22 %.
+ Dịch vụ - Thương mại - du lịch : 42 %.
1.1.2.4. Hiện trạng Văn hóa - Xã hội
Số thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa: có 09 thôn đạt danh hiệu thôn văn
hóa cấp huyện.
Số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa là 1890 hộ, chiếm tỷ lệ 85,63%.
Tỷ lệ học sinh từ trung học cơ sở đi học tiếp lên trung học phổ thông,
bổ túc văn hóa: đạt 100%.
Số hộ nghèo theo chuẩn mới: 353 hộ, chiếm 12,8% trong toàn xã.
1.1.3. Tình hình sản xuất của địa phương
1.1.3.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi
Thực hiện đề án phát triển chăn nuôi của UBND huyện Hà Trung, xã Hà
Long đã coi trọng việc chỉ đạo để phát triển đàn gia súc, gia cầm, cải tạo và nâng
cao tầm vóc đàn bò, nạc hóa đàn lợn, thường xuyên quan tâm đến công tác
phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi đã phát triển theo hướng hàng hóa. Đến nay
toàn xã đã có nhiều hộ chăn nuôi theo hướng trang trại và gia trại.
5
Trong phát triển ngành chăn nuôi của xã, chăn nuôi đại gia súc đóng vai
trò quan trọng hàng đầu, ngoài mục đích cày kéo phục vụ sản xuất nông
nghiệp thì ngành chăn nuôi trâu, bò thịt cũng phát triển mạnh để phục vụ nhu
cầu trong địa bàn và các vùng lân cận.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất trồng trọt
Mặc dù trong những năm qua có nhiều khó khăn do biến động của thời
tiết nhưng xã Hà Long luôn chủ động, tích cực chỉ đạo nhân dân địa phương
đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các loại cây có
năng suất cao vào sản xuất. Ngành trồng trọt phát triển theo hướng năng suất,
chất lượng mang lại hiệu quả cao, tạo tiền đề cho phát triển nền nông nghiệp
hàng hoá. Có sự chuyển đổi cơ cấu giống lúa sang trồng giống lúa lai chất
lượng cao, thay thế dần các giống lúa cũ, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất.
Các chương trình khuyến nông đã được đưa vào nhằm thay đổi tập quán canh
tác cũ, từng bước nâng cao trình độ lao động cho người dân cũng như khoa
học kỹ thuật tiên tiến được áp dụng vào sản xuất.
Đã bắt đầu hình thành được cơ cấu sản xuất hợp lý, theo hướng sản
xuất hàng hóa, cơ cấu mùa vụ, cây trồng, phân vùng sản xuất bắt đầu được
hình thành.
Bình quân thu nhập/ha đất canh tác nông nghiệp: 50 triệu đồng/ha/năm.
Bình quân lương thực đạt 500 kg/ đầu người/ năm.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Là xã có diện tích tự nhiên lớn, nằm liền kề giữa thị xã công nghiệp
Bỉm Sơn với đô thị công nghiệp Vân Du huyện Thạch Thành. Rất thuận lợi
cho việc tiếp thu, mở rộng, giao lưu kinh tế, phát triển công nghiệp, tiểu thủ
6
công nghiệp và dịch vụ đáp ứng theo định hướng quy hoạch ngành, quy hoạch
tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.
Được xác định là đô thị theo QĐ: 3023 là đô thị trung tâm vùng, đô thị
vệ tinh của thành phố công nghiệp Bỉm Sơn, với chức năng là đô thị sinh
thái, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ thương mại, văn hóa thể thao và các
khu ở chất lượng cao.
Là đầu mối giao thông quan trọng (điểm giao cắt giữa đường tỉnh 522
và đường cao tốc), rất thuận lợi trong mối quan hệ vùng tỉnh, quốc gia.
Có nhiều di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Có cảnh
quan thiên nhiên đẹp hấp dẫn.
Có tiềm năng về đất đai, lao động đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.4.2. Khó khăn
Địa giới hành chính của xã quá lớn, địa hình chia cắt (đồi núi, sông
suối) làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả.
Xuất phát điểm kinh tế thấp, nguồn lực cho đầu tư phát triển hạn chế.
Lao động chưa được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ lớn, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, năng suất lao động thấp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, hạ tầng kinh tế còn nhỏ bé, thiếu
tính đồng bộ, hiện mới chỉ đạt 2/19 tiêu chí.
7
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nôi dung
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, tôi căn cứ vào kết
quả điều tra cơ bản, trên cơ sở phân tích khó khăn thuận lợi của địa phương,
áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường, sách báo vào thực tiễn sản xuất.
Kết hợp với học hỏi kinh nghiệm của cán bộ thú y và người dân tại địa
phương, tôi xác định một số nội dung trong thời gian thực tập như sau:
- Nuôi dưỡng, chăm sóc đàn gà tại gia đình
- Tiêm vaccine cho đàn gà theo định kỳ, theo quy trình chăn nuôi.
