Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu sử dụng chế phẩm HanvetK.T.G nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt CP 707 tại Tỉnh Thái Nguyên .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.46 KB, 53 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  


HOÀNG VĂN HẢI


Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU SỬ SỤNG CHẾ PHẨM HANVET K.T.G NHẰM
NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG CHO GÀ THỊT CP 707 TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2010 - 2014







Thái nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  


HOÀNG VĂN HẢI


Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU SỬ SỤNG CHẾ PHẨM HANVET K.T.G NHẰM
NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG CHO GÀ THỊT CP 707 TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Lớp : K42 - Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Duy Hoan
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên






Thái nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập, rèn luyện tại trường và sáu tháng thực tập tốt nghiệp
tại cơ sở. Đến nay, em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, em
xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Nhà trường, các phòng ban
chức năng, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y và toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy
và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.Nguyễn
Duy Hoan đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em
trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến kỹ sư trại CP và chủ trại chú Nguyễn
Văn Hoạt đã tạo điều kiện cho em được tiến hành thí nghiệm và đã tận tình giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực tập, nhờ đó mà em đã có thêm nhiều hiểu biết trong
kinh nghiệm nghề nghiệp.
Để có thành quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn bố mẹ và những
người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên tinh thần và vật
chất để em học tập và hoàn thành bản khóa luận này.
Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô, gia đình cùng toàn thể bạn bè, đồng
nghiệp luôn có sức khỏe tốt, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2014
Sinh viên



HOÀNG VĂN HẢI



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Lịch phòng vắc xin cho gà 9

Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 27

Bảng 2.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà 28

Bảng 2.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 31

Bảng 2.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) 32

Bảng 2.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) 34

Bảng 2.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) 35

Bảng 2.7. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) 36

Bảng 2.8. Chỉ số sản xuất PI của gà thí nghiệm 37

Bảng 2.9. Kết quả mổ khảo sát (6 tuần tuổi) 38

Bảng 2.10. Ảnh của chế phẩm đến khả năng phòng một số bệnh đường tiêu hóa của gà

thí nghiệm. 39
Bảng 2.11. Chi phí cơ bản của sản phẩm (đồng/lô). 41





DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 33
Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 34
Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm(%) 36



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ĐC : Đối chứng
SS : Sơ sinh
TN : Thí nghiệm
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều tra tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 2
1.1.4. Một số thông tin về cơ sở thực tập 5

1.1.5. Nhận xét chung 6
1.2. Nội dụng, phương pháp kết quả công tác phục vụ sản suất 7
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 7
1.2.2. Phương pháp tiến hành 7
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8
1.3. Kết luận và đề nghị 12
1.3.1. Kết luận 12
1.3.2. Đề nghị 13
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 14
2.1. Đặt vấn đề 14
2.2. Tổng quang tài liệu 15
2.2.1. Cơ sở khoa học 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. 24
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 26
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
2.4. kết quả và phân tích kết quả 30
2.4.1. kết quả nuôi sống của gà thí nghiệm 30
2.4.2. kết quả về sinh trưởng của gà thí nghiệm 32
2.4.3. Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm 36
2.4.4. Chỉ số sản xuất PI (production Index) 37
2.4.5. Mổ khảo sát thịt 38
2.4.6. Kết quả về tác dụng phòng bệnh đường tiêu hoá của chế phẩm HanvetK.T.G 39
2.4.7. Sơ bộ hạch toán thu chi cho 1 kg khối lượng gà xuất bán (đồng/kg) 40

2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 41
2.5.1. Kết luận 42
2.5.2. Tồn tại 42

2.5.3. Đề nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

1


Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều tra tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Quang Vinh thuộc thành phố Thái Nguyên, nằm cách trung tâm
thành phố 3km về phía nam, với tổng diện tích 3,13 km
2
, ranh giới của phường
được xác định như sau:
- Phía Bắc: Giáp huyện Đồng Hỷ
- Phía Nam: Giáp phường Quang Trung và Phường Hoàng Văn Thụ
- Phía Đông: Giáp huyện Đồng Hỷ
- Phía Tây: Giáp phường Quán Triều
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Phường Quang Vinh nằm ở phía Bắc của thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên nằm trong khu vực trung du miền núi phía bắc Việt Nam, nên chịu
ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông, khí hậu lạnh, khô
hanh, độ ẩm thấp. Mùa hè, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Dao động nhiệt độ và
độ ẩm bình quân các mùa trong năm tương đối cao, thể hiện rõ rệt là mùa mưa và
mùa khô.
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21 đến
36
0

