Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghệ thuật trong tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.57 KB, 83 trang )

1



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nói tới những sáng tác làm nên tên tuổi Nguyễn Phan Hách, ngay lập
tức, người ta nói tới hương vị "Hoa sữa" ngọt ngào hoặc những ca từ da diết
trong "Làng quan họ quê tôi" mà dường như quên rằng nhà thơ ấy cũng
khá nặng lòng với văn xuôi. Gia tài văn xuôi của thi sĩ không hề ít ỏi: 7 tập
truyện ngắn, truyện vừa và 4 tiểu thuyết (Tan mây, Tam cung, Người đàn
bà buồn, Cuồng phong).
Đọc văn xuôi của Nguyễn Phan Hách, đặc biệt là Cuồng phong, tiểu
thuyết gần đây nhất, tựa như ta tìm thấy một cá tính khác trong con người,
một góc khác trong tâm hồn tác giả. Thơ trữ tình của ông ngọt ngào, mê đắm
bao nhiêu thì văn xuôi của ông dữ dội và bạo liệt bấy nhiêu. "Dữ dội như một
trận cuồng phong". Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách ta như thấy hiện
lên bức tranh lịch sử đất nước qua những chặng thời gian, giống như một
"biên niên sử" bằng hình tượng văn học về những năm tháng đã qua.
Ra mắt độc giả năm 2008, song có thể nói tiểu thuyết Cuồng phong
của Nguyễn Phan Hách vẫn nằm trong dòng chảy khuynh hướng sáng tác tiểu
thuyết sử thi hiện đại, một trong những tuyến vận động chủ đạo của văn học
Việt Nam kể từ sau 1945. Bên cạnh đó, dù chịu ảnh hưởng của khuynh hướng
sử thi, Cuồng phong cùng với Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tường),
Dưới chín tầng trời (Dương Hướng) lại thấm đẫm bao nỗi niềm thế thái,
nhân tình thời hiện đại, mang đậm dấu ấn thế sự, đời tư. Vì lẽ đó, nghiên cứu
Cuồng phong từ phương diện nghệ thuật là một việc làm cần thiết để góp
phần đánh giá về năng lực cây bút văn xuôi Nguyễn Phan Hách, từ đó góp
phần tìm hiểu bước đi của tiểu thuyết đương đại Việt Nam.


2



* Về tổng quan nghiên cứu:
Có thể khẳng định rằng, luận văn của chúng tôi là nghiên cứu có qui
mô đầu tiên về tiểu thuyết Cuồng phong. Tính đến thời điểm này, việc
nghiên cứu tác phẩm Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách mới chỉ dừng lại
ở mức độ sơ lược với một số bài viết giới thiệu tác phẩm. Đáng chú ý là:
- Hoàng Phương Liên với "Lời giới thiệu về tiểu thuyết Cuồng phong của
Nguyễn Phan Hách" (Nguồn do tác giả cung cấp). Tác giả bài viết cho rằng:
Cuồng phong "ghi nhận khát vọng cháy bỏng của tác giả muốn làm một cái
gì đó giống như biên niên sử ở mức độ nhỏ bằng hình tượng văn học về
những năm tháng đã qua". Bài viết sơ lược giới thiệu về thể loại, nội dung, đề
tài nhưng chưa đi sâu tìm hiểu những vấn đề về lí luận.
- Thiên Anh với "Nguyễn Phan Hách và Cuồng phong" (Nguồn do tác giả
cung cấp) cho rằng: "Cuốn sách đọc chạy trang, các sự kiện đầy ắp, nhiều
kiến thức cuộc sống và tri thức sách vở. Ông có một giọng văn thanh thoát,
hóm hỉnh làm người ta bật cười. Câu văn mạch lạc, khúc triết". Bài viết đề
cập đến kết cấu "rọi đèn pha", ngôn ngữ nhưng vẫn chưa đi sâu, làm rõ được
hết các khía cạnh.
- Tìm hiểu nguồn tư liệu trên báo trí có thể kể đến bài "Nguyễn Phan Hách hô
phong hoán vũ trong Cuồng phong" trên Vtc.vn (12-2008), bài viết sơ lược
giới thiệu về cốt truyện, nghệ thuật, ngôn ngữ trong tác phẩm Cuồng phong;
bài "Nhà văn Nguyễn Phan Hách: Tôi nhát gan lắm" Anninhthudo.vn (12-
2008) cũng đề cập đến nội dung của Cuồng phong và những vấn đề được coi
là thời sự cũng được đưa vào tác phẩm; bài "Nguyễn Phan Hách điều chỉnh
lượng sex trong Cuồng phong" Hoanggiaanh.net (12-2008), người viết thấy
được tài của nhà văn trong cách viết về sex, đó là lối viết giống sex dân gian.
- Tác giả Phương Hoài với "Nhà văn của vùng quê Luy Lâu" (6-2010), với

nhận xét: "Tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách dễ đọc, dễ cảm thụ, truyện tưởng
3



dễ như không mà sâu sắc. Cuốn Cuồng phong in ra có hiệu ứng tốt". Bài viết
mới chỉ đưa ra những nhận định, đánh giá chưa đưa dẫn chứng cụ thể.
Những bài viết, phỏng vấn đã được đăng trên các phương tiện đại chúng, đã
đưa ra những vấn đề gợi mở quan trọng cho tác giả luận văn tiếp tục đi sâu
nghiên cứu về tác phẩm. Tuy nhiên qua khảo sát, chúng tôi thấy những bài
viết nhìn chung nhỏ lẻ và mới dừng lại ở mức độ nhận xét đánh giá chung
chưa mang tính hệ thống.
Với đề tài "Nghệ thuật trong tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn
Phan Hách" người viết luận văn với tư cách là người bước đầu nghiên cứu
khoa học, mong muốn góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị của tác phẩm
cũng như năng lực của cây bút văn xuôi Nguyễn Phan Hách qua một số khía
cạnh hình thức nghệ thuật đáng chú ý trong tác phẩm.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài đã chọn, luận văn đánh giá giá trị đặc sắc của tác phẩm
Cuồng phong, khả năng của cây bút tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách qua một
số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm nghệ thuật đáng chú ý được Nguyễn Phan Hách
thể hiện trong tác phẩm: cốt truyện, không gian nghệ thuật, nhân vật, khôn
ngữ, giọng điệu …
- Đánh giá thành công của tác phẩm cũng như năng lực của cây bút văn xuôi
Nguyễn Phan Hách.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Cuồng phong

của Nguyễn Phan Hách.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Cuồng phong.
4



5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
6. Đóng góp mới
- Luận văn góp phần vào tìm hiểu, đánh giá giá trị trong tiểu thuyết Cuồng
phong của Nguyễn Phan Hách.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi dự kiến phần nội dung gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung.
Chương 2: Cốt truyện và Không gian nghệ thật.
Chương 3: Nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu.













