Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường tại vùng lõi của vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.47 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

DẦU THỊ MAI
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MƠI TRƯỜNG
TẠI VÙNG LÕI CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, HUYỆN BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khố học

: Chính quy
: Khoa học mơi trường
: Mơi trường
: 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Nhuận
Khoa Môi trường - Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------



DẦU THỊ MAI
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MƠI TRƯỜNG
TẠI VÙNG LÕI CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, HUYỆN BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khố học

: Chính quy
: Khoa học mơi trường
: Mơi trường
: 2010 - 2014

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa
lý thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên
sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại Phịng Tài
Ngun & Mơi Trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để hoàn thiện và nâng cao
kiến thức của bản thân.

Để đạt được kết quả như ngày hơm nay, em xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành tới Ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo khoa Môi Trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến
thức cũng như tạo mọi điều kiện học tập và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận, người đã
định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để
em hồn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, anh, chị cán bộ của
Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã hết lịng tận
tình, chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những
người than đã động viên và khuyến khích em trong suốt q trình học tập để
em có thể hồn thành tốt 4 năm học vừa qua của mình.
Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức cịn hạn chế nên khóa luận của
em cịn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và ổ
sung của các thầy, cơ giáo để bản khóa luận này được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày25 tháng 05 năm 2014
SINH VIÊN


MỤC LỤC

Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học .......................................... 2

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 5
2.2.1. Một số vấn đề về môi trường cần quan tâm trên thế giới [11] ............... 5
2.2.2. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm ở Việt Nam............................. 9
2.3. Những nghiên cứu về nhận thức người dân về các vấn đề môi trường ở
các địa phương của Việt Nam ......................................................................... 13
2.3.1. Nhận thức của người dân về Luật BVMT[21] ...................................... 13
2.3.2. Nhận thức của người dân về tác hại của biến đổi khí hậu [4]............... 14
2.3.3. Nhận thức của người dân về phân loại, thu gom, xử lý rác thải ........... 15
2.3.4. Nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường .................................. 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 19
3.2.1. Địa điểm thực tập .................................................................................. 19
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19
3.2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19


3.3.1. Tình hình cơ bản Vườn Quốc gia Ba Bể............................................... 19
3.3.2. Mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................................................... 19
3.3.3. Hiện trạng môi trường tại vùng lõi Vườn Quốc gia Ba Bể................... 19
2.3.4. Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường ................................ 19
3.3.5. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp .............................................. 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...................................... 20
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 20
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 20
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 21
4.1. Đặc điểm cơ bản của Vườn Quốc gia Ba Bể ........................................... 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 21
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 21
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................... 22
4.1.1.4. Điều kiện thủy văn ............................................................................. 23
4.1.1.5. Địa chất, đất đai.................................................................................. 23
4.1.1.6. Hiện trạng rừng và sử dụng đất .......................................................... 24
4.1.1.7. Hệ động vật, thực vật và phân bố của các loài quý hiếm .................. 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội......................................................... 29
4.1.2.1. Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc là và thu nhập .............. 29
4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế .............................................................. 30
4.1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ......................................................................... 32
4.1.3.1. Hạ tầng cơ sở, giao thông và liên lạc ................................................. 32
4.1.3.2. Y tế và giáo dục.................................................................................. 32
4.2. Mô tả về đặc điểm của mẫu nghiên cứu................................................... 33
4.3. Hiện trạng môi trường vùng lõi VQG Ba Bể ........................................... 35
4.3.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương..................................... 35
4.3.2. Vấn đề nước thải tại địa phương ........................................................... 37
4.3.3. Vấn đề rác thải tại địa phương .............................................................. 38
4.3.4. Vấn đề vệ sinh môi trường .................................................................... 40


4.3.5. Những hoạt động của người dân có ảnh hưởng đến môi trường
sinh thái .......................................................................................................... 41
4.3.6. Sức khỏe và môi trường ........................................................................ 42

4.4. Nhận thức của người dân về môi trường ................................................. 42
4.4.1. Nhận thức của người dân về môi trường xung quanh........................... 43
4.4.2. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức
khỏe của con người ......................................................................................... 44
4.4.3. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải
sinh hoạt .......................................................................................................... 45
4.4.4. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống,
công tác tuyên truyền của Vườn Quốc Gia Ba Bể .......................................... 49
4.5. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp ....................................................... 51
4.5.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 51
4.5.2. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 53
Phần 5: KẾT LUẬN ...................................................................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi xử lý .........16
Bảng 2.2: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo
giới tính (N = 49) .....................................................................................16
Bảng 2.3: Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về ......................................17
vệ sinh môi trường .......................................................................................................17
Bảng 4.1. Hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất VQG Ba Bể .................25
Bảng 4.2. Các loài thực vật bậc cao quí hiếm tại Vườn quốc gia Ba Bể ................27
Bảng 4.3. Các lồi động vật q hiếm tại Vườn quốc gia Ba Bể .............................28
Bảng 4.4. Dân số các xã vùng đệm và vùng lõi VQG Ba Bể ..................................30
Bảng 4.5: Giới tính của người tham gia phỏng vấn ..................................................33
Bảng 4.6. Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn ....................................................33

