Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Những cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều và Trương Đăng Dung qua hai tập thơ Sự mất ngủ của lửa và Những kỉ niệm tưởng tượng (LV00921)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 136 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




HOÀNG THỊ HỒNG



NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
QUA HAI TẬP THƠ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA
VÀ NHỮNG KỈ NIỆM TƯỞNG TƯỢNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM





HÀ NỘI, 2013

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




HOÀNG THỊ HỒNG


NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
QUA HAI TẬP THƠ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA
VÀ NHỮNG KỈ NIỆM TƯỞNG TƯỢNG

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp



HÀ NỘI, 2013


3

LỜI CẢM ƠN!

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Nguyễn Đăng
Điệp, người đã dành nhiều thời gian, công sức quan tâm, giúp đỡ và tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành tốt luận văn này!
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới PGS. TS. Trương Đăng

Dung, người đã cung cấp cho tôi hệ thống tài liệu và cho tôi những ý kiến
đóng góp quí giá trong suốt quá trình tôi triển khai đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Bộ môn Lí luận văn học, Khoa Ngữ
văn, Phòng Sau đại học, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, là
cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hồng

4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các dẫn chứng và kết quả nêu trong luận văn là chính xác, trung thực. Luận
văn này chưa công bố trong bất kì một công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hồng














5













6














7











8
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích của đề tài 12
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13
5. Phương pháp nghiên cứu 13
6. Đóng góp của luận văn 14
7. Cấu trúc luận văn 14
Chương 1. ĐỔI MỚI THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ TRƯƠNG ĐĂNG DUNG 15

1.1. Những đổi mới trong thơ Việt đương đại 15
1.1.1. Đổi mới quan niệm về thơ 15
1.1.1.1. Thơ là thơ 15
1.1.1.2. Thơ là trò chơi 16
1.1.1.3. Thơ là nghiệm sinh về những giá trị nhân sinh 17
1.1.2. Đổi mới về thi pháp nghệ thuật 18
1.1.2.1. Sự mở rộng biên độ thể loại 18
1.1.2.2. Kết cấu linh hoạt và hiện đại 20
1.1.2.3. Ngôn ngữ dụng công và thả phóng 21
1.1.2.4. Hình ảnh siêu thực và tượng trưng 23
1.2. Sự xuất hiện của Nguyễn Quang Thiều và Trương Đăng Dung 25
1.2.1. Sự mất ngủ của lửa và cột mốc cho dòng chảy cách tân 25
1.2.2. Những kỉ niệm tưởng tượng và dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại/
hậu hiện đại 29

9
Chương 2. CẢM THỨC NGHỆ THUẬT MỚI VÀ HỆ THỐNG BIỂU
TƯỢNG TRONG SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA VÀ NHỮNG KỈ NIỆM
TƯỞNG TƯỢNG 35
2.1. Sự độc đáo về cảm thức nghệ thuật 35
2.1.1. Cảm thức về tình yêu 35
2.1.2. Cảm thức về sự cô đơn 46
2.1.3. Cảm thức về cái chết 59
2.2. Hệ thống các biểu tượng nghệ thuật 63
2.2.1. Hình tượng người phụ nữ 65
2.2.2. Biểu tượng dòng sông 71
2.2.3. Biểu tượng mặt trời 77
2.2.4. Biểu tượng gió 79
2.2.5. Biểu tượng con đường 81
Chương 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG SỰ MẤT NGỦ CỦA

LỬA VÀ NHỮNG KỈ NIỆM TƯỞNG TƯỢNG 84
3.1. Tư duy dán ghép 84
3.1.1. Dán ghép các sự kiện - biến cố 84
3.1.2. Dán ghép không gian - thời gian 87
3.2. Những chuyển động ngôn ngữ trong thơ 93
3.2.1. Ngôn ngữ thơ đậm chất đời thường, thế sự 93
3.2.2. Ngôn ngữ thơ giàu chất tượng trưng, siêu thực 95
3.2.3. Ngôn ngữ thân thể trong thơ 98
3.3. Giọng điệu 103
3.3.1. Giọng điệu triết lí 103
3.3.2. Giọng điệu trăn trở suy tư 109
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cách tân là thuộc tính của sáng tạo, là quy luật bản chất, là con
đường sống còn của văn học nghệ thuật. Thơ Việt Nam vốn tiềm tàng một
khát vọng đổi mới. Có những cái mới được hoan nghênh, nuôi dưỡng, nảy nở
và phát triển, trái lại có cái mới bị dè bỉu mỉa mai rồi nhanh chóng thui chột.
Thời kì trung đại, chúng ta đã học tập kĩ thuật và mĩ học Đường thi để
sáng tạo thơ Việt. Đến những năm 1930 - 1945 của thế kỉ XX, sự gặp gỡ với
phương Tây đã làm cả một nền thơ xưa một phen điên đảo lung lay. Sự thức
tỉnh của ý thức cá nhân đã mở đường cho những sáng tạo. Chưa bao giờ cùng
một lúc xuất hiện nhiều phong cách thơ độc đáo đến thế. Thơ mới đã phát
triển lên đến đỉnh điểm rồi dần dần đi đến khủng hoảng như một thông lệ. Vì
vậy nhu cầu làm mới Thơ mới, thoát khỏi từ trường của Thơ mới khi Thơ mới
đi vào chỗ bế tắc đã được đặt ra. Trong dòng chảy của Thơ mới, họ hiểu rằng
xu hướng lãng mạn đã quá đủ đối với độc giả tiên tiến đương thời. Hành trình