5



CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Về tác giả Nguyễn Phan Hách
1.1.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Phan Hách
Nguyễn Phan Hách sinh ngày 13/01/1944 tại Mão Điền, Thuận Thành,
Bắc Ninh. Xứ Kinh Bắc với câu ca dao đã đi vào lòng người:
"Một vùng phong cảnh trước sau
Bức tranh thiên cổ đượm màu nước non".
Với lễ hội chùa Dâu, chùa Lim, chùa Bút Tháp và nhất là với giai
điệu quan họ tha thiết, nồng nàn đã nuôi dưỡng tâm hồn con người qua bao
thế hệ. Sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa giầu đẹp của quê hương Kinh
Bắc, thơ văn Nguyễn Phan Hách cũng phần nào mang hơi thở của miền quê
quan họ. Hình ảnh quê hương cùng những giá trị văn hóa khác đã đi vào thơ
văn Nguyễn Phan Hách một cách tự nhiên, chân thực.
Không những thế, Nguyễn Phan Hách còn được hưởng “gen” văn
chương từ ông nội – một ông đồ nho có tiếng trong vùng, từng mở trường
"Lạc Giáo” ở Bắc Ninh. Trường Lạc Giáo thời kỳ đầu dạy chữ nho theo lối
khoa cử cũ sau đó chuyển sang dạy chữ quốc ngữ. Thầy đồ hay chữ, để lại
cho đời không chỉ nhiều thế hệ học trò thành đạt mà còn tặng cho con cháu
những vần thơ ý vị sâu xa "Thày rằng: chức cả quyền to. Càng giàu sang lắm
càng lo vào mình".
Nguyễn Phan Hách, có thể nói, đã nối tiếp được "tài" và "tâm" của
dòng họ, gia đình mình. Ông là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp và
sớm đến với nghệ thuật. Thuở nhỏ, thi sĩ của "Hoa sữa" học ở trường làng,

trường huyện. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, năm 1962 ông về dạy học ở
6



huyện miền núi Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Sau 5 năm tham gia giảng dạy,
niềm đam mê sáng tác đã thôi thúc Nguyễn Phan Hách trở thành cán bộ sáng
tác – nghiên cứu của Ty Văn hóa Hà Bắc. Kể từ đó đến nay, tình yêu văn hóa,
lịch sử dân tộc đã khơi nguồn cho các sáng tác và trở thành một niềm ám ảnh
trong nhiều trang viết của ông. Năm 1973, Nguyễn Phan Hách làm biên tập
thơ cho tuần báo Văn nghệ. Năm 1978, ông làm biên tập văn xuôi cho Nhà
xuất bản Tác phẩm mới (nay là Nhà Xuất bản Hội Nhà văn). Từ 1996 đến
2004, ông làm Phó Giám đốc rồi Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Sau
khi rời nhiệm sở, Nguyễn Phan Hách vẫn tiếp tục gắn bó với nghiệp văn
chương bằng những sáng tác của mình: Một trong những tác phẩm được độc
giả và giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm là tiểu thuyết Cuồng phong, xuất
bản năm 2008.
1.1.2. Con đường văn chương của Nguyễn Phan Hách
Nguyễn Phan Hách sớm đến với nghệ thuật. Ông làm thơ, viết văn từ
thuở nhỏ. Truyện ngắn đầu tay “Khỏi ốm” được ông viết khi còn là một cậu
bé đang học lớp 5 và được in trên tuần báo Văn nghệ. Tiếp đó, trên tuần báo
Văn nghệ số tết Mậu Tuất (1958) Nguyễn Phan Hách có truyện ngắn “Sân
tranh”, đây là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Cùng với "Sân tranh", bài thơ “Làng quan họ” viết trong thời kì này được
Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc đã khiến Nguyễn Phan Hách trở thành thi sĩ
được nhiều độc giả mến mộ. Đến thời điểm này có thể khẳng định "Làng
quan họ quê tôi" là một trong những ca khúc hay nhất về vùng quê Kinh Bắc
của ông.
Từ thời điểm "Sân tranh" ra đời, không kể các bài phê binh nghiên cứu
giành cho việc dạy, học văn chương trong nhà trường, tính đến nay, gia tài

sáng tác của Nguyễn Phan Hách đã có 04 tập thơ: Người quen của em (1981),
7



Hoa Sữa (2000), Ao thu thuyền lá (2000 – in chung), Vô tình (2007). Trong
đó, bài thơ “Người quen của em” và Nhìn sao” được giải thưởng của Báo Văn
nghệ năm 1969 và năm 1974. Không chỉ có sở trường về thơ, Nguyễn Phan
Hách còn gây ấn tượng với bạn đọc qua hàng loạt tác phẩm: truyện ngắn,
truyện vừa và tiểu thuyết; 07 tập truyện vừa, truyện ngắn: Vườn hoa cổng ô
(1974), Tổ chim sẻ (1978), Cây vĩ cầm cảm lạnh (1982), Quà tặng của thiên
nhiên (1985), Khớp ngựa ô (1988), Tình đùa (1989), Cô gái đầm sen (2004);
04 tiểu thuyết: Tan mây (1989), Mê cung tình ái (1990), Người đàn bà buồn
(1994), Cuồng phong (2008).
Hơn 60 năm cuộc đời, hơn 50 năm cầm bút, với tổng số 15 đầu sách
thơ và văn xuôi, Nguyễn Phan Hách đã khẳng định được năng lực và niềm
đam mê sáng tạo nghệ thuật của mình. Số lượng các nhà thơ đồng thời là nhà
văn thành công ở Việt Nam không phải là nhiều, Nguyễn Phan Hách nằm
trong số ít đáng quý đó. Đặc biệt, với tiểu thuyết Cuồng phong ra đời năm
2008. Nguyễn Phan Hách khiến độc giả, giới sáng tác và phê bình phải bất
ngờ. Cuồng phong (Nguyễn Phan Hách), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh),
Dưới chín tầng trời (Dương Hướng) … có thể nói, đã bắt đầu tạo nên cơn
gió mới trong làng tiểu thuyết lặng lẽ đầu thế kỷ XXI của chúng ta. Đến nay,
tuy đã trải qua hơn nửa thế kỉ cầm bút nhưng tình yêu văn chương của
Nguyễn Phan Hách vẫn không hề thay đổi. Ông vẫn miệt mài sáng tác, không
ngừng trăn trở suy nghĩ về văn chương và cuộc sống.
1.1.3. Quan niệm trong sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách
Nguyễn Phan Hách cho rằng: thể loại tiểu thuyết khó, giống như một
“trận đánh lớn” nếu người chỉ huy chưa đủ tầm thì đành chịu. Đó là cái khó
của những nhà văn viết tiểu thuyết. Nguyễn Phan Hách thừa nhận tiểu thuyết