Bảng 4.7: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn ...........................................34
Bảng 4.8: Nguồn nước sinh hoạt của người dân vùng lõi VQG Ba Bể..................35
Bảng 4.9: Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt .........................................................36
Bảng 4.10: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cống thải........................................................37
Bảng 4.11: Tỷ lệ % số hộ gia đình có các nguồn thải...............................................38
Bảng 4.12: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác ..............................................39
Bảng 4.13: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh ..............................................................................40
Bảng 4.14: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh .......................................41
Bảng 4.15: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt sinh hoạt
chia theo giới tính.....................................................................................45
Bảng 4.16: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải
sinh hoạt ....................................................................................................47
Bảng 4.17: Đánh giá về mức độ thu gom, xử lý rác của người dân trong vùng lõi
Vườn Quốc Gia Ba Bể ............................................................................48
Bảng 4.18: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ mơi trường qua các nguồn phân
theo giới tính .............................................................................................50


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn ........................................... 34
Hình 4.2: Nguồn nước sinh hoạt của người dân ............................................. 35
Hình 4.3:Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại cống thải ................................... 37
Hình 4.4: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác ....................................... 39
Hình 4.5: Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải theo
giới tính ............................................................................................ 46
Hình 4.6: Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải
sinh hoạt ........................................................................................... 47



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt:
BĐKH:
BVMT:
BYT:
DN:
ĐTQH:
GS.TS:
KAP:
KCN:
ONMT:
QCVN:
SELMA:
THCS:
THPT:
UBND:
UNEP:
UNESCO:

VQG:
VSMT:

Ý nghĩa
Biến đổi khí hậu
Bảo vệ mơi trường
Bộ y tế
Doanh nghiệp
Điều tra quy hoạch
Giáo sư – Tiến sĩ
Kiến thức, thái độ, thực hành

Khu cơng nghiệp
Ơ nhiễm mơi trường
Quy chuẩn Việt Nam
Chưưng trình Tăng cưưng năng lưc quưn lý
đưt đai và môi trưưng
Trung hưc cư sư
Trung học phổ thông
Uỷ ban nhân dân
United Nations Environment Programme
(Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc )
United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
Vườn Quốc gia
Vệ sinh mơi trường


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường là nền tảng cho sự sống còn và phát triển của nhân loại, là
không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát
triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về khơng khí, độ ẩm, nước, nhà
ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều
do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của
con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc
gia và ở từng thời kì. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là bộ phận cấu
thành cơ bản của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng,
khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung
tâm là hồ Ba Bể. Vườn Quốc gia được thành lập theo quyết định số 83/TTg
ngày 10/11/1992 của Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha
là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những
nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học,
có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá
vơi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp.[23]
Giữa VQG là hồ nước ngọt được UNESCO xếp vào danh sách một trong
20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ và phát triển. Hồ dài hơn
8 km, chỗ rộng nhất khoảng 3 km, sâu khoảng 20 đến 30m. Ba nhánh của hồ
thông nhau được người dân địa phương gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.
Nằm trên vùng núi đá vơi có rất nhiều hang động kastơ. Đặc biệt là động Png,
động Hua Mạ... hồ có nhiều cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên
nhiên ban tặng. Hồ Ba Bể còn là 1 điểm du lịch nổi tiếng, là “viên ngọc xanh”
giữa đại ngàn đã và đang nổi lên là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với du
khách trong và ngoài nước, nhất là vào thời điểm đầu xuân và hè.[22]. Nhưng
các hoạt động du lịch vô ý thức hoặc không được kiểm sốt có thể có tác động
đến thẩm mỹ cảnh quan nghiêm trọng, các tác động gây ra bởi rác thải, nhiễm
bẩn ở trên các tuyến giao thông và đường mòn gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên


2

vệ sinh của môi trường nước, đất, thảm thực vật và khơng khí. Sự thiếu nhận
thức về mơi trường của khách tham quan và người dân địa phương cùng với cơ
sở hạ tầng và quy trình xử lý rác thải không đầy đủ là những mối đe dọa cho môi
trường của khu vườn, cho vẻ đẹp tự nhiên vốn có và cho cả những cơ hội phát
triển du lịch sinh thái trong vùng. Trong những năm gần đây hồ Ba Bể đang bị
bồi lắng “chóng mặt” do các hoạt động khai thác khoáng sản quanh hồ, các hoạt

