Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN DIỆU GIAI ĐOẠN 1932 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.89 KB, 165 trang )

LÊ TIẾN DŨNG










NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT

TRONG THƠ XUÂN DIỆU

GIAI ĐOẠN 1932 - 1945










Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
2004





















NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ XUÂN DIỆU
GIAI ĐOẠN 1932 - 1945















LÔØI GIÔÙI THIEÄU



























LỜI GIỚI THIỆU


X
uân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945).Ông đóng
vai trò quyết đònh trong cuộc cách tân hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Do vậy nghiên
cứu thơ Xuân Diệu trong giai đoạn sáng tác trước cách tháng Tám rất quan trọng
chẳng những đối với bản thân Xuân Diệu mà còn đối với thơ ca hiện đại Việt Nam
nói chung.
Lâu nay đã có nhiều công trình viết có giá trò về thơ Xuân Diệu, nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về tư duy thơ mới mẻ của
ông. Chuyên luận của Lê Tiến Dũng đã đặt và giải quyết vấn đề này. Điều đó nói lên
ý nghóa quan trọng và bức thiết của chuyên luận này.
Bố cục của cuốn sách được bố trí rất hợp lí, đã đi từ gốc đến ngọn của vấn đề. Các
chuyên mục có quan hệ gắn bó, hài hòa, soi sáng lẫn nhau.
Qua ba chương sách của phần nội dung chuyên luận, nhiều luận điểm của tác giả tuy
không phải chưa có người đã phát biểu trước đó, nhưng tác giả cũng đã có đóng góp
mới mẻ nhờ sự khảo sát có hệ thống một cách nghiêm túc thơ Xuân Diệu và đặc là
nhờ sự suy nghó có chiều sâu.Có thể nói toàn bộ cuốn sách lấp lánh những phát hiện
sắc sảo, thú vò, hấp dẫn chứng tỏ người viết vừa có khả năng thẩm thơ khá chắc chắn,
vừa có khả năng khái quát, tổng hợp vững vàng,
Cuốn sách là một công trình khoa học nghiêm túc, công phu.
Xin trân giới thiệu cùng bạn đọc.


Hà Nội, tháng 3.1998
GS. Nguyễn Đăng Mạnh

DẪN NHẬP


1. Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu là một
nhà thơ lớn. Tác phẩm của ông thật phong phú và đa dạng: thơ ca, văn xuôi,
nghiên cứu, phê bình văn học... Trong sự nghiệp văn học của ông, thơ ca chiếm
một vò trí quan trọng. Đặc biệt thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932- 1945 không chỉ
có ý nghóa với sự nghiệp văn học của ông mà còn đối với lòch sử văn học nói
chung. Sự xuất hiện của ông đã góp phần quyết đònh thắng lợi của phong trào
Thơ mới. Nhiều người đã xem ông là “Người mới nhất trong các nhà Thơ mới“
(Hoài Thanh), “Là người mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất“ (Vũ Ngọc
Phan). Cho nên để hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về thơ Xuân Diệu và Thơ mới,
không thể không nghiên cứu những đổi mới về nhiều mặt trong thơ Xuân Diệu
giai đoạn 1932- 1945.
Mục đích của chuyên luận, do vậy sẽ khảo sát một cách có hệ thống,
những cách tân của thơ Xuân Diệu giai đoạn này. Trên cơ sở đó xác lập kiểu tư
duy nghệ thuật của thơ ông, xác đònh những đóng góp của thơ Xuân Diệu giai
đoạn này trong quá trình cách tân thơ Việt Nam hiện đại.
2. Xuân Diệu là một nhà thơ được nghiên cứu từ rất sớm. Khi ông chưa
kòp thành tác giả đã có những bài viết, những ý kiến khen chê khác nhau về
ông. Có thể chia quá trình nghiên cứu về Xuân Diệu thành các giai đoạn chính
như sau:
Thứ nhất, những ý kiến về Xuân Diệu trước 1945
Thứ hai, những ý kiến về Xuân Diệu từ 1945 - 1985
Thứ ba, những ý kiến về Xuân Diệu từ 1985 đến nay.
2.1 Trước năm 1945.
Khi Xuân Diệu vừa mới xuất hiện (Bài thơ đầu tiên của Xuân Diệu đăng
báo là bài Với bàn tay ấy, 1935) thì gần như ngay đồng thời đã có ý kiến đánh
giá về thơ ông. Người ta khen ông cũng nhiều và chê ông cũng không ít.
Mùa xuân 1937 trên báo Ngày nay số 46 (số Tết) Thế Lữ đã có bài giới
thiệu Xuân Diệu với lời lẽ rất trân trọng. Ông cho rằng cái “Thiên tài khép
nép“ của Xuân Diệu hồi nào giờ đây đã thực sự nảy nở với những “mầm đậm