chưa bao giờ là thế mạnh của ông, nhưng tiểu thuyết mới là thể loại ông thích
8



nhất. Trước Cuồng phong, Nguyễn Phan Hách đã có 3 tiểu thuyết được xuất
bản: Tan mây, Mê cung tình ái và Người đàn bà buồn nhưng phải đến Cuồng
phong – tiểu thuyết của ông mới thực sự thu hút, hấp dẫn người đọc.
Nguyễn Phan Hách tâm sự: hình như cấu trúc của tiểu thuyết bây giờ
đã có thay đổi. "Phải thú nhận cấu trúc cổ điển như “Chiến tranh và hòa bình”
của L.Tônxtôi, “Con đường đau khổ” của A.Tônxtôi hay quá, nhưng bây
giờ học theo thầy khó quá, vả lại bây giờ cũng ít ai xây lâu dài như mẫu các
cung điện xưa. Phải có “mẫu mã” khác. Nhưng mẫu gì thì mẫu, lâu đài bên
trong vẫn phải là những sảnh lớn, phòng rộng, những không gian để con
người sử dụng. Tiểu thuyết hiện đại cũng vậy. Người ta có thể phải dùng lối
kết cấu mới, nhưng nội dung vẫn phải là: phản ánh hiện thực của thời đại này.
Cuồng phong được và chưa được như thế nào để bạn đọc tự đánh giá. Tôi
cũng không có khả năng làm những cuốn sách mang tầm thời đại, tầng tầng
lớp lớp những triết lý theo kiểu hậu hiện đại. Tôi chỉ có tư duy truyền thống
thôi. Cuồng phong có thể hay, có thể không, nhưng tôi tin là người đọc vẫn
thấy cuốn sách thực sự có ích vì có thể tìm thấy câu chuyện cả một thế kỷ đầy
biến động, mà có thể nói là dữ dội nhất trong lịch sử Việt Nam – thế kỷ XX”.
Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách ta thấy được khát vọng cháy
bỏng của tác giả, đó là muốn làm một cái gì đó giống như “biên niên sử” ở
mức độ nhỏ bằng hình tượng văn học về những năm tháng đã qua. Tiểu thuyết
của Nguyễn Phan Hách không dửng dưng với quá khứ. Qua quá khứ tác giả
muốn rút ra bài học cho hiện tại và tương lai. Tiểu thuyết thường ghi lại “ảnh
hình của thời gian đã mất”. Cái đáng quý của tiểu thuyết chính là vì vậy.
Những ý tưởng, triết lý có thể đúng, phù hợp với ngày hôm nay nhưng ngày
mai con người sẽ vượt qua, sẽ thay đổi, nhưng “hiện thực đời sống” được tái

hiện sinh động trong tác phẩm nghệ thuật thì theo thời gian, ngày càng trở nên
9



quý giá. Hậu thế sẽ biết ơn các nhà văn nếu như tác phẩm của họ miêu tả
được chân thực, sinh động, sâu sắc những gì thuộc về thế hệ trước, thuộc về
lịch sử nhưng vẫn có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ hôm nay và ngày mai.
1.2. Về tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách
Nhiều người đánh giá Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách tựa như
thấy được bức tranh rõ nét, chân thực, sinh động về lịch sử Việt Nam thế kỷ
XX. Một bức tranh lịch sử được tái hiện trong một không gian mang tính sử
thi và thông qua thân phận con người.
1.2.1. Mối quan hệ giữa hiện thực và sáng tạo trong tiểu thuyết viết về đề
tài lịch sử:
Văn học phản ánh hiện thực qua lăng kính sáng tạo của nhà văn. Vì thế,
M.Gorki đã có lần khẳng định “không có hư cấu thì không thể và cũng không
tồn tại được tính nghệ thuật”, có nghĩa là tưởng tượng và hư cấu là yếu tố
luôn luôn tồn tại trong quá trình sáng tác. Bên cạnh đó nghệ thuật là sự biểu
hiện tâm lý chủ quan của nghệ sĩ về các hiện tượng xã hội, đồng thời mà
không thể tách rời hiện thực. Bất kì một hình thức, thể loại văn học nào cũng
cần cái gốc cơ bản là hiện thực. Nhà văn có thể tích lũy những tri thức về hiện
thực cuộc sống ngay trong quá trình sáng tác hoặc trước đó, khi mới hình
thành ý đồ, cảm hứng. Sự tích lũy càng phong phú thì trường sáng tạo của nhà
văn càng được mở rộng. Cơ sở sáng tạo của nhà văn thường là những quan sát
của nhà văn về hiện thực, là những ấn tượng do những hiện tượng trong cuộc
sống, những sự kiện lịch sử – xã hội tạo nên. Lịch sử là bộ khung xương để
nhà văn tạo ra da thịt bằng trí tưởng tượng, sự hư cấu để tạo nên tác phẩm
hoàn thiện.
10




Tài năng của nhà tiểu thuyết thể hiện ở khả năng tái hiện những không
gian, bối cảnh phù hợp với thời đại được phản ánh ở sự sống động, linh hoạt
của các nhân vật với chiều sâu nội tâm cá tính. Muốn đạt được như vậy thì
người viết tiểu thuyết phải tích lũy một lượng phong phú những kiến thức sử
học, kiến thức liên ngành về văn hóa, xã hội, ngôn ngữ. Đặc biệt, nhà văn
phải tìm ra những điểm tương đồng trong nếp nghĩ của nhân vật trong quá
khứ với con người hiện đại, bởi chỗ đứng của người viết và người tiếp nhận
tác phẩm đã cách đối tượng được phản ánh một khoảng thời gian khá dài.
Tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử ra đời tương đối sớm ở cả văn học
phương Đông và văn học phương Tây. Ở mỗi nền văn học, luôn tồn tại những
quan niệm rất khác nhau về mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và hư cấu
trong tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử lấy nội dung lịch sử
làm đề tài và cảm hứng sáng tạo, dựa vào những điều kiện trong quá khứ để
hư cấu, tưởng tượng, để tạo nên cảm hứng mới lạ từ những điều vốn đã quen
thuộc. Sự khác biệt cơ bản giữa lịch sử và tiểu thuyết lịch sử là ở chỗ những
nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết không xuất hiện trong tư thế duy nhất mà
lịch sử đã đóng khung cho nó mà xuất hiện trong những hành động, suy nghĩ
của cuộc sống ở cả tư cách xã hội và ở cả khía cạnh đời tư.
Đối với nhà văn viết tiểu thuyết về đề tài lịch sử thì nguồn sử liệu được
lựa chọn theo ý đồ sáng tác nghệ thuật. Từ lịch sử, nhà văn phát huy tối đa
khả năng hư cấu, sức tưởng tượng của bản thân trong quá trình sáng tác,
nhưng không được phép hư cấu hoàn toàn mà phải dựa trên cơ sở nghiên cứu
kĩ lưỡng tài liệu lịch sử. Từ đó, làm sống lại không khí lịch sử cũng như nhân
vật lịch sử một cách chân thực và sống động. Sự hư cấu nghệ thuật cũng thể
hiện ra ở nhiều cấp độ: cấp độ chi tiết, cấp độ nhân vật, cấp độ sự kiện Với
những nhân vật có thực trong lịch sử, nhà văn đã phải hư cấu rất nhiều từ lời
11