động của người dân trong việc chặt phá rừng bừa bãi, phát nương làm rẫy, canh
tác, khai thác gỗ nghiến ngay trong VQG. Vì vậy, vấn đề bảo vệ mơi trường là
một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để thu hút khách du lịch, tạo điều kiện cho
người dân bản địa phát triển kinh tế.
Xuưt phát tư vưn đư đó, đưưc sư nhưt trí cưa ban giám hiưu nhà trưưng,
Ban chư nhiưm khoa Môi Trưưng - Trưưng Đưi hưc Nông lâm Thái Nguyên, tơi
thưc hiưn đư tài: “Tìm hiểu nhển thểc cểa ngểểi dân vể môi trểểng tểi vùng
lõi cểa Vểển Quểc gia Ba Bể, huyển Ba Bể, tểnh Bểc Kển”
1.2. Mục tiêu
− Đánh giá nhận thức của người dân về một số vấn đề ơ nhiễm mơi
trường, suy thối mơi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và
công tác bảo vệ môi trường tại vùng lõi của VQG Ba Bể.
− Từ đó đề xuất những giải pháp giáp phù hợp nhằm nâng cao nhận
thức của người dân về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường sống.
1.3. Yêu cầu của đề tài
− Điều tra thu thập thông tin, phân tích để xác định các nguồn, các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường vùng lõi VQG Ba Bể.
− Số liệu phản ánh trung thực khách quan.
− Những kiến nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều kiện địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong hoc tập, nghiên cứu khoa học
− Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra được những kinh nghiệm thực
tế phục vụ cho công tác sau này.
− Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn
luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.


3

1.4.2. Ý nghĩa thểc tiển

− Đánh giá được nhận thức của người dân địa bàn vùng lõi Vườn Quốc
gia Ba Bể huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn về môi trường.
− Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về
bảo vệ môi trường.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Các khái niệm cơ bản:
− Vườn Quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất
ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay
nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác
động rất ít từ bên ngồi; bảo tồn các lồi sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy
cấp.[23]
− Nhận thức:
+ (Danh từ) Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan
hoặc kết quả của q trình đó.
+ (Động từ) Nhận ra và biết được. [14]
+ Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách
quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và khơng ngừng tiến
đến gần khách thể. [17]
− “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống sản suất, sự tồn tại, sự phát triển
của con người và sinh vật” .[5]
− Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành mơi trường như
đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình

thái vật chất khác .[5]
− Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật. [5]
− Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho mơi trường trong
sạch, phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố
mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học.[5]


5

− Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường. [5]
− Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong q trình
sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và
có nhiều cách phân loại. [5]
− Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.[5]
− Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. [5]
− Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Phế liệu là sản
phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để
dùng làm nguyên liệu sản xuất. [5]
− “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách

kinh tế, kỹ thuật xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và
phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia” [4]
− Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần
môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức
độ môi trường bị ô nhiễm, suy thối và các thơng tin về mơi trường khác. [5]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Mểt sể vển để vể môi trểểng cển quan tâm trên thể giểi [10]
Theo GS.TS Võ Quý: Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi
trường, cấp bách nhất là:
− Rừng -“ là lá phổi của Trái đất” đang bị phá hủy do hoạt động của
loài người
Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền
của Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km2. Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt
tươi đã bị suy thối nhanh chóng trong những năm gần đây.


6

Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng
30% diện tích đất liền. Tuy nhiên, các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi
khoảng 40% trong vịng 300 năm qua và theo đó mà các loài động thực vật,
thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng cũng bị mất đáng kể. Loài người
đã làm thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong khoảng
50 năm qua.
Rừng cịn đem lại nhiều lợi ích khác cho chúng ta, trong đó việc đảm
bảo sự ổn định chu trình oxy và cacbon trong khí quyển và trên mặt đất là rất
quan trọng. Cây xanh hấp thụ lượng lớn CO2 và thải ra khí O2, rất cần thiết
cho cuộc sống.
Từ trước đến nay, lượng CO2 có trong khí quyển ln ổn định nhờ sự

quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một diện tích
lớn rừng bị phá hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm có khoảng 6
tỷ tấn CO2 được thải thêm vào khí quyển trên tồn thế giới, tương đương
khoảng 20% lượng khí CO2 thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ
tấn/năm). Điều đó có nghĩa là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và
khuyến khích bảo vệ rừng và trồng rừng để giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa
thạch và khuyến khích bảo vệ rừng và trồng rừng để giảm bớt tác động của
biến đổi khí hậu là rất quan trọng.
− Đa dạng sinh học đang giảm sút từng ngày
Đa dạng sinh học đem lại rất nhiều lợi ích cho con người như làm sạch
khơng khí và dịng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, cung cấp
các loại lương thực thực phẩm, thuốc chữ bệnh, đa dạng sinh học cịn góp
phần tạo ra lớp đất màu, tạo độ phì cho đất để phục vụ sản xuất sinh
hoạt…Tất cả các dịch vụ của hệ sinh thái trên thế giới đã đem lại lợi ích cho
con người với giá trị ước lượng khoảng 21-72 tỷ đôla Mỹ/năm so với tổng sản
phẩm toàn cầu năm 2008 là 58 tỷ đôla Mỹ (UNEP, 2010)
Sụp đổ hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học sẽ gây nên nhiều khó khăn
trong cuộc sống nhất. Vì thế việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan
trọng trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo mà chúng ta đang theo đuổi trong
sự phát triển xã hội ở nước ta.