đà“, những “ánh sán lạn“. Ôââng cho là “Một thi só mới đã xuất hiện“. Ông gọi
đó là “Thi só của tuổi xuân, của lòng yêu và ánh sáng“ (141). Kể ra đánh giá
một tài thơ 21 tuổi, với chỉ qua một số bài thơ đăng báo như thế là rất cao.
Nhưng quả là Thế Lữ đã tinh nhạy và công bằng. Tháng năm trôi qua đã xác
nhận những điều ông viết về Xuân Diệu là đúng.
Rồi chỉ mấy năm sau, năm 1941, Hoài Thanh đã đưa Xuân Diệu vào Thi
nhân Việt Nam với tư cách là một tác giả chủ chốt và với lời àấnh giá rất trân
trọng, mặc dù lúc này Xuân Diệu chỉ mới xuất bản tập Thơ thơ (1938). Hoài
Thanh cho rằng “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới“. Cái
mới của Xuân Diệu theo nhà nghiên cứu là “một nguồn sống rào rạt chưa từng
thấy ở chốn nước non lặng lẽ này“, là ở “những rung động tinh vi”, ở những
câu văn “không thể đi theo những đường có sẵn” (210; tr.116 và 119).
Một năm sau đó, 1942, Vũ Ngọc Phan lại đưa Xuân Diệu vào Nhà văn
hiện đại với lời đánh giá không kém phần rực rỡ : “Xuân Diệu là người đem
đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất“. Theo ông những cái mới đáng
chú ý ở Xuân Diệu là “Những nguồn hứng và ý tưởng rất mới“. Và ông cho
rằng còn phải chú ý những chữ, những câu, những điệu trong những bài thơ ấy
để hiểu lấy “cái nhạc điệu mới nữa“ (182; tr.715, 716).
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn sử học yếu (1942), cũng đánh giá
cao Xuân Diệu. Trong mục thứ 6, thiên thứ 5 Các nhà Thơ mới ông chỉ chọn
viết riêng về ba nhà thơ là: Hàn Mặc Tử, Thế Lữ và Xuân Diệu. Trong phần
viết về Xuân Diệu dù chưa đầy hai trang sách, tác giả đã chỉ ra một số nét
đáng chú ý của Xuân Diệu. Theo ông thơ Xuân Diệu là thơ của “Một tâm hồn
đầy thơ mộng“, “Khao khát yêu thương“, “Hay tả những cảnh gây nên sự mơ
màng“ , “Chứa chan tình cảm lãng mạn trong đó có nhiều từ mới lạ“. Nhưng
cũng theo nhà nghiên cứu thì Xuân Diệu “Cũng có nhiều câu vụng về, non nớt,
chứng rằng tác giả chưa lão luyện về kó thuật của nghề thơ“ (73; tr. 441, 442).
Tuy nhiên bên cạnh nhiều ý kiến khẳng đònh cái mới của Xuân Diệu cũng
không ít ý kiến chê bai, bài bác ông. Chẳng hạn, Thái Phỉ trong một bài đăng
trên báo Tin Văn xuất bản ở Hà Nội đã mạt sát Xuân Diệu không tiếc lời. Ông

viết: “Chẳng hạn như thơ của Xuân Diệu, ông này được coi như là một tay kiện
tướng của phong trào này (Thơ mới - LTD), thơ của ông ta được kể là khá nhất
đám nhưng chẳng ra gì . Thơ với thẩn, đọc qua nhiều bài của ông chúng ta phải
bắt cười vì thơ thì chẳng ra thơ, Tây cũng chẳng phải Tây, mà Tàu lại cũng
chẳng phải là Tàu“ (134; quyển thượng; tr.616). Theo Thái Phỉ đọc những bài
như Tương tư chiều, Hoa đêm của Xuân Diệu “Không tìm được một chút cảm
hứng nào cả“. Và theo ông “Một khi thơ không còn gây được cảm hứng thì tốt
hơn là đừng làm thơ. Nếu làm thơ thì phải có hồn và điệu, thế thì mới đáng gọi
là thơ“ (134; quyển thượng; tr. 619).
2.2 Từ 1945 - 1985.
Sau cách mạng tháng Tám có giai đoạn do những điều kiện lòch sử nhất
đònh, Thơ mới ít được nghiên cứu rộng rãi, thậm chí có lúc còn bò phê phán
nặng nề. Thơ Xuận Diệu cũng không nằm ngoài tình trạng này. Có lúc chính
Xuân Diệu cũng đã phải tự phủ nhận mình như trong bài Dứt khoát mà ông đã
cho đăng trên Tạp chí Văn nghệ số 41 năm 1953. Nhưng nói như Lê Đình Kỵ,
đó chẳng qua là “Gặp thời thế, thế thời phải thế”.
Thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói riêng do vậy chủ yếu chỉ được đề
cập đến trong những công trình có tính chất học thuật như các bộ lòch sử văn
học, các giáo trình đại học, các chuyên luận khoa học...
Trước hết đáng chú ý là các giáo trình đại học .
Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1930 - 1945; 2 tập (1961), của trường
Đại học Tôûng hợp Hà Nội, do Bạch Năng Thi và Phan Cư Đệ biên soạn thì
Xuân Diệu được đề cập đến như là một tác giả tiêu biểu của văn học lãng mạn
giai đoạn 1936 - 1939. Trong sách này, Thơ thơ của Xuân Diệu được viết thành
một mục riêng. Bạch Năng Thi nhận xét: Thơ thơ có đem đến cho thi ca Việt
Nam nhiều cái mới: hình ảnh, táo bạo, chữ dùng cụ tượng, có sức mạnh gợi
hình, gợi cảm dễ diễn đạt những cảm giác tinh vi, những tình ý nồng nàn, rất
mới hồi ấy. Bút pháp của Xuân Diệu táo bạo đến nỗi ở thời gian đầu, người ta
chỉ trích rất nhiều“ (216; tập I; tr.157). Tuy nhiên do khuôn khổ của một giáo
trình đại học, nhà nghiên cứu chưa đi sâu phân tích một cách cụ thể những cái

