Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 80 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRƯƠNG NGỌC ANH



Tên đề tài:
THEO DÕI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ
KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIỐNG LỢN ĐỊA PHƯƠNG
(LỢN ĐEN) NUÔI TẠI NGUYÊN BÌNH – CAO BẰNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Niên khóa : 2010 - 2014




Thái Nguyên, năm 2014




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRƯƠNG NGỌC ANH




Tên đề tài:
THEO DÕI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ
KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIỐNG LỢN ĐỊA PHƯƠNG
(LỢN ĐEN) NUÔI TẠI NGUYÊN BÌNH – CAO BẰNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Niên khóa : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: T.S Trương Hữu Dũng
Khoa Chăn nuôi thú y- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN
Trang đầu khóa luận tốt nghiệp tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo trong khoa đã tận tình giúp đỡ tôi trên con đường học tập và
nghiên cứu khoa học trong suốt 4 năm qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ long
biết ơn chân thành và sâu sắc tớ thầy Tiến sĩ Trương Hữu Dũng, thầy đã
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua để tôi hoàn
thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng tất cả các thầy,
cô giáo trong khoa Chăn nuôi – Thú y.
Để có được những số liệu điều tra theo yêu cầu của khóa luận còn có sự
giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện của các cô chú cán bộ phòng Khuyến Nông
Khuyến Lâm, Trạm thú y huyện Nguyên Bình và toàn thể các bạn đồng
nghiệp đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa tôi xin gửi đến các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi –
Thú y lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe hạnh phúc và thành đạt.

Thái Nguyên,ngày tháng năm 2014
Sinh viên




Trương Ngọc Anh

LỜI NÓI ĐẦU
Lý thuyết đi đôi với thực hành đó là phương châm giảng dạy của Bộ
giáo dục và đào tạo. Thực tập tốt nghiệp là giai đoan cuối cùng trong các
trường Đại Học – Cao Đẳng – Trung học chuyên nghiệp. Đây là thời gian hết

sức cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã được
học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, nâng cao trình độ
chuyên môn, nắm vững phương pháp tiến hành điều tra, nghiên cứu ứng
dụng, các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo cho những tác phong
làm việc đúng đắn tính sang tạo để sau khi ra trường trở thành người cán bộ
có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được nhu cầu trong thực tế sản xuất.
Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ cơ sở trên được sự nhất trí của nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa
chăn nuôi thú y kể từ ngày 23 tháng 11 năm 2013 đến ngày 31 tháng 5 năm
2014 tôi được phân công thực tập tốt nghiệp tại huyện Nguyên Bình với đề tài:
“Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của giống lợn
địa phương (Lợn Đen) nuôi tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng”.
Qua 5 tháng thực tập được sự hưỡng dẫn tận tình của thầy giáo hưỡng
dẫn Tiến sĩ Trương Hữu Dũng và thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi – thú y.
Ngoài ra còn được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương nơi tôi làm đề tài, cán
bộ phòng khuyến nông - khuyến lâm huyện cùng các cô chú trạm thú y huyện
Nguyên Bình và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua được khó khăn trong
suốt thời gian thực tập và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhân dịp này tôi
xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian và trình độ bản thân còn non yếu chắc chắc bản khóa luận
của tôi không tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự tham gia góp ý kiến
của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.

MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1. Điều tra cơ bản 1

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1


1.1.1.1. Vị trị địa lí 1

1.1.1.2 Địa hình 1

1.1.1.3. Đất đai 2

1.1.1.4. Khí hậu 2

1.1.1.5 Thủy văn sông ngòi 3

1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4

1.1.2.1 Tình hình dân cư 4

1.1.2.2. Trình độ dân trí 5

1.1.2.3. Phát triển văn hóa giáo dục và y tế 5

1.1.2.4. Hoạt động của phòng nông lâm nghiệp huyện 6

1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện 7

1.1.3.1. Tình hình sản xuất Nghành trồng trọt 7

1.1.3.2 Tình hình sản xuất Nghành chăn nuôi của huyện 10

1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn 11

1.1.4.1. Thuận lợi 11


1.1.4.2. Khó khăn 11

1.2. Nội dung phương hướng công tác 13

1.2.1. Nội dung 13

1.2.2. Biện pháp thực hiện 13

1.2.3. Công tác phục vụ sản xuất 13

1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 14

1.2.3.2. Công tác thú y 16

1.3. Kết luận và đề nghị 18

1.3.1. Kết luận 18

1.3.2. Đề nghị 18

Phần thứ hai: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19

2.1. Đặt vấn đề: 19


2.2. Tổng quan tài liệu 20

2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 20


2.2.1.1. Cơ sở về việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn 20

2.2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 25

2.2.1.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái 28

2.2.1.4. Khả năng sinh sản của lợn nái 31

2.2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 34

2.2.1.6. Vài nét về tập quán và tình hình chăn nuôi lợn đen tại Nguyên Bình 35

2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam 39

2.2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước 39

2.2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới 42

2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. 43

2.3.1. Đối tượng 43

2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 43

2.3.3. Thời gian theo dõi 43

2.3.4. Nội dung nghiên cứu 43

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu 43


2.3.6. Phương pháp theo dõi trực tiếp 43

2.3.7. Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình lợn lợn Đen 44

2.3.8. Chỉ tiêu sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái sinh sản. 44

2.3.8.1. Chỉ tiêu sinh lí, sinh dục: 44

2.3.8.2. Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của đàn lợn nái Bản địa 44