7

− Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần
Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng
nước có trên Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà lồi
người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt trên trái
đất. Cuộc sống của chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào lượng
nước ít ỏi đó. Lượng nước q giá đó đang bị suy thối một cách nhanh

chóng do các hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự
thiết hụt nước ngọt tại nhiều vùng trên thế giới.
Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi của chúng ta,
chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và
khả năng cung cấp bằng cách thực hiện các biện pháp thích hợp. Để có thể hồi
phục được sự cân bằng mỗi khi đã bị thay đổi sẽ tốn kém rất lớn, tuy nhiên
trong nhiều trường hợp khơng thể sửa chữa được. Vì thế cho nên nhân dân tại
tất cả các vùng phải biết tiết kiệm nước, giữ cân bằng giữa nhu cầu sử dụng
với nguồn nước cung cấp, có như thế mới giữ được một cách bền vững nguồn
nước với chất lượng an toàn.
− Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa
thạch đang cạn kiệt
Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi
người quan tâm như dầu mở và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện
tích rộng và dân số lớn, đang là những nước đang phát triển nhanh tại châu Á,
đặc biệt là Trung Quốc có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào, đang
tăng sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng. Ở Trung
Quốc, sức tiêu thụ lạo năng lượng hang đầu này từ 961 triệu tấn (tương đương
dầu mỏ) vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007, tăng gấp đôi trong
khoảng 10 năm. Tất nhiên lượng CO2 thải ra cũng tăng lên gần ½ lượng thải
của Mỹ năm 2000, và đến nay trung quốc đang trở thành nước thải lượng khí
CO2 lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ năm 2007.
Con người đã đạt được bước tiến rất lớn trong q trình phát triển, bằng
cuộc Cách mạng Cơng nghiệp nhờ sự tiêu thụ lớn các chất đốt hóa thạch. Tuy
nhiên, ước lượng nguồn dự trữ dầu mỏ trên thế giới chỉ còn sử dụng được
trong vòng 40 năm nữa, dự trữ khí tự nhiên được 60 năm và than đá là khoảng


8


120 năm. Nếu chúng ta vẫn bị lệ thuộc vào chất đốt hóa thạch thì chúng ta
khơng thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng cao và sẽ phải đối đầu
với sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên này trong thời gian
không lâu.
Việc sử dụng các nguồn năng lượng hồi phục được như năng lượng mặt
trời, địa nhiệt, gió, thủy lực và sinh khối sẽ khơng làm tăng thêm CO2 vào khí
quyển và có thể sử dụng được một cách lâu dài cho đến lúc nào mặt trời còn
chiếu sáng trên Trái đất. Tuy nhiên, so với chất đốt hóa thạch, năng lượng mặt
trời rất khó tạo ra được nguồn năng lượng lớn mà giá cả lại không ổn định.
Làm thế nào để tạo ra nguồn năng lượng ổn định từ các nguồn có thể tái tạo
còn là vấn đề phải nghiên cứu, và rồi đây khoa học kỹ thuật sẽ có khả năng hạ
giá thành về sử dụng năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng sạch khác.
Chúng ta không thể giải quyết vấn đề năng lượng chỉ bằng cách sử dụng
nguồn năng lượng sạch, mà chúng ta cần phải thay đổi cách mà chúng ta hiện
nay đang sử dụng nguồn năng lượng để duy trì cuộc sống của chúng ta và
đồng thời phải tìm cách làm giảm tác động lên mơi trường. Tiết kiệm năng
lượng là hướng giải quyết mà chúng ta phải theo đuổi mới mong thực hiện
được sự phát triển bền vững, trước khi năng lượng mặt trời được sử dụng một
cách phổ biến.
− Trái đất đang nóng lên
Nóng lên tồn cầu khơng phải chỉ có nhiệt độ tăng thêm, nó cịn mang
theo hàng loạt biến đổi về khí hậu, mà điều quan trọng nhất là làm giảm lượng
nước mưa tại nhiều vùng trên thế giới. Một số vùng thường đã bị khô hạn,
lượng mưa lại giảm bớt tạo nên hạn hán lớn và sa mạc hóa. Theo báo cáo lần
thứ tư của IPCC, nhiệt độ trung bình tồn cầu đã tăng 0,70C mà trong những
năm qua, thiên tai như bão tố, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng bất thường, cháy
rừng,… đã xảy ra tại nhiều vùng trên thế giới. Theo dự báo thì rồi đây, nếu
khơng có các biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt
đất sẽ tiếp tục tăng thêm từ 1,80C đến 6,40C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng
lên 5-10%, băng ở 2 cực và núi cao sẽ tan nhiều hơn, nhanh hơn, nhiệt độ

nước biển ấm dần lên, bị dã nở mà mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-


