Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.14 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




NGUYỄN THỊ THU THỦY




NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
SAU NĂM 1975

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.32



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN TRỌNG THƯỞNG



HÀ NỘI - 2011

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi cũng
xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả



Nguyễn Thị Thu Thuỷ


Li cm n

Em xin bày t lòng bit n sâu sc ti PGS. TS. Phan Trng
Thng- ngi đã tn tình hng dn và giúp đ em trong quá
trình hoàn thành lun văn này.
Em xin chân thành cm n Ban giám hiu, các thy cô
giáo khoa Ng Văn và Phòng sau đi hc đã to điu kin thun
li cho em hc tp, nghiên cu và thc hin lun văn này.
Em cũng xin chân thành cm n Ban giám hiu, các thy
cô giáo trng THPT Hip Hoà 1, tnh Bc Giang cùng tt c
các bn bè đng nghip và nhng ngi thân trong gia đình đã
đng viên, giúp đ em hoàn thành lun văn này.
Hà Ni, tháng 11 năm 2011
Tác gi


Nguyn Th Thu Thu







CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

ĐHSP Đại học sư phạm
ĐHQG Đại học quốc gia
GS-TS Giáo sư - Tiến sĩ
Nxb Nhà xuất bản
Tr Trang
















MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 4
NỘI DUNG 6
Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 6
I. Các loại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 8
1.Nhân vật tư tưởng 11
2. Nhân vật thế sự 15
3. Nhân vật tính cách 18
4.Nhân vật số phận 21
II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 26
1.Nghệ thuật sử dụng độc thoại nội tâm. 26
2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. 29
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 34
Chương II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU 39
1. Cốt truyện dựa trên những nguyên tắc luận đề 42
2. Cốt truyện sinh hoạt thế sự 50
3. Cốt truyện dựa vào số phận đời tư 53
Chương III: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU 61
1. Điểm nhìn trần thuật 61
1.1.Sử dụng một điểm nhìn trần thuật. 63
1.2. Kết hợp các điểm nhìn trần thuật 65
2. Giọng điệu trần thuật. 71

2.1. Giọng điệu ngợi ca với chất trữ tình ấm áp. 73
2.2. Giọng điệu triết lý mang tính trải nghiệm. 76
2.3. Giọng điệu hài hước, giễu nhại 79
2.4. Giọng điệu xót xa thương cảm 81
2.5. Sự đan xen nhiều giọng điệu trong một tác phẩm. 82
3. Ngôn ngữ trần thuật 86
3.1. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực 87
3.2. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình 89
3.3. Ngôn ngữ đậm chất triết lý 93
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

1
MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một trong những gương mặt tiêu
biểu nhất của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Ba mươi năm cầm bút, từ
truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập đến Phiên chợ Giát, được viết ngay
trên giường bệnh Nguyễn Minh Châu đã chiếm một vị trí không thể thay thế
trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói như nhà văn Nguyễn Khải
“Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn
xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài
năng sau này”[33] là một trong số “những nhà văn mở đường tinh anh và tài
năng”, người đã “đi được xa nhất”[44] trong cao trào đổi mới của văn học
Việt Nam đương đại. ( Nguyên Ngọc)
Gia tài văn học của Nguyễn Minh Châu để lại khá đồ sộ, bao gồm cả
tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận phê bình. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới
nghiên cứu cũng như cảm nhận của chính nhà văn thì truyện ngắn mới thực sự
là sở trường của ông. Đặc biệt những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

sáng tác từ sau 1975 đã trở thành một hiện tượng văn học được giới sáng tác,
phê bình và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm bởi những chuyển biến rõ rệt về
tư tưởng và nghệ thuật được bộc lộ trong đó. Qua những truyện ngắn này,
người đọc nhận thấy một Nguyễn Minh Châu hoàn toàn mới, hoàn toàn khác,
một tài năng đã hoàn thiện “Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho
người đọc một quan niệm mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời mà nền tảng của
nó là chiều sâu triết học nhân bản” [45].
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói chung và truyện ngắn nói riêng
luôn gây được sự chú ý đặc biệt của bạn đọc cũng như giới nghiên cứu, phê
bình. Tính đến nay đã có hàng trăm bài viết, hàng chục công trình nghiên cứu
lớn nhỏ đề cập đến nhiều khía cạnh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn : Ở
2
từng giai đoạn sáng tác, ở chân dung con người, ở phong cách nghệ thuật
Tuy nhiên điểm mới của luận văn này là chúng tôi chuyên sâu tìm hiểu
nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật
trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 để làm rõ
hơn tài năng, sáng tạo, những cách tân nghệ thuật sâu sắc độc đáo của Nguyễn
Minh Châu trong sự nghiệp đổi mới văn học của đất nước sau chiến tranh.
Chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
1975 để tiếp tục nghiên cứu, để đánh giá một tác giả được khẳng định trong
nền văn học Việt Nam, giúp cho việc nhận diện sự vận động đổi mới tư duy
nghệ thuật của ông trong giai đoạn này được rõ hơn, hơn nữa chúng ta có cái
nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về cuộc đời, sự nghiệp của một nhà văn lớn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975,
chúng tôi mong muốn làm rõ thêm một phương diện nghệ thuật quan trọng
làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong
giai đoạn sáng tác này. Từ đó, khẳng định những đóng góp quí giá của
Nguyễn Minh Châu đối với văn xuôi đương đại Việt Nam, khẳng định những
tìm tòi thể nghiệm của ông ở thập kỷ 80 thông qua sáng tác không chỉ góp