lãng mạn u buồn của nó đã đến lúc phải đi đến hồi kết thúc.
Những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là thời kì cả dân tộc
gánh trên vai nhiệm vụ lịch sử vô cùng nặng nề. Tuy vậy, ý thức về sự tìm tòi
cách tân vẫn không hề lụi tắt ở những người nghệ sĩ có bản lĩnh nghệ thuật,
nhạy cảm với nhu cầu đổi mới. Nhưng dù sao đi nữa thì đổi mới của thơ
chống Mỹ vẫn nằm trong hệ hình tư duy thơ truyền thống. Đó không phải là
những bứt phá, phá cách, những thể nghiệm để mang đến một kiểu thơ mới,
một cách đọc mới.
1.2. Sau năm 1975, nhu cầu đổi mới, cách tân thơ càng thể hiện mãnh
liệt. Trong số những cây bút xuất hiện sau năm 1975, Nguyễn Quang Thiều
và Trương Đăng Dung là hai hiện tượng nổi bật với những cách tân mạnh mẽ,
2
táo bạo gây được tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu, phê bình cũng như
những độc giả yêu thơ ngay từ những tập thơ đầu tay.
Chọn hai tập thơ Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều và
Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung để tìm hiểu những cách
tân của hai nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, chúng tôi muốn khẳng
định những đóng góp nổi bật trên lộ trình cách tân của họ. Một nhà thơ đã
xuất hiện khá lâu trên thi đàn văn học và một cây bút vừa cho ra mắt tập thơ
đầu tay vào năm 2011. Là hai nhà thơ cùng thế hệ, cùng được học ở nước
ngoài nhưng nếu Nguyễn Quang Thiều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa châu
Mỹ Latinh và ảnh hưởng từ quê hương, gia đình thì Trương Đăng Dung chịu
ảnh hưởng của nền văn hóa châu Âu và triết học hiện sinh. Hai tập thơ Sự
mất ngủ của lửa và Những kỉ niệm tưởng tượng có những cách tân giống và
khác nhau như thế nào, mang lại cho nền thơ ca đương đại những hiệu ứng
thẩm mĩ ra sao? Đó là những câu hỏi mà luận văn sẽ góp phần lí giải để khẳng
định giá trị nghệ thuật của những cây bút giàu khát vọng sáng tạo.
2. Lịch sử vấn đề
Những năm gần đây, thơ Việt Nam đương đại nhận được sự quan tâm
khám phá, lí giải của nhiều nhà nghiên cứu văn học: Tư duy thơ và tư duy

thơ Việt Nam hiện đại của Nguyễn Bá Thành (1995), Nửa thế kỉ thơ Việt
Nam 1945 - 1995 của Vũ Tuấn Anh (1997), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 -
1990 của Lê Lưu Oanh (1998), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại của Mã
Giang Lân (2000), Vọng từ con chữ của Nguyễn Đăng Điệp (2003), Mấy
vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000 của Phạm Quốc Ca (2003), và gần đây
nhất, công trình gây được tiếng vang lớn về thơ là Thơ như là mĩ học của cái
khác của Đỗ Lai Thúy (2012),… Đó là những công trình nghiên cứu dài hơi,
có hệ thống về thơ đương đại Việt Nam.
3
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hầu như chỉ hướng sự quan tâm đến sự
vận động chung của những đổi mới nền thơ Việt mà chưa hoặc ít nhìn nhận
cách tân của từng nhà thơ trong sự riêng lẻ, tách biệt cũng như trong mối quan
hệ cộng sinh. Dưới đây chúng tôi xin được hệ thống hóa những công trình
nghiên cứu cũng như những bài viết về hai tập thơ Sự mất ngủ của lửa của
Nguyễn Quang Thiều và Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung.
2.1. Buổi đầu, tập thơ Sự mất ngủ của lửa đã làm dấy lên những ý kiến
tranh luận nhiều chiều, đa dạng những thái độ khen - chê. Với tập thơ, Nguyễn
Quang Thiều thực sự đã làm cuộc vượt thoát ngoạn mục khi bỏ lại sau lưng
những vần điệu, thói quen, cách nhìn đơn tuyến mà ta từng thấy trong tập thơ
đầu tay của ông: Ngôi nhà mười bảy tuổi (1990), Nxb Thanh niên.
Trong Tiểu luận phê bình Vọng từ con chữ, Nguyễn Đăng Điệp đã
quan tâm đặc biệt đến nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Một thi pháp mới mẻ
của thơ Nguyễn Quang Thiều được nhà phê bình này phát hiện ra: “Là một
nhà thơ có ý thức khai phá lối đi riêng những trạng thái “mất ngủ” của trái
tim đầy “lửa” Nguyễn Quang Thiều hợp với thơ tự do mà ở đó, không loại trừ
“sự xâm lăng” của chất văn xuôi. Giọng thơ Nguyễn Quang Thiều, qua
những điểm mạnh của thơ tự do, vừa tung phá, trẻ trung mà không kém phần
sâu sắc” [13, tr. 34]. Bằng cách đó, Nguyễn Quang Thiều đã đóng góp cho
nền thơ đương đại Việt Nam thêm những vần thơ đậm chất văn xuôi. Và cũng
trong Tiểu luận Vọng từ con chữ với bài viết Nguyễn Quang Thiều: Nước,

