Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

CN chưng cất tinh dầu lá tía tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 70 trang )

LỜI CAM
ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cám ơn và các thông tin được trích dẫn trong chuyên đề này đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25, tháng 05,
năm
2013
Tác giả khoá luận
LỜI CẢM ƠN
Qua gần 5 tháng thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chưng cất
tinh dầu lá tía tô”, đến nay khóa luận đã được hoàn thành. Để đạt được thành
quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Bùi Quang Thuật - phó viện
trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài này.
Tôi chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Hoàng Lan, bộ môn Thực phẩm
– Dinh dưỡng, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cô là người đã hỗ chợ kinh
phí và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong khoa Công nghệ thực phẩm,
trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths. Bùi Bích Ngọc,
Trung tâm Dầu, hương liệu và PGTP thuộc Viện Công nghiệp thực phẩm. Chị là
người luôn theo sát, hướng dẫn và góp ý để tôi hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn các anh chị trong Trung tâm Dầu, hương liệu và PGTP thuộc
Viện Công Nghiệp Thực Phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề
tài.


Cuối cùng, tôi cũng xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các thành
viên trong tập thể lớp K54CNTP đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi
hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày 25, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huyền
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam viii
PHẦN THỨ NHẤT - MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích – Yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
PHẦN THỨ HAI - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Giới thiệu về tía tô 3
2.1.1. Giới thiệu chung 3
2.1.2. Đặc tính thực vật, trồng trọt và thu hái 4
2.1.3.Thành phần hóa học của lá tía tô 4
2.2. Tổng quan về tinh dầu tía tô 4
2.2.1. Tính chất vật lý 5
Nguồn: Lê Ngọc Thạch và cộng sự, 1999; H. Panda, 1999 5
2.2.2. Thành phần hóa học 5
2.2.3. Một số hợp chất chính trong tinh dầu 8
2.2.4. Vai trò, ứng dụng của tinh dầu lá tía tô 12
2.2.5. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ tinh dầu lá tía tô trên thế giới và ở Việt Nam 14
2.3. Phương pháp chưng cất tinh dầu 18

2.3.1. Nguyên lý chung 19
2.3.2. Những ưu, nhược điểm chung của phương pháp chưng cất 19
2.3.3. Các dạng chưng cất tinh dầu 20
2.3.4. Quy trình công nghệ và thiết bị 20
2.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất hơi nước 21
2.3.6. Thiết bị chưng cất 22
PHẦN THỨ BA 24
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị 24
3.1.1. Nguyên liệu 24
3.1.2. Hóa Chất 24
3.1.3. Thiết bị và dụng cụ 24
3.2. Nội dung nghiên cứu 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu 26
3.3.1. Nghiên cứu, đánh giá chất lượng và lựa chọn nguyên liệu 26
Để lựa chọn nguyên liệu thích hợp nhất cho mục đích khai thác tinh dầu, chúng tôi tiến hành phân tích
các thành phần chính của 2 loại tía tô thu hái tại 2 địa điểm là: xã Đông Dư - Gia Lâm - Hà Nội và xã Vân
Nội - Đông Anh - Hà Nội. Ở mỗi địa điểm, chúng tôi lấy 2 mẫu lá: chuẩn bị ra hoa (bắt đầu xuất hiện
những chồi hoa đầu tiên) và mẫu ra hoa rộ 27
Nguyên liệu lá tía tô thu mua bao gồm: lá và cành. Phần cành chứa hàm lượng tinh dầu rất nhỏ (0,05%
theo chất khô) (đã trình bày trong phần 2.2), lại khá cồng kềnh nên sẽ được loại bỏ. Phần lá nguyên được
tách phiến lá và cuống lá riêng để tiến hành cân và xác định hàm lượng tinh dầu trong mỗi bộ phận. Khối
lượng mẫu lá sử dụng là 200 g lá còn nguyên cuống 28
3.3.2. Nghiên cứu quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô 29
3.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm 30
3.3. Phương pháp đo đạc và xử lý số liệu 33
3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33
PHẦN THỨ TƯ - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU 35
4.1.1. Phân tích thành phần nguyên liệu lá tía tô 35

Hàm lượng tinh dầu trong 4 mẫu được tiến hành nghiên cứu dao động từ 0,60 - 0,76% theo chất khô. Kết
quả này cao hơn so với các nghiên cứu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ (0,3 - 0,5%) (đã trình bày ở
phần 2.2.5.1). Trong đó, hàm lượng tinh dầu trong lá tía tô Đông Anh khi chuẩn bị ra hoa cao hơn mẫu lá
khi ra hoa rộ và cao hơn hẳn so với 2 mẫu lá tía tô Đông Dư. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn lá
tía tô trồng tại xã Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội, được thu hái tại thời điểm chuẩn bị ra hoa làm nguyên
liệu khai thác tinh dầu 35
Ngoài ra, hàm lượng protein, lipit và xenluloza khá tương đồng với thành phần lá tía tô đã được nghiên
cứu ở Nhật Bản (trình bày trong bảng 2.1). Hàm lượng các chất trên đều không quá cao, do đó sẽ không
ảnh hưởng xấu tới quá trình chưng cất tinh dầu 35
4.1.2. Xác định các thành phần cơ lý của nguyên liệu lá tía tô 35
4.2. NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU TRƯỚC KHI CHƯNG CẤT 36
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 36
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lưu trữ nguyên liệu đến hiệu suất thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
37
4.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT
TINH DẦU LÁ TÍA TÔ 38
4.3.1. Ảnh hưởng của áp suất hơi nước đến quá trình chưng cất tinh dầu tía tô 38
4.3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị chưng cất đến quá trình chưng cất tinh
dầu lá tía tô 40
4.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 41
Tốc độ chưng cất được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của thể tích nước chưng thu được trong một giờ so
với thể tích của thiết bị. Tốc độ càng cao thì thời gian chưng cất sẽ càng ngắn lại, hiệu quả sử dụng thiết
bị tăng lên, giảm công lao động. Tuy nhiên, khi tốc độ chưng cất quá cao, tinh dầu không kịp khuếch tán
ra nước và lượng nước chưng cũng tăng. Điều đó dẫn tới tổn thất nhiều tinh dầu và chi phí hơi nước cho
một đơn vị sản phẩm tăng lên. 41
Tốc độ chưng được tiến hành khảo sát ở các mức: 15, 20, 25, 30, 35 %. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng
của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu được ghi ở bảng 4.7. 41
4.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 41
4.3.5. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 43
4.4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TINH DẦU LÁ TÍA TÔ 43