mới đó.
Trong bộ giáo trình Lòch sử văn học Việt Nam của Đại học Sư phạm, giai
đoạn 1930 - 1945 được viết thành một tập riêng gồm 2 cuốn (tập V). Ở sách
này Nguyễn Hoành Khung đã dành một tiết riêng viết về Xuân Diệu (hơn 5
trang in) với những đánh giá một cách toàn diện. Ở đây nhà nghiên cứu chủ
yếu đi vào phân tích những đặc điểm chung của thơ Xuân Diệu như “Sức hấp
dẫn của thơ Xuân Diệu trước hết là ở chủ nghóa ái tình“ (Tr. 124) “Thơ Xuân
Diệu mang cái buồn vô cớ“, “Tâm trạng cô đơn trong thơ Xuân Diệu đã trở
thành một cảm giác nhục thể, rất trực tiếp thấm thía“ (Tr.127). Về nghệ thuật,
do tính chất của một giáo trình nên nhà nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở những
nhận xét chung như cho Xuân Diệu “Có nhiều tìm tòi, đổi mới và một phong
cách hấp dẫn độc đáo. Cái nổi bật trong phong cách đó là một cảm hứng mãnh
liệt chân thành. Nhiều bài thơ của Xuân Diệu có mạch thơ cuồn cuộn, khai
triển vô tận một tứ thơ mới mẻ, với một ngôn ngữ táo bạo, nhạc điệu sôi nổi,
thích hợp, tạo nên một âm hưởng nhất quán có sức truyền cảm trực tiếp“
(Tr.129). Nguyễn Hoành Khung cũng cho rằng do ảnh hưởng của thơ tượng
trưng Pháp, Xuân Diệu đặc biệt đi sâu vào cái “huyền diệu bên trong“ của con
người, cảnh vật “Xuân Diệu có những cảm thụ tinh vi về những trạng thái mơ
hồ, mong manh của âm thanh, màu sắc, tình cảm“ (145; tr.130).
Một công trình phải kể đến nữa là Sơ thảo lòch sử văn học Việt Nam 1930
- 1945 của Viện Văn học (1964). Ở công trình này trong mục “Một số nhà thơ
mới tiêu biểu“ của giai đoạn Văn học thời kì Mặt trận dân chủ, Xuân Diệu
được nhắc đến cùng với Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Bính, Anh Thơ... Tuy
nhiên trong phạm vi hơn một trang in cấc tác giả của công trình này cũng chỉ
dừng lại ở việc nêu lên một số nhận xét chung như cho rằng Xuân Diệu là
“một tâm hồn nhạy bén và giàu mơ mộng”; “có một niềm đau xót nhất đònh
đối với cuộc sống của những người xấu số”; “nhà thơ muốn sống và ham sống
nhưng chưa tìm được con đường sống sáng sủa” (255; tr.156,157)...Còn những
đổi mới của thơ Xuân Diệu giai đoạn này, các tác giả của công trình hầu như
không đề cập đến.

Trong giai đoạn trước 1975, nhiều công trình của các nhà nghiên cứu
miền Nam cũng đề cập đến Xuân Diệu. Ở đây chỉ xin lược thuật một số.
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên
*
của Phạm Thế Ngũ (1965)
Xuân Diệu là một trong năm tác giả của Thơ mới được viết thành mục riêng
(Cùng với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Tú Mỡ). Trong phần viết về Xuân
Diệu, Phạm Thế Ngũ cho rằng Xuân Diệu đã “Tạo ra một hướng thơ thật là
mới, có thể gọi là thơ nội quan. Thi só lấy chính cái nội tâm của mình làm đề
tài“ (170; tr.572) . Theo nhà nghiên cứu, cái mới của Xuân Diệu không phải ở
thể cách mà ở ngôn ngữ: “Xuân Diệu đã nói một ngôn ngữ phá vỡ những lề
thói về trước, gây sửng sốt, gây bất bình nữa” (170; tr.574).
Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) khi viết về các
nhà Thơ mới giai đoạn sau 1932 đã chọn ba nhà thơ tiêu biểu viết thành mục
riêng là: Xuân Diệu, Thế Lữ và Hàn Mặc Tử. Trong hơn một trang in viết về
Xuân Diệu, ông khẳng đòng rằng “Xuân Diệu sống bằng cái mới, say sưa đi tìm
cái mới. Bởi thế sau khi thích Lamartine, Xuân Diệu lại yêu Verlaine, yêu
Rimbaud và tự khuôn nắn nghệ thuật của ông theo các thi nhân tượng trưng
Pháp. Ông yêu thích những hình ảnh lạ lùng, những hình ảnh đã được tạo ra do


* Ở cuốn sách này (bản in năm 1969) bìa ngoài tác giả ghi là Lòch sử văn học
Việt Nam tân biên giản ước, còn ở bìa trong và các nơi khác đều ghi Việt Nam văn học
sử giản ước tân biên.
Để cho thống nhất, chúng tôi lấy tên sách theo bìa
trong (LTD)


sự phối hợp mới mẻ và đột ngột giũa những hiện tượng bề ngoài xem ra đối
lập, nguyền ra nhau.

Văn Xuân Diệu vì thế, có tính cao q, nhưng mơ hồ và phảng phất. Xuân
Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới“ (121; tr.805).
Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng trongViệt Nam thi nhân tiền
chiến (1968) cũng đã dành cho Xuân Diệu khá nhiều trang in của sách này. Chỉ
tiếc rằng với gần bốn mươi trang in hai ông chủ yếu nói về nội dung thơ Xuân
Diệu mà không đề cập gì đến những cách tân nghệ thuật của nhà thơ (xem 134;
quyển thượng; tr.611-648).
Sau ngày giải phóng miền Nam (1975) cho đến trước khi Xuân Diệu mất
(1985), có một số bài viết có tính chất tổng kết về sự nghiệp văn học của ông.
Đáng chú ý là các tiểu luận của Hà Minh Đức, Hoàng Trung Thông, Mã Giang
Lân, Nguyễn Đăng Mạnh.vv...
Ở tiểu luận Xuân Diệu trong Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, tập I, (1979)
với hơn 30 trang in Hà Minh Đức chủ yếu viết về sự nghiệp của ông từ sau
cách mạng. Phần sáng tác trước cách mạng không được đề cập đến, nếu có chỉ
là những liên hệ có tính chất tạt ngang (59; tr.591-621).
Hoàng Trung Thông trong Lời giới thiệu Tuyển tập Xuân Diệu (1983) đã
dành gần 60 trang in tổng kết sự nghiệp văn học của ông. Tuy không có phần
viết riêng về nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng, nhưng ông cũng có
nhận xét đáng chú ý. Ôâng cho rằng Xuân Diệu “Say mà không đắm, mơ mà
không màng. Dẫu có thoát li thực tế nhưng anh (Xuân Diệu - LTD) không đi
vào siêu hình. Anh thiên về cảm xúc, cảm tính nên cũng có nhà phê bình cho
anh là duy giác chủ nghóa (Sensualisme). Nhưng nếu như cảm giác là bắt nguồn
cho thơ, thì Xuân Diệu rất tinh tế về cảm giác; mà thơ anh vươn lên tình cảm trí
tuệ, mặc dù tính cảm giác ở thơ anh rất đậm“ (257; tr.54).
Mã Giang Lân trong bài viết Xuân Diệu sách Tác gia thơ Việt Nam
(1984) có nói đến cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu. Theo ông “Nét nổi bật
xuyên suốt cả thời kì sáng tạo đó là tiếng nói sôi nổi thiết tha bộc trực, trẻ
trung, một năng lực cảm thụ tinh tế, dồi dào“. Và một nét nữa là “Phong cách
thơ Xuân Diệu giàu hương vò cuộc đời gây tác động mạnh bằng cảm giác“
(123; tr.118,119). Tuy nhiên do là một bài viết có tính chất chân dung, nên tác

