Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 179 trang )

1

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, căn cứ,
kết quả có trong luận văn là trung thực.
Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.

2

Lời cảm ơn

Luận văn với đề tài: “Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc – hiểu cho học
sinh lớp 4, lớp 5” được hoàn thành dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đỗ
Huy Quang.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.Đỗ Huy Quang,
các thầy cô giáo trong phòng Sau đại học, các cô giáo trường Tiểu học Kì Bá (Thái Bình),
trường Tiểu học Lê Lợi (Kiến Xương, Thái Bình ), trường Tiểu học Ngọc Thanh (Vĩnh
Phúc), và các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Học viên


Hoàng Thị Thu Hiền










Danh mục kí hiệu viết tắt

GV : Giáo viên
GT : Giao tiếp
3

HS : Học sinh
T.V : Tiếng Việt
SGK : Sách giáo khoa
































4






















MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện nay chương trình tiếng Việt cấp tiểu học đang nhấn mạnh vào
định hướng: dạy học tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp.Trong dạy học
tiếng Việt, giao tiếp là mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo việc
dạy học, đồng thời là phương pháp, phương tiện để tổ chức các hoạt động học
tập của học sinh. Dạy học tiếng Việt theo định hướng giao tiếp vừa hướng dẫn
học sinh nắm được những kiến thức ngữ văn vừa chú ý đến rèn luyện phát
triển bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) trong các hoạt động giao
tiếp cụ thể. Dạy học theo định hướng giao tiếp sẽ tạo được các tình huống
giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ và nhu cầu giao tiếp cho học sinh
5

đồng thời góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, nâng cao vốn hiểu biết
về tiếng Việt,văn hóa, xã hội, tự nhiên của Việt Nam và nước ngoài.
1.2.Trong các phân môn tiếng Việt, phân môn tập đọc có ý nghĩa vô
cùng quan trọng nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh trong đó
đọc hiểu là đích của hoạt động đọc, và đọc – hiểu là hoạt động tư duy gắn
liền với hoạt động ngôn ngữ. Rèn kĩ năng đọc và kĩ năng hiểu bài đọc là hai
kĩ năng quan trọng của dạy tập đọc.Nếu chỉ rèn kĩ năng đọc thì giờ tập đọc
không đi đến đích của việc dạy tìm hiểu bài còn nếu chỉ chú ý rèn cách hiểu
thì lại thành giảng văn. Chính vì vậy dạy học đọc – hiểu phải được chú ý sao
cho phù hợp với học sinh tiểu học đặc biệt với học sinh lớp 4, lớp 5. Đây là
giai đoạn các em chuẩn bị chuyển tiếp lên cấp học trên. Mà dạy học ngữ văn

cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hiện nay đều đang đi theo định
hướng mới đó là dạy đọc hiểu văn bản. Do đó yêu cầu đặt ra trong dạy học
tập đọc là phải chuẩn bị kĩ năng, năng lực đọc hiểu cho học sinh. Bên cạnh
đó, yêu cầu của giáo dục hiện nay là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, mà
giao tiếp là một trong những kĩ năng sống quan trọng. Đọc hiểu là hoạt động
thực hành giao tiếp nên dạy học đọc hiểu góp phần rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh, đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.3.Trên thực tế hiện nay, việc dạy đọc hiểu trong trường tiểu học chủ
yếu thông qua hệ thống câu hỏi để học sinh tái tạo lại nội dung chứa trong bài
đọc, giải nghĩa ngôn từ và hiểu được nội dung bài đọc. Đó là đọc hiểu theo
hướng “giải mã văn bản ”. Các em chưa có điều kiện được thể nghiệm cuộc sống,
trò chuyện với các nhân vật và với nhà văn. Các em cũng chưa có điều kiện tự
so sánh, chọn lựa, đánh giá, phân tích, có cách hiểu khác, góc nhìn khác về
bài tập đọc. Để giải quyết vấn đề này, nếu vận dụng lý thuyết giao tiếp sẽ rất
phù hợp với lứa tuổi tiểu học lứa tuổi hồn nhiên, vừa học vừa chơi, lại có trí
tưởng tượng phong phú, các em sẽ cảm nhận được nội dung bài đọc như cuộc
6

sống của mình. Vấn đề này đã được đề cập đến trong một số công trình
nghiên cứu nhưng vận dụng vào dạy học đọc hiểu cho học sinh tiểu học thì
chưa có.
Chính vì những lý do đó chúng tôi chọn đề tài “ Vận dụng lý thuyết giao
tiếp vào dạy học đọc – hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5”
2. Lịch sử vấn đề
Dạy học tiếng mẹ đẻ theo lý thuyết giao tiếp là vấn đề đã được rất
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Theo thống kê của tác
giả Nguyễn Trí trong cuốn Một số vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm
giao tiếp ở tiểu học [27] thì chương trình dạy tiếng mẹ đẻ ở các nước trên thế
giới đều được xây dựng theo phương hướng lấy GT làm môi trường và
phương pháp học tập, lấy việc phục vụ GT làm nhiệm vụ và mục