ăn, tiếng nói đến hành động, từ nét sinh hoạt đời thường đến đời sống tâm lý,
chiều sâu tâm hồn của họ sao cho người đọc khi thưởng thức tác phẩm như
đang được nhìn thấy họ đi đứng, nói năng trong lịch sử thì phải hư cấu hoàn
toàn để sao cho nhân vật “ăn khớp” với hoàn cảnh, sự kiện một cách hài hòa
tạo nên một thế giới nhân vật trong tác phẩm thống nhất để từ đó làm sáng lên
tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Nhà tiểu thuyết dùng ngôn ngữ văn chương làm sống lại quá khứ trong
lòng hiện tại, để độc giả hôm nay và mai sau có thể tìm thấy sau những biến
cố thăng trầm của dân tộc là tình cảm của các cá nhân, số phận của các cá
nhân, thân phận nói chung của con người. Tiểu thuyết lấy đề tài cảm hứng
lịch sử từ quá khứ để soi chiếu thực tại và tương lai. Cảm hứng lịch sử không
làm cho hệ thống hình tượng trong tiểu thuyết xuất hiện đơn thuần trong tư
thế của những tượng đài lịch sử mà người viết tiểu thuyết phải biến những
tượng đài sẵn có ấy thành những con người với cá tính đa dạng, phức tạp như
chính họ trong cuộc sống. Nếu như những trang lịch sử chỉ ghi lại một phần,
một mặt nào đó của con người, sự kiện trong quá khứ thì tiểu thuyết có thể
làm được điều kì diệu hơn là mô tả những phần khuất lấp sau những bề mặt
ấy. Những chi tiết tưởng như rất đời thường và vụn vặt, có thể dễ dàng bắt
gặp trong thực tại cuộc sống lại chính là những sinh khí tạo hồn cho nhân vật.
Tóm lại, có thể hiểu cảm hứng lịch sử chính là ngọn nguồn say mê và
nung nấu tâm can nhà văn, nó thôi thúc và dẫn đường để nhà văn có thể làm
công việc tạo nên da thịt và sinh khí cho những xác ướp mà lịch sử cung cấp,
để lịch sử được tái hiện sinh động hơn, sâu sắc hơn trong những hình tượng
văn học. Trong tác phẩm, cảm hứng lịch sử lắng sâu trong ngôn ngữ, thấm
đượm trong bối cảnh không gian và hiện hữu trong từng nhân vật.
12




Văn xuôi Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI phát triển theo
khuynh hướng mới – táo bạo trong cách khai thác về đề tài lịch sử. Nhân vật
lịch sử được đặt trong nhiều mối quan hệ để độc giả có cái nhìn đa chiều về
lịch sử. Đó là mô típ huyền thoại hóa nhằm đưa ra góc nhìn mới từ điểm nhìn
của con người hiện đại về quá khứ, nhà văn dựa vào nhân vật và sự kiện lịch
sử để thể hiện cảm hứng về thế sự, tôn giáo và về thân phận con người: Như
Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Kiếm sắc, Phẩm tiết (Nguyễn Huy Thiệp) nhà văn
dựa vào nhân vật và sự kiện lịch sử để thể hiện cảm hứng về thế sự, tôn giáo
và về bi kịch thân phận con người. Đó là những tác phẩm tôn trọng tinh thần
của lịch sử, nhân vật lịch sử được đặt trong sự soi chiếu nhiều chiều như: Hồ
Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh). Bên cạnh đó, những sáng tác như Cuồng
phong dù không xây dựng chân dung những nhân vật lịch sử, tinh thần chung
vẫn là ngợi ca lịch sử, đề cao khí tiết của người anh hùng trong những biến
thiên dữ dội của đất nước với những sự kiện lịch sử có thực hơn một thế kỷ
qua.
1.2.2. Về tiểu thuyết Cuồng phong
Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách là tiểu thuyết viết về đề tài lịch
sử. Tác phẩm có bối cảnh là lịch sử hiện thực xã hội Việt Nam thế kỷ XX với
những biến thiên bão táp. Xoay quanh số phận một gia tộc họ Nguyễn trải qua
bốn thế hệ (Thế hệ thứ nhất: cụ Cả Cố, người nông dân với lòng yêu nước bản
năng, chống cường quyền, đã khởi nghĩa chống Pháp. Thế hệ thứ hai: ông
nghè Nguyễn Đức Nguyên thoát ly giáo lý Khổng Mạnh ngàn đời, khao khát
Duy Tân, xây dựng đất nước độc lập. Thế hệ thứ ba: gia tộc có sự phân chia
trận tuyến, một bên vẫn bám vào ngoại bang, tiếp tục quyền lợi thống trị của
mình (điển hình là Nguyễn Đức Vĩnh) và một bên là chiến sĩ cách mạng,
kháng chiến để giành độc lập thống nhất đất nước (người em Nguyễn Đức
13




Hàm, Vũ Hùng). Thế hệ thứ tư: vẫn ở hai trận tuyến đối lập giữa Lữ - con trai
Nguyễn Đức Vĩnh và Nguyễn Đức Trung – con trai Nguyễn Đức Hàm (mở
rộng ra có Viết Thiều). Cuồng phong phản ánh chân thực, sinh động.
Chọn cách kết cấu “rọi đèn pha”, Cuồng phong được kể lấp loáng
nhưng sinh động như một cuốn phim sử thi hoành tráng. Những khoảng sáng
cận cảnh xen giữa những vùng mờ nhòe mênh mông của lịch sử được tái hiện
chân thực như cuộc sống qua những trường đoạn mang màu sắc điện ảnh,
“chuyển cảnh” nhanh. Và trên hết sự thật lịch sử được tôn trọng một cách
tuyệt đối.
Nguyễn Phan Hách không tránh né bất kì một vấn đề nào, kể cả những
vấn đề được xem là nhạy cảm: những hiện thực tăm tối và ánh sáng le lói của
các phong trào yêu nước đầu thế kỷ; những khoảng tối tiềm tàng ánh sáng của
những thân phận; những sai sót của thời cải cách ruộng đất; số phận của
những người bên kia chiến tuyến; những mầm mống manh nha của “cơ chế
thị trường” trước đổi mới. Tất cả những gì được xem là phức tạp hay nhạy
cảm đều được soi “rọi đèn pha” vào đó để miêu tả và lý giải một cách thấu
đáo.
Hơn 700 trang sách với đầy ắp sự kiện, nhiều kiến thức cuộc sống và tri
thức sách vở. Đọc Cuồng phong, ta thấy mê hoặc và lôi cuốn bởi một văn
phong trong sáng bay bổng. Giọng văn sinh động, thanh thoát, hóm hỉnh
nhiều đoạn khiến ta không khỏi bật cười (đoạn tả Phó Cối – Gái Nhỡ, đoạn tả
tù binh đi lao động ) Câu văn mạch lạc, khúc triết.
Cuồng phong mang dáng dấp tiểu thuyết lịch sử, phản ánh chiều dài
lịch sử dân tộc thế kỷ XX với những biến động có thể được xem là dữ dội
nhất trong lịch sử Việt Nam. Tác phẩm đã tái hiện lại cuộc đấu tranh chống
14