lửa, những cánh đồng và dòng sông, nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp đã
lắng nghe tiếng vọng từ “triền chữ” trên dòng sông thơ Nguyễn Quang Thiều
và cất lên những nhận định khá sắc sảo về hướng đi đúng đắn của sự cách tân.
Đồng hành cùng với mạch nguồn mĩ cảm trong thơ Nguyễn Quang Thiều, ông
đã khái quát những nét đổi mới trong thơ Nguyễn Quang Thiều: “Thực ra,
Nguyễn Quang Thiều đổi mới thơ ca bằng cách làm rất “cổ điển”. Với anh,
4
đổi mới thơ ca trước hết là đổi mới về cảm xúc” [13, tr. 256]. Và có thể thấy
sự đổi mới của thơ Nguyễn Quang Thiều không đi ra ngoài vòng qui luật ấy.
Thành công trong tập Sự mất ngủ của lửa đã tạo ra tiếng vang mạnh mẽ, sức
ngân vang ấy lan tỏa bởi cảm xúc chân thành mà nhà thơ gửi gắm qua những
thể nghiệm ngôn từ đầy sáng tạo.
Mã Giang Lân, trong Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam có viết: “Nhìn
hiện thực với một nỗi lo âu về sự xuống cấp của nhân cách và những giá trị
tinh thần là cái nhìn tích cực, điều này có thể nhận thấy qua tập thơ Sự mất
ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều, tập thơ đã được đánh giá như là tiếng
nói có trách nhiệm về những vấn đề thế sự nhân sinh” [47, tr. 392]. Mã Giang
Lân đã chỉ ra rằng Nguyễn Quang Thiều không miêu tả cái hiện thực bên
ngoài khách quan mà miêu tả hiện thực là thế giới ý nghĩa mà con người sống
trong đó. Tất cả những gì mà con người tìm thấy có ý nghĩa đối với cuộc sống
và từ đó khám phá những con đường để đi tới cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp
hơn, thú vị hơn trong nghệ thuật mới là hiện thực.
Tác giả Đông La trong bài viết Về tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều
khẳng định những cách tân mới mẻ của thơ Nguyễn Quang Thiều: “Nguyễn
Quang Thiều cũng là một thi sĩ thường không viết những điều để người đọc
thích thú mà anh viết nhiều về những điều buộc người ta phải suy nghĩ…
Chúng hoàn toàn xa lạ và không cần thiết cho những ai sớm thỏa mãn với
những gì quen thuộc gần gũi. Chúng chỉ cần cho những người thích khám
phá” [43]. Có thể thấy, với tài năng của mình, Nguyễn Quang Thiều đã đem
đến cho thơ Việt một cấu trúc thơ mới lạ, những hình ảnh rời xa nhau trong

những kết dính mờ nhạt, tinh thần phản tỉnh mãnh liệt làm đổ vỡ những trật tự
cũ, tường minh từng góc sâu tăm tối trong kí ức mỗi người, tạo những góc
nhìn tỉnh táo, sắc lạnh vào đời sống hiện thực. Theo tác giả Đông La thì
Nguyễn Quang Thiều đã thực hiện sự lạ hóa trong quá trình thay đổi cách
5
biểu đạt. Nhà thơ đã mở ra một không gian của trí tưởng tượng, làm tăng ấn
tượng sức biểu đạt chính là một qui luật của sáng tạo nghệ thuật.
Sáng 28.6.2012 tại Viện Văn học Việt Nam diễn ra cuộc tọa đàm khoa
học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” nhân tập thơ Châu
thổ của ông trình xuất bản. Trong bản đề dẫn của mình, PGS. TS Nguyễn
Đăng Điệp khẳng định Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng nổi bật trong
số những cây bút từ sau năm 1975, với những cách tân ráo riết, táo bạo. Bản
thân thơ Nguyễn Quang Thiều, kể từ tập Sự mất ngủ của lửa in năm 1992, đã
định hình một giọng điệu, ngôn ngữ, phổ hình riêng và mới trong thơ ca Việt
Nam hiện đại và là một thứ thơ có từ trường.
Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến khi bàn về tập thơ Sự mất ngủ của lửa
trong bài viết Nguyễn Quang Thiều, lửa thức (Những mơ mộng nghệ
thuật giữa lòng Sự mất ngủ của lửa). “Lửa cháy trong thơ Thiều không phải
là lửa của sự hiểm nguy. Trong cái nhìn tổng thể, lửa của Thiều không đe
dọa, không phẫn nộ mà thắp sáng an ủi. Lửa Thiều là ngọn lửa lạnh. Lửa âm
tính, ấm áp nơi bào thai mẹ. Lửa Thiều được gọi về trong niềm hoài hương
dằng dặc nơi chốn quê xa, trong cõi tưởng” [15, tr. 40]. Nguyễn Mạnh Tiến
đã diễn giải về cõi thơ Thiều thường trực một cảm thức lưu vong và nuôi
dưỡng không nguôi niềm hoài hương quê mẹ. Hiểu điều ấy rồi, chúng ta sẽ
không thấy ngạc nhiên khi vấp phải những dòng tự sự trữ tình mang cảm thức
kì dị nơi Thiều.
Ý thức tiếp cận thơ Nguyễn Quang Thiều ở góc nhìn tương tác như thế
tiếp tục được thể hiện trong bài viết Sự mất ngủ của lửa hay sự thao thức
của một hồn thơ của tác giả Đông La: “Ngọn lửa trong thơ Nguyễn Quang
Thiều là ngọn lửa của tình yêu, ngọn lửa của lương tri, sự mất ngủ chính là sự