đích.Chương trình nào cũng chú ý rèn các kĩ năng bộ phận khi nghe, nói, đọc,
viết đồng thời chú ý rèn luyện tổng hợp các kĩ năng đó trong quá trình sử
dụng lời nói để GT. Từ đó dần dần tạo nên sự chuyển hóa về chất, biến các kĩ
năng nghe nói thành năng lực lời nói của cá nhân. Cũng theo tác giả, chương
trình dạy tiếng Việt ở Việt Nam từ những năm 70 cho đến các chương trình
Tiếng Việt ở Tiểu học trong thế kỉ XX tuy đã đạt được những thành tựu đáng
kể nhưng vẫn chưa làm rõ được việc dạy tiếng Việt chính là dạy sử dụng tiếng
Việt trong GT và trong suy nghĩ, học tập. Quan niệm dạy tiếng Việt theo quan
điểm GT chưa được xác lập đầy đủ, rõ ràng. Tác giả cũng đã nghiên cứu
chương trình Tiếng Việt tiểu học ban hành năm 2001, 2006 và khẳng định
chương trình Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI đã thực sự đưa việc dạy Tiếng Việt
gắn với hoạt động GT phong phú, sinh động của người Việt, tạo điểu kiện cho
sự phát triển tiếng Việt.
Sách Tiếng Việt mới đã thể hiện sinh động việc dạy Tiếng Việt theo
quan điểm GT thông qua hệ thống chủ điểm phong phú, thông qua hệ thống
7

bài học gắn liền với các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, và thông qua hệ thống bài
tập…
Trong dạy học phần đọc  hiểu các nhà biên soạn chương trình và sách
giáo khoa cũng đã chú trọng tới việc dạy học đọc hiểu cho HS theo quan
điểm GT. Điều đó được thể hiện qua hệ thống bài tập, câu hỏi tìm hiểu bài
được xây dựng theo hướng thực hành GT. Thực sự, việc dạy tiếng Việt nói
chung và dạy đoc hiểu nói riêng theo quan điểm GT đã tạo điều kiện để thực
hiện phương hướng sư phạm tích cực hóa hoạt động của người học.
Bên cạnh việc quan tâm tới quan điểm GT trong dạy học Tiếng Việt,
cũng có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề dạy học đọc  hiểu
cho HS tiểu học, khẳng định đây là đích của việc học Tập đọc.
Trong công trình Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học [8] PGS.TS Nguyễn Thị
Hạnh đã khẳng định việc dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học có vai trò quan

trọng trong quá trình học tập của HS, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học
tập của các em. Theo tác giả, có kĩ năng đọc hiểu, học sinh sẽ từng bước
thành thạo các thao tác của tư duy, tăng dần phẩm chất sáng tạo, phê phán của
tư duy, từ đó cùng với các môn học khác góp phần hình thành năng lực giải
quyết vấn đề ở các em, tác giả cho rằng: “Có kĩ năng đọc- hiểu con người sẽ
có khả năng tiếp cận với một nền văn hóa đọc để rồi có một học vấn và một
vốn kinh nghiệm cần thiết, phong phú”. Tác giả cũng đã tiến hành thống kê,
phân loại các dạng bài tập đọc hiểu trong chương trình tiếng Việt, phân môn
Tập đọc ở tiểu học, đồng thời hướng dẫn phương pháp dạy học, tổ chức hoạt
động học tập để học sinh đọc hiểu
GS.TS. Lê Phương Nga trong công trình Dạy học tập đọc ở tiểu học
[24] đã thể hiện cách nhìn hệ thống và sâu sắc vể chương trình môn học, chú
trọng xem xét các bình diện nội dung và hình thức của văn bản nhằm giúp GV
có căn cứ xác định nội dung luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu cho học sinh
8

tiểu học, đồng thời đưa ra tiến trình tổ chức tiết dạy tập đọc cho GV khi lên
lớp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc dạy học Tập đọc cho HS tiểu
học.
Trong Phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học [23], tác giả Lê
Phương Nga và Nguyễn Trí đã dành sự quan tâm sâu sắc đến quá trình dạy
học tập đọc ở tiểu học, trong đó có các chuyên mục được viết rất công phu về:
rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS tiểu học; xây dựng bài tập đọc hiểu cho
học sinh tiểu học.
Với công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng thực hành Luyện tập về
cảm thụ văn học ở tiểu học, tác giả Trần Mạnh Hưởng đã khẳng định các em
học sinh tuy còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện trau dồi để từng bước
nâng cao trình độ tiếp nhận bài đọc và cảm thụ văn học. Theo tác giả việc bồi
dưỡng nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho HS là điều cần thiết vì nó giúp
các em “đọc hiểu và cảm nhận những bài văn, bài thơ hay trong sách giáo

khoa từ đó mở mang thêm tri thức, phong phú về tâm hồn” [16 tr3] những
công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được vai trò của việc rèn kĩ năng đọc hiểu
và ý nghĩa của việc vận dụng lý thuyết giao tiếp trong dạy học tiếng Việt nói
chung, dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc nói riêng.Tuy nhiên chưa có
một công trình nào nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học
đọc hiểu ở tiểu học. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài “Vận
dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5”,
nhằm nghiên cứu và để xuất một hệ thống các kĩ năng, các thao tác, các hình
thức rèn cho học sinh vận dụng lý thuyết giao tiếp vào trong quá trình đọc
hiểu văn bản.
3. Mục đích nghiên cứu:
 Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của phân môn tập đọc, phần
tìm hiểu bài từ việc vận dụng lý thuyết giao tiếp
9

 Quán triệt hơn nữa việc thực hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học
phân môn tập đọc nói riêng, trong dạy học Tiếng Việt nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tổng hợp các cơ sở lý luận, cở sở thực tiễn của việc dạy học đọc
hiểu theo lý thuyết giao tiếp.
 Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp
4, lớp 5.
 Thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả quá trình vận dụng lý thuyết
giao tiếp trong dạy học đọc hiểu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động dạy và học đọc –hiểu cho học sinh
lớp 4, lớp 5 trong giờ tập đọc.
 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4, lớp 5 ở một số trường thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Bình.
6. Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 Phương pháp thống kê, so sánh.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu chuyển một số câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa theo hình
thức mới, vận dụng lý thuyết giao tiếp, giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc
bằng các thao tác giao tiếp với nhân vật , với tác giả, với các sự việc trong bài
đọc thì học sinh sẽ được nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng giao tiếp.Giờ
học đọc hiểu sẽ hào hứng,thú vị , phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của
học sinh và góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