- Cùng với cán bộ thú y tiền hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh
xảy ra địa phương.
- Sát trùng chuồng trại theo định kỳ.
- Tham gia các công tác khác.
- Tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học trên đàn gà.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để hoàn thành tốt nội dung trên, trong thời gian thực tập tôi đề ra một
số biện pháp như sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể phù hợp với tình hình sản xuất
của địa phương.
- Bản thân tích cực chủ động mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học
ở nhà trường, sách vở vào sản xuất.
- Tìm tài liệu để nâng cao kiến thức.
- Tích cực học hỏi cán bộ thú y, nhân dân địa phương.
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn.
8
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của trường, của khoa và
của địa phương đề ra.
- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình để phấn đấu hoàn thành
những mục đích đề ra.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Chăn nuôi
- Chuẩn bị chuồng trại.
Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được vệ sinh sạch sẽ. Quét sạch
mạng nhện, trên mái và các kẽ tường. Phun sát trung nền chuồng bằng formon
2% với liều lượng 1l/4m
2
. Để trống chuồng 5 ngày.
Đệm lót sử dụng là loại trấu khô pha với mùn cưa. Đảm bảo sạch và
phun sát trùng trước khi đưa gà vào thí nghiệm 1 ngày.
Chuồng nuôi gà phải có đủ điều kiện như: sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát
về mùa hè, ấm về mùa đông, có đèn chiếu sang…
- Chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Giai đoạn úm gà 1 – 3 tuần tuổi.
Khi nhập gà về, tiến hành cho gà vào quây úm, trong quây úm để sẵn
nước sạch đã pha B.comlex và ampi – coli. Sau khoảng 1 giờ để đàn gà ổn
định thì cho gà ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này cần phải luôn luôn đảm bảo
ổn định nhiệt độ cho gà khoảng 32 – 35
0
C, hoặc thấy gà phân bố đều ở trong
úm được.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi để đảm bảo có
được nhiệt độ thích hợp cho đàn gà. Luôn luôn cung cấp đủ thức ăn, nước
9
uống đảm bảo sạch sẽ để có được tỷ lệ sống cao nhất và gà sinh trưởng phát
triển tốt nhất.
+ Giai đoạn trên 4 tuần tuổi.
Ở 4 tuần tuổi bắt đầu phân lô và tiến hành thí nghiệm trên đàn gà. Cho
gà ăn theo khẩu phần đã được tính toàn. Cho gà ăn ngày 3 lần vào buổi sang,
trưa và chiều, cho gà uống nước tự do.
Trong quá trình chăn nuôi luôn phải theo giõi tình hình sức khỏe của
đang gà để phát hiện và điều trị kịp thời nhưng con ốm. Áp dụng nghiêm ngặt
quy trình vệ sinh phòng bệnh.
1.2.3.2. Công tác thú y
● Công tác tiêm phòng
Trong chăn nuôi, công tác đề phong dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố
quyết định hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi tôi
thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, khơi thông cống rãnh, không để nước
tồn đọng ở gần khu vực chăn nuôi. Đảm bảo vệ sinh cơ thể trước và sau khi
tiếp xúc với đàn gà để đảm bảo sức khỏe người lào động cũng như phòng
bệnh cho gia cầm.
Tham gia chương trình tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm để
đảm bảo an toàn dịch bệnh không lây nhiễm để tăng hiệu quả kinh tế chăn
nuôi ở địa phương theo sự chỉ đạo của UBND xã. Tham gia vào công tác
tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho bà con nhân dân và áp dụng trực tiếp
vào chăn nuôi tại gia dình. Phổ biến kĩ thuật chăn nuôi cho một số gia đinh
lân cận. Kết quả công tác tiêm phòng được thể hiện ở bảng 1.1.
10
● Công tác trị bệnh.
Trong quá trình thực tập ở địa phương, tôi có gặp và điều trị một số
bệnh sảy ra trên địa bàn xã.
+ Bệnh sán lá gan ở trâu bò.
Triệu chứng: con vật yếu ớt, ăn ít, lông xù xì dễ rụng, cơ thể gầy, hay bị
tiêu chảy.
Điều trị: dùng thuốc Han Dertil-B, trộn vào thức ăn 1 viên/50kg thể trọng.
+ Bệnh bạch lỵ ở gà con.
Triệu chứng: gà con mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, gà tụm lại thành đám, tiêu
chảy phân màu trắng và dính nhiều quanh hậu môn. Mổ khám thấy gan, phổ
sưng và có nhiều điểm hoại tử màu trắng, lòng đỏ chưa tiêu hết.