4.4.1. Phân tích các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa lý cơ bản của sản phẩm 43
4.4.2. Phân tích các thành phần hóa học của các sản phẩm tinh dầu lá tía tô 44
4.5. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHƯNG CẤT TINH DẦU LÁ TÍA TÔ 47
4.5.1. Sơ đồ quy trình công nghệ 47
4.5.2. Thuyết minh quy trình 49
PHẦN THỨ NĂM - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Đề nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Hình 7: Bộ chưng cất tinh dầu thực nghiệm 10l 61
DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN ii
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g lá tía tô tươi Nhật Bản 4
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu tía tô 5
Bảng 2.3. Thành phần chính trong tinh dầu lá tía tô ở Thổ Nhĩ Kỳ 5
Bảng 2.4. Thành phần chính trong tinh dầu từ lá tía tô Zisu ở Trung Quốc 6
Nguồn: Baokang Huang et al, 2011 6
Bảng 2.5. Thành phần chính trong tinh dầu từ lá tía tô ở Nhật Bản 6
Bảng 2.6. Thành phần hóa học của tinh dầu tía tô Việt Nam 7
Bảng 4.1. Hàm lượng các thành phần chính trong nguyên liệu lá tía tô 35
Bảng 4.2. Thành phần cơ lý - hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của lá tía tô 36
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu lá tía tô đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 37
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ nguyên liệu đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 38
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của áp suất hơi đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 39
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 40
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 41
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 42
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 43
Bảng 4.10. Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm tinh dầu lá tía tô 44
Bảng 4.11. Thành phần tinh dầu lá tía tô Đông Anh 44

Bảng 4.12. Thành phần tinh dầu lá tía tô Đông Dư 46
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
LỜI CẢM ƠN ii
Hình 2.1. Một số sản phẩm tinh dầu tía tô trên thị trường 15
Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ chưng cất lôi cuốn theo hơi nước 21
Hình 2.2. Bộ chưng cất Clevender cho tinh dầu nhẹ hơn nước 22
Hình 2.3. Các thiết bị chưng cất thường gặp 23
Hình 2.4. Thiết bị phân ly 23
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ khối các bước tiến hành đề tài nghiên cứu 26
Sơ đồ 4.1. Quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô 48
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GC-MC: Phân tích sắc ký khí nối ghép khối phổ.
HD: Chưng cất hơi nước
LLCE: Chiết xuất bằng hệ chất lỏng liên tục
NL/V
TB
: Nguyên liệu/thể tích thiết bị
PA: Perilla aldehyde
SAFE: Chiết xuất bằng dung môi dễ bay hơi
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
PHẦN THỨ NHẤT - MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tinh dầu và các loại cây chứa tinh dầu là sản phẩm tự nhiên đã được con
người biết đến từ rất lâu. Ngay từ thời thượng cổ, người dân thường khai thác và
sử dụng các loại cây có tinh dầu ở dạng phơi khô. Thời kỳ trung cổ - khoảng thế
kỷ XV, người ta đã biết dùng các loại rễ cây có tinh dầu để thờ cúng. Từ thế kỷ
thứ XV đến thế kỷ XVII, tinh dầu đã được sử dụng để làm thơm cho tóc và da
mặt, dùng chữa bệnh và dùng trong đời sống hàng ngày của con người (Lê Ngọc
Thạch và cộng sự, 1999). Ngày nay, tinh dầu được dùng rất phổ biến trong mỹ
phẩm, dược phẩm và dùng trong công nghiệp.

Trong những năm gần đây, người dân có xu hướng ưa chuộng những sản
phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, không độc
hại. Do vậy, những loại cây cho tinh dầu quý, có tính ứng dụng cao trong nhiều
lĩnh vực sản xuất và đời sống đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu,
khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sử dụng của chúng.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều.
cây cối tươi tốt quanh năm, thảm thực vật rất phong phú và đa dạng. Trong số
hơn 550 loại cây có chứa tinh dầu ở nước ta thì tía tô là một trong những loại
cây đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Lá tía tô chứa 0,3-1,3% lượng tinh dầu theo chất khô (He-ci Yu et al,
2010). Tinh dầu lá tía tô từ lâu đã được con người khai thác và sử dụng vào rất
nhiều mục đích khác nhau. Loại tinh dầu này chứa một số thành phần chủ yếu là
perilla aldehyde, limonene, α-pinene, β-caryophyllene, linalool và perilla
alcohol,…( Đỗ Tất Lợi, 2003; He-ci Yu et al, 2010). Chúng được sử dụng trong
y học, sản xuất nước hoa, các loại mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm. Tinh dầu chiết
xuất từ lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, chống ngộ độc cua cá, giảm triệu
chứng trầm cảm, chống ung thư, giải cảm,… Loại tinh dầu này được sử dụng
như chất tạo hương và làm ngọt nhân tạo trong các loại nước giải khát, nước sốt,
thuốc lá (Niir Board, 1999).
Với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế to lớn mà tinh dầu tía tô đem lại thì
đây thực sự được coi là một sản phẩm quý và đáng được quan tâm. Hiện nay,
tinh dầu lá tía tô được sản xuất rộng rãi tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Phương pháp khai thác chủ yếu là chưng cất hơi nước (He-ci Yu et al, 2010).
Đây được coi là phương pháp đơn giản, hiệu quả thu hồi cao và chi phí sản xuất
thấp.
Xét về điều kiện tự nhiên, với nguồn nguyên liệu sẵn có.Việt Nam chúng
ta hoàn toàn có thể thu được nguồn lợi lớn từ việc sản xuất loại tinh dầu quý
này.
Từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô”. Đây là việc làm cấp thiết, có ý

nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
1.2. Mục đích – Yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xây dựng được quy trình công nghệ khai thác tinh dầu lá tía tô cho hiệu
suất khai thác và chất lượng sản phẩm cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Phân tích, đánh giá chất lượng và lựa chọn nguyên liệu lá tía tô.
- Nghiên cứu thời gian lưu trữ và xử lý nguyên liệu trước khi chưng cất.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình chưng cất
tinh dầu từ lá tía tô.
- Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm của đề tài.
- Đề xuất quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô.
PHẦN THỨ HAI - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về tía tô
2.1.1. Giới thiệu chung
Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Britton (hay Perilla
ocymoides), thuộc bộ hoa môi (Lamiales), họ bạc hà (Lamiaceae), chi Perilla
(He-ci Yu et al, 2010).
Do đặc điểm hình thái rất đa dạng nên việc phân loại các giống tía tô
vẫn còn được bàn luận mà chưa đi đến thống nhất. Theo màu sắc lá, tía tô có
2 giống: lá xanh và lá tím. Dựa trên mục đích sử dụng, tía tô được chia thành
hai giống chính:
Perilla frutescens var. Crispa: thường trồng làm thuốc, cất tinh dầu hoặc
làm rau gia vị. Trong thành phần tinh dầu của giống này có chứa hàm lượng lớn
perilla aldehyde (PA) - chất tạo nên hương thơm đặc trưng của cây. Giống này
được trồng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam hay Mỹ,… Trong tiếng
Nhật, giống này được gọi là “Shiso”, ở Mỹ gọi là “beefsteak plant”.
Perilla frutescens var. Frutescens: hạt lớn có hàm lượng dầu cao, thường
được trồng để sản xuất dầu hạt. Tinh dầu của giống này thường không chứa PA.
Lá có mùi hương gần giống lá vừng, thường được trồng và sử dụng phổ biến ở

Hàn Quốc. Ở Nhật, giống tía tô này được gọi là "egoma” (Đỗ Huy Bích và cộng
sự, 2004).
Ở nước ta, người ta lại chia tía tô thành hai giống dựa trên đặc điểm hình
thái. Một giống tía tô có mép lá phẳng, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím
đỏ, thân xanh có sọc đỏ, hoa đỏ, mùi thơm nhẹ. Giống tía tô còn lại có mép lá
quăn, màu tím đậm hơn ở cả hai mặt lá và có mùi thơm mạnh. Cả hai giống
đều có PA trong tinh dầu (Đỗ Tất Lợi, 2003
).
Tía tô được ghi nhận lần đầu tiên trong thư tịch cổ của Trung Quốc vào
thế kỷ thứ V- thứ VI, có nguồn gốc từ vùng núi Ấn Độ và Trung Quốc. Tía tô
phân bố dọc theo dãy Hymalaya của Ấn Độ, Bhutan, Pakistan và Nepal, phía
bắc Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Từ thời cổ đại, tía tô được biết đến
như một loại thuốc thảo dược, rau gia vị, hương liệu và cây cảnh ở các nước
châu Á. Gần đây tía tô được đưa vào trồng tại châu Âu, Nga và Mỹ như một loại
cây lấy dầu hoặc cây gia vị trồng trong vườn nhà (He-ci Yu et al, 2010).
2.1.2. Đặc tính thực vật, trồng trọt và thu hái
- Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo, cao chừng 0,5 mét. Thân vuông, mọc
đứng, phân cành nhiều, có rãnh dọc, màu xanh hay tím và có lông. Lá đơn,mọc đối
chéo chữ thập, hình bầu dục, phiến mỏng, mép có răng cưa, kích thước 7 - 13*5 - 9
cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài 6 – 20 cm (Đỗ Tất Lợi, 2003).
- Đặc điểm sinh thái , trồng trọt và thu hoạch: Tía tô là cây ưa sáng và ưa
ẩm; thích nghi với khí hậu ôn hòa nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 23
0
C. Ở
Việt Nam, người ta trồng tía tô gần như quanh năm. Tùy thuộc vào mục đích sử
dụng mà có cách gieo trồng, thu hoạch khác nhau (Đỗ Huy Bích và cộng sự,
2004).
2.1.3.Thành phần hóa học của lá tía tô
Thành phần dinh dưỡng của lá tía tô được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g lá tía tô tươi Nhật Bản
Nước 87,50 g
Protein 3,80 g
Lipid 0,10 g
Carbohydrate Fibre Cellulose
1,50 g
Carbohydrate khác 5,50 g
Khoáng chất Canxi
220,00 mg
Phốt pho 65,00 mg
Sắt 1,60 mg
Natri 1,0 mg
Tro 1,60 g
Vitamin
Carotene
8700 µg
B1 0,12 mg
B2 0,32 mg
Niacin 1,00 mg
C 55,0 mg
Nguồn: He-ci Yu et al, 2010.
2.2. Tổng quan về tinh dầu tía tô
Toàn bộ cây tía tô chứa 0,3 - 1,3% tinh dầu (theo trọng lượng chất khô). Tuy
nhiên, tinh dầu tập trung chủ yếu ở lá và chồi hoa. Ở thân và cành cây, lượng tinh
dầu rất thấp (0,05%). Thành phần chính của tinh dầu là perilla aldehyde , perrilla
alcohol, limonene, α-pinene, elsholtziacetone, β-cargophylene và linalool,… (Đỗ
Tất Lợi, 2003; He-ci Yu et al, 2010).
Từ lâu, tinh dầu lá tía tô đã được khai thác ở một số nước như Nhật Bản,
Trung Quốc, Đài Loan,… Nó được khai thác chủ yếu từ lá và chồi hoa; ở dạng
tươi hoặc khô. Với hoạt tính sinh học và dược lý cao, tinh dầu lá tía tô có rất

nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, y học và mỹ phẩm (He-ci Yu et
al, 2010).
2.2.1. Tính chất vật lý
Tinh dầu lá tía tô là chất lỏng dễ bay hơi, trong suốt; có màu từ vàng nhạt
tới vàng sáng; vị hơi cay; hương tía tô đặc trưng (
H. Panda, 1999)
.

Một số chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu lá tía tô được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu tía tô
Tác giả Lê Ngọc Thạch Guenther
Tỉ trọng d ở 20
0
C 0,900 0,9230 - 0,9380
Góc quay cực ở 20
0
C -91
0
08’ -73
0
10’ tới -96
0
32’
Chỉ số khúc xạ ở 20
0
C 1,4 1,4917 - 1,5018
Chỉ số acid
(mg KOH/g)
0,55 1,0 - 1,5
Chỉ số este

(mg KOH/g)
28,15 38,5 - 39,0
Chỉ số xà phòng hoá (mg KOH/g) 28,7 40,0
Nguồn: Lê Ngọc Thạch và cộng sự, 1999; H. Panda, 1999.
2.2.2. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của tinh dầu lá tía tô rất phức tạp, thay đổi theo từng
loài, trạng thái nguyên liệu (tươi hay khô), thời điểm thu hái trước khi ra hoa hay
sau khi ra hoa, lá non hay lá già, vị trí lá trên cây, phương pháp tách chiết,…
Dưới đây là kết quả phân tích một số mẫu tinh dầu lá tía tô ở các khu vực
khác nhau bằng phương pháp chưng cất hơi nước:
Bảng 2.3. Thành phần chính trong tinh dầu lá tía tô ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hợp chất Hàm lượng , % Hợp chất Hàm lượng, %
Perillaketone 35,6 β-Caryophyllene 4,3
Isoegomaketone 35,1 (Z,E)-α-Farnesene 2,7
Nguồn: Başer1. K.H.C et al, 2003.
Bảng 2.4. Thành phần chính trong tinh dầu từ lá tía tô Zisu ở Trung Quốc
Hợp chất Hàm lượng , % Hợp chất Hàm lượng, %
Perilla aldehyde 29,6 β-Caryophyllene 13,8
Limonene 15,6 (Z,E)-α-Farnesene 9,2
Nguồn: Baokang Huang et al, 2011.
Bảng 2.5. Thành phần chính trong tinh dầu từ lá tía tô ở Nhật Bản
Hợp chất Hàm lượng, % Hợp chất Hàm lượng, %
Perilla aldehyde 42,32 Benzaldehyde 7,31
D-limonene 35,15 Caryophyllene 4,49
Nguồn: Lâm Xuân Thanh và cộng sự, 2000.
Các bảng trên đã thể hiện sự khác biệt lớn trong thành phần tinh dầu lá tía
tô ở các khu vực khác nhau.
Có khoảng trên 30 hợp chất trong tinh dầu lá tía tô đã được xác định.
Trong đó, thành phần bay hơi trong lá tía tô có 4 loại chính là monoterpene,
sesquiterpene, phenylpropanoid và furylketone. Dựa trên con đường sinh tổng

hợp các hợp chất thơm, người ta đã chia các hợp chất trong tinh dầu tía tô thành
7 nhóm khác nhau (He-ci Yu et al, 2010):
Nhóm PA: gồm perilla aldehyde, linonene, perilla alcohol. Các hợp chất
thuộc nhóm PA là tác nhân chính tạo nên mùi hương đặc trưng của tía tô. Hàm
lượng PA trong tinh dầu được dùng để đánh giá chất lượng tinh dầu tía tô
thương mại. Hàm lượng này càng cao thì tinh dầu càng có giá trị. Nhóm hợp
chất này thường được tìm thấy nhiều trong các giống tía tô ở Nhật Bản, Trung
Quốc, Việt Nam (Lê Ngọc Thạch và cộng sự, 1999; Lâm Xuân Thanh và cộng
sự, 2000; Baokang Huang et al, 2011).
- Nhóm PK gồm: perillaketone, isoegomaketone và egomaketone. Nhóm
này là thành phần chủ yếu trong các loại tía tô hoang dại. Nhóm PK có độc tính,
gây phù phổi và làm chết hàng loạt gia súc. Đây là thành phần chính trong tinh
dầu lá tía tô ở Hàn Quốc.
- Nhóm EK gồm: elsholtziaketone, naginatake và shisofuran.
- Nhóm PP gồm: myristicine, dillapiol, elemicine. PP là một nguồn cung
cấp phenylpropanoid khá quan trọng trong ngành dược phẩm.
- Nhóm PL gồm perillene.
- Nhóm C gồm citral. Citral thường được tìm thấy nhiều trong tinh dầu cỏ
chanh, xả. Nó có vai trò to lớn trong công nghiệp nước hoa và phụ gia thực phẩm.
Loài Perilla.citridora mọc hoang dại chứa hàm lượng cao citral trong tinh dầu.
- Nhóm TP gồm: piperitenone. Nhóm này được tìm thấy nhiều trong thành
phần tinh dầu lá tía tô ở Thái Lan (Michiho Itoa et al, 2006).
Ngoài ra, một nghiên cứu tại Băng-la-đét đã cho thấy trong tinh dầu tía tô
trồng tại đây có chứa 58% rosefuran (R) - là chất tạo nên hương thơm của hoa
hồng Bungari (
Misra.L.N. and Husain.A, 1987)
. Loại tinh dầu này hứa hẹn là
nguồn cung cấp rosefuran cho ngành công nghiệp nước hoa với giá rẻ hơn nhiều
làn so với chiết xuất từ hoa hồng.
Thành phần tinh dầu tía tô Việt Nam cũng đã được các nhà khoa học trong