2.3.8.3. Một số chiều đo chính của lợn nái Đen sinh sản 46

2.3.9. Phương pháp xử lí số liệu 47

2.4. Kết quả và thảo luận 47

2.4.1. Cơ cấu đàn lợn qua 3 năm (2011 - 2013) của huyện Nguyên Bình 47

2.4.2. Phân bố và cơ cấu đàn lợn Đen nuôi tại 3 xã điều tra của huyện
Nguyên Bình 48

2.4.3. Một số đặc điểm ngoại hình của lợn đen 50

2.4.4. Một số chỉ tiêu sinh lí sinh dục của lợn nái Đen 53

2.4.4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Đen 53

2.4.4.2. Khả năng sinh sản của lợn nái địa phương 56



2.4.5. Tỷ lệ nuôi sống lợn con qua các giai đoạn 60

2.4.6. Một số chiều đo chính của lợn nái trưởng thành ở địa phương. 62

2.5 Kết luận và đề nghị 63

2.5.1. Kết luận 63

2.5.2. Đề nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng một số giống cây trồng chính
huyện Nguyên Bình năm 2013 9

Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 17

Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn Đen các xã nuôi tại huyện Nguyên Bình - Cao Bằng
năm 2010 - 2013 39

Bảng 2.2. Sản xuất thịt lợn trên thế giới trong những năm gần đây 43

Bảng 2.3. Cơ cấu của đàn lợn huyện Nguyên Bình qua 3 năm 47

Bảng 2.4. Phân bố và cơ cấu đàn lợn tại 3 xã của huyện Nguyên Bình năm 2013 49


Bảng 2.5. Phân loại lợn đen theo đặc điểm ngoại hình tại 3 xã của huyện
Nguyên Bình 51

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Đen Nguyên Bình 54

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái địa phương 56

Bảng 2.8. Tỷ lệ nuôi sống lợn con qua các giai đoạn 60

Bảng 2.9. Một số chiều đo chính của lợn nái trưởng thành 62




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt: Diễn giải:
BTB : Bắc trung bộ
DHNTB : Duyên hải nam trung bộ
ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : World Food Outlook
KST đường máu : Kí sinh trùng đường máu
LMLM : Lở mồm long móng
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TN và DBSCL : Tây Nguyên và Đồng bằng sông cửu long
THCS : Trung học cơ sở
XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa






1

Phần thứ nhất
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trị địa lí
Nguyên Bình là một huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây của tỉnh
Cao Bằng, trung tâm huyện cách thành phố 35km, với vị trí và tiếp giáp với
các địa phương như sau:
Huyện Nguyên Bình nằm ở vị trí toạ độ 105
0
40’ kinh độ Đông, 22
0
30’
đến 22
0
50’ vĩ độ Bắc.
- Phía Đông giáp huyện Hoà An.
- Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Bắc giáp huyện Thông Nông.
1.1.1.2 Địa hình
Huyện Nguyên Bình có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá
vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh và cao từ 700m - 1.300m. Điểm cao nhất là
1.931m (Phía Oắc), điểm thấp nhất 100m. Độ cao trung bình của huyện là
1.100 m. Nhìn chung, địa hình của các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình

nằm trên vùng núi cao có cao độ từ 500m (Thái Học, Tam Kim, Hưng Đạo,
Mai Long) đến 1.400m (Quang Thành, Thành Công, Triệu Nguyên, Yên Lạc).
- Theo kiến tạo địa hình, huyện Nguyên Bình chia thành 2 vùng rõ rệt:
+ Vùng núi đất gồm các xã Lang Môn, Bắc Hợp, Minh Tâm, Minh
Thanh, Tam Kim, Quang Thành, Thịnh Vượng, Thành Công, Hoa Thám, Thể
Dục, Hưng Đạo và thị trấn Nguyên Bình.
+ Vùng núi đá gồm các xã: Thái Học, Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu
Nguyên, Mai Long, Phan Thanh, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc.


2

Theo kết quả đo trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 của Huyện thì diện
tích có độ dốc tương đối bằng (từ 8
0
trở xuống) chiếm 3,12 % diện tích đất
của toàn Huyện; diện tích đất có độ dốc trên 25
0
chiếm 83,54 % diện tích đất
cả huyện; xen kẽ giữa các dãy núi cao là thung lũng tương đối bằng và hẹp,
tạo thành những cánh đồng nhỏ để trồng lúa từ một đến vài chục ha.
Từ các điều kiện trên đã tạo tiền đề cho sự phát triển cả về nghành
trồng trọt lẫn chăn nuôi đại gia súc của huyện.
1.1.1.3. Đất đai
Cả huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 83.915,71 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 6.509,13 ha chiếm 7.13% so với tổng diện tích.
- Đất lâm nghiệp 59.9993 ha chiếm 65,71% so với tổng diện tích trong
đó rừng trồng 9.748,32 ha.
- Đất núi trọc và cây bụi: 967,42 ha chiếm 1,06% tổng diện tích.
- Núi đá vôi, khe suối, khu dân cư, đường giao thông: 23.823,4 ha

chiếm 26,1% tổng diện tích.
1.1.1.4. Khí hậu
Khí hậu của huyện thuộc kiểu khí hậu á nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài
kèm theo sương muối (tháng 12 và tháng 1, tháng 2); Độ ẩm không khí trung
bình 82%/năm. Lượng bốc hơi bình quân trong năm 831,6 mm, lượng bốc hơi
lớn tập trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, do đó trong các tháng này
thường xuyên xảy ra khô hạn.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng
mưa trung bình 1200 mm. Trong đó mưa lớn nhất trung bình 2.043,7 mm.
Lượng mưa trong năm phân bố không đều thường tập trung vào các tháng 6,
tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20
0
C, cao nhất khoảng
35 - 36
0
C, thấp nhất từ 0
0
C đến 6
0
C.