phần khai phá mở đường cho một giai đoạn văn học mới mà còn là những
cách tân nghệ thuật góp phần đưa văn học Việt Nam hội nhập với văn học
hiện đại thế giới.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Triển khai đề tài Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
1975 chúng tôi nhằm vào mục tiêu sau:
-Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung về khái niệm cốt truyện, vai
trò cốt truyện, về nghệ thuật xây dựng nhân vật, về nghệ thuật trần thuật.
- Trên cơ sở lý thuyết vận dụng nghiên cứu đặc điểm cốt truyện, giọng
3
điệu kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và ngôn ngữ trần thuật, nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong ba tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu : Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau.
- Từ đó giúp chúng ta khẳng định một lần nữa những đóng góp của
Nguyễn Minh Châu một cách toàn diện hơn, xứng đáng hơn về giá trị của
văn học và vị trí của ông trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại. Hơn
nữa truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 được đưa vào giảng dạy
chính khoá ở bậc THCS và THPT. Vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ giúp
chúng ta có cái nhìn thấu đáo, sâu sắc về các tác phẩm của ông trong quá trình
giảng dạy
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi không có điều
kiện tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong toàn bộ gia tài văn nghiệp đồ sộ của
Nguyễn Minh Châu suốt 30 năm cầm bút, mà chỉ tập trung ở mảng truyện
ngắn sau năm 1975 của ông gồm các tập: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành (1983); Bến quê (1985) và Cỏ lau (1989).
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngoài việc vận dụng lý luận văn học làm cơ sở lý luận để nghiên cứu,
luận văn còn sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học

Muốn chiếm lĩnh được nghệ thuật truyện ngắn phải đặt đối tượng
nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Vì vậy, chúng tôi rất coi trọng phương pháp nghiên cứu tác giả văn học trong
quá trình nghiên cứu Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
5.2. Phương pháp hệ thống.
Những đặc sắc trong nghệ thuật bao giờ cũng có sự thống nhất trong
4
chỉnh thể toàn vẹn của nó. Những biện pháp nghệ thuật bao giờ cũng chịu sự
chỉ đạo của tư tưởng một cách thống nhất- thống nhất những cái đa dạng.
Trong hệ thống thì mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, giữa cái riêng và cái
chung là quan trọng nhất.Vì vậy khi nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu phải theo một chỉnh thể, một hệ thống nhất định.
5.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Việc tìm hiểu Nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu cần phải có thao tác phân tích để làm rõ những đặc điểm và giá trị
biểu hiện của cốt truyện, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ nghệ thuật được
sử dụng trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu để từ đó rút ra nhận xét
tổng hợp nhất.
5.4. Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh.
Để việc phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực, khi cần thiết chúng tôi
tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại và so sánh để tìm ra những điểm đặc
sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Việc so sánh có thể
còn được mở rộng tới sáng tác của một vài cây bút văn xuôi hiện đại khác để
soi sáng đối tượng nghiên cứu.
6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Đây là công trình tìm hiểu Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau 1975, luận văn hy vọng được góp thêm một phần nhỏ vào những
thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu, tiếp tục góp phần khẳng định vị
trí đặc biệt của nhà văn trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại cũng
như những đóng góp của ông đối với sự phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc.

Luận văn cũng hy vọng được cung cấp thêm một tài liệu nghiên cứu,
học tập giúp cho học sinh có thêm điều kiện tìm hiểu vẻ đẹp văn chương
Nguyễn Minh Châu.
5
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Chương II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Chương III: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO




6
NỘI DUNG
Chương I: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức rất sâu sắc về sứ
mệnh thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc
chiến. Tâm niệm sáng tác trong ông lúc này là hướng đến cuộc “đấu tranh vì
quyền sống của cả dân tộc”, do vậy nhà văn đã dành gần nửa cuộc đời để say
sưa ngợi ca, mê mải khám phá vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống và tâm
hồn con người trong chiến tranh vệ quốc. Đó là những con người ngập tràn
tình cảm lãng mạn, trẻ trung tươi tắn như Lãm, Nguyệt (trong Mảnh trăng

