Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi và đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.18 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM NGỌC CẢNH


Tên đề tài:

"THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THỊT GIAI
ĐOẠN 60 ĐẾN 152 NGÀY TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỢN
CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY
TUỔI NUÔI TẠI TRẠI LỢN CP - HÀ NỘI "



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 - 2014





Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM NGỌC CẢNH


Tên đề tài:
"THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THỊT GIAI
ĐOẠN 60 ĐẾN 152 NGÀY TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỢN
CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY
TUỔI NUÔI TẠI TRẠI LỢN CP - HÀ NỘI "



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Lớp : 42 Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Quyên
Bộ môn cơ sở - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên





Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi
đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của
Trường Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi thú y và trang trại chăn nuôi lợn
gia công của công ty Cổ Phần Charoen Pokphand Việt Nam. Tôi cũng nhận
được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động
viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
TS. Nguyễn Thu Quyên đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực
hiện thành công khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện
thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần chăn nuôi
Charoen Pokphand Việt Nam, chủ trang trại cùng toàn thể anh chị em công
nhân trong trang trại của gia đình ông Nguyễn Sỹ Bình về sự hợp tác giúp đỡ
bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa
luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin cảm ơn tất cả!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên





Phạm Ngọc Cảnh

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Lịch sát trùng trại lợn nái 12
Bảng 1.2. Lịch phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại 13
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16
Bảng 2.1. Sơ đồ theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn 34
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn của lợn theo dõi 34
Bảng 2.3. Phác đồ điều trị bệnh 35
Bảng 2.4. Khối lượng của lợn qua các kỳ cân 38
Bảng 2.5. Bảng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn theo dõi 39
Bảng 2.6. Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng 40
Bảng 2.7. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo đàn và theo cá thể 41
Bảng 2.8. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi 42
Bảng 2.9. Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các tháng 43
Bảng 2.10. Kết quả số lợn chết do bệnh phân trắng theo tuổi 45
Bảng 2.11. Kết quả điều trị 46


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối 39
Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tương đối 39


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT




CP : Charoen Pokphand
Cs : Cộng sự
TN : Thí nghiệm
TT : Thể trọng
Du : Duroc
Lr : Landrace
Yr : Yorkshire
NCKH : Nghiên cứu khoa học
TTTA : Tiêu tốn thức ăn
LMLM : Lở mồm long móng















MỤC LỤC

Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1. Điều tra cơ bản về trại lợn giống Charoen Pokphand 1


1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1

1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp 2

1.1.3. Quá trình thành lập và phát triển của trang trạiông Nguyễn Sỹ Bình
(trại lợn giống gia công của công ty Charoen Pokphand) 3

1.1.4. Thuận lợi và khó khăn 6

1.2. Nội dung và phương pháp thực hiện công tác phục vụ sản xuất 7

1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 7

1.2.2. Biện pháp thực hiện 7

1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8

1.3. Kết luận 16

1.3.1. Kết kuận 16

1.3.2. Đề nghị 17

Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đặt vấn đề 18

2.2. Tổng quan tài liệu 19


2.2.1. Cơ sở khoa học 19

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29

2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 33

2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33

2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33

2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 33

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 34

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 37

2.4. Kết quả và thảo luận 37

2.4.1. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
của lợn thịt 37

2.4.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể 41
2.4.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi 42


2.4.4. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng
trong năm 2014 43

2.4.5. Kết quả xác định số lợn con chết do mắc bệnh phân trắng theo tuổi
45


2.4.6. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con theo phác đồ điều trị 46

2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 47

2.5.1. Kết luận 47

2.5.2. Tồn tại 47

2.5.3. Đề nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49




1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản về trại lợn giống Charoen Pokphand
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Sỹ Bình thuộc công ty Cổ Phần
Phát Triển Bình Minh là một đơn vị chăn nuôi gia công của công ty cổ phần
chăn nuôi Charoen Pokphand Việt Nam. Trang trại nằm trên địa bàn hành
chính xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, cách thị trấn Vân
Đình 12 km về phía Nam. Phù Lưu Tế là xã trung du nằm ở phía Đông Bắc
của huyện Mỹ Đức, phía Tây giáp xã Hợp Tiến, phía Nam giáp xã Hợp Thanh,
phía Bắc giáp thôn Nghĩa, phía Đông giáp xã Hòa Xá của huyện Ứng Hòa.

1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Phù Lưu Tế là xã trung du có địa hình tương đối bằng phẳng. Đất đai ở
đây chủ yếu được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc canh
tác của nhân dân, mặt khác cơ cấu đất đa dạng nên rất thuận lợi cho việc phát
triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau.
Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Sỹ Bình nằm ở khu vực cánh
đồng rộng lớn thuộc thôn Trung của xã Phù Lưu Tế có địa hình khá bằng
phẳng với diện tích là 10,2 ha, trong đó:
- Đất trồng cây ăn quả: 2,3 ha
- Đất xây dựng: 2,5 ha
- Đất trồng lúa: 2,4 ha
- Ao, hồ chứa nước và nuôi cá: 3,0 ha

1.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu của xã Phù Lưu Tế có thể
khái quát như sau:
- Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,157 mm, thấp nhất là 1,060 mm,
trung bình là 1,567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7
trong năm.

2
- Khí hậu: Là xã nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đông,
nóng ẩm về mùa hè. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82 %, độ ẩm
cao nhất là 88 %, thấp nhất là 67 %.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 21
o
C - 23
o
C, mùa nóng tập trung vào
tháng 6 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa đông

nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa.
- Về chế độ gió: Gió mùa đông nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió
mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2.
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp
1.1.2.1. Tình hình dân cư
Qua số liệu thống kê cho thấy toàn xã có diện tích tự nhiên là 6,71 km
2
,
gần 2100 hộ và gần 8000 dân sinh sống ở 8 thôn, trong số đó hầu hết là các hộ
nông nghiệp. Tỷ lệ phát triển dân số của xã 1,5 % đến 1,6 %/năm. Mật độ dân
số của xã Phù Lưu Tế được thống kê là >1070 người/km
2
.
Nguồn lực lao động trẻ của xã ở độ tuổi thanh niên khá nhiều. Nhân
dân xã Phù Lưu Tế cần cù lao động, nhạy bén trong kinh doanh và sản xuất
nông nghiệp.
1.1.2.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Xã Phù Lưu Tế có diện tích đất canh tác nông nghiệp là 318,366 ha.
Người dân địa phương ngày càng quan tâm tới việc áp dụng khoa học vào
ngành trồng trọt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cây lúa là cây
lượng thực chính của bà con trong xã. Diện tích trồng lúa của bà con giảm
theo hàng năm do diện tích đất trồng được quy hoạch vào làm đường hoặc bà
con chuyển mục đích sử dụng khác. Nhưng năng suất của các giống lúa ngày
càng tăng cao, do được đầu tư giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, áp dụng
các biện pháp kỹ thuật mới. Một số cây trồng khác cũng được nhân dân trong
xã phát triển: Ngô, đậu tương, rau mầu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, cũng
như nhu cầu của thị trường.
1.1.2.3. Tình hình sản xuất ngành Chăn nuôi - Thú y
Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi
cũng phát triển không ngừng. Trong những năm gần đây, người dân đã biết áp

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ các hộ sản xuất manh mún, quy mô

3
nhỏ, này đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới, có năng suất cao,
trang thiết bị hiện đại vào chăn nuôi.
- Chăn nuôi lợn: Những năm gần đây, đàn lợn của xã Phù Lưu Tế có xu
hướng tăng, chăn nuôi ở đây chủ yếu là lợn thịt và sản xuất lợn con. Do đặc thù
của xã là xã trung du có địa hình tương đối bằng phẳng cũng như nhận thức
của người dân ngày càng cao nên địa bàn xã đã có nhiều trang trại chăn nuôi tập
trung. Trang trại của ông Nguyễn Sỹ Bình là một trong số đó.
- Chăn nuôi gia cầm: Trong những năm gần đây, mặc dù giá cả thị
trường luôn biến động, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhưng chăn nuôi gia
cầm vẫn phát triển mạnh, đa dạng về chủng loại. Trên địa bàn xã có một số
trang trại nuôi gà đẻ trứng giống, một số trang trại nuôi gà đẻ thương phẩm và
rất nhiều trang trại nuôi gà thịt. Hầu hết các gia đình trong xã đều có nuôi một
số lượng gia cầm nhất định để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.
- Công tác thú y: Công tác thú y đóng vai trò quan trọng trong chăn
nuôi, nó quyết định sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Ngoài ra,
nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế của người dân. Vì vậy, công tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp,
ngành, địa phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như:
+ Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi.
+ Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
+ Thường xuyên đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở.
+ Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo.
Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của xã có
hướng phát triển, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.
1.1.3. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại ông Nguyễn Sỹ Bình
(trại lợn giống gia công của công ty Charoen Pokphand)
1.1.3.1. Quá trình thành lập

Trang trại sản xuất lợn giống siêu nạc của ông Nguyễn Sỹ Bình nằm
trên địa phận xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Trại được
thành lập năm 2008 là trại lợn gia công của công ty chăn nuôi CP Việt Nam
(Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam). Hoạt động theo phương thức
chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn,

4
thức ăn, thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do ông Nguyễn Sỹ
Bình làm chủ trại, cán bộ kỹ thuật của công ty chăn nuôi CP Việt Nam chịu
trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trại.
1.1.3.2. Cơ sở vật chất của trang trại
- Trại lợn đã dành khoảng 0,5 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà ở
cho công nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt
động khác của trại.
- Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống
chuồng trại cho 1200 nái bao gồm: 6 chuồng đẻ mỗi chuồng có 56 ô kích
thước 2,4m x 1,6m/ô, 2 chuồng nái chửa mỗi chuồng có 560 ô kích thước
2,4m x 0,65m/ô, 3 chuồng cách ly, 1 chuồng đực giống. Cùng một số công
trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng
pha tinh, kho thuốc
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ, và 8
quạt thông gió đối với chuồng nái chửa, và 2 quạt đối với chuồng cách ly, 2
quạt đối với chuồng đực. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có
diện tích 1,5m
2
, cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần được
lắp hệ thống chống nóng bằng nhựa.
Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: Máy
đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng

liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống
cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái đẻ 6 và chuồng nái
chửa 2. Nước tắm và nước xả gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ bể
lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng.
1.1.3.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
01 chủ trại.
01 quản lý trại.

5
02 quản lý kỹ thuật.
26 công nhân.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau
như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình
chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm,
thúc đẩy sự phát triển của trang trại.
1.1.3.4. Tình hình sản xuất của trang trại
* Ngành chăn nuôi
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm.
Số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 9,86 con/đàn. Trại hoạt động
vào mức khá theo đánh giá của công ty chăn nuôi CP Việt Nam.
Tại trại lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là
26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn giống
của công ty.
Trong trại có 23 con lợn đực giống được chuyển về cùng một đợt, các

lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái
và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 2 giống lợn
Landrace và Yorkshire. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống
cũng như con đực.
Thức ăn cho lợn nái là hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được
công ty chăn nuôi CP Việt Nam cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
* Công tác thú y:
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty
chăn nuôi CP Việt Nam.
- Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh
chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong
trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc
vôi theo quy định.

6
Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải
sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ
lao động.
- Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa
các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi
bột, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại
cổng vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở đây đều
được cho uống thuốc, tiêm phòng Vácxin đầy đủ.
Quy trình phòng bệnh bằng Vácxin luôn được trại thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ
lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm Vácxin ở trạng thái khỏe
mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và
các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Tỷ lệ tiêm phòng Vácxin cho đàn lợn luôn đạt 100%.
- Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật của trang trại có nhiệm vụ theo
dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại
luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu
nên điều trị đạt hiệu quả từ 80-90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không
gây thiệt hại về số lượng đàn lợn.
1.1.4. Thuận lợi và khó khăn
1.1.4.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trại.
Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường
giao thông.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt
tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất.
Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép
kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại.

7
1.1.4.2. Khó khăn
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa
bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng.
Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý
nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
1.2. Nội dung và phương pháp thực hiện công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi các loại lợn: Lợn nái chửa, nái nuôi

con, lợn con theo mẹ, lợn đực.
Nắm vững đặc điểm của các giống lợn có ở trại.
Tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.
Tham gia đỡ đẻ cho lợn nái, cắt tai, cắt đuôi cho lợn con, làm ổ úm cho
lợn con.
Tham gia công tác phát hiện lợn động dục và phụ giúp phối giống cho
lợn nái động dục.
Tham gia điều tra sổ sách của trại và lập sổ sách theo dõi từng cá thể,
ghi chép các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và tiến hành ghép đôi giao phối phù hợp.
Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học trên đàn lợn thí nghiệm của trại.
1.2.1.2. Công tác thú y
Tiêm phòng Vácxin cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của trại.
Phun thuốc sát trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi theo quy
trình vệ sinh thú y.
Chẩn đoán và điều trị một số bệnh đàn lợn mắc phải trong quá trình
thực tập.
Tham gia vào các công tác khác.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để thu được kết quả tốt nhất trong thời gian thực tập và thực hiện tốt
những nội dung trên tôi đã đưa ra một số biện pháp để thực hiện như sau:
Tuân thủ nội quy của khoa, của trường, của trại và yêu cầu của giáo
viên hướng dẫn.

8
Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật trong
trại và những người chăn nuôi để nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức
chuyên môn.
Vận dụng những kiến thức lý thuyết ở trường vào công việc chăm sóc,
nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn.
Thực hiện, bám sát cơ sở sản xuất và đi sâu kiểm tra, tìm hiểu quy trình

chăn nuôi của trại.
Khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không ngại khó và ngại khổ tham
gia vào các công việc của trại.
Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của cô hướng dẫn để có những bước
đi đúng đắn.
Trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn theo dõi.
Tham khảo sổ sách theo dõi của trại và trao đổi các vấn đề chuyên môn
với cán bộ kỹ thuật trại và chủ trang trại.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại trang trại được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo
và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong trang trại cùng với sự cố gắng của bản
thân tôi đã thu được các kết quả sau:
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan
trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh
trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi
cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi
đã thực hiện tốt các công việc như:
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái
chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa và
lợn thịt. Tôi trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm
sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa và lợn
thịt được áp dụng theo đúng quy trình của công ty CP như sau:
+ Quy trình chăm sóc nái chửa:

9
Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa 1, chuồng nái chửa
2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy
thai,lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân,

lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm,
cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại
thức ăn 566, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ
như sau:
Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 566 với tiêu
chuẩn 1,5 - 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 566 với tiêu
chuẩn 2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3,5-
4 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
+ Quy trình chăm sóc nái đẻ:
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7- 10
ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ chuồng phải được dọn dẹp và rửa
sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô
chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày,
chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống
0,5 kg/con/bữa.
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5
kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều mỗi bữa tăng lên 0,5 kg. Đối với nái
nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6
kg/con/ngày.
+ Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh.
- Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm sắt, cho uống
thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

10
Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.
Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh 550SF.
Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.
Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.
* Phát hiện lợn nái động dục
- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu
hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.
- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được
vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.
- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có
dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì công việc quan trọng quyết định
đến hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.
* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
- Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và
khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (nếu phát hiện lợn
có biểu hiện động dục vào buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều, nếu phát
hiện lợn nái có biểu hiện động dục buổi chiều thì tiến hành phối giống vào
buổi sáng hôm sau)
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: Vòi dẫn tinh quản, panh, bông tẩm nước
muối sinh lý.
- Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và
số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng
tiến thẳng). Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.
- Bước 4: Vệ sinh lợn nái: Vệ sinh cơ quan sinh dục cái bằng bông tẩm
nước muối sinh lý sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Bước 5: Dẫn tinh gồm các khâu sau:

11
+ Kích thích lợn nái bằng cách cưỡi lên lưng hay vuốt hai bên hông

trong 5 phút.
+ Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.
+ Đưa dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều
kim đồng hồ khi kịch rút ra 2cm, lắp vào đầu dẫn tinh quản, xoáy nắp lọ tinh
để cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo lọ tinh ra lắp nắp dẫn tinh
quản vào và để lưu lại trong 5 phút.
+ Rút nhẹ dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào
lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.
- Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần
lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ
nái. Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết
quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết
quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động
dục ấy.
1.2.3.2. Công tác thú y
* Công tác vệ sinh
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát
trùng Ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml/1000 lít nước.
Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng
nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này
được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10 %, ngâm
trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ
sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng
dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng
kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ
đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống. Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 1.1.

12
Bảng 1.1. Lịch sát trùng trại lợn nái
Thứ

Trong chuồng
Ngoài
Chuồng

Ngoài khu
vực chăn
nuôi
Chuồng nái
chửa

Chuồng đẻ

Chuồng
cách ly
CN


Phun sát
trùng
Phun sát trùng


Thứ 2

Quét hoặc rắc
vôi đường đi
Phun sát trùng
+ rắc vôi
Phun sát trùng


Phun sát
trùng toàn
bộ khu vực
Phun sát
trùng toàn
bộ khu vực

Thứ 3

Phun sát
trùng
Phun sát trùng
+ quét vôi
đường đi
Quét hoặc rắc
vôi đường đi

Thứ 4

Xả vôi xút
gầm
Phun sát trùng


Rắc vôi Rắc vôi
Thứ 5

Phun ghẻ
Phun sát trùng
+ xả vôi xút

gầm
Phun ghẻ

Thứ 6

Phun sát
trùng
Phun sát trùng
+ rắc vôi
Phun sát trùng

Phun sát
trùng
Phun sát
trùng
Thứ 7

Vệ sinh tổng
chuồng
Vệ sinh tổng
chuồng
Vệ sinh tổng
chuồng
Vệ sinh
tổng khu

* Công tác phòng bệnh
Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực
hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra
trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi

khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Quy trình phòng bệnh bằng thuốc và Vácxin cho các loại lợn được
trình bày qua bảng 1.2.

13
Bảng 1.2. Lịch phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại
Loại lợn Tuần tuổi
Phòng
bệnh
Vácxin/
Thuốc/chế
phẩm
Đường
đưa
thuốc
Liều
lượng
(ml/con)
Lợn con
2 - 3 ngày
Thiếu sắt

Fe + B12 Tiêm
2
Tiêu
chảy
Nova-
Ampisur
Tiêm
2

3 - 6 ngày
Cầu
trùng
Nova - Coc 5%

Uống
2
16- 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp
2
Lợn hậu bị

25, 29 tuần
tuổi
Khô thai Parvo Tiêm bắp
2
26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp
2
27, 30 tuần
tuổi
Giả dại Begonia Tiêm bắp
2
28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp
2
Lợn nái
sinh sản
10 tuần chửa

Dịch tả Coglapest Tiêm bắp
2
12 tuần chửa


LMLM Aftopor Tiêm bắp
2
Định kỳ hàng năm vào tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn Vácxin
giả dại Begonia tiêm bắp 2 ml/con.
Đối với lợn đực:
- Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng Vácxin dịch tả
Coglapest, 4 tuần tiêm phòng Vácxin lở mồm long móng Aftopor, Vácxin giả
dại Begonia.
- Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 Vácxin dịch
tả Coglapest. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng Vácxin lở mồm long móng Aftopor,
Vácxin giả dại Begonia.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh
kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ

14
lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả
các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập ngoài
việc điều trị các bệnh sản khoa như viêm vú, viêm tử cung, can thiệp lợn đẻ
khó tôi còn điều trị một số bệnh sau:
- Bệnh viêm bao khớp
+ Nguyên nhân: Do Streptococcus suis là vi khuẩn gram+,Streptococcus
suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây
ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống
rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi
chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến.
+ Triệu chứng: Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân
sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5

tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.
Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ
khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.
+ Điều trị: Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1 lần/2ngày.
Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.
- Bệnh phân trắng lợn con
+ Nguyên nhân: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một
trạng thái lâm sàng rất đa dạng. Do trực khuẩn E.coli thuộc họ
Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…) và
đóng vai trò phụ là: Proteus, Step-tococcus. Trong điều kiện bình thường vi
khuẩn E.coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối
ruột non và suốt ruột già. Vi khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi
cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi (Phạm Sĩ Lăng và cs, 2003) [9].
+ Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu
chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi
tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không
vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê
bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh.
+ Điều trị:

15
Bệnh phân trắng lợn con có nhiều loại thuốc điều trị nhưng tại trang trại
có điều trị bằng thuốc sau:
Tiêm Nova - Amcoli: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp ngày/lần
Hoặc Tiêm Nor100: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp ngày/lần
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Bệnh viêm phổi
+Nguyên nhân: Là một bệnh truyền nhiễm đa nguyên nhân mà trước đây
chúng ta quen gọi là bệnh suyễn hoặc viêm phổi địa phương. Mycoplasma là
tác nhân chính kết hợp với hệ vi khuẩn gây bệnh cộng phát như: Pasteurella

multocida, Bordetell, Chlamidi, Streptococcus, Staphylococcusvà một số siêu vi
khuẩn khác. Mycoplasma thường cư trú tại amidal hoặc xâm nhập từ ngoài
vao cơ thể dưới tác động trực tiếp của các yếu tố stress có hại và sức đề kháng
của cơ thể yếu, chúng tăng cường độc lực chui vào phế quản và phế nang, ký
sinh và sinh sản ở đó gây bệnh.
Lợn mẹ bị bệnh có thể truyền cho con trong thời gian mang thai.
+ Triệu chứng: Ở lợn con bệnh có thể xảy ra ngay sau khi sinh. Lợn
gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh
không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hõn, dễ mắc kế
phát bệnh viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết rất cao.
+ Điều trị: Bệnh viêm phổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau
để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị:
Tylogenta : 1,5ml/con. Tiêm bắp ngày/lần
Hitamox LA : 1,5ml/con. Tiêm bắp ngày/lần.
Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine(HCl) : 2ml/con.
Điều trị trong 3 - 6 ngày.
1.2.3.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu
chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như: Đỡ lợn đẻ
cho lợn nái, tiêm Dextran - Fe cho lợn con, thiến lợn đực con, cho lợn con
uống thuốc phòng bệnh cầu trùng và thuốc phòng bệnh tiêu chảy.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất trong thời gian thực tập được thể
hiện qua bảng 1.3:

16
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT

Nội dung công việc
Số lượng

(con)
Kết quả (an toàn/ khỏi)

Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1. Tiêm phòng Vácxin cho lợn con An toàn
1.1. Dịch tả 1420 1420 100
1.2 Cầu trùng (uống) 1290 1290 100
2. Tiêm phòng Vácxin cho lợn nái An toàn
2.1. Dịch tả 100 100 100
2.2 Lở mồm long móng 200 200 100
2.3 Giả dại 75 75 100
3. Điều trị bệnh Khỏi
3.1. Bệnh viêm tử cung 80 67 83,75
3.2 Bệnh viêm vú 40 30 75,00
3.3 Bệnh phân trắng lợn con 505 505 100
3.4 Bệnh viêm phổi 109 95 87,16
4. Công tác khác An toàn
4.1. Đỡ đẻ cho lợn 1650 1650 100
4.2. Xuất lợn con 3500 3500 100
4.3 Tiêm Dextran – Fe 760 760 100
4.4 Thiến lợn đực 500 500 100


1.3. Kết luận
1.3.1. Kết kuận
Về chuyên môn: Đã biết cách sử dụng một số loại Vácxin, chẩn đoán
và điều trị một số bệnh thông thường xảy ra trên lợn, biết cách sử dụng thuốc,

vận dụng một cách hợp lý giữa lý thuyết với thực tế.
Học hỏi được cách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, biết cách phân
công công việc một cách hợp lý có hiệu quả cao.
Qua đó giúp tôi mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn
thành tốt công việc được giao. Từ đó làm cho tôi cảm thấy yêu ngành, yêu

17
nghề hơn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp đi trước kết hợp với kiến thức đã học ở trường tôi cho rằng việc thực
tập tại các cơ sở sản xuất là rất cần thiết đối với bản thân tôi cũng như tất cả
các sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường.
1.3.2. Đề nghị
Trong thời gian thực tập tại trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Sỹ
Bình xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, tôi thấy có một số
tồn tại cần khắc phục, vì vậy tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn chu đáo cho công nhân cách phát hiện
lợn ốm kịp thời đồng thời giám sát chặt chẽ việc sát trùng của công nhân
trước khi xuống chuồng.
- Cần cung cấp nước uống đầy đủ cho lợn, hạn chế thấp nhất tình trạng
thiếu nước uống cho lợn nhất là trong những ngày nắng nóng.
- Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Thay thế một số trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi bị cũ, hỏng để tránh
thất thoát về lợn.

×