3

+ Gió bão: Gió Đông Nam và Đông Bắc là 2 hướng gió chủ đạo của
huyện, tốc độ trung bình 1,4 m/giây, mạnh nhất lên đến 20 m/giây, bị ảnh
hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới. Sương muối năm nào cũng tập trung vào
tháng giêng, tháng 2 ít nhất 2 - 3 ngày, có nơi có năm kéo dài 5 - 7 ngày,

sương mù thường xuyên xuất hiện ở những vùng núi khe sâu, kéo dài thời
gian từ 2 - 4 giờ/ngày.
Thời tiết khí hậu huyện Nguyên Bình thích hợp cho nhiều loại cây trồng,
nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào
sống ở độ cao trên 300m của vùng núi đá, nơi thiếu nước, xa sông suối.
1.1.1.5 Thủy văn sông ngòi
Chế độ thủy văn các con sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và
khả năng điều tiết của lưu vực. Do đó cùng với diễn biến lượng mưa hàng
tháng trong năm thì chế độ thủy văn trên các con sông cũng thay đổi theo hai
mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Đa số các con sông, suối trên địa bàn huyện
Nguyên Bình đều bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 1.000 m ở các xã
Thành Công, Hưng Đạo, Quang Thành, Tam Kim, Hoa Thám chảy về Hoà
An. Sông lớn nhất của Huyện là sông Hiến. Ngoài ra, Huyện còn có 2 con
sông nhỏ chảy qua là sông Năng và sông Nguyên Bình (sông Năng chảy dọc
địa giới giữa Nguyên Bình với Ba Bể rồi chảy về Bắc Kạn; sông Nguyên
Bình bắt nguồn từ những dãy núi cao Tĩnh Túc chảy qua xã Thể Dục, thị
trấn Nguyên Bình, xã Bắc Hợp rồi chảy ra Hoà An). Dọc những con sông
này có nhiều khu đất nông nghiệp hẹp nhưng màu mỡ, những khu vực đất
thấp ven sông thường bị ngập lụt. Qua số liệu thống kê hàng năm cột ngập
lụt trung bình là 196,5 m theo bản đồ hiện trạng đo vẽ năm 1993, lũ xuất
hiện tần suất 50- 60%.
- Dòng chảy mùa lũ thường từ tháng 6 đến tháng 10, lượng nước trên
các sông suối trong mùa lũ chiếm khoảng 65-80% lượng nước cả năm.
- Dòng chảy mùa cạn bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Trong
đó lượng nước ít nhất trên các sông suối kéo dài từ khoảng tháng 1 đến tháng
3. Nhìn chung các con sông suối phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở phía
Đông Nam của huyện, còn vùng núi đá vôi rộng lớn không có nguồn (như các


4


xã Mai Long, Triệu Nguyên, Thái Học, Vũ Nông). Nguồn nước sử dụng cho
sinh hoạt và sản xuất chủ yếu lấy từ các khe lạch nhỏ, khe đá và nước mưa.
Đặc biệt, các làng bản trên cao nơi đồng bào Dao; H’Mông cư trú quanh năm
thiếu nước trầm trọng nhất là về mùa khô.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1 Tình hình dân cư
Trên địa bàn toàn huyện có 07 dân tộc sinh sống kết quả điều tra dân
tộc có:
Dân tộc Tày, Nùng chiếm 47,0 %
Dân tộc Dao chiếm 38,7 %
Dân tộc Mông chiếm 5,6 %
Dân tộc Kinh chiếm 8,6 %
Và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất ít 0,1%
Mỗi dân tộc trong huyện đều có bản sắc riêng, phong tục tập quán
riêng, tạo nên nền văn hóa phong phú đa dạng, có lễ hội truyền thống vẫn
được tổ chức thường xuyên hàng năm đó là bản sắc văn hóa quý báu của
huyện cần được bảo vệ. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Dao. Dân
tộc Mông và dân tộc Dao sống chủ yếu ở vùng cao hẻo lánh và vùng núi đá.
Một bộ phận đồng bào này thường sống du canh, du cư hoặc định cư nhưng
còn du canh.
Tổng dân số toàn huyện là 39 644 người. Mật độ dân số bình quân
chung của huyện là 47người/Km
2
. Nhưng điều đáng lưu ý là sự phân bố dân
cư không đều giữa các xã trong huyện. Nơi có mật độ đông dân nhất là Thị
trấn Nguyên Bình 207người/Km
2
và Thị trấn Tĩnh Túc 165 người/Km
2

. Nơi
có mật độ thấp nhất là xã Thịnh Vượng 16 người/Km
2
. Vì vậy dẫn đến đòi hỏi
yêu cầu bố trí đất dành cho xây dựng nhà ở và các công trình văn hoá phúc lợi
cũng có sự khác nhau giữa các khu vực, chính vì thế trong quy hoạch sử dụng
đất đai cần chú ý đến đặc điểm này.


5

1.1.2.2. Trình độ dân trí
Với tổng số 39 644 người bao gồm nhiều dân tộc anh em cùng chung
sống do đó rất phong phú và đa dạng về phong tục tập quán canh tác và đời
sống văn hóa. Những dân tộc ít người được huyện quan tâm phát huy bản sắc
dân tộc. Mặt khác do nhận thức của họ còn hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến
việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chưa xóa bỏ được nhưng phong
tục lạc hậu nên đời sống chưa được cao.
1.1.2.3. Phát triển văn hóa giáo dục và y tế
• Văn hóa giáo dục
Trong những năm qua, hoạt động văn hóa thông tin, thể thao của huyện
có nhiều tiến bộ. Thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các
phương tiện thông tin đại chúng, báo chí… đã góp phần tích cực vào tuyên
truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đến nhân
dân. Các hoạt động văn nghệ quần chúng được tổ chức vào các dịp lễ,
tết…qua đó từng bước nâng cao phong trào văn hóa nghệ thuật, duy trì khôi
phục bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của
người dân thêm phong phú. Hiện nay huyện có 57 làng, xóm, khu phố đạt tiêu
chuẩn văn hóa, trong đó có 8 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa cấp tỉnh, 100%
cơ quan, đơn vị chức năng đăng ký xây dựng cơ quan văn hóa.