cuối rừng), ở họ có nhiều phẩm chất tốt đẹp, họ bước vào chiến tranh với
quyết tâm cao độ “ thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu
làm nô lệ”. Đặc biệt trong tác phẩm tác giả xây dựng thành công vẻ đẹp ngoại
hình và vẻ đẹp tâm hồn cô Nguyệt : Dù trải qua bao năm tháng, dù phải sống
giữa mưa bom bão đạn mà Nguyệt không hề quên được nhân vật tôi- người
lính lái xe mà cô chỉ nghe chị anh ta giới thiệu chứ chưa hề một lần gặp mặt.
Cô vẫn giữ trọn vẹn niềm tin yêu ấy qua bao thử thách của chiến tranh, cô
mang “niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống”, niềm tin ấy như “sợi chỉ xanh óng
ánh, bao nhiêu bom đạn giội xuống, cũng không hề đứt, không thể tàn phá
nổi”[13,tr.95]. Nó chính là hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn con người mà
Nguyễn Minh Châu luôn khao khát kiếm tìm. Đó còn là Kinh, Lữ, Khuê,
Cận, Lượng v.v trong Dấu chân người lính - những viên ngọc, sáng đẹp
một cách rực rỡ, không có tỳ vết. Khó có thể tìm thấy một khiếm khuyết trong
phẩm chất của họ. Từ giã gia đình, trường học, từ giã cuộc sống tương lai đẹp
đẽ, từ bỏ hạnh phúc đang ửng hồng trong vườn nhà để đi vào cuộc chiến đấu
đầy vất vả, hy sinh với tâm lí khá là vô tư, lạc quan tươi trẻ, đó là những gì
Nguyễn Minh Châu nói về họ. Đúng như, nhà phê bình N.I.Niculin trong bài
7
viết Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông nhận xét: “niềm tin vào tính bất
khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh đã
tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một
bầu không khí vô trùng”…[46].
Tuy nhiên, khi khẳng định cái đẹp, chất thơ của đời sống Nguyễn Minh
Châu đã không thi vị hóa nó, không nhìn cuộc sống một chiều, dễ dãi. Ông
hiểu ra rằng, bao giờ cũng vậy “cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối,
giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân bản và phi nhân bản là cuộc đấu tranh vĩnh
viễn, chất anh hùng ca và chất bi kịch của cuộc đời đi liền nhau. Con người đã
dũng cảm kiên cường biết bao trong cuộc đấu tranh đó. Nhưng nhìn kỹ lại,
mơ ước vẫn xa vời, và dường như cái xấu xa, ác độc không mất đi mà chỉ
thay hình đổi dạng để tiếp tục hoành hành” [25]. Đất nước đã hòa bình, con

người trở về với cái “bản chất người thực sự như nó vốn có”, do vậy văn
chương để phụng sự cho con người cũng cần phải khác. Vì thế ý thức hướng
tới một thứ văn chương sâu xa hơn đã trở thành một nhu cầu hết sức bức xúc
trong ông. Với tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh họa, Nguyễn Minh Châu đã tự chia đời văn của mình ra làm hai: chặng
đường minh họa và chặng đường đoạn tuyệt với lối minh họa. Qua dằn vặt rồi
quyết tâm nhà văn đã chọn cho mình hướng đi: lấy con người làm đối tượng
khảo sát thay cho hiện thực đời sống. Do đó, sáng tác của ông càng về sau
càng có vẻ như là minh chứng xác thực cho qui luật thuộc về bản chất văn học
“trước sau gì con người cũng trèo lên các sự kiện để đòi quyền sống”. Tự tìm
đường đi cho nghệ thuật, khám phá, đào sâu vào bản chất con người với ông
đó cũng là con đường đến với những giá trị vĩnh hằng.
Sau năm 1975 nhà văn buộc xây dựng con người cá thể, cụ thể chứ
không chung chung như giai đoạn trước. Nhân vật trong tác phẩm của ông
phải bắt nguồn từ đời sống chứ không phải do nhà văn tưởng tưởng ra.
8
Nguyễn Minh Châu từng quan niệm : nhân vật là trung tâm của tác phẩm văn
học, bất kì tác phẩm nào cũng hội tụ ba yếu tố- chủ đề, cốt truyện và nhân vật.
Có thể nói nhân vật là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con
người, là một trong những yếu tố chi phối yếu tố khác của nghệ thuật thể hiện,
gắn với đời sống văn học của mỗi giai đoạn lịch sử.
I. Các loại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
sau 1975
Trong tác phẩm văn học đặc biệt là các tác phẩm tự sự nhân vật chính
là phương diện cơ bản để nhà văn khái quát hiện tượng một cách hình tượng.
Nhân vật còn là hình thức thể hiện những quan niệm của tác giả về con người
và cuộc sống. Nói như GS Hà Minh Đức: “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể
hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về
một vấn đề nào đó của hiện thực” [21, tr.126].
Như vậy nhân vật không chỉ hình thức đơn thuần nó bao hàm cả nội

dung, tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người, về thế giới: “ Nhân
vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một
quan điểm nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn
học chính là mô hình về con người của tác giả” [ 53,tr.47-48].
“ Nhân vật là đơn vị cơ bản khi tìm hiểu truyện ngắn, truyện ngắn sống
bằng nhân vật” [43, tr.30].Do vậy nhân vật đóng một vai trò quan trọng trong
truyện ngắn. Về vấn đề này Nguyễn Tuân cho rằng qua nhân vật nhà văn thể
hiện suy nghĩ của mình về cuộc sống “ và cũng dựa vào nhân vật để biểu hiện
tư tưởng của mình. Nhân vật là sứ giả truyền đi cái thế giới quan, nhân sinh
quan của mình” ( Theo Vũ Thuý Hải) [ 23, tr.23]. Trong một bài viết của
mình nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng cho rằng ở các truyện ngắn điều chính
yếu là “ qua nhân vật mà người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số
phận con người sống giữa xã hội và cuộc đời”[38, tr.338]. Qua nhân vật
9
truyện ngắn có thể miêu tả, khắc hoạ sắc nét, đầy ấn tượng chiều sâu tính
cách, tâm hồn và số phận con người.
Trong một tác phẩm văn học nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm
lĩnh thế giới nghệ thuật cùng với tư tưởng nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ của
nhà văn về con người. Do nhà văn có vai trò quan trọng như vậy nên người
viết rất coi trong xây dựng nhân vật trong sáng tác của mình. Nói cụ thể hơn
nhân vật có vai trò, vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là hạt nhân của
sự sáng tạo, là nhân vật trung tâm để nhà văn lí giải tất cả mọi vấn đề của đời
sống xã hội. Nhân vật có thể chỉ là sự hoá thân, là hình bóng, là mộng tưởng
của chính tác giả. Cũng có thể nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu của
đời sống kết hợp với năng lực tổng hợp của nhà văn sáng tạo nên. Nhân vật
cũng có thể là nạn nhân của bối cảnh xã hội, cũng có thể nhân vật là chủ nhân
của chủ thể sáng tạo làm chủ vận mệnh của mình.
Nhân vật là yếu tố mang theo cảm hứng nhà văn, là sự thể hiện quan
niệm nghệ thuật về con người, nhân vật luôn là chìa khoá để giải mã những vấn
đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Nhà văn luôn nhìn nhận và đánh giá hiện

