ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––
NGUYỄN THANH VIỆT
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SAN THÀNG
THÀNH PHỐ LAI CHÂU – TỈNH LAI CHÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : K42 - KTNN – N02
Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 – 2014
THÁI NGUYÊN – 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt,
tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Th.S Trần Cương
người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến Uỷ ban nhân dân xã San Thàng, các hộ trồng chè ở các bản Lò Suối
Tủng, Phan Lìn, Xéo Xin Chải đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức
quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động
viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn
bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự
giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Việt
ii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
4. Những đóng góp mới của đề tài 3
5. Bố cục của đề tài 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè 5
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 17
1.2. Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 20
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam 24
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Lai Châu 27
1.3.4. Bài học kinh nghiệm 29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 32
2.2. Nội dung nghiên cứu 32
iii
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 33
2.4.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 35
2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin 35
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá
trình sản xuất chè 36
2.5.1. Những chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của quá trình sản xuất chè 36
2.5.2. Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình
sản xuất chè 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội xã San Thàng 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã San Thàng 39
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã San Thàng qua 3 năm (2011-2013) . 43
3.1.3.Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất tại xã
San Thàng 57
3.2. Tình hình sản xuất của các hộ trồng chè trên địa bàn xã San Thàng 59
3.2.1. Cơ cấu giống 59
3.2.2. Tình hình sản xuất của các hộ trồng chè trên địa bàn xã 60
3.2.3. Năng suất, sản lượng, thu nhập từ chè của xã 62
3.2.4. Tình hình tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã San Thàng 63
3.3. Thực trạng sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra năm 2013 65
3.3.1. Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra năm 2013 65
3.3.2. Thực trạng sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra điều tra 71
3.4. Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất chè ở xã San Thàng 83
3.4.1. Thuận lợi 83
3.4.2. Khó khăn 84
iv
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CHÈ Ở XÃ SAN THÀNG 86
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè của xã San
Thàng 86
4.1.1. Quan điểm phát triển sản xuất chè ở xã San Thàng 86
4.1.2. Các căn cứ 86
4.1.3. Định hướng phát triển sản xuất chè 87
4.1.4. Mục tiêu phát triển sản xuất chè 87
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất chè ở xã San Thàng 88
4.2.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật 88
4.2.2. Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất 89
4.2.3. Về huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ đầu tư 89
4.2.4. Về công tác tuyên truyền 90
4.2.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường 91
4.3. Kiến nghị 91
4.3.1. Đối với cấp tỉnh 91
4.3.2. Đối với xã San Thàng 92
4.3.3. Đối với doanh nghiệp 92
4.3.4. Đối với người dân 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
Đ Đồng
ĐVT Đơn vị tính
GO/CLĐ Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động
GO/IC Giá trị sản xuất trên 1đồng chi phí trung gian
GO/TC Giá trị sản xuất trên 1đồng chi phí
GO Tổng giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
HQKT Hiệu quả kinh tế
IC Chi phí trung gian
KD Kinh doanh
KTCB Kiến thiết cơ bản
LĐGĐ Lao động gia đình
MI/CLĐ Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động
MI/IC Thu nhập hỗn hợp trên 1đồng chi phí trung gian
MI/TC Thu nhập hỗn hợp trên 1đồng chi phí
MI Thu nhập hỗn hợp
NXB Nhà xuất bản
Pr/CLĐ Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động
Pr/IC Lợi nhuận trên 1đồng chi phí trung gian
Pr/TC Lợi nhuận trên 1đồng chi phí
PTBQ Phát triển bình quân
Pr Lợi nhuận
UBND Uỷ ban nhân dân
