Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 - Từ góc nhìn nhân vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 154 trang )



1


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận
tình của các thầy giáo, cô giáo, người thân trong gia đình cùng bạn bè và đồng
nghiệp
Vì vậy, khi hoàn tất luận văn này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới
những người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu sắc nhất đối với
PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú – Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn này. Thầy đã mở ra cho tôi những vấn đề khoa học rất
lý thú, hướng tôi vào nghiên cứu lĩnh vực khoa học hết sức thiết thực và vô cùng
bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi đã học hỏi được rất nhiều ở Thầy phong cách làm việc cũng như
phương pháp nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong tổ Lí luận văn
học, khoa Ngữ văn, phòng Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu./.

Hà Nội, tháng 12 năm 2011
Tác giả luận văn



Ngô Thị Hải Vân



2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Ngô Thị Hải Vân
















3


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn 1

Lời cam đoan 2

Mục lục 3

Mở đầu 5

1. Lý do chọn đề tài 5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4. Phương pháp nghiên cứu 11

5. Đóng góp của luận văn 11

Cấu trúc luận văn 12



















































4































Nội dung

Chương 1: Nhân vật trong tiểu thuyết sau 1975 về đề tài Chiến tranh
cách mạng- Một cái nhìn toàn cảnh
13

1.1 Khái niệm nhân vật 13

1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết 13

1.2.1 Nhìn chung về nhân vật trong tiểu thuyết 13

1.2.2 Nhân vật của tiểu thuyết sử thi 15


1.2.3 Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh cách mạng
sau năm 2000
19


1.3 Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 – 1975 về đề tài chiến tranh 22

1.3.1 Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 – 1975 về đề tài chiến tranh 22

1.3.2 Nét đặc thù của việc khám phát thể hiện số phận con người ở tiểu
thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học cách mạng Việt Nam trước
1975
26



1.3.2.1 Tô đậm “những lựa chọn cao cả” 26

1.3.2.2 Né tránh thể hiện những bi kịch số phận 31

1.3.2.3 Ưu tiên sự kiện hơn là tâm lý 33

1.4 Nhân vật trong tiểu thuyết 1975- 1986 về đề tài chiến tranh 35

1.4.1 Nhân vật trong tiểu thuyết 1975- 1986 về đề tài chiến tranh 35

1.4.2 Những điều kiện đưa đến bước chuyể trong việc khám phá, phể
hiện số phận nhân vật ở tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về đề tài chiến
tranh

41


1.4.2.1 Hiện thực bề bộn của đất nước thời hậu chiến 41



5




1.4.2.2 Sự trăn trở về thiên chức của nhà văn 44

1.4.2.3 Ảnh hưởng của mảng tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh
trong văn học thế giới
46


Chương 2: Hình tượng người lính – Những nét đổi mới cơ bản từ
phương diện loại hình nội dung
48


2.1 Đưa người lính trở về đời thường

2.1.1 Người lính – những số phận cá nhân 51

2.1.2 Người lính – nhân vật bi kịch, nhân vật bị chấn thương 56


2.1.3 Người lính – nhân vật bị tha hóa 61

2.1.4 Người lính – con người tự nhiên, bản năng 66

2.2 Hình tượng nhân vật kẻ thù trong tiểu thuyết 2004 – 2009 về đề tài
chiến tranh
74


2.2.1 Con người với bản chất xấu xa: Độc ác gian trá 74

2.2.2 Con người với bản tính tự nhiên: với vẻ đẹp ngoại hình và ý thức
về nhân cách
79


2.2.3 Con người với sự tự ý thức về bi kịch về cuộc đời 83

Chương 3: Hình tượng người lính- Những nét đổi mới chủ yếu từ
phương diện hình thức
92

3.1 Độc thoại nội tâm cùng dòng ý thức 91

3.2 Nghệ thuật miêu tả không gian và thời gian 94

3.2.1 Các hình thức tổ chức không gian 96

3.2.1.1 Không gian sinh hoạt đời tư 96


3.2.1.2 Không gian tâm linh huyền thoại 100

3.2.2 Các kiểu tổ chức thời gian 105

3.2.2.1 Thời gian đồng hiện 106

3.2.2.2 Rút ngắn thời gian sự kiện, kéo dài thời gian tâm trạng 109

3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu 111

3.3.1 Ngôn ngữ 111

3.3.1.1 Ngôn ngữ đặc tả chiến trường. 111

3.3.1.2 Ngôn ngữ trữ tình giàu chất thơ. 113

3.3.1.3 Ngôn ngữ dân dã đời thường. 113

3.3.2 Giọng điệu. 115

Kết luận 118

Tài liệu tham khảo. 120



6


PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Chiến tranh nhìn từ góc độ nhân tính tự nhiên là một hiện tượng bất
thường. Bởi nó đem lại cho cả hai bên tham chiến những mất mát, đau thương,
và sự thù hận. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta đã
đi qua nhiều năm nhưng nỗi đau trong lòng người vẫn âm ỉ không nguôi. Vì vậy
chiến tranh vẫn luôn là một trong những đề tài thu hút nhiều cây bút trong và
ngoài quân đội suy ngẫm, khám phá, tái hiện và sáng tạo.
Hoà vào dòng chảy của đề tài hấp dẫn đó, cuộc vận động sáng tác văn học
của Bộ Quốc phòng vẫn diễn ra 5 năm một lần và cuộc thi gần đây nhất được
tổng kết vào cuối năm 2009 đã thu được nhiều thành tựu đáng mừng. Chúng ta
có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu, “Ngày rất dài” (Nam Hà),”Những bức
tường lửa”(Khuất Quang Thuỵ),” Thượng Đức” (Nguyễn Bảo),” Rừng thiêng
nước trong” (Trần Văn Tuấn),” Bến đò xưa lặng lẽ” (Xuân Đức),” Tiếng khóc
của nàng Út”(Nguyễn Trí Trung), “Sóng chìm” (Đình Kính) những tác phẩm
này góp thêm cái nhìn mới, tiếng nói mới về hai cuộc chiến tranh của dân tộc.
Cũng qua những tác phẩm này chúng ta phần nào thấy được sự vận động của văn
học Việt Nam hôm nay nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng.
1.2 “Tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó
phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhậy bén hơn sự biến chuyển của bản thân
hiện thực”. Nói đến tiểu thuyết là nói đến vấn đề xây dựng nhân vật. Nhân vật
chính là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới có chiều sâu và
mang tính hình tượng. Nó còn là phương tiện khái quát hiện thực, thể hiện tư
tưởng quan niệm của nhà văn về con người và thế giới.Tìm hiểu nhân vật trong