thực thông qua tâm điểm nhân vật và mọi nỗ lực sáng tạo của nhà văn đều
nhằm tới mục đích là xây dựng được nhân vật có cá tính độc đáo và đặc sắc.
Thông thường các nhân vật được xây dựng bằng sự nỗ lực sáng tạo của
nhà văn, chuyên chở ý tưởng của nhà văn, in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn
và bao giờ cũng mang dấu ấn của thời đại đó. Dĩ nhiên chính sức sống của
nhân vật đã làm nên vinh quang cho tên tuổi của nhà văn. Vì vậy “nhân vật là
một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật, đánh
dấu sự trưởng thành của nhà văn trên con đường sáng tác văn học” [37, tr.70].
Sự ra đời của các loại hình nhân vật tuỳ thuộc vào quan điểm sáng tác
của mỗi nhà văn. Với Nguyễn Minh Châu hệ thống nhân vật đã phản ánh
trung thành thế giới hiện thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người
10
trong các chặng đường sáng tác. Nếu trước 1975 Nguyễn Minh Châu miêu tả
hiện thực qua việc xây dựng nhân vật loại hình- đó là nhân vật tiêu biểu cho
số phận cộng đồng, là những con người tập trung những phẩm chất tính cách
đạo đức của dân tộc, của thời đại. Theo như luận văn thạc sĩ của Trịnh Thu
Tuyết thì “ hạt nhân cốt lõi của các nhân vật đó là yếu tố loại chứ không phải
là cá tính”[59, tr.58].
Chỉ sau 1975 với những đổi thay căn bản trong quan niệm nghệ thuật
về con người, các kiểu loại nhân vật của Nguyễn Minh Châu mới trở nên
phong phú đa dạng như chính sự phong phú đa dạng của cuộc đời, mới đủ sức
thực hiện những chức năng mới mẻ, mới chuyển tải bao vấn đề bức xúc của
cuộc sống đời thường sau chiến tranh. Không còn là nhân vật loại hình với
chức năng đại diện, các nhân vật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã
khái quát được cách sống hoặc một kiểu tính cách để khi thể hiện một vấn đề
tư tưởng, khi khác lại khắc hoạ số phận cá nhân muôn màu muôn vẻ.
Tuy nhiên nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu vốn chứa
đầy mâu thuẫn và nghịch lí, luôn không đồng nhất với chính mình, chúng
không chịu bó hẹp trong khuôn mẫu nhất định. Hơn nữa không thể phân định
rạch ròi các loại nhân vật vì các nhân vật được xây dựng theo một quan niệm

nghệ thuật nhằm tạo khả năng thể hiện đời sống với chiều sâu nhất định, vừa
mang thông điệp tác giả, vừa tồn tại khách quan. Do vậy trong cùng một nhân
vật có thể vừa thể hiện một số phận, vừa chuyển tải một nội dung tư tưởng
hoặc có tính cách khá sinh động nhằm đến sự khái quát bài học xử thế. Đôi
khi Nguyễn Minh Châu sử dụng nhân vật tư tưởng lẫn nhân vật tính cách để
gửi tới người đọc một thông điệp : “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút
cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để suy nghĩ về chính mình” [13, tr134].
Do vậy sự phân loại sau đây chỉ là tương đối nhằm tiếp cận được đúng
với ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trên cơ sở xác định như vậy luận văn sẽ tiến
11
hành khảo sát bốn dạng nhân vật chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau 1975
1. Nhân vật tư tưởng
Sau chiến tranh con người bước vào cuộc sống đời thường với biết bao
ngỡ ngàng, hẫng hụt. Trong hoàn cảnh mới, những cách suy nghĩ mới, mối
quan hệ mới thì những quan niệm và chuẩn mực cũ, những cái tưởng là chân
lí dần hiện ra mặt trái của nó, những thói quen lâu dần đã trở nên phổ biến nay
bỗng trở nên nhức nhối khi con người có điều kiện lùi ra bên ngoài để suy
ngẫm, đối chứng.
Là một nhà văn khao khát hướng thiện, Nguyễn Minh Châu sớm nhận
ra sự vênh váo hụt hẫng ấy. Nhà văn đã tiến hành những cuộc đối chứng, đối
diện với con người, với cuộc đời, len lỏi vào những ngóc ngách sâu kín của
cuộc sống, của tâm hồn con người tìm ra những bức bối đời thường. “Bằng
một loạt truyện ngắn luận đề ông đã từng bước đề cập tới những vấn đề lớn
lao của nhân sinh, thế sự, trả lời những câu hỏi đang đặt ra về đạo đức, về
cách sống, chiêm nghiệm những chân lý xã hội, những nghịch lý trong cuộc
đời, tính cách tiềm ẩn trong bản ngã mỗi con người” [59, tr.60]. Vì vậy
Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một loạt nhân vật tư tưởng trong truyện
ngắn của mình.
Nhân vật tư tưởng là “nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý

thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội”[48]. Những nhân vật này có
chức năng thể hiện một vấn đề nhận thức, một quan điểm nào đó của độc giả.
Người đọc tìm đến kiểu loại nhân vật này như đến với bức thông điệp tư
tưởng của nhà văn. Có thể nói những nhân vật tư tưởng trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu đã đảm đương xuất sắc trong vai trò tác đạo của mình.
. Trong mỗi con người theo Nguyễn Minh Châu có cả “ rồng phượng
lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [13, tr.133], là cuộc đấu tranh giữa ánh sáng
12
và bóng tối, thiện và ác, cái cao thượng và cái thấp hèn …
Đặc điểm chính của loại nhân vật tư tưởng là tính chất hướng nội. Tác
giả thường chọn những khoảnh khắc, những giây phút loé sáng của cuộc đời
nhân vật- đó là lúc con người bị đặt vào một tình huống nào đó, dưới ánh sáng
của trực giác, của vô thức toàn bộ bản thể con người anh ta hoặc một việc làm
cụ thể nào đó đã lùi vào quá khứ bỗng hiện lên với những dáng vẻ đầy đặn,
đích thực của nó. Nhờ ý thức hướng nội với những giằng xé nội tâm, những
suy nghĩ bên trong ấy mà con người có thể tự ý thức, tự phán xét để vươn tới
sự hoàn hảo, hoàn thiện trong hoàn cảnh hoặc rút ra những chiêm nghiệm
trong cuộc đời hay bản thân.
Nhân vật nhà văn T trong truyện ngắn Sắm vai là một phương tiện
nghệ thuật sinh động giúp Nguyễn Minh Châu phản ánh một cách hài hước
và đau xót cái bi kịch “đánh mất chính mình”. T không phải là nhà văn trẻ,
anh đã có bề dày của người từng trải trong cuộc đời lẫn nghề nghiệp. Anh
được đám đàn em rất kính cẩn, ngưỡng mộ, kính trọng. Anh là một người
dám tự tước bỏ đi hết mọi cái phù phiếm, những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, bỏ đi
tất cả những gì lấp lánh có thể lừa dối mình và người khác. Con người đó
“hoạ là có sét đánh hay bom nổ hoặc động đất thì mới có thể nhấc anh quẳng
ra khỏi những trang bản thảo đang viết dang dở” [ 13, tr.260]. Thế mà có lúc
anh không còn là chính mình. Chỉ vì để chiều lòng cô vợ trẻ mới từ nước
ngoài về và để học đòi theo phong cách phương Tây mà anh đã trở thành con
người khác hẳn.

Hình ảnh nhà văn T trong vai người chồng, hào hoa phong nhã, vui vẻ
trẻ trung với gương mặt như “còn hoá trang dang dở” từ đi đứng nói cười bắt
tay…đều nhất nhất theo sự nhắc nhở của cô vợ trẻ làm chúng ta không khỏi
không suy nghĩ. Giờ đây anh trở thành con người với vẻ mặt khác “một bên
đầy suy nghĩ và lơ đễnh của người nghệ sĩ sáng tạo, một phía bên kia lại hết
13
sức vui vẻ trẻ trung”[13, tr.264], cả đến tiếng cười của anh cũng trở nên lạ
lùng đáng thương. Cùng trong một con người, bên một con người thật anh ta
phải thường xuyên tạo ra con người khác cốt để vui lòng vợ. Đây là một hình
ảnh rất thực của cuộc đời, một sự sắm vai thật hơn cả sự thật, thật đến mức
xót xa đau đớn. “Hãy sống bằng chính cái bản ngã đích thực của mình, đừng
theo thời lựa gió, đừng làm con kỳ nhông hèn nhát bởi không có mất mát nào
đau đớn hơn khi đánh mất chính mình. Đó là điều mà nhà văn T sau chưa đầy
một tháng phải sống cho ra người hãy còn trẻ muốn gửi gắm đến người đọc.
Đó cũng là ý nghĩa mà nhân vật tư tưởng đã tải đạo một cách trực tiếp tư
tưởng nghệ thuật của nhà văn: một lối sống vô tránh nhiệm, sống buông thả
không phải là con người thật của chính mình” [59, tr.64].
Nhân vật Nhĩ trong Bến quê lại mang một ý nghĩa tư tưởng khác về
những nghịch lý trớ trêu của cuộc đời. Con người cường tráng và thành đạt ấy
đã từng có một cuộc đời oanh liệt, đã đi không xót một xó xỉnh nào trên trái
đất. Vậy mà khi mái tóc chưa kịp bạc đã nằm liệt giường và bất lực trong ước
muốn nhỏ nhoi được sang “cái bờ bên kia sông Hồng ngay cửa sổ nhà mình”[
13, tr.324]. Thì ra con người không phải luôn bất khả chiến bại, cuộc đời
luôn có giới hạn bất ngờ mà con người không thể vượt qua.
Và một tầng nghĩa thứ hai không kém phần sâu sắc được rút ra ngay
trong nỗi “ân hận muộn mằn” đau đớn của Nhĩ. Đây không chỉ là nỗi ân hận
vì chưa được đặt chân đến cái bến quê thân thiết, gần gũi bên kia sông Hồng.
Đây còn là sự nhận thức muộn mằn đau xót của một kẻ suốt đời thờ ơ vô tình
với những người thân yêu của mình. Sau bao nhiêu năm giờ đây anh mới
nhận ra vợ anh- Liên từ trước đến giờ vẫn mặc chiếc áo đã phai màu, đã sờn