VA/CLĐ Giá trị gia tăng trên một ngày công lao động
VA/IC Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
VA/TC Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phi
VA Giá trị gia tăng
iii
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới
năm 2012 21
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo vùng 24
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất chè của tỉnh Lai Châu trong 6 năm gần đây 28
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu của xã năm 2013 34
Bảng 3.1. Tình hình khí hậu, thời tiết năm 2013 của xã San Thàng 40
Bảng 3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã San Thàng qua 3 năm
2011 – 2013 43
Bảng 3.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã San Thàng qua 3 năm 2011 – 2013 . 45
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của xã San Thàng qua 3 năm 2011-2013 . 49
Bảng 3.5. Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng qua 3 năm 2011 – 2013 52
Bảng 3.6. Tình hình chăn nuôi của xã San Thàng trong 3 năm 2011 – 2013 . 56
Bảng 3.7. Diện tích chè của xã San Thàng qua 3 năm 2011 – 2013 60
Bảng 3.8. Diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh của xã qua 3 năm
2011 – 2013 62
Bảng 3.9. Tình hình đất sản xuất của các nhóm hộ điều tra 66
Bảng 3.10. Phương tiện phục vụ sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra 67
Bảng 3.11: Tình hình vốn của các nhóm hộ điều tra 68
Bảng 3.12. Tình hình nhân lực sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra 70
Bảng 3.13.Tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra 72
Bảng 3.14. Chi phí sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra (tính bình quân cho 1 ha) 75
Bảng 3.15. Chi phí lao động gia đình theo các nhóm hộ 77
Bảng 3.16. Giá bán chè theo thời gian của nhóm hộ 78
Bảng 3.17. Kết quả sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra 79
Bảng 3.18. Hiệu quả sản xuất 1ha chè của các nhóm hộ 81
iv
7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp – công nghiệp –
dịch vụ của xã San Thàng 2011-2013 50
Biểu đồ 3.2. Diện tích chè xã San Thàng qua 3 năm 2011 – 2013 61
Biểu đồ 3.3. Tình hình sản xuất chè của nhóm hộ 72
Biểu đồ 3.4. Kết quả sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra 79
Biểu đồ 3.5. Một số khó khăn và nguyện vọng hỗ trợ sản xuất 82
v
8
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tình hình tiêu thụ chè xã San Thàng 64
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng khá phổ biến trên thế giới,
tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật
Bản, Indonesia, Việt Nam…Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn café,
cacao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể,
kích hoạt hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, chữa được một số bệnh
đường ruột [9]. Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác
dụng chống phóng xạ, điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông
báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là
một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm, qua việc giám sát thống kê nhận thấy
nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirosima có trồng nhiều chè,thường xuyên
uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh
không có chè [21]. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành một
trong các sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất toàn cầu. Cùng với sự phát triển
của các ngành sản xuất khác, ngành chè thế giới có bước phát triển rộng lớn
với hơn 60 quốc gia sản xuất, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu
tiêu thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. Đây chính là một lợi thế tạo điều
kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên rất thích hợp
cho việc sinh trưởng phát triển cây chè. Uống chè từ lâu đã là một nhu cầu
thiết yếu đối với người dân nước ta, ngoài ra nó cũng là nét văn hoá truyền
thống của dân tộc. Vì vậy, cây chè ở nước ta có lịch sử phát triển hàng nghìn
năm. Trồng chè tập trung chủ yếu ở hai vùng trọng điểm đó là vùng miền núi
trung du phía Bắc và Tây Nguyên. Sản phẩm chè không những đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của
nước ta hàng chục năm nay. Ngoài ra, việc trồng chè còn giải quyết nhu cầu
việc làm cho người lao động ở nông thôn, miền núi, đem lại thu nhập cho
người dân, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn và miền núi, góp phần quan trọng
2
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc
biệt là nông nghiệp nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc.