Pháp xâm lược của nhân dân ta đầu thế thế kỷ XX cũng như các cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ sau này.
Cảm hứng lịch sử là cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết Cuồng phong,
xuất phát từ tình yêu, lòng đam mê đầy tự hào của nhà văn với lịch sử dân tộc.
Cảm hứng ấy gắn liền với lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của người
công dân Nguyễn Phan Hách đồng thời cũng chứa đựng cả chất nhân văn cao
cả trong cái nhìn của nhà văn về cuộc đời. Đọc Cuồng phong ta không chỉ
hiểu sâu sắc hơn về những gì diễn ra trong trường kỳ lịch sử của dân tộc mà
còn thấu hiểu về số phận những con người trong bão táp lịch sử.
Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt của văn hóa nghe nhìn, bất chấp lời
than vãn rằng xã hội hiện đại đang thờ ơ với văn chương, bất chấp sự trồi sụt
của nền kinh tế những tác phẩm như Cuồng phong vẫn luôn có chỗ đứng
trong lòng công chúng.









15



CHƯƠNG 2
CỐT TRUYỆN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT


2.1. Cốt truyện
2.1.1. Kiểu cốt truyện
Như ta đã biết, nhà văn xây dựng cốt truyện là để phản ánh các quan hệ
và mâu thuẫn của đời sống. Cốt truyện chính là hệ thống sự kiện làm nòng cốt
cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong
tác phẩm văn học tự sự. Trong tiểu thuyết, các chi tiết, sự kiện là cái làm nên
mạch truyện, duy trì sự phát triển của cốt truyện. “Khái niệm cốt truyện có
truyền thống lâu đời, bắt nguồn từ Arixtốt và được các nhà lý luận chủ nghĩa
cổ điểm minh định rõ”. Theo đó “cốt truyện đúng hơn là truyện, là tiến trình
các sự kiện xảy ra theo quy tắc nhân quả dấn đến một kết cục. Truyện nào
cũng có tính thống nhất, bắt đầu từ một trạng thái ổn định, thăng bằng, sau đó
xảy ra hỗn loạn, mâu thuẫn xung đột, cuối cùng trở lại thăng bằng” [52, Tr
127).
Cốt truyện trong tiểu thuyết Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách là
kiểu cốt truyện đa tuyến với những hệ thống sự kiện phức tạp nhằm tái hiện
nhiều bình diện của đời sống ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. Cốt truyện
đa tuyến giúp tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân
vật và hệ thống sự kiện trong cốt truyện có thể chia thành nhiều dòng, nhiều
truyện gắn liền với số phận của các nhân vật trung tâm, nhân vật chính của tác
phẩm. Cốt truyện đa tuyến được xem là cốt truyện thuộc loại cổ điển, phát
triển lô gíc, mọi biến cố, sự kiện trong tác phẩm đều gắn liền với nhân vật.
Cuồng phong có bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XX, một thế kỷ đầy
biến động của dân tộc. Nguyễn Phan Hách quan niệm những biến thiên dữ dội
bi hùng của đất nước, cơn cuồng phong của chiến tranh và thân phận con
16



người trong cơn bão táp đó là chất liệu vô giá của văn học. Những tiểu thuyết
kinh điển thế giới như: “Chiến tranh và hoà bình” của L.Tônxtôi, “Sông Đông

êm đềm” của Sôlôkhốp, “Con đường đau khổ ” của A.Tônxtôi … sẽ còn mãi
với nhân loại, một phần quan trọng vì người ta tìm thấy ở đó hiện thực máu
lửa khốc liệt một thời của loài người. Đề tài, cốt truyện không phải là quan
trọng nhất, nhưng thử hỏi với sự sàng lọc của thời gian, những cuốn sách chỉ
đi vào những chuyện vụn vặt, yêu đương … và những “triết lý một thời” dễ bị
thời gian vượt qua, làm sao còn có thể gây ấn tượng, chú ý với thế hệ độc giả
đời sau? Thời đại văn hoá nghe nhìn chiếm thế thượng phong, địa vị của văn
chương muốn hay không muốn cũng không được như xưa nữa. Nói quá đi, có
khi người ta còn đặt ra câu hỏi: Rút cục thì giá trị lớn nhất của văn chương nói
chung (tiểu thuyết nói riêng) là gì? Kể cả với những người đó, câu trả lời luôn
là: Đó chính là hiện thực đời sống được miêu tả tài tình trong đó. Chính hiện
thực đời sống, hiện thực lịch sử đã và đang làm nên giá trị cho văn chương.
Đã không dưới một lần khi được hỏi về Cuồng phong trong các bài báo,
Nguyễn Phan Hách nói “Hiện thực xã hội Việt Nam thế kỷ XX là một hiện
thực dữ dội. Trang sử tột đỉnh đau thương và tột đỉnh kiêu hãnh tự hào. Tôi
nghĩ sứ mệnh của tiểu thuyết là ghi lại những ảnh hình đã qua. Hiện thực Việt
Nam là một nguyên liệu vô giá, bất tận cho tiểu thuyết. Tôi muốn tác phẩm
của mình miêu tả được những biến thiên bão táp của đất nước qua các góc độ
đấy. Qua câu chuyện một gia tộc với bốn thế hệ (và những người liên quan),
qua số phận những con người vật vã trong cơn Cuồng phong, tôi mon men
đến chủ đề mà tôi thích và tôi nghĩ là ít ra nó cũng có ích, không bị lạc hậu
qua thời gian …”
Hơn 700 trang tiểu thuyết, Nguyễn Phan Hách đã dựng lên hàng loạt
nhân vật với những cảnh đời, số phận, tâm trạng, tính cách khác nhau xuất
hiện trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc với những biến cố
17