đi theo thời gian theo năm tháng. Suốt đời anh “vòng vèo hoặc chùng
chình”[13, tr.326] để khi trễ chuyến đò mới cay đắng hiểu rằng những gì đã đi
qua không bao giờ làm lại được nữa. Từ sự nhận biết cái nghịch lí cuộc sống
14
nhân vật Nhĩ đã đem đến một bài học thấm thía về lẽ đời: đừng phung phí quĩ
thời gian hạn hẹp của mình, hãy sống sao cho khỏi ân hận những năm tháng
tuổi trẻ. Bến quê theo ý nghĩa đó còn là một nhận thức sáng ngời của nhân vật
về đường đời và cuộc đời. Nhưng thật oái oăm khi anh nhận thức ra được
chân lí ấy thì anh lại không còn khả năng để thực hiện. Đó còn là sự bất lực
của thực tiễn trước khát vọng đẹp đẽ lành mạnh.
Nhân vật hoạ sỹ trong truyện ngắn Bức tranh là một trong số nhân vật
tư tưởng tiêu biểu nhất của Nguyễn Minh Châu. Người hoạ sỹ có tác phẩm
nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, sau lần đến quán nhỏ
để cắt tóc anh mới bàng hoàng phát hiện ra lỗi lầm khó tha thứ của mình. Do
thất hứa với người lính đã từng cưu mang giúp đỡ mình khiến cho người mẹ
của người lính vì tưởng con đã chết, khóc thương con nhiều quá mà mù cả hai
mắt. Bắt đầu từ ngày đó anh sống trong tâm trạng dằn vặt đau khổ. Khi người
hoạ sỹ nhận ra sự vi phạm chuẩn mực đạo đức thông thường thì chính anh ta,
một người khác hiện lên biện hộ cho lý do tội lỗi của mình vì bận việc chuẩn
bị cho cuộc triển lãm. Tuy nhiên nếu nhìn vào cách cư xử thường tình của con
người có đạo đức thì hiển nhiên không một lý do nào có thể chấp nhận được.
“Người hoạ sỹ đã không đủ dũng cảm để ra đầu thú nhưng lương tâm anh lại
chưa đến mức có thể lờ đi tội trạng của mình”[27]. Quá trình nhận thức của
người hoạ sỹ diễn ra khá phức tạp. Vấn đề lương tâm trách nhiệm của cá nhân
đã được Nguyễn Minh Châu đặt ra khá rạch ròi, cụ thể thông qua hình tượng
nhân vật họa sỹ. Nếu là một người đạo đức liệu anh ta tự cho phép mình vô
ơn với con người dẫu vô danh trong xã hội nhưng lại từng cưu mang mình?
Và nếu biết được hậu hoạ thói vô ơn của mình liệu anh có thể dũng cảm để
thú tội? Còn ở góc độ người nghệ sỹ phải chăng vì “mục đích phục vụ số
đông”[13, tr.127] mà anh có quyền lừa dối, coi lời hứa của mình với người

lính vô danh như một phép ứng xử có phần lịch sự thông thường để đáp lễ?
15
Và trước lỗi bất hạnh có thật kia liệu anh có dửng dưng như kẻ vô can ? Cuộc
tự vẫn của nhân vật hoạ sỹ trước chân dung tự hoạ được tác giả vẽ lên bằng
thứ ngôn ngữ gây ấn tượng, đã làm cho truyện ngắn này trở lên nổi tiếng vào
thời điểm ấy. Có thể nói hình tượng nhân vật thể hiện mong ước của tác giả
trong việc trở lại cách nhìn thông thường về chuẩn mực đạo đức đối với mọi
người trong xã hội.
Nguyễn Minh Châu xây dựng nhiều dạng nhân vật tư tưởng mang sắc
thái khác nhau bởi đây là thời kỳ mà nhà văn “như người đứng giữa trận tiền”
những nhân vật đó đã thể hiện trực diện và cụ thể hoá ý đồ của nhà văn:
Người muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh báo động về sự tha hoá đạo đức
của con người.
2. Nhân vật thế sự
Nhân vật thế sự rất gần gũi với nhân vật tư tưởng ở chức năng khái
quát tư tưởng, rút ra những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Dạng nhân vật
này phổ biến trong những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Trong trái tim của một nhà văn giàu tấm lòng nhân đạo luôn thường trực nỗi
lo sợ những tiêu cực trong xã hội, những thói quen vô ơn, bạc bẽo, thờ ơ và
lâu dần liệu nó “ có trở thành cốt cách của con người Việt Nam chúng ta hay
không”[47].
Vì nỗi lo âu đầy trách nhiệm ấy Nguyễn Minh Châu đã mượn kiểu loại
nhân vật này để gửi cho cuộc đời những lời cảnh tỉnh, những chiêm nghiệm
về tình đời, về lẽ đời. Nếu như nhân vật tư tưởng mang tính cách hướng nội
thì nhân vật thế sự mang tính chất hướng ngoại, họ cứ hồn nhiên bộc lộ cách
sống, cách nghĩ của mình trong môi trường quen thuộc. Đó không hẳn là con
người xấu bụng hay độc ác một cách cố ý, nhưng do sự nông cạn, sự vô tâm,
họ hành động theo thói vô ý thức mà không hề nghĩ tới hậu quả của cách
sống, cách cư xử của mình đối với mọi người xung quanh. Kết quả là sự bạc
16