10


















NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
DẠY ĐỌC- HIỂU THEO LÝ THUYẾT GIAO TIẾP

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Giao tiếp và giao tiếp ngôn ngữ
1.1.1.1 Khái niệm giao tiếp, giao tiếp ngôn ngữ
a. Khái niệm giao tiếp
 Giao tiếp là một hiện tượng tâm lí xã hội ngôn ngữ rất phức tạp. Cho
nên, người ta khó đưa ra một định nghĩa đầy đủ và thống nhất. Người ta có
thể đứng dưới nhiều góc độ, nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp.
11

Thứ nhất là quan niệm: giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con
người, chỉ có ở xã hội loài người.
Thứ hai là quan niệm: giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với
người, thông qua đó, con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, về
tri giác và ảnh hưởng trực tiếp, tác động qua lại với nhau.
Thứ ba là quan niệm về giao tiếp dưới góc độ ngôn ngữ, giao tiếp là sự
trao đổi, tiếp xúc với nhau bằng chuổi các yếu tố ngôn ngữ của người tham dự
nói năng tạo nên để truyền đạt nội dung giao tiếp. Nội dung thông báo ấy
mang tính khách quan (chức năng phản ánh hiện thực) lẫn tính chủ quan
(thông qua nhận thức cá nhân). Đó là quá trình lập mã và quá trình giải mã
thuộc về lĩnh vực tinh thần (sự phản ánh hiện thực vào tư duy nhận thức con
người) sử dụng phương tiện là ngôn ngữ mang tính thể chất nhằm hướng đến
một mục đích nhất định.Mục đích tác động theo hướng mà người phát mong
muốn thường chia thành ba loại: mục đích tác động tạo nên sự biến đổi về
nhận thức, về tình cảm và mục đích tác động tạo nên sự biến đổi về hành
động. Còn hiệu quả cao hay thấp của một cuộc giao tiếp như thế nào sẽ được
người nghe hay nhận đánh giá và chịu ảnh hưởng.

A Lêonchiw đưa ra định nghĩa giao tiếp như sau: Đó là một hệ thống
những quá trình có mục đích và động cơ trong hoạt động tập thể, thực hiện
các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng những
phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ.
Một hoạt động giao tiếp được hình thành bởi những nhân tố: nội dung
giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hình thức giao tiếp, phương tiện giao tiếp, kênh
giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp… các nhân tố này có mối quan hệ hữu cơ với
nhau cùng hướng tới mục đích giao tiếp. Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Đ


12






HC PTK








NV ND




b. Khái niệm giao tiếp ngôn ngữ:
Giao tiếp ngôn ngữ hay giao tiếp bằng ngôn ngữ là loại giao tiếp lấy
ngôn ngữ (nói và viết) làm phương tiện.

1.1.1.2 Những nội dung chính của giao tiếp ngôn ngữ
 Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
+ Ngôn ngữ nói:
Là ngôn ngữ hướng vào người khác, biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp
nhận bằng thính giác (bằng tai nghe), gồm ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
 Ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ diễn ra ở một người hay một số người
khác, tronng đó khi người này nói thì người khác nghe và ngược lại. Vai trò
chủ thể giao tiếp luôn thay đổi, khi người này là chủ thể thì người kia là đối
tượng giao tiếp và ngược lại. Do đối thoại trực tiếp mặt đối mặt nên ngoài
việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ còn có những phương tiện phi ngôn ngữ.
Vì vậy, trong quá trình giao tiếp, chủ thể phải biết cách diễn đạt bằng lời nói
13

và phải biết nghe, biết theo dõi trên nét mặt, cử chỉ của người giao tiếp, phán
đoán tâm trạng của người đó và tự điều chỉnh tâm lý của mình.
 Ngôn ngữ độc thoại: là ngôn ngữ mà người nói nói cho một hay số
đông người nghe mà không có chiều ngược lại một cách trực tiếp. (ví dụ nói
chuyện thời sự, phổ biến khoa học cho một trường hay một cơ quan, xí
nghiệp…). Ngôn ngữ này đòi hỏi người nói phải có sự chuẩn bị trước về dàn
ý, nội dung và phải tìm hiểu về đặc điểm, về trình độ, tầng lớp xã hội, lứa
tuổi…, của đối tượng sẽ nghe mình nói. Vì ngôn ngữ phát đi chỉ có một chiều
từ người nói cho nên phải được gọt giũa chính xác, rõ ràng đúng quy tắc ngữ
pháp và phải có sự tập trung chú ý ở cả hai phía người nói lẫn người nghe. Ví
dụ, lời phát biểu của đại biểu trong buổi mít tinh, lời của phát thanh viên và
truyền hình, bài giảng lí thuyết của giáo viên trên lớp….

 Ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết ra đời muộn hơn ngôn ngữ nói, biểu hiện bằng chữ viết
được thu thập bằng thị giác (mắt).
Ngôn ngữ viết có đặc điểm riêng là ngoài yêu cầu chặt chẽ về ngữ pháp
còn cả yêu cầu về cả chính tả. Nó cũng chia thành ngôn ngữ đối thoại và độc
thoại (đọc sách, báo).
Thông thường, nếu so sánh với ngôn ngữ nói thì ngôn ngữ viết cho
phép liên lạc giữa con người với nhau trong khoảng cách rất lớn về không
gian và thời gian. Tuy nhiên, nhờ có các phương tiện kĩ thuật hiện đại, ngày
nay ngôn ngữ nói cũng có thể giúp con người liên lạc với nhau trong những
khoảng cách rất xa (điện thoại truyền hình, vô tuyến điện tử…)
Nhìn chung ở dạng ngôn ngữ nói hay viết thì giao tiếp cũng gồm 2 mặt
là lĩnh hội và sản sinh. Khi nói thì mặt lĩnh hội là nghe, mặt sản sinh là nói.
Khi viết thì mặt lĩnh hội là nghe, mặt sản sinh là viết. Như vậy ngôn ngữ nói
và ngôn ngữ viết là hai công cụ quan trọng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó
14