giả chưa kòp luận giải một cách đầy đủ nhận xét trên.
2.3 Từ 1985 đến nay.
Sau ngày Xuân Diệu mất (12-1985) cũng là giai đoạn đổi mới văn học
nên việc nghiên cứu Xuân Diệu được tâïp trung chú ý nhiều hơn. Một loạt các
sách chuyên khảo về Xuân Diệu đã liên tiếp được xuất bản như Xuân Diệu,
nhà thơ lớn của dân tộc, Thu Hoài - Nguyễn Đức Quyền biên soạn, Hội Văn
học Nghệ thuật Nghóa Bình xuất bản, 1986; Xuân Diệu, con người và tác
phẩm, Hữu Nhuận biên soạn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1987; Xuân Diệu
một đời người, một đời thơ, Lê Tiến Dũng biên soạn, NXB Giáo dục, 1993;
Xuân Diệu, thơ và đời Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, NXB Văn học, 1995; Xuân
Diệu tình đời và sự nghiệp, Xuân Tùng sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn, NXB
Hội Nhà văn, 1996,vv... Bên cạnh đó còn hàng chục bài nghiên cứu, hồi ức, kỉ
niệm về Xuân Diệu của các nhà thơ, nhà nghiên cứu như: Nam Chi, Huy Cận,
Hoàng Cát, Phan Huy Dũng, Lê Tiến Dũng, Hà Minh Đức, Nguyễn Lệ Hà, Tế
Hanh, Đoàn Thò Đặng Hương, Đoàn Trọng Huy, Lê Quang Hưng, Lê Đình Kỵ,
Mã Giang Lân, Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Quần Phương, Lữ
Huy Nguyên, Trần Đình Sử, Lưu Khánh Thơ, Lí Hoài Thu, Đỗ Lai Thúy,
Nguyễn Quốc Túy.v.v...
Tuy nhiên do những yêu cầu khác nhau, không phải bài viết nào cũng đề
cập đến cách tân nghệ thuật của tư duy thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945.
Ở đây có một số bài đáng chú ý:
Nguyễn Đăng Mạnh trong tiểu luận Tư tưởng và phong cách một nhà thơ
lớn (1987) đã tổng kết những đặc điểm tư tưởng và phong cách nghệ thuật của
Xuân Diệu trong toàn bộ sáng tác của ông. Riêng thời kì trước 1945 nhà nghiên
cứu cũng cho rằng Xuân Diệu có cái nhìn mới. Theo ông, một đặc điểm độc
đáo của thi pháp Xuân Diệu là lấy “Vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực cho
vẻ đẹp của thế giới, của vũ trụ“. Và ông cho rằng nguyên tắc mó học này “là
cả một cuộc đổi mới đáng kể trong thi ca Việt Nam hiện đại“ (155; tr.106).
Lê Đình Kỵ trong bài viết Xuân Diệu sách Thơ mới, những bước thăng
trầm (1988) cũng đã chỉ ra nhiều cách tân tư duy thơ quan trọng của Xuân

Diệu. Ôâng cho rằng Xuân Diệu mới ở tư duy, mới ở cảm xúc và mới ở cả ngôn
ngữ. Và ông khẳng đònh cho đến bây giờ “Xuân Diệu vẫn còn là mới và rất
sáng tạo, chẳng trách mà đương thời có người chê Xuân Diệu là Tây, là lai
căng, mất gốc” (117; tr.202, 205).
Đỗ Lai Thúy trong bài Xuân Diệu, nỗi ám ảnh thời gian (1992) thì cho
rằng “thời gian không chỉ là cảm xúc, là thi hứng, mà còn là nhân tố kiến trúc
của tác phẩm nghệ thuật” theo tác giả “Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời
gian; “chất Xuân Diệu“, phong cách thơ ông là ở đó” (236; tr.51).
Trong Thơ mới, bình minh thơ Việt Nam hiện đại (1994), Nguyễn Quốc
Túy đã dành chương X viết về những đổi mới của Xuân Diệu. Tác giả cho rằng
“Trữ tình cảm xúc, tràn đầy cảm giác, luôn luôn thức nhọn giác quan“ là nét
riêng và mới của Xuân Diệu. Tuy vậy, nét mới này theo tác giả không chỉ ở
Xuân Diệu mà còn ở nhiều người khác. Có điều ở Xuân Diệu “nổi bật lên“ thể
hiện ở cả hai phương diện: chất thơ và ngôn ngữ“ (260; tr.120). Ở phương diện
chất thơ nét riêng này theo tác giả là Xuân Diệu sáng tạo ra “một thế giới nghệ
thuật riêng: tràn đầy cảm xúc, cảm giác“. Ở phương diện ngôn ngữ thơ nét
riêng này được biểu hiện ở chưỵ “Nhà thơ dùng rất nhiều lần các từ biểu hiện
cảm xúc, cảm giác như “run”, “rợn”, “nức” vv... (260; tr.122).
Ở một phía khác Lý Hoài Thu trong Thế giới không gian nghệ thuật của
Xuân Diệu qua “Thơ Thơ” và “Gữi hương cho gió” (1996) lại cho rằng khảo
sát quá trình sáng tác của Xuân Diệu “Người ta dễ dàng tìm thấy những điểm
tương đồng đối xứng giữa hai trục thời gian và không gian trên đồ thò vận động
của hình tượng thơ“ (235; tr.41).
Lưu Khánh Thơ trong một loạt các bài viết về thơ tình Xuân Diệu đã đề
cập đến những đổi mới của ông. Tác giả tập trung vào việc phân tích cái mới
của cái tôi trữ tình và câu tứ của Xuân Diệu trong thơ tình. Trong bài Cái tôi
trữ tình và phương thức biểu hiện cái tôi tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước
cách mạng (1994), tác giả cho rằng cái tôi trữ tình của Xuân Diệu xuất hiện
dưới các dạng như: “nhập thân vào đối tượng phản ánh“, “được biến hóa qua
nhiều hình ảnh“ và “đồng nhất với thiên nhiên“ (232; tr.24,25,27). Trong bài