bẽo, vô ơn, những lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm trước số phận của người
khác vẫn mặc nhiên tồn tại. “Với cái nhìn sắc sảo đầy trách nhiệm Nguyễn
Minh Châu đã dùng nhân vật thế sự để miêu tả sự thật cuộc đời, để mọi người
bàng hoàng nhận ra hậu quả nặng nề của thói tục thông thường”[59, tr.68].
Nếu như những nhân vật tư tưởng luôn day dứt, lo lắng về sự đúng
sai, hay dở của mình, thì nhân vật thế sự lại có niềm tin ngây thơ, hồn nhiên
vào cách sống của mình. Lương tâm và dư luận không lên án họ chỉ có tác
giả và người đọc nhận thức được tính chất bi hài đau xót của thói tục trong
con người họ.
Trong tác phẩm Mẹ con chị Hằng là một biểu hiện hết sức sinh động
cho cách sống thông thường đáng trách của người phụ nữ vô tâm. Chị Hằng
không phải đứa con bất hiếu, chị cũng yêu mẹ nhất là những khi neo vắng,
chị vẫn nhớ tới mình có một bà mẹ trên đời. Đôi lúc chị cũng ân hận đôi lúc
chị cũng cáu gắt với mẹ, ân hận về việc làm của mình. Nhưng theo chị bà
mẹ cũ kỹ, vụng về ấy, luộm thuộm đến mức không thể không cáu gắt được.
Chị cũng biết thương em, nhưng ngay cả khi cuống quýt chuẩn bị tiền nong,
quà bánh cho mẹ ra thăm em gái, chị Hằng cũng không quên đòi chiếc áo len
mà em chị đã tự động lấy đi. Trọng tâm cuộc sống và tình yêu thương là chị
giành cả cho chồng, cho con. Cuộc sống gia đình chị giống như một cuộc
tiếp sức vay của bố mẹ trả cho con cái. Dường như những cái gì mà con
người ta đương nhiên được hưởng thì họ không nâng niu, quý trọng bằng
những cái mà họ phải đánh đổi cả cuộc đời mình. Câu chuyện khép lại trong
sự chiêm nghiệm buồn bã của bà mẹ “đời con người ta vay của cha mẹ trả
cho con cái”[13, tr.249] cũng là lẽ thương tình mà không hề phàn nàn trách
móc thì nội dung triết lý của câu chuyện càng trở lên sâu sắc và cay đắng.
Thông qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh đối với những con người đang vô tâm bạc bẽo một cách
17
hồn nhiên: Đừng làm cho cha mẹ mình phải đau lòng vì lối sống vô ơn, bạc
bẽo dẫu không cố ý của mình.

Không chỉ trong quan hệ gia đình Nguyễn Minh Châu còn chú ý đến
mối quan hệ trong xã hội. Một trong những kiểu nhân vật thế sự được ông lưu
tâm là truyện ngắn Đứa ăn cắp. Trong truyện tất cả các nhân vật đều được
nhìn từ phần hồn nhiên vốn có trong bản tính con người. Những người đàn bà
tốt bụng trong khu tập thể mà Thoan ở hiện lên rất sinh động, cụ thể mà qua
nhân vật đó tác giả đưa ra những lời nhắc nhở về cách sống trong cộng đồng.
Thoan đã hồn nhiên sống mà không hề hay mình đang bị đặt điều ghét bỏ.
Những người hàng xóm cũng hồn nhiên đặt điều cho Thoan, khinh thị Thoan,
họ đều đồng loạt vu oan cho rằng cô Thoan là đứa ăn cắp và nhất quyết đuổi
cô về quê. Họ không hề hay biết rằng chỉ vì việc làm hồn nhiên của mình mà
khiến cho cô Thoan phải chết ở nơi xa xôi hẻo lánh khi cô sinh nở, Nhưng khi
nghe tin Thoan mất- những người đó lại hồn nhiên xót xa thương cảm cho
chị. Nguyễn Minh Châu rất chú ý quan sát cái phần bản năng hồn nhiên trong
mỗi con người, cảnh báo cho con người trước hiện tượng quy luật tồn tại của
sinh vật có thể xen vào quy luật sống giữa người với người. Ở đây sự vô tình
đã dẫn đến thói vô tâm, vô can, vô cảm.
Khả năng phát hiện vấn đề của Nguyễn Minh Châu qua nhân vật cô
Hoằng trong Lũ trẻ ở dãy K được triển khai theo chiều hướng khác. Lòng tốt
của cô được hồn nhiên ban phát như: “một lãng hoa ngát hương”[13, tr. 306]
tự đến với mọi người. Do hoàn cảnh kinh tế và vị thế xã hội của chồng mà
tính hồn nhiên trong ăn mặc và cách cư xử của cô cũng trở lên dở khóc dở
cười mà chính chồng cô là nạn nhân trực tiếp. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu
thật tinh tế khi ông miêu tả cái vẻ tự tin, hồn nhiên của người đàn bà này
trong mọi việc, thậm chí ngay cả những việc biết chắc sẽ trở thành trò đùa cho
bọn thanh niên mới lớn. Cho đến khi cô hồn nhiên cứu một thanh niên hư
18
hỏng thì mọi người mới giật mình. Hoá ra tính hồn nhiên không chỉ gây phiền
nhiễu mà còn làm khó chịu cho những người xung quanh. Lòng tốt hồn nhiên
cần được nhìn nhận đúng ở mặt tích cực của nó bởi vì rõ ràng nó tương phản
với lối sống thực dụng, toan tính đã làm băng hoại đạo đức truyền thống trong