nước nghiên cứu. PGS-TS Lê Ngọc Thạch và cộng sự (1999) đã tiến hành đề tài:
“Khảo sát tinh dầu tía tô” cho kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6. Thành phần hóa học của tinh dầu tía tô Việt Nam
STT
Tên cấu phần
A
B
C
1 (Z)-3-Hexenol 0,22 0,34 0,31
2 (E)-3-Hexenol 0,04 - -
3 α-Pinene 0,33 0,35 0,56
4 Sabinene 0,15 0,15 0,18
5 β- Pinene - 0,73 0,72
6 Octenol 4,35 - -
7 β-Micren 0,21 0,31 0,36
8 3-Octanol 0,78 0,11 0,07
9 Camphene 0,09 0,10 -
10 D-Limonene 24,10 20,68 25,60
11 Eucaliptol 0,14 - -
12 2-Carene 0,09 0,09 0,09
13 Linalol 1,89 2,23 2,06
14
Propanoat lina
lil
-
0,46
0,36
15 Salicilat me
til
0,19 - -

16 Citra
l
0,12 0,31 0,30
17
Nerol
0,15
-
-
18 Perilla aldehyde 37,65 48,77 42,05
19 Dihidrophelandren 0,22 0,32 0,38
20
Perilla alcohol
5,69
3,54
2,83
21
Eugenol
0,43
-
0,32
22 Elemen 0,45 0,30 0,18
23
Copaene
-
0,14
0,25
24 β-Cariophilene 9,48 8,44 10,25
25
α-Cariophilene
1,13 0,88 1,05

26 C
15
H
24
1,33 1,64 1,56
27 Germacrene B - - 0,12
28
Chưa xác định
7,09
6,77
6,84
29
α-Farnesene
0,53 0,20 0,20
30
β-Cadinene
0,25 0,12 0,12
31 Nerolidol 0,49 0,36 0,31
32 Oxide cariophilene - 0,53 -
Tổng cộng 97,59 98,33 98,15
A: phương pháp chưng cất hơi nước cổ điển.
B: phương pháp chưng cất có sự tham gia của vi sóng không cho thêm nước.
C: phương pháp chưng cất có sự tham gia của vi sóng cho thêm nước.
Bảng cho thấy thành phần hóa học tinh dầu lá tía tô phụ thuộc nhiều vào
phương pháp khai thác. Phân tích trên phương pháp khai thác truyền thống là
chưng cất hơi nước, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 27 hợp chất, trong đó thành
phần chính là nhóm PA: perilla aldehyde (37,65%), D-limonene (24,10%),
perilla alcohol (5,69%), octenol (4,35%). Ngoài ra còn hàng loạt các thành phần
khác là linalol, α
-cariophilene,

α-pinene, 3-octanol, sabinene,
2.2.3. Một số hợp chất chính trong tinh dầu
2.2.3.1. Perilla aldehyde
- Công thức phân tử: C
10
H
14
O
- Tên gọi: 1, (S)-4-(1-Methylethenyl)-1-cyclohexene-1-carboxaldehyde

.
Đây là một monoterpenoid - thành phần chủ yếu trong tinh dầu tía tô.
Perilla aldehyde là chất lỏng dễ bay hơi, trong suốt, không màu hoặc hơi
vàng, có hương tía tô mạnh mẽ (Wikipedia, 2013, Perillaldehyde). Đây là thành
phần chính trong tinh dầu tía tô thương mại (chiếm 30 – 50% thành phần tinh
dầu). Perilla aldehyde là thành phần chính quyết định tới mùi hương của tinh
dầu. Do đó, nó được sử dụng để đánh giá chất lượng tinh dầu tía tô. Tinh dầu có
hàm lượng perilla aldehyde càng cao thì có giá trị càng cao. Nó được đặc trưng
bởi một số tính chất hóa lý sau:
+ Phân tử khối: 150,22 g/mol
+ Nhiệt độ sôi: t
s
= 237°C / 760 mmHg
+ Tỷ trọng: d
20
20
= 0,953 g/ml
+ Chỉ số khúc xạ: n
D
20

= 1,5058
2.2.3.2. Perilla alcohol
- Công thức phân tử: C
10
H
16
O
- Tên gọi: p-Mentha-1,8-dien-7-ol
- Công thức cấu tạo:
Perilla alcohol là chất lỏng trong suốt, không màu hoặc hơi vàng. Đây là
chất dễ chuyển hóa từ perilla aldehyde, có mùi thơm đặc trưng và thường được
dùng trong sản xuất nước hoa (Lookchem, 2013). Một số tính chất hóa lý:
+ Phân tử khối: 152,2334 g/mol
+ Nhiệt độ sôi: t
s
= 241,2°C / 760 mmHg
+ Tỷ trọng: d
20
20
= 0,94 g/ml
+ Chỉ số khúc xạ: n
D
20
= 1,491
2.2.3.3. D-limonene
- Công thức phân tử: C
10
H
16
- Tên gọi: 1-methyl-4-(1-methylethenyl)-cyclohexene