thao thức, sự trăn trở nghĩ suy về toàn bộ đời sống con người… nếu ta đã đọc
và đồng cảm được với thơ anh, ta sẽ nhận ra Sự mất ngủ của lửa chính là
6
tuyên ngôn về thơ của Nguyễn Quang Thiều, và toàn bộ thơ ca của anh, cả
hình thức lẫn nội dung, đều viết theo cái tinh thần đó” [15, tr. 183].
Hầu hết các bài viết, các đại biểu đều khẳng định vị trí của Nguyễn
Quang Thiều như một thi sĩ cách tân trong dòng chảy thi ca đương đại. Những
tham luận và trao đổi làm sáng tỏ dần câu chuyện: trong khi đi tìm một sự
cách tân đến triệt để như vậy, với những câu thơ dài, tự do, trương nở về cú
pháp và ngữ nghĩa.
Khảo sát một số công trình nghiên cứu trên chúng tôi thấy rằng thơ
Nguyễn Quang Thiều vẫn là một mảnh đất màu mỡ, ẩn giấu nhiều bí ẩn cho
những ai thích khám phá tìm tòi. Những bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đánh
giá tổng quan về thơ ông mà chưa đi sâu vào thế giới thơ đầy biểu tượng, hình
ảnh với nhiều sức ám gợi. Và đây chính là tiền đề để người viết đi sâu vào tìm
hiểu những sáng tạo nghệ thuật cũng như những nỗ lực cách tân của Nguyễn
Quang Thiều cho nền văn học đương đại. Song người viết chỉ dựa trên những
tìm hiểu của mình để khảo sát một tập thơ Sự mất ngủ của lửa, tập thơ đạt
giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993.
2.2. Năm 2011, tập thơ Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương Đăng
Dung đã giành giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Bạn đọc không chỉ biết
đến Trương Đăng Dung, “một trong những nhà khoa học uy tín nhất Việt
Nam” (TS. Mai Bá Ấn) mà còn biết đến một Trương Đăng Dung, tác giả của
những vần thơ với những cách tân, hiện đại và đặc biệt ấn tượng cả về nội
dung lẫn hình thức. Hành trình sáng tác của Trương Đăng Dung từ những
năm 1978, với bài thơ đầu tay: Âm hưởng mùa hè được in trên báo Văn nghệ
2.9.1978 nhưng phải đến 25 năm sau đó các bài tiếp theo mới lần lượt được in
trên Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Thơ. Hầu hết các bài thơ của ông đều
chiếm được cảm tình của những nhà phê bình và công chúng yêu thơ. Có thể
nói tư duy triết học ăn sâu trong con người Trương Đăng Dung vì thế nó đã

7
ảnh hưởng đến tư duy nghệ thuật, điều đó đã được minh chứng qua những
sáng tác của ông. Các bài thơ của ông xuất hiện và liên tục gây ấn tượng
mạnh mẽ đối với người đọc.
Chỉ trong chưa đầy một năm đã có hơn ba mươi bài phê bình về tập thơ
Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung, một hiệu ứng thẩm mĩ
xã hội hiếm thấy trong đời sống thơ Việt đương đại. Nhà phê bình Đỗ Lai
Thúy khi viết lời tựa cho tập thơ đã cho rằng: “Thơ Trương Đăng Dung là thơ
- thời - gian” [10, tr. 9]. Ngoài ra Đỗ Lai Thúy còn khẳng định: “Trương
Đăng Dung là nhà thơ có tư tưởng. Mỗi bài thơ, thậm chí mỗi câu thơ của
anh đều gửi gắm đến cho người đọc một thông điệp nào đó về cuộc đời. Có
điều, khác với thơ cổ điển, thông điệp thơ anh không phải là những bưu kiện
để người đọc nhận trọn gói, mà là những chấm phá phía chân trời vẫy gọi
người đọc đến thám mã và đồng sáng tạo” [10, tr. 10 - 11]. Theo đó, mỗi tập
thơ phải có thông điệp riêng được toát ra một cách nhất quán từ vẻ đẹp của
các bài thơ đứng cạnh nhau. Như vậy, Trương Đăng Dung đã mang đến cho
mỗi câu thơ, mỗi bài thơ của mình một đời sống, một số phận để hút độc giả
vào trường thơ do chính ông tạo ra.
Báo cáo trong Lễ trao giải thưởng văn học 2011 Hội Nhà văn Hà
Nội, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận định rất sâu sắc về tập thơ
Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung: “Có thể nói, Những kỉ
niệm tưởng tượng đã trở thành Vật chứng trước thời gian của Trương Đăng
Dung, nghĩa là thơ đã hiện hữu hóa ý thức sống của nhà thơ, biến cái sống tự
nhiên thành một cái sống được nhận thức, do đó đối với Trương Đăng Dung
có thể nói như R. Descartes: Tôi làm thơ, vậy tôi tồn tại. Giải thưởng trao cho
Những kỉ niệm tưởng tượng là sự khẳng định một tập thơ hay, một giọng thơ
mới lạ, một sáng tạo thơ đích thực và cũng khẳng định một hướng đi tốt đẹp
cho thơ”. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì Những kỉ niệm tưởng
8
tượng là tiếng thơ trĩu nặng cảm xúc suy tư về tồn tại nhân thế trong dòng