Nghệ thuật cấu tứ trong thơ tình Xuân Diệu (1994), tác giả cho rằng có những
bài “tứ thơ được đònh hình ngay từ đầu“, có bài “tứ thơ bộc lộ ở phần kết“, lại
có những bài có “tứ ngầm không bộc lộ trong bài“ (231; tr.35,36).v.v...
Có thể nhận xét một cách khái quát là việc nghiên cứu những cách tân
của Xuân Diệu đã được đặt ra từ rất sớm. Từ gần 60 năm nay các thế hệ
nghiên cứu đã đưa ra nhiều kiến giải có giá trò. Những cách tân của thơ Xuân
Diệu đã được soi rọi dưới nhiều góc độ: cái mới về nội dung, cái mới về nghệ
thuật, cái mới về cảm xúc, về hình thức biểu hiện...; từ nhiều cách tiếp cận:
lòch sử - miêu tả, thi pháp học, phong cách học,v.v...
Tuy nhiên trên bình diện tư duy nghệ thuật thơ còn ít công trình đề cập, do
việc nghiên cứu của các công trình vừa kể có mục đích khác. Những ý kiến có
đề cập chủ yếu cũng dừng ở những nhận đònh khái quát, gợi mở những cách
tiếp cận nhiều hơn là lí giải, phân tích một cách cụ thể. Do vậy chuyên luận sẽ
cố gắng đưa ra một cách nhìn toàn diện về tư duy nghệ thuật thơ của Xuân
Diệu giai đoạn trước 1945. Những ý kiến của các thế hệ đi trước sẽ được kế
thừa, bổ sung và tham khảo trong chuyên luận.
3. Đối tượng khoa học mà chuyên luận đề cập đến chính là đặc điểm của
tư duy nghệ thuật thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945. Từ đó có thể thấy được
sự vận động của tư duy nghệ thuật thơ Xuân Diệu trong quá tình cách tân thơ
Việt Nam hiện đại. Chuyên luận ít nhiều có đề cập đến những vấn đề nội dung
của thơ Xuân Diệu, nhưng chủ yếu là để làm rõ cách tư duy nghệ thuật của ông
về nội dung, chứ không đi sâu phân tích nội dung cụ thể. Ở đây chủ yếu sẽ
nghiên cứu cách thức, phương thức thể hiện, các cách thức, phương thức chiếm
lónh hiện thực của nhà thơ.
Với một đối tượng khoa học như vậy, đối tượng tác phẩm khảo sát sẽ gồm
hai tập thơ của ông đã xuất bản trong giai đoạn này là Thơ thơ, NXB Đời nay,
1938 và Gửi hương cho gió NXB Thời đại, 1945. Về văn bản, chúng tôi dựa
vào văn bản xuất bản lần đầu, khi thật cần thiết mới dựa vào các văn bản xuất
bản về sau của hai tập thơ này.
Để có cái nhìn tôûng quát hơn, ở một số phần chúng tôi khảo sát thêm

những tác phẩm của tác giả cùng thời, trước và sau ông. Đồng thời cũng mở
rộng ra phạm vi tác phẩm của ông ở các giai đoạn khác.
Chuyên luận ngoài phần mở đầu và kết luận có ba chương chính.
Chương một: Những đổi mới của Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945 trên
bình diện quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người.
Chương hai: Những cách tân của Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945 trên
bình diện nội dung trữ tình và phương thức trữ tình.
Chương ba: Những cách tân của Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945 trên
bình diện thể thơ và ngôn ngữ thơ.
Chuyên luận đã được GS. Hoàng Như Mai, GS. Lê Đình Kỵ, GS. Nguyễn Đăng
Mạnh, GS. Hà Minh Đức, GS.TS Nguyễn Văn Hạnh, GS. Phong Lê, GS.
Nguyễn Đình Chú, GS. Lương Duy Thứ, GS.TSKH Lê Ngọc Trà, PGS. Nguyễn
Lộc, PGS. Trần Thanh Đạm, PGS. Mai Cao Chương, PGS. Lương Duy Trung,
PGS. TS Trần Hữu Tá, GS. TS Trần Đăng Xuyền, PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhò,
TS Huỳnh Vân, PGS.TS. Huỳnh Như Phương, PGS.TS. Nguyễn Thò Thanh
Xuân, PGS.TS. Nguyễn Phong Nam, TS. Tôn Thất Dụng, TS. Hoàng Đức
Khoa... và nhiều nhà nghiên cứu, đồng nghiệp, bạn bè đọc và góp ý. Nhân dòp
cuốn sách được xuất bản, chúng tôi xin trân trọng cám ơn.

----------




CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

1. Hãy giải thích câu nói của Hoài Thanh : “ Người mới nhất trong các nhà
Thơ mới”.
2. Trình bày lịch sử nghiên cứu Xuân Diệu.
Chươngmột : NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA XUÂN DIỆU

GIAI ĐOẠN 1932- 1945 TRÊN BÌNH DIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ THẾ GIỚI VÀ CON NGƯỜI.

