Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Quýt tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.84 KB, 88 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




BẾ KIM THƯỢNG




Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY QUÝT TẠI ĐỊA BÀN
XÃ QUANG HÁN, HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC













Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



BẾ KIM THƯỢNG


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY QUÝT TẠI ĐỊA BÀN
XÃ QUANG HÁN, HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : 42KTNN - N01
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng
Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên




Thái Nguyên - 2014
i
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tốt
nghiệp tại cơ sở, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn
bè, tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Được sự đồng ý của ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng
tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây
Quýt tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.”
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, cùng tất
cả các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi
hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Quang Hán đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ cho bản khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình trong suốt
thời gian vừa qua.
Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên mặc dầu đã cố gắng hết

sức nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên

Bế Kim Thượng
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Sản xuất cam quýt trên thế giới 5 năm gần đây 15
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cam, quýt ở Việt Nam 5 năm gần đây 17
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng trồng quýt tại một số xã 20
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai năm 2011 - 2013 tại xã Quang Hán phân
theo mục đích sử dụng 29
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng của xã Quang Hán
năm 2013 32
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã Quang Hán qua 3 năm
(2011 - 2013) 34
Bảng 3.4. Tình hình dân số và lao động của xã Quang Hán qua 3 năm (2011 -
2013) 36
Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng quýt của xã Quang Hán qua 3 năm
2011 - 2013 41
Bảng 3.6: Năng suất và sản lượng quýt của xã Quang Hán trong 3 năm 2011-
2013 42
Bảng 3.7. Đặc điểm cơ bản của các nhóm hộ điều tra 43
Bảng 3.8. Giá trị sản xuất thu từ trồng trọt của các nhóm hộ điều tra 46

Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng quýt bình quân /hộ 48
Bảng 3.10. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha của các nhóm hộ điều tra 49
Bảng 3.11. Kết quả sản xuất một ha quýt của các nhóm hộ điều tra 52
Bảng 3.12. Hiệu quả sử dụng vốn 54
Bảng 3.13. Hiệu quả sử dụng lao động 55
Bảng 3.14. Diện tích, năng suất, sản lượng bình quân của cây quýt và cây mận
của các hộ điều tra 56
Bảng 3.15. So sánh chi phí sản xuất một ha cây quýt và cây mận của các hộ
điều tra 57
Bảng 3.16. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất cây quýt và cây mận 58
Bảng 4.1. Kế hoạch phát triển cây quýt ở xã Quang Hán đến năm 2017 64

iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1. Biểu đồ giá trị sản xuất thu từ trồng trọt của các nhóm hộ điều tra
năm 2013 47
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả sản xuất một ha quýt của các nhóm hộ điều tra 53
Hình 3.3. Biểu đồ hiệu quả sử dụng vốn 54
Hình 3.4. Biểu đồ hiệu quả sử dụng lao động 55
Hình 3.5: Sơ đồ tiêu thụ quýt tại của các hộ điều tra 60
Hình 3.6. Một số khó khăn của hộ trồng quýt 61


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

% : Tỷ lệ phần trăm

BQ : Bình quân
CC : Cơ cấu
DT : Diện tích
DT : Diện tích
ĐVT : Đơn vị tính.
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations

(tổ chức lương thực thế giới)
Ha : Héc ta
LĐ : Lao động
LĐ : Lao động
NN : Nông nghiệp
PNN : Phi nông nghiệp
PTBQ : Phát triển bình quân
TB : Trung bình
TSCĐ : Tài sản cố định
UBND : Uỷ ban nhân dân
v
MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Đóng góp của đề tài 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây quýt 4
1.1.1.1. Giới thiệu chung về cây quýt 4
1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng của cây quýt 5
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất 6
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 9
1.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế 9
1.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế 10
1.1.2.3. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá 12
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 13
1.2.1. Tình hình sản xuất cây quýt trên Thế giới 13
vi
1.2.1.1 Sản xuất 13
1.2.1.2. Tiêu thụ 15
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước 16
1.2.2.1. Sản xuất 16
1.2.2.2. Tiêu thụ 18
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt huyện Trà Lĩnh 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21

2.2. Các câu hỏi nghiên cứu 21
2.3. Nội dung nghiên cứu 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 22
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 23
2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin 23
2.5. Hệ thống chỉ tiêu áp dụng 24
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ 24
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất quýt 25
2.5.3. Các chỉ tiêu bình quân 26
2.5.4. Về giá cả sử dụng trong tính toán 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu . 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
3.1.1.1. Vị trí địa lý 27
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình 27
3.1.1.3. Điều kiện thời tiết và khí hậu 28
vii

3.1.1.4. Tài nguyên đất 28
3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản. 31
3.1.1.6. Đặc điểm kinh tế của vùng 31
3.1.1.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng 37
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất cây quýt ở xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh,
tỉnh Cao Bằng 40
3.2.1. Tình hình phát triển sản xuất cây quýt ở xã Quang Hán 40
3.2.1.1. Thực trạng phát triển cây quýt tại các hộ điều tra 43
3.2.1.2. Đặc điểm chung của các hộ trồng quýt 43
3.2.1.3. Máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất quýt của hộ 45
3.2.2. Tình hình sản xuất quýt của các nhóm hộ điều tra 47

3.2.2.1. Tình hình sản xuất quýt của các nhóm hộ điều tra 47
3.2.2.2. Chi phí sản xuất cho 1 ha quýt của các nhóm hộ điều tra 50
3.2.2.3. Kết quả sản xuất một ha quýt của các nhóm hộ điều tra 52
3.2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất một ha quýt của các nhóm hộ điều tra 54
3.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn 54
3.2.3.2. Hiệu quả sử dụng lao động 55
3.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây quýt với cây mận 56
3.2.4.1. So sánh chi phí sản xuất một ha cây quýt và cây mận của các hộ điều tra
57
3.2.4.2. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của cây quýt và cây mận 58
3.2.5. Tình hình tiêu thụ quýt của hộ 59
3.2.6. Một số khó khăn trong sản xuất quýt của hộ nông dân 61
3.2.7. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất quýt của hộ nông dân
62
Chương 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT QUÝT TẠI XÃ QUANG HÁN,
HUYỆN TRÀ LĨNH,TỈNH CAO BẰNG 64
viii
4.1. Phương hướng phát triển cây quýt tại xã Quang Hán 64
4.1.1. Phương hướng 64
4.1.2. Kế hoạch phát triển sản xuất quýt ở xã Quang Hán đến năm 2017 64
4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
quýt tại xã Quang Hán 65
4.2.1. Giải pháp đối với chính quyền địa phương 65
4.2.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất quýt 65
4.2.1.2. Giải pháp về giống 65
4.2.1.3. Giải pháp về vốn 65
4.2.1.4. Giải pháp về kỹ thuật 66
4.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách 66
4.2.2. Giải pháp đối với nông hộ 66

4.2.2.1. Giải pháp về vốn 66
4.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1. Kết luận 68
2. Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của loài người
cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Tại Việt Nam, trải qua
hàng ngàn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan
trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp của cả nước nói chung và của
mỗi vùng miền nói riêng. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã
tạo nên sự đa dạng về sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng
cây ăn quả. Trong những năm qua nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, cũng như trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng và góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo
công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động từ nông thôn đến thành thị.
Cây quýt, tên khoa học là Citrus reticulata thuộc họ cam, quýt, có nguồn
gốc ở vùng Nam Á, Đông Nam Châu Á, trong đó có Việt Nam. Quýt được
trồng khắp nơi trên đất nước ta, mỗi vùng có một giống ngon nổi tiếng. Giống
quýt là loại cây có múi được trồng nhiều nhất ở nước ta, trong đó có Cam sành
(ta gọi là cam nhưng các nhà khoa học thế giới xếp vào loại Quýt) [10]. Ở nước
ta, Quýt có mặt hầu khắp từ bắc chí nam với nhiều giống và chủng loại khác
nhau được trồng nhiều, trồng tập trung ở miền Nam. Giá trị của quýt hàng hóa
cao do màu sắc trái cây bắt mắ. có vị ngọt mát hấp dẫn, lượng sinh tố dồi dào,
hàm lượng vitamin cao hơn hẳn so với các loại trái cây khác. Bên cạnh đó quýt

còn có nhiều dược tính chữa bệnh. Vì vậy, cây quýt ngày càng xuất hiện nhiều
trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Quýt là cây công nghiệp dài ngày, nó có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Cây quýt ở Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình,
nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn mang lại
một nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho nước ta. Trong những năm gần đây cây
2
quýt ở nước ta có chiều hướng phát triển mạnh, diện tích trồng quýt và giá trị
xuất khẩu ngày càng tăng rõ rệt.
Quang Hán là xã miền núi của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Người
dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp
với một số loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, cam, quýt, mận So với
các loại cây trồng khác thì cây quýt là loại cây trồng có thế mạnh nhất. Trong
những năm gần đây diện tích trồng quýt và số hộ trồng quýt ngày một tăng,
theo đó đời sống của người dân trong xã từng bước được cải thiện rõ rệt, là
một hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng đắn.
Cây quýt góp phần tạo công ăn việc làm, tận dụng lao động phụ, sử
dụng lao động hợp lý, tăng thu nhập cho người lao động, làm phong phú thêm
cơ cấu luân canh. Những năm gần đây, cây quýt đã dần trở thành cây trồng
phổ biến ở

xã Quang Hán và thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống
khá hơn. Đây là thực tế đáng mừng bởi như thế có nghĩa là người dân đã tìm ra
được lối thoát xoá đói giảm nghèo cho chính họ. Chính vì hiệu quả của việc trồng
cây quýt cao mà người nông dân ngày một chăm lo đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới.
Bên cạnh những thành quả đó vẫn còn nhiều người nông dân chưa dám
mạnh dạn đầu tư nhiều cho cây quýt, vì vậy đã làm cho hiệu quả sản xuất
chưa cao so với mong muốn, sự phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng
hiện có của địa phương.
Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của

cây quýt tại địa bàn xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất
cây quýt trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây quýt trên địa bàn xã, góp
phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
• Nghiên cứu thực trạng việc sản xuất cây quýt tại địa bàn xã Quang Hán,
huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
• Đánh giá và so sánh hiệu quả của việc sản xuất cây quýt với sản
xuất cây mận trên địa bàn xã.
• Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả việc sản xuất cây quýt.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
• Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức
đã học và làm quen dần với công việc thực tế.
• Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương
pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
• Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu
khoa học.
• Góp phần thu thập dữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu có liên quan.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở, tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý, lãnh đạo các ban ngành, đưa ra phương hướng để phát huy điểm
mạnh và khắc phục điểm yếu còn tồn tại để giải quyết những khó khăn, trở
ngại nhằm phát triển nông nghiệp ngày càng vững mạnh
4. Đóng góp của đề tài

- Khẳng định được sản xuất quýt tại xã Quang Hán đã dần chiếm ưu thế
hơn các loại cây trồng khác tại địa phương.
- Khẳng định được hiệu quả kinh tế của cây quýt cao hơn nhiều so với
cây mận, vốn là một loại cây ăn quả cũng được trồng nhiều tại địa phương.
- Đánh giá được khó khăn của người dân trong sản xuất cây quýt từ đó
đưa ra giải pháp phù hợp.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây quýt
1.1.1.1. Giới thiệu chung về cây quýt
Cam, quýt là cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ của điều kiện
ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng xuất và
phẩm chất quả. Những đặc trưng, đặc tính của cây được biểu hiện qua một
vòng đời hay trong một năm, đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm
các loài với ngoại cảnh.
Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia đều có chiến lược phát triển
kinh tế khác nhau phù hợp với điều kiện, tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh về
vùng, lựa chọn cây trồng vật nuôi có lợi thế để tạo ra nhiều của cải vật chất,
đất nước phồn vinh, mức thu nhập của người dân tăng cao.
Trong điều kiện nước ta hiện nay ở khu vực nông thôn có tỷ lệ thất
nghiệp ngày càng tăng, sức ép về việc làm lớn, do đó trong tương lai cần phát
triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu với các ngành nghề trong đó có
nghề trồng cây ăn quả ở nông thôn là hướng đi đúng đắn và cần thiết.
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quýt có lịch sử
trồng trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về nguồn gốc của cam
quýt, phần lớn đều thống nhất cam quít có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải
dài từ Ấn Độ qua Himalaya - Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin,

Malaysia, miền Nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc [2].
Theo Trần Thế Tục (1980) nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ
3000 – 4000 năm trước. Hán Ngữ Trực đời Tống trong “Quýt lục” đã ghi
chép về phân loại và các giống ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳng định
thêm về nguồn gốc các giống cam, chanh (Citrus sinensis Obeck) và các
giống quýt ở Trung Quốc theo đường ranh giới gấp khúc Tanaka.
5
Trên thế giới cũng có nhiều loại Quýt, sau đây là một số loại chính:
Quýt Satsuma: Chịu rét tốt, trồng nhiều ở Nam Nhật Bản, Trung Quốc
và một số nước khác. Giống quýt này không hạt, ngon, chín sớm và có rất
nhiều loại phụ.
Quýt Ponkan: Gồm nhiều loại quýt trồng ở các nước Đông Nam Á
nhưng mỗi nước có một tên gọi khác nhau.
Quýt Dancy: Vỏ đỏ tươi, rất đẹp, là loại quýt Tiều vì nguồn gốc ở tỉnh
Phúc Kiến (Trung Quốc). Quýt Tiều không được ngọt lắm nhưng vỏ đỏ như
son, rất được ưa chuộng để cúng giỗ Tết, trang trí.
Quýt Tangrin: Có vỏ vàng cam, trồng nhiều ở Maroc Bắc Phi.
Quýt Kinh: Quả to, vỏ dầy, hơi khó bóc. Thịt quả khi chín màu đỏ vàng
rất đẹp, nước quả làm nước giải khát. Quýt Kinh được trồng nhiều ở Việt
Nam, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, Quýt Kinh là giống Cam sành phổ
biến rộng rãi cả nước. Các nhà khoa học thế giới cho rằng Quýt Kinh (Cam
sành) là cây lai giữa cam và quýt nên quả có cả đặc tính của cam, quýt. Họ
xếp là quýt nhưng ở ta lại gọi là cam.[5]
Trong các loại cam quýt trồng hiện nay, Việt Nam nổi tiếng với giống
cam sành. Nhiều nhà khoa học cho rằng nguồn gốc quýt King (Citrus nobilis
Lour)

là ở Miền Nam Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam từ Bắc chí Nam có
nhiều địa phương trồng cam sành với rất nhiều vật liệu giống và các tên địa
phương khác nhau mà không nơi nào trên Thế giới có: Cam sành Bố Hạ, cam

sành Hàm Yên, cam sen Yên Bái, cam sen Đình Cả - Bắc Sơn.
1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng của cây quýt
Cam quýt là cây ăn quả có giá trị trên thị trường quốc tế, là một trong
những loại quả được trao đổi buôn bán nhiều, sản lượng thế giới năm 2011
(F.A.O) như sau: Cam quýt 24.580.204 tấn.
Cam quýt là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Đường tổng số: 6- 12%.
Vitamin C: 40 - 90mg/100g tươi. Chất đạm: 0,9% Chất béo: 0,1%. Fe:
0,2mg/100g tươi: 15 - 25mg. Ca: 26 - 40mg; năng lượng: 430 - 460 calo/kg.
6
Vì vậy cam quýt có ý nghĩa trong việc bồi bổ sức khoẻ cho con người.
Nó có giá trị trong y học phương Đông, tham gia vào nhiều vị thuốc cổ
truyền. Đặc biệt hàm lượng phong phú về Vitamin C[8]. Quýt rất ngon, ngọt,
thơm, được nhiều người ưa thích, là quả tốt để ăn tráng miệng, để làm nước
giải khát, làm mứt.
Quýt vừa ngon, đẹp vừa có nhiều dinh dưỡng. Trong một qủa quýt, nước
quả chiếm 28-56%, vỏ chiếm 22-22,5%, hạt 1,3-2,5%. Trong nước quýt có 11,6%
đường, 2% axit citric, axit hữu cơ, các vitamin A, B, C, chất khoáng.
Trong vỏ quýt tươi có 3,8% tinh dầu, 61,25% nước, các vitamin A, B…
Vỏ quýt phơi khô là vị thuốc Trần bì nổi tiếng. Trong lá quýt có khoảng 0,5%
tinh dầu. Ở Châu Á, Nhật và Trung Quốc (những nước trồng nhiều Quýt),
nhân dân các nước này rất ưa dùng Quýt[10].

Cam quýt ngay từ xa xưa đã là thức ăn của người nguyên thuỷ, nó có chứa
đủ năm yếu tố cơ bản cho con người (đường, đạm, béo, khoáng và Vitamin).
Ngày nay nó được sử dụng làm thức ăn tráng miệng rất được ưa chuộng.
Cam quýt có nhiều loại, thứ, quả chín sớm muộn khác nhau, có thể kéo
dài thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường tới 6 tháng trong năm. Nếu ta
trồng ở các vĩ độ khác nhau, hoặc ở các bán cầu khác nhau, cùng với ưu điểm
dễ cất giữ, vận chuyển, thì cam quýt có thể cung cấp quả tươi gần như quanh
năm. Trồng cam quýt sớm cho thu hoạch, đầu tư ban đầu không cao nhưng

hiệu quả kinh tế lớn. Chính vì vậy sản lượng quả có múi ngày nay đã dẫn đầu
các loại quả.
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất
a. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện đất đai
- Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, nó là yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến sản lượng, chất lượng. Đất trồng cam quýt phải có tầng canh tác
7
dày 0,5-1m. Đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7
là thích hợp cho cam quýt[8].
+ Điều kiện về khí hậu
- Nhiệt độ: Cam quýt có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp
nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC. Nhiệt độ ảnh
hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái
[8]
.
- Ánh sáng: Cam quýt không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh
sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng
hoặc 4-5 giờ chiều ở Việt Nam)[8].
- Vũ lượng: Cam quýt cần lượng mưa khoảng 1.000-2.000mm/năm và
phân bố đều trong năm[8].
b. Nhóm nhân tố về kỹ thuật
- Giống: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất
lượng của thành phẩm. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng.
Quýt có nhiệm kỳ kinh tế dài. Cho thu hoạch nhiều năm nên cần được hết sức
coi trọng. Quyt là giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt,
chống chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Quýt là guyên
liệu phù hợp chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Trong sản
xuất kinh doanh quýt cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống
là rất quan trọng trong công tác giống.

- Phân bón: Bón phân cho quýt nhất là quýt kinh doanh là một biện
pháp kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng.
Quýt là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng rãi, nó
có thể sống nơi đất rất màu mỡ cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi mà vẫn có
thể cho năng suất nhất định. Tuy nhiên muốn nâng cao được năng suất,
chất lượng thì cần phải bón phân đầy đủ. Bón phân cho quýt là biện pháp kinh
tế kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng cho cây trồng,
nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược. Bởi nếu bón phân
8
không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được,
thậm chí còn bị giảm xuống. Vì vậy bón phân cần phải bón đúng cách, đúng
lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: Đạm, Lân,
Kali, phân chuồng.
c. Nhóm nhân tố về kinh tế
+ Thị trường
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại
phát triển của các hộ sản xuất quýt, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế
thị trường. Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân
đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: Sản xuất cái gì, sản xuất như
thế nào và sản xuất cho ai. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu,
mang tính định hướng. Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm
kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị
trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra. Thị trường đóng vai trò là khâu
trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
+ Giá cả
- Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng quýt nói
riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá cả trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh
hưởng tới tâm lý người sản xuất.
- Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống của người sản xuất nói chung, cũng như người trồng quýt, nói riêng. Do

đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ là hết sức cần thiết cho sự
phát triển lâu dài trong sản xuất.
+ Nguồn lao động
Theo quan điểm của Ricacdo: “ Lao động là cha, đất đai là mẹ sinh ra
của cải vật chất”. Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông
qua công cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng
thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Nông hộ sử dụng
9
lao động chủ yếu là lao động gia đình. Tuy nhiên lao động trong nông hộ
đông đảo về số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất
lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh
theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Phát triển sản xuất quýt cũng vậy, nó vừa
có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội, bởi vì nhờ có phát triển sản xuất
quýt đã giải quyết được lượng lớn lao động. Ngoài việc mang lại lợi nhuận
kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, nó còn giải quyết vấn đề việc
làm cho lực lượng lao động lớn ở cả miền núi và miền xuôi, đặc biệt là lao
động nông thôn.
+ Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước
Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân
tố tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý
kinh tế vĩ mô. Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh
vực sản xuất. Sản xuất quýt cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng
quy mô và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống
chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các
nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ
thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp
sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích
thích sản xuất phát triển. Các chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự phát tiêu biểu có thể kể đến là: Chính sách đất đai, chính
sách thuế, chính sách thị trường và sản phẩm

1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
10
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các
hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế[1].
Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
• Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ
tăng trưởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả
cao khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là
không lãng phí. Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn
năng lực sản xuất đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của nền kinh
tế, sự chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng thực tế và sản lượng thực tế là sản
lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được phần bị lãng phí.
• Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy
luật kinh tế cơ bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức
sống của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
• Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của
kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
• Quan điểm thứ tư: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa
chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử
dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
Tóm lại: Hiệu quả kinh tế là thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt được chỉ bằng với chi phí bỏ
ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực để đạt được một kết

quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau nhưng vẫn phải dựa trên
nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn lực bỏ ra[1].
1.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất hiệu quả kinh tế xuất phát từ yêu
cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao
11
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế
là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định
và so sánh hiệu quả kinh tế và vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính
tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông
hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là vùng kinh tế tự cung tự cấp thì
việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế
trong điều kiện lấy công làm lãi thì người nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối
với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê, mướn lao động
thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và đó là vấn đề hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có
liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào (Inputs) và các yếu tố đầu ra
(Outputs) của quy trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào
và đầu ra của quá trình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng
nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa
chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ
tiêu hiệu quả có tính chất tương đối.
Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi
phí cố định là không chính xác mà chỉ có tính tương đối.
Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa như: Thông tin, tuyên truyền,
cơ sở hạ tầng nên không thể tính toán được một cách chính xác.
+ Đối với yếu tố đầu ra:

Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một
cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo vệ
môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm.
12
Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại
không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản
xuất xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy,
nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà
còn thông qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt hơn.
Vậy bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và
phát triển kinh tế xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hơn của
mọi thành viên trong xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao
năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ
mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế gắn liền với hai quy luật tương ứng
của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm
thời gian làm việc.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải
đạt hiệu quả tối đa và chi phí tối thiểu. Nó được hiểu theo nghĩa rộng là chi
phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực. Chi phí sử dụng nguồn lực
bao gồm cả chi phí cơ hội.
1.1.2.3. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực
tiếp đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc
nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời
kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng
theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế -

xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá cũng khác nhau. Tùy theo nội dung
của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả
13
của các doanh nghiệp, xí nghiệp. Có thể coi thu nhập tối đa trên một đơn vị
chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất
sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá
thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ
chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa
tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
Đối với cây quýt tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải đứng trên
góc độ hạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào từ đó tính
toán được đầu ra. Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và kết
quả đạt được đó chính là lợi nhuận.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình sản xuất cây quýt trên Thế giới
1.2.1.1 Sản xuất
Hiện nay cam quýt được phát triển khắp các lục địa với các tên gọi
khác nhau. Tiếng Pháp gọi là AGRUMES, tiếng Ý: AGRUMES, tiếng Tây
Ban Nha là OGRIOS, tiếng Bồ Đào Nha là CITRINOS, tiếng Anh là
CITRUS. Đó là cái tên để chỉ một loài quả có múi gồm cam quýt, chanh
bưởi… Tất cả các Châu lục đều có trồng cam quýt. Trên Thế giới thấy có sự
tương quan giữa sản xuất cam quýt với cuộc cách mạng công nghiệp. Vùng
nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề trồng cam quýt cũng sớm phát triển
và ngược lại.
* Vùng cam quýt Địa Trung Hải.
Vùng này bao gồm các nước như: Tây Ban Nha, Italia, Hylạp, Algieri,
Ai Cập, Marốc, Israen…Đây là một vùng phát triển khá mạnh và sớm nhất
một phần vì khí hậu vùng quanh Địa Trung Hải rất thích hợp cho cam quýt

sinh trưởng phát triển. Song phần lớn rất quan trọng khiến nó trở thành vùng
14
cam quýt lớn nhất là để thoả mãn cho nhu cầu của các nước công nghiệp tư
bản ở Châu Âu (như Anh, Pháp, Đức) từ thế kỷ trước. Vùng này có những
nước sản xuất nhiều và xuất khẩu nhiều năm đứng đầu thế giới như: Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Israen, Marốc, Italia…Năm 2006 Tây Ban Nha sản xuất
2921 nghìn tấn[5].
* Vùng cam quýt Châu Mỹ.
Các nước sản xuất nhiều như: Mỹ, Mêhicô, Cu Ba, Costarica,…ở Nam
Mỹ có: Brazil, Achentina, Equado, Colombia, Uragoay.
Năm 2006 sản lượng cam quýt của Hoa Kỳ là: 2.903 nghìn tấn.
Tuy vùng cam Châu Mỹ được hình thành muộn hơn nhiều vùng khác,
song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi của nên công nghiệp
Hoa Kỳ (nhu cầu về sinh tố của người công nhân) mà thúc đẩy ngành cam quýt
ở đây phát triển rất mạnh. Hoa Kỳ nhiều năm có sản lượng lớn nhất Thế giới[5].
* Vùng cam Châu á
Bao gồm các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Malayxia,
Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippin, Việt Nam.
Vùng này chính là quê hương của cam quýt, song do tốc độ phát triển
kinh tế chậm (nhất là sự phát triển của công nghiệp) nên nghề trồng cam quýt
cũng chậm. Cho đến những năm cuối thế kỷ này, tốc độ có tăng lên. Đặc biệt
là ở Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên ngoài mở rộng sản xuất còn nhập khẩu
lượng lớn cam quýt từ Đại lục Trung Quốc[5].
Sản lượng 2011 của Trung Quốc như sau: cam quýt 12.707.000 nghìn
tấn; Ngoài 3 vùng cam chính trên đây, hiện nay còn có một số vùng ở Châu
Úc như: Australia, Newzeland, Fiji… hàng năm cũng cung cấp khoảng nửa
triệu tấn cam quýt.
Theo số liệu thống kê của FAO (2013), tình hình sản xuất cam quýt
trên Thế giới được tổng hợp như bảng 1.1
15

Bảng 1.1 Sản xuất cam quýt trên thế giới 5 năm gần đây
Năm

Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Diện tích (ha) 2.163.753

2.107.075

2.077.529

2.680.504

2.345.020

Năng suất (tấn/ ha)

9,7509

10,4480

10,2866

9,1700

11,5396

Sản lượng (tấn) 21.098.444

22.014.790


21.370.767

24.580.204

27.060.756

(Nguồn:FAOSTAT/Statistics,2013)[9]
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trên thế giới trong những năm gần đây
diện tích trồng quýt tăng dần qua các năm. Bắt đầu từ năm 2008 trở lại đây
diện tích trồng cam quýt tăng lên đáng kể, từ 2008 đến 2011 diện tích quýt
tăng đạt 2.680.504 ha, đến năm 2012 lại giảm xuống còn 2.345.020 ha.
Năng suất qua các năm có sự biến đổi, năm 2008 đếm năm 2010 năng suất
liên tục tăng và đạt 10,2866 tấn/ ha. Năm 2010 đến năm 2011 năng suất giảm
xuống chỉ còn 9,170 tấn/ha. Năm 2012 năng xuất tăng lại lên 11,5396 tấn/ha.
Sản lượng qua các năm nhìn chung đều tăng, năm 2010 và 2011 mặc dù
năng suất giảm nhưng diện tích tăng nên sản lượng vẫn tăng tuy không đáng kể.
1.2.1.2. Tiêu thụ
Các nước xuất khẩu cam chủ yếu là Tây Ban Nha, Thái Lan, Ấn Độ,
Italia với các giống cam chanh được ưa chuộng trên thị trường là Washington
navel, Valencia Late của Marốc, Samouti của Israer, Maltaises của Tunisia,
các giống quýt Địa Trung Hải như Clementin, quýt đỏ Đanxy và Uxiu.
Theo tổ chức Fao năm 2008, tổng sản lượng cam quýt là 21.098.444
tấn trong đó tiêu thụ trong nước khoảng 19.258.560 tấn một phần xuất khẩu
sang các thị trường tiêu thụ cam quýt lớn như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và các
Nước EU.
Trong tiêu thụ cam quýt dùng ăn tươi một phần còn đa số 2/3 sản lượng
qua chế biến. Các nước ôn đới tỉ lệ cam quýt chế biến lên đến 80 - 90 % trong

×