Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.35 KB, 2 trang )
PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH
TRƯỜNG THCS TRỊ QUẬN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: SINH 7
Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề)
(Đề gồm 01 trang) (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)
PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3,0 điểm):
Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau (từ câu 1 đến câu 4):
Câu 1. Kiểu bay của chim bồ câu là:
A. Bay vỗ cánh. B. Bay lượn.
C. Bay thấp. D. Bay cao.
Câu 2. Thú mỏ vịt là động vật:
A. Đẻ con. B. Đẻ trứng thai.
C. Đẻ trứng. D. Đẻ trứng và đẻ con.
Câu 3. Chi tiết nào nói lên được sự phong phú của động vật:
A. Phong phú về số lượng loài.
B. Đa dạng về kích thước các loài.
C. Đa dạng về môi trường sống, lối sống.
D. Sự đa dạng về loài, môi trường sống, lối sống, kích thước.
Câu 4. Cơ thể thằn lằn bóng đuôi dài được bao bọc bởi lớp da khô, có vẩy sừng bao bọc có tác
dụng:
A. Bảo vệ cơ thể. B. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
C. Giúp di chuyển dễ dàng trên cạn. D. Giữ ẩm cơ thể.
Câu 5. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:
Ếch đồng thuộc lớp……(1)………… có những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở
cạn…………(2)……… , chúng di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón, thở…………(3)
……… là chủ yếu, mắt có mí, tai có màng nhĩ,song vẫn còn mang nhiều………(4)
…… thích nghi với đời sống ở nước.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 6. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 7. Đấu tranh sinh học là gì? Tại sao nên tăng cường sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học?