Thực hiện Nghị Quyết của Đảng công tác giáo dục thực sự được coi là
quốc sách hàng đầu, trong 5 năm qua ngành giáo dục – đào tạo có nhiều
chuyển biến tiến bộ, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật
chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục được đầu tư ngày càng nhiều cả về số
lượng lẫn chất lượng. Số trẻ trong độ tuổi đi học được được huy động ra lớp
đạt từ 95% trở lên.
Giai đoạn 2010 – 2013 huyện thực hiện chương trình số 05 – CTr/ HU
về thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo đạt được kết quả như sau:
Về phổ cập giáo dục THCS đạt 8/20 đơn vị, vượt mục tiêu đề ra, xóa
mù chữ đạt 100% số xã, thị trấn. Về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
từng bước được nâng lên năm học sau cao hơn năm học trước.


6

Trình độ đội ngũ giáo viên: năm 2010, 2011 tổng số giáo viên toàn ngành
là 696 giáo viên, đến năm 2012 – 2013 tổng số giáo viên là 853 giáo viên.
+ Giáo viên dạy giỏi các cấp năm 2010 – 2011 có 156/750 đạt 20,8%,
năm 2012 – 2013 có 185/771 đạt 24%.
+ Học sinh giỏi các cấp năm 2010 – 2011 là 127 em, năm 2012 – 2013
có 227 em.
Tuy nhiên việc phát triển nghành giáo dục của huyện vẫn còn một số
hạn chế, bất cập như việc chống mù chữ ở một số xã chưa được quan tâm
thường xuyên, còn khoán cho ngành giáo dục, xẩy ra hiện tượng tái mù chữ
trở lại; số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa đến lớp học chiếm
khoảng 4% so với tổng số trẻ trong độ tuổi, chất lượng dạy và học chưa
đồng đều, nhiều phân trường, lớp trẻ cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tạm bợ.
• Y tế
Mạng lưới y tế từ huyện đến xã được quan tâm, đầu tư xây dựng. Đến

nay, có 20/20 xã, thị trấn được xây dựng nhà trạm kiên cố để phục vụ cho
việc khám và chữa bệnh cho nhân dân. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ y
tế từ huyện đến xã, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện tốt các
chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống
các bệnh xã hội, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế để thực hiện
tốt chương trình tăng cường cán bộ y tế về các xã và từng bước nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh ở tuyến huyện và các phân viện.
1.1.2.4. Hoạt động của phòng nông nghiệp huyện
- Phòng nông nghiệp có nhiệm vụ quản lí nhà nước về mọi mặt trong
lĩnh vực phát triển nông thôn.
- Cơ cấu tổ chức của phòng nông nghiệp gồm các bộ phận:
+ Bộ phận địa chính quản lí tài nguyên đất của cả huyện
+ Bộ phận định canh định cư làm nhiệm vụ đem ánh sáng khoa học
chính vụ đồng bào dân tộc ít người nhằm động viên họ sống định canh định
cư, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nâng cao đời sống.


7

+ Bộ phận khuyến nông – khuyến lâm – xóa đói – giảm nghèo làm
nhiệm vụ chuyển giao bộ khoa học kĩ thuật cho mọi người dân, là cầu nối cho
nông dân được tiếp cận khoa học kĩ thuật. Những năm gần đây phòng nông
lâm nghiệp và trực tiếp là các cán bộ trạm khuyến nông đã cùng nông dân lập
kế hoạch sản xuất, xây dựng những mô hình trình diễn tại hộ gia đình về
giống cây trồng và vật nuôi mới, áp dụng khoa học kĩ thuật, xóa bỏ tập quán
canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng được nâng cao.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện
1.1.3.1. Tình hình sản xuất Nghành trồng trọt
Cây trồng nông nghiệp huyện Nguyên Bình chủ yếu là cây lúa, cây ngô
và các loại cây khác như: khoai, sắn, rau đậu các loại. Điều kiện tự nhiên khắc

nghiệt đất bạc màu là nguyên nhân khách quan làm năng suất cây trồng rất
thấp. Cây lúa, ngô tuy là giống cây lương thực chủ đạo nhưng giống ngô,
giống lúa canh tác ở đây trong những năm trước đây chủ yếu là loại cây giống
địa phương do đồng bào tự để giống có năng suất thấp thời gian sinh trưởng
dài ngày, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc Dao, Mông.
Ngoài ra, một số dược liệu có giá trị cũng từng bước được đầu tư trồng và
chăm sóc như sa nhân, sâm đất, …
Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 12.627 tấn, bình quân lương
thực đầu người đạt 327 kg/người/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 15
triệu đồng/ha/năm. Năm 2013 tổng sản lượng lương thực đạt 15.639 tấn,
lương thực bình quân đầu người đạt 394 kg/người/năm, giá trị sản xuất nông
nghiệp đạt 17 triệu/ha/năm.
Nguồn lâm sản đáng chú ý ở huyện Nguyên Bình cũng như ở các xã
đặc biệt khó khăn trong vùng đá vôi là cây chè đắng. Đây là loại thảo dược có
giá trị tác dụng cao và được đồng bào ưa dùng trong cuộc sống hàng ngày.
Trong những năm gần đây, cây chè đắng bị khai thác, chặt phá và đang có
nguy cơ bị mai một nếu không có kế hoạch bảo vệ và trồng theo các chương
trình dự án. Trúc sào là loại cây thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của hầu
hết các xã, đặc biệt là cây trúc sào được phát triển thích hợp các xã vùng núi
đá vôi. Trúc sào là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế, dễ chăm sóc và bảo


