Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nghề Quản trị nhân sự ở Việt Nam - những cơ hội và thách thức trong thời kì hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.61 KB, 12 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
CEO – Chief Excutive Oficer (Nghề quản trị hay Tổng giám đốc),
CFO – Chief Financial Officer (Quản trị tài chính), HRM – Human
Resource Managament (Quản trị nhân sự) và Marketing là bốn nghề
hiện được coi là quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp Việt Nam đều
cần có. Vì vậy, không phải là ngẫu nhiên khi người ta ví CEO là cái đầu,
Marketing là đôi chân còn CFO và HRM là hai cánh tay của một cơ thể sống
– đó là doanh nghiệp. Làm thế nào để các nhân viên làm việc hăng hái
và chăm chỉ hơn? Làm thế nào để tuyển dụng đúng người cần thiết
cho một vị trí? Hay khó hơn nữa là đề ra các kế hoạch về nhân sự của
công ty hoặc doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới?...là những câu hỏi
mà các HRM phải trả lời. Chính vì vậy, nếu như CFO được mệnh
danh là cánh tay phải thì HRM chính là cánh tay trái của các CEO - họ
là những trợ thủ đắc lực hỗ trợ và cố vấn cho các CEO trong lĩnh vực
quản lý con người của tổ chức.
Hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra
ngày càng mạnh mẽ thì vai trò của các HRM sẽ ngày càng được đề cao và trở
nên quan trọng hơn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), ngày 7/11/2006, đã khẳng định: “cạnh tranh” là yếu tố quyết định sự
thành bại và sống còn của một doanh nghiệp. Từ đó, các chiến lược nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở thành mối quan tâm hàng đầu của
hầu hết các tổ chức và yếu tố được coi là quan trọng bậc nhất trong các chiến
lược đó là “con người”. Do vậy, việc vận hành hiệu quả bộ máy nhân sự hay
nói cách khác là tổ chức tốt đội ngũ HRM trong tổ chức đã trở thành điều mà
bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng đều mong muốn sớm đạt được trong
giai đoạn hiện nay.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhằm nâng cao sự hiểu biết của bản thân về nghề Quản trị nhân sự ở
Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn HRM trong nước,


tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghề Quản trị nhân sự ở Việt Nam - những cơ hội và thách thức
trong thời kì hội nhập”
Bài viết sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu từ việc tra cứu tài liệu (đa phần là
trên các bài báo và một số cuốn giáo trình có liên quan).
Trước khi trình bày bài nghiên cứu, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
MBA Nguyễn Đức Kiên - người đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần 1
MỘT VÀI NÉT VỀ NGHỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1.1. Quản trị nhân sự là gì?
Hiện nay, Quản trị nhân sự (QTNS) không còn là một nghề xa lạ ở
Việt Nam, thậm chí nó đã trở thành một môn học chính thức được
đưa vào giảng dạy trong một số trường Đại học và cao đẳng trong
nước. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại chưa có sự hiểu biết rõ ràng
và đầy đủ về nghề QTNS.
“Human Resoure Management (HRM) hay Quản trị nhân sự là sự
phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ,
tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
chiến lược và định hướng viễn cảnh của tổ chức”
( />%C3%A2n_s%E1%BB%B1/2007).
Một số ý kiến cho rằng: QTNS và Quản trị nguồn nhân lực là hai
khía cạnh hợp thành Nghề nhân sự hay công tác nhân sự (human
resources - HR). Và khác với Quản trị nguồn nhân lực, QTNS - có thể
hiểu là những hoạt động mang tính thực tế, chủ yếu hướng đến nhân
viên trong công ty, công việc liên quan tới quản lý hành chánh và thực
thi các chính sách: lương, thưởng, bảo hiểm, quản lý hồ sơ nhân viên,
luân chuyển công việc…

( />tabid=55&newsid=4795&categoryid=20/2008)
1.2. Vai trò của Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
“Con người” luôn được coi là yếu tố quan trọng nhất của một
doanh nghiệp. Vì vậy, thật dễ hiểu khi QTNS lại trở thành một trong
những chức năng cơ bản và không thể thiếu của quản trị tổ chức.
Nhìn chung, QTNS gồm những nội dung chính sau: Phân tích công việc;
tuyển dụng nhân viên; đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân
viên và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong tổ chức.
Vấn đề đặt ra ỏ đây là: Vai trò của QTNS luôn được đề cao trong mỗi
doanh nghiệp, tại sao vậy?
Thứ nhất, QTNS là một trong những nhân tố giúp một doanh nghiệp tồn
tại, hoạt động và phát triển.
Thứ hai, công tác QTNS giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ
nhân viên và quản lý có chất lượng.
Thứ ba, QTNS sẽ giúp doanh nghiệp trong việc tìm đúng người
phù hợp với công việc, tìm đúng số lượng người cần tuyển vào đúng
thời điểm và trên hết là lựa chọn những người có kĩ năng thích hợp
làm việc ở đúng vị trí. Điều đó hỗ trợ rất lớn cho toàn doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn trong điều
kiện hạn chế nguồn lao động.
Thứ tư, các hoạt động của QTNS có ảnh hưởng rất lớn tới mối quan hệ
giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Có thể nói Quản trị nhân sự là nhân
tố quan trọng tạo ra “bầu không khí” trong tổ chức.
Trên đây chỉ điểm qua một số vai trò chủ yếu của QTNS. Qua đó có thể
thấy rằng, QTNS là một trong những nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368

5

×