giúp đạt đến mục đích của giao tiếp. Ba chức năng chính của ngôn ngữ trong
giao tiếp là: chức năng thông báo sự việc,chức năng bộc lộ (chức năng biểu
cảm), chức năng tác động. Thông qua ngôn ngữ, con người có thể thông báo
về thế giới hiện thực hoặc một thế giới tưởng tượng giả định nào đó, có thể
bộc lộ những cảm xúc của chính mình hoặc tác động đến người khác.
Những chức năng trên đây của ngôn ngữ được thể hiện một cách đa
dạng, sinh động thông qua văn bản, cùng với những hiệu quả tương ứng.
Chức năng thông báo giúp cho văn bản phát huy những hiệu quả về nhận
thức. Chức năng bộc lộ giúp cho văn bản phát huy những hiệu quả về tình
cảm. Chức năng thông báo giúp cho văn bản phát huy những hiệu quả về
hành động. Những chức năng này thường được thể hiện đan quyện vào nhau
và tùy từng loại văn bản mà một chức năng nào đó có thể đóng vai trò chủ
yếu hay thứ yếu

 Hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ có 2 quá trình là tạo lập văn bản và
lĩnh hội văn bản.
Văn bản (hay ngôn bản) vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của hành
động giao tiếp
 Tạo lập văn bản là hoạt động của người phát tin một văn bản (nói và
viết) ra đời nghĩa là một thông điệp đã được người phát “mã” hóa bằng ngôn
ngữ. Lĩnh hội văn bản là một hành động giải mã ngôn ngữ do người nhận tin
thực hiện. Có được tín hiệu ngôn ngữ từ người phát tin, người nhận tin phải
dựa vào năng lực ngôn ngữ cùng với thói quen giao tiếp trong một hoàn cảnh
cụ thể mà chiếm lĩnh được nội dung, ý nghĩa của văn bản. Hiệu quả của việc
chuyển tải thông điệp phụ thuộc chính vào những loại “mã” hóa thông tin của
người phát và giải “mã” thông tin của người nhận
 Việc lĩnh hội thông tin từ văn bản ngôn ngữ nhiều khi không giản đơn,
nhất là đối với các văn bản nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa, các nhân vật
15

giao tiếp lại khác nhau về văn hóa, đặc điểm tâm lí lứa tuổi, thói quen sử dụng
ngôn ngữ…Chúng ta thường thấy xuất hiện không ít những hiện tượng người
nói và người nghe không hiểu ý nhau, người nói thì thông tin về một nội
dung, còn người nghe hiểu theo nghĩa khác. Có hiện tượng này xảy ra là vì có
thể do văn bản, do việc lập “mã” và giải “mã” thông tin hoặc có thể do bản
thân đối tượng giao tiếp. Muốn hoạt động nghe đạt hiệu quả thì người nghe
phải có sự chú ý, hứng thú với vấn đề giao tiếp. Hơn nữa người nghe phải có
những hiểu biết nhất định về vấn đề giao tiếp, có kinh nghiệm sống và tình
trạng tâm lý, sức khỏe ổn định. Như vậy để việc lĩnh hội thông tin có hiệu quả
các nhân vật giao tiếp phải chú ý đồng thời đến văn bản và các yếu tố khác có
ảnh hưởng chi phối nội dung thông điệp trong quá trình giao tiếp.
1.1.1.3 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Giao tiếp là một hoạt động bao gồm nhiều nhân tố có quan hệ qua lại
với nhau, tác động, ràng buộc lẫn nhau. Có thể kể đến các nhân tố sau đây


a. Nhân vật giao tiếp
Đó là những người tham gia giao tiếp, gồm người phát (người
nói/người viết) và người nhận (người nghe/người đọc). Những người tham gia
giao tiếp tuy vẫn mang theo những kinh nghiệm riêng của mình về thế giới,
những niêm tin, những hiểu biết xã hội, về phép lịch sự nhưng cũng phải có
chung một nền tảng tri thức, văn hóa… thông thường, trong giao tiếp, vai trò
người phát  người nhận là cố định hoặc khó có thể thay đổi (như diễn viên
với khán giả xem truyền hình…)
b. Nội dung giao tiếp: Trước hết, đây chủ yếu là phạm vi hiện thực ở bên
ngoài ngôn ngữ. Phạm vi hiện thực này có thể là những gì đã, đang hoặc sẽ
xảy ra trong thế giới thực tại mà chúng ta đang sống, hoặc trong một thế giới
tưởng tượng. Khi nói đến những phạm vi hiện thực ngoài ngôn ngữ, chúng ta
16

nói đến những sự vật, sự việc nào đó, trong đó sự vật thế nào, vì sao, ai làm,
làm gì với ai, ở đâu, khi nào, nhằm mục đích gì ….thường phải xác định rõ.
Bản thân ngôn ngữ cũng có thể được lấy làm nội dung giao tiếp. Trong
trường hợp này, ngôn ngữ được dùng để nói về chính ngôn ngữ. chẳng hạn,
trong tiết Ngữ pháp tiếng Việt, các thầy giáo, cô giáo dùng tiếng Việt để nói
về tiếng Việt, về những đơn vị ngữ pháp, những quy tắc hoạt động của nó.
c. Phương tiện giao tiếp và kênh giao tiếp
Đó là ngôn ngữ được chọn dùng làm phương tiện chuyên chở thông tin
ngôn ngữ dùng trong giao tiếp thường ở dạng một biến thể nào đó. Đấy là
biến thể tiếng địa phương, chẳng hạn chúng ta có tiếng Hà Nội, tiếng Huế,
tiếng Sài Gòn…và có khi trong những điều kiện hạn chế có thể dùng thêm
biệt ngữ xã hội.
Để cho giao tiếp đạt được hiệu quả, người phát và người nhận phải có
một trình độ nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ. Người phát phải có khả
năng dùng từ, đặt câu, phát âm hoặc viết chữ chuẩn xác để tạo nên văn bản