9

100cm hay hơn nữa và tất nhiên sẽ có nhiều biến đổi bất thường về khí hậu,
thiên tai sẽ diễn ra khó lường trước được cả về tần số và mức độ.
− Dân số thế giới đang tăng nhanh
Sự tăng dân số một cách quá nhanh của loài người cùng với sự phát
triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự suy thoái thiên
nhiên. Tuy rằng dân số loài người đã tăng lên với mức độ khá cao tại nhiều
vùng ở châu á trong nhiều thế kỷ qua nhưng ngày nay, sự tăng dân số trên thế
giới đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt của thời đại của chúng ta được biết
đền như là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ XX. Hiện tượng này có lẽ cịn đáng
chú ý hơn cả sự phát minh năn lượng nguyên tử hay phát minh về điều khiển
học. Tình trạng q đơng dân số lồi người trên trái đất đã đạt trung bình
khoảng 33 người/km2 trên đất liền (kể cả sa mạc và các vùng cực). Với dân số
như vậy, loài người đang ngày càng gây sức ép mạnh lên vùng đấy có khả
năng tác động lên nông nghiệp và cả lên những hệ sinh thái tự nhiên khác.
2.2.2. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm ở Việt Nam
− Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng
Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút
đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp
quá mức. Trước đây,tòa bộ đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ
mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thái nặng nề. Diện tích rừng tồn quốc đã
giảm xuống từ năm 1943 chiến khoảng 43% diện tích tự nhiên, thì đến năm
1990, chỉ cịn 28,4%. Tình trạng suy thối rừng ở nước ta là do nhiều nguyên
nhân khác nhau,trong đó có sự tàn phá của chiến tranh, nhất là chiến tranh
hóa học của mỹ.Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng
lên,28,8% năm 1998 và đến năn 2000, độ che phủ rừng là 33,2% năm 2002 đã

đạt 35,8% và đến cuối năm 2004 lên đến 36,7%. Đây là một kết quả hết sức
khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá
nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng
lo ngại. Các số liệu chính thức gần đây đã xác định độ che phủ rừng của Việt
Nam, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng là 12,3 triệu ha, chiếm hơn
37% tổng diện tích tự nhiên tồn quốc. Khoảng 18% diện tích này là rừng


10

trồng, chỉ có 7% diện tích rừng là rừng ngun sinh và gần 70% diện tích
rừng cịn lại được coi rừng thứ sinh nghèo [12]
So sánh trong cả nước thì trong vòng 10 năm qua, Tây Nguyên là vùng
mà rừng bị giảm sút với mức độ đáng lo ngại nhất, nhất là ở Đắk Lăk. Tuy
trong những năm vừa qua, việc quản lý rừng đã được tăng cường, nhưng
trong 6 tháng đầu năm 2005, cũng đã phát hiện được 275 vụ vi phạm khai
thác lâm sản trái phép, 1.525 vụ mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép.
Đầu năm 2008, nhiều vùng phá rừng đã xảy ra ở nhiều nơi, ngay cả trong các
khu bảo tồn thiên nhiên, như vườn Quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk, rừng đầu
nguồn Thượng Cừu, Phú Thọ, rừng Khe Diêu, Quế Sơn… Sau một tháng ra
quân, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Nam đã mở nhiều cuộc tấn công
vào sào huyệt lâm tặc đang lộng hành trên địa bàn tỉnh, bước đầu phát hiện và
bắt giữ gần 620 vụ vận chuyển trái phép, với số lượng gỗ bị bắt giữ ở mức kỷ
lục 1.300 m3.
− Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á
giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích
đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên
tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Cho đến nay đã thống kê được 11.373
lồi thực vật bậc cao có mạch và hàng nghìn lồi thực vật bậc thấp như rêu,

tảo, nấm… Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê
được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 lồi bị sát, 263 lồi ếch nhái, trên 1000
lồi cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển và thêm vào đó hàng chục ngàn lồi
động vật khơng xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt. Ngoài ra Việt Nam
còn phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng
nghìn hịn đảo lớn nhỏ và nhiều rạn san hô phong phú, là nơi sinh sống của
hàng ngàn động vật, thực vật có giá trị. Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồn và sử
dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này ở nhiều nơi đã và đang
khai thách quá mức và phí phạm, khơng những thế cịn sử dụng các biện pháp
hủy diệt như dùng các chất nổ, chất độc, kích điện để săn bắt. Nếu được quản
lý tốt và và biết sử dụng đúng mức, nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam


11

có thể trở thành tài sản rất có giá trị. Nhưng rất tiếc, nguồn tài nguyên này
đang bị suy thoái nhanh chóng.
− Diện tích đất trồng trọt trên đầu người ngày càng giảm
Ở Việt Nam, tuy đất nông nghiệp chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên,
song bình qn diện tích đất canh tác trên đầu người rất thấp, xếp thứ 159
trong tổng số 200 nước trên thế giới và bằng 1/6 bình quân trên thế giới. Tỷ lệ
này sẽ hạ thấp hơn nữa trong những năm tới do dân số cịn tăng và đất thuận
lợi cho sản xuất nơng nghiệp lại rất hạn chế, chủ yếu thuộc các vùng đồng
bằng. Diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị thối hóa, ơ nhiễm
và chuyển đổi mục đích sử dụng, nhất là để xây dựng các khu công nghiệp, đô
thị, sân gôn, đường giao thong,… làm mất đi hơn 50.000 ha đất nông nghiệp
trong khoảng 10 năm qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong mấy năm gần
đây, trung bình hằng năm có khoảng 72.000 ha đất nơng nghiệp được chuyển
đổi mục đích sử dụng. Trong khoảng 3 năm trở lại đây việc quy hoạch phát
triển các khu công nghiệp diễn ra một cách ồ ạt ở các địa phương. Tỉnh nào

cũng có khu cơng nghiệp, khiến một phần không nhỏ đất nông nghiệp tốt bị
chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo một báo cáo của Bộ Nơng Nghiệp và
Phát triển nông thôn cả nước phải giữ được ít nhất 3,9 triệu ha đất trồng lúa.
Vì thế, Chính phủ phải sớm có quy hoạch tổng thể về đất nông nghiệp của cả
nước để các địa phương tuân theo.
− Thối hóa đất
Theo thống kê mới năm 2010, Việt Nam có 28.328939 ha đất đã được
sử dụng, chiếm, 85,90% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất nơng - lâm nghiệp
có 24.997153 ha chiếm 75,48%, đất phi nơng nghiệp khoảng 3.385786 ha
chiếm 10,22%. Đất chưa sử dụng là 4.732786 ha chiếm 13,30%. Nhìn chung,
đất sản xuất nơng nghiệp có nhiều hạn chế, với 50% diện tích là đất có vấn đề
như đất phèn, đất cát, đất xám bạc màu, đất xói mịn trơ sỏi đá, đất ngập mặn,
đất lầy úng và có diện tích khá lớn là đất có tầng mặt mỏng ở vùng đồi núi [2]
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế,
xã hội, những biến động về tài nguyên đất ngày càng trở nên rõ rệt. Về môi
trường đất lượng phân bón dùng trên một hecta gieo trồng cịn thấp hơn so
với mức trung bình của thế giới (80kg/ha so với 87kg/ha). Và mới chỉ bù đắp


12

được khoảng 30% lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi. Mặt khác do sự cân
bằng trong sử dụng phân hóa học đang là thực trạng phổ biến. Tình hình đó là
ngun nhân của việc giảm độ phì nhiêu của đất và hiện tượng thiếu kali hoặc
lưu huỳnh ở một số nơi, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Về hóa chất bảo
vệ thực vật, trong danh mục 109 loại đang được sử dụng tại đồng bằng sơng
Hồng, có những loại đã bị cấm sử dụng. Trong các vùng thâm canh, tấn suất
sử dụng thuốc khá cao, kể cả trong sản phẩm. [1]
− Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng.
Nhìn chung tài nguyên nước ngọt Việt Nam tương đối cao, tuy nhiên

với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa, tài ngun và môi trường nước Việt Nam đang
thay đổi hết sức nhanh chóng, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô
nhiễm về chất lượng, tác động tiêu cực tới đời sống của nhân dân và sự lành
mạnh về sinh thái của cả nước. [2]
Việc phá rừng mà hậu quả là hiện tượng bồi lắng ở mức độ cao do sói
mịn đất đã làm giảm hiệu năng của những dịng kênh và tuổi thọ của các hồ
chứa. Năm 1991, hai cơng trình thủy điện quan trọng ở miền trung là Đa
Nhim và Trị An đã khơng vận hành được bình thường vào mùa khơ vì thiếu
nước nghiêm trọng. Nhiều vùng bị thiếu nước trầm trọng, nhất là Đồng Văn,
Lai Châu, Hà Tĩnh và Quảng Trị. Giữa tháng 3/2011, nhiều vùng bị hạn nặng,
như các tỉnh Tây Nguyên nhất là Gia Lai, Kon Tum, cà phê không đủ nước đã
bị chết cháy hay cháy hoa, nhân dân nhiều vùng không đủ nước cho sinh hoạt.
Tình trạng ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đã
trở thành vấn đề quan trọng tại nhiều thành phố, thị xã, đặc biệt là tại các
thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Hà Nội và tại các khu cơng
nghiệp. Ơ nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp cũng là vấn đề nghiêm trọng
tại nhiều miền thôn quê, đặc biệt tại châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Hiện tượng nhiễm mặn hay chua hóa do q trình tự nhiên và do hoạt động
của con người đang là vấn đề nghiêm trọng ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
Ở một số vùng ven biển. nguồn nước ngầm đã bị nhiễm bẩn do thấm mặn
hoặc thấm chua phèn trong quá trình thăm dò hoặc khai thác, nhiễm bẩn vi