8

quản do vậy trúc sào đang được trồng ở nhiều xã theo quy mô và quy trình tập
quán của địa phương. Tuy nhiên, việc chưa có định hướng thị trường và công
nghệ phù hợp nên sản phẩm trúc sào chưa thật sự phát huy được thế mạnh.
Diện tích trồng một số cây trồng chủ yếu năm 2013:
+ Diện tích trúc sào là: 1435 ha, trong đó trên 900 ha đang được khai thác.
+ Diện tích dong riềng: 100 ha

+ Diện tích đỗ tương: 309 ha
+ Diện tích cây lạc: 152 ha
+ Diện tích chè chất lượng cao có khoảng 7 ha đang cho thu hái, trồng
chủ yếu ở các xã Phan Thanh, Thành Công.
+ Diện tích cây dược liệu: được triển khai thử nghiệm từ năm 2007 với
tổng diện tích ban đầu là 1 ha tại xã Thành Công, đến năm 2009 phát triển
tăng thêm là 3,4 ha. Chương trình trồng cây thảo quả: thực hiện tại các xã
Quang Thành, Phan Thanh, Thành Công, Hưng Đạo với tổng diện tích trồng
2004 - 2007 khoảng 53 ha.
Các xã Phan Thanh, Thành Công, thị trấn Tĩnh Túc xây dựng vùng
trồng cây dong riềng tập trung cho sản xuất miến dong, có thể xem xét mở
rộng diện tích sang các xã lân cận có điều kiện tương đồng như Vũ Nông,
Quang Thành, Ca Thành.
Vùng trồng và phát triển Trúc sào tập trung tại các xã vùng cao núi đá
như: Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Lang Môn, Thành Công, Phan
Thanh, Ca Thành. Vùng trồng và phát triển trồng chè chất lượng cao tập trung
ở các xã: Thành Công, Lang Môn, Bắc Hợp, thị trấn Nguyên Bình.
Vùng trồng và phát triển cây lạc, đỗ tương: Minh Tâm, Triệu Nguyên,
Minh Thanh, Ca Thành, Thành Công, Hưng Đạo xem xét mở rộng trồng tại
các xã có điều kiện như: Yên Lạc, Triệu Nguyên, Vũ Nông.
Ngoài ra các vùng có kiểu khí hậu đặc trưng có thể sản xuất các sản
phẩm hàng hóa khác như trồng thuốc lá nguyên liệu tại các xã Tam Kim,
Minh Tâm, Bắc Hợp, Minh Thanh và trồng rau trái vụ tại các xã như Thái
Học, Thành Công, Yên Lạc.


9

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng một số giống cây trồng chính
huyện Nguyên Bình năm 2013

STT Loại cây Diệntích (ha)

Năng suất
(tạ/ha)
Sản Lượng
(tấn)
1 Lúa đông xuân 159 61,30 1068
2 Lúa mùa 2.745 50,90 9.535
3 Ngô 2.985 34,65 7.698
4 Khoai lang 128 54,00 780
5 Sắn 185 86,45 1.375
6 Mía 27,8 52,68 855
7 Lạc 133,6 1,60 135,5
8 Đậu tương 351,6 1,86 387,80
9 Thuốc lá 25 0,44 11
10 Chè 16,7 1,54 28,5
11 Cam, quýt, bưởi 50 1,34 68,5
12 Dứa 2,5 1,55 4,4
13 Nhãn, Vải 18 0,13 2,7
14 Xoài 1,85 18,6 27,5
15 Mận, đào 39 5,24 155
16 Lê 48 18,20 77,6
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 huyện Nguyên Bình)
Nhìn chung, diện tích canh tác cây nông nghiệp chủ yếu là một vụ. Các loại
cây lương thực khác như: khoai lang, khoai sọ, sắn, được trồng trên diện tích
không lớn nhưng cũng góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho địa phương.
Các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, đỗ tương đang được
trồng rộng rãi hơn, nhiều hơn như xã: Tam Kim, Thành Công, Quang Thành
và Thái Học. Cây dong rềng là loại cây có khả năng hàng hoá tốt được trồng
nhiều ở các xã: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh và thị trấn Tĩnh Túc.

Trong 3 năm qua dưới sự chỉ đạo sát sao của phòng nông lâm nghiệp huyện
đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông đã trực tiếp đến từng thôn bản thậm
chí đến từng hộ gia đình để động viên cho nông dân tận dụng triệt để đất canh
tác và đầu tư theo quy trình kỹ thuật thâm canh. Áp dụng giống cây trồng mới
cho năng suất cao nhằm tăng hiệu quả sử dụng vòng quay của đất và tăng giá trị
ngày công lao động. Từ đó việc sử dụng đất và tăng cường hệ số lên, năng suất,
sản lượng cây trồng ngày càng được nâng cao.