- Công thức cấu tạo:
D-limonene có mùi chanh thơm mát, được ứng dụng nhiều trong thực
phẩm, dược phẩm cũng như mỹ phẩm (Wikipedia, 2013, Limonene). Một số tính
chất hóa lý:
+ Phân tử khối: 136,24 g/mol
+ Nhiệt độ sôi: t
s
= 176°C / 760 mmHg
+ Tỷ trọng: d
20
20
= 0,8411 g/ml
2.2.3.4. Linalol
- Công thức phân tử: C
10
H
18
O
- Tên gọi: 3,7-dimethylocta-1,6-dien-3-ol
Linalool có hương thơm dễ chịu và vị hơi cay, dùng tạo hương trong các
sản phẩm xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội, (Wikipedia, 2013, Linalool). Một số
tính chất hóa lý:
+ Phân tử khối: 154,25 g/mol
+ Nhiệt độ sôi: t
s
= 198-199°C / 760 mmHg
+ Tỷ trọng: d
20
20
= 0,858 g/ml

2.2.3.5. β-Caryophyllene
- Công thức phân tử: C
15
H
24
- Tên gọi:

metylen-4, 11,11-(trimethyl) bicyclo (7,2,0) undec-4-ene
β-Caryophylene là chất lỏng có màu từ vàng nhạt đến vàng đậm, tan trong
rượu và không tan trong nước, có mùi của gỗ đinh hương (Wikipedia, 2013,
Caryophyllene). Nó được đặc trưng bởi một số tính chất hóa lý sau:
+ Phân tử khối: 204,36 g/mol
+ Nhiệt độ sôi: t
s
=257
o
C / 760 mmHg
+ Tỷ trọng: d
20
20
= 0,897 - 0,910 g/ml
+ Chỉ số khúc xạ: n
D
20
= 1,498 - 1,504
2.2.3.6. α-Caryophyllene
- Công thức phân tử: C
15
H
24

- Tên gọi: (E,E,E)-2,6,6,9-Tetramethyl-1,4,8-cycloundecatriene
α-Caryophyllene có mùi hương của dầu, gỗ và hương trái cây
(Chemicalbook, 2013). Nó được đặc trưng bởi một số tính chất hóa lý sau:
+ Phân tử khối: 204,36 g/mol
+ Nhiệt độ sôi: t
s
= 168°C / 760 mmHg
+ Tỷ trọng: d
20
20
= 0,889 g/ml
+ Chỉ số khúc xạ: n
D
20
= 1,503
2.2.3.7. α-Pinene
-Công thức phân tử: C
10
H
16
- Tên gọi:(1 S, 5 S) -2,6,6-trimethyl bicyclo [3,1,1] hept-2-ene ((-)-Α-pinen)
α-Pinene là một trong hai đồng phân của pinene, có mùi nhựa thông và
bạch đàn (Wikipedia, 2013, Alpha-Pinene) .
+ Phân tử khối: 136,23 g/mol
+ Nhiệt độ sôi: t
s
= 155°C / 760 mmHg
+ Tỷ trọng: d
20
20

= 0,858 g/ml
+ Chỉ số khúc xạ: n
D
20
= 1,465
2.2.4. Vai trò, ứng dụng của tinh dầu lá tía tô
Tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn
và đóng góp vai trò lớn trong đời sống con người. Loại tinh dầu này chứa rất
nhiều hợp chất quý, có tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt
là trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.
2.2.4.1. Vai trò, ứng dụng trong thực phẩm
Trong tinh dầu lá tía tô, các hợp chất như perilla aldehyde, limonene,
caryophyllene, famesene, có tác dụng kích thích dây thần kinh khứu giác, tăng
nhu động ruột, thúc đẩy tiết enzyme tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng. Ngoài
ra, các hợp chất perilla aldehyde, phenylpropanoid và β-caryophyllene,… trong
tinh dầu tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như:
sallmonella, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng, (Đỗ Huy Bích
và cộng sự, 2004). Tinh dầu lá tía tô còn có tác dụng khử mùi tanh hải sản rất
hiệu quả, giải độc cua cá (Lina Bumblauskien et al, 2009). Từ những lợi ích
trên, một phần tinh dầu lá tía tô được sử dụng làm hương liệu, phụ gia thực
phẩm khá phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nó được sử dụng để chế biến các món sashimi,
mận muối, món hầm, súp. Tại Mỹ, tinh dầu tía tô nằm trong danh mục các phụ
gia thực phẩm được phép sử dụng. Nó đã được sử dụng để bổ sung vào các loại
nước sốt, bánh kẹo, chewing gum,… Trong một giai đoạn, nó được sử dụng để
tạo hương cho các sản phẩm sarsaparilla - một loại đồ uống rất phổ biến tại Mỹ
trong thế kỷ XIX (He-ci Yu et al, 2010).
Ngoài sử dụng làm chất phụ gia, tinh dầu tía tô còn được sử dụng bảo
quản thịt , cá và các loại thực phẩm khác. Tinh dầu tía tô có ưu điểm là chỉ cần
sử dụng một lượng nhỏ, hoạt tính cao, an toàn cho sức khỏe và có thể áp dụng