của nó. Mỗi nhân vật đều có chân dung, diện mạo riêng, cá tính riêng. Thế hệ

thứ nhất: Cả Cồ – anh hùng nông dân nghĩa sĩ dựng cờ khởi nghĩa được miêu
tả là người dũng mãnh, ngang ngược “bất bưởng” cùng đội quân là những kẻ
“ngỗ ngược”, “thích đánh nhau” đã góp phần to lớn vào công cuộc chống
phong kiến và bọn thực dân Pháp đầu thế kỷ XX. Thế hệ thứ hai: Nguyễn
Đức Nguyên với tư tưởng tiến bộ với mong muốn “canh tân đất nước” “mở
mang dân trí” làm cơ sở tiến tới giành độc lập cho đất nước. Từ thế hệ thứ ba:
Đức Vĩnh, Đức Hàm (mở rộng ra nhân vật Vũ Hùng) đến các con của hai anh
em đã có sự phân chia trận tuyến, Đức Hàm và Đức Vĩnh lúc này tồn tại hai
luồng tư tưởng khác nhau. Đức Vĩnh lựa chọn con đường theo địch để được
hưởng bổng lộc, làm quan. Đức Hàm, Vũ Hùng sống theo lý tưởng cách
mạng, chiến đấu vì Tổ quốc, không sợ hy sinh, gian khổ, với tấm gương sáng
là Cụ, Ông, Cha. Diễn biến của tất cả các sự kiện, biến cố của các nhân vật
đều lô gíc trong sự phát triển của cốt truyện.
Nhiều sự kiện, nhiều nhân vật nhưng mỗi nhân vật đều có thể tách ra
thành một câu chuyện với những tâm trạng, những số phận, những cảnh ngộ
nhiều hình vẻ. Kiểu cốt truyện đa tuyến với nhiều nhân vật chính có số phận
hạnh phúc, xen lẫn đau khổ dù dưới bất cứ chế độ xã hội nào. Các nhân vật
của Cuồng phong cũng có các số phận “quằn quại giữa cuộc đời” bởi họ là
những con người chân thực, có lý tưởng, dũng cảm kiên cường theo lý tưởng.
Thời gian lịch sử được tái tạo trong thế giới nghệ thuật Cuồng phong
bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ với những cuộc khởi nghĩa nông dân và kéo
suốt chiều dài lịch sử đất nước trong thế kỷ XX với những tuyến nhân vật đan
chéo nhau, những tâm trạng, những số phận, những cảnh ngộ nhiều hình vẻ.
2.1.2. Cách thức xây dựng
Chọn kết cấu “rọi đèn pha”, Cuồng phong được kể lấp loáng nhưng
sinh động như một cuốn phim sử thi hoành tráng. Các điểm sáng liên kết lại
18




với nhau tạo nên câu chuyện. Còn các chỗ khác “chìm trong bóng tối”, bỏ
qua, không nhất thiết phải kể có đầu có đuôi, các mắt xích liên tục với nhau.
Nguyễn Phan Hách không tránh né bất kỳ một vấn đề nào, kể cả những vấn
đề vẫn được xem là nhạy cảm trong lịch sử dân tộc thế kỷ XX (số phận con
người trong thời kỳ cải cách ruộng đất; thân phận người lính bên kia chiến
tuyến thời kỳ sau 1975 …). Tất cả đều được Nguyễn Phan Hách soi “rọi đèn
pha” vào đó để miêu tả và lý giải nó một cách thấu đáo.
Cuồng phong là một cuốn tiểu thuyết dễ đọc, chạy trang nhưng đầy ắp
sự kiện và lượng thông tin. Nguyễn Phan Hách từng tâm sự "Tôi học tập
phong cách của điện ảnh “chuyển cảnh” phải nhanh. Tôi thích nhiều lượng
thông tin". Câu chuyện trong tác phẩm trải dài trong nhiều thập kỷ nhưng
không làm người đọc cảm thấy mệt mỏi bởi tác giả đã sử dụng kiểu lắp ghép
liên văn bản. Đây là một trong những đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết hiện
đại. Nhờ kỹ thuật kết cấu này, tác phẩm được viết ra một cách tự nhiên, không
bị ràng buộc bởi thi pháp truyền thống. Kết cấu tác phẩm không nhất thiết
phải dựa vào sự phát triển theo tiến trình sự kiện, theo thời gian tuyến tính mà
được ghép bởi từng cuộc đời, từng mảng tâm trạng của nhân vật, đảo lộn trật
tự truyền thống. Những tình huống, cảnh ngộ biến cố, sự kiện, số phận nhân
vật đặt cạnh nhau, kết nối với nhau tạo nên mạch cốt truyện lô gíc, hấp dẫn.
Nguyễn Phan Hách chọn cho mình một kết cấu riêng, miễn là diễn đạt được ý
tưởng. Với lối “Sổ tay ghi chép … ngày … tháng … năm” tác giả tự cho phép
mình không phải bố trí đan cài khéo léo các tình tiết đuổi theo hệ thống nhân
vật kịch tính, cao trào, thắt nút, mở nút … Đôi khi Nguyễn Phan Hách còn sử
dụng cả bút pháp ký, chính luận để nén dung lượng, tránh được lối kể tả dài
dòng nhưng ít lượng thông tin.
Ngoài ra, Nguyễn Phan Hách còn sử dụng thủ pháp tương phản đối lập
để tạo cốt truyện. Chính sự tương phản giữa nhận thức, lối sống, chọn đường
19




của hai anh em Nguyễn Đức Vĩnh và Nguyễn Đức Hàm đã trở thành vấn đề
mang tính thời đại. Nguyễn Đức Vĩnh chọn con đường quan trường để hưởng
bổng lộc, lo cho gia đình. Anh chưa nhìn thấy điểm sáng của đấu tranh cách
mạng, chưa tin vào đội ngũ cách mạng cùng khả năng của họ. Vĩnh hoài nghi
trước chiến thắng của cách mạng. Ngược lại, Nguyễn Đức Hàm luôn sống có
lý tưởng, tin vào quần chúng cách mạng, sống và chiến đấu sát cánh cùng
quần chúng. Niềm tin với cách mạng ở anh là tuyệt đối. Quan niệm về cuộc
sống khác nhau, mục đính, lý tưởng sống khác nhau và mỗi người dường như
sinh ra trên đời đều được phân một sứ mệnh khác nhau nên nhân vật của
Nguyễn Phan Hách phải “làm tròn sứ mệnh của mình”. Việc chọn lối sống,
hướng đi khác nhau là điều không tránh khỏi ở hai anh em Vĩnh – Hàm.
Hay như Lan Viên, tiểu thư con quan huyện, xinh đẹp, có học. Nếu
sống trong xã hội cũ, những người như Viên sẽ luôn được ưu ái nhưng khi
cách mạng nổ ra, đặc biệt là cuộc cải cách ruộng đất đã biến những ưu, những
lợi thế của Viên thành thứ vũ khí dìm cô và những người như cô xuống bùn
đen. Đến hiền lành, sống tốt như Ba Nghè – Vũ Thị Ngần mà còn bị đấu tố, bị
bọn xấu “tố điêu” tố sai. Suốt đời không làm điều ác với ai, nhưng những
người được bà giúp trước kia để có miếng ăn nay quay ra nói bà bóc lột, áp
bức họ. Có kẻ còn coi cái đẹp, cái sang trọng của mẹ con Lan Viên là sự “bất
công giai cấp”.
Trong cuộc cải cách ruộng đất những năm giữa thế kỷ XX, cái đẹp,
giàu sang là có tội, là phải trả giá. Dẫu đã lường trước được những khủng
khiếp và sự lạ lùng “đầu xuống đất chân lên trời”, “trắng thành đen” của công
cuộc cải cách ruộng đất nhưng chính những người trong cuộc không nghĩ nó
lại khốc liệt đến như thế. Lý lịch nghèo giờ là quyền lực, dốt nát giờ có địa vị.
Đặt trong thế tương phản đối lập như vậy ta mới thấy được hết những bất
công sai lầm của một thời “ấu trĩ”. Sự tương phản đối lập được Nguyễn Phan
20