truyền tải nội dung thông tin đến người nhận. Người nhận phải có năng lực
ngôn ngữ tương ứng để hiểu những nội dung thông tin được truyền tải trong
văn bản.
Phương tiện giao tiếp bao giờ cũng được sử dụng thông qua một kênh
giao tiếp nhất định, chẳng hạn kênh nói nghe trực tiếp, kênh nói nghe gián
tiếp kênh viết đọc thông qua chữ viết…
d. Hoàn cảnh giao tiếp
Giao tiếp bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh nào đó. Hoàn cảnh
giao tiếp dễ nhận biết nhất là thời điểm cụ thể, không gian cụ thể của một
cuộc giao tiếp cụ thể. Ví dụ, hoàn cảnh giao tiếp của hai học sinh trong lớp
hoàn toàn khác với hoàn cảnh giao tiếp của hai học sinh đó trong giờ giải lao.
17

Hoàn cảnh giao tiếp cũng bao gồm cả những hiểu biết của người tham
gia giao tiếp, đó là những hiểu biết về thế giới tự nhiên, về xã hội, về sinh lí,
tâm lí, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, những quy định thành văn và bất thành
văn,…gắn với môi trường xã hội của sự giao tiếp: môi trường giao tiếp có
tính chất lễ nghi, trang trọng và môi trường gia đình không có tính chất lễ
nghi, thân tình.
e. Đích của giao tiếp
Căn cứ vào mục đích giao tiếp có giao tiếp công việc, giao tiếp nhân
cách, giao tiếp nhận thức. Giao tiếp công việc là loại giao tiếp trong đó người
ta hợp tác với nhau cùng tham gia vào một công việc gì đó nhằm đạt tới mục
đích chung…giao tiếp nhân cách là loại giao tiếp trong đó con người tiếp xúc
với nhau với tư cách là những nhân cách, đánh giá lẫn nhau trên cương vị là
những thành viên xã hội theo quy tắc, luật lệ, phong tục, tập quán của xã hội,
còn lại giao tiếp mà ở đó con người tìm hiểu lẫn nhau và tìm hiểu thế giới bên
ngoài là giao tiếp nhận thức.

1.1.2 Giao tiếp sư phạm và giao tiếp văn học

1.1.2.1 Giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm là việc tổ chức các hoạt động trao đổi, bàn luận,
đánh giá…trong một quy trình dạy học chặt chẽ với sự tham gia của người
dạy và người học.
Như vậy theo quan niệm thông thường, giao tiếp sư phạm là giao tiếp
chủ yếu giữa thầy với trò, giao tiếp giữa trò với trò trong nhà trường
Tuy nhiên đặt trong từng hoạt động giao tiếp ở những nội dung môn
học khác nhau sẽ nảy sinh thêm một mối quan hệ giao tiếp nữa là quá trình
giao tiếp học sinh với các nội dung kiến thức bài học. Ở luận văn này chúng
tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề giao tiếp sư phạm trong quá trình đọc hiểu bài đọc.
18

Trên thực tế trong môn tập đọc, khi giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp
xúc với văn bản và đi sâu tìm hiểu văn bản sẽ nảy sinh một mối quan hệ nữa
là quan hệ giữa trò với các thế hệ bạn đọc khác. Nghĩa là học sinh khi đi vào
tìm hiểu nội dung bài học không chỉ qua sự hướng dẫn của giáo viên, qua trao
đổi với bạn bè mà còn qua sự cảm nhận bằng tâm hồn và tình cảm của mình
đồng điệu cùng các thế hệ bạn đọc khác trong thế giới tác phẩm. Có thể
khái quát, giao tiếp sư phạm trong quá trình đọc hiểu bài đọc là giao tiếp giữa
thầy với trò, giữa trò với trò và là giao tiếp giữa trò với các thế hệ bạn đọc
khác.
1.1.2.1.1 Giao tiếp giữa thầy với trò, giữa trò với trò trong quá trình đọc hiểu
bài đọc.
Đây là mối quan hệ giao tiếp cơ bản trong nhà trường. Vai trò của
người thầy trong bất kì bài học nào cũng là định hướng, tổ chức các hoạt động
học tập cho học sinh để học sinh chiếm lĩnh được nội dung bài học. Trong dạy
học đọc hiểu, giáo viên càng có vai trò to lớn trong việc tổ chức các hoạt
động, gợi mở tư duy cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giao tiếp với các
em từ đó đi đến mục đích của bài học.
Ví dụ: Khi dạy đọc hiểu bài “Người ăn xin” (T.V4, tập 1, tr 30)

GV đưa ra một loạt hệ thống câu hỏi để giao tiếp trực tiếp với HS như:
Em có thể chọn nhân vật đóng vai là ông lão và cậu bé nếu là cậu bé
em sẽ làm gì? Nói gì với ông lão khi ông lão chìa tay xin em giúp đỡ?
Có thể khẳng định thầy và trò phải có sự tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc với
nhau để hướng tới nhiệm vụ dạy học, trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo tổ
chức còn học sinh chủ động tiếp nhận. Trên cở sở một đối tượng học sinh cụ
thể, giáo viên phải đưa ra các định hướng về phương pháp và hình thức tiếp
nhận. Đồng thời giáo viên cũng phải biết dự đoán và điều chỉnh quá trình tiếp
nhận nội dung bài đọc của học sinh. Như vậy, đối tượng tác động của giáo
19