cho các loại thực phẩm ở mọi giá trị pH. Đặc biệt hơn, nếu như các chất bảo
quản thông thường có thể gây ảnh hưởng xấu tới mùi vị của thực phẩm thì loại
tinh dầu này vừa là chất bảo quản, vừa cải thiện hương vị cho thực phẩm (He-ci
Yu et al, 2010; Niir Board, 1999). Vì vậy, tinh dầu tía tô hứa hẹn sẽ là một chất
bảo quản thực phẩm ngày càng được quan tâm.
Trong thành phần tinh dầu lá tía tô có chứa một dẫn xuất của perilla
aldehyde có tên là perillartine. Chất này có vị ngọt gấp 2000 lần đường mía và
có calo rất thấp. Nó được sử dụng làm chất tạo ngọt thay thế tại Nhật Bản và
Mỹ. Đặc biệt, đây còn là phụ gia quan trọng trong ngành sản xuất thuốc lá để
giảm mùi hăng cay, làm cho sản phẩm có hương vị hài hòa hơn (Đỗ Tất Lợi,
2003; Başer1. K.H.C et al, 2003; He-ci Yu et al, 2010).
2.2.4.2.Vai trò, ứng dụng trong y học
Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học tìm hiểu về tác dụng dược lý của
tinh dầu tía tô. Và các nghiên cứu đều cho thấy tinh dầu tía tô có ý nghĩa rất lớn
trong y học:
- Trị ho, hạ sốt: Theo nghiên cứu, β-caryophyllene có tác dụng làm thư
giãn khí quản ở chuột lang. Tinh dầu tía tô trị bệnh phó thương hàn trên thỏ hiệu
quả hơn aspirin (He-ci Yu et al, 2010).
- Kháng khuẩn, chống viêm: Các hợp chất: linalool, limonene, perilla
aldehyde, perilla alcohol, β-caryophyllene, trong tinh dầu tía tô có tác dụng
kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống nhiễm trùng rất hiệu quả (Lina
Bumblauskien et al, 2009). Tinh dầu tía tô có tác dụng khử mùi hôi thối, xua tan
khí hư, được sử dụng như chất khử trùng hiệu quả ở Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc. Tinh dầu lá tía tô còn được ứng dụng trong nha khoa, là thành phần
trong kem đánh răng, nước xúc miệng (Niir Board, 1999).
- Hiệu ứng thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên chuột đã cho hiệu quả
rất cao trong việc làm giảm các hành vi trầm cảm (He-ci Yu et al, 2010).
- Chống dị ứng: Các thành phần β-caryophyllene, α-pinene và elemicine
có tác dụng chống dị ứng da type I. Tinh dầu tía tô có hiệu quả cao trong giải
độc hải sản (Lina Bumblauskien et al, 2009).

- Điều trị khối u và ung thư: Theo Stark etal (1995) thì perilal alcohol và
limonene có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các khối u vú, khối u gan, ung
thư phổi ở chuột (trích dẫn từ Lina Bumblauskien et al, 2009). Các nghiên cứu
khác còn cho thấy khả năng chống ung thư ruột kết, khối u thần kinh và bệnh
bạch cầu của loại tinh dầu này (Subhuti Dharmananda Ph.D, 2010).
- Cải thiện tiêu hóa, hô hấp: Perillaketone có khả năng kích thích cơ ruột
tròn hoạt động, có hiệu quả trong chống ngộ độc thực phẩm và các rối loạn tiêu
hóa. Tinh dầu tía tô có tác dụng kháng histamin, làm giảm co thắt khí quản,
buồn nôn trong trường hợp ngộ độc hải sản (Subhuti Dharmananda Ph.D, 2010).
2.2.4.3. Vai trò, ứng dụng trong lĩnh vực hóa - mỹ phẩm
Với tác dụng kháng khuẩn và tạo hương, tinh dầu tía tô được sử dụng
nhiều trong sản xuất nước hoa, kem trị mụn và các sản phẩm hóa - mỹ phẩm
khác như xà bông, sữa dưỡng thể, kem, muối tắm. Loại tinh dầu này còn được
sử dụng trong xông hơi, massage làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp cơ thể
luôn tươi trẻ (Niir Board, 1999).
2.2.5. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ tinh dầu lá tía tô trên thế
giới và ở Việt Nam
2.2.5.1.Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ trên thế giới
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ:
Hiện nay, tinh dầu tía tô mới chỉ được sản xuất chủ yếu ở Nhật Bản,
Trung Quốc và Đài Loan. Loại tinh dầu được sản xuất thương mại là loại có
thành phần chính là các hợp chất thuộc nhóm PA, được sản xuất từ giống
Perilla frutescens var. Crispa (Başer1.K.H.C, et al, 2003).
Ở Nhật Bản, tổng diện tích trồng tía tô năm 1995 vào khoảng 1030 ha.
Sản lượng tía tô hàng năm tại Nhật vào khoảng 10000 tấn (He-ci Yu et al,
2010). Tại nước này, tinh dầu tía tô được sản xuất đầu tiên tại vùng Okayama và
Saitama, sau đó được mở rộng ra quận Kitami ở Hokkaido. Và hiện nay,
Hokkaido là vùng sản suất chính (Başer1.K.H.C, et al, 2003). Sản phẩm được
đóng gói trong các chai sẫm màu có chứa nitơ bên trong, bảo quản ở nhiệt độ
thấp để tránh bị ôxi hóa.

