ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ UYÊN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC
AMINOMIX – POLYVIT TRONG PHÒNG HỘI CHỨNG
TIÊU CHẢY Ở LỢN TỪ GIAI ĐOẠN 21 NGÀY TUỔI
ĐẾN 56 NGÀY TUỔI TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG
HUYỆN LỤC NGẠN, BẮC GIANG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Lớp : K42 - CNTY
Khoá học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Từ Quang Hiển
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và sau 6 tháng thực tập tốt
nghiệp tại cơ sở, em đã hoàn thành bản khóa luận này. Qua đây em xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, các thầy giáo, cô giáo đã tận
tình dìu dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS. Từ
Quang Hiển và TS. Từ Trung Kiên đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên tại trạm Truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt qua trình thực tập tại trạm.
Một lần nữa em xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường. Các
bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe cùng mọi điều tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Uyên
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn trong quá trình học tập nghiên cứu của
mỗi sinh viên của các trường Đại học nói chung và Trường Đại học Nông
Lâm nói riêng. Với phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tiễn”. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất cần thiết giúp sinh viên có
điều kiện tiếp cận, nắm bắt thực tế, củng cố những kiến thức đã học, đồng
thời áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, lao động nhằm nâng cao năng
lực chuyên môn, phong cách làm việc đúng đắn sáng tạo khoa học, đáp ứng
được nhu cầu thực tế sản xuất, góp phần vào sự nghiệp phát triển Nông
nghiệp nói chung và ngành Chăn nuôi thú y nói riêng.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự giúp đỡ của Nhà trường, các thầy
cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y, trạm Truyền giống huyện Lục Ngạn,
đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS. Từ Quang Hiển -
Bộ môn Cơ Sở - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm Amonimix – polyvit đến
sinh trưởng và phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ 21 đến 56
ngày tuổi tại trạm Truyền giống huyện Lục Ngạn, Bắc Giang”.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song thời gian thực hiện còn hạn chế nên
khóa luận không thể tránh khỏi sơ suất. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự
đóng góp của thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn hiện hơn.
MỤC LỤC
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 2
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển trạm 5
1.2. Đánh giá chung 7
1.2.1. Thuận lợi 8
1.2.2. Khó khăn 8
1.3. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ 8
1.3.1. Nội dung phục vụ sản xuất 8
1.3.2. Phương pháp tiến hành 9
1.3.3. Kết quả phục vụ sản xuất 9
1.4. Kết luận và đề nghị 14
1.4.1. Kết luận 14
1.4.2. Đề nghị 15
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 17
2.1. Đặt vấn đề 17
2.2. Tổng quan tài liệu 19
2.2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chuyên đề 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.3.2. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 31
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
2.4. Kết quả và phân tích kết quả 37
2.4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - polyvit đến khả năng phòng
tiêu chảy ở lợn thí nghiệm. 37
2.4.2. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy 38
2.4.3. Khối lượng của lợn qua các kỳ cân 39
2.4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 40
2.4.5. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 42
2.4.6. Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng 44
2.4.7. Chi phí thức ăn và thuốc thú y cho lợn thí nghiệm 45
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 46
2.5.1. Kết luận 46
2.5.2. Tồn tại 47
2.5.3. Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐTN : Bắt đầu thí nghiệm
Cs : Cộng sự
ĐC : Đối chứng
Kl : Khối lượng
KPCS : Khẩu phần cơ sở
KST : Ký sinh trùng
LMLM : Lở mồm long móng
NLTĐ : Năng lượng trao đổi
Nxb : Nhà xuất bản
TAHH : Thức ăn hỗn hợp
TN : Thí nghiệm
TTTA : Tiêu tốn thức ăn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu đàn lợn của trạm 6
Bảng 1.2: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi 10
Bảng 1.3: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn của trạm. 10
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 32
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 33
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - polyvit đến khả năng
phòng tiêu chảy ở lợn 37
Bảng 2.4: Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy 38
Bảng 2.5: Khối lượng của lợn qua các kỳ cân 39
Bảng 2.6: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) 41
Bảng 2.7: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) 43
Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng (kg) 44
Bảng 2.9: Chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1kg tăng khối lượng 45
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 40
Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 42
Hình 2.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 43
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trạm Truyền giống huyện Lục Ngạn thuộc Công ty cổ phần giống gia
súc Bắc Giang, nằm trên địa bàn xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang, ngay cạnh vườn quả Bác Hồ, cách trung tâm huyện 3 km về hướng đông.
Phía đông giáp thị trấn Chũ, xã Trù Hựu.
Phía tây giáp huyện Lục Nam.
Phía nam giáp xã Phượng Sơn và thị trấn Chũ.
Phía bắc giáp xã Kiên Lao.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Lục Ngạn nằm trọn trong vùng Đông Bắc, Việt Nam nên chịu ảnh hưởng
vùng nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc
trưng vùng miền núi.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,5
o
C, vào tháng 6 cao nhất là 27,8
o
C,
tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất là 18,8
o
C.
Độ ẩm không khí trung bình là 81%, cao nhất là 85 % và thấp nhất là 72%.
Gió bão: là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vào mùa đông
tốc độ gió bình quân 2,2 m/s, mùa hạ có có gió mùa đông nam, là vùng ít chịu
ảnh hưởng của bão.
Đánh giá chung về điều kiện khí hậu thời tiết có thể thấy Lục Ngạn là
vùng có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, ẩm độ
không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, so với các vùng
khác trong tỉnh Bắc Giang, Lục Ngạn thường có lượng mưa thấp hơn.
2
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.223,72 ha. Theo kết quả
điều tra bổ sung gần đây nhất cho thấy đất Lục Ngạn có 3 nhóm đất chính
sau: nhóm đất phù sa sông suối, nhóm đất bùn lầy, nhóm đất feralit.
1.1.1.4. Điều kiện giao thông
Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục
đường Quốc lộ 31. Trạm được lợi thế giao thông thuận tiện sát ngay cạnh
đường Quốc lộ 31 là trục đường chính chạy qua huyện Lạng Giang - Lục
Nam - Lục Ngạn - Sơn Động, thuận lợi cho các phương tiện xe cơ giới, giao
lưu buôn bán giữa trạm và nhân dân quanh vùng.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình kinh tế
Huyện Lục Ngạn có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế
cùng hoạt động: công nghiệp, nông – lâm nghiệp, dịch vụ, tạo mối quan hệ
hữu cơ hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong đó ngành nông nghiệp vẫn
chiếm 60%, bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi.
1.1.2.2. Tình hình xã hội
- Dân cư:
Năm 2013, dân số trung bình của huyện là 204.041 người. Mật độ dân số
bình quân 202 người/km
2
, dân số nông thôn chiếm 96,63% và dân số thành
thị 3,37%, điều đó chứng tỏ mức đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ
ở Lục Ngạn còn ở mức rất thấp.
- Y tế:
Trên địa bàn của huyện có bệnh viện đa khoa huyện Lục Ngạn, các xã
thì gồm có các trạm y tế xã, hệ thống y tế cơ sở hoạt động khá hiệu quả. Các
bác sỹ và cán bộ y tế luôn tận tụy với công việc, thường xuyên quan tâm
chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân. Mọi trẻ em dưới 6 tuổi
đều được tiêm phòng vaccine đầy đủ.
3
- Văn hóa:
Do nhận thức nhân dân được nâng cao, đời sống được cải thiện, chương
trình kế hoạch hóa gia đình phát triển rõ rệt, tỷ lệ tăng dân số của huyện tương
đối thấp, các tệ nạn xã hội hầu hết được đẩy lùi. Đời sống văn hóa tinh thần
của nhân dân trong những năm gần đây được nâng lên rõ rệt, hầu hết các hộ
gia đình đều có phương tiện nghe nhìn như báo đài, ti vi…Đây là điều kiện
thuận lợi để người dân trọng huyện nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước, các thông tin kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống
hàng ngày. Ngoài ra huyện còn tổ chức các hoạt động xây dựng nếp sống văn
hóa, gia đình văn hóa, …
- Giáo dục:
Huyện luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đạo tạo, luôn đẩy
mạnh các hoạt động tổ chức chăm lo cho hoạt động giáo dục, cho nên những
năm gần đây, giáo dục có nhiều khởi sắc. Toàn huyện có 108 trường bao gồm
mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông, dạy nghề.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Về nghành trồng trọt
Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng và là nguồn thu chủ yếu của
nhân dân. Do vậy, sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm và
phát triển. Cây trồng chủ yếu và mũi nhọn trên địa bàn huyện là cây vải với
diện tích khoảng 7500 ha, và đang khuyến khích phát triển cam Đường canh,
phát triển cây ăn quả theo hướng nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm,
khai thác tốt các lợi thế của địa phương. Ngoài ra, người dân còn thực hiện
trồng các cây ngắn ngày, cây hoa màu, thâm canh tăng vụ để đạt được năng
suất hiệu quả cao.
Về lâm nghiệp: Với đặc điểm của vùng trung du miền núi, do đó diện
tích đất đồi núi khá lớn. Huyện đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừng
cho các hộ nông dân nên diện tích trồng cây lâm nghiệp ngày càng tăng, phủ
xanh gần hết đất trống, đồi trọc.
4
1.1.3.2. Về nghành chăn nuôi
Cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng đang phát triển không
ngừng. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho cây trồng, đồng thời cung
cấp thực phẩm và thu nhập không nhỏ cho các hộ gia đình.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở huyện vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp, sản
phẩm hàng hóa đưa ra thị trường còn ít. Nhưng trong những năm gần đây,
dưới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, người dân đã biết áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, tăng số hộ sản xuất có quy mô nhỏ, sản phẩm chăn
nuôi từng bước được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, cụ thể như sau:
+ Trâu bò: Tổng đàn trâu có khoảng 14489 con, bò khoảng 2810 con,
trong đó chủ yếu là trâu bò cày kéo. Hình thức chăn nuôi là tận dụng các bãi
thả tự nhiên và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, cho nên thức ăn cung cấp
cho trâu bò chưa thật sự đầy đủ, cả số lượng và chất lượng. Việc dự trữ các
loại thức ăn cho trâu bò vào vụ đông chưa được quan tâm đầy đủ, vì vậy về
mùa đông trâu bò thường có sức khỏe kém nên hay mắc bệnh. Chuồng trại và
công tác vệ sinh thú y chưa được chú trọng nhiều. Công tác tiêm phòng chưa
triệt để, nên trâu bò hay mắc các bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác.
+ Lợn: Tổng đàn lợn của huyện có 131409 con, hầu hết các hộ dân đều
chăn nuôi lợn, nhưng số lượng còn ít, thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn chủ
yếu là tận dụng các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt: lúa, ngô, khoai, sắn
vì vậy năng suất chăn nuôi lợn chưa cao. Tuy nhiên, một số gia đình mạnh dạn
đầu tư vốn chăn nuôi, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chăn nuôi
như sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian
chăn nuôi, tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Công tác giống lợn đã được quan tâm, nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn
nái Móng Cái hay nái F1(Móng Cái x Landrace) hoặc nái ngoại thuần để chủ
động con giống và cung cấp một phần sản phẩm ra thị trường. Ngoài ra, trên
địa bàn huyện có trạm Truyền giống huyện Lục Ngạn cung cấp con giống cho
thị trường trong và ngoài huyện.
5
+ Gia cầm: Trên toàn huyện hiện có 1,779 triệu con. Nhìn chung chăn
nuôi gia cầm trong toàn huyện Lục Ngạn khá phát triển, chủ yếu chăn nuôi gà,
vịt theo phương thức chăn thả tự nhiên và bán chăn thả. Bên cạnh đó một số hộ
gia đình mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng các trang trại quy mô từ 500 – 10000
con, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đưa năng suất lên cao.
+ Công tác thú y: Công tác thú y đóng vai trò quan trọng, then chốt trong
chăn nuôi, nó quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi,
đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi quảng canh. Ngoài ra, nó có ảnh hưởng đến
sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân. Vì
vậy, công tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương cùng
người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như:
Tuyên truyền lợi ích phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi.
Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn.
Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở.
Theo dõi tình hình diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo.
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển trạm
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của trạm
Trạm Truyền giống huyện Lục Ngạn được thành lập ngày 15 tháng 11
năm 1996 thuộc Công ty cổ phần giống chăn nuôi Bắc Giang với cơ cấu tổ
chức như sau:
Trạm trưởng : 01 người Thủ kho : 01 người
Cán bộ kỹ thuật : 01 người Công nhân : 02 người
Kế toán : 01 người Nhân viên giao hàng : 02 người
Có thể nói đội ngũ cán bộ công nhân viên của trạm là đội ngũ năng động
có kỹ thuật và trách nhiệm với công việc.
* Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của trạm bao gồm:
Nhà hành chính : 01 dãy
Phòng kỹ thuật, kiểm tra tinh : 01 phòng
Phòng khai thác tinh : 01 phòng
Chuồng lợn đực giống : 01 dãy
6
Chuồng lợn nái : 01 dãy
Chuồng lợn hậu bị : 01 dãy
Chuồng lợn thịt : 01 dãy
Chuồng lợn con : 02 dãy
Kho thức ăn, vật liệu : 01 kho
* Nhiệm vụ của trạm:
Lưu giữ các giống lợn được nhập về huyện.
Nuôi khảo nghiệm những giống lợn mới, sản xuất con giống tới tận tay
người chăn nuôi.
Sản xuất một lượng tinh lớn cung cấp cho người chăn nuôi trong huyện
cũng như những vùng xung quanh để làm tươi máu đàn lợn, nâng cao chất
lượng chăn nuôi.
Áp dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi lợn cho người dân.
Ngoài ra, trạm còn cung cấp số lượng lớn lợn thịt ra thị trường.
1.1.4.2. Tình hình sản xuất của trạm
Hiện nay cơ cấu đàn lợn của trạm đa dạng và được trình bày qua bảng sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu đàn lợn của trạm
STT Loại lợn Giống lợn Số lượng
1 Lợn đực giống
Ngoại
Nội
60 con
2 con
2 Lợn nái giống
Ngoại 24 con
3 Lợn nái hậu bị
Ngoại
Nội
85 con
20 con
4 Lợn đực hậu bị
Ngoại 100 con
5 Lợn con
Ngoại 250 con
6 Lợn thịt
Ngoại 70 con
7
Công tác nuôi dưỡng:
Phương thức nuôi dưỡng chính ở đây là chăn nuôi theo hướng công
nghiệp với kiểu chuồng hai mái, máng ăn, máng uống tự động, kết cấu trong
chuồng rất tiện lợi cho công việc vệ sinh hàng ngày. Về thức ăn, trạm sử dụng
thức ăn hỗn hợp dạng viên của Công ty TNHH Cargill Việt Nam với các dạng
khác nhau đáp ứng cho từng loại lợn ở các giai đoạn khác nhau.
Công tác thú y:
Trạm thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn
dịch bệnh xảy ra. Vệ sinh thú y luôn được cán bộ, công nhân viên của trạm
chú trọng vì vệ sinh thú y sẽ nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn
lợn. Cùng với công tác vệ sinh ăn uống, vệ sinh sinh sản thì việc vệ sinh
chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được quan tâm, thực hiện
nghiêm túc. Hàng ngày, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, máng ăn, nền
chuồng được quét dọn 2 lần/ ngày. Đảm bảo chuồng trại thoáng mát về mùa
hè, ấm áp về mùa đông.
Phòng bệnh:
Do hình thức sản xuất của trạm đa dạng, cho nên việc cung cấp các sản
phẩm ra thị trường của trạm rất rộng đến với người tiêu dùng. Nhận thức
được điều đó, công tác phòng bệnh bằng vaccine luôn được cán bộ trạm coi
trọng và đặt lên hàng đầu. Tiêm phòng vaccine là phương pháp tạo miễn dịch
chủ động cho đàn lợn. Trong quy trình phòng bệnh, trạm đã thực hiện tiêm
vaccine phòng một số bệnh phổ biến và bệnh bắt buộc cho đàn lợn như Dịch
tả, LMLM theo định kỳ.
1.2. Đánh giá chung
Qua điều tra tình hình thực tế sản xuất của trạm lợn chúng tôi có một số
nhận định như sau:
8
1.2.1. Thuận lợi
Đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân viên có kinh nghiệm, năng động
trong sản xuất, luôn có tinh thần tự rèn luyện nâng cao tay nghề và trình độ
chuyên môn luôn sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt luôn có sự đoàn kết thống nhất cao.
Trạm luôn nhận được sự quan tâm của huyện cũng như công ty và được
hỗ trợ kinh phí của các đơn vị để xây dựng, phát triển trạm trở thành mô hình
sản xuất kiểu mẫu, phục vụ cho công tác sản xuất phục vụ bà con nông dân.
Trạm nằm gần trục đường chính chạy qua các huyện là điều kiện thuận
lợi để phát triển sản xuất, tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất.
1.2.2. Khó khăn
Trạm được xây dựng gần đường giao thông, không có khu vực vành đai,
vùng đệm, nên công tác phòng bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
Trang thiết bị cho chăn nuôi còn thiếu thốn, chuồng trại chưa thực sự
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ thú y còn thiếu chưa đáp ứng được công
tác phòng và trị bệnh.
Những khó khăn trên đã ảnh hưởng tới tốc độ phát triển sản xuất của trạm.
1.3. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.3.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Để đảm bảo tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp tôi đã căn cứ vào kết quả
điều tra và mục đích bản thân trong thời gian này. Từ đó đề ra nội dung công
việc phải hoàn thành như sau:
Tham gia nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn.
Tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn của trạm.
Chẩn đoán và điều trị bệnh.
Phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột, tẩy giun sán cho đàn lợn.
9
Tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học trên đàn lợn.
Tham gia vào các công tác khác.
1.3.2. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt các nội dung trên, trong thời gian tiến hành đề tài tôi đã
đề ra các biện pháp thực hiện như sau:
Lên kế hoạch phù hợp với nội dung thực tập và tình hình sản xuất của
trại lợn.
Đi sâu đi sát vào thực tiễn sản xuất tại cơ sở.
Luôn bám sát cán bộ kỹ thuật, công nhân của trạm để học hỏi về kiến
thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, tiếp thu những ý kiến đóng góp của
mọi người xung quanh.
Thường xuyên xin ý kiến chuyên môn của thầy giáo hướng dẫn.
Nhiệt tình, khiêm tốn học hỏi, vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn để nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức chuyên môn.
Xác định cho mình động lực làm việc đúng đắn, chịu khó học hỏi từ cán
bộ công nhân viên trong trại lợn, không ngại khó khăn vất vả.
1.3.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.3.3.1. Kết quả trong công tác chăn nuôi
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng:
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng nó quyết
định rất lớn đến thành quả trong chăn nuôi. Nó bao gồm tổng hợp nhiều yếu
tố không khí, đất, nước, chuồng trại… hiểu được tầm quan trọng của vấn đề
này nên trong suốt quá trình thực tập tôi đã cùng công nhân của trạm thực
hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, quan tâm đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, tham
gia quét dọn chuồng trại, vệ sinh cống rãnh thoát nước để tránh mầm bệnh
xâm nhập từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.
10
Bảng 1.2: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi
Công việc Đơn vị Kết quả
Quét dọn chuồng trại Lần 280
Rắc vôi, quét vôi Lần 21
Phun sát trùng Lần 21
1.3.3.2. Kết quả trong công tác thú y
* Tiêm phòng dịch bệnh:
Thực hiện phương châm ‘‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’’ cho thấy tầm
quan trọng của công tác phòng bệnh, trong đó công tác tiêm phòng vaccine
cho vật nuôi đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng bệnh.
Bảng 1.3: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn của trạm.
Loại lợn Tuổi lợn
Vaccine/
Thuốc
Bệnh Ghi chú
Lợn con
21 ngày
Respisure
(1one)
Mycoplasma
(Suyễn)
Tiêm 1 lần
28 ngày Thuốc trị KST
Nội, ngoại KST
30 ngày Dịch tả lợn Dịch tả lợn Dịch tả ngoại
75 ngày LMLM LMLM
Lợn
hậu bị
Trước
phối
7 tuần Thuốc trị KST
Nội, ngoại KST
4 tuần LMLM LMLM
Dịch tả lợn Dịch tả lợn Dịch tả ngoại
Lợn
nái
mang
thai,
nuôi
con
Trước
đẻ
4-5 tuần LMLM LMLM
Respisure
(1 one)
Mycoplasma
(Suyễn)
Sau
đẻ
2 tuần Dịch tả lợn Dịch tả lợn Dịch tả ngoại
Lợn đực
giống, lợn thịt
Dịch tả lợn Dịch tả lợn 6 tháng/ 1 lần
LMLM LMLM 6 tháng/ 1 lần
Thuốc trị KST
Nội, ngoại KST 6 tháng/ 1 lần
11
Tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật của trạm tiêm phòng các loại vaccine và kết
quả đều đạt 100% an toàn.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Chẩn đoán kịp thời và chính xác là việc làm hết sức quan trọng, mang
lại hiệu quả điều trị cao, giúp cho con vật nhanh chóng hồi phục, giảm tỷ lệ
chết, giảm thời gian dùng thuốc. Do vậy, giảm thiệt hại kinh tế cho người
chăn nuôi.
Hàng ngày, tôi cùng cán bộ kỹ thuật theo dõi, quan sát tất cả các chuồng,
phát hiện những biểu hiện bất thường. Khi mới mắc bệnh, lợn không biểu
hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt.
Do vậy, để chẩn đoán chính xác không chỉ dựa vào những biểu hiện bên
ngoài, mà còn cần phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của cán bộ kỹ thuật.
Trong thời gian thực tập tại trạm, đây là dịp quan trọng để tôi thực hành
những gì đã được học tại trường. Chúng tôi đã tiến hành điều trị và thu được
những kết quả như sau:
+ Hội chứng hô hấp ở lợn
Triệu chứng: Lợn mệt mỏi, hay nằm, chán ăn, bụng hóp, tần số hô hấp
tăng, thở giật cục, thở thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mắt, chảy
nước mũi.
Điều trị: dùng ganadexil enrofloxacina 5 % tiêm bắp, liều 0,5ml/10kg thể
trọng/ngày. Hoặc dùng bio genta-tylosin, tiêm bắp, liều 1ml/20kg thể trọng/
ngày. Các thuốc đều dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Navet-Analgin C: 1ml/10-15kg thể trọng/ngày có tác dụng giảm đau, hạ
sốt, tăng sức đề kháng.
MD-Bromhexin có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho.
B. complex, vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
Kết quả: điều trị 49 con, khỏi 47 con đạt tỷ lệ 95,92 %.
12
+ Hội chứng tiêu chảy ở lợn
Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn đường tiêu hoá gây ra, do thức ăn kém
chất lượng, nuôi dưỡng quản lý chưa thích hợp, do khí hậu thay đổi, nhất là
khi trời lạnh và độ ẩm cao.
Triệu chứng: Lợn ỉa chảy liên tục kém ăn, mệt mỏi, có con bụng trướng
to, phân lỏng mùi hôi khắm, hậu môn dính phân be bét.
Điều trị: Chúng tôi thường dùng một số thuốc sau:
Enroflox 10 % hoặc pneumotic (thuốc tiêm): Liều dùng 1ml/10 - 12 kg
thể trọng/lần/ngày. Kết hợp với các loại thuốc điện giải như B. complex,
vitamin C.
Spectime (thuốc tiêm): liều dùng 1ml/10 - 12 kg thể trọng/lần/ngày. Dùng
liên tục 3 - 5 ngày. Những ngày đầu nên dùng liều tấn công bằng cách tiêm
2 lần/ngày. Kết hợp với các loại thuốc điện giải như B. complex, vitamin C.
Nhận xét: Bệnh tiêu chảy ở lợn là một bệnh phổ biến của trạm. Bệnh
do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng theo tôi là do chuồng trại ẩm thấp
kém thông thoáng. Kết quả điều trị 159 con bị tiêu chảy thì khỏi 155 con
đạt 97,48 %.
+. Bệnh viêm khớp
Nguyên nhân: Bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus Gr (+) gây nên.
Bệnh thường gặp ở lợn nái. Thông thường ở lợn khoẻ Streptococcus khu trú ở
hạch amidal - hạch đường mũi của chúng. Khi thời tiết lạnh sức đề kháng của
con vật giảm, bệnh dễ phát ra.
Triệu chứng: Lợn bị què, khớp đầu gối hoặc khớp mắt cá chân sưng to
phồng lên, đỏ tấy. Lợn ít di chuyển hoặc không đi lại được dẫn đến lợn gầy
còi, chậm lớn.
Điều trị: Dùng thuốc:
Tobra - tyl: 1ml/10kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày.
13
Hoặc vimelinspec: 1ml/10kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày.
Kết hợp diclofen để điều trị viêm, giảm đau, giảm sốt. Dùng tiêm bắp,
điều trị từ 1-3 ngày với liều 1ml/10kg thể trọng/ ngày.
Bổ sung thêm vitamin ADE để trợ lực và tăng sức đề kháng.
Ở trại lợn bệnh viêm khớp là một bệnh hiếm xảy ra. Trong quá trình thực
tập chỉ có 5 trường hợp lợn mắc bệnh, điều trị khỏi 4 con đạt 80%.
+ Bệnh ghẻ
Nguyên nhân: Do là loại ghẻ ngứa Sarcoptessuis gây nên, kèm theo viêm
da mãn tính với triệu chứng ngứa, hình thành các nếp nhăn và vẩy dầy. Chúng
đào hang dưới da, ăn tế bào biểu bì và dịch tế bào, ở nơi ghẻ đào hang có biểu
hiện ngứa, da bì đỏ, thân nhiệt tăng. Nếu không điều trị kịp thời da sẽ dầy
nên, mất đàn tính dễ vỡ và bị dồn thành nếp, lông rụng dần, dẫn đến da bị
sừng hóa. Đôi khi quan sát thấy bị ghẻ toàn thân, trong trường hợp này lợn
giảm ăn, gầy, chậm lớn.
Điều trị: Dùng ivermectin liều 1ml/5kg thể trọng/ngày tiêm dưới da 1
lần, 3 tuần sau tiêm nhắc lại nếu cần. Vệ sinh dưới da lợn và bôi thuốc
dimethyl photalate 40% hay dung dịch dipterex 1% sát trùng vùng ghẻ. Có 7
con mắc bệnh, điều trị khỏi 6 con đạt 85,71%.
1.3.3.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng phòng trị bệnh cho lợn, chúng tôi còn
tham gia vào một số công việc khác như:
Chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe của đàn lợn.
Thiến lợn đực, lợn úng do dân mang đến và lợn loại thải của trạm.
Khâu ô úm cho lợn con, đỡ lợn đẻ. Tiêm bổ sung dextran-Fe cho lợn con.
Chuyển lợn qua các ô chuồng, cân bán, nhập lợn.
14
Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho lợn.
Trộn chế phẩm sinh học Aminomix – polyvit trong phòng hội chứng
tiêu chảy.
Bảng 1.4: Nội dung kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1. Tiêm phòng vaccine An toàn
- Dịch tả lợn 295 295 100,00
- LMLM 102 102 100,00
- Mycoplasma 280 280 100,00
2. Điều trị Khỏi
- Hội chứng hô hấp 49 47 95,92
- Hội chứng tiêu chảy 159 155 97,48
- Bệnh viêm khớp 5 4 80,00
- Bệnh ghẻ 7 6 85,71
3. Công tác khác An toàn
- Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng 334 334 100,00
- Thiến lợn đực, lợn úng 144 144 100,00
- Đỡ đẻ cho lợn 12 12 100,00
- Tiêm bổ sung dextran-Fe 144 144 100,00
1.4. Kết luận và đề nghị
1.4.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trạm Truyền giống gia súc huyện Lục Ngạn được
sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo trạm cùng với các cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là sự
chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, đã tạo điều kiện tốt cho tôi được
vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn sản xuất cũng
15
như nghiên cứu khoa học. Từ đó giúp tôi củng cố thêm và nâng cao kiến thức
cho mình, hiểu biết hơn về chuyên ngành của mình. Hơn nữa tôi cũng rèn
luyện cho mình tác phong làm việc của một cán bộ kỹ thuật, biết cách quản lý
chăn nuôi, cũng như tổ chức làm việc trong một trại chăn nuôi.
Qua thời gian thực tập, được tiếp xúc với thực tiễn sản xuất, tôi đã thấy
mình trưởng thành hơn rất nhiều, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho
bản thân, biết cách vận dụng quy trình chăn nuôi, quy trình sử dụng vaccine
phòng bệnh cho đàn lợn, chẩn đoán một số bệnh thường xảy ra trên đàn lợn
và các phương pháp điều trị đúng. Có được những kiến thức đó sẽ tạo điều
kiện tốt cho tôi trong quá trình làm việc và công tác sau này.
Cũng qua thời gian trên, tôi nhận thấy từ lý thuyết đến thực tế còn một
khoảng cách khá dài, nếu chỉ học không thôi thì chưa đủ mà học còn cần phải
biết, biết nhưng phải làm được, như thế mới có thể đảm đương được vai trò của
một người cán bộ kỹ thuật. Đồng thời, từ trong thực tiễn có rất nhiều điều mình
chưa biết, cần phải học hỏi thêm từ những người đi trước, từ bạn bè đồng
nghiệp; thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu những kiến thức mới, để không
ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
1.4.2. Đề nghị
Trong quá trình đi sâu vào thực tiễn sản xuất tại trạm, tôi nhận thấy có
một số mặt tồn tại như:
Một số dãy chuồng chưa đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật về vệ sinh thú y, chưa
có chuồng để cách ly lợn ốm; vật liệu phục vụ chăn nuôi còn thiếu, chưa cung
cấp kịp thời theo yêu cầu của công việc.
Việc sử dụng kháng sinh phải được theo dõi chặt chẽ, phải thường xuyên
đổi thuốc để tránh hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất của trạm, bằng những hiểu biết của mình
tôi có một số đề nghị sau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm:
16
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y cần được quan tâm hơn
nữa để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Cán bộ phụ trách kỹ thuật cần hướng dẫn chu đáo và theo dõi chi tiết
việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả cao, tiết
kiệm chi phí.
Cần đảm bảo vấn đề vệ sinh phòng bệnh, cần có hố sát trùng ở trước mỗi
dãy chuồng để đảm bảo vệ sinh phòng dịch.
17
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix – polyvit
trong phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn từ giai đoạn 21 ngày tuổi đến 56
ngày tuổi tại trạm Truyền giống huyện Lục Ngạn, Bắc Giang”
2.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều ngành
kinh tế quốc dân, ngành chăn nuôi thú y cũng đang ngày một phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đàn vật nuôi, góp phần đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Ngành chăn nuôi đang có xu
hướng trở thành ngành quan trọng nhất của ngành sản xuất nông nghiệp,
nó góp phần nâng cao thu nhập của người chăn nuôi và thúc đẩy nền kinh
tế nước ta phát triển.
Trong ngành chăn nuôi thì chăn nuôi lợn là một ngành có truyền thống
lâu đời, phổ biến của nhân dân ta và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì
vậy, trong những năm qua, được sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì ngành chăn nuôi lợn đã đạt được
nhiều thành tựu và đang có xu hướng chuyên môn hoá sản xuất, chăn nuôi tập
trung theo quy mô trang trại ngày càng phát triển và phổ biến.
Tuy nhiên, trong chăn nuôi muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì ngoài các
vấn đề về con giống, công tác dinh dưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thì
công tác thú y là yếu tố rất quan trọng không thể thiếu trong ngành chăn nuôi.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất
giúp chúng ta nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đề phòng xử lý và khống chế
dịch bệnh. Ngoài ra, đời sống của người dân đang ngày một phát triển thì
những đòi hỏi về nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch là vấn đề mà xã hội