Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá mức độ hại của một số loại bệnh hại chủ yếu đối với cây giống lâm nghiệp tại vườn ươm Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Miền núi phía bắc thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ DƯỠNG

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠI CỦA MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CHỦ
YẾU ĐỐI VỚI CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP TẠI VƯỜN ƯƠM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP MIỀN NÚI PHÍA BẮC
THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN”

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn


Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
trâm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho
mình lượng kiến thức cần thiết, chun mơn vững vàng. Thời gian thực tập
tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các trường đại
học nhằm hệ thống lại các trương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn. Qua đó mỗi sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức lý luận,
phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái nguyên. Em được phân công thực tập
tại Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp miền núi phía Bắc thuộc trường Đại
học Nơng Lâm Thái Ngun.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện
tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn cơ giáo Th.S Nguyễn Thị Thu Hồn đã
nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Lâm
nghiệp miền núi phía Bắc thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp
nghiên cứu. Vì vậy bài khóa luận của em cịn rất nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến q báu của các thầy cơ và các bạn để bài khóa
luận của em được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Phạm Thị Dưỡng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Mức độ hại của bệnh phấn trắng lá keo qua các lần điều tra ......... 28
Bảng 4.2. Mức độ hại của bệnh cháy lá Keo qua các lần điều tra. ................. 30
Bảng 4.3. mức độ hại của bệnh đốm nâu lá keo qua các lần điều tra ............. 33
Bảng 4.4. Mức độ hại của bệnh gỉ sắt lá keo .................................................. 36
Bảng 4.5. mức độ hại của bệnh khảm lá cây lát hoa ....................................... 39
Bảng 4.6. Mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây Mỡ qua các lần điều tra ............ 43
Bảng 4.7. Thống kê thành phần loại bệnh hại cây con trong vườn ươm ........ 24


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bệnh phấn trắng lá keo tai tượng .................................................... 27
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh phấn trắng lá keo tai tượng
qua các lần điều tra.................................................................................. 28
Hình 4.3. Ảnh bệnh cháy lá keo tai tượng ...................................................... 30
Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh cháy lá keo tai tượng qua
các lần điều tra ........................................................................................ 31
Hình 4.5. Ảnh bệnh đốm nâu lá keo tai tượng ................................................ 33
Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh đốm nâu lá keo tai tượng
qua các lần điều tra.................................................................................. 34
Hình 4.7. Ảnh bệnh gỉ sắt lá keo. .................................................................... 36
Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh gỉ sắt lá keo qua các lần
điều tra. .................................................................................................... 37
Hình 4.9. Ảnh bệnh khảm lá cây lát hoa ......................................................... 39

Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh khảm lá cây lát hoa qua
các lần điều tra ........................................................................................ 40
Hình 4.11. Ảnh bệnh lở cổ rễ cây Mỡ ............................................................. 43
Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây mỡ qua các lần
điều tra ..................................................................................................... 44


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.............................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ..............................................................3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ......................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................................4
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................7
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..........................................................................8
2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .................................................................. 11
2.4.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 11
2.4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế............................................................................. 14
Phần 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................... 17
3.2.1. Địa điểm ......................................................................................................... 17
3.2.2. Thời gian tiến hành ........................................................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi................................................. 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 17

3.4.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc ................................................................ 17
3.4.2. Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh. ........................................... 18
3.4.3. Điều tra đánh giá tỉ lệ và mức độ bị bệnh (điều tra tỉ mỉ ). ......................... 18
3.4.4. Phương pháp xử lý tổng hợp số liệu............................................................. 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23
4.1. Đặc điểm của cây con trong giai đoạn vườn ươm và tình hình vệ sinh và tình
hình sinh trưởng của cây con trước khi tiến hành điều tra. ................................... 23
4.1.1. Đặc tính chung của cây con ở giai đoạn vườn ươm. ................................... 23


4.1.2. Tình hình vệ sinh vườn ươm và kết quả điều tra sơ bộ............................... 23
4.2. Thống kê thành phần bệnh hại cây con tại khu vực nghiên cứu ................... 24
4.3. Kết quả điều tra tỉ mỉ mức độ nhiễm bệnh của các loài cây trồng trong vườn
ươm. .......................................................................................................................... 26
4.3.1. Bệnh phấn trắng lá keo.................................................................................. 26
4.3.2. Bệnh cháy lá keo tai tượng............................................................................ 29
4.3.3. Bệnh đốm nâu lá keo tai tượng ..................................................................... 32
4.3.4. Bệnh gỉ sắt lá keo........................................................................................... 34
4.3.5. Bệnh khảm lá lát ............................................................................................ 38
4.3.6. Bệnh lở cổ rễ cây mỡ..................................................................................... 40
4.4. Một số tồn tại và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu đối
với cây con trong vườn ươm tại khu vực nghiên cứu............................................ 45
4.4.1. Một số tồn tại trong quá trình sản xuất cây giống tại địa bàn nghiên cứu . 45
4.4.2. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu ở vườn ươm tại khu
vực nghiên cứu ......................................................................................................... 46
Phần 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................ 50
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 50
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay cùng với sự phát triển khơng ngừng của xã hội thì các ngành
kinh tế cũng thay đổi từng ngày theo chiều hướng đi lên. Sự thay đổi diễn ra ở
nhiều lĩnh vực khác nhau và theo nhiều mức độ khác nhau. Cùng với sự phát
triển chung này thì ngành lâm nghiệp cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Việt
Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có diện tích đồi núi lớn, đây là những tiềm
năng lớn cho sự phát triển của ngành Nơng-Lâm nghiệp nói chung và ngành
lâm nghiệp nói riêng. Ngành lâm nghiệp là một ngành kỹ thuật đặc thù, có vị
trí đặc biệt quan trọng trong q trình phát triển kinh tế an sinh xã hội và môi
trường sinh thái. Hiện tại ngành lâm nghiệp đang quản lý 16,24 triệu ha rừng,
chiếm khoảng 1/2 tổng diện tích lãnh thổ quốc gia, liên quan trực tiếp tới đời
sống của 24 triệu đồng bào trên cả nước.
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Hiện nay rừng không chỉ
cung cấp gỗ, củi các lâm đặc sản cho nền kinh tế quốc dân mà rừng còn tạo
cảnh quan khu vực sinh thái, là lá phổi xanh của nhân loại, điều hịa khí hậu,
bảo vệ mơi trường và cịn nhiều tác dụng to lớn khác. Nhưng bên cạnh đó thì
nhu cầu của con người đối với rừng và các sản phẩm từ rừng cũng ngày càng
cao. Vấn đề đơ thị hóa, sức ép dân số, cháy rừng cũng là những nguyên nhân
chính làm giảm đáng kể diện tích rừng ở nước ta hiện nay.
Với tình hình thu hẹp nhanh chóng của diện tích và chất lượng rừng như
hiện nay sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mất cân bằng sinh thái,
gây ra hạn hán, lũ lụt, nhiệt độ toàn cầu tăng lên, ảnh hưởng đến cuộc sống của
con người và các lồi sinh vật trên trái đất. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm giảm tình trạng khai thác tài
nguyên rừng bừa bãi, tiếp tục phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, tiến