Khi nghiên cứu sự đổi mới của một thời đại văn học hay của một tác giả
không thể không xem xét đến quan niệm nghệ thuật của tác giả đó, thời đại đó
về thế giới và con người. Bởi lẽ, nhà văn quan niệm về thế giới và con người
như thế nào thì sẽ miêu tả như thế. Có đổi mới về quan niệm nghệ thuật thì
mới có sự đổi mới trên các bình diện khác. Nghiên cứu thơ Xuân Diệu trong
tiến trình hiện đại hóa thơ Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này.
Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn theo chúng
tôi thực chất là cái nhìn của nhà văn về thế giới và con người. Mỗi nhà văn sẽ
có một cái nhìn thế giới khác nhau và do đó sẽ có một thế giới nghệ thuật khác
nhau. Do vậy, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật sẽ chỉ ra được chiều sâu của
thế giới và con người mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Nói cách khác, nắm
được quan niệm nghệ thuật cũng có nghóa là nắm được chiều sâu và giới hạn
thực tế của tư duy nghệ thuật của một hiện tượng văn học nào đó. Từ đây có
thể giúp để giải thích các nguyên tắc nghệ thuật của một hiện tượng văn học.
Nhờ đó mà có thể thấy được những cách tân của hiện tượng văn học đó trong
tiến trình lòch sử văn học.
Vấn đề đặt ra ở đây là trong tiến trình hiện đại hóa thơ Việt Nam, quan
niệm nghệ thuật của Xuân Diệu có những đặc điểm gì và đã có những biến đổi
như thế nào so với thơ ca trước đó và đương thời ?
Đã có một vài ý kiến đây đó đề cập đến quan niệm nghệ thuật của Xuân
Diệu trong giai đoạn này. Những ý kiến đó thường rút gọn quan niệm nghệ
thuật của ông thânh quan niệm nghệ thuật về con người. Từ đó cho rằng quan
niệm nghệ thuật về con người trong thơ ông là con người cô đơn, con người
mộng tưởng, con người chân thành, con người khát khao sống v.v... Thật ra đó
là những đặc điểm của nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Diệu hơn là quan niệm
nghệ thuật, nghóa là hệ quả chứ chưa phải là bản thân của quan niệm nghệ
thuật.

Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu nghóa là phải nghiên
cứu cái nhìn, cách cắt nghóa của ông về thế giới và con người. Tất nhiên, cách
cắt nghóa này không phải là những đònh đề lí luận, mà phải toát lên ở hệ thống
hình tượng mà nhà thơ miêu tả, ở lí tưởng thẩm mó mà nhà thơ hướng đến, ở
khát vọng mà nhà thơ bày tỏ.
Chúng tôi cho rằng quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu giai đoạn 1932-
1945 đã có những thay đổi căn bản so với thơ ca trước đó và có những biến đổi
so với thơ ca đương thời. Những thay đổi đó đã tạo nên những nét đặc sắc riêng
trong thơ ông giai đoạn này.
1. Quan niệm thế giới đổi thay.
Con người là trung tâm của thế giới nhưng con người tồn tại trong thế giới
nào? Theo Xuân Diệu đó là một thế giới đầy biến dời, đổi thay. Đây cũng
chính là quan niệm nghệ thuật đáng chú ý trong thơ ông.
Trong thơ cổ điển, nhà thơ nhìn thế giới trong sự vónh hằng của nó. Trong
thế giới đó, có thay đổi, có vận động nhưng là đổi thay, vận động trong sự vónh
hằng của muôn đời, trong nhòp điệu đều đặn của thời gian. Hết xuân sang hạ,
hết hạ sang thu, hết thu sang đông, cứ thế lặp lại một cách tuần hoàn. Nhà thơ
bằng lòng với việc của “muôn đời”. Người ta nói đến “trăm năm trong cõi
người ta” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), “nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”
(Hoàng hạc lâu - Thôi Hiệu)... Người ta có thể nói đến một “thế sự du du”, một
thiên đòa “vô cùng” (Ý câu thơ Đặng Dung: Thế sự du du nại lão hà, Vô cùng
thiên đòa nhập hàm ca - Cảm hoài), thậm chí có thể khẳng đònh “hoa đào năm
ngoái còn cười gíó đông” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) v.v... Trong cái thế giới
vónh hằng đó người đọc nhận ra tâm thế ung dung tự tại của thi nhân trước mọi
biến dời của thế sự trước mắt.
Trong thơ Xuân Diệu vẫn còn bóng dáng của cách nhìn này. Đây đó trong
thơ ông, người đọc vẫn nhận ra những “ham muốn vô biên và tuyệt đích”, những
hình bóng của muôn đời “Trăng vú mộng đã muôn đời thi só”, những khát vọng
của ngàn năm: “Hôm nay tôi đã chết trong người, Xưa hẹn ngàn năm yêu mến
tôi”...

Nhưng có lẽ nhiều hơn, cái nhìn của Xuân Diệu là một cái nhìn nghiêng
về quan niệm thế giới đổi thay. Trong quan niệm của ông hình như không có gì
là vónh cửu mà tất cả điều có thể biến dời, từ thiên nhiên cho đến lòng người;
từ cỏ hoa cho đến tình yêu. Trong bài thơ Đi thuyền ông ví cuộc đời này cũng
giống như con thuyền đang trôi, mọi vật đổi thay đến không ngờ:
Thuyền qua, mà nước cũng trôi,
Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay;
Tôi đi trên chiếc thuyền này
Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi.
Cái bay không đợi cái trôi;
Từ tôi phút trước, sang tôi phút này ...
Đi thuyền.
Những cái thuộc về thế giới khách thể đổi thay trong dòng tuôn chảy của
thời gian: “thuyền qua”, mà “nước cũng trôi”, lại thêm mây bạc trên trời “cũng
bay”. Những cái thuộc về chủ thể cũng không đứng yên “Giòng mơ tơ tưởng
cũng thay khác rồi”. “Cái bay”, “cái trôi” là những phạm vi vận động khác
nhau, vận động theo quy luật tất yếu, chứ không phụ thuộc vào cái này hay cái
kia. Hình tượng “tôi phút trước” và “tôi phút này” không phải chỉ là sự phân
thân, mà ẩn chứa quan niệm đầy tính chất triết học về đổi thay: có “tôi phút
trước”, có “tôi phút này“ như những chủ thể độc lập. Bài thơ Đi thuyền tuy
ngắn, nhưng đã hàm chứa khá đầy đủ ý vò triết học trong quan niệm đổi thay
của Xuân Diệu.
Từ cái nhìn đầy tính chất triết học như vậy, cái nhìn nghệ thuật của Xuân
Diệu sẽ hướng nhiều hơn đến khía cạnh đổi thay của thế giới. Đó sẽ là những
hình tượng thơ được xây dựng từ cảm xúc về sự biến dời của thế giới, của con
người.
Ông cay đắng nhận ra sự đổi thay nơi tuổi trẻ:
Tóc ngời mai mốt không đen nữa
Tuổi trẻ khô đi, mặt xấu rồi.
Hư vô.