10

1.1.3.2 Tình hình sản xuất Nghành chăn nuôi của huyện
• Chăn nuôi trâu, bò
Hiện nay việc phát triển chăn nuôi theo điều kiện từng vùng, của huyện
Nguyên Bình đưa chăn nuôi trở thành ngành chính và chiếm tỷ trọng lớn
trong kinh tế nông nghiệp, chú trọng chăn nuôi đại gia súc. Tiếp tục thực hiện
các chương trình dự án phát triển đàn gia súc, gia cầm. Chăn nuôi năm 2010
tổng đàn trâu là 10.571 con, tổng đàn bò là 13.176 con, tổng đàn ngựa 263
con. Tính đến 2013 tổng đàn trâu là 11.621 con, bò là 12.857 con, tổng đàn
ngựa 315 con. Tỷ lệ tăng đàn hàng năm đạt: trâu là 3%, bò là 4% nhưng do
chết rét trong đợt rét đậm, rét hại 2 tháng đầu năm 2011 đã làm chết hơn 2985
con trâu, bò đã làm giảm đàn trâu bò năm 2011; 2012 và năm 2013.
• Chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn cũng được quan tâm phát triển mạnh, năm 2010 tổng
đàn lợn 29.554 con đến năm 2013 là 34.645 con. Ở nhiều xã, chăn nuôi lợn
cũng có nhiều tiến bộ, song cơ cấu con nuôi vẫn chủ yếu là giống cũ địa
phương. Các loại giống này tuy năng suất không cao, nhưng lại thích nghi với
khí hậu, cách chăn nuôi của đồng bào. Chăn nuôi ở nhiều vùng vẫn còn duy
trì theo phương thức thả rông, ít được đầu tư, do vậy, năng suất thấp sản
lượng thịt lợn năm 2013 đạt 785 tấn, dịch bệnh cũng dễ lây lan, khó kiểm

soát, ngăn chặn.
• Chăn nuôi gia cầm
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm cũng
được người dân quan tâm. Ngoài những giống gia cầm địa phương, thì huyện
đã nhập nhiều giống có năng suất cao chất lượng thịt tốt như : gà Tam Hoàng,
Lương Phượng, Sacso… được bà con nuôi rộng rãi. Nhiều hộ đã đầu tư nuôi
theo hướng thâm canh, nhưng do khâu phòng dịch bệnh chưa tốt nên dẫn đến
hàng năm gia cầm chết dịch nhiều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của gia
cầm. Năm 2013 tổng đàn gia cầm của huyện có 81.325 con giảm 2.983 con so
với năm 2012.


11

1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn
1.1.4.1. Thuận lợi
- Nguyên Bình có diện tích tự nhiên tương đối lớn 83.915,71 ha. Vị trí
nằm cách không xa trung tâm tỉnh lỵ có thị trấn Nguyên Bình, Tĩnh Túc và
trung tâm cụm xã Nà Bao là các tiền đề khá thuận lợi cho huyện Nguyên Bình
có khả năng phát triển nền kinh tế đa dạng tổng hợp. Yếu tố khí hậu ôn hòa,
chế độ nhiệt độ phong phú, độ ẩm tương đối khá nên có thể bố trí đa dạng cây
trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Huyện có mạng lưới giao thông khá thuận lợi, có sự quan tâm thích
đáng của trung ương và của tỉnh có thể chuyển dịch nhanh cơ cấu trong thời
gian tới.
- Huyện Nguyên Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản, lâm sản và
thảm thực vật phong phú, đa dạng về thành phần loài và đất đai, khí hậu phù
hợp với nhiều loại cây trồng nông – lâm nghiệp có giá trị kinh tế như: trúc
sào, thuốc lá, chè, đỗ tương, dong riềng, cây dược liệu và các loại cây ăn quả
có nguồn gốc ôn đới khác.

- Mặt khác có nhiều di tích lịch sử, có tiềm năng du lịch Phja Oắc –
Phja Đén với bản sắc dân tộc đặc sắc.
- Nguồn lao động dồi dào số người thất nghiệp vẫn còn nhiều, nếu có
hướng đào tạo, khai thác hợp lý nguồn lao động của huyện sẽ đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập hiện nay.
- Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện, công trình thuỷ lợi, cơ sở
bưu chính viễn thông, mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục… đã được tăng cường
nhiều hơn trước, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Quỹ đất đai chưa sử dụng của huyện còn gần 2.526,31ha, song tiềm
năng về tăng vụ và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai của
huyện còn nhiều, trong những năm tới có thể khai thác tiềm năng này để đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.4.2. Khó khăn
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện có nhiều mặt không thuận
lợi như: núi cao, độ chia cắt lớn, chủ yếu là núi đá vôi, đất canh tác ít, giao
thông đi lại còn khó khăn.


12

- Thời tiết khí hậu hàng năm có sự thay đổi bất thường. Có năm rét đậm,
mưa to hoặc nắng hạn kéo dài, lượng mưa phân bố không đều. Có nơi mưa to,
lượng mưa lớn gây lũ lụt làm sạt lở cuốn trôi nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao
thông hoặc nắng to kéo dài làm thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt và sản xuất
của nhân dân. Đặc biệt đồng bào vùng cao xa sông suối, không có nguồn nước.
- Ngành trồng trọt ở nhiều xã, đặc biệt là ở các xã đặc biệt khó khăn bị
hạn chế rất nhiều, một mặt do diện tích canh tác hẹp, khí hậu khắc nghiệt,
thiếu nước; mặt khác do kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiếu kỹ thuật, thiếu phân
bón, thuốc trừ sâu, thiếu giống mới có năng suất cao. Tiềm năng để phát triển
ngành này rất hạn chế, chỉ có hướng duy nhất là đầu tư thâm canh tăng năng

suất, tăng vụ, khả năng mở rộng diện tích hầu như không có.
- Sản xuất của huyện trong thời gian vừa qua đã có sự tăng trưởng,
nhưng chưa ổn định và còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dịch bệnh… các dịch
vụ và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn phụ thuộc vào nguồn lực
bên ngoài.
- Đất đai sản xuất của Nguyên Bình nhìn chung có độ phì kém, chua
nhiều, độ dốc tương đối cao, ít phù hợp với các dự án sản xuất công nghiệp
quy mô lớn. Nằm xa các trung tâm tiêu thụ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, cũng là
một bất lợi của Nguyên Bình trong việc phát triển sản xuất công nghiệp.
- Xuất phát điểm kinh tế còn thấp, kết cấu hạ tầng mặc dù đã được cải
thiện nhưng còn yếu và thiếu. Trong thời gian vừa qua huyện có chủ trương
chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đã có sự chuyển biến tích cực, song vẫn còn
ở tốc độ chậm so với mặt bằng chung của tỉnh. Sản xuất của huyện đã có sự
tăng trưởng, nhưng chưa ổn định và còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dịch
bệnh… các loại dịch vụ và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn
phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài.
- Trên địa bàn huyện sản xuất nông, lâm nghiệp là hai ngành sản xuất
chính. Tuy nhiên việc sử dụng hai loại đất này hiện quả chưa cao, giá trị sản
lượng thu được thấp, hệ số sử dụng đất chưa cao.
- Hệ thống các tuyến đường giao thông nội huyện và liên vùng còn
chưa đồng bộ và rất phức tạp.


13

- Hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc chưa phủ sóng toàn huyện và
còn nhiều hạn chế. Hiện những mạng thông tin di động như Mobi fone, S
Fone còn chưa phủ sóng đến Thị trấn Nguyên Bình.
- Dân cư sống không tập trung, đa dân tộc, trình độ dân trí thấp, tư
tưởng trông chờ ỷ lại còn nhiều, nên khó khăn trong việc quản lý tuyên

truyền, và vận động về chủ trương, đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước.
- Hệ thống thương mại dịch vụ còn yếu và thiếu thốn, hoạt động buôn
bán lẻ tẻ, không tập trung. Mạng lưới bán lẻ đến xã còn rất thưa vắng. Yếu tố
thị trường trong quan hệ trao đổi, mua bán còn chưa phát triển, hoạt động
kinh tế mang tính tự phát.
1.2. Nội dung phương hướng công tác
1.2.1. Nội dung
- Tình hình và tập quán chăn nuôi lợn địa phương .
- Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của
giống lợn địa phương.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
- Tuân thủ nội dung và quy chế của phòng khuyến nông – khuyến lâm huyện.
- Lập kế hoạch làm việc với phòng khuyến nông – khuyến lâm huyện
và cán bộ thú y xã công tác lại phòng khuyến nông – khuyến lâm huyện.
Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm với các cô chú các cán bộ chuyên môn.
- Luôn nhiệt tình với công việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
- Bản thân tích cực bám sát địa bàn, tìm hiểu rõ tình hình chăn nuôi thú
y để thực hiện nhiệm vụ đề ra trong thời gian thực tập.
- Tích cực đọc sách báo, tài liệu để nâng cao kiến thức.
1.2.3. Công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, với vốn kiến thức đã học trong nhà
trường với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của bản thân. Được sự chỉ bảo, giúp
đỡ tận tình của thầy T.S Trương Hữu Dũng cùng toàn thể các thầy cô giáo bộ
môn và các cô chú cán bộ phòng khuyến nông – khuyến lâm huyện Nguyên
Bình tôi đã đạt được một số kết quả trong công tác phục vụ sản xuất sau:


14


1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Chăn nuôi trâu bò
Chúng tôi đã xuống từng địa bàn xã, từng cơ sở để tìm hiểu phương
pháp chăn nuôi của bà con, từ đó tham gia vào giúp đỡ bà con chăn nuôi theo
phương thức giản đơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả bằng cách xử lí các phụ
phẩm nghèo chất dinh dưỡng, nhiều xơ quá khó tiêu hóa của Ngành nông
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho trâu bò bằng cách ủ rơm
với urê. Đây là biện phát tốt để nâng cao hiệu quả và năng suất chăn nuôi,
nguyên liệu gồm 4kg urê + 100 lít nước vào rơm khô. Bể có thể dùng bể nổi
hoặc bể chìm hoặc túi nilon dày.
Vận động bà con cách phơi thức ăn để dự trữ đảm bảo lượng thức ăn
cho trâu bò trong những ngày mưa phùn gió rét để tăng cường sức đề kháng
chống lại bệnh tật giảm tỉ lệ chết của đàn trâu bò trong vụ đông. Vận động bà
con thường xuyên vệ sinh chuồng trại và hưỡng dẫn bà con sử dụng sức kéo
của trâu, bò một cách hợp lí như không nên cho trâu bò kéo, cày liền trong
nhiều giờ vào mùa đông không nên cho trâu bò làm việc quá sớm để tránh
cảm lạnh.
Trâu bò chửa giai đoạn cuối không nên tiêm vacxin, thức ăn phải đảm
bảo chất lượng, tránh cho thức ăn kém phẩm chất (thối mốc, lên men), chăn
thả phải gần chuồng, bãi chăn thả phải bằng phẳng tránh gây tác động kích
thích, chuẩn bị công tác đỡ đẻ tốt.
Khi trâu bò đẻ khó phải can thiệp để tỷ lệ sơ sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra còn giúp đỡ bà con cách xác định thời gian phối giống thích hợp để
làm tăng tỉ lệ thụ thai. Cách bố trí chuồng trại, đem phân vào hố ủ để hạn chế
điều kiện kí sinh trùng phát triển, định kì tẩy giun sán và tiêm phòng, khi trâu bò
có biểu hiện khác thường thì phải cách li và có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống tốt,
báo cáo ngay cho cán bộ thú y cơ sở biết để có biện pháp sử lí, điều trị kịp thời.
* Chăn nuôi lợn
Trong chăn nuôi lợn rất nhiều hộ còn coi nhẹ việc công tác vệ sinh xây
dựng chuồng trại chưa đúng kĩ thuật, không đảm bảo các điều kiện cho phát

triển. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành vận động bà con xây dựng chuồng trại