viên trong phần đọchiểu bài đọc chính là học sinh và quá trình tiếp nhận ý
nghĩa, nội dung bài học của các em. Sự phát triển về nhận thức, sự biến đổi
trong tư tưởng, tình cảm, mức độ hình thành các kĩ năng học tập của học sinh
phụ thuộc đáng kể vào hiệu quả hoạt động của giao tiếp này. Dạy học đọc
hiểu theo hướng giao tiếp không những tạo điều kiện để học sinh chủ động
nhận thức mà còn giúp các em phát triển năng lực giao tiếp. Các hoạt động
trao đổi, bàn luận, đánh giá diễn ra trong quá trình giao tiếp làm cho việc tiếp
nhận bài đọc trở nên đa chiều và sâu sắc hơn. Hệ thống các hoạt động giao
tiếp sư phạm bao giờ cũng được giáo viên tính toán và chuẩn bị kĩ lưỡng thể
hiện trong bài soạn của mình từ khâu xác định mục tiêu đến khâu kết thúc bài
học trong đó phân định rõ ràng các hoạt động của thầy và của trò.
Ví dụ: Khi dạy học bài tập đọc “Khuất phục tên cướp biển” tuần 25
 Giáo viên phải xác định được mục tiêu bài học là ca ngợi tấm gương
dũng cảm không chịu khuất phục trước kẻ thù của bác sỹ Li
 Để giúp học sinh đọc hiểu theo hướng giao tiếp, giáo viên tiến hành
cho học sinh thảo luận để chọn những từ khái quát phẩm chất tốt của bác sỹ
Li đồng thời yêu cầu từng học sinh nêu lên ý kiến về điều mình học được
trong bài để vận dụng vào cuộc sống.
Qua việc thực hành giao tiếp như trên, giáo viên đã tổ chức được cho học

sinh các hoạt động giao tiếp để tìm hiểu được nội dung chính của bài đọc
Bên cạnh đó trong giờ học và trong quá trình tìm hiểu bài, các học sinh có sự
trao đổi qua lại với nhau các nội dung bài học, tranh luận và đưa ra những
nhận xét về nội dung bài học. Việc các học sinh trả lời các câu hỏi, các bạn
khác chú ý lắng nghe và nhận xét cũng chính là hoạt động giao tiếp quan trọng
giúp các em hiểu kĩ hơn về bài đọc.
Ví dụ: khi cùng học đọc hiểu trong bài “Cái cầu” Phạm Tiến Duật
T.V3. Học sinh muốn tìm hiểu lí do vì sao bạn nhỏ lại yêu quý cái cầu “của
20

cha” như vậy thì có thể cho HS trao đổi theo nhóm, hoặc có thể bằng hình
thức phát biểu cảm nghĩ của mình.
Như vậy, một loạt ý kiến của HS sẽ được đưa ra trao đổi là: do bạn nhỏ
yêu bố mình, do bạn nhỏ tự hào với công việc của bố, do bạn nhỏ này thích
những cây cầu to, rộng, hiện đại,….
Chính nhờ quá trình giao tiếp trên mà nội dung chính của bài sẽ được rút ra:
bạn nhỏ rất yêu quý và tự hào về người cha và công việc của người cha.
1.1.2.1.2 Giao tiếp giữa trò với các thế hệ bạn đọc khác trong quá trình đọc
hiểu.
 Như đã nói ở trên, trong quá trình học tập, tiếp xúc với bài đọc (chủ yếu
là các văn bản văn học) các em học sinh không những được tiếp xúc trực tiếp
với thầy, với bạn mà còn được tiếp xúc với các thế hệ bạn đọc khác nhau.
Trên thực tế, các bài tập đọc được trích dẫn trong sách giáo khoa có thể là
những tác phẩm văn học dân gian như truyện cổ tích, thần thoại, truyền
thuyết, những câu tục ngữ ca dao, truyện ngắn… được sáng tác trong những
hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Vì vậy khi chúng ta đọc các tác phẩm này có
nghĩa là chúng ta đang giao tiếp với những con người của các thời đại đó. Họ
có những đặc điểm về nhận thức, tư duy, tình cảm, lý tưởng, thẩm mỹ phần
nào không giống với chúng ta ngày nay. Như vậy tác phẩm bao giờ cũng là
“sản phẩm” của một thời, một vùng còn người đọc là người đọc của mọi thời,

mọi địa bàn sinh sống khác nhau. Chính vì vậy trong khi dạy học sinh đọc 
hiểu bài đọc là phải tạo điều kiện cho học sinh được giao tiếp với các thế hệ
bạn đọc khác nhau. Hơn thế nữa dạy học đọc hiểu các bài đọc còn là quá trình
khơi gợi cho học sinh (nhất là học sinh giỏi) có niềm say mê văn học đi tìm
hiểu những tài liệu, bài báo, bài bình hay những bài văn mẫu viết về vấn đề
trong bài đọc định tìm hiểu. Chính những bài viết đó là những sự thể hiện
khác nhau về cách hiểu của nhiều bạn đọc trong những thời điểm lịch sử,
21