thời gian chảy trôi của kiếp nhân sinh ngắn ngủi. Từ cái sống tự nhiên của
mình và của nhân quần, nhà thơ nghiệm sinh về lẽ vô thường của cuộc đời, về
những ảo ảnh đời người, về những đường chân trời chưa tới và những bức
tường ngăn cách, chia rẽ, biệt lập trong cõi nhân gian, trong mỗi con người.
Với bài viết Tái ám ảnh về một bài thơ ám ảnh, nhà thơ Đỗ Quyên đã
có những nhận định khái quát về tập thơ nhân đọc bài Một bài thơ ám ảnh
của nhà thơ Trần Anh Thái: “Một sáng tác thơ đặc sắc đến rùng mình! Đọc
bài trên phongdiep.net, tôi cũng bị “ám ảnh” theo người bình, và thấy nó ánh
lên một thứ “thi pháp” khác lạ. Khác lạ không chỉ với thơ phương Đông (điều
quá rõ!) mà có lẽ cả trong thơ phương Tây. Thi sĩ Anh - Ấn Rudyard Kipling,
ở đâu khác nữa thì không biết chứ ở bài thơ “Những kỉ niệm tưởng tượng”
của Trương Đăng Dung, Đông và Tây đã “tay nắm trong tay” rồi” [71]. Từ
một bài thơ Những kỉ niệm tưởng tượng, một trong những bài thơ đặc sắc
nhất trong tập thơ Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung, nhà
thơ Trần Anh Thái và nhà thơ Đỗ Quyên đều bị “ám ảnh” bởi một lối thơ với
“cách sử dụng hình ảnh, cách kiến tạo bài thơ, cách sắp xếp ngữ pháp câu
thơ rất riêng, tạo nên một hiệu quả nghệ thuật khác thường” [71].
Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thụy Kha là người khá kĩ tính trong việc
đánh giá thơ ca. Nhưng trong một bài phỏng vấn: Thơ Việt phải đi đến tận
cùng của ngôn ngữ Việt in trên báo Sức khỏe và Đời sống, Nguyễn Thụy
Kha đã rất trân trọng và khen ngợi tập thơ Những kỉ niệm tưởng tượng của
Trương Đăng Dung: “Tôi rất thiện cảm với tập Những kỉ niệm tưởng tượng
của anh Trương Đăng Dung mà Hội Nhà văn Hà Nội vừa trao giải, đấy là
một sự tìm tòi, một sự cách tân”. Trong bài phỏng vấn, Nguyễn Thụy Kha
khẳng định một cách chắc chắn rằng thơ Trương Đăng Dung là thơ cách tân
khi so sánh với thơ Đỗ Doãn Phương là thơ tân kì. Theo Nguyễn Thụy Kha,
9
cách tân thơ không phải là việc dễ dàng mà cần bản lĩnh và tài năng. Thơ mãi
mãi cần sự mới mẻ và mỗi người làm thơ luôn phải đổi mới, nhưng sự đổi
mới không phải sự quái dị, không phải sự kì dị và càng không phải sự lập dị.