Hách sử dụng triệt để để thể hiện sự thay đổi dữ dội của thân phận con người
bởi hòn cảnh sống. Chính sự nhất quán trong việc sử dụng phép tương phản
đối lập khiến cho việc thể hiện nội dung tư tưởng trong Cuồng phong càng
trở nên sâu sắc.
2.2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn
cho thấy quan niệm nghệ thuật của tác giả. Không gian nghệ thuật là hình
thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào
không có không gian và không có nhân vật nào lại không có bối cảnh xuất
hiện. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm
biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định của tác giả về cuộc
sống. Trong lý luận văn học, người ta xem không – thời gian nghệ thuật “như
một quan niệm về thế giới và con người, như một phương thức chiếm lĩnh
thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mỹ để từ
đó lý giải khả năng phản ánh hiện thực [51, Tr.146, 166]. Theo nhà nghiên
cứu Phan Trọng Thưởng các yếu tố không gian trong tác phẩm chỉ có ý nghĩa
khi nó trở thành “các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng
nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng” [58].
Qua bàn tay của các nghệ sĩ tài năng, không gian nghệ thuật trở thành
một hình tượng nghệ thuật đặc sắc, bên cạnh hình tượng nhân vật.
Không gian nghệ thuật trước hết phản ánh hiện thực khách quan của
cuộc sống (về tự nhiên và xã hội). Nó góp phần thể hiện tâm lý nhân vật và
quan niệm nghệ thuật về thế giới, con người của tác giả. Ngoài ra, không gian
nghệ thuật còn đóng vai trò trung tâm trong việc tổ chức các sự kiện tác
phẩm, góp phần quy định đặc trưng thể loại. Trong tiểu thuyết Cuồng phong
không gian nghệ thuật góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện
21




cảm quan của tác giả về chiến tranh, về số phận con người, xã hội Việt Nam
thế kỷ XX.
2.2.1. Không gian hoành tráng, dữ dội.
Như trên đã nói: Cuồng phong có bối cảnh là lịch sử hiện thực xã hội
Việt Nam thế kỷ XX với những biến thiên bão táp. Qua câu chuyện một gia
tộc bốn thế hệ (và những người liên quan) ta thấy lịch sử đất nước hiện lên
đau thương nhưng hào hùng.
Nguyễn Phan Hách đã dựng lên một không gian xã hội (không gian
công cộng) hoành tráng trong tác phẩm đối lập với không gian đời tư chật hẹp
trong tác phẩm phi sử thi.
Trong văn học lãng mạn Việt Nam trước 1945, môi trường sống của
nhân vật thường là chật hẹp, quẩn quanh trong tầng lớp, giai cấp mình. Nhưng
sau 1945, cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại như một cơn lốc mạnh đã kéo
con người ra khỏi cái “ao đời” phẳng lặng và tù túng để hướng tới một không
gian công cộng rộng lớn. Từ đó, con người được trưởng thành trong môi
trường tập thể, có số phận gắn bó với dân tộc và lịch sử. Trong cái không gian
xã hội rộng lớn ấy “không có và không thể có cái gì là thầm kín, nội tại,
không có gì là bí mật riêng tư, không có gì hướng vào bản thân, không có gì
đáng gọi là cô đơn cả. Con người ở đây mở ra mọi phía, nó hoàn toàn hiện ra
bề ngoài, trong con người đó không có gì là “dành riêng cho một mình mình”,
"không có gì là không chịu kiểm soát ở đây tất cả và toàn bộ là công cộng”
[7, Tr.146]. Nơi sinh hoạt chính của các nhân vật trong tiểu thuyết sử thi
không phải là trong gia đình mà là ngoài xã hội, môi trường sống của các
nhân vật trong sử thi là ở ngoài xã hội, ở đây các nhân vật mới khẳng định
được chỗ đứng của mình trong trời đất bao la.
22




Nguyễn Phan Hách chỉ tả qua về nguồn gốc, nơi mà Cả sinh ra: “Cả Cồ
là đứa con hoang. Mẹ Cả Cồ không chồng, đi làm thuê thấy bà trở về bụng
chửa vượt mặt. Bà “nằm ổ” một mình trong căn lều lợp lá chuối giữa vườn”
[19, Tr.15]. Khi 15 tuổi mẹ mất, “Cả bắt đầu lang thang trong rừng”, “lang
thang theo thầy học võ hết năm này tháng khác”. “Rừng nuôi Cả Cồ. Hồn
rừng, hồn núi nhập vào Cả Cồ” [19, Tr.16]. Không gian rừng núi đã góp phần
xây dựng nên hình ảnh Cả Cồ – người nông dân nghĩa sĩ sau này. Chính
không gian núi rừng rộng lớn là môi trường thuận lợi để người anh hùng vùng
vẫy. Tính chất anh hùng không cho phép họ tự giam mình trong một không
gian chật hẹp, tù đọng. Người có chí lớn thì phải làm việc lớn, muốn làm việc
lớn thì phải từng trải nhiều. Bởi vậy không gian ngày càng giãn nở kích
thước theo bước chân nhân vật. Cả Cồ trưởng thành từ làng với những lễ hội
vật trâu. “Hội làng, Cả xung phong ra vật trâu”. Rồi đến những làng lân cận
đánh nhau vì trai nơi khác dám đến “ghẹo gái phố Phủ”. Không gian ngày
càng mở rộng “vùng Nhà Sơn núi non rừng rậm. Làng khuất nẻo bên suối,
hang, cách nhau quả núi dãy đồi''[19, Tr.19]. Dường như người anh hùng khó
có thể yên ổn với cuộc sống trong gia đình. Cuộc sống bình yên, hạnh phúc
đơn sơ trong mỗi mái nhà khó mà phù hợp với con người "tráng chí ngàn
phương". Người có hoài bão thì phải có không gian lớn "chí làm trai nam bắc
tây đông, cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển" (Nguyễn Công Trứ). Thước
đo tầm vóc con người trong thời đại có chiến tranh là sự từng trải, là phẩm
chất anh hùng, dũng cảm của người lính. Không gian lý tưởng cho các chiến
sĩ anh hùng là ở ngoài tiền tuyến, còn ở hậu phương, không gian lý tưởng của
các anh hùng lao động là ở những nơi khó khăn, nguy hiểm. Đó là vùng đất
hứa cho các thanh niên vừa rời ghế nhà trường vì thế, đại thế hệ thứ ba trong
gia tộc họ Nguyễn, Nguyễn Đức Hàm rời bỏ ghế nhà trường để đi theo lý
tưởng cách mạng. Mặc dù chưa thật sự hiểu rõ về thời cuộc nhưng anh cũng
23