Điều trị: Ampi-coli, 1g/1L nước uống, kết hợp với B.complex 1g/3L
nước uống điều trị liên tục trong 5 ngày.
+ Bệnh phân trắng ở lợn con
Triệu chứng: lợn con bú kém, ủ rũ, da nhăn nheo, bụng hóp, đi siêu
vẹo. Lợn bị lạnh nên tập trung ở xó tường. Lợn bị tiêu chảy phân màu trắng
sữa có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính bết ở hậu môn và khoeo.
Điều trị: cho uống thuốc đặc trị Fatra với liều lượng: lợn con 1 - 3 kg,
1ml/con/lần, 2lần/ngày. Lợn con 3 – 5 kg, 1ml/con/lần, 3lần/ngày, dùng trong
3 ngày. Phòng chống mất nước cho lợn bằng cách pha điện giải cho uống, kết
hợp với sát trùng chuồng nuôi và giữ ấm cho lợn con. Sau 5 – 7 ngày lợn khỏi
bệnh 100%.
+ Bệnh cầu trùng ở gà: Triệu chứng: gà ủ rũ, mắt lờ đờ, kém ăn, niêm mạc
nhợt nhạt, phân đi lỏng màu hơi trắng có bọt, cánh xã, gà uống nhiều nước.
11
Điều trị: dùng thuốc art – cocired với liều lượng 1g/2l nước cho uống
liên tục trong 5 ngày, gà khỏi bệnh 100%.
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc ĐV Số lượng
Kết quả(an toàn, khỏi)
Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Chăm sóc nuôi dưỡng
An toàn
Gà ri pha Con 200 178 89,16
Trâu Con 3 3 100
Lợn Con 40 40 100
2. Phòng bệnh
An toàn
Tụ huyết trùng Con 397 396 99,75
Phòng dại Con 684 684 100
Cúm gia cầm Con 990 990 100
Dịch tả và tụ dấu Con 93 93 100
3. Điều trị bệnh
Khỏi
Sán lá gan trâu bò Con 3 3 100
Bạch lỵ ở gà con Con 122 116 95,08
Phân trắng lợn con Con 22 22 100
Cầu trùng gà Con 5 5 100
1.3. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập tại địa phương, được sự hướng dẫn tận tình
của thầy giáo TS. Mai Anh Khoa, các cán bộ tại địa phương và bà con nhân
dân. Tôi đã có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn sản xuất, nâng cao kiết thức
chuyên ngành, áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất tại cơ sở thực tập. Một
lần nữa hiểu biết thêm về nghề nghiệp của mình. Tự bản thân chăm sóc nuôi
12
dưỡng đàn vật nuôi, biết cách sử dụng một số loại vaccine phòng bệnh, được
nâng cao tay nghề trong lĩnh vực chăn nuôi. Từ đó tôi có lòng yêu nghề hơn,
say mê trong công việc, không ngừng cố gắng học hỏi những kiến thức thực
tế bổ ích để phấn đấu thành một nhà chăn nuôi giỏi góp phần phát triển kinh
tế của đất nước.
1.3.2. Tồn tại
Trong thời gian thực tập tại cơ sở tôi thấy còn một số tồn tại sau: thời gian
thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, còn non về tay nghề, chưa
mạnh dạn trong công việc, chưa áp dụng được hết những kiến thức đã học trong
trường vào thực tiễn.
Do vậy, bản thân là một kĩ sư chăn nuôi trong tương lai cần phải khắc
phục được những gì còn thiếu sót. Phải luôn cố gắng và vươn lên trong thực tiễn,
áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến vào sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.
1.3.3. Kiến nghị
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản
xuất. tiêm phòng triệt để cho gia súc, gia cầm. Quản lý đàn vật nuôi trong địa bàn
xã tốt hơn, lập những chốt kiểm dịch ở những đoạn đường chính đi vào địa bàn xã
để phòng chống dịch bệnh lây lan. Hiện đại hóa mô hình chăn nuôi ở địa phương.
13
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay thế giun quế vào khẩu
phần ăn cơ sở của gà thịt tại xã Hà Long huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa”
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề chăn nuôi gà nói chung là nghề chăn nuôi truyền thống có thế
mạnh luôn được khuyến khích phát triển ở nước ta. Sở dĩ chăn nuôi gà được
lựa chọn bởi nhiều hộ nông dân cũng như nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Ngoài ra, chăn nuôi gà không chỉ cung cấp phần lớn thịt tiêu thụ hàng ngày,
đáp ứng thói quen và khẩu vị ăn thịt gà của người dân Việt mà còn là thú vui
chơi của một số người có sở thích. Mặt khác, gà là loài gia cầm có vòng đời
ngắn, tăng trọng nhanh, thức ăn có thể tận dụng, thu hút được sức lao động
thừa ở nông thôn.