Nhà nghiên cứu văn học - nhà thơ Inrasara trong bài viết Trương Đăng
Dung, thơ như là thỏa thuận ý nghĩa đã khẳng định những đóng góp trên
hành trình sáng tạo thơ của Trương Đăng Dung: “Những kỉ niệm tưởng
tượng của Trương Đăng Dung, không dày, nhưng đủ đầy trong suy nghiệm về
thời gian, đau khổ và cái chết qua thứ ngôn ngữ “thỏa thuận”. Chỉ có thi sĩ
đích thực mới có thể sử dụng thứ ngôn ngữ “thỏa thuận” như phương tiện
thiện xảo mà không tổn hại đến ngôn ngữ như là ngôn ngữ” [38]. Như vậy,
Inrasara rất có thiện cảm và đánh giá rất cao tập thơ của Trương Đăng Dung
về phương diện mờ hóa ngôn ngữ, theo nhà nghiên cứu thì tập thơ Những kỉ
niệm tưởng tượng thực sự là: “một tập thơ hay và độc đáo, hay một cách
thâm trầm và đĩnh đạc”.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Thời gian và phận
người trong thơ Trương Đăng Dung viết: “Trở đi trở lại trong Những kỉ
niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung là tiếng cựa mình của thời gian,
của tình yêu và cái chết, là nỗi bất an trước một thực tại phi lí. Đó là một thế
giới ngập đầy hiện sinh trong cái nhìn trắc ẩn của một kẻ sớm tự nguyện
đứng về phe nước mắt” [16, tr. 28]. Như vậy, nhà phê bình đã có những nhận
định đầy đủ và sâu sắc về tập thơ Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương
Đăng Dung. Đó là gợi ý quan trọng cho quá trình thực hiện luận văn mà
người viết lẩy ra được từ bài phê bình này.
Trên báo Tổ Quốc, Nguyễn Thanh Tâm có bài viết Trên đường đến
với Những kỉ niệm tưởng tượng. Sử dụng hình thức đối thoại, tác giả bài viết
đã có những kiến giải, nhìn nhận rất độc đáo và mới lạ về tập thơ Những kỉ
niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung: “Đó là thơ của niềm suy tưởng,
10
thơ của triết học ngôn ngữ, triết học hiện sinh, tiếng thơ trên những trầm tư
về bản thể và thời gian,… Ông ấy là nhà thơ có tư tưởng” [75]. Qua việc
phân biệt giữa tư tưởng nghệ thuật và quan niệm về thơ như một thành tố loại
hình với thơ mang tư tưởng, người viết đã một lần nữa khẳng định Giáo sư
Trương là một nhà thơ có tư tưởng. Chính ở những nơi mà những suy tưởng

triết học lắng xuống, ngôn ngữ thơ hiện lên với vai trò thứ nhất, tư tưởng nghệ
thuật của Trương Đăng Dung mới hiện lên một cách rõ rệt. Chính vì có tư
tưởng nên dẫu chẳng cần lạm dụng kĩ thuật tân kì, thơ Trương Đăng Dung
vẫn đầy những yếu tố cách tân.
Trong một luận văn Thạc sĩ bảo vệ tháng 10.2013 Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, học viên Lê Thị Quế với đề tài Hình tượng tác giả trong các
công trình nghiên cứu, dịch thuật và sáng tác văn học của Trương Đăng
Dung, tác giả luận văn từ việc nghiên cứu các hoạt động nghiên cứu, dịch
thuật và sáng tác văn học của Trương Đăng Dung, đã khẳng định những đóng
góp của Trương Đăng Dung trong quá trình đổi mới. Thông qua việc đi tìm
hình tượng tác giả trong các công trình nghiên cứu, dịch thuật vá sáng tác văn
học, tác giả luận văn đã chỉ ra nỗi cô đơn của chủ thể sáng tạo trong thơ
Trương Đăng Dung cũng là sự tiếp nối cái cô đơn của hình tượng tác giả
trong khoa học. Trương Đăng Dung thơ không hề mâu thuẫn với Trương
Đăng Dung khoa học ở tư tưởng và cách thể hiện độc đáo những tư tưởng đó,
đúng như ông khẳng định: “không có sự mâu thuẫn giữa người làm lí luận và
người làm thơ… lí luận phê bình diễn giải thế giới nghệ thuật của nhà thơ,
còn nhà thơ thì khám phá, giãi bày cái thế giới bên trong của chính mình, cả
hai đều cần đến tâm hồn và trí tuệ”.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của những nhà phê bình, nghiên cứu,
nhà thơ về tập thơ Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung. Có
thể kể đến những bài viết tiêu biểu như: Ám ảnh thời gian trong thơ
11
Trương Đăng Dung (Hoàng Thụy Anh), Vật chứng trước thời gian (Lê Hồ
Quang), Nhà thơ Trương Đăng Dung - trôi chảy cùng dòng sông thời gian
để truy vấn tồn tại người (Trần Ngọc Lan),… Ở những bài viết này, tuy mỗi
nhà phê bình đánh giá từ những bình diện, góc độ khác nhau nhưng đều thống
nhất khẳng định thơ Trương Đăng Dung là thơ thời gian. Thời gian thơ
Trương Đăng Dung là thời gian bên trong con người, thời gian được ông cảm
nhận song trùng với thân phận con người, với tình yêu và cuộc sống.