13

sinh vật và kim loại nặng đã xảy ra ở một số nơi, chủ yếu do nhiễm bẩn từ
trên mặt đất, như các hố chôn lấp rác.
Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch hiện nay là khoảng 50% trong đó đơ thị
chiếm 70% và nơng thơn chỉ chiếm 30%. Từ nay cho đến năm 2040, tổng nhu

cầu nước ở Việt Nam có thể chưa vượt quá 50% tổng nguồn nước, song vì có
sự khác biệt lớn về nguồn nước tại các vùng khác nhau, vào các mùa khác
nhau và do nạn ơ nhiễm gia tăng, nếu khơng có chính sách đúng đắn thì nhiều
nơi sẽ bị thiếu nước trầm trọng.
− Nạn ơ nhiễm ngày càng khó giải quyết
Đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa ở nước ta phát triển khá nhanh trong hơn
10 năm qua, gây áp lực lớn đối với khai thác đất đai, tài nguyên thiên nhiên,
nhất là rừng và nước. Nhiều diện tích nơng nghiệp đã chuyển thành đất đô thị,
đất công nghiệp, đất giao thông… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người
nông dân và an tồn lương thực quốc gia. Đơ thị hóa, cơng nghiệp hoá trong
khi hạ tầng cơ sở kỹ thuật yếu kém, làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường bức
bách do thiếu nước sạch, thiếu dịch vụ xã hội, thiếu nhà ở, úng ngập, tắc nghẽn
giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ơ nhiễm nước và chất thải rắn. Tỷ lệ
số người bị các bệnh do ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, như các bệnh về
đường hô hấp, đường tiêu hóa, các bệnh dị ứng và ung thư…
Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn là vấn đề
cấp bách. Điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được cải thiện
đáng kể tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 28 - 30% và số hộ ở nông
thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 30 - 40% [18].
2.3. Những nghiên cứu về nhận thức người dân về các vấn đề môi trường
ở các địa phương của Việt Nam
2.3.1. Nhển thểc cểa ngểểi dân vể Luểt BVMT[22]
Kết quả điều tra của nhóm nâng cao nhận thức cộng đồng (chương trình
SELMA - Bộ Tài ngun và Mơi trường) tại 3 tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Bà
Rịa - Vũng Tàu cho thấy, nhìn chung cán bộ cơng chức của 3 tỉnh đều có hiểu
biết chính sách pháp luật đất đai và môi trường. Sự hiểu biết của họ chủ yếu là
do bản thân chủ động nghiên cứu và nghe trên phương tiện truyền thông đại


14


chúng. Song sự tiếp cận cũng như hiểu về Luật Đất đai và Bảo vệ môi trường
ở những mức độ khác nhau.
Đa số cán bộ trong cơ quan Nhà nước hiểu biết về chính sách pháp luật
đất đai nhiều hơn và sâu hơn, cịn Luật bảo vệ mơi trường thì các cán bộ viên
chức chỉ hiểu biết ở tầm khái quát chung. Song khi đi vào chi tiết nhiều người
còn chưa nắm bắt được. Ví dụ phỏng vấn câu hỏi về trách nhiệm lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường là trách nhiệm thuộc về ai? Tại Hà Giang có tới
80% trả lời là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, Nghệ An có 54,9% và Bà
Rịa - Vũng Tàu có 53,19% có cùng câu trả lời. Trong khi đó nhiệm vụ này là
của chủ dự án. Nhận thức về chính sách, pháp luật đất đai và mơi trường của
cộng đồng dân cư đơ thị của 3 tỉnh có cao hơn cộng đồng dân cư nông thôn
nhưng cũng chỉ “mạnh” về đất đai, cịn mảng mơi trường nhiều người chưa
biết hoặc trả lời sai một số câu hỏi. Ví như, việc khắc phục ơ nhiễm theo
nhiều người thì trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, song trên
thực tế trách nhiệm này thuộc về người gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ô nhiễm môi
trường hiện vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi có tới 96,15% dân
cư tại Hà Giang; 81,82% dân cư tại Nghệ An; 97,98% dân cư tại Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó ta thấy cấn thiết phải tham khảo ý kiến người dân trong
đánh giá tác động môi trường và việc tham khảo này nên tổ chức họp dân là
phù hợp nhất.
2.3.2. Nhển thểc cểa ngểểi dân vể tác hểi cểa biển đểi khí hểu [3]
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát, điều tra xã hội học của 400
doanh nghiệp (DN) trong và ngoài KCN; 501 người dân (201 mẫu với
CBCNVC, 300 mẫu ở người dân trong đó có 175 phụ nữ); 300 học sinh (tiểu
học, THCS,THPT). Theo đó, một số kết quả đáng chú ý là có đến 28,9%
(trong 201 mẫu khảo sát) CBCNVC cho biết đã có nghe về BĐKH nhưng
chưa hiểu gì về việc này và 3,5% khơng quan tâm đến BĐKH vì cịn nhiều
việc trước mắt trong đời sống phải lo, BĐKH là việc của cơ quan Nhà nước,
BĐKH còn lâu lắm mới xảy ra…
Trả lời câu hỏi về những hành động sẽ làm nhằm giảm thiểu tác động