7


các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng là một hướng tiếp cận để

thấy được sự vận động của văn học Việt Nam ở đề tài này, qua đó cũng hiểu
thêm những vấn đề lý thuyết về nhân vật tiểu thuyết và thể loại tiểu thuyết.
Thực hiện đề tài “Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau
1975- Từ góc nhìn nhân vật”. Người viết muốn có cái nhìn khái quát, hệ thống
của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh Việt Nam sau 1975, đặc biệt là đi sâu
tìm hiểu những tiểu thuyết gần đây. Tuy nhiên do khuôn khổ của một đề tài
nghiên cứu cấp Thạc sĩ, luận văn này không thể giải quyết được mọi vấn đề của
một khu vực tiểu thuyết đã phát triển rất sôi nổi ấy. Người viết lựa chọn phương
diện nhân vật của tiểu thuyết giai đoạn này làm đề tài luận văn với mong muốn
từ một góc độ hẹp, một phương diện cơ bản của nghệ thuật tiểu thuyết nhằm
khảo sát một cách hệ thống, kĩ lưỡng để nhận diện và miêu tả thế giới nhân vật
tiểu thuyết giai đoạn sau 1975, nhưng cố gắng tìm ra những nét đổi mới cơ bản
của tiểu thuyết sử thi 2004-2009 ở phương diện nhân vật.
Chiến tranh và người lính vẫn là nguồn đề tài có sức hút mạnh mẽ trong các
sáng tác của các nhà văn. Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học đã có
nhiều công trình, bài viết trực tiếp hay gián tiếp đề cấp đến nhân vật trong tiểu
thuyết về đề tài chiến tranh.
Nhưng trên thực tế thì chưa có một bài viết, công trình nghiên cứu nào thể
hiện một cái nhìn tổng quát, toàn diện và có hệ thống về việc thể hiện nhân vật
trong tiểu thuyết 2004 -2009 về đề tài chiến tranh. Vì vậy tác giả xin đi sâu tìm
hiểu để có một nghiên cứu cụ thể về một phương diện quan trọng của tiểu thuyết:
Nhân vật.
Một vài ý kiến đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về đề
tài chiến tranh cách mạng sau 1975.


8


Ngày 30 - 4 - 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, cuộc kháng chiến

chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền nam giành được thắng lợi trọn vẹn, mở ra
một thời kỳ mới của đất nước. Đã tròn ba mươi năm kể từ ngày ấy, đất nước ta
trải qua vô vàn khó khăn, thách thức, vượt qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng
của thời hậu chiến, và từ năm 1986 đã bước vào công cuộc đổi mới toàn diện.
Văn học Việt Nam vốn gắn bó chặt chẽ với đời sống và vận mệnh của dân
tộc, nên từ sau 1975 cũng dần chuyển sang một thời kỳ mới, với những đặc điểm
và quy luật vận động khác trước. Sau 10 năm chuyển tiếp (1975 - 1985), nền
văn học bước vào thời kỳ đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ, hoà nhập vào công cuộc đổi
mới mọi mặt trên đất nước ta. Ba mươi năm văn học từ 1975 - 2005, đặc biệt là
từ 1986, là một chặng đường chưa dài nhưng vô cùng phong phú, đa dạng tạo
nên diện mạo vô cùng mới mẻ của nền văn học Việt Nam đương đại.
Chiến tranh tuy đã rời xa hơn 30 năm nay nhưng những vấn đề hậu chiến
còn đang rất nóng bỏng. Ấy là vấn đề hàn gắn vết thương chiến tranh, việc tìm
hài cốt liệt sĩ, vấn đề chất độc màu da cam, công tác tháo gỡ bom mìn, chính
sách đối với người có công Bởi vì các nhà văn hôm nay phần đông là những
người đã trải qua chiến tranh vốn rất tha thiết với đề tài này.
Trong bài viết: Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của các nhà
văn cầm súng (VNQĐ, 4/1995), Tôn Phương Lan đã có sự khái quát lại về hình
tượng người lính trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ 30 năm kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược cũng như đưa ra lý do cần có sự đổi mới
ở thời kỳ sau 1975: “Viết về chiến tranh, về chủ nghĩa anh hùng, hình tượng anh
bộ đội trong các sáng tác văn xuôi của thời kỳ chống mĩ đã hiện ra với vẻ đẹp
lộng lẫy mang tính chất sử thi. Dĩ nhiên không thể nói rằng hình tượng kia là
không chân thực. Chúng ta đã tiến hành chống xâm lược của một siêu cường.