xã hội, trong con người.
Trong tác phẩm này nhân vật cô Hoằng cũng được nhà văn miêu tả với
lối sống nông nổi. Cô luôn quan tâm đến mọi người, thậm chí quan tâm quá
mức, cô luôn yên tâm vào sự sung sướng vào sự tốt bụng của mình, vì niềm
vui của mình ban phát cho mọi người xung quanh, không bao giờ cô thù ghét
bất cứ ai. Với sự vô tư và thiện ý thật lòng của mình, cô Hoằng không bao giờ
ngờ tới những hậu quả phiền nhiễu trong sự tốt bụng của mình. Chỉ vì con bé
“nhị thể” yêu quý cô đã làm cho tinh thần cả khu tập thể phải chao đảo, khi là
cơn sốt say mê “con rồng bốn chân”[13, tr.301], khi là nỗi lo sợ đến mức gầy
người bởi tin thất thiệt do chính cô đem về, lúc khác lại là nỗi sung sướng
“như vừa chết đi sống lại”. Tất cả đều do sự hồn nhiên, sự sốt sắng thái quá
của cô. Cô cũng không bao giờ biết được sự hồn nhiên của cô, cái ngây thơ
con trẻ ở tuổi già khiến ông chồng phải “khổ sở và xấu hổ chịu đựng cô như
chịu đựng một cuộc thử thách cuối cùng”[13, tr. 290] của cuộc đời.
Người đàn bà ấy yêu chồng, tốt bụng với hàng xóm, yêu quý súc
vật…vậy mà dường như ngay cả tình yêu cũng có lúc gây ra tai hoạ hoặc sự
phiền nhiễu đối với người xung quanh, nếu con người ta không ý thức được
giới hạn của nó. Qua tác phẩm nhà văn cũng đặt ra một vấn đề lớn lao: Hãy
sống nhân hậu và có trách nhiệm hơn trong cộng đồng của mình.
3. Nhân vật tính cách
Một trong những chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát
tính cách của con người. Nhân vật tính cách là “ một kiểu nhân vật phức tạp,
được miêu tả trong tác phẩm như một nhân cách, một cá nhân có tính cách nổi
19
bật”[48]. Với Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật tính cách, bao giờ
ông cũng thể hiện con người nhân cách. Nghĩa là ngòi bút của ông luôn luôn
hướng tới những biểu hiện đầy biến động của các quá trình tư tưởng, tính
cách, tâm lý để nắm bắt được con người đích thực bên trong con người.
Sau chiến tranh rất nhiều vấn đề nhức nhối, rất nhiều chiêm nghiệm cay
đắng mà Nguyễn Minh Châu muốn nêu ra trong các truyện ngắn luận đề. Do

vậy ông ít có thời gian dành cho nhân vật tính cách. Tuy nhiên cũng có những
tính cách khá đặc sắc trong truyện ngắn của ông, tiêu biểu là nhân vật Quỳ
trong truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.
Nhân vật Quỳ được nhà văn xây dựng với nhiều ưu thế : từ vẻ ngoài
khả ái, duyên dáng đến tâm hồn đằm thắm đầy quyến rũ, từ sự thông minh sắc
sảo tới tấm lòng nhân ái dịu dàng. Nhưng để thực hiện luật bù trừ ông trời lại
tước đi của chị những điều kiện để sống yên ổn, thanh thản và hạnh phúc.
Một người con gái yêu đời và luôn được yêu ấy mà suốt đời dường như “ chỉ
dùng vào việc chạy chữa những đám cháy, những lỗi lầm mà tình yêu của
mình đã gây ra”[47]. Quì không bao giờ có cảm giác thanh thản, mãn nguyện
của một người đã cập bến bờ hành phúc, suốt đời chỉ khao khát cháy lòng
những giá trị toàn thiện, toàn mĩ ở một chân trời xa lắc nào đó. Hạnh phúc đối
với Quỳ là những đốm lửa nhỏ chập chờn ở phía trước không thể nắm bắt,
không thể đạt tới được. Với tính cách như Quỳ, chị luôn nuối tiếc quá khứ
không bao giờ trở lại, tô điểm và khao khát hướng tới tương lai hoàn mĩ
chẳng có thật trong đời.
Tình yêu đầu tiên của Quỳ là “ một trung đoàn trưởng mới hai mươi
chín tuổi, một con người tuyệt diệu nhưng đã không còn nữa”. cô lại chia tay
anh vì “ sống gần kề hầu như ngày nào cũng gặp nhau, tôi mới có dịp được
thấy anh ấy cũng mừng rỡ, hí hứng khi được thăng cấp, mới có dịp được
trông thấy anh ấy cũng ăn ngủ, đi lại, cũng chăn một đàn gà riêng, đánh một

×