Hình 2.1. Một số sản phẩm tinh dầu tía tô trên thị trường
(Nguồn: />Tại Trung Quốc, tía tô được trồng nhiều ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông,
Quảng Tây, Thượng Hải,… Sản lượng nguyên liệu khô đạt 5000 tấn/năm (Báo
cáo của viện y học cổ truyền quốc gia Trung Quốc năm 1994). Tại nước này, tía
tô được dùng chủ yếu để làm thuốc hoặc sản xuất tinh dầu. Các sản phẩm tinh dầu
hầu hết có nguồn gốc từ Thiên Tân, Tây An - Thượng Hải, Quảng Châu hay
Giang Tây,… Giá bán của tinh dầu tía tô nguyên chất do Trung Quốc sản xuất rất
cao, dao động từ 300 – 350 USD (tháng 2/2013) (Charcoallife, 2013).
- Tình hình nghiên cứu:
Công cuộc nghiên cứu về tinh dầu lá tía tô được phát triển mạnh mẽ từ
những năm 1980. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ được tiến hành ở
Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia nghiên
cứu sâu rộng và toàn diện nhất về loại tinh dầu này. Các công trình nghiên cứu
về tinh dầu tía tô tập trung chủ yếu vào các nội dung chính sau:
+ Về thành phần và hàm lượng tinh dầu: Đã có hàng loạt nghiên cứu được
tiến hành ở nhiều quốc gia, trên các giống tía tô khác nhau. Các thành phần
chính trong tinh dầu tía tô ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản
đã được trình bày trong phần 2.2.2. Sử dụng phương pháp chưng cất hơi nước,
các nghiên cứu trên đều cho kết quả về hàm lượng tinh dầu trong lá tía tô là 0,3 -
0,5% theo chất khô (Lâm Xuân Thanh và cộng sự, 2000; Baokang Huang et al,
2011; Başer1.K.H.C et al, 2003). Ngoài ra, các nghiên cứu còn được tiến hành ở
một số khu vực khác như: Nghiên cứu tại Bắc Lào, các nhà khoa học đã phát
hiện 5 loại tinh dầu khác nhau theo thành phần chính là: perillaketone,
elemicine, shisofuran, piperitenone, myristicine,…( Ito M et al, 2008). Tại Thái
Lan, tinh dầu tía tô có hàm lượng cao piperitenone và limonene (Michiho Itoa et
al, 2006). Nghiên cứu tại Băng-la-đét đã cho thấy thành phần chính của tinh dầu
tía tô là rosefuran (58%) (
Misra.L.N. and Husain.A,1987)
.
+ Về phương pháp khai thác: Bên cạnh quy trình khai thác lôi cuốn hơi

nước truyền thồng, các nhà khoa học đã phát triển thêm các phương pháp tiên
tiến hơn. Seo WH và Baek (2009) đã sử dụng 3 phương pháp khai thác tinh dầu
khác nhau là chiết xuất bằng dung môi bay hơi (SAFE), chiết xuất bằng hệ chất
lỏng liên tục (LLCE) và chưng cất hơi nước (HD). Kết quả phân tích GC-MC
cho thấy có có 30, 23 và 16 hợp chất được tìm thấy trong tinh dầu được khai
thác bằng phương pháp SAFE, LLCE, HD theo thứ tự. Baokang Huang và cs
(2011) đã khai thác tinh dầu tía tô bằng phương pháp trích ly sử dụng dung môi
CO
2
siêu tới hạn, cho hiệu quả khai thác tinh dầu khá cao (1,39% theo chất khô).
Phương pháp này cho phép khai thác cả những thành phần không bay hơi, cho
hiệu quả cao, quy trình khai thác ngắn. Tuy nhiên, nó đòi hỏi chi phí đầu tư lớn,
công nghệ máy móc hiện đại và phức tạp. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã đưa
ra các phương pháp khai thác mang lại hiệu quả cao hơn như: tách chiết bằng
dung môi hữu cơ (solvent extraction - SE), tách chiết bằng dung môi hữu cơ có
hỗ trợ sóng siêu âm (ultrasonic-assisted solvent extraction - UASE), hay tách
chiết dưới sự hỗ trợ của vi sóng,…
+ Về hoạt tính sinh học (đặc tính dược lý): Tinh dầu tía tô có hoạt tính
dược lý rất cao. Hàng loạt các nghiên cứu về tính kháng khuẩn, chống ngộ độc,
chống dị ứng, ngừa ung thư, đã được tiến hành. Các kết quả nghiên cứu đã
được trình bày ở phần 2.2.4.2.
+ Về các yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng và thành phần tinh dầu:
Nishizawz và Honda là người tiên phong trong việc nghiên cứu về các gen quy
định thành phần hương của tía tô. Họ đã đưa ra sơ đồ mô tả con đường sinh tổng
hợp các chất trong tinh dầu tía tô (Nishizawa A et al, 1989; Nishizawz A et al,
1990). Nghiên cứu về thành phần tinh dầu trong từng giai đoạn tăng trưởng cho
thấy: hàm lượng tinh dầu cao nhất trong giai đoạn cây bắt đầu trổ hoa. Trong
quá trình phát triển của cây, perilla aldehyde có xu hướng tăng dần, hàm lượng
limonene và β-caryophyllene giảm. Các chất khác như α-pinene, β-pinene,
linalool và α-caryophyllene hầu như không thay đổi hàm lượng (Yuh-Jyuan Lee

and Chwen-Ming Yang, 2006).
Ngoài ra, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới hàm
lượng tinh dầu, quan hệ giữa vị trí lá và hàm lượng perilla aldehyde cũng đã
được nghiên cứu.
+ Phân lập, tách chiết các cấu tử (Tương Giang Tử, 2011): Rất nhiều cấu
tử trong tinh dầu tía tô đã được tách và tinh chế như: citral, dillapiol, limonene,
myristicine, perilla aldehyde, linalool,…
2.2.5.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ trong nước
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ:
Tại Việt Nam, theo Vũ Xuân Phương (2000), tía tô mọc tự nhiên và được
trồng ở nhiều nơi khắp cả nước nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi phía
Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình… Ở miền Nam, tía tô được trồng nhiều ở
Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn. Ở miền Bắc, do nhu cầu sử dụng tía tô làm gia
vị, cây được trồng quanh năm ở các vùng ngoại thành Hà Nội như Đông Dư
(Gia Lâm); Hoàng Liệt (Thanh Trì); Duyên Hà (Thanh Trì); Hà An (Giang Biên,
Long Biên); Vân Nội (Đông Anh),… Ở nước ta, tía tô mới chỉ được trồng để
làm rau và làm thuốc, hạt chủ yếu để làm giống. Người Việt Nam hiện nay còn
rất xa lạ với tinh dầu lá tía tô. Tính tới thời điểm này, chưa có một cơ sở trong
nước nào sản xuất tinh dầu lá tía tô.

×