9


Nếu không có những phẩm chất tốt đẹp kia thì chúng ta không thể làm nên chiến

thắng. Song dầu là một cuộc sống trong chiến tranh thì cuộc sống đó vẫn phải
tuân thủ theo những quy luật của cuộc đời. Những mặt trái của con người, của
đời sống chiến tranh chưa được đề cập đã trở thành những hạn chế. Đó là lý do
khiến cho sau 1975, văn xuôi viết về chiến tranh, cũng vẫn do những nhà văn
mặc áo lính đảm nhận, đã nhanh chóng tìm sự hoà nhập chung vào sự đổi mới
của văn học và người chiến sĩ viết văn lại bước vào một sự thử thách mới của
bản lĩnh, nghề nghiệp”. Qua đó ta thấy được đổi mới cách viết về người lính
trong chiến tranh là phải có cái nhìn toàn diện hơn về con người, bên cạnh “vẻ
đẹp lộng lẫy mang tính sử thi” thì cần có “vẻ đẹp của sự giản dị, đời thường”.
Quan tâm hơn đến con người, các tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng
có sự mở rộng bình diện khám phá và tìm hiểu nhân vật, mang đến cho người
đọc cái nhìn toàn diện hơn về con người trong chiến tranh cũng như về chiến
tranh. Điều này đã được Đinh Xuân Dũng đề cập đến trong bài viết “Đổi mới
văn xuôi chiến tranh” đăng trên tạp chí Văn nghệ số 51/1990: “Nhiều nhà văn
trong những năm gần đây đã không bằng lòng với việc miêu tả con người trong
chiến tranh như các tác phẩm trước đây đã xuất hiện những loại tính cách hầu
như rất mới, mà văn học chiến tranh trong các thời kỳ trước ít có. Thế giới tinh
thần của con người trong chiến tranh không còn được miêu tả thống nhất trọn
vẹn như trước, mà chứa nhiều mâu thuẫn kịch tính. Tính cách của mỗi người
không phải được định hình ngay từ đầu mà thường xuyên biến đổi, luôn có
những bước ngoặt, nhiều khi không thể lường trước được”. Vấn đề trên một lần
nữa được khẳng định qua các bài viết của Nguyễn Hũu Quý, Nguyễn Thị Xuân
Dung.


10

Những ý kiến, luận điểm được các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đưa ra
phần nào giúp chúng tôi có được cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Việt Nam ở
mảng đề tài chiến tranh cách mạng giai đoạn 1945 - 1975 và đặc biệt là giai đoạn

sau năm 1975.
Một vài ý kiến đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về đề
tài chiến tranh cách mạng 2004 -2009.
Nhận ra có sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người ở những tiểu
thuyết viết về chiến tranh cách mạng, một số tác giả đi vào tìm hiểu biểu hiện
của sự đổi mới ở từng kiểu nhân vật. Về kiểu nhân vật tập thể trong Những bức
tường lửa, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tú trên VNQĐ. 668. 7/2008 cho rằng
: “nhân vật tập thể có tính đa chiều, góc cạnh hơn nên sinh động hơn, thật hơn”.
Nhà phê bình cũng tỏ rõ sự quan tâm của mình đến một số nhân vật anh hùng.
“Trong tiểu thuyết này (Thượng Đức) ranh giới giữa nhân vật và đời sống bị rút
ngắn đến mức thấp nhất. Nhân vật không chỉ là một ánh hào quang toả chiếu mà
đã có cái lấm láp bụi bặm của đời thường”, còn ở “Những bức tường lửa và
Khúc bi tráng cuối cùng cấu trúc hình tượng của kiểu nhân vật này (tức kiểu
nhân vật anh hùng)đã được nhận thức lại, quan niệm mới hơn, phức tạp, đa dạng,
đa diện hơn”. Bên cạnh đó Nguyễn Thanh Tú còn đề cập đến kiểu nhân vật kẻ
thù “Nhân vật thiếu tá Hồng Nhị trong Ngày rất dài và thiếu tướng Phạm Ngọc
Tuấn trong Khúc bi tráng cuối cùng là nhữnh nhân vật kẻ thù được xây dựng khá
công phu với một quan niệm nghệ thuật toàn diện hơn nên hiện ra sống động với
một đời sống riêng khó lẫn”(I. 60). Bùi Việt Thắng khi đề cập đến kiểu nhân vật
này đã chỉ ra : “Nhân vật thiếu tá quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng và nhân vật
tiểu đoàn trưởng Hà Văn Lầu trong Thượng Đức đã được nhà văn”đối xử công
bằng hơn”. Cả hai nhân vật này được nhà văn thể hiện cả phần “con người trong


11

con người”- nghĩa là ngoài bộ mặt của một sĩ quan được xếp vào loại có nợ máu
với nhân dân, thì trong mỗi cá nhân đó vẫn không mát đi phần con người như bất
kỳ ai”(II. 1)
Các bài nghiên cứu về những tác phẩm thuộc phạm vi tìm hiểu của đề tài đã

có những đánh giá đáng chú ý. Nhân vật của các tiểu thuyết được quan tâm một
cách riêng rẽ, có đánh giá một cách hệ thống về phương diện nghệ thuật xây
dựng nhân vật thì dường như chưa có bài viết nào trực tiếp đề cập và chỉ ra. Do
vậy, với đề tài này, chúng tôi xin được tiếp tục phát triển theo cách của riêng
mình.
1.3. Là một giáo viên, với đề tài này người viết có cơ hội hiểu hơn về con
người trong chiến tranh, về bản chất cuộc kháng chiến đầy đau thương mất mát
nhưng rất hào hùng của dân tộc, sẽ được bổ sung những kiến thức lịch sử văn
học và lí luận văn học để phục vụ cho viêc giảng dạy
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Với đề tài: “Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975- Từ
góc nhìn nhân vật”, luận văn nhằm:
- Làm rõ sự vận động về mặt thể loại của tiểu thuyết sử thi Việt Nam viết
về đề tài chiến tranh cách mạng từ sau 1975 và nhấn mạnh ở giai đoạn 2004-
2009.
- Cụ thể hoá một bước những vấn đề lý thuyết về nhân vật tiểu thuyết sử thi
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh
sau 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Các tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975.


12

- Đặc biệt đi sâu tìm hiểu các tiểu thuyết tham gia giải thưởng Bộ Quốc
Phòng 2004 - 2009.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Khi thực hiện đề tài này, người viết có sử dụng một số phương pháp sau :
Phương pháp hệ thống: hệ thống những chi tiết, nhân vật theo các luận

điểm, luận cứ làm sáng tỏ các nhận định được đưa ra. Trên cơ sở đó chúng tôi
tiến hành phân tích, đánh giá để có được cái nhìn bao quát về những vấn đề của
tác phẩm, đồng thời đưa ra những ý kiến chủ quan của người viết
Phương pháp so sánh : chúng tôi cũng tiến hành so sánh nhân vật tiểu
thuyết với các nhân vật của các thể loại khác trong cùng một thời kỳ, so sánh
nhân vật tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng giai đoạn trước đổi mới
với giai đoạn sau đổi mới, đối chiếu các nhân vật không chỉ về mặt nội dung mà
còn về cách thức thể hiện để từ đó thấy được ý đồ sáng tác cùng tư tưởng của
nhà văn.
Ngoài ra bài viết còn sử dụng các hướng tiếp cận như: thi pháp học, ngôn
ngữ học, phong cách học
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
Các bài nghiên cứu về những tác phẩm thuộc phạm vi tìm hiểu của đề tài đã
có những đánh giá đáng chú ý. Nhân vật của các tiểu thuyết được quan tâm một
cách riêng rẽ, có đánh giá một cách hệ thống về phương diện nghệ thuật xây dựng
nhân vật thì dường như chưa có bài viết nào trực tiếp đề cập và chỉ ra. Do vậy, với
đề tài này, chúng tôi xin được tiếp tục phát triển theo cách của riêng mình.
Làm rõ sự vận động về mặt thể loại của tiểu thuyết sử thi Việt Nam viết về
đề tài chiến tranh cách mạng từ sau 1975 và nhấn mạnh ở giai đoạn 2004-2009.
- Cụ thể hoá một bước những vấn đề lý thuyết về nhân vật tiểu thuyết sử thi


13




CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu,
Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai qua 3

chương :
Chương 1 : Nhân vật của tiểu thuyết sau 1975 về đề tài chiến tranh Cách
Mạng- Một cái nhìn toàn cảnh.
Chương 2 : Hình tượng Người lính - Những nét đổi mới cơ bản từ phương
diện loại hình nội dung.
Chương 3 : Hình tượng người lính - Những nét đổi mới chủ yếu từ phương
diện hình thức.









PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT SAU 1975 VỀ ĐỀ TÀI
CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG - MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH


14


1.1. Khái niệm nhân vật
Nhân vật là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học.
Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiền đề để bộc lộ
chủ đề và tư tưởng chủ đề, đến lượt nó lại được các yếu tố có tính hệ thống của
các tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung mọi giá trị tư
tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học.

Mỗi nhân vật là một yếu tố của sự phát triển, làm cho thế giới nhân vật
trong tác phẩm văn học không phải là một cái gì bất biến, chết cứng mà sống
động như cuộc sống thực ngoài đời nhưng cô đọng, súc tích và ấn tượng hơn.
Nói đến nhân vật trong văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm văn học. Nó thường có tên gọi, có ngoại hình, tính cách có nội
tâm và có quá trình phát triển tâm lý. Nó có thể đại diện cho mọi tầng lớp, giai
cấp trong xã hội.” Nhân vật là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn mô tả thế giới
một cách hình tượng”.
Tuỳ theo tiêu chí xác định, nhân vật trong văn học thường được chia thành
các loại như: nhân vật chính- nhân vật phụ, nhân vật chính diện- nhân vật phản
diện, nhân vật chức năng, tính cách, hành động
1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết.
1.2.1. Nhìn chung về nhân vật trong tiểu thuyết.
Trong tiểu thuyết, nhân vật luôn giữ vai trò chủ yếu, có vị trí trung tâm, cho
nên khi sáng tác các nhà văn rất chú trọng xây dựng nhân vật. Bởi nó không chỉ
có chức năng khái quát các quy luật của cuộc sống con người thông qua quan
điểm của các nhân vật mà nó còn khái quát được nhiều tính cách các số phận,
những lối sống của cá nhân hay cộng đồng ở một không gian, thời gian nào đó.


15

Nhà văn xây dựng nhân vật là để thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng
thẩm mỹ của mình gắn với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam, ta thường gặp những nhân vật chán
nản, bi quan. Đau buồn và cô đơn là tâm trạng chung của những nhân vật lãng
mạn thời kỳ đó. Qua đó, nhà tiểu thuyết lãng mạn muốn thể hiện một quan niệm
về con người cá nhân cô đơn, cực đoan. Con người hoặc là thoát ly, hoặc là phản
kháng yếu ớt, hoặc cố gắng đại diện cho chính mình nhằm bộc lộ tối đa cái bản
ngã.

Cách mạng tháng Tám là một “cuộc tái sinh màu nhiệm”. Cách mạng đã hồi
sinh dân tộc và hồi sinh văn học. Tiểu thuyết mười năm kháng chiến chống Pháp
đã xây dựng những “đám đông nhân vật”. Mỗi nhân vật đều được chú ý trước
hết ở cấp độ “tập thể”, nghĩa là mỗi nhân vật đều biểu đạt cho cái chung mang ý
nghĩa thời đại, dân tộc, giai cấp. Xung kích - (Nguyễn Đình Thi), Vùng mỏ (Vũ
Huy Tâm), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc)
đều khắc hoạ được những tập thể anh hùng.
Đến thời kỳ tiếp theo (1955-1964) bắt đầu xuất hiện thêm kiểu nhân vật ít nhiều
có số phận riêng, được cá thể hoá: Hoan (Đi bước nữa), Lão Am (Cái sân gạch),
Phượng (Vỡ bờ), Nhân (Bão Biển) Những nhân vật này cho thấy quan niệm về
con người trong văn học lúc này đã có lưu tâm đến cái chung và cả cái riêng.
Tiểu thuyết những năm kháng chiến chống Mĩ với các nhân vật Lữ, Khuê
(Dấu chân người lính), Đông, Quỳnh, Tú (Vùng Trời), Mẫn, Thêm (Mẫn và
tôi) là biểu tượng của sức mạnh cộng đồng, thời đại, những con người mang vẻ
đẹp lý tưởng, trở thành chuẩn mực nhân cách phù hợp với cái nhìn sử thi của văn
học thời này.


16

Như vậy nhân vật trong tiểu thuyết liên quan chặt chẽ đến quan niệm về con
người của mỗi giai đoạn lịch sử. Nó là công cụ, là phương tiện là chìa khoá để
mở ra tư tưởng, quan niệm mà tác giả gửi gắm. Và nó cũng chi phối trực tiếp đến
việc tổ chức cốt truyện. Trong tiểu thuyết nhân vật là đứa con tinh thần, là sản
phẩm của vốn sống nhà văn, là nơi thể hiện rõ nhất quan điểm nghệ thuật, quan
niệm của nhà văn về cuộc sống.
1.2.2. Nhân vật của tiểu thuyết sử thi.
Xuyên suốt các sử thi của mọi thời đại là hai kiểu nhân vật chủ yếu : nhân
vật anh hùng và nhân vật nhân dân. Đây là hai kiểu nhân vật có ý nghĩa loại hình
tiêu biểu cho thế giới nghệ thuật sử thi.

Nhân vật anh hùng luôn là nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Các
nhân vật khác thường chỉ giữ vai trò quy tụ “làm nền” để sáng tỏ vẻ đẹp của
người anh hùng. Ở đây những sức mạnh thể chất, tinh thần, tài năng được thể
hiện. Điều đó dẫn tới một qui luật của sử thi : đã là anh hùng thì nó luôn luôn
đẹp trong mọi mối quan hệ với tự nhiên, xã hội, đẹp một vẻ đẹp kỳ vĩ, hào hùng
cho cả cộng đồng dân tộc. Nhân vật anh hùng sử thi thường có tầm vóc đẹp, có
kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó.
Song, nói đến vẻ đẹp của người anh hùng sử thi thì ta chủ yếu phải nói đến
vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường. Phẩm chất đầu tiên thường gặp ở
người anh hùng sử thi là lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường. Lòng
dũng cảm được coi là phẩm chất đạo đức có tính tuyệt đối của người anh hùng
sử thi. Từ những trang viết của Hôme, của Tônxtôi đến tận những trang tiểu
thuyết của các nhà văn Việt Nam, bao giờ người anh hùng cũng là những con
người có tinh thần chiến đấu dũng cảm và ý chí chiến đấu mãnh liệt. Trong
những hình tượng nổi bật của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945- 1975, hình


17

tượng người lính cách mạng được nhiều nhà văn xây dựng hơn cả. Nét đẹp của
Lữ (Dấu chân người lính) trước hết là ở phẩm chất dũng cảm. Cuộc đời anh
hùng của Lữ phát sáng trên đỉnh cao 475 : “Người chiến sĩ điện thanh ấy trước
khi hy sinh còn ngẩng cao đầu lên lần cuối : trên nền trời rất cao, rất xanh, lá cờ
đỏ mỗi lúc một thắm tươi đang bay, lá cờ mỗi lúc còn tiến lên dần trước mặt. Rồi
anh nhắm mắt hẳn. Những món tóc rất xanh rối bù, dính kết máu phủ kín cả
vùng trán, lấm tấm mồ hôi đã trắng nhợt. Dường như từ trong ngực anh, chiếc
đài vẫn đang nói sang sảng”. Hành động của Lữ là một sự xả thân vì nghĩa lớn -
sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc chiến đấu vì chân lý “không có gì chiến
đấu vì độc lập tự do” sự hy sinh của Lữ - người anh hùng vô danh của lịch sử
cũng hiển hách không kém gì sự hy sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi

mà nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi trong bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi :
“Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hoá thành bất tử
Có con người như chân lý sinh ra”
Kiểu nhân vật anh hùng như Lữ là kiểu nhân vật hư cấu được pha chất mầu
huyền thoại (cái chết của Lữ giống như một sự tuẫn tiết).
Người anh hùng còn là người vượt lên được số phận khắc nghiệt để sống và
chiến đấu, trưởng thành như chị Tư Hậu trong tiểu thuyết Một truyện chép ở
bệnh viện của Bùi Đức Ái. Chị Tư Hậu đã vượt lên trên hoàn cảnh khốc liệt của
chiến tranh (bản thân bị cưỡng hiếp, chồng chết rồi cha chồng chết, vừa phải
nuôi con, vừa phải hoạt động, trở thành cán bộ kháng chiến).
Một phẩm chất lớn khác của người anh hùng sử thi là họ luôn mang một lý
tưởng cao cả, khát vọng lớn lao. Nếu lý tưởng của các anh hùng sử thi phuơng
Tây là khát vọng chiến công giành vinh quang nơi chiến trận thì các anh hùng


18

của sử thi Ấn Độ lại mang một lý tưởng thuần khiết hơn. Họ vướng về điều
thiện, về lẽ phải, về đạo đức ở đời. Đương nhiên lý tưởng của người anh hùng sử
thi thời hiện đại sẽ có những phẩm chất mới mẻ, do nội dung cánh mạng của thời
hiện đại mang lại. Nhưng dù là anh hùng của thời đại lịch sử nào thì lý tưởng của
họ cũng có một phần phẩm chất cơ bản là dâng hiến tài năng, sức lực, là xả thân
cho quyền lợi thiêng liêng của dân tộc, của tổ quốc.
Cuối cùng, nhờ có sức mạnh tinh thần kỳ diệu, người anh hùng sử thi luôn
lập được những chiến công hiển hách. Những chiến sĩ lái máy bay như Đông,
Quỳnh, Tú (Vùng Trời) là những anh hùng trên trận chiến trên không. Ngay trận
đầu, Tú đã lập mấy kỷ lục xuất sắc. Mic 17 dám đánh nhau với F. 105D và lần
đầu tiên bắn rơi Thần Sấm khổng lồ, con “át chủ bài” của không lực Hoa Kỳ.
Đông cũng ngay trong trận đầu đã dũng mãnh truy kích địch, bắn rơi hai con Ma

và lúc hết dầu đã hạ cánh bắt buộc xuống một thung lũng hẹp. Lữ (Dấu chân
người lính) cùng đồng đội đã có được chiến thắng vẻ vang ở trên đồi 475: “thò
mũi giày vào chỗ nào cũng giẫm phải mũ sắt tiểu liên cực nhanh và xác Mỹ. Xác
lính Mỹ ngã chồng chất đè lên nhau, đầu thằng nào cũng bị hướng về trận địa
phòng ngự, xác chúng đã lấp kín hết tất cả các cửa hầm” (6, 499). Chiến công
của người anh hùng sử thi bao giờ cũng mang ý nghĩa lớn lao, đưa lại quyền lợi,
danh dự và hạnh phúc cho cả cộng đồng dân tộc.
Bên cạnh người anh hùng là nhân vật trung tâm, trong tác phẩm sử thi còn
tồn tại một tập thể nhân dân có sức sống bền bỉ, có sức mạnh hoà hợp luôn tiếp
sức cho người anh hùng làm nên những chiến công hiển hách. Hình tượng nhân
dân trong tiểu thuyết sử thi thường được thể hiện thông qua những nhân vật cụ
thể : nhân vật người già, nhân vật phụ nữ và nhân vật số đông.


19

Hình ảnh những người già thường giữ vai trò tiếp thêm sức mạnh trí tuệ cho
người anh hùng. Họ có nhiều kinh nghiệm và hiện diện như một biểu tượng cho
sức sống lâu bền, cho trí tuệ kết tinh từ chiều sâu của lịch sử, của cả cộng đồng.
Trong những tình huống ngặt nghèo, khó xử, chính họ là người đưa ra những lời
khuyên khôn ngoan nhất với người anh hùng. Về kiểu nhân vật người già này
trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam có thể kể đến má Ba, ông Hai Bền (Rừng U
Minh), má Sáu, thím Ba Ú (Hòn Đất), ông cụ Lâm, ông Vàng (Cửa Sông)
Hình ảnh của người phụ nữ cũng thường xuyên có mặt trong tác phẩm sử
thi. Có khi họ trở thành nguyên nhân của cuộc chiến tranh, có lúc lại biểu tượng
cho hoà bình, hạnh phúc. Song dù lúc nào thì họ cũng toát lên tình cảm nhân ái
bao dung, một tinh thần bền bỉ nhẫn nại luôn hướng tới khát vọng tình yêu hạnh
phúc. Họ đóng vai trò như một điểm tựa, một nền tảng tinh thần cho sức mạnh
của người anh hùng nói riêng và sức mạnh cộng đồng nói chung. Bằng chính sự
cao thượng và những tình cảm nhân bản sâu sắc của mình, họ có khả năng thôi

thúc nhiệt tình hành động. Đặc biệt, trong sử thi hiện đại, hình ảnh của những
nguời phụ nữ bình thường, những người mẹ, người vợ, người chị, người yêu
đã trở thành những biểu tượng đích thực về dân tộc, nhân dân. Họ đẹp vì phẩm
chất của chính họ và họ còn đẹp hơn bởi những gì họ đã đưa lại cho mọi người
với một đức hi sinh đến vô cùng.
Đóng vai trò làm nổi bật hình tượng người anh hùng trong tiểu thuyết sử thi
chính là hình ảnh nhân vật - đám đông. Đó là những ngươì quần chúng có tên
hoặc không tên. Họ luôn luôn là những tập hợp làm chỗ dựa vững chắc cho
người anh hùng. Họ luôn là một tập thể thống nhất, không tính toán thiệt hơn mà
chỉ nghĩ tới bổn phận của mình với tập thể. Trong tiểu thuyết Hòn Đất (Anh
Đức) ngoài thành công trong xây dựng nhân vật Sứ như một điển hình của người


20

phụ nữ Việt Nam thời đại cách mạng, tác phẩm còn khắc hoạ rõ nét chân dung
và tâm hồn tập thể. Ở đây, tất cả không trừ ai, đều sống và hành động theo một lẽ
sống lớn - giết giặc cứu nước. Tập thể anh hùng ấy là Quyên, Ngạn, anh Tám
Chấn, em Bé
Nhìn chung, nhân dân chính là nguồn cội, là nền tảng, là điểm tựa để người
anh hùng có thể thực thi lý tưởng cao cả và lập nên những chiến công hiển hách
đem lại vinh quang cho chính những con người số đông ấy.
Ngoài ra, trong tiểu thuyết sử thi còn xuất hiện một kiểu nhân vật khác là
nhân vật kẻ thù - đối tượng chiến đấu của người anh hùng. Chúng thường được
xây dựng như một đối cực với nhân vật anh hùng về mọi phương diện.
1.2.3. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh cách mạng
sau năm 2000.
Giai đoạn 1945-1975 trong lịch sử văn học Việt Nam được coi là giai đoạn
văn học sử thi, trong đó chúng ta có thể loại tiểu thuyết sử thi. “Cuộc kháng
chiến đã xa chúng ta 30 năm, trong khoảng thời gian ấy thể loại tiểu thuyết sử thi

không chịu đứng yên mà nó đồng hành cùng văn học mang theo sứ mệnh đổi
mới thể loại, mà những thành tựu đáng khích lệ được biểu hiện cụ thể qua các tác
phẩm được giải thưởng Bộ Quốc phòng 5 năm 1999 - 2004.
Từ 2004 đến nay đã có rất nhiều cuốn tiểu thuyết sử thi đạt giải thưởng của
Bộ Quốc phòng và Hội nhà văn. Tuy nhiên số lượng các bài phê bình không
nhiều chủ yếu tập trung ở phương diện hình thức biểu hiện, ít chú ý đến ý nghĩa
xã hội của những tác phẩm này.
Trong những tài liệu hiện có, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu rất
chú ý đến vấn đề nhân vật, thành công và hạn chế trong cách xây dựng nhân vật
của những cuốn tiểu thuyết. Nhân vật được xây dựng đa sắc diện là điểm chung


21

mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Nhà văn Nguyễn Tiến Hải trong bản thẩm định
những tác phẩm được giải tiểu thuyết sử thi của Bộ Quốc phòng đã chỉ ra: “thành
công của tác phẩm là bên mỗi trận tuyến, từ người chỉ huy cho đến người lính ở
nhân vật nào ngoài cuộc sống trận mạc ra tác giả đều cố gắng đi vào nội tâm, vào
đời sống thường nhật của họ”(22). Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra hạn chế của tác
phẩm “vì sự đồng đều ở các nhân vật mà tác giả không đầu tư sâu cho một vài
nhân vật chủ yếu.”. Bên cạnh đó, với tác phẩm Ngày rất dài - Nam Hà được
Nguyễn Tiến Hải đánh giá cao ở hình tượng nhân vật “công phu và nổi bật nhất”.
Nhà văn Khuất Quang Thuỵ nhận xét về Xiêng khoảng mù sương: “Cuốn tiểu
thuyết ngổn ngang, bộn bề sự kiện nhưng vẫn theo dõi được vì có các tuyến nhân
vật rõ ràng”(59). Về tác phẩm Thượng Đức - Nguyễn Bảo được Lê Hùng đánh
giá cao ở phương diện nhân vật: “viết rất khéo, rất chỉn chu thoát khỏi cách
đáng giá con người quy phạm”. Nguyễn Thanh Tú trong bài: Đổi mới cấu trúc
nhân vật trong sử thi hôm nay, đã khẳng định : “Trong Thượng Đức ranh giới
giữa nhân vật và đời sống bị rút ngắn tới mức thấp nhất. Nhân vật không chỉ là
một ánh hào quang toả chiếu mà đã có lấm láp của bụi bặm đời thường” (64, 97).

Nhà nghiên cũng cũng đã dành bài viết riêng về nhân vật trong Thượng Đức
“Nhà tiểu thuyết đã đi sâu phân tích tâm lý nhân vật”, bổ sung quan niệm về
người chỉ huy giỏi ,“phẩm chất cao quý nhất của người chỉ huy không phải là
chuyện thắng thua mà là tình yêu thương đồng chí của mình”(65, 90), “ nhân vật
chỉ huy được kéo trở về đời thường như nó vốn có, nhờ vậy mà thật hơn có ưu
điểm và khuyết điểm không tránh khỏi những sai lầm” (65, 90-91) “ Nhà văn có
cái nhìn hiện thực tỉnh táo đối với nhân vật kẻ thù”. Tác phẩm Khúc bi tráng
cuối cùng - Chu Lai cũng dành được nhiều sự chú ý. Nguyễn Tiến Hải cho rằng :
“Tác phẩm đã miêu tả cuộc đấu trí và thế giới nội tâm đầy phức tạp của các nhân


22

vật phía ta và địch Sự thật lịch sử được phản ánh trong tác phẩm nhằm hướng
tới mục đích góp phần khắc hoạ tính cách, số phận nhân vật từ hai phía” (22).
Là người dành nhiều tâm huyết cho nghiên cứu về tiểu thuyết sử thi giai
đoạn này, Nguyễn Thanh Tú đã chú ý đến kiểu nhân vật tập thể trong Những bức
tường lửa - Khuất Quang Thụy: “nhân vật tập thể có tính đa chiều, góc cạnh hơn
vì thế mà sinh động hơn, thật hơn” (66, 167). Đặc biệt, xét ở góc độ thi pháp:
“tác phẩm đã có một đóng góp tích cực trong việc góp thêm một cái nhìn mới,
làm phong phú thêm cách hiểu về nhân vật này”. Tác giả Nguyễn Chí Hoan cũng
bổ sung thêm: “Những bức tường lửa của Khuất Quang Thuỵ là một tác phẩm
hiếm hoi đã đưa người anh hùng vào tâm điểm khảo sát, hơn nữa đã tái hiện một
lớp các nhân vật anh hùng”.
Về nhân vật Rừng thiêng nước trong của Trần Văn Tuấn các ý kiến tuy có
khác nhau trong cách gọi tên nhưng đều thống nhất chỉ ra tính chất đa dạng, toàn
diện, đời thường của các nhân vật. Đáng chú ý là các bài viết của Nguyễn Thanh
Tú, Bùi Thanh Minh, Thuần Nguyên. Bùi Thanh Minh cho rằng: “tất cả các nhân
vật trong Rừng thiêng nước trong của Bùi Văn Tuấn đều mang tính chất “tưng
tửng” rất Nam Bộ miêu tả các nhân vật ở góc nhìn văn hoá”. Theo Thuần

Nguyên thì tác phẩm này đã “mang đến cho bạn đọc hôm nay cái nhìn toàn diện
hơn về người chiến sĩ cách mạng : những người luôn đấu tranh với kẻ thù, vựợt
qua mọi gian lao mà vẫn ngời lên ánh sáng của niềm tin chiến thắng và cả
chiến sĩ hèn nhát không vượt qua được hoàn cảnh, đánh mất mình” (48, 47-48).
Đặc điểm này đã được nhà nghiên cứu chỉ ra trong các nhân vật: Hai Lù, Khang,
Ba Tánh, giải sử thi ở tên gọi, tính cách nhân vật. Lê Dy thì nhận xét “mỗi nhân
vật của Trần Văn Tuấn hiện diện là một cảnh ngộ bất hạnh” (48. 64), còn Hà
Trọng Bảo đánh giá “tuyến nhân vật trong tác phẩm dàn trải, không có nhân vật


23

chính nhưng không lẫn vào nhau, không ai lấn át ai, tạo nên một tổng thể gắn
kết vào nhau” (48, 16)
Tìm hiểu các bài viết hện có, chúng tôi nhận tháy có rất nhiều ý kiến thú vị
về nhân vật trong Bến đò xưa lặng lẽ - Xuân Đức. Nguyễn Thanh Tú đã nói về
những ấn tượng đối với tác phẩm, đặc biệt là ấn tượng về nhân vật : “Phạm Đọt -
một hậu quả chiến tranh, Ly điển hình cho sự tha hoá chiến tranh, Linh hậu quả
của chiến tranh hôm qua và hậu quả của thương trường hôm nay”. (48, 152-153).
Khúc Hồng Thiện thì khẳng định “Nhà văn có một góc nhìn rộng, đa chiều đối
với các nhân vật, điều này khiến các nhân vật hiện lên rất phong phú, hấp dẫn từ
nhiều chiều kích khác nhau” “nhà văn đi sâu vào số phận nhân vật, gắn kết nhân
vật - sự kiện” - là nhận xét của Bùi Thanh Minh.
Trên đây là các ý kiến bàn về nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết chiến
tranh. Nhưng các ý kiến này mới chỉ nghiên cứu ở những tác phẩm cụ thể, chưa
có những khái quát chung về nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết này.