hoàn cảnh lịch sử khác nhau sẽ tạo môi trường giao tiếp cho học sinh với các
thế hệ bạn đọc khác.
Ví dụ: khi đọc truyện Tấm Cám theo tác giả dân gian và theo những bạn
đọc thời kỳ trước rất ủng hộ cái kết của câu chuyện với lý luận là “cái thiện
thắng cái ác”, người hiền lành sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ độc ác sẽ bị
trừng phạt. Tuy nhiên thời bây giờ dù rất cảm thông với cô Tấm nhưng vẫn
lên án cái kết của câu chuyện kém sự nhân hậu, và có phần ghê rợn, thiếu tính
giáo dục. Có bạn còn lên tiếng bênh vực cô Cám mặc dù cô cũng xấu tính
nhưng chủ yếu bị mẹ sai khiến nên cô không đáng phải chịu kết cục bi thảm
như vậy, đặc biệt lại bị trừng phạt bởi bàn tay cô Tấm một người tượng trưng
cho vẻ đẹp của người phụ nữ.
Ở đây xét với đối tượng là học sinh tiểu học do lứa tuổi của các em còn
nhỏ, khả năng lựa chọn tài liệu và ý thức tự đọc chưa cao, vì vậy giáo viên
phải là người chủ động giới thiệu cho các em những bài viết, tạp chí, bài văn
mẫu phù hợp với trình độ và nội dung bài học. Một lần nữa, có thể khẳng định
rằng sự giao tiếp giữa trò với các thế hệ bạn đọc khác trong quá trình đọc
hiểu sẽ giúp cho các em tìm hiểu bài đọc tốt hơn, sâu hơn và khách quan hơn.
Cần chú ý là GV phải phân biệt rõ hoàn cảnh trong văn bản và hoàn
cảnh ngoài văn bản. Trong luận văn này, chúng tôi khuyến khích các GV giúp
HS trang bị những kiến thức ngoài văn bản như đã nêu trên. Với hoàn cảnh
trong văn bản thì buộc HS phải tự tìm hiểu thông qua đọc hiểu bài đọc. Các

thao tác giúp HS tìm hiểu hoàn cảnh trong văn bản theo lý thuyết GT sẽ được
chúng tôi cụ thể ở phần sau.
1.1.2.2 Giao tiếp văn học
Giao tiếp văn học là hoạt động giao tiếp dùng văn học làm phương tiện
chuyển tải thông điệp giữa người “phát” (nhà văn) và người “nhận” (độc giả).
Văn học là một loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện
22

đời sống và xã hội con người. Người sáng tác làm ra tác phẩm để chuyển tải
tư tưởng, tình cảm của mình, người đọc nhờ có tác phẩm mà tiếp nhận những
tư tưởng và tình cảm của người sáng tác. “Tác phẩm” văn học là đơn vị cơ
bản của văn học, là cầu nối, là phương tiện giao tiếp giữa người sáng tác và
người đọc. Những hoạt động “giao lưu” giữa người sáng tác và người tiếp
nhận qua tác phẩm văn học, gọi là hoạt động giao tiếp văn học.
a. Sáng tác văn học là hoạt động của nhà văn muốn được trò chuyện,
giao tiếp, bàn luận với bạn đọc về các vấn đề cuộc sống.
Theo C.Mác: “Nhu cầu vĩ đại nhất, phong phú nhất của con người là
nhu cầu tiếp xúc với người khác. Nhu cầu này không ngang hàng với nhu cầu
khác, sự phát triển của nó trong một con người chính là điều kiện làm cho
con người trở thành con người”. Như vậy, đã là con người ai cũng có nhu cầu
giao tiếp. Đặc biệt là nhà văn những người luôn dành trọn trí tuệ, tâm huyết
của mình để dõi theo hơi thở, nhịp điệu của cuộc sống. Những người luôn
khát khao bộc lộ những trăn trở, suy tư và tiếng nói của mình về cuộc sống.
Đúng như L.Tôn.xtôi đã nói “nghệ thuật là một trong những phương tiện
giao tiếp giữa người với người.” [19, tr.224] nhà văn bắt tay vào sáng tác văn
học là thực hiện một hoạt động “gọi độc giả” (S.P.Satre), bao giờ cũng có ý
định hướng đến một ai đó, một người đọc giả định nào đó. Tô Hoài khi viết
“Dế mèn phiêu lưu kí” trước hết là muốn tự định hướng cho bản thân về ý
thức chính trị, về thời cuộc. Hơn nữa là muốn tìm sự đồng cảm của bạn đọc
Việt Nam và bạn đọc trên toàn thế giới về ước mơ có một thế giới đại đồng.

Một thế giới không chiến tranh, không có những kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, mọi
người được sống trong hòa bình và phát triển.
Nhà thơ Tố Hữu cũng có quan niệm rằng“Thơ là từ trái tim đến với trái tim,
Thơ là một điệu hồn đi tìm các hồn đồng điệu” là “tiếng nói tri âm”.
23

Sáng tác văn học còn là một nhu cầu muốn giải thoát nội tâm của nhà
văn. Cũng giống như những người bình thường khác, nhà văn cũng có những
ấn tượng, cảm xúc về thế giới, về cuộc sống xung quanh“Hôm nay trời nhẹ
lên cao/ Tôi buồn chẳng hiểu vì sao tôi buồn”. Ở nhà văn, những ấn tượng
cảm xúc này thường rất mãnh liệt và được thể hiện bằng câu chữ, văn bản.
Người xưa nói “thi ngôn chí” (thơ bày tỏ lí tưởng), “Thi duyên tình” (thơ bày
tỏ tình cảm). Ngày nay, những sáng tác của các nhà văn ít nhiều đều được
hình thành từ nhu cầu muốn giải thoát nội tâm. Từ mong muốn giao tiếp,
mong muốn giải thoát nội tâm, sáng tạo nghệ thuật đã trở thành một nhu cầu
mãnh liệt một phương tiện mạnh mẽ để giải thoát những tình cảm bị dồn nén
của nhà văn. Như vậy có thể nói như Phương Lựu “Sáng tác văn chương là
một nhu cầu giao tiếp, là một hoạt động giao tiếp với đời sống, với mọi người,
và với chính bản thân chủ thể sáng tạo.” [19, tr.225]
Văn chương với tư cách là một loại hình nghệ thuật đã được thực hiện
chức năng này. Lê Ngọc Trà cho rằng: “Nghệ thuật mang tiếng nói của dân
tộc này đến với dân tộc khác, của thế hệ trước đến với thế hệ mai sau, nó
khắc phục những khoảng cách về thời gian và không gian, đem lại sự giao
tiếp nhiều chiều, làm cho con người gần gũi nhau hơn và ngày một phong phú
hơn. [26, tr.121]
Sự đồng cảm chia sẻ của nhà văn bao giờ cũng có ý nghĩa giải bày,
thuyết phục, mong muốn người khác thấu hiểu những điều mà ông ta quan
sát, suy nghĩ và thể nghiệm. Bằng “tác phẩm” của mình, nhà văn cung cấp
cho người đọc những hiểu biết mới về con người và xã hội đồng thời cũng tạo
ra những nhu cầu mới cho người đọc, thậm chí là tạo ra những bạn đọc mới.