Những bài viết như: Cảm thức lạc lõng trong tập thơ Những kỉ niệm
tưởng tượng (Hoài Nam), Nỗi buồn nhân thế trong thơ Trương Đăng
Dung (Nguyễn Trọng Đức), Cảm thức cô đơn trong thơ Trương Đăng
Dung (Hồ Tấn Nguyên Minh),… đều với một giọng khẳng định bao trùm lên
tập thơ Những kỉ niệm tưởng tượng là một nỗi buồn nhân thế. Nỗi buồn ấy
được thể hiện ở nhiều cung bậc, trạng huống khác nhau nhưng đều có cội
nguồn từ một con người có ý thức trách nhiệm cao đối với cuộc đời và con
người.
Và mới đây nhất, Mai Thị Liên Giang với bài viết Thất bại của “cái
chết” trong thơ Trương Đăng Dung, Tạp chí Nhật Lệ, số 13.2013, tác giả
bài viết không đi theo hướng phân tích cũ của những nhà phê bình, nghiên
cứu trước đó mà chị có thêm một số suy nghĩ về sự tiếp nối và đổi mới trong
thi pháp thơ Trương Đăng Dung: “Thơ Trương Đăng Dung không chỉ là
những con chữ được sắp xếp theo vòng tròn khép kín mà luôn có kết cấu mở.
Ý nghĩa của một bài thơ có khả năng mời gọi người đọc nỗ lực hơn. Nghệ
thuật thơ của Trương Đăng Dung gắn với các khuynh hướng sáng tác hiện
đại, hậu hiện đại” [25]. Trong bài viết này, Mai Thị Liên Giang chú ý nhiều
đến phương diện từ ngữ trong thơ Trương Đăng Dung và đặc biệt nhấn mạnh
tính trò chơi ngôn ngữ. Theo chị, trong mối quan hệ giữa người đọc và thơ
Trương Đăng Dung, trò chơi không chỉ có giá trị như một ẩn dụ hiệu nghiệm
12
để con người nhận thức được nhiều mặt của đời sống, nó còn là phương thức
để con người kiến tạo nên những giá trị của đời sống và chính bản thân mình.
Cùng với những công trình nghiên cứu, phê bình, giới thiệu về tập thơ
Những kỉ niệm tưởng tượng, chúng tôi có tham vọng tìm ra sự cách tân về
nội dung tư tưởng và các thủ pháp nghệ thuật của tập thơ Những kỉ niệm
tưởng tượng của Trương Đăng Dung, để khẳng định tài năng và đóng góp
của Trương Đăng Dung đối với nền văn học nước nhà.
Nhìn lại các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi thấy các nhà nghiên
cứu, phê bình đã có những phát hiện đáng quí về thơ Nguyễn Quang Thiều và

Trương Đăng Dung nhưng chưa có ai tập trung nói về yếu tố cách tân của hai
nhà thơ này. Các bài viết hoặc chỉ giới hạn trong một vài bài thơ, hoặc chỉ
phân tích, luận bình thơ chứ không đi sâu vào vấn đề cách tân thơ. Dó đó,
những yếu tố cách tân trong tinh thần hậu hiện đại của hai tập thơ Sự mất ngủ
của lửa của Nguyễn Quang Thiều và Những kỉ niệm tưởng tượng của
Trương Đăng Dung là vấn đề mới mẻ, cần được khảo sát, nghiên cứu.
3. Mục đích của đề tài
3.1. Từ năm 1975 đến nay thơ đã vận động ra sao khi công cuộc đổi
mới mọi mặt của đời sống xã hội đang ngày càng sâu, rộng. Với đề tài này,
người viết muốn thâm nhập và khám phá một thực tiễn sáng tác cụ thể của hai
nhà thơ cùng thế hệ để góp phần khẳng định những giá trị thơ đương đại sau
những nỗ lực cách tân đổi mới.
3.2. Thực hiện đề tài, người nghiên cứu còn muốn giải mã những yếu tố
tạo nên thành công của hai tập thơ về mặt nội dung và hình thức. Trên cơ sở
đó, luận văn hướng đến đánh giá khách quan những hiệu ứng thẩm mĩ mà hai
tập thơ tạo ra, cho riêng thơ và cho cả đời sống lí luận. Giữa dòng dư luận về
những cách tân nghệ thuật của thơ Việt đương đại, người viết muốn góp một
tiếng nói khách quan và hệ thống đối với những cách tân về nội dung tư tưởng
13
và hình thức nghệ thuật của hai tập thơ: Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn
Quang Thiều và Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những cách tân nghệ thuật trong
hai tập thơ Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều và Những kỉ niệm
tưởng tượng của Trương Đăng Dung.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những cách tân về
nội dung và nghệ thuật trong hai tập thơ:
- Sự mất ngủ của lửa (1992).

- Những kỉ niệm tưởng tượng (2011).
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu một số bài thơ khác của Nguyễn
Quang Thiều và Trương Đăng Dung, một số tác phẩm của các tác giả khác
như một sự so sánh cần thiết để làm nổi bật nội dung trọng tâm của luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, người viết sẽ sử dụng những phương pháp nghiên
cứu cơ bản sau:
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ đưa ra cái nhìn khái quát về những
đổi mới cơ bản của thơ trữ tình Việt Nam từ sau năm 1986 đến nay. Qua đó,
những nét chung và riêng trong cách tân về phương diện nội dung và nghệ
thuật trong hai tập thơ Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều và
Những kỉ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung cũng sẽ được làm rõ
thông qua phương pháp này.