1.3. Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh.
1.3.1. Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh.
Trong giai đoạn văn học 1945 - 1954 tiểu thuyết chưa thực sự phát triển và

do vậy tiểu thuyết viết về chiến tranh và hình tượng người lính mới chỉ là sự
manh nha và góp mặt rất khiêm tốn như “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi,
“Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm, “Con Trâu” của Nguyễn Văn Bổng. Nhìn chung
những tiểu thuyết này đã bám sát được những sự kiện trọng đại của cuộc kháng
chiến “toàn dân, toàn diện” của dân tộc ta lúc bấy giờ. Một chiến dịch của bộ
đội, một đợt tiếp vận ra chiến trường của một đoàn dân công, một cuộc đấu tranh
du kích ở vùng giáp ranh đều được tiểu thuyết phản ánh rõ nét. Nhân vật trong


24

tiểu thuyết này mang “gương mặt” và sức mạnh của đám đông tập thể quần
chúng. Tính cách và số phận của từng người lính chưa phải là điều được nhà văn
quan tâm và làm nổi bật. Nói cách khác, số phận của mỗi người lính đều được
thể hiện thống nhất với vận mệnh và con đường đi của cả dân tộc, cả giai cấp.
Chính vì vậy, tiểu thuyết trong giai đoạn này chưa có được nhiều điển hình sâu
sắc mà đa số đang gần gũi với các thể ký, mang đậm chất ký. Song điều quan
trọng là tiểu thuyết giai đoạn này đã mở ra những hướng tìm tòi mới trong việc
tiếp cận và phản ánh đời sống xã hội, lịch sử, nó mở đường cho cái nhìn mới về
quan niệm nghệ thuật về con người và việc khắc hoạ thành công hình tượng
người lính ở những giai đoạn sau.
Có thể nói, công cuộc kháng chiến đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược ở miền
Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã mở ra cho tiểu thuyết một
hướng đi mới, đánh dấu sự phát triển thực sự của thể loại này và đặc biệt là hình
tượng người lính bắt đầu được khám phá và được khai thác có chiều sâu Các
tiểu thuyết lần lượt ra đời như : Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Vượt côn
đảo (Phùng Quán), Một chuyện chép ở bệnh viện (Bùi Đức Á), Bên kia biên giới,
Trước giờ nổ súng (Lê Khâm), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cao
điểm cuối cùng (Hữu Mai), Đất lửa (Nguyễn Quang Sáng)
Những tiểu thuyết này đã làm sống lại hình ảnh cuộc kháng chiến trường kỳ

và anh dũng của toàn dân ở nhiều địa phương trên nhiều mặt trận, trong những
hoàn cảnh khó khăn, thử thách có những chiến công to lớn và cả những hy sinh
mất mát. Đã có những hình tượng đẹp, những nhân vật điển hình, những tính
cách điển hình đặt trong những hoàn cảnh điển hình. Chiến tranh đã tôi luyện
nên những mẫu anh hùng vẻ vang, hun đúc nên vẻ đẹp của con người Việt Nam
trong chiến đấu và chiến thắng.


25

Giai đoạn văn học thời kỳ chống Mỹ đã xuật hiện những tiểu thuyết xuất
sắc và hình tượng người lính đã được khắc hoạ một cách rõ nét thấm đẫm tính sử
thi. Người lính được xây dựng là con người lí tưởng của thời đại, là người anh
hùng trong tư thế tiến công, chiến đấu và chiến thắng.
Các tác phẩm Hòn đất (Anh Đức), Rừng U Minh(Trần Hiếu Minh), Gia
Đình Má Bẩy (Phan Tứ), Đất Quảng (Nguyên Ngọc), Mẫn và Tôi (Phan Tứ),
Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Chiến sĩ (Nguyễn Khải), Vùng trời
(Hữu Mai). Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn
quyết liệt, cả nước thành chiến trường, khát vọng độc lập tự do cháy bỏng hơn
bao giờ hết. Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm là nhân vật người lính - là
những con người mang lý tưởng của thời đại, là những người anh hùng luôn
trong tư thế tiến công để chiến đấu và chiến thắng. Những người lính cả thế hệ
già và trẻ trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Chấu đều ý
thức sâu sắc về cuộc kháng chiến chống mỹ và trách nhiệm cao cả của thế hệ
mình. Thiêm trong “Mẫn và tôi” của Phan Tứ hiểu rằng “ Loài người đang đánh
lấn đế quốc từng bụi tre một”. Đông, Quỳnh những chiến sĩ lái máy bay đẹp đẽ,
trẻ trung đã xông lên bầu trời đối mặt với kẻ thù và chiến đấu như bằng sức
mạnh của toàn dân tộc. (Vùng Trời - Hữu Mai). Cuộc chiến đấu đã đánh thức ở
tất cả mọi người ý thức được khẳng định mình trong hành vi xả thân cống hiến,
trong tình yêu đất nước, yêu chế độ. Con người lớn thêm lên về kích thước, đẹp

thêm lên trong các mối quan hệ. Con người tượng trưng cho đất nước, mang
dáng vóc đất nước trở thành hình tượng nghệ thuật phổ biến. Cùng với tầm cao
nhận thức, lý tưởng, hình tượng người lính trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ
này là con người của ý chí lớn, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lý tưởng và
nhận thức đã trở thành ý chí và hành động Nhiều tác phẩm đã đặt con người

×