San Thàng là một xã vùng cao thuộc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Trong sản xuất nông nghiệp thì cây chè là một cây trồng truyền thống và được xác
định là một trong những cây trồng xóa đói giảm nghèo của xã San Thàng. Cây chè
với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu
lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. San Thàng có diện tích chè 217,1 ha,
sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 2000 tấn. Nếu cây chè được đầu tư thâm
canh với quy trình kỹ thuật tiên tiến và được chế biến với dây truyền công nghệ
hiện đại sẽ mang hiệu quả kinh tế rất lớn.Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân cả về sản
xuất, chế biến, tiêu thụ…cây chè vẫn chưa thực sự trở thành một cây công nghiệp
mũi nhọn của thành phố nói chung và xã San Thàng nói riêng. So với tiềm năng
của địa phương, thì việc sản xuất, kinh doanh chè còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu
kém. Hầu hết các diện tích chè của xã được trồng bằng giống từ nhiều năm trước
đây, chất lượng, sản lượng thấp, một số nơi chưa được quan tâm chăm sóc đúng
kỹ thuật. Các sản phẩm Chè chế biến dưới dạng nguyên liệu thô, giá trị kinh tế
thấp, chưa tạo được thương hiệu thực sự trên thị trường, trong khi tiêu thụ các sản
phẩm Chè chất lượng cao trong và ngoài nước đang có nhu cầu rất lớn.
Xuất phát từ thực tế trên,tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá tình
hình sản xuất và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn xã San Thàng –
thành phố Lai Châu – tỉnh Lai Châu” với mong muốn sẽ là cơ sở để góp
phần đánh giá đúng tình hình sản xuất, và thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề
ra các giải pháp phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở xã San Thàng
nhằm tạo bước phát triển nhanh và bền vững cho cây chè.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã San Thàng qua các
năm trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè tại San
Thàng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất chè.
Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và HQKT của cây chè trên địa
bàn xã San Thàng qua 3 năm 2011-2013
Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây
chè tại địa phương
Đề ra các giải pháp khả thi chủ yếu nhằm phát triển cây chè trên địa
bàn xã San Thàng trong thời gian tới
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp bản thân thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế,
củng cố và áp dụng những kiến thức đã học, từ đó nâng cao và tích lũy năng
lực chuyên môn, đồng thời biết cách thực hiện một đề tài và hoàn thành
chương trình đào tạo cử nhân kinh tế nông nghiệp.
Đề tài cũng góp phần thu thập những thông tin cần thiết về thực tiễn
sản xuất ở địa phương và làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa, lớp trong
cùng nghành và các sinh viên của các khóa sau.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo giúp cho xã có một
cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết hơn về tình hình sản xuất cây chè, qua đó
giúp định hướng những kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên giúp kịp thời
đưa ra những giải pháp chỉ đạo nhằm phát triển cây chè của vùng trong tương
lai.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Khóa luận đánh giá được thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất chè
trên địa bàn xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
4
Khóa luận nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở xã San Thàng, có ý nghĩa thiết thực
cho quá trình phát triển sản xuất chè ở xã San Thàng và đối với các địa
phương có điều kiện tương tự.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 4 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở
xã San Thàng
5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè
1.1.1.1. Khái niệm về sản xuất và phát triển sản xuất chè
a. Khái niệm về sản xuất
Kinh tế học có những cách tiếp cận khác nhau khi bàn về sản xuất.
Theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị Mác – Leenin thì: “Sản xuất của
cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản
nhất trong tất cả các hoạt động của con người. Sản xuất vật chất là sự tác
động của con người vào tự nhiên, nhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu
của mình” [8].
Theo cách tiếp cận của kinh tế học cổ điển, kinh tế học tân cổ điển, hay
kinh tế học vi mô, bàn về sản xuất với cách tiếp cận của chủ nghĩa cận biên
(marginalism). “Sản xuất là việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi
được trên thị trường để đem lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận
càng tốt”. Cách tiếp cận này bàn luận nhiều hơn về các chủ thể như: chi phí
sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất lao
động cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên, v.v…
Khái niệm sản xuất trong tài khoản quốc gia được định nghĩa như sau:
“Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị
thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ được sản xuất ra phải
có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một
đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền” [15].