C, độ ẩm từ 80 - 86%, lượng mưa biến động từ 120,6 đến 283,9 mm/tháng nhưng
tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8. Nhìn chung, khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, có những ngày nóng ẩm thất thường nên cần chú ý đến
phòng chống dịch bệnh xảy ra đối với đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại cho sản xuất.
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu
thường lạnh và khô hanh, nhiệt độ giảm đáng kể. Nhiệt độ trung bình dao động từ
13,7
0
C đến 24,8
0
C (có những ngày xuống dưới 10
0
C), ẩm độ thấp, biến động nhiệt giữa
ngày và đêm rất lớn. Ngoài ra trong mùa đông còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc, giá rét và sương muối kéo dài từ 6 - 10 ngày gây ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và sức chống đỡ bệnh của cây trồng và vật nuôi.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình xã hội
Phường Quang Vinh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống: Kinh, Sán, Dìu,
Tày…. do đó có sự đa dạng về tập quán canh tác lẫn đời sống văn hóa xã hội.
2


Dân số tại thời điểm năm 2013 là 1.727 hộ với hơn 6.291 nhân khẩu, trong đó
60% là sản xuất nông nghiệp. Do trình độ của nhân dân còn hạn chế, phường lại nằm
gần trung tâm thành phố nên vấn đề xã hội rất phức tạp, nhiều tệ nạn xã hội vẫn đang là
vấn đề cấp bách.
Nhìn chung, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao: công tác
thương binh xã hội, đền ơn đáp nghĩa luôn được cấp Đảng ủy, chính quyền từ
phường tới tổ dân phố quan tâm. Năm 2013 trên toàn phường hầu như không còn hộ

nghèo.Các trạm y tế của phường đã được nâng cấp và sửa chữa.
Năm 2007, phường Quang Vinh đã được công nhận là phường đạt tiêu chuẩn
Quốc gia về y tế. Công tác giáo dục cũng rất được quan tâm. Từ các trường mầm
non đến cơ sở đã thực hiện tốt phong trào thi đua “ Dạy Tốt Học Tốt ”.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư đã trở thành nề nếp
bảo đảm phát huy những nét văn hóa, thần phong mỹ tục ở địa phương đúng
với nhà nước quy định.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Phường Quang Vinh có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế
cùng hoạt động: Nông - Công nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ, tạo mối quan hệ
hữu cơ hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong đó sản xuất nông nghiệp
vẫn chiếm trên 60%, bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi cùng nhau phát
triển đồng đều. Dịch vụ là một nghề mới trong giai đoạn hiện nay đang được
chú trọng và phát triển một cách mạnh mẽ bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế rất
lớn. Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thu nhập bình quân năm 2013 là
2.120.000đ/người/tháng. Chăn nuôi với quy mô nhỏ mang tính chất tận dụng là
chủ yếu, phường đang chủ trương xây dựng mô hình chăn nuôi có quy mô lớn
trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng như mô hình chăn nuôi lợn ngoại, trang trại gia cầm, vv
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng và là nguồn thu chủ yếu của nhân
dân. Do vậy, sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm và phát triển.
Cây nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng mũi nhọn trên địa bàn của phường với
tổng diện tích là (177 ha), cây lúa có diện tích trồng khá lớn (117 ha). Để nâng cao
hiệu quả sản xuất, phường đã thực hiện thâm canh tăng vụ (2 vụ/năm) đưa các
giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất. Ngoài ra còn có một số cây khác được
3



trồng khá nhiều như: khoai lang, lạc, đỗ, ngô và một số cây rau màu khác được
trồng xen giữa các vụ lúa nhưng chủ yếu là trồng vào mùa đông.
Để cây trồng đạt năng suất cao thì không thể thiếu vai trò của hệ thống thuỷ
lợi, những năm trước đây hệ thống thuỷ lợi chưa được cải thiện nên diện tích lúa
thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa, khô hạn về mùa đông, đồng ruộng chỉ cấy
được một vụ. Hiện nay, nhờ kiên cố kênh mương hoá trên đồng ruộng, số diện tích
ngập úng, khô hạn đã được sử dụng có hiệu quả (2 vụ/năm). Người dân đã biết áp
dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, mạnh dạn đưa các giống mới có
năng suất cao nhờ đó đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực cho người dân.
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi
Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng
phát triển không ngừng với tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có là 29.243 con. Chăn
nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt, đồng thời cung cấp thực phẩm và
nguồn thu nhập kinh tế không nhỏ cho các hộ nông dân.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở phường chủ yếu là tự cung tự cấp, sản phẩm
hàng hoá đưa ra ở thị trường còn ít. Trong những năm gần đây người dân đã biết áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật, từ các hộ sản xuất manh mún, quy mô nhỏ người dân đã
mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới có năng suất cao, trang thiết bị hiện
đại vào chăn nuôi nên sản phẩm của ngành chăn nuôi từng bước được nâng cao và
đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ cụ thể như sau:
+ Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu bò của phường có khoảng 113 con, trong đó chủ yếu là trâu.
Hình thức chăn nuôi trâu bò là tận dụng các bãi thả tự nhiên và sản phẩm phụ của
ngành trồng trọt, nên thức ăn cung cấp cho đàn trâu bò chưa thật đầy đủ cả số
lượng và chất lượng. Việc dự trữ các loại thức ăn cho trâu bò vào vụ đông chưa
được quan tâm đầy đủ, vì vậy về mùa đông trâu bò thường có sức khỏe kém nên
hay mắc bệnh. Chuồng trