PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và
ngô. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn
dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông
hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán, kế đến dùng làm thức ăn gia súc, chế biến thủ
công và tiêu thụ tươi.
Cây sắn là một loại cây truyền thống ở Việt Nam và cũng là một trong
những loại cây trồng quan trọng đối với an toàn lương thực ở vùng núi. Kể từ
năm 2002, các loại sắn công nghiệp được trồng và nhiều nhà máy chế biến
tinh bột sắn được xây dựng ở khu vực Bắc Miền Trung, người nông dân đã có
thêm nhập từ việc trồng sắn. Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu
và tiêu thụ trong nước. Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio-
ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia
dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất. Sản phẩm sắn xuất
khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn. Thị trường chính là
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc. Đầu tư nhà máy chế
biến bio - ethanol là một hướng lớn triển vọng.Sắn là cây trồng có nhiều công
dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm
Sắn đựơc nông dân ưu trồng vì: có khả năng sử dụng tốt các đầt đã kiệt: cho
năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thời
gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ. Nghề trồng sắn thích hợp với những
hộ nông dân nghèo, ít vốn. nhưng nhược điểm trồng sắn làm kiệt đất; Củ sắn
nghèo đạm và vitamin, có độc tố HCN trong sắn củ tươi; Chế biến sắn gây ô
nhiễm môi trường.
Tân Kỳ là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Nghệ An, cách thành
phố Vinh 90 km. Huyện có đường Hồ Chí Minh đi ngang qua. Huyện lỵ là thị
trấn Tân Kỳ, là huyện miền núi có nhiều diện tích đất bãi, đồi thấp. Diện tích
lớn thuận lợi cho các loại cây trồng hàng năm và dài ngày, Như: keo, tràm,
cao su, mía, lạc, Nghĩa Hành là một Xã của huyện với nền kinh tế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua nhờ các chủ trương
1
chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghĩa Hành đã ngày càng phát triển dựa
vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Là một xã gần trung tâm của Huyện
nên người dân có điều kiện hơn trong việc tiếp xúc các tiến bộ khoa học kí
thuật. Song, Nghĩa Hành là xã đang còn nghèo, việc đầu tư vào trồng sắn còn
rất ít, nông dân lại thiếu kinh nghiệm sản xuất, giá cả sắn bấp bênh làm cho
việc sản xuất sắn gặp nhiều khó khăn. Người dân sống ở khu vực đã quen với
việc trồng sắn tuy nhiên sản lượng chưa cao.
Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và
hiệu quả kinh tế của cây sắn tại Xã Nghĩa Hành - Huyện Tân Kỳ - Tỉnh
Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng trồng sắn tại xã Nghĩa Hành - huyện Tân Kỳ
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng sắn tại nông hộ, xã Nghĩa
Hành - huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
- Xác định những khó khăn thuận lợi trong việc trồng sắn và từ đó có thể
đưa ra 1 số giải pháp giúp người dân nâng cao hiệu quả trồng sắn
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về cây Sắn
2.1.1. Tên gọi, mô tả, phân loại
Sắn (Manihot esculenta Crantz; tên khác: khoai mì, cassava, tapioca,
yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa,
maracheeni) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ
thầu dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm. Lá
khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang
phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50 cm, khi luộc chín có
màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao. Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc
trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18
tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
2.1.2. Nguồn gốc
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và được
trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết
tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều
chủng loại sắn trồng và hoang dại. Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico
ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn
gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước
Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm
trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía
Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh
bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến
năm 200 trước Công nguyên, ( Rogers 1936, 1965).
3
2.1.3. Vùng phân bố
Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của
hơn 500 triệu người ( CIAT, 1993)
2.1.4. Lịch sử phát triển
Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ
16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở
châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17. SriLanka đầu thế kỷ
18 Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myamar và các nước châu Á khác
ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 [4].
Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18. Hiện chưa có
tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Sắn được canh tác phổ
biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện tích sắn trồng
nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du
phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung Bộ [7].
2.1.5. Vị trí kinh tế của cây sắn
- Giá trị sử dụng: Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến
công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn được dùng để
chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi. Từ sắn củ
tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công
nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha,
kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh
tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm. Củ sắn
cũng là nguồn nguyên liệu chính để làm thức ăn gia súc. Thân sắn dùng để
làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm, làm củi đun. Lá
sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm. Lá sắn dùng trực tiếp để nuôi tằm, nuôi
cá. Bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu bò, dê,… Hiện tại,
sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn bán, trao đổi thương mại
quốc tế [4].
4
Thành phần dinh dưỡng. Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột
16-32%, giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chất
béo, muối khoáng, vitamin và nghèo đạm. trong củ sắn, hàm lượng các acid
amin không đươc cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu
huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu
hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn có hàm lượng đạm khá cao,
nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ
các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin. Trong lá sắn ngoài
các chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố [HCN] đáng kể. Các giống
sắn ngọt có 80-110 mg HCN/ 1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240
mg HCN/ 1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú
ý luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà
nên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm
bánh thì hàm lượng HCN còn lại không đáng kể.
- Lợi ích của nghề sắn: Sắn dễ trồng, hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp,
phù hợp khả năng kinh tế với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao
động. tận dụng đất để lấy ngắn nuôi dài. Cây sắn cũng có khả năng cạnh tranh
cao vì sử dụng hiệu quả tiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đầt nghèo dinh
dưỡng. Sắn đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và
trồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững. Sắn đựơc nông dân ưu trồng vì:
có khả năng sử dụng tốt các đầt đã kiệt: cho năng suất cao và ổn định, chi phí
đầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải
vụ. Nghề trồng sắn thích hợp với những hộ nông dân nghèo, ít vốn.
2.1.6. Tác động của sản xuất sắn đến môi trường
Sắn là loại cây rất dễ trồng và cho năng suất, thu nhập cao. Một số địa
phương đã xếp cây sắn vào những cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân,
nhưng chưa lường hết được hậu quả tác hại của việc trồng sắn. Trồng sắn
nhiều là tác nhân gây nên sa mạc hóa tài nguyên đất, xói mòn, lũ lụt cục bộ
ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến tinh bột sắn
cũng tác động rất lớn đến môi trường sinh thái, nhất là làm ô nhiễm nguồn
5
nước và không khí. Việc có hay không nên tiếp thục tăng diện tích sản xuất
sắn là vấn đề được sự quan tâm của nhiều người, bởi những hiệu quả mang lại
là đáng kể song đấy phải chăng chỉ là lợi ích trước mắt và hậu quả của nó về
sau sẽ như thế nào nếu việc canh tác sắn không đúng với khoa học.
Nhiều chuyên gia trên lĩnh vực nông nghiệp đã đưa ra lời cảnh báo về tác
hại của việc trồng sắn có thể dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa đất đai. Theo các
nhà khoa học, rễ cây sắn lấy các chất hữu cơ trong đất và thải ra một loại a-xít
có hại cho cây trồng, đồng thời làm chai cứng nền đất và hủy diệt các vi sinh
vật có lợi cho cây trồng. Đất sau khi trồng sắn sẽ phải mất rất nhiều thời gian
mới có thể trồng được các loại cây khác.
Trước đây, Trung Quốc và Thái Lan là hai nước có diện tích trồng sắn
lớn nhất châu Á và cung cấp phần lớn bột sắn cho thế giới. Sau nhiều năm
canh tác loại cây này, đất đai bạc màu, chai cứng không thể trồng các loại cây
khác. Chính phủ hai nước này đã có nhiều biện pháp khuyến cáo và cấm
người dân không được trồng sắn để giữ nguồn tài nguyên đất. Từ khi Chính
phủ Trung Quốc và Thái Lan không còn trồng sắn thì giá bột sắn trên thị
trường thế giới tăng vọt gấp 2, rồi 3 lần. Các nhà đầu tư đã nhắm đến Việt
Nam để mở rộng và tăng tốc phát triển cây sắn. Tại Nghệ An, một số huyện
như Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp cây sắn đã phát triển với
tốc độ cực nhanh, có nhiều nơi người dân đã tự ý phá bỏ nhiều loại cây trồng
như mía, chè để trồng sắn. Còn ở các tỉnh như Gia Lai, Kon Tum, Quảng
Nam, Quảng Trị cây sắn cũng phát triển rất nhanh, mà theo các nhà quản lý
thì nó lan nhanh đến mức khó kiểm soát. Hầu hết người dân trồng sắn ở các
địa phương trên cả nước đều ở vùng sâu, vùng xa, họ chưa nhận thức được tác
hại của nó, nhất là loại sắn cao sản đang trồng hiện nay. Chỉ sau 3-4 năm
trồng sắn liên tiếp thì cây sắn cũng cằn cỗi dần và khó phát triển. Các loại cây
khác cũng không thể sống được trên khu vực đất đã trồng lâu năm.
Theo thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu sắn và
tinh bột sắn 10 tháng đầu năm 2010 đạt 418 triệu USD với 65 nghìn tấn,
tăng 78% về giá trị so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc phát triển diện tích sắn
6
xuất khẩu trong thời gian qua tác động không nhỏ tới môi trường cũng
đang trở thành mối lo không nhỏ
Kim ngạch xuất khẩu tăng năm 2009, xuất khẩu sắn đem lại 800 triệu
USD, cao hơn cả ngành điều và gấp đôi hồ tiêu. Năm 2010, ngay từ đầu vụ
thu hoạch sắn, thị trường trong nước đã có những diễn biến giá cả bất thường
vượt mọi dự đoán của nhà kinh doanh và sản xuất. Trong 10 tháng đầu năm
2010, lượng sắn xuất khẩu giảm 53%, nhưng giá cao nên kim ngạch vẫn tăng
78% so với cùng kỳ 2009.
Ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)
cho biết, ngoài lúa gạo, gây nhiều bất ngờ nhất đến thời điểm này là sắn. Cây
sắn cũng đã được Bộ đưa vào là một trong các nông sản xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam. Còn Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên đánh
giá, hiện sắn đang là một trong những mặt hàng được các doanh nghiệp nước
ngoài tìm mua nhiều nhất trên các trang thương mại điện tử, hơn cả mặt hàng
gạo, vì không chỉ để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà còn là nguyên liệu
để cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Theo ước tính của Bộ Công
thương, với tổng diện tích vào khoảng 510.000 ha, năng suất bình quân 18,7
tấn/ha, năm nay tổng sản lượng sắn cả nước ước đạt khoảng 8,1 - 8,6 triệu tấn.
Nếu trừ đi 22,4% sản lượng vào chế biến thức ăn chăn nuôi; 16,8% cho chế
biến thủ công và 12,2% dùng ăn tươi, thì còn khoảng 48,6% (tương đương
hơn 4 triệu tấn sắn) cho xuất khẩu.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá rằng, bên cạnh mặt được, không thể
không nhìn thấy mặt trái của việc phát triển loại sản phẩm này với khối lượng
lớn sẽ dẫn đến nguy cơ tái diễn tình trạng phát triển ồ ạt diện tích trồng sắn,
kể cả việc phá rừng lấy đất trồng sắn, đồng thời sản xuất tăng càng ảnh hưởng
tới môi trường.
Theo nhận định của Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn) Nguyễn Trí Ngọc, sắn là một cây trồng mà ngành nông
nghiệp chưa một lần khuyến khích phát triển, nhưng diện tích sắn mấy năm
nay tăng đến mức báo động. Nếu năm 2005, diện tích trồng sắn của cả nước ở
mức 270.000ha, đến nay đã tăng vọt lên gần gấp 2 lần, tương đương
7
510.000ha, vượt tới 135.000ha so với quy hoạch phát triển cây sắn. Trong đó,
tăng nhiều nhất là tỉnh Gia Lai với 16.000ha, Đăk Lăk gần 6.000ha, Kon Tum
trên 5.000ha Thực chất, đây là sự tăng trưởng đáng lo ngại vì việc mở
rộng diện tích sắn một cách ồ ạt có lợi trước mắt nhưng về lâu dài sẽ làm suy
giảm chất dinh dưỡng trên đất trồng sắn, bởi chỉ sau 2 - 3 vụ trồng sắn, đất sẽ
trở nên vô dụng, nghèo kiệt, bạc màu. Theo ông Ngọc, không phải ngẫu nhiên
mà Thái Lan, nước gần và có điều kiện thổ nhưỡng tương tự Việt Nam không
xem sắn là cây trồng chính. Điều đặc biệt nguy hại, sắn mọc tới đâu thì rừng
bị tàn phá tới đó. Sự phát triển quá nhanh và tự phát diện tích sắn đã làm phá
vỡ quy hoạch nhiều loại cây trồng khác ở các tỉnh, đặc biệt là vùng Đông
Nam bộ và Tây Nguyên.
Hiện Việt Nam có khoảng 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công
nghiệp (công suất 3,8 triệu tấn củ sắn tươi). Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm
khoảng 800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và
gần 30% tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó là hàng ngàn cơ sở chế biến sắn
nằm rải rác vùng nguyên liệu. Các nhà máy và cơ sở chế biến này đang gây ra
những tác động không nhỏ đến môi trường ở nhiều vùng nông thôn, nhất là
các tỉnh có diện tích trồng sắn lớn như Tây Ninh, Bình Phước, Hà Tĩnh
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Sắn hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới
thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương
thế giới xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau
lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế
độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới [1]. Đồng thời, sắn cũng là cây thức
ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa
xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì,
màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là
nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol).
Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận
8
với một số quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
sản xuất ethanol. Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn
đã được xây dựng năm 2008. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất
ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các
nước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và
Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol [7].
Diện tích, năng suất sản lượng sắn trên thế giới được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới qua các năm
Năm DT (triệu ha) NS (tấn/ha) SL (triệu tấn)
2000 16,86 10,70 177,89
2001 17,17 10,73 184,36
2002 17,31 10,61 183,82
2003 17,59 10,79 189,99
2004 18,51 10,94 202,64
2005 18,69 10,87 203,34
2006 20,50 10,90 224,00
2007 18,39 12,16 223,75
2008 21,94 12,87 238,45
(Nguồn: FAO, 2008)
Kết quả ở bảng cho thấy : diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế
giới có chiều hướng gia tăng từ năm 2000 đến nay . Năm 2008, sản lượng sắn
thế giới đạt 238,45 triệu tấn củ tươi so với 223,75 triệu tấn năm 2007 và năm
1995 là 161,79 triệu tấn. Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu
tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước
có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09
tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha . Việt Nam
đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn).
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
9
Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây
công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập
kỷ đầu của thế kỷ XXI (Bảng 2.1). Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của
các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh
thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng
sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có hiệu quả cao, đây là
hướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam qua các năm
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng (triệu
tấn)
2000 234,90 8,66 2,03
2001 250,00 8,30 2,07
2002 329,90 12,6 4,15
2003 371,70 14,06 5,23
2004 370,00 14,49 5,36
2005 425,50 15,78 6,72
2006 474,80 16,25 7,77
2007 496,80 16,07 7,98
2008 557,40 16,85 9,30
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009)
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam qua các năm và phân theo
các vùng sinh thái được thể hiện qua Bảng 2.1 và Bảng 3.1. Sắn được canh tác
phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích sắn
nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (168,80 ngàn ha).
Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước, tập trung chủ yếu ở
bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông. Năm 2008, diện tích sắn
của Tây Nguyên đạt 150.100 ha, nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 15,7
tấn/ha, tổng sản lượng 2,35 triệu tấn, thấp hơn rất nhiều so với năng suất và sản
lượng sắn của vùng Đông Nam Bộ (23,74 tấn/ha và 2,69 triệu tấn) [7].
10
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái Việt
Nam năm 2008
TT Vùng sinh thái
DT
(1000 ha)
NS
(tấn/ha)
SL
(1000tấn)
1 Đồng bằng sông Hồng 7,90 12,92 102,10
2 Trung du và miền núi phía Bắc 110,00 12,07 1.328,00
3 BTB và Duyên hải miền Trung 168,80 16,64 2.808,30
4 Tây Nguyên 150,10 15,70 2.356,10
5 Đông Nam Bộ 113,50 23,74 2.694,50
6 Đồng bằng sông Cửu Long 7,40 14,43 106,80
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009)
2.3. Một số hiểu biết về hiệu quả
2.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa kết quả thực
hiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có
kết quả đó trong điều kiện nhất định.
Đối với các phương án hành động khác nhau, hiệu quả chính là chỉ tiêu
để phân tích, đánh giá và lựa chọn chúng.
Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình thành
nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi
trường, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối
2.3.2. Hiệu quả kinh tế
2.3.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh chất lượng các
hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý, khai thác và sử dụng các
nguồn lực của các nhà quản lý. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về
hiệu quả kinh tế.
11
- Theo giáo sư Nguyễn Tiên Mạnh: “Hiệu quả kinh tế của một hiện
tượng (hay quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử dụng
các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xác định”.
- GS.TS Ngô Đình Giao: “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của
mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước”[2].
- Hồ Vính Đào cho rằng: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế là
so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao
động hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”.
- Theo Farsell (1957), Fchult (1964), Rizzo (1979) và Elli (1993) cho
rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi so sánh giữa kết quả đạt được với
chi phí bỏ ra (nhân lực, vật lực, tài lực…).
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ tổ
chức, quản lý kinh tế. Chất lượng khai thác các nguồn lực trong quá trình tái
sản xuất để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Hiệu quả kinh tế biểu hiện tính
hữu hiệu về kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn
trong sản xuất kinh doanh, nó chỉ ra mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế
mang lại với chi phí bằng tiền trong mỗi kỳ kinh doanh. Lợi ích kinh tế càng
lớn thì hiệu quả càng cao.
Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá
trị trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất. Nói cách khác, hiệu quả
kinh tế là hiệu quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản
xuất kinh doanh. Hai yếu tố đó là:
- Yếu tố đầu vào: Chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản,
thuế
- Yếu tố đầu ra: Sản lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập,
giá trị gia tăng, lợi nhuận Hiệu quả là đại lượng vật chất được tạo ra có mục
đích của con người. Có rất nhiều các chỉ tiêu, các nội dung để đánh giá kết
quả. Điều quan trọng là khi đánh giá kết quả ta cần xem xét kết quả đó được
tạo ra như thế nào và mất chi phí bao nhiêu.
12
Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính
là hao phí lao động xã hội. Nên thước đo của các hoạt động là mức độ tối đa
hóa trên đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu.
Đối với phạm vi đề tài này, tôi tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của
sản xuất sắn. Bên cạnh đó còn tìm hiểu hiệu quả về xã hội và môi trường.
2.3.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất
kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên cứu chủ yếu ở một số
dạng sau:
- Dạng thuận (toàn bộ): Hiệu quả chi phí được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C ; H = Q – C
H: Hiệu quả
Q: Lượng kết quả đạt được
C: Chi phí hoặc yếu tố đầu vào
- Dạng thuận ( cận biên): là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả đối
với phần tăng thêm của chi phí.
H
b
= Q/ C H = Q - C
H
b
: Hiệu quả cận biên
Q : Lượng kết quả tăng thêm
C: Chi phí hoặc các yếu tố đầu vào tăng thêm
- Dạng nghịch: Để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần tăng thêm bao
nhiêu đơn vị chi phí.
Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định các yếu
tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Tuy nhiên, mỗi cách tính đều có những hạn
chế nhất định, chưa phản ánh hết các khía cạnh của hiệu quả kinh tế.
Nếu hiệu quả kinh tế gắn liền với lợi nhuận thuần túy thì hiệu quả kinh tế
không phản ánh được năng suất lao động xã hội, chưa thấy được quy mô đầu
13
tư cũng như quy mô kết quả thu được trong các đơn vị sản xuất có kết quả và
chi phí như nhau.
Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí sản
xuất thì còn phải tính đến tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Các yếu tố đó cần được phản ánh ở hiệu quả kinh tế.
Ở đề tài này, đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất sắn so với các cây
trồng khác như: lúa, ngô.
2.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ
được hộ nông dân sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm). Đây là chỉ tiêu tổng hợp nói lên quy mô, cơ cấu hoạt động sản xuất
kinh doanh của nông hộ.
GO = Qi*Pi
Trong đó : Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC): được cấu thành trong giá trị sản xuất dưới
dạng vật chất (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng mua ngoài) và dịch vụ (bảo
hiểm, phí bảo vệ môi trường, quảng cáo…)
- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung
gian, là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt
động trồng sắn
VA = GO – IC
Trong đó: VA : là giá trị gia tăng
GO : là tổng giá trị sản xuất
IC : là chi phí trung gian
- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): là
chỉ tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một
đơn vị chi phí trung gian đầu tư sản xuất.
- Giá trị gia tăng tính chi một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): là
chỉ tiêu phản ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để
14
đầu tư cho sắn thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu
quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được.
- Giá trị sản xuất/sào (GO/sào): là chỉ tiêu cho biết bình quân một sào
sắn thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ): là chỉ tiêu phản thu nhập tăng
thêm cho một lao động.
2.3.4. Hiệu quả xã hội và môi trường
Hiệu quả xã hội là phản ánh những tác động của hoạt động sản xuất
kinh doanh đến các yếu tố xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng là khả
năng giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tác động đến cơ
cấu lao động, sự di cư. Thông qua đó có những tác động tích cực hay tiêu cực
để đánh giá phù hợp với tình hình sản xuất. Ở đây đi xem xét hoạt động trồng
sắn có tác động như thế nào đến khả năng tạo công ăn việc làm.
Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng tới môi trường,
sự tác động này có thể tích cực hoặc tiêu cực. Tuy nhiên, có những hoạt động ảnh
hưởng nhiều có hoạt động ảnh hưởng ít. Điều này thể hiện ở chỗ những biến đổi
của các yếu tố môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật…Phế phẩm từ hoạt
động trồng sắn cũng có ảnh hưởng nhất định đến môi trường.
15
PHẦN 3. NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng sắn tại xã Nghĩa Hành.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Xã Nghĩa Hành, Huyện Tân Kì, Tỉnh Nghệ An
Về mặt thời gian: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất Sắn trong giai
đoạn 2008-2010
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm thời tiết, khí hậu,
điều kiện nông hóa thổ nhưỡng, các yếu tố tài nguyên…
- Điều kiện kinh tế- xã hội của vùng nghiên cứu: đặc điểm về dân cư và
lao động, tình hình sử dụng đất đai, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu thu
nhập,đời sống văn hóa…
3.3.2. Thực trạng sản xuất sắn tại Xã Nghĩa Hành và trong các hộ điều tra
- Diện tích trồng, quy mô, số luợng
- Giá cả và thị trường của sắn
- Thời gian sản xuất sắn
- Các giống sắn sử dụng cho sản xuất sắn
3.3.3. Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất sắn so với các hoạt động sản
xuất lúa, ngô.
+ Chi phí đầu vào: vật tư, công
+ Tổng thu từ sắn
+ Lợi nhuận thu được từ sản xuất sắn so với ngô, lúa
16
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Địa điểm nghiên cứu
Tiêu chí chọn điểm: Xã có diện tích trồng sắn lớn và người dân dễ tiếp
cận, qua điều tra khảo sát sơ bộ xã Nghĩa Hành thuộc huyện Tân Kỳ phù hợp
cho việc nghiên cứu nên tôi chọn xã Nghĩa Hành.
3.4.2. Mẫu nghiên cứu
Chọn 4 thôn nằm phân bố đều trong toàn xã, cụ thể là thôn 2, 4, 6, 8.
Những thôn này đều có diện tích trồng sắn lớn trong tổng số 14 thôn của xã
Nghĩa Hành. Chọn 60 hộ, chia đều ở các thôn mỗi thôn 15 hộ để phỏng vấn
theo phương pháp chọn mẫu có mục đích sau khi phân tầng các nhóm hộ
(khá, trung bình, nghèo).
3.4.3. Tiến trình và phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin dữ liệu cấp cộng đồng
- Cấp huyện: báo cáo của trạm khuyến nông huyện Tân Kỳ về thực trạng trồng
sắn của huyện trong những năm qua. Các nghiên cứu và báo cáo có liên quan.
- Cấp xã: thu thập các báo cáo kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, khí hậu
thời tiết của vùng, các thống kê về diện tích tình hình sản xuất cây sắn của
vùng, các báo cáo của của khuyến nông xã về tình hình sản xuất cây sắn của
xã, các dự án, báo cáo nghiên cứu có liên quan.
- Cấp thôn: báo cáo kinh tế xã hội của thôn, tình hình sản xuất cây sắn về
diện tích, sản lượng, số hộ trồng
* Thu thập thông tin dữ liệu cấp hộ
- Phỏng vấn sâu : chủ tịch hội nông dân, cán bộ khuyến nông xã, 3 người
nông dân có kinh nghiệm trồng sắn
- Phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi: 60 hộ trồng sắn của 4 thôn, tiến hành
phỏng vấn theo bảng hỏi đã thiết kế.
Phân tầng hộ giàu, khá, trung bình với tỷ lệ hộ
khá : trung bình: nghèo = 1:1:1
3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
17
- Các thông tin thu thập từ bảng hỏi sẽ được xử lí trên phần mềm excel
- Phân tích thông tin định tính các báo cáo, tài liệu liên quan,các thông
tin ghi chép
- Phân tích thông tin định lượng về số hộ, diện tích trồng sắn, năng suất,
sản lượng sắn.… trên phần mềm excel và SPSS 16.0 for windows để tính các
tham số thống kê và độ tin cậy.
18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nghĩa Hành
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nằm ở phía Đông Nam
huyện Tân Kỳ cách trung tâm huyện 15km, gồm có 14 xóm.
Phía Đông giáp xã Tân Hương.
Phía Tây giáp xã Phú sơn.
Phía Bắc giáp Xã Hương Sơn.
Phía Nam giáp xã Lạng Sơn của huyện Anh Sơn
Có đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc suốt từ đầu xã đến cuối xã. Giao
thông tương đối thuận lợi,việc vận chuyển hàng hoá, tiếp thu, ứng dụng khoa
học kĩ thuật vào sản xuất khá nhanh chóng. Đồng thời mở rộng quan hệ với
các vùng khác trong việc kinh doanh, buôn bán, giao lưu kinh tế cũng như văn
hoá rất thuận lợi. Bên cạnh những thuận lợi đó thì xã cùng gặp không ít khó
khăn trong việc đi lại vào mùa mưa lũ.
- Địa hình, đất đai
Nghĩa Hành là một xã miền núi đất không mấy bằng phẳng, đồi núi
nhiều hơn ruộng, nằm xen kẽ giữa các vùng dân, đất đai đa dạng không được
bù đắp. Hằng năm vào mùa mưa lớn đất đai có hiện tượng bị bào mòn rửa trôi
mạnh. Do vậy, đất có đặc điểm giữ nước giữa mùa kém, hàm lượng lân
nghèo, đất nghèo dinh dưỡng chiếm phần lớn.Sắn là cây trồng dễ thích ứng
với nhiều loại đất, đầu tư ít nên được sự quan tâm của người dân trong xã
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thẻ
thay thế đựơc. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động là một trong
những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành.
Nếu biết sử dụng hợp lí thì độ phì nhiêu của nó không ngừng tăng lên.
19
Bảng 4.1 Cơ cấu và quá trình biến động đất đai của xã Nghĩa Hành
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) %
Tài nguyên đất 3641,24 100 3641.2 100 3641.2 100
I.Tổng DT đất NN 3275,37 89,95 3275,60 89,95 3276,30 89,97
1.1. Đất SXNN 856,58 23,52 857,23 23,54 857,83 23,55
Đất trồng lúa 405,00 11,12 406,00 11,15 406,00 11,15
Đất trồng sắn 164,00 4,50 110,00 3,02 130,00 3,57
Đất trồng loại khác 287,58 7,89 341,23 9,37 321,83 8,83
1.2. Đất lâm nghiệp 2369,84 65,08 2369,40 65,07 2369,40 65,07
1.3.3. Đất NTTS 48,95 1,34 48,95 1,34 49,00 1,34
II. Đất phi NN 360,76 9,90 360,88 9,91 360,89 9,91
2.1. Đất ở 38,05 1,04 38,17 1,05 38,18 1,05
2.2 Đất chuyên dùng 143,51 3,94 143,51 3,94 143,51 3,94
2.3. Đất phi NN khác 179,20 4,92 179,20 4,92 179,20 4,92
III. Đất chưa sử
dụng
5,11 0,14 4,76 0,13 4,10 0,11
(Nguồn: UBND Xã Nghĩa Hành, 2010)
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: tài nguyên đất ở xã Nghĩa Hành là khá lớn
với tổng diện tích ổn định qua các năm là 3641,2 ha. Trong đó tổng diện tích
đất nông nghiệp chiếm phần lớn, cụ thể chiếm 89,9% tổng diện tích tài
nguyên đất. Đất sản xuất nông nghiệp dùng cho trồng sắn, lúa và các loại cây
khác. Đất lâm nghiệp chiếm 65% tổng diện tích điều đó chúng ta có thể thấy
được phần nào địa hình của xã nói chung, với đặc thù là một xã miền núi, đất
đai không bằng phẳng. Đất lâm nghiệp chủ yếu được trồng các loại cây như:
bạch đằng, keo, cao su Đất ở chỉ chiếm hơn 1% tổng diện tích. Và đất chưa
được sử dụng vào mục đích gì chiếm 0,11 %.
20
- Khí hậu, thời tiết
Xã Nghĩa Hành huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An thuộc giải đầu miền trung
vì thế thời tiết khí hậu đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mà thời
tiết khí hậu là một yếu tố khách quan, nó tác động đến sự sinh trưởng, phát
triển cũng như năng suất và phẩm chất của sản phẩm nông nghiệp.
Nhiệt độ trong năm thay đổi theo các tháng từ tháng 5 đến tháng 8 là
nhiệt độ cao, từ tháng 3 đến tháng 11 là nhiệt độ thấp. Các tháng 5,6,7,8 nhiệt
độ thường lên cao, cao nhất là 40
0
C làm nước bốc hơi nhanh. Nhiệt độ thấp
nhất vào các tháng 11 đến tháng 3, khoảng 10-15
0
C.