của BĐKH có 86,2% cán bộ cơng nhân viên chức biết việc tiết kiệm điện,
nước là có lợi (giảm chi phí, có lợi cho mơi trường, duy trì sự phát triển bền


15

vững…); 93,3% ý kiến tán đồng việc khuyến khích sử dụng các nguồn năng
lượng sạch (điện mặt trời, biogas, biomas…); 70% ý kiến cho biết thường
chọn mặc quần áo thoáng mát, tận dụng tối đa gió ngồi trời, chỉ sử dụng máy
lạng khi thực sự cần thiết (có thói quen chỉnh máy lạnh trên 260C), có chậu
cây xanh trang trí trong phịng làm việc…
TS. Lê Văn Khoa cho biết nhìn chung, các đối tượng người dân đề có
sự quan tâm, hiểu biết căn bản về BĐKH. Tuy nhiên, việc hiểu đúng và có
hành động phù hợp để ứng phó với BĐKH vẫn còn hạn chế.
2.3.3. Nhển thểc cểa ngểểi dân vể phân loểi, thu gom, xể lý rác thểi
Nhóm tác giả khoa Xã Hội Học trường Đại học Bình Dương đã thực
hiện đề tài “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô
nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại
Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”. Theo đó kết quả đạt được
là: Mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của mơi trường trong
cuộc sống của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách không
vứt rác thải bừa bãi và có những thái độ, hành vi nhất định để ngăn chặn hay
hạn chế hành vi gây mất vệ sinh môi trường của người khác. Xu hướng chung
là đều cảm thấy khó chịu, có nhắc nhở hoặc tự nhặt lại và cho vào thùng rác.
Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết
về vấn đề môi trường càng nhiều.
Một thực trạng chung là có rất nhiều hộ gia đình biết cách phân loại rác
nhưng trong thực tế lại rất ít hộ gia đình thực hiện phân loại, chỉ một số hộ
dân trong phường thường phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày cịn đa số hộ
dân thì chưa phân loại. Đa số việc phân loại rác sinh hoạt hàng ngày của gia

đình là do người vợ đảm nhận nhưng bên cạnh đó sự tham gia của người
chồng, con hoặc người khác trong gia đình tham gia phân loại cũng chiếm tỷ
lệ không nhỏ.
Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn phường chưa
đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và khơng triệt để.


16

Bảng 2.1: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày
trước khi xử lý
(N = 49)
Số hộ phân loại
N
Tỷ lệ (%)
rác thải sinh hoạt

22
44,9
Khơng
24
49,0
Khó trả lời
2
4,1
Tổng
48
98,0
Số người khơng trả lời
1

2,0
Tổng
49
100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả [18]
Ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại
rác của nhiều người dân chưa cao. Nhiều hộ gia đình chưa thực sự quan tâm
đến vấn đề phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình mình. Điều này sẽ gây
nhiều khó khăn cho bộ phận thu gom khi phải thu gom một lượng rác thải lớn
như khó tách ra và khó sử dụng rác có thể tái chế.
Q trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền địa
phương bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử lý.
Người dân coi việc xử lý rác là rất quan trọng mặc dù vậy họ chưa thực
sự chú ý đến việc xử lý rác của địa phương, mà họ chỉ quan tâm đến việc làm
cho gia đình mình hết rác cịn rác sau khi đem đi bỏ được xử lý như thế nào
thì ít được quan tâm đến.
Bảng 2.2: Đánh giá tảm quan trảng cảa viảc phân loải rác thải sinh hoảt chia
theo giải tính (N = 49)
Giới tính
Tổng
Đánh giá việc
Nam
Nữ
Tỷ lệ
phân loại rác
N
Tỷ lệ
Tỷ lệ
(%)
N

N
(%)
(%)
Rất quan trọng
12
52.2
11
42.3
23
46.9
Quan trọng
9
39.1
13
50.0
22
44.9
Khơng quan trọng
2
7.7
2
4.1
Khó trả lời
2
8.7
2
4.1
Tổng
23
100

26
100
49
100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả)[18]


×