Tóm lại sản xuất là một quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị
để chuyển những chi phí là vật chất, dịch vụ thành sản phẩm vật chất và dịch
vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ đó được sản xuất ra phải có khả
6
năng bán trên thị trường có thu tiền hoặc không thu tiền. Đối với sản xuất
nông nghiệp thì người sản xuất sử dụng sức lao động, đối tượng lao động và
tư liệu lao động nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm để sử dụng hoặc để bán
nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
b. Khái niệm phát triển
Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển:
Theo Raanan Weitz, 1995: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội” [6].
Theo P.GS.TS. Phan Thúc Huân, Kinh tế phát triển,NXB Thống kê TP
HCM, 2006 “Phát triển là từ viết tắt của phát triển kinh tế xã hội. Phát triển
là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho con người
bằng hoạt động tạo ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất
lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người
trong quá trình sống” [11].
Theo Nguyễn Thị Oanh, phát triển cộng đồng, XB ĐH Mở BC TP HCM,
1995 thì “Phát triển là quá trình biến đổi về số lượng, đó là sự tăng trưởng.
Còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến đổi về mặt chất lượng
theo hướng tiến bộ” [7].
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu chung lại các ý kiến
đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh
thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, văn hóa xã hội và quyền tự do công
dân của mọi người dân.
Khái niệm về phát triển bền vững đã được hoàn thiện tại Hội nghị
thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tổ chức tại Johannesburg (Cộng
hòa Nam phi) – 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết
7
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát
triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài ba mặt chủ yếu
này, có nhiều người còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền
vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc…và đòi hỏi phải tính toán và
cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh
tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể [15].
c. Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi thay đổi theo hướng tiến bộ về
mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả lượng và về chất, là quá trình
hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế
và thu nhập bình quân đầu người dài hạn.
- Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Đối với các
nước đang phát triển, đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đó không chỉ là quá trình thay đổi trong cơ cấu
kinh tế theo ngành theo hướng tiến bộ, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng
loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, gia tăng hiệu quả
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo cơ sở cho việc đạt được tiến bộ xã
hội một cách sâu rộng.
- Là quá trình gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế, đặc biệt là năng
lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân từ kết quả tăng trưởng. [15]
1.1.1.2. Vài nét về cây chè
a. Cây chè và nguồn gốc cây chè Việt Nam.
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều
năm, từ 30 đến 50 năm. Từ chè búp tươi, tùy theo công nghệ và cách chế biến
8
sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: Chè xanh, chè đen, chè vàng, chè
túi lọc v.v.
Năm 1933, ông J.J B Denss, một chuyên gia về chè của Hà Lan, nguyên
giám đốc viện nghiên cứu chè Buitenzorg ở Java (Indonexia), cố vấn của
Công ty chè Đông Dương thời Pháp sau khi đi khảo sát các cây chè cổ ở
huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang – Việt Nam đã viết về nguồn gốc cây chè trên
thế giới. Trong bài viết này ông cho rằng nguồn gốc của cây chè là từ các dãy
núi cạnh những con sông lớn, nhất là sông Dương tử, sông Tsikiang ở Trung
Quốc, sông Hồng ở Việt Nam, phân tán đi. [2]
Năm 1976, viện sỹ hàn lâm khoa học Liên Xô K.M.Demukhatze nghiên
cứu sự tiến hóa của cây chè. Tác giả đã đề xuất sơ đồ tiến hóa của cây chè
như sau: Cây hoa trà – chè Việt Nam – chè Vân Nam – chè Trung Quốc – chè
Assam Ấn Độ. [2]
Các vùng chè Lạng Sơn, Hà Giang và đặc biệt là khu vực chè hoang với
hơn 41 vạn cây chè huyết cổ thụ ở Suối Giàng (huyện Nghĩa Lộ - Yên Bái)
trên độ cao hơn 1300m so với mực nước biển là những bằng chứng quan
trọng cho giả thiết trên.
b. Phân loại.
Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
Ngành hạt kín Angiospermae
Lớp song tử diệp Dicotyledonae
Bộ chè Theales
Họ chè Theaceae
Chi chè Camellia (Thea)
Loài Camellia (Thea) sinensis.
Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia
sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L.
9
Dưới đây giới thiệu phân loại của Cohen Stuart (1919). Cách phân loại
này được nhiều người chấp nhận. Tác giả chia Camellia sinensis L. làm 4 thứ
(varietas): Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea)
Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla)
Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan)
Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica)
Bốn thứ (varietas) chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng
phổ biến nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var.
Shan Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các
tỉnh trung du với các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như:
Trung du lá xanh, Trung du lá vàng, v.v Tỷ lệ trồng các giống chè trung du
ở miền bắc đạt tới 70%. Năng suất búp trong sản xuất đại trà khi chè 5 - 19
tuổi thường đạt 4 - 5 tấn/ha. Các giống chè Trung du chịu được đất xấu,
nhưng nhiều sâu hại: rầy xanh, bọ cánh tơ , ở vùng cao thường bị bệnh
phồng lá. Chè Trung du thường để chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm
chất tốt.
Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền bắc và ở
miền nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương có các giống khác nhau
như: Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh Năng suất búp thường
đạt 6 - 7 tấn/ha. Búp chè có nhiều tuyết, dùng chế biến chè xanh, chè đen đều
cho phẩm chất tốt nhưng thích hợp với chế biền chè xanh hơn.
1.1.1.3. Các đặc điểm của quá trình phát triển cây chè
∗ Thời vụ
Vụ Xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp cao
hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ Hè Thu (tháng 5 - 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp
cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá
10
Vụ Thu Đông (Tháng 11): hái chừa lá cá , tháng 12 hái cả lá cá
Với các giống chè có dạng thân bụi, sinh trưởng đỉnh đều có thể hái kéo
hay hái bằng máy để nâng cao năng suất lao động.
∗ Chu kỳ phát triển
Chu kỳ của một cây chè bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai
đoạn cây non hay giai đoạn thiết kế cơ bản. Các bụi chè phải trồng 3-4 năm
kể từ khi gieo trồng mới phát triển thành cây trưởng thành. Sau đó là giai
đoạn cây lớn và giai đoạn cuối là giai đoạn chè già cỗi. Giai đoạn chè lớn kéo
dài 20 – 30 năm, tuỳ giống, điều kiện đất đai, dinh dưỡng và khai thác. Chăm
sóc kém và khai thác nhiều sẽ làm cho cây chè bị suy thoái, già trước tuổi.
Đây là giai đoạn chè cho năng suất cao nhất. Sau đó là giai đoạn chè già cỗi,
cây chè suy yếu dần, lá nhỏ, búp ít, chóng mù xoè, hoa quả nhiều, cành tăm
hương nhiều, chồi gốc mọc nhiều. Đến giai đoạn này, người trồng chè phải
dùng các biện pháp kỹ thuật để tạo tán mới cho chè như đốn đau, đốn trẻ lại.
Thời gian kéo dài tuổi thọ cây chè có thể từ 5-10 năm
1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè
∗ Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Đất đai và địa hình: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối
với cây chè, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè
nguyên liệu và chè thành phẩm [1] .Muốn chè có chất lượng cao và hương vị
đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè
trên thế giới thường có độ cao cách mặt biển từ 500 - 800m. So với một số
cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt. Nhưng để cây
sinh trưởng tốt, có tiềm năng năng suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu:
đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp là 4,5 - 6,
đất phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước ngầm phải dưới 1 m. Địa
hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng chè. Chè trồng ở
trên núi cao có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng thấp, nhưng lại sinh
trưởng kém hơn ở vùng thấp.
11
+ Thời tiết khí hậu: Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: nhiệt độ, ẩm
độ trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và chất lượng chè. Cây chè bắt
đầu sinh trưởng được ở nhiệt độ >10
0C
. Nhiệt độ trung bình hàng năm để
cây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,5
0
C, cây chè sinh
trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 - 23
0
C.
Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân cây chè sinh trưởng
trở lại. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm từ 3000 – 4000
0
C. Nhiệt
độ quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng đến việc tích luỹ tanin trong
chè, nếu nhiệt độ vượt quá 35
0
C liên tục kéo dài sẽ dẫn đến cháy lá chè. Nhiệt
độ thấp kết hợp với khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù. Cây
chè tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ, ánh sáng
trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao không có lợi cho quang
hợp và sinh trưởng của chè. Tuỳ theo giống và tuổi của chè mà yêu cầu ánh
sáng cũng khác nhau. Thời kỳ cây con, giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít
hơn trong thời kỳ cây trưởng thành và giống lá chè nhỏ.
Do cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non nên cây ưa ẩm, cần
nhiều nước. Yêu cầu lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.500 mm và
phân bố đều trong các tháng. Lượng mưa và phân bố lượng mưa ảnh hưởng
đến thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây chè. Cây chè yêu cầu độ ẩm
cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng là khoảng 85%. Ở nước ta các vùng trồng
chè có điều kiện thích hợp nhất cho cây chè phát triển cho năng suất và chất
lượng cao vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10 trong năm.
∗ Nhóm nhân tố về kỹ thuật
+ Ảnh hưởng của giống chè: Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất
dài từ 30-40 năm, giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản
xuất. Giống chè ảnh hưởng tới năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó
cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và cạnh tranh trên thị trường. Giống chè là giống có năng suất cao,chất
12
lượng tốt, chống chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Nguyên
liệu phù hợp chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống
tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc
chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống. Ở Việt Nam đã
chọn, tạo được nhều giống chè tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như:
PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một số giống chè khá tốt, tập trung được
nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và đang được sử dụng
ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sug cơ cấu giống vùng và thay
thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi.
Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng
ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. hiện nay có 2 phương pháp được áp
dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương
pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dần
trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:
- Tủ cỏ rác và tưới nước: Tủ cỏ rác tăng năng suất chè 30-50% do giữ được
ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Chè là cây ưa
nước, trong búp chè có hàm lượng nước lớn, song chè rất sợ úng và không chịu
úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng từ đất,
khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sản lượng thậm chí còn chết.
- Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè
cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc,điều kiện cơ
giới hóa. Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu
mật độ quá thưa hoặc quá dầy thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp, lâu
khép tán, không tận dụng được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ dại,
vì vậy cần phải bố trí mật độ chè cho hợp lý. Qua thực tế cho thấy nếu mật độ
vườn đảm bảo từ 18000 đến 20000 cây/ha thì sẽ cho năng suất và chất lượng
tốt,chi phí phải đầu tư tính cho một sản phẩm là đạt mức thấp nhất.
13
- Đốn chè: Đốn chè cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng
chè, đốn chè là cắt đi đỉnh ngọn của cành chè, ức chế ưu thế sinh trưởng đỉnh
và kích thích các trồi ngủ, trồi nách mọc thành lá, cành non mới tạo ra một bộ
khung tán khỏe mạnh,làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng
hạn chế sự ra hoa, kết quả có lợi cho việc ra lá,kích thích sinh trưởng búp non,
tăng mật độ búp và trọng lượng búp, tạo bộ khung tán to có nhiều búp,vừa
tầm hái tăng hiệu suất lao động, cắt bỏ những cành già tăm hương, bị sâu
bệnh thay bằng những cành non mới sung sức hơn giữ cho cây chè có bộ lá
thích hợp để quang hợp [3]
- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng búp chè,
nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược bởi nếu bón phân không
hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn
bị giảm xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân
theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hòa tan của chè, làm tăng hợp
chất Nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè [10]. Vì vậy bón phân cần phải bón
đúng cách, đúng lúc, đuungs đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng
chủ yếu như: đạm, lân, kali sao cho phù hợp.