Lượng mưa: mưa nhiều nhưng phân bố không đồng đều và theo mùa rõ
rệt. Tổng lượng mua trung bình trong năm 2500mm, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 8 và kết thúc vào tháng 12. Ngoài ra, lượng mưa còn rải rác ở các tháng
trong năm nhưng lượng mưa cao nhất là tập trung vào các tháng , vụ Đông
Xuân , đầu vụ thừa nước, cuối vụ thiếu nước. Đầu vụ thiếu nước, giữa vụ gặp
hạn, cuối vụ lại thừa nước do mưa lớn. Xuất phát từ những yếu tố nêu trên có
nhiều trở ngại cho quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản
xuất sắn nói riêng.
Gió và bão lũ: gió có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây, gió bão gây ra gãy, đổ cây cối, gió lạnh làm ảnh hưởng đến thời vụ gieo
trồng. Có 2 loại gió chính.
+ Gió Tây Nam ( Gió lào ) chủ yếu thổi vào tháng 5 đến tháng 8 gây khô
nóng, hạn hán, gió nam thường cấp 2-3 có lúc cấp 4-5, cao điểm của loại gió
này là vào tháng 5.6.
+ Gió mùa Đông Bắc kéo theo không khí lạnh và mưa dầm kéo dài, xuất
hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Hàng năm bão lũ thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9 gây khó khăn
cho quá trình sản xuất nông nghiệp nhất là vấn đề luân canh tăng vụ. Sau bão
lũ kéo theo các mầm bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất cũng như
phẩm chất cây trồng.
Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình các tháng từ 76-93%,
lượng nước bốc hơi khá lớn, trung bình hàng năm 1000 - 1100 mm.
21
Đặc điểm thời tiết ở đây khá phức tạp, khắc nghiệt nên trong quá trình sản
xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất sắn nói riêng cần phải có sự tính
toán và sắp xếp lịch thời vụ khoa học và hợp lí, cơ cấu cây trồng chặt chẽ thì
mới có khả năng tránh được phần nào rủi ro, thiệt hại do thiên tai tạo ra.
- Đặc điểm kinh tế xã hội của Xã.
+ Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số và lao động của xã được thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của Xã Nghĩa Hành qua 3 năm
1. Tổng số hộ Hộ 1352 1358 1399
1.2. Hộ nghèo Hộ 365 338 245
1.3. Số hộ thoát nghèo Hộ 88 163 15
2. Tổng số nhân khẩu Khẩu 6610 6687 6730
3. Lực lượng LĐ Người 3707 3709 3711
3.1. Tỷ lệ LĐ qua ĐT % 11 12 12
3.2. LĐNN Người 2760 2749 2738
3.3.LĐCN Người 336 338 342
3.4. LĐDV Người 611 622 631
4. Bình quân đất canh tác trên 1
LĐNN
Sào 6 6 6
(Nguồn: báo cáo của UBND Xã Nghĩa Hành năm 2010)
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: tổng số hộ và nhân khẩu của xã trong vòng
3 năm qua không ngừng tăng lên, năm 2010 đã tăng tới 45 hộ. Lực lượng lao
động dồi dào, đây cũng là một thuận lợi trong việc bố trí và sử dụng lao động
tại địa phương trong thời điểm mùa vụ song đó cũng là một cản trở gây
không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống của nhân dân và giải quyết
công ăn việc làm. Bởi lao động được qua đào tạo là rất thấp chỉ chiếm 11-
12% trong tổng số lực lượng lao động. Và chúng ta cũng thấy rõ lực lượng lao
động ở đây phần lớn là lao động nông nghiệp tuy rằng tỉ lệ này có giảm thay
vào đó là lao động công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhưng không đáng kể. Diện
22
tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người cao (0.31 ha/ người) chứng tỏ
lao nông nghiệp trong xã chiếm tỉ trọng lớn.
+ Tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Nghĩa Hành
Nghĩa Hành đã và đang được sự quan tâm giúp đỡ của huyện, tỉnh, TW
đã tạo nên nguồn lực vật chất cơ sở hạ tầng hết sức quan trọng trong việc
phát triển kinh tế xã hội đặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua gần 6
km tạo ra sự buôn bán giao lưu trao đổi hàng hoá với bên ngoài thuận lợi.
Kinh tế tiếp tục phát triển khá và chuyển dịch đúng hướng: tốc độ tăng
trưởng kinh tế tính theo giá trị sản xuất( theo giá cố định năm 94) =22.717
triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 7.3% kế hoạch trong kỳ với chỉ tiêu kế
hoạch là 10%. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành là 55.753 triệu đồng,
ước tính tăng 32% so với năm 2005, đạt 95% mục tiêu đại hội, giá trị sản xuất
đầu người đạt 8.24 triệu đồng/ người/ năm. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế N-L-N
giảm từ 73% năm 2005 xuống còn 67.6%. Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
cơ bản tăng từ 4% năm 2005 lên 8.4.5 năm 2010, dịch vụ thương mại 24%
[10]. Nhìn chung, xã đã chú trọng phát triển trên tất cả các lĩnh vực từ trồng
trọt, chăn nuôi, cũng như tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản . Các
ngành nghề dịch vụ được phát triển đa dạng và phong phú như nghề xây
dựng, vận tải hàng hoá, hành khách, may đo, mộc buôn bán phát triển khá
phát huy đựơc lợi thế có đường mòn đi qua.