14
5.2. Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp so sánh, những đóng góp, cách tân của hai tập
thơ Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều và Những kỉ niệm tưởng
tượng của Trương Đăng Dung so với thơ ca truyền thống hoặc cùng thời sẽ
được làm rõ.
5.3. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Phương pháp cấu trúc - hệ thống sẽ góp phần đắc lực trong việc xem
xét mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về nội dung và nghệ thuật của hai tập
thơ Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều và Những kỉ niệm tưởng
tượng của Trương Đăng Dung trong thế vận động của dòng chảy văn học.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ hướng đến những đóng góp có ý nghĩa sau:
- Góp phần làm sáng rõ thêm những đổi mới cơ bản của thơ trữ tình

Việt Nam từ sau năm 1986 qua những quan điểm, quan niệm mới về thơ của
những người cầm bút đương đại.
- Thấy được những hướng đi riêng của Nguyễn Quang Thiều và
Trương Đăng Dung trong hành trình khám phá thế giới nghệ thuật.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Đổi mới thơ Việt đương đại và sự xuất hiện của Nguyễn
Quang Thiều và Trương Đăng Dung
Chương 2: Cảm thức nghệ thuật mới và hệ thống biểu tượng trong Sự
mất ngủ của lửa và Những kỉ niệm tưởng tượng
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật trong Sự mất ngủ của lửa và Những kỉ
niệm tưởng tượng

15
NỘI DUNG
Chương 1
ĐỔI MỚI THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA
NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
1.1. Những đổi mới trong thơ Việt đương đại
1.1.1. Đổi mới quan niệm về thơ
1.1.1.1. Thơ là thơ
Quan điểm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” được coi như thứ thẩm
mĩ của thơ văn suốt 10 thế kỉ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, thơ đã là một phương tiện để kêu gọi, tập hợp sức mạnh tinh thần
của quần chúng nhân dân. Thơ đã phát huy được chức năng cải tạo xã hội, đã
tham dự trực tiếp vào đời sống chiến đấu của toàn dân. Vì thế, thơ tất yếu gắn
bó mật thiết với chính trị, lối tư duy dựa trên nền tảng cảm xúc cộng đồng đã
chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà thơ.
Khi chiến tranh đã lùi xa, thơ kháng chiến được nhìn nhận, đánh giá bởi

một hệ mĩ cảm mới, một thang giá trị mới. Thời nay, thơ tiếp tục được đề cao
song không phải đề cao chức năng xã hội. Người ta nhận thấy rằng cần phải
trả lại cho thơ bản chất đích thực của nó. Thơ trước hết phải là thơ. Thơ
không phải là công cụ. Khả năng to lớn của thơ ca phải xuất phát từ chính đặc
trưng, bản chất nghệ thuật của nó. Chức năng bồi đắp tâm hồn tình cảm của
thơ được đề cao hơn bao giờ hết, nhất là trong hoàn cảnh sự sa sút về đời sống
tinh thần như hiện nay. Thơ là thơ, thơ không phải vụ lợi, uốn mình nên thơ
cũng rất trung thực trong việc phản ánh hiện thực. Hiện thực phản ánh không
phải chỉ ở bề mặt mà còn ở bề sau, bề sâu, bề xa, ở những góc khuất,… hiện
thực được phản ánh như nó vốn có, sẵn có, và sẽ có.
16
Thơ hôm nay còn chấp nhận cái ảo. Nếu không chỉ chấp nhận phản ánh
hiện thực một cách đơn thuần, thơ sẽ có thiên hướng tiếp cận cuộc sống ở một
phía khác nhiều ưu thế hơn so với các loại hình văn học nghệ thuật. Tất nhiên
sự ảo diệu, lung linh, đa nghĩa luôn là đặc điểm quen thuộc của thơ ca muôn
đời song với thơ ca giai đoạn này, chất ảo của thơ được khai thác dưới góc độ
đời sống tâm linh. Con người ở thế kỉ này nhiều khi quan tâm đến đời sống
tâm linh nhiều hơn là hiện thực cuộc sống lồ lộ dưới ánh mặt trời.
Quan niệm thơ là thơ cũng hé mở tính chất bất định, khó hình dung,
không thể định nghĩa của thơ. Chính vì tính chất bất định, khó hình dung đó
mà thơ trở nên hấp dẫn, bất ngờ, tạo khoảng không bao la cho sáng tạo. Nếu
trước đây đã có những định nghĩa về thơ thì hôm nay phải bổ sung, thay đổi,
thậm chí không thể định nghĩa bởi thơ hôm nay dường như không chấp nhận
bất kì khuôn khổ cố định nào.
1.1.1.2. Thơ là trò chơi
Trước hết đây là một thái độ khước từ những trói buộc, những trọng
trách một thời thơ phải gánh vác, lo toan; thể hiện thái độ tự do sáng tạo. Quan
niệm này cũng cấp cho thơ những phẩm chất mới: sự phóng khoáng, tự do, đối
lập với tính trang trọng mực thước của thơ truyền thống. Trò chơi cũng tạo nên
tính ngẫu hứng, sự lôi cuốn bất ngờ. Nó gợi ra những khía cạnh mới trong

quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc: người chơi không bị áp đặt; trò chơi chỉ
thành công khi có sự tham gia từ nhiều phía. Nhà thơ là người sáng tạo ra trò
chơi, đề xuất trò chơi và anh ta lôi cuốn độc giả vào trò chơi của mình.
Quan niệm thơ là trò chơi có ý nghĩa giải thiêng đối với thơ (nếu trước
đây người ta đưa thơ vào đền đài, lăng miếu; giờ đây người ta đưa thơ ra sân
chơi, bàn chơi) nhưng không đồng nhất với việc hạ thấp vai trò của thơ. Thời
nay, không ít người coi văn chương là trò chơi, thơ là trò chơi nhưng là “chơi

×