Ông ngẩn ngơ trước sự thay đổi của một sắc hoa:
Mùa cúc năm nay sắc đã già
Ai tìm ta hộ dáng thu qua
Ngẩn ngơ
Ông nhận ra thiêng liêng như tình yêu mà cũng thay đổi đến không ngờ:
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt
Giục giã
Và ông sợ cả lòng mình không vónh viễn trước thời gian:
Gấp đi em anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy lòng ta không vónh viễn
Giục giã.
Xuân Diệu sợ cả “Sự thật ngày nay không thật đến ngày mai” (Phải nói).
Sự đổi thay với ông có khi chỉ là trong chớp mắt:
Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh
Quay mặt lại : cả lầu chiều đã vỡ
Giục giã
Với cái nhìn này Xuân Diệu nhận ra mọi cái tươi xanh mơn mởn của cuộc
đời chẳng mấy chốc mà tàn tạ, mà khô héo. Ông nhận ra trong tiếng chim “reo
thi” kia có “độ phai tàn sắp sửa“, trong cái tươi xanh của mùa xuân kia đã ẩn
chứa sự “nhạt màu“, “phai bông“, trong cái tươi trẻ của những “mái xanh“ kia
chẳng mấy chốc mà “sương đầy“... Không có gì đứng yên, không có gì vónh
viễn. Điệp khúc ấy vang lên trong thơ ông như một nỗi niềm, như một lời nhắn
nhủ: cái tươi xanh sẽ qua mau, cái tàn tạ, già nua là vónh viễn:
Vónh viễn già nua, xuân ngắn ngủi
Mái xanh hương đượm chốc sương đầy
Kẻ đi đày.
Trước sự thật ấy, nhà thơ không còn cái cốt cách của những thi nhân ngày
xưa lúc nào cũng an nhiên, tự tại trước mọi biến dời nữa, mà phấp phỏng lo âu,
hốt hoảng vội vàng. Đúng như Hoài Thanh nhận xét: “Thi nhân cơ hồ đã mất

hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ rộng quá. Tâm hồn của
họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang
tàng của một thi nhân đời xưa như Lí Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ.
Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa: Nỗi
đời cơ cực đang giơ vuốt - Cơm áo không đùa với khách thơ. Không biết trong
khi rên rỉ như thế, Xuân Diệu có nghó đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng
quận chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui“ (210;
tr.53).
Một cái nhìn thế giới đầy đổi thay như vậy tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là
hốt hoảng, “vội vàng“ trong ứng xử. Thế giới đổi thay, đời người ngắn ngủi,
cho nên phải “vội vàng“. Hơn một lần Xuân Diệu đã giải thích điều này:
Men trời sực nức nên mau tạ
Biết trước cho nên đã “vội vàng“
Trò chuyện với Thơ thơ
Sự “biết trước“ mà nhà thơ nói ở đây là gì? Đó là “biết trước“ rằng “Tuổi
trẻ chẳng hai lần thắm lại” (Vội vàng), là “Mười chín tuổi chẳng hai lần hoa
nở” (Đẹp). Đó là sự “biết trước“ về một điều hiển nhiên: “Còn trời đất nhưng
chẳng còn tôi mãi” (Vội vàng)... Như vậy “vội vàng“ là “vội vàng“ của một
quan niệm, của một nhận thức, chứ không phải vội vàng của một thái độ “sống
gấp” tiêu cực như có khi người ta đã gán cho ông.
Chính quan niệm này đã tạo nên những cảm giác đầy “vội vàng“ trong
thơ Xuân Diệu. Đọc thơ ông người ta nhận ra những trạng thái của vội vàng
như: “vội vội”, “mau mau”, “mau lên”, “gấp đi”, “vụt”, “liền”, “ngay”, “vừa”,
“chốc”... tràn ngập.
Mau với chứ vội vàng lên với chứ
Giục giã
Mau đi thôi ! mùa chưa ngã chiều hôm
Vội vàng
Ôi vội vàng là những phút trao yêu
Tặng thơ

Chong chóng ngày thơ vụt đến xuân
Mau mau ngày mạnh yếu phai dần
Ngày già vội vội mang sương đến
Tuổi chết đây rồi ! bóng lụt chân
Hư vô.
Muốn gấp đi cho xương rờn tốc độ;
Cho văng xé tay chân, cho rã riêng đầu cổ
Mái chèo đập mau ! ta thoát ngoài ta !
Chín con rồng ! nổi gió để buồm xa !
Sầu
Ta hăng máu chạy tìm duyên trẻ mạnh
Tay thoắt mở đôi hồi nghe nẩy cánh
Mênh mông
Chèo năm tháng vội đưa ta tới bến
Để đến ngày thanh niên vội lên yên.
Thanh niên
v.v ...
Xuân Diệu vội vàng yêu, vội vàng trao gửi để rồi cũng vội vàng đắng
cay:
Ta ngây thơ vội tưởng họ yêu mình
Ta dâng vội cả ân tình thứ nhất
Đương vương chủ ta bỗng thành hành khất
Chỉ vì nghe một lời hứa như chim
Yêu mến.
Vì vội kiếm tìm nhau, tôi sẽ
Chỉ thấy người thương, nhưng chẳng thấy tình thương
Dối trá
Thơ Xuân Diệu ít khi bình yên, thư thái. Những phút giây thiêng liêng của
“những chiều không dám nói“, những khi thư thả đắm mình trong tiếng nhạc
tuyệt vời để nhận ra “Gió nhòp theo đêm không vội vàng“ thật hiếm hoi. Mà ta

thấy thơ ông lúc nào cũng gấp gáp, lúc nào cũng hối hả: “vội dâng”, “vội
tưởng”, “vội kiếm tìm”, “vội đưa”, “vội gặp”, “vội chia xa”, “vội cả buồn vui”
(Anh vui liền nhưng lại buồn ngay - Xa cách)... Cho đến cả con người, cả cảnh
vật trong thơ ông cũng mang trạng thái “vội vàng“ đó: “Anh sắp giận. Em miûm
cười vội vã” (Xa cách), “Gió vừa chạy, vừa rên, vừa tắt thở” (Tiếng gió), “Thu
sang chim trắng vội bay ngừa” (Lưu học sinh), “Mây biếc về đâu bay gấp gấp”
(Thơ duyên), “Lá úa cành khô vẫn rụng dồn” (Núi xa)... Trong thơ ông không
có gì đứng yên, không có gì không vội vã. Ông triết lí rằng ngọn núi nhìn xa
tưởng đứng yên như một miếng bìa, nhưng thật ra “núi không hề đứng thản
nhiên“. Con người, sự vật cũng vậy thôi, luôn luôn gấp gáp trong vòng quay
của cuộc đời :
Lẫn với đời quay tôi cứ đi
Người ngoài không thấu giữa lòng si
Cũng như xa quá nên ta chỉ
Thấy núi yên như một miếng bìa
Núi xa.
2. Khẳng đònh hiện tại, khẳng đònh thực tại.
Ý thức về sự đổi thay, không có gì là vónh viễn sẽ dẫn đến một quan niệm
khác trong thơ Xuân Diệu là khẳng đònh thực tại, khẳng đònh hiện tại. Bởi lẽ
mọi vật, mọi sự đều biến dời, thì cái thực tại và hiện tại có ý nghóa nhất.
Mó học của chủ nghóa lãng mạn nói chung là phủ nhận thực tại, phủ nhận
hiện tại để hoặc là quay về quá khứ, hoặc hướng đến tương lai, đem lý tưởng
đối lập với thực tại.
Văn học lãng mạn Việt Nam cũng như Thơ mới nói riêng không nằm
ngoài qui luật này. Với các nhà Thơ mới, thực tại mà họ đang sống, nói như Vũ
Hoàng Chương, là chẳng qua do “đầu thai nhâàm thế kỉ“. Thi nhân muốn trốn
khỏi cái thực tại đó. Người ta trốn vào giấc mơ tiên, vào bóng giai nhân, vào
rượu, hay như Chế Lan Viên ước ao được nương vào “một tinh cầu giá lạnh,
một vì sao trơ trọi cuối trời xa” để “Nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh, Những ưu
phiền, đau khổ với buồn lo“. Cảm giác “lạc loài” hiện lên rất rõ trong Thơ mới.

Hiện tại thì bơ vơ, tương lai thì mơ hồ, nên đa phần họ quay về quá khứ. Một
cái “ngày xưa” mơ hồ nào đó đã được lí tưởng hóa, thơ mộng hóa để trở thành
nỗi mong ước khôn nguôi của thi nhân. Thế Lữ ví mình như con hổ trong vườn
bách thú “nhớ rừng” xưa. Vũ Đình Liên nhớ về bóng dáng của những ông đồ
viết câu đối Tết thủa nào với một niềm da diết: “Những người muôn năm cũ -
Hồn ở đâu bây giờ?”. Nguyễn Nhược Pháp có hẳn cả một tập thơ lấy tên là
Ngày xưa nhằm “làm sống lại cả một thời xưa” với “màu sắc tươi vui, hình
dáng ngộ nghónh” (Hoài Thanh). Còn Nguyễn Bính thì van em “giữ nguyên
quê mùa” như hôm qua, như thû trước. Cả Xuân Diệu trong văn xuôi cũng là
một Xuân Diệu da diết với ngày xưa. Truyện cái giường diễn tả một hoài vọng
về quá khứ. Cái giường mong lửa hồng thiêu mình để thành khói mà bay về
rừng xưa...
Ấy thế mà trong thơ chúng ta lại có một Xuân Diệu khác, một Xuân Diệu
khát khao với hiện tại, với thực tại, dù đó là một hiện tại mong manh “Trong
gặp gỡ đã có mầm li biệt”, một thực tại đầy trắc trở: “Chiều tùứ bề không phá
nổi trùng vây”...
Trong thơ Xuân Diệu đôi lúc cũng nhớ về “ngày xưa”, cái “ngày xưa” gắn
với kỉ niệm như “Nguôi làm sao được buổi Thơ thơ” (Trò chuyện với Thơ thơ),
hay một cái “ngày xưa”, gắn với khung trời tuổi nhỏ mà bây giờ trở nên da
diết:
Cho ta xin, cho ta xin sắc đỏ,
Xin màu xanh về tô lại khung đời ...
Trời ơi, trời ơi, đâu rồi tuổi nhỏ?
Hôm xưa đâu rồi, trời ơi ! trời ơi !
Xuân đầu
Cũng có lúc ông đã từng “mơ xưa”, một cái “ngày xưa” phảng phất như
trong huyền thoại, trong cổ tích, trong một quá vãng xa xôi với “Những Chiêu
dương, những Hậu đình tráng lệ”, những “Cung nhà Tần trùng điệp mái lâm li”,
với những “gót sen vàng liễu yếu chạy về đâu ?”, để tạo nên một nét u hoài
không dễ quên trong thơ mình:

Mà nhớ điều chi ? hay nhớ ai ?
Cũng không biết nữa - Nhớ nhung hoài !
Những trời xa lắm, xưa, xưa quá,
Đến nỗi trong lòng sắc đã phai.
Nhớ mông lung
Ai có nhớ những thời hương phảng phất
Hạc theo trăng, tiên còn lẫn với người;
Những thời xưa chim phượng xuống trần chơi,
Hoa cúc nở có người chờ đợi trước.
Mơ xưa
Những thoáng “mơ xưa” như thế không nhiều trong thơ Xuân Diệu. Nhiều
hơn, ông sống với “thì” hiện tại mà “ngày trước” với “mai sau” đều không
đáng kể:
Kể chi chuyện trước với ngày sau
Tình trai

×