Giao thông, thuỷ lợi cũng được nhà nước quan tâm cùng với sức dân nên
về cơ bản giao thônng liên xã liên xóm đã được tu sửa. Hệ thống thuỷ lợi
được nâng cấp đảm bảo cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất. Đời sống về vật
chất cũng như tinh thần người dân ngày càng được nâng cao.
4.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Nghĩa Hành
4.2.2.1. Về trồng trọt
Thực trạng trồng trọt của xã được thể hiện ở bảng 4.3
Bảng 4.3 Diện tích đất trông trọt qua 3 năm 2008-2010
23
Loại cây Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
DT (ha) NS(tạ) DT(ha) NS(tạ) DT(ha) NS(tạ)
Lúa
405 45 376 40 360 45
Ngô
174 34 117 38 150 40
Mía
140 650 150 500 184 500
Sắn
100 200 110 300 130 250
Lạc
30 12 32 14 27 15
Rau
35 50 37 55 35 55
Dưa
40 250 40 300 50 250
Khoai
15 18 19 20 10 20
(Nguồn: báo cáo kinh tế - xã hội của UBND Nghĩa Hành năm 2010)
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: các loại cây trổng chủ yếu của xã là Lúa,
ngô, mía, sắn, ngoài ra còn có các cây trồng như lạc, dưa, khoai, đậu, vừng
tổng thu mang lại từ trồng trọt khá lớn. Năm 2009 tổng thu 18.810.800.000đ
và năm 2010 tăng đáng kể, tổng thu lên tới 26.258.000.000đ. Ta thấy rõ diện
tích trồng lúa giảm dần qua các năm thay vào đó là diện tích trồng mía tăng.
Diện tích trồng Ngô và Sắn có giảm vào năm 2009 nhưng năm 2010 lại có
tăng lên đáng kể góp phần tăng thu nhập cho người dân trong vùng. Tổng
lương thực năm 2009 đạt 19940 tấn, năm 2010 đạt 2662 tấn. Xã đã xây dựng
và quy hoạch các vùng nguyên liệu Mía. Tổng diện tích trồng mía năm 2010
lên tới 184 ha tăng 34 ha so với năm 2009. Năng suất các cây trồng nói chung
đều tăng.
Diện tích rừng trồng ngày càng tăng, năm 200 ha trồng mới được 85ha,
diện tích rừng là 798 ha đến năm 2010 diện tích tăng lên 805 ha. Giá trị thu về
lâm nghiệp năm 2010 là 1.200.000.000đ.
24
4.2.2.2. Về chăn nuôi
Bảng 4.4 :Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm (2008 -2010)
ĐVT : con
Các loại 2008 2009 2010 So sánh
2009/2008 2010/2009
Trâu 1.821 1.733 1.818 - 88 + 85
Bò 2.508 2.457 2.479 - 51 + 22
Lợn 3.417 3.402 4.299 - 15 + 897
Dê 800 850 1.254 + 50 + 404
Gia cầm 21.270 33.400 35.000 + 12.130 + 1.600
(Nguồn: báo cáo kinh tế - xã hội của UBND Nghĩa Hành năm 2010)
Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Hầu hết các loại vật nuôi đều tăng dần ở năm
2010. Cụ thể, lợn tăng 897 con so với năm 2009, gia cầm tăng 12.130 con ở
năm 2009 và tăng 1.600 con vào năm 2010. Ngoài ra còn có các loại vật nuôi
khác như hươu, ong Thu nhập từ ong mỗi năm từ 50 - 60.000.000đ .Tổng
thu nhập từ chăn nuôi năm 2009 là 9.235.800.000đ đến năm 2010 thu nhập
tăng lên 10.836.100.000đ.
Đối với lĩnh vực thuỷ sản mỗi năm đạt 40 tấn đạt 80% kế hoạch mang
lại thu nhập 800.000.000đ năm 2009 và 1.000.000.000đ năm 2010 [10].
4.2.2.3 Về hoạt động trồng Sắn
* Giống sắn tại địa phương: tại các hộ gia đình trong xã đa số trồng sắn cao
sản có tên là giống sắn KM 94, tên dòng là MKUC28-77-3, được nhập nội từ
Thái Lan (tên Kasesart 50. được chương trình sắn Việt Nam đánh giá tuyển
chọn và phát triển ra sản xuất. Giống có những đặc điểm:
- Thân xanh ,hơi cong, ngọn tím,không hoặc chỉ phân một cấp cành
- Tiềm năng năng suất cao :25-50 tấn/ha
- Tỷ lệ chất khô :38-40%
- Tỷ lệ tinh bột : 27-30%
- Thời gian sinh trưởng : >8 tháng
- Ưa thâm canh và đất tốt.
Ngoài ra cách đây vài năm thì vẫn có giống sắn trắng của địa phương,
loại sắn trồng chỉ để ăn trong gia đình chứ không phải để bán nhưng nay
25