- Che nắng: Theo các chuyên gia về chè, nếu thời tiết khô hạn kéo dài thì
cây bóng mát được trồng 170- 230 cây/ha che phủ được 20 – 30% diện tích
thì độ ẩm sẽ cao [1]. Qua nghiên cứu về tác động của ánh sáng tới cây chè và
quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ.
+ Ảnh hưởng của công nghệ thu hái và chế biến chè
- Hái chè:Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến
chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho
chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái
14
quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây chè.
- Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu hái
có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá 10h
do nhà máy chế biến ở xa hoặc công suất máy thấp. Do vậy khi thu hái không
để dập nát búp chè.
- Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta
có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn
chung quá trình chế biến gòm hai giai đoạn sơ chế và tinh chế thành phẩm.
∗ Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội:Sản xuất chè chịu ảnh
hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là cơ sở hạ tầng, hệ thống đi lại,
hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu, khâu tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là xây
dựng các nhà máy, các cơ sở hiện đại chế biến chè
Các vấn đề nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích phát
triển, các chính sách vĩ mô của nhà nước cho cây chè đều có tác động đến sự
phát triển của cây chè. Ngoài ra kinh nghiệm và truyền thống sản xuất còn
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm chè. Nếu các vấn đề trên được
giải quyết triệt để sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất chè phát triển.
+ Thị trường: Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến
sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong
nền kinh tế thị trường. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản
xuất và tiêu dùng [16]
Ngành chè có ưu thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được
sử dụng khá phổ thông ở trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng
này khá lớn và tương đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi
sống, sau khi chế biến có thể bảo quản lâu dài,chè mang tính thời vụ cũng ít
gắt gao hơn các loại cây ăn quả. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị
15
trường khá ổn định và khá vững chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích,
thúc đẩy sự phát triển của nghành chè.
+ Giá cả: Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người
trồng chè nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè ( giá chè búp tươi và
chè búp khô) trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý
người trồng chè.
Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
của người sản xuất nói chung, cũng như người làm chè, nghành chè nói riêng.
Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết
cho sự phát triển lâu dài của ngành chè.
+ Yếu tố lao động: Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong sản
xuất, trong sản xuất chè cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản
lượng, chất lượng cho chè. Để sản phẩm chè sản xuất ra có năng suất cao,
chất lượng tốt ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra, cần
phải có lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao. Trong hai khâu: sản xuất
– chế biến, nhân tố con người đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của
chè. Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu
hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động. Lao động có tay nghề sẽ tạo
ra năng suất và chất lượng cao.
+ Hệ thống cơ sở chế biến: Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp
tươi) người dân sẽ tiến hành chế biến, từ chè búp tươi tạo ra thành phẩm, sau
đó mới đem đi tiêu thụ trên thị trường.
Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức,chế
biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm. Hạch
toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao
cho phù hợp. hiện nay ngành chè Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể
trong khâu chế biến, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, hay chuyển
16
đổi thành các công ty cổ phần tham gia liên kết với nước ngoài đưa vào sử
dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nào
yêu cầu của quá trình sản xuất chè.
+ Hệ thống chính sách vĩ mô của nhà nước:
Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố
tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh
tế vĩ mô. Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các nghành, các lĩnh vực
sản xuất. Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác,muốn mở rộng quy
mô và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính
sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố
với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quảsản xuất phụ thuộc rất
nhiều vào chính sách kinh tế,một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm
hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích
sản xuất phát triển.
1.1.1.5. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, nó có vị trí quan
trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con người.
Sản phẩm chè hiện nay được tiêu dùng ở khắp các nước trên thế giới, kể cả
các nước không trồng chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Ngoài tác dụng giải
khát chè còn có nhiều tác dụng khác như kích thích thần kinh làm cho thần
kinh minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc,
tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Đối với nước ta sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước.
Đối với người dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải
thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao
động dư thừa nhất là ở các vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các loại