hành trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng sản xuất tập trung nhằm đáp
ứng các nhu cầu về nguyên liệu gỗ cho các nhà máy giấy, nhà máy sợi, các nhà
máy, xí nghiệp chế biến ván dăm và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến gỗ khác.


2

Để đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu gỗ ngày càng cao cho sản
xuất, đảm bảo môi trường sinh thái, hiện nay Đảng và Nhà nước đã ban hành
rất nhiều chính sách chủ trương để nâng cao độ che phủ của rừng như dự án
661, dự án 327, dự án PAM và các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ở
miền núi như dự án bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện của tình Hà Giang giai
đoạn 2008-2015.
Tuy nhiên khi trồng rừng trên một diện tích lớn, số lượng cây nhiều và
thuần lồi lại rất dễ bị sâu bệnh hại phát sinh phát triển. Để đạt được kết quả
tốt trong cơng tác trồng rừng thì điều quan trọng nhất là phải tạo được nhiều
cây giống tốt, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại và không có mầm bệnh.
Muốn được kết quả như thế, ngồi việc lựa chọn hạt giống, bảo quản hạt
giống tốt đối với những cây có khả năng tái sinh bằng hạt, những phương
thức xử lý trước khi gieo ươm thì việc phịng trừ sâu bệnh hại ở giai đoạn
vườn ươm là không thể thiếu được, nếu giải quyết được những vấn đề này thì
tổn thất do sâu bệnh hại sẽ giảm xuống một cách đáng kể.
Trên thực tế, tổn thất do bệnh hại gây ra đối với cây lâm nghiệp lớn
hơn rất nhiều lần tổn thất của các tác nhân tự nhiên khác. Trong sản xuất cây
con các lồi như: thơng, keo, bạch đàn, mỡ,…. Đã có rất nhiều dịch bệnh xảy
ra làm cây con bị chết hàng loạt như bệnh thối cổ rễ, bệnh rơm lá thông bệnh
phấn trắng hại keo,… Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh,
triệu chứng và ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh, phát triển bệnh
cây từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ bệnh cho cây con ở giai đoạn vườn

ươm là rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá mức độ hại của một số loại bệnh hại chủ yếu đối với cây giống
lâm nghiệp tại vườn ươm Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Miền núi phía
bắc thuộc trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh hại cây con trong
giai đoạn vườn ươm tại địa bàn nghiên cứu, góp phần tạo ra cây giống tốt,
sạch bệnh cho sản xuất lâm nghiệp.


3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các loại bệnh trên các đối tượng gieo ươm khác nhau
và đánh giá mức độ bệnh hại của từng loại bệnh.
- Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu
đối với cây con trong vườn ươm tại địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này giúp cho sinh viên được củng cố, hệ thống lại
kiến thức đã học, từ đó vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Đồng thời có cơ hội
làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ
thể cũng như thực hiện chắc các phương pháp điều tra bệnh hại tại vườn ươm.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm về kỹ thuật được áp
dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng làm việc, kỹ
năng làm đề tài cho bản thân.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Thông qua việc nghiên cứu bệnh hại, trên cơ sở đó xác định biện
pháp bảo vệ cây con trong giai đoạn vườn ươm, nâng cao năng suất của

việc trồng rừng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển do địi hỏi của nhu cầu
sản xuất cây nông-lâm nghiệp và do quá trình đấu tranh giữa thiên nhiên và con
người, giữ ý thức hệ duy tâm và duy vật. Ngay từ ngày đầu của lịch sử trồng trọt,
nhân dân lao động thông qua thực tế sản xuất và những kinh nghiệm của mình đã
phát hiện và phịng trừ một số bệnh hại nguy hiểm (Trần Văn Mão, 1995) [6].
Theo cách hiểu thông thường khoa học bệnh cây là khoa học nghiên
cứu về cây bị bệnh, sinh trưởng và phát triển không bình thường vì những lý
do sinh vật cũng như khơng phải sinh vật. Bệnh cây là kết quả tác động của 3
yếu tố: nguồn bệnh, cây trồng và điều kiện ngoại cảnh. Cách hiểu trên giúp
chúng ta nắm được nội dung và thực chất của bệnh cây ở mức độ từng cá thể.
Tuy nhiên trong thực tế sản xuất cách hiểu trên chưa cho phép giải quyết một
cách có cơ sở những trường hợp cụ thể về bệnh cây. Trong hoạt động thực tế
của mình, người làm cơng tác về bệnh cây phải giải quyết nhiệm vụ có liên
quan đến vi sinh vật gây bệnh, trong những khoảng không gian nhất định mà
thường là khá rộng lớn, với tác động của nhiều yếu tố khí hậu khác nhau.
Như ta đã biết, bệnh cây là một loại tác hại tự nhiên khá phổ biến, là
nhân tố tác động đến sức khỏe thực vật. Khi bị bệnh hại, thì cây bệnh sẽ có
hiện tượng sinh trưởng, phát triển khơng bình thường, dẫn đến năng suất,
chất lượng sản phẩm bị kém đi, thậm chí sẽ làm cho cây bị chết và chết hàng
loạt, đặc biệt nguy hại đối với rừng thuần loài. Hằng năm bệnh cây đã gây ra
những tổn thất to lớn khơng chỉ cho nền kinh tế mà cịn với mơi trường sinh
thái. Bệnh hại đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng trong sản xuất lâm

nghiệp ở nước ta.
Do tính biểu hiện bệnh ra bên ngoài là chậm so với các mối nguy hại khác
trong lâm nghiệp, nên con người thường coi nhẹ bệnh hại hơn, tuy nhiên đến khi
tác hại của bệnh đã được bộc lộ ra bên ngoài thì khi đó thường đã mắc bệnh từ
lâu và khó có thể diệt trừ bệnh hồn tồn. Vì vậy, muốn giảm những thiệt hại về
bênh gây ra, chúng ta cần đẩy mạnh cơng tác phịng trừ, đặc biệt là ngay từ giai
đoạn vườn ươm để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Ở giai đoạn vườn ươm, cây


5

đang còn trong thời gian sinh trưởng mạnh và còn bị ảnh hưởng lớn từ điều kiện
ngoại cảnh, sức chống chịu của cây con còn kém nên thời điểm này cây dễ bị
mắc bệnh. Trong khi đó, nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm mưa nhiều, thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật nhưng cũng là
điều kiện lý tưởng cho sự phát sinh phát triển của các loài nấm bệnh và vi sinh
vật, trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại cho cây trồng.
Mỗi một loại bệnh cây sẽ có những biểu hiện khác nhau trên cây.
Chúng sẽ gây hại cho cây về mặt sinh trưởng phát triển, thậm chí có thể gây
chết, đặc biệt nguy hiểm đối với rừng trồng thuần lồi khi gặp điều kiện thuận
lợi cho bệnh, có thể tạo nên dịch bệnh trên một vùng diện tích rộng lớn. Tuy
nhiên, chính những biểu hiện này lại là căn cứ để ta có thể chuẩn đốn bệnh,
từ đó có biện pháp phòng ngừa và diệt bệnh.
Do thực vật và vật gây bệnh đều chịu tác động của môi trường xung
quanh nên cả hai đều bị môi trường khống chế. Tính chống chịu của cây và
tính xâm nhiễm của vật gây bệnh tùy thuộc vào điều kiện môi trường khác
nhau thì khác nhau. Trong quá trình tác động lẫn nhau giữa cây và vật gây
bệnh nếu điều kiện môi trường thuận lợi cho cây chủ mà không thuận lợi cho
vật gây bệnh thì q trình gây bệnh có thể kéo dài hoặc ngưng lại. Nếu điều
kiện môi trường thuận lợi cho vật gây bệnh thì quá trình gây bệnh sẽ phát

triển thuận lợi.
Q trình gây bệnh, có một mối quan hệ mật thiết, khơng thể tách rời, đó
là mối quan hệ giữa vật gây bệnh, cây chủ và môi trường. Ba nhân tố này luôn
tồn tại và biến động theo thời gian và không gian cho nên mối quan hệ tương hỗ
giữa chúng khơng ngừng phát triển, vì vậy để có thể nắm bắt được quy luật phát
sinh phát triển của bệnh cây thì cần phải tìm hiểu mối quan hệ động thái của ba
nhân tố trên để có biện pháp phòng trừ đúng đắn và đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu bệnh hại cây trên cơ sở đó, xác định các biện pháp bảo vệ
cây làm cho năng suất cây trồng ở mức cao và ổn định.
Góp phần phát huy tác dụng của giống cây có năng suất cao và các biện
pháp kỹ thuật trồng trọt tiên tiến: bón phân, chế độ nước, mật độ cây….
Trong sản xuất, không để bệnh hại phát triển và gây thành dịch.


6

Giải quyết vấn đề bệnh cây, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành các vùng chuyên canh, nhất là những cây có giá trị kinh tế lớn
(Đường Hồng Dật, 1979) [2].
Để có thể hồn thành được các nội dung trên trong lâm nghiệp, khoa
học bệnh cây cần có các nội dung: Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây
bệnh; Phát hiện các quy luật phát sinh phát triển và hình thành của bệnh cây
và dịch bệnh cây; Tìm hiểu bản chất, đặc điểm và các quy luật chống chịu của
bệnh cây; Nghiên cứu, xác định các phương pháp phòng trừ bệnh.
Phòng trừ bệnh cây phải được thực hiện trên nguyên tắc tổng hợp, toàn
diện và chủ động. Biện pháp tổng hợp là áp dụng nhiều phương pháp khác
nhau trong một hệ thống hợp lý và hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó các biện
pháp bổ sung cho nhau, phát huy kết quả lẫn nhau tạo nên tác động và sức
mạnh tổng hợp, phát huy ở mức cao nhất các đặc điểm có ích của cây, loại trừ
tác hại của bệnh. Do tính chất và chiều hướng tác động của các biện pháp

khác nhau cho nên khi áp dụng một hệ thống gồm nhiều biện pháp sẽ nhằm
tác động lên vi sinh vật gây bệnh, tác động lên cây, tác động lên môi trường
sống của cây và vi sinh vật gây bệnh. Hệ thống biện pháp tổng hợp bảo vệ cây
chống bệnh cần được áp dụng một cách phân hóa phù hợp với điều kiện cụ
thể từng nơi và từng thời điểm. Áp dụng phân hóa trên cơ sở khoa học, có
phân tích đầy đủ các yếu tố và quy luật sinh thái của từng địa phương, đảm
bảo cho hệ thống tổng hợp nâng cao được hiệu quả kinh tế và thiết thực
(Đường Hồng Dật, 1979) [2].
Hệ thống phòng trừ bệnh hại phải mang tính tồn diện. Các biện pháp
bảo vệ cây không chỉ tiến hành trực tiếp trên cây mà cịn phải thực hiện trong
cả đất, trong khơng khí và trong mơi trường sống của cây.
Cơng tác phịng trừ bệnh cây chỉ có thể đảm bảo mang lại kết quả tốt khi
được tiến hành một cách chủ động. Chủ động trước hết là sử dụng nhiều biện
pháp tác động khác nhau. Cần điều khiển làm sao cho giai đoạn yếu trong
chống chịu bệnh của cây không trùng với giai đoạn phát sinh phát triển của
bệnh. Chủ động điều khiển các yếu tố trong môi trường sống, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho cây phát triển và tạo điêu kiện ngăn cản sự phát triển của vi
sinh vật gây bệnh.


7

Như vậy, để loại trừ tác hại của bệnh cây phải tiến hành trên các hướng:
Phòng bệnh, tránh bệnh, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, bồi dưỡng cây sau khi
bị bệnh. Các biện pháp phòng bệnh là những biện pháp được áp dụng để bảo
vệ cây, chống sự xâm nhiễm và gây hại của bệnh trước khi bệnh bắt đầu xuất
hiện trên cây.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một bộ
mơn khoa học cịn rất non trẻ nhưng sự cống hiến cho công tác nghiên cứu

khoa học, phục vụ cho đời sống sản xuất thực tiễn của các nhà bệnh cây là hết
sức to lớn.
Từ năm 1874 ở Châu Âu, Robert Hartig (1839-1901) là người đặt nền
móng cho mơn khoa học nghiên cứu bệnh cây rừng, ông đã phát hiện ra sợi
nấm nằm trong gỗ và cơng bố nhiều cơng trình nghiên cứu, đến nay đã trở
thành môn khoa học không thể thiếu được. Kể từ đó đến nay trên thế giới đã
có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh cây rừng như: G.H.Hapting nhà
bệnh lý cây rừng người Mỹ trong 30 năm nghiên cứu bệnh cây (1940-1970)
đã đặt nền móng cho cơng tác điều tra chủng loại và mức độ bị hại liên quan
đến sinh lý, sinh thái cây chủ và vật gây bệnh. (Trần Văn Mão, 1997) [7].
Năm 1773, nhà bác học người Đức Zallinges đã xuất bản cuốn sách đầu
tiên về bệnh cây rừng trên thế giới. Năm 1837 Leveille đã đưa ra bảng phân
loại đầu tiên về nấm. Trong thời gian này nhà bác học người Đức Anton
DdowBari (1831-1888) và nhà bác học người Nga Voronin M.S (1938-1903)
đã phát hiện ra bệnh gỉ sắt và bệnh nấm mốc sương các loại cây khoai tây và
lúa mì (Dẫn theo Trần Văn Mão,1997) [7].
Vào giữa thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX lúc này khoa học nghiên cứu về
bệnh cây đã tương đối phát triển, các nhà khoa học luôn chú tâm vào nghiên
cứu các loài bệnh hại chủ yếu ở cây trồng và đề xuất các biện pháp phòng trừ
(Dẫn theo Trần Văn Mão, 1993) [5].
Những năm 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập trung vào
việc xác định lồi, mơ tả ngun nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát
triển của bệnh. Đặc biệt ở các nước nhiệt đới, L.Roger (1953) đã nghiên cứu


8

bệnh hại cây rừng được mô tả trong cuốn sách bệnh cây rừng các nước nhiệt
đới, trong đó có một số bệnh hại của thông, keo, bạch đàn.
John Boyce năm 1961 xuất bản sách bệnh cây rừng, đã mô tả một số

bệnh hại cây rừng.
Từ đầu thế kỷ XX đến nay là thời kì phát triển của khoa học bệnh cây
rừng, là thời kì vận dụng những duy vật biện chứng trong việc nghiên cứu
những nguyên nhân gây bệnh, các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của vật
gây bệnh và tìm biện pháp phịng trừ có hiệu quả nhất. Những năm 50 của thế
kỷ XX nhiều nhà bệnh lý cây rừng đã tập trung xác định lồi, mơ tả nguyên
nhân gây bệnh, triệu chứng gây bệnh và vấn đề này đã được các nước Đông
Nam Á quan tâm, trong đó có cả Việt Nam (Bộ Nơng nghiệp và phát triển
nông thôn, 2006) [1].
Ngày nay với khoa học công nghệ ngày càng phát triển tiên tiến nên
vấn đề sản xuất nơng lâm nghiệp địi hỏi kỹ thuật ngày càng cao, cần nghiên
cứu tìm hiểu quá trình phát sinh phát triển các loại bệnh gây hại và tìm ra các
biện pháp phịng trừ có hiệu quả cao. Chính vì vậy ngành khoa học bệnh cây
cũng đang được phát triển ở Việt Nam, có rất nhiều nhà khoa học đã và đang
say mê nghiên cứu lĩnh vực này.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam các nghiên cứu về bệnh cây rừng được phát triển muộn hơn so
với các nước trên thế giới. Các nghiên cứu về bệnh hại cây ở nước ta đã kế thừa
nhiều thành tựu của ngành khoa học sinh thái học, bệnh cây của thế giới.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của ngành nông-lâm nghiệp nói chung và ngành lâm nghiệp nói
riêng, tuy nhiên cũng đưa đến khơng ít khó khăn, làm cản trở hoặc phá hoại
cơ sở vật chất và thành quả của sản xuất lâm nghiệp như: Làm thuận lợi cho
sinh trưởng và phát triển của cây rừng cũng là thuận lợi cho sự phát sinh, phát
triển, lan tràn của sâu bệnh hại thực vật. Nạn dịch sâu ăn lá, sâu đục thân, nấm
cổ rễ…. phát sinh hầu hết ở khắp nơi, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất lâm
nghiệp (dẫn theo Vương Văn Quỳnh – và cs, 1996) [11].
Bệnh cây ở Việt Nam rất phổ biến, các cây trồng ít nhiều đều bị
bệnh. Song khoa học bệnh cây cũng như khoa học bệnh cây rừng ở nước ta



9

lại được bắt đầu muộn hơn so với thế giới. Mặc dù trong thời kì Pháp
thuộc, một số nhà khoa học bệnh cây đã có những cơng trình nghiên cứu
đến các loại nấm gây bệnh cây rừng, cây gỗ và cây cảnh, nhưng mơn khoa
học bệnh cây rừng chỉ có điều kiện phát triển từ những năm đầu của thập
kỷ 60 (Trần Văn Mão, 2003) [9].
Năm 1960, khi điều tra bệnh cây rừng ở miền nam Việt Nam, Hoàng
Thị My đã đề cập đến một số bệnh hại lá, chủ yếu là bệnh gỉ sắt, phấn trắng,
nấm bồ hóng…. Có thể nói là từ sau cách mạng tháng 8, năm 1945, nhất là từ
ngày miền Bắc hồn tồn giải phóng, nước ta xây dựng một nhà nước Xã hội
chủ nghĩa phát triển về ngành nông-lâm nghiệp. Với phương thức sản xuất tập
trung, thì phương pháp bảo vệ cây chống sâu bệnh có nhiều thuận lợi hơn
trước, sản xuất có kế hoạch, có tập trung tổ chức, cho phép từng bước xây
dựng nề nếp cho công tác bệnh cây, tạo điều kiện đi sâu, tìm hiểu nguyên
nhân gây bệnh, chủ động các biện pháp phòng trừ.
Cùng với sự giúp đỡ tận tình của các chun gia nước ngồi và các cơ
quan nghiên cứu, cho đến nay chúng ta đã có thể biết được gần 1000 loài nấm
gây bệnh cho gần 100 lồi cây rừng, trong đó có khoảng 600 lồi nấm mục
gỗ, trên 300 loài nấm hại lá, hại thân, hại cành, hại rễ; Trên 50 loài cây rừng
bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng và đã có những cơng trình nghiên cứu cụ thể.
Trên cơ sở nắm vững những quy luật phát sinh, phát trển của bệnh cây, những
nhà nghiên cứu bệnh cây rừng cũng đã đề xuất biện pháp phòng trừ.
Vào năm 1966, Nguyễn Sỹ Giao đã phát hiện bệnh khô lá thông hại
cây con ở vườn ươm. Tác giả cũng nghiên cứu về đặc điểm sinh học và áp
dụng một số loại thuốc hóa học để phịng trừ bệnh hại này, chủ yếu là
Boocđô. Vào năm 1969, Nguyễn Sỹ Giao đã phát hiện nguyên nhân gây
bệnh này là do nấm Crospora pini - densflorae Horiet Nambu và đặt tên
cho bệnh này là bệnh rơm lá thông. Cũng vào thời gian này, nhiều chuyên

gia nước ngoài như Anh, Ấn Độ, Mỹ.. đã nghiên cứu về bệnh hại lá keo
như Hodge (1990); Zhon (1992); Sharma(1994), và công bố trong báo cáo
chuyên đề bệnh cây ở Hà Nội.
Các bệnh đốm lá, gỉ sắt, khô héo gây tổn thất lớn, do vậy cần phải có
biện pháp phịng trừ như chọn giống, chọn vườn ươm, gieo đúng thời vụ, xới


10

xáo, diệt cỏ, tưới nước, bón phân hợp lý, che bóng kịp thời thì sẽ giảm được
nhiều khả năng lây lan, xâm nhiễm của bệnh, tạo điều kiện cho cây con phát
triển tốt (Trần Văn Mão, 1993) [5].
Từ năm 1971, các nhà nghiên cứu như Vũ Quang Cơn, Phạm Bình
Quyền, Phạm Ngọc Anh… đã có nhiều tài liệu về nấm bệnh ở các loài như
quế, trẩu, hồi, sở… và xác định được điều kiện phát bệnh và biện pháp phòng
trừ (Trần Công Loanh, 1992) [4].
Cũng trong khoảng thời gian từ năm 1971, với nhiều cơng trình nghiên
cứu của mình, Trần Văn Mão đã bắt đầu công bố bệnh cây như quế, trẩu, sở,
hồi… ông đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát bệnh và
phương pháp một số loại bệnh hại lá. Các tác giả Nguyễn Sỹ Giao, Đỗ xuân
Quý, Phạm Xuân Mạnh… đã nghiên cứu trên lá keo phát hiện một số bệnh
hại như cháy lá, phấn trắng (Trần Văn Mão, 1997) [7].
Năm 1991, Phạm Văn Mạch đã nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh thối
nhũn cây thông ở vườn ươm (Trần Công Loanh, 1992) [4].
Từ năm 1990 Giáo sư Hodges đã nghiên cứu và đánh giá bệnh cây tại
vườn ươm và rừng trồng cây bồ đề, keo, mỡ, thông và bạch đàn trong vùng
nguyên liệu giấy của nhà máy giấy và bột giấy Vĩnh Phú. Trong vườn ươm
ông đã quan sát được một loại bệnh nghiêm trọng làm tổn thương lá và thân
cây con của cây bạch đàn Eucalyptus Camaldulensis và E. urophylla gây nên
bởi nấm Botrytis Cinerea. Trong rừng trồng bạch đàn, ông đã phát hiện được

2 căn bệnh: Thối mục thân cây do nấm Cryphonectria cubebsis trên cây bạch
đàn liễu và bệnh đốm lá trong vườn ươm và rừng trồng (Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2006) [1].
Ở vườn ươm bệnh thối cổ rễ cây con là rất phổ biến, nấm gây bệnh
sống ở trong đất, có khả năng thích ứng với mơi trường lớn, phân bố rộng rãi
nên rất khó phịng trừ. Do vậy cần có biện pháp kỹ thuật phịng trừ như chọn
đất vườn ươm, gieo ươm đúng thời vụ thì sẽ giảm được nhiều khả năng lây
lan xâm nhiễm của bệnh, tạo điều kiện thuận lợi giúp cây con phát triển tốt
(Trần Văn Mão, 1993) [5].
Năm 1993 một nghiên cứu khác về nấm bệnh đã được thực hiện trong
vườn ươm và rừng trồng của 13 tỉnh thuộc dự án WFP4304, những loài cây được


11

nghiên cứu chủ yếu là thông, keo và phi lao. Trong vườn ươm các nhà nghiên cứu
đã phát hiện tỉ lệ cây con bị thối cổ rễ là 70-80% (Phạm Quang Thu) [13].
Năm 1994 Trần Văn Mão nghiên cứu về bệnh lụi cây con và chết ngược ở
cây bạch đàn tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho biết tỉ lệ cây con chết là 46,7%
trong tổng số 1.161.000 cây con trong vườn ươm ( Trần Văn Mão, 1993) [5].
Hiện nay ở nước ta đã có các cơ quan về lâm nghiệp có các bộ phận
chun trách về phịng trừ sâu bệnh hại như Viện khoa học lâm nghiệp Việt
Nam, viện điều tra quy hoạch rừng và các trung tâm bảo vệ rừng (Trần Văn
Mão, 1997) [7].
Đối với bệnh cây rừng, biện pháp phòng trừ chủ yếu là triệt để nguồn bệnh,
thường xuyên theo dõi, kiểm tra vườn ươm, rừng trồng kịp thời phát hiện bệnh để
có những biện pháp như cắt bỏ lá bệnh, chặt bỏ cành nhánh rậm rạp…
Ngày nay khoa học bệnh cây rừng ngày càng phát triển bằng việc hoàn
thiện cơ sở lý luận và đưa ra những phương pháp phịng trừ bệnh hữu hiệu.
Nhờ đó đã làm giảm bớt những thiệt hại gây ra đối với tài ngun rừng.

Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn rất nhiều bệnh nghiêm trọng mà chúng ta chưa có
biện pháp giải quyết triệt để, cũng có nhiều bệnh có lúc, có nơi được dập tắt
nhưng trong điều kiện mới lại gây dịch trở lại. Cho nên vấn đề bệnh cây rừng
hôm nay vẫn phải được thừa kế những kết quả nghiên cứu trước đây trên
những cơ sở lý luận và phương pháp phòng trừ sáng tạo và phát triển cho việc
áp dụng phòng trừ bệnh cây trồng của ngày mai.
2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
• Vị trí địa lý
Vườn ươm Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Miền núi phía Bắc thuộc
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc khu vực thành phố Thái
Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Tây và nằm trong địa
bàn xã Quyết Thắng.
- Phía Nam Trung tâm giáp với phường Thịnh Đán.
- Phía Bắc vườn ươm giáp với phường Qn Triều.
- Phía Đơng vườn ươm giáp với khu kí túc xá Đại học Thái Nguyên.


12

- Phía Tây vườn ươm giáp với xã Phúc Hà.
• Địa hình
- Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 19,8m. Nơi cao nhất là
25,5m, thấp nhất là 11m.
- Xã Quyết Thắng chủ yếu là đồi bát úp, khơng có núi cao, có độ dốc
trung bình từ 10-24⁰, độ cao trung bình từ 50-70m. Nói chung, xã quyết thắng
có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.
2.4.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
• Đặc điểm khí hậu:

- Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du,
đồng bằng theo hướng Bắc - Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia làm 3
vùng rõ rệt trong mùa đông: Vùng lạnh, vùng lạnh vừa và vùng ấm. Hai mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1500
- 1750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Thời gian từ
tháng 12 đến tháng 3 có số giờ nắng đạt thấp nhất, sang tháng 4 có số giờ
nắng tăng dần lên và đạt cao nhất vào tháng 7, sau đó giảm nhẹ dần đến tháng
11 và sang tháng 12 - 3 thì giảm hẳn. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái
Nguyên tương đối lớn, khoảng 2000-2500mm nên tổng lượng nước mưa tự
nhiên dự tính lên tới 6,4 tỉ m3/ năm.
- Độ ẩm khơng khí trung bình qua các tháng trong năm biến động từ 75
- 90% phụ thuộc vào chế độ mưa, thời gian từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau
có độ ẩm khơng khí trung bình thấp hơn các tháng khác.
• Đặc điểm thủy văn :
- Xã Quyết Thắng là một xã nằm trong thành phố Thái Nguyên - Việt Nam
nên cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do vậy điều kiện khí hậu rất
thuận lợi cho sự phát triển của ngành nơng lâm nghiệp nói chung và ngành lâm
nghiệp nói riêng. Do đặc điểm của địa hình và sự phân bố lượng mưa hằng năm
nên thường ít có lũ qt, lũ ống hay lở đất, và ảnh hưởng của gió bão là rất ít.
Thiên nhiên ưu đãi cho thành phố Thái Nguyên diện tích ao hồ và dòng chảy
tương đối lớn, yếu tố này đem lại rất nhiều lợi ích cho q trình sinh hoạt và sản
xuất của con người. Ngồi 247,90 ha diện tích mặt nước phục vụ vào việc nuôi
trồng thủy sản, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp, thành phố cịn có


13

nguồn nước lớn đó là con sơng Cầu, nơi đây đã đem lại nguồn lợi kinh tế nhưng
cũng là một trong những nơi bị ô nhiễm rất nặng, là nguyên nhân truyền bệnh từ
vùng này sang vùng khác và khó có thể khắc phục được.

Như vậy nhìn chung điều kiện khí hậu Thái Nguyên cơ bản thuận lợi để
gieo ươm keo lai và mỡ. Tuy nhiên cần lưu ý một số khó khăn đó là đầu vụ
xuân thường ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc gây rét đậm, rét hại kéo dài, số
giờ nắng ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm. Mùa
mưa độ ẩm khơng khí cao cũng là mơi trường thuận lợi để sâu bệnh hại phát
triển. Trong tất cả các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt và nhạy
cảm nhất, quyết định đến thời vụ gieo trồng và phát sinh dịch bệnh
2.4.1.3. Tài nguyên đất
- Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541km2. Do ảnh
hưởng của địa hình, đất dai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại chính, trong
đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200m, tạo điều kiện
cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản… Đất đồi chiếm 31,4% ,
độ cao từ 150 - 200m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm….
Đất ruộng chiếm 12,4%. Thái Ngun cịn có một diện tích lớn đất chưa sử
dụng, phần lớn là đất trống đồi núi trọc ( do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai
thác từ trước kia ) nên đây có thể coi là một tiềm năng phát triển lâm nghiệp,
tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.
- Tài nguyên đất khu vực vườn ươm Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp
miền núi phía Bắc thuộc trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun: Đất khu
vực vườn ươm là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu vàng. Đất
dùng để gieo ươm tại khu vực trong vườn ươm là đất được mua về dùng để
đóng bầu, có chất dinh dưỡng tương đối cao, nên thích hợp cho việc gieo ươm
hoặc ươm cây trong bầu.
- Hiện trạng sử dụng đất:
Xã Quyết Thắng có tổng diện tích đất tự nhiên là 1155,52 ha trong đó:
+ Đất nơng nghiệp: 793,31 ha, chiếm 68,65% tổng diện tích đất tự nhiên.
+ Đất phi nơng nghiệp: 347,37 ha, chiếm 30,06% tổng diện tích đất tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 14,84 ha, chiếm 1,28% tổng diện tích đất tự nhiên.



14

Với tổng diện tích đất của xã được quy hoạch như vậy đã tạo điều kiện thuận
lợi cho nền kinh tế của xã phát triển đặc biệt là phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
2.4.1.4. Tài nguyên rừng
Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó
146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh, diện
tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó diện
tích đất chưa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ
64.553,6 ha, rừng đặc dụng là 32.216,4 ha, rừng sản xuất 110.299,6 ha vừa có
tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên
nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
2.4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế
2.4.2.1. Dân số - lao động
• Dân số:
- Xã Quyết Thắng có tổng số dân là 10.474 nhân khẩu, người dân nơi đây đa
số sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, hoạt động dịch
vụ và đi làm th ngồi trong những lúc nơng nhàn. Trình độ dân trí ở đây tương
đối cao nhưng tỉ lệ hộ sống trong ngành nơng nghiệp vẫn cịn cao.
• Lao động:
- Số lao động trong độ tuổi là 5523 người chiếm 59,92% trong tổng số
nhân khẩu của toàn xã hội.
2.4.2.2. Giao thơng- thủy lợi
• Giao thơng:
- Xã Quyết Thắng có hệ thống giao thơng tương đối hồn chỉnh, các
tuyến đường liên xã đều đã được nhựa hóa, hệ thống liên thơn đều được bê
tơng hóa thuận tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên chất lượng một số tuyến đường
còn thấp gây nên khó khăn cho việc đi lại trao đổi mua bán hàng hóa cịn gây
khó khăn cho nhân dân.
- Đường đi vào trung tâm lâm nghiệp miền núi phía bắc đã được nhựa

hóa, thuận tiện cho vận chuyển cây con trong vườn ươm.
• Thủy lợi:
- Ở đây người dân sống phần đa là sản xuất nơng-lâm nghiệp, vì vậy
cơng tác thủy lợi được chính quyền xã cùng với nhân dân rất quan tâm và đầu


15

tư. Toàn xã đã xây dựng được 15km kênh mương đảm bảo cung cấp đủ nước
cho sản xuất. Hiện nay các thơn xóm cũng đã và đang tiến hành xây dựng
những đoạn kênh mương còn lại nhằm đảm bảo cho việc cung cấp nước cho
sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả tốt.
2.4.2.4. Kinh tế xã hội
- Mặc dù là một tỉnh miền núi nhưng Thái Nguyên có dân số tương đối
đông và chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố. Theo số liệu cục
thống kê tỉnh tồn thành phố có 212.908 người, mật độ dân số là 1.248
người/km2 gồm nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống. Dân tộc kinh: 195.662
người, chiếm 91,9%, dân tộc tày: 8.091 người chiếm 3,8%, các dân tộc khác:
9.155 người chiếm 4,3 %. Mỗi năm thành phố tiếp nhận thêm khoảng 10.000
học sinh, sinh viên từ các tỉnh về học tập. Việc quy tụ được một số lượng lớn
thành phàn tri thức cũng là một thế mạnh cho phát triển kinh tế, song mặt
khác cũng gây ra một áp lực lớn về đất đai, xã hội.
- Trước tình hình ơ nhiễm hiện nay vấn đề cải tạo môi trường sống
đang là một vấn đề cực kì quan trọng, cấp bách của thành phố. Một trong
những biện pháp làm giảm ô nhiễm là trồng nhiều cây xanh, mà muốn cây
sinh trưởng phát triển tốt thì cần phải có giống tốt. Vì vậy cơng tác chăm sóc
phịng trừ sâu bệnh hại cho vườn ươm là rất quan trọng.
- Sản xuất nông nghiệp: Chiếm 80% số hộ là sản xuất nơng nghiệp,
ngồi ra cịn có sự kết hợp giữa vật nuôi và cây trồng.
- Sản xuất lâm nghiệp: Từ 10 năm trở lại đây việc trồng cây gây rừng

phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được tiến hành. Hiện nay toàn xã đã được
phủ xanh phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc. Mặc dù thu nhập từ lâm
nghiệp chưa đáng kể nhưng đến thời điểm này có một số rừng trồng đã đủ
tuổi khai thác.
- Dịch vụ: Dịch vụ đang có sự phát triển đi lên, nhìn chung kinh tế của
xã vẫn chưa cao, quy mô sản xuất chưa lớn và chưa có quy hoạch cụ thể, rõ
ràng đây là một điểm hạn chế của xã. Trong xã chưa phát triển cân đối giữa
các ngành, mức sống của người dân vẫn chưa đồng đều.


16

* Nhận xét:
• Khó khăn:
- Dân số tập trung ở khu vực thành phố, không nhiều lao động trong
phát triển lâm nghiệp
- Các ngành phát triển không đồng đều, chưa đảm bảo được vấn đề thu
nhập cho toàn bộ người dân.
- Dân số trong độ tuổi lao động khá cao tuy nhiên lại tập trung sống
ở khu vực thành phố, không phải là nguồn nhân lực chủ đạo cho phát
triển lâm nghiệp.
• Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.
- Điều kiện giao thông phù hợp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, vận
chuyển buôn bán các loại lâm sản và sản phẩm từ lâm nghiệp.
- Hệ thống thủy lợi phát triển, đảm bảo đủ nước cung cấp cho hoạt
động sản xuất nông lâm nghiệp.
- Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ khá cao, chiếm tới 59,92%
tổng số nhân khẩu của toàn xã hội, đây là nguồn lao động tại chỗ đáp ứng cho
các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thời tiết của tỉnh Thái Nguyên khá mát mẻ, lượng mưa phân bố khá
đều qua các năm... là điều kiện cho phát triển ngành lâm nghiệp.


17

Phần 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loại bệnh hại trên các cây keo tai tượng, cây mỡ
và cây lát hoa trong vườn ươm Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp miền núi phía
Bắc thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Địa điểm: Tại vườn ươm Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Miền núi
phía Bắc thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Thời gian: Từ ngày 03/03/2014 đến ngày 15/5/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
Nội dung
• Đánh giá những đặc tính chung và tình hình sinh trưởng của cây con
trong vườn ươm, tình hình vườn ươm trước khi tiến hành điều tra.
• Thống kê các loại bệnh hại chủ yếu đối với từng loại cây con trong
vườn ươm thuộc Trung tâm.
• Điều tra mức độ hại của các loại bệnh hại chủ yếu ở cây con trong
giai đoạn vườn ươm.
• Đề xuất một số giải pháp phịng trừ bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn
ươm, nhằm hạn chế những tổn thất do bệnh hại gây ra với cây giống lâm nghiệp.
Các chỉ tiêu theo dõi

Ảnh hưởng của thời tiết đến bệnh hại cây con (nhiệt độ, lượng mưa, độ
ẩm khơng khí….).
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc
- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế xã hội,
đánh giá về điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu.
- Tìm hiểu, tham khảo thơng tin có chọn lọc thông qua sách báo, mạng,
chuyên đề… về các nội dung liên quan đến đối tượng đang nghiên cứu.


18

3.4.2. Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Phương pháp thu thập mẫu bệnh (phương pháp điều tra sơ bộ) :
Tiến hành đi khắp vườn ươm theo các rãnh luống điều tra và quan sát tình
hình bệnh hại, đánh dấu các luống bị bệnh hại và ghi chép khái quát mức độ hại,
loại bệnh hại, loài cây bị hại. Chọn các mẫu lá hoặc cành bị bệnh có triệu chứng
điển hình thì được cắt và gói trong giấy báo. Mẫu bệnh được đựng trong các túi
giấy ghi số mẫu và mô tả một số các đặc điểm của khu vực thu mẫu. Trong quá
trình thu thập mẫu lá, thân, rễ bị bệnh bảo quản để không bị dập nát.
- Phương pháp mô tả triệu chứng bệnh:
Cần phải xác định bộ phận bị bệnh: Lá, thân hay rễ, mô tả đặc điểm về
màu sắc, kích thước của vết bệnh. Sử dụng kính lúp cầm tay có độ phóng đại
10 lần quan sát bề mặt vết bệnh, mô tả màu sắc, hình dạng của nấm bệnh. So
sánh với các tài liệu tham khảo đã được nghiên cứu trước đó, tìm ra các đặc
điểm riêng của từng loại bệnh.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh
Căn cứ vào triệu chứng bệnh và biểu hiện của bệnh, đặc điểm sinh
trưởng, phát triển của bệnh trong thời gian nghiên cứu kèm theo đó là kết hợp
với đặc tính sinh học của lồi cây, điều kiện ngoại cảnh mà xác định nguyên

nhân gây bệnh của từng loại bệnh đối vời từng loài cây.
3.4.3. Điều tra đánh giá tỉ lệ và mức độ bị bệnh (điều tra tỉ mỉ ).
Sau khi thu thập được thành phần bệnh có trong vườn ươm Trung tâm
Nghiên cứu lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc, ta lập bảng thống kê thành phần
bệnh hại và xếp chúng vào bảng sau:
Mẫu bảng 3.1. Thành phần bệnh hại
Số lần
Tên Việt Tên khoa
xuất
Nguyên
STT Nam của học của
Loài Chi Bộ Họ hiện/ số
nhân
bệnh hại bệnh hại
lần điều
tra
1
2
3…


19

Điều tra tỉ mỉ ở vườn ươm sử dụng phương pháp điều tra theo tài liệu
điều tra theo tài liệu điều tra và dự tính dự báo sâu bệnh hại rừng của Đặng
Kim Tuyến và C.s năm 2007 [15]. Nhằm đánh giá một các chính xác về tình
hình bệnh hại, thành phần bệnh hại, mức độ hại và tìm hiểu một số nhân tố
sinh thái có liên quan đến sự phát triển của bênh hại.
Ta tiến hành điều tra mức độ hại của bệnh hại đối với cây keo tai
tượng, cây mỡ, cây lát hoa. Mỗi loại bệnh hại chủ yếu đối với cây ta tiến hành

điều tra 3 lần, mỗi lần điều tra 3 ODB.
Các loài cây ở vườn ươm thường được gieo cấy thành hàng, hoặc gieo
vãi trên luống. Trên luống gieo tiến hành lập 3 ODB, một ô đầu luống, một ô
giữa luống và một ô cuối luống. Diện tích mỗi ODB bằng chiều rộng của
luống ×1m. Cách một hàng ta tiến hành điều tra một hàng, trong hàng ta tiến
hành điều tra hết các cây. Cây điều tra được tiến hành phân cấp bị bệnh, cấp
bị bệnh được chia làm 5 cấp, và đánh số từ 0 đến 4.
Cấp 0 là cây không bị hại, cấp 4 là cây bị hại nặng nhất, chỉ tiêu của
từng cấp bệnh như sau:
• Bệnh hại lá:
Cách một hàng ta điều tra một hàng, trong hàng điều tra hết tất cả các
cây, trong cây diều tra hết tất cả các lá. Mức độ bệnh hại lá được phân thành
các cấp như sau.
Cấp bệnh Chỉ số và biểu hiện của triệu chứng
Cấp 0:
Cành non, lá không bị bệnh.
Cấp 1:
Dưới 25% diện tích lá bị bệnh hoặc số lá của cây bị bệnh
Cấp 2:
25 - 50% diện tích lá bị bệnh hoặc số lá của cây bị bệnh.
Cấp 3:
50 - 75% diện tích lá bị bệnh hoặc số lá của cây bị bệnh.
Cấp 4:
> 75% diện tích lá bị bệnh hoặc số lá của cây bị bệnh.
Sau khi điều tra xong, kết quả điều tra sẽ được ghi vào mẫu bảng sau:
Mẫu bảng 3.2. Kết quả điều tra đánh giá mức độ bệnh hại lá.
Lá ở các cấp bị hại
STT cây điều
Ghi
R%

tra
0
1
2
3
4
chú
1.
2.
3…


×