Nuôi gà không những thể hiện được các ưu thế bền vững của nghề mà
còn hấp dẫn người tiêu dùng ở chất lượng thịt, giàu hàm lượng dinh dưỡng
với túi tiền vừa phải, sạch và an toàn do được chăn nuôi bán tự nhiên. Gà cho
thu hoạch nhiều sản phẩm như: thịt có giá trị dinh dưỡng cao, ngon, mềm chế
biến thành nhiều món ăn rất được ưa thích. Đặc biệt là trứng gà có giá trị dinh
dưỡng cao, cân bằng về tất cả mọi mặt, trứng là thức ăn rất tốt và lành cho
người mang bầu, bà mẹ trong thời kì sinh nở và trẻ nhỏ.
Hiện nay, do nhu cầu tăng cao về số lượng thực phẩm từ gia cầm cũng
cũng như nhu cầu tăng cao về sử dụng nguồn thực phẩm sạnh có có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, không có hormone và các chất tăng trọng khác. Do vậy
việc chăn nuôi gà bằng những sản phẩm sạch là rất cần thiết.
14
Vậy Để chăn nuôi gà phát triển phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
hiện nay thì công tác giống, thú y,…thì nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cũng
rất quan trọng. Trong đó tỷ lệ protein trong thức ăn có ý nghĩa to lớn. Nhu cầu
protein cho gà chính là nhu cầu về các axit amin. Khi chúng ta sử dụng thức
ăn không cân đối về tỷ lệ các axit amin đặc biệt là các axit amin thiết yếu sẽ
ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể, gà sẽ chậm lớn,
mắc một số bệnh và hiệu quả chăn nuôi không cao.
Xuất phát từ những nhu cầu của thực tiễn sản xuất đồng thời để thấy rõ
hơn hiệu quả kinh tế của việc thay thế giun quế vào thức ăn của gà nhằm góp
phần tiết kiệm chi phí chăn nuôi, cùng với đó là sử dụng nguồn thức ăn sinh
học từ việc nuôi dưỡng giun quế để xử lý chất thải chăn nuôi ở địa phương.
Dựa trên cơ sở thừa kế kết quả của các tác giả trong và ngoài nước, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay thế giun
quế vào khẩu phần ăn cơ sở của gà thịt tại xã Hà Long huyện Hà Trung
tỉnh Thanh Hóa”
• Mục đích của đề tài
- Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tiễn sản xuất”, củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học được, nâng
cao tay nghề và năng lực của bản thân.
- Rèn luyện tác phong làm việc của một nhà kỹ thuật: đúng đắn, sáng tạo.
- Đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi về vấn đề tiếp cận và ứng
dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất.
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng cao năng xuất đàn gà nuôi thịt, tăng
cao hiệu quả kinh tế từ việc thay thế thức ăn sinh học vào chăn nuôi gà, góp
phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
15
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Protein và vai trò của protein
* Định nghĩa protein
Protein bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: Proteios có ngĩa là đầu tiên, nói lên
vai trò quan trọng của phân tử protein trong mọi chuyển hóa của quá trình
trao đổi chất diễn ra trong cơ thể sống. Protein là hợp chất hữu cơ có khối
lượng phân tử lớn, được tạo thành từ các gốc axit α – amin vốn liên kết với
nhau bằng liên kết peptit, bị kết tủa bởi dung dịch axit tricloroacetic 10%
(Nguyễn Thị Hiền, Vũ Huy Thư, 2007) [6].
Protein là thành phần không thể thiếu được của tất cả các cơ thể sống.
Protein là nền tảng về cấu trúc và chức năng của cơ thể sinh vật (Lê Trọng Tú
và cs, 2002) [22]. Protein có tính đặc thù cao cho từng loài, từng cá thể của
cùng một loài, từng cơ quan, từng mô của một cá thể, chúng rất đa dạng về
cấu trúc và chức năng (Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng, 2011) [2].
Protein là cấu trúc quan trọng bậc nhất trong cơ thể sống. Nó chiếm
không dưới 50% trọng lượng khô của tế bào. Cấu trúc protein bao giờ cũng
chứa 16% nitơ còn lại là các nguyên tố khác như lưu huỳnh (S) phosphor (P),
và các nguyên tố vi lượng khác như sắt (Fe), đồng (Cu),… (Nguyễn Thị Tình,
2006) [18]. Protein tham gia mọi hoạt động sống của cở thể sinh vật, từ việc
tham gia xây dựng tế bào, mô, đến những hoạt động khác như xúc tác, bảo
vệ,… Ngày nay, khi đã hiểu rõ hơn về vao trò to lớn của protein đối với cơ
thể sống người ta càng hiểu rõ hơn về câu nói của Anghen F: “sống là phương
thức tồn tại của protein”