đã cảm nhận được “một cuộc cách mạng sẽ đảo lộn tất cả rồi cũng sẽ xảy ra.
Anh viết báo, hoạt động xã hội, theo các chiến sĩ lên chiến khu, bám trụ Hà
Nội những ngày máu lửa. Không gian chiến trận, không gian xã hội rộng lớn
giúp tôi luyện ý chí Hàm.
Không gian xã hội rộng lớn có khả năng dung chứa toàn bộ cuộc sống
đa dạng của một dân tộc trong những thời khắc đáng nhớ của lịch sử. Không
gian xã hội hoành tráng trong Cuồng phong dường như đã dung chứa được
hiện thực lịch sử trong suốt thế kỷ XX của dân tộc ta, một thế kỷ đầy đau
thương mà không kém hào hùng.
Khái niệm “hoành tráng” trong không gian sử thi còn là tầm khái quát
sử thi, sự phong phú của hiện thực miêu tả và khả năng tích hợp nhiều loại
không gian khác nhau. Cuồng phong phản ánh hiện thực phong phú bao gồm
nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống: sinh hoạt văn hóa, lao động, chiến
đấu; những sự kiện lớn như liên kết toàn dân đánh giặc, cải cách ruộng đất
đến những chuyện nhỏ như nấu ăn, gặt lúa, đập thóc Tác phẩm tích hợp
nhiều loại không gian khác nhau: làng quê – chiến trường, địa bàn ta - địch,
nơi tự do – ngục tù Do tầm khái quát và sự phong phú của hiện thực phản
ánh, ta có thể nói không gian trong Cuồng phong có tính chất hoành tráng sử
thi đồng thời cũng chứa đựng những yếu tố thế sự, đời tư. Thông qua không
gian hoành tráng người ta thấy hiện lên chân dung số phận không chỉ một dân
tộc, không chỉ một dòng họ mà là chân dung số phận chung của con người.
Bên cạnh đó, nhắc đến chất sử thi, người ta nghĩ ngay đến các cuộc
chiến tranh dưới nhiều hình thức khác nhau. Không gian chiến trường điển
hình là nơi diễn ra những trận đánh có quy mô lớn giữa hai đội quân chính
quy. Các chiến trường Troie, Austerlits, Borodino, Sông Đông đều diễn ra
24




trên đồng bằng rộng lớn, trống trải. Quy mô của không gian của chiến trường
cũng nói lên tầm quan trọng của trận đánh và mức độ khốc liệt, dữ dội của nó.
Trong tiểu thuyết Cuồng phong, xây dựng không gian chiến trận,
Nguyễn Phan Hách đã thành công trong việc làm toát lên khí thế chiến đấu
rực lửa chống quân xâm lược của quân dân Việt Nam. Kịch tính của tác phẩm
căng thẳng, dữ dội bởi hai phe đều có thế mạnh riêng của mình. Địch có hỏa
lực mạnh và sau lưng có sự hậu thuẫn của Pháp, Mỹ. Quân ta có thế mạnh là
lòng yêu nước quả cảm và tinh thần chiến đấu đoàn kết. Nguyễn Phan Hách
còn giới thiệu được không gian chiến trận thế giới trong thế chiến thứ hai qua
nhìn nhận của Nguyễn Đức Hàm “Chẳng có nhân dân nào muốn chiến tranh.
Chẳng có người thường dân Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật nào muốn chiến tranh.
Nhưng các tập “đoàn thống trị” đã đưa đất nước vào chiến tranh. Để thống trị
thiên hạ. Để cướp bóc nhiều của cải. Để biến xứ sở khác thành nô lệ cho
mình. Con sói mạnh ăn hiếp con sói yếu. Người là chó sói của người. Nhân
loại nói lý thuyết thì rất hay nhưng hành động thì theo một quy luật thật đơn
giản, bản năng, mạnh diệt yếu! Pháp là quê hương của cộng hòa, tự do, bình
đẳng, bắc ái. Mỹ là quê hương của tuyên ngôn nhân quyền “tất cả mọi người
sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai
có thể chối cãi được, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do, và mưu
cầu hạnh phúc”. Vậy mà Pháp, Mỹ đem quân đi đánh khắp nơi, thiết lập ách
đô hộ khắp nơi. Ai người ta chịu được. Người ta phải đấu tranh. Thế là có
chiến tranh. Chiến tranh dai dẳng đời này qua đời khác.
Thế giới đã trải qua Đại chiến thứ nhất 1914 – 1918 và bây giờ là Đại
chiến thứ hai. Đức Hít – Le muốn thâu tóm cả Châu Âu vào tay mình. Đã
chiếm hết Pháp, Tiệp, Hung, Ba Lan, Belarut , tưởng mình sắp làm bá chủ
thế giới đến nơi. Nhưng sự đời đâu có dễ thế. Hồng quân Liên Xô đã đấu xe
25




tăng ở vòng cung Cuốc đã thắng ở Stalingrat, đã đẩy lùi quân Đức quay cổ
chạy dài. Đồng minh Mỹ, Anh, Pháp đã đổ bộ Noocmăngđi, đã mở mặt trận
phía Tây làm gọng kìm thứ hai Đức vào con đường giẫy chết. ở mặt trận
phía Đông, quân Nhật đã thua ở Quan Đông, co cụm tuyệt vọng
Hàm sung sướng theo dõi cuộc đại chiến lớn nhất trong lịch sử loài
người đã vào chung cục.
"Ngày nối ngày, tin Đồng Minh thắng trận đem lại cho Hàm cảm giác
tin tưởng vào chính nghĩa trên cõi đời này. Lẽ nào bọn điên, bọn ngông
cuồng, bọn chà đạp lên chân lý sơ đẳng của loài người lại không bị trừng trị.
Thượng đế cần lấy lại công bằng cho con người. Bọn phát xít gây chiến phải
bị hủy diệt. Mutxôlini đã bị treo cổ. Hồng quân Liên Xô đã tiến vào Bec-lanh,
Hit-le tự sát. Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện sau hai quả bom nguyên tử kinh
hoàng " [19, Tr.94-95]
Chiến trường trong Cuồng phong được miêu tả sinh động trên nhiều
phương diện và có thể cảm nhận không khí của nó qua cái nhìn của các nhân
vật. Không gian chiến trường không chỉ rộng lớn mà còn hết sức dữ dội ở cả
hai miền Nam – Bắc. “Ngày 19 tháng 8 ngày khởi nghĩa chính thức của Hà
Nội”. “Những chiến sĩ Việt Minh, lực lượng ngầm, bí mật trà trộn, bảo vệ
cuộc cướp diễn dàn của cuộc mít tinh”. Hình ảnh những người chiến sĩ từ
chiến trường Việt Bắc sau 9 năm toàn quốc kháng chiến nay về tiếp quản thủ
đô, “Bước chân bộ đội rầm rập ca khúc khải hoàn”. Ở Hà Nội, Việt Bắc,
không gian chiến trường chỉ được Nguyễn Phan Hách điểm qua thì ngược lại
ở Sài Gòn và các phòng tuyến lân cận lại được miêu tả cụ thể. Tổng tiến công
Mậu Thân 1968 chính là mũi dao thọc vào tim địch. “Vũ Hùng nhớ lại những
ngày ấy. Đại bản doanh của ông đóng trong một khu rừng cách Sài Gòn
không xa”. Từ những trận đánh nhỏ ở những vùng, những khu vực để rồi thừa

×