15

tốt nhằm đảm bảo khâu vệ sinh chuồng trại đồng thời đảm bảo đủ ánh sáng,
chuồng trại phải ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, phù hợp với từng
lứa tuổi lợn.
Học hỏi và giúp đỡ người dân về kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng quản lí
lợn nái và lợn con. Đối với lợn nái hậu bị, chọn lợn nái hậu bị, không chọn
con không biết lí lịch rõ ràng, chỉ chọn con của lợn nái đẻ lứa thứ 3 đến lứa
thứ 6 chọn những con có sức khỏe tốt nhất trong đời, cơ thể phát triển cân đối,
có 12 vú trở lên, khoảng cách vú đều nhau, núm vú tròn, thẳng hàng, không
có vú lép, bộ phận sinh dục phát triển bình thường.
Giúp đỡ bà con chăm sóc lợn nái chửa: cần phải đảm bảo đủ dinh
dưỡng để thai phát triển bình thường. Trước khi đẻ một tuần phải giảm thức
ăn giàu đạm để phòng bệnh sưng vú và căng sữa sau khi đẻ. Trước khi đẻ 1 –
2 ngày giảm 50% lượng thức ăn, ngày cắn ổ đẻ có thể cho lơn nái nhịn ăn
hoàn toàn, cho uống nước hoặc ăn cháo loãng để lợn dễ đẻ, lợn sau khi đẻ cho
ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
Trong thời gian thực tập chúng tôi đã theo dõi về hiện tượng sắp đẻ của
lợn nái để đẻ và chuẩn bị đỡ đẻ cho lợn. Đảm bảo cho lợn đẻ ở nơi kín gió,
ấm áp, có đệm lót mềm cho lợn con và chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như:
khăn lau, kéo cắt rốn, cấp cứu khi lợn con bị ngạt thở bằng cách thổi hơi vào
mồm lợn và hô hấp nhân tạo. Sau khi lợn con sinh ra dùng rẻ sạch lau dịch
nhớt ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn con, sau đó cắt rốn, bấm nanh, cho lợn
con bú sữa đầu sau đẻ 1 – 2 giờ, cố định đầu vú cho lợn con theo đúng kĩ
thuật. Theo dõi khi ra hết nhau nên tránh cho lợn mẹ ăn phải nhau. Kiểm tra
xem sót nhau không, khi lợn con được 3 – 4 ngày tuổi tiêm Dextran Fe để bổ
sung sắt cho lợn con với liều lượng 1ml/con, tiêm nhắc lại lần 2 khi lợn 10

ngày tuổi. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kì tẩy giun sán và tiêm
phòng định kì. Sau khi lợn con cái sửa phải cho lợn nái ăn đầy đủ dinh dưỡng
để nhanh lại sức và chuẩn bị cho kì phối giống tiếp theo.
* Chăn nuôi gia cầm
Đối với những hộ gia đình khó khăn về vốn và chưa có kinh nghiệm
điều kiện chăn nuôi gia cầm theo phương thức chăn nuôi công nghiệp thì
chúng tôi vận động bà con nuôi gà địa phương theo phương thức nuôi thả
vườn hoặc bán chăn thả.


16

1.2.3.2. Công tác thú y
* Công tác tiêm phòng
Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tuyên truyền và vận động bà con
là công tác vệ sinh như: Vệ sinh thức ăn nước uống, thức ăn phải sạch sẽ
không hư hỏng, không thối mốc…
Vệ sinh chuồng trại: chuồng trại phải thường xuyên quét dọn sạch sẽ,
khô ráo, không được cho nước ứ đọng, chuồng đủ ánh sáng, đảm bảo thoáng
mát về màu hè và ấm áp về mùa đông, phải có hố ủ phân, phát quang xung
quanh chuồng trại.
Với phương châm phòng hơn chữa bệnh cũng đủ thấy tầm quan trọng của
công tác phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là biện pháp tích cực và bắt buộc.
Trên cơ sở đó, hàng năm trạm thú y huyện tổ chức 2 đợt tiêm phòng
vào tháng 3 và tháng 4, đợt 2 vào tháng 9 và tháng 10. Tuy nhiên, việc tiêm
phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân
trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế cộng với phương
thức chăn nuôi quản canh.
* Công tác điều trị bệnh
Trong chăn nuôi việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho những gia

súc, gia cầm ốm là một khâu hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe cho
gia súc, gia cầm, ngăn chặn lây lan dịch bệnh gây ra. Trong thời gian thực tập
tốt nghiệp cùng với sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ thú y cơ sở chúng tôi đã
phát hiện và điều trị một số bệnh như sau:
• Bệnh xoắn khuẩn (leptospirosis) (bệnh nghệ ở lợn).
- Triệu trứng: Sốt cao 40 – 40,5
o
C. Mệt mỏi ít ăn, uống nước nhiều.
Con vật táo bón sau đó ỉa chảy, vàng da, nước tiểu vàng hoặc đi tiểu ra máu.
- Điều trị:
- Leptocin: 1ml/5kgP/ngày, ngày đầu 2 mũi, sau 2 – 3 ngày tiêm 1 mũi
1ml/10kgP.
- Thuốc bổ trợ: Vitamin B1, Vitamin C
Sau khi tiêm 4 – 6 ngày thấy con vật bắt đầu hồi phục lại sức khỏe. Kết
quả điều trị 2 con khỏi cả 2.

×