b. Văn học là hoạt động giao tiếp, đối thoại giữa người đọc và nhà văn
qua tác phẩm.
24

Tiếp nhận văn học là hoạt động của người đọc nhằm chiếm lĩnh các giá
trị cũng như nghệ thuật của tác phẩm văn học. Con người thực hiện việc tiếp
nhận văn học qua hai con đường hoặc nghe, hoặc đọc “tác phẩm”. Hoạt động
tiếp nhận văn học bắt đầu từ việc tiếp xúc với văn bản ngôn từ (nói hoặc viết)
với hình tượng nghệ thuật, tiếp theo là phân tích, lí giải, lĩnh hội những giá trị
được hình thành từ hệ thống ngôn ngữ và hình tượng, cuối cùng là đánh giá tư
tưởng, thái độ, cảm hứng nghệ thuật của nhà văn qua hệ thống ngôn ngữ và
hình tượng. Tiếp nhận văn học là một hoạt động “giao lưu”, khám phá, một
hoạt động nhận thức của bạn đọc về con người và cuộc sống qua lăng kính
của nhà văn. Tác động của bạn đọc trong hoạt động tiếp nhận văn học với tác
phẩm thể hiện ở chỗ người đọc đem đến cho “tác phẩm” của nhà văn một
dáng vẻ mới, một giá trị mới nhiều khi vượt ra ngoài ý định của tác giả. Với
hoạt động tiếp nhận, bạn đọc sẽ làm cho giá trị của tác phẩm phong phú thêm
bằng những cảm thụ và đánh giá của riêng mình. Từ giao tiếp văn học, người
đọc còn thực hiện mở rộng các hoạt động giao tiếp xã hội với mọi người,
cùng tham gia hoạt động tiếp nhận văn học dưới các hình thức khác nhau. “Về
thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người
đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc tham gia với tất cả trái tim,
khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo” [6, tr.325]
1.1.2.2.1. Giao tiếp giữa bạn đọc và hình tượng văn học.
Hình tượng văn học là đối tượng đầu tiên, người “phát” đầu tiên đến
với độc giả. Khi đọc “tác phẩm”, người đọc thường không nhớ tới người
sáng tạo ra hình tượng văn học (tác giả)mà chỉ nhớ đến hình tượng văn học.
Giao tiếp với hình tượng văn học như là giao tiếp với một thực thể sống (với
tất cả đặc điểm ngoại hình, cá tính, số phận) tồn tại như ở ngoài đời. Ví dụ
như khi đọc truyện “ Tấm Cám” bạn đọc được tiếp xúc với cô Tấm dịu hiền

chăm chỉ thì được hưởng hạnh phúc, cô Cám lười biếng, xấu tính, mụ dì ghẻ
25

độc ác tham lam thì bị trừng phạt…những nhân vật này là những con người
bằng xương, bằng thịt ngoài đời được tác giả dân gian đưa vào câu chuyện để
thể hiện ước mơ, nguyện vọng của mình vào một cuộc sống bình đẳng, hạnh
phúc. Hay khi các em được tiếp xúc với tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” của
nhà văn Tô Hoài là các em được tiếp xúc với một thế giới loài vật thật sống
động. Những mô tả rất tinh tế hay thể hiện óc quan sát tinh tế. Ví dụ khi miêu
tả bầy chuồn chuồn tác giả đã viết: “Chuồn chuồn chúa lúc nào cũng như dữ
dội, hùng hổ nhưng kỳ thực trông kỹ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn chuồn Ngô
nhanh thoăn thoắt, chao cánh đã biến mất. Chuồn chuồn ớt rực rỡ trong bộ
quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lói, đi đằng xa đã thấy. Chuồn chuồn
tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm
nắng to. Lại anh kỉm kìm kim lẩy bẩy như mẹ đẻ thiếu tháng, chỉ bốn mẩu
cánh tí teo, cái đuôi bằng chiều tăm dài nghêu, đôi mắt lồi to hơn đầu, cũng
đậu ngụ cư vùng này”. Đọc đoạn văn miêu tả này chúng ta hoàn toàn có thể
thấy những loài vật xuất hiện rất thật và rất gần gũi với các em.
Chính vì giao tiếp với hình tượng văn học như giao tiếp với một thực tế sống
ở ngoài đời nên khi giao tiếp với mỗi hình tượng văn học cần phải nhận ra
diện mạo của hình tượng văn học đó trên cơ sở những chi tiết cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm. Đọc bất kì một “tác phẩm” văn học nào, người đọc
cũng đều phải trả lời được câu hỏi: hình tượng đó là gì, quá trình phát triển
của hình tượng ra sao, ý nghĩa của nó với việc biểu hiện chủ đề tư tưởng của
tác phẩm như thế nào? Câu trả lời thu được từ các câu hỏi ấy sẽ hình thành
nên kết quả của hoạt động giao tiếp giữa người đọc và nhân vật.
Mỗi một tác phẩm gồm nhiều hình tượng, có hình tượng con người, có
hình tượng thiên nhiên, hình tượng đời sống. Chính vì vậy, người tiếp nhận
phải biết phát hiện, lựa chọn khi thực hiện giao tiếp với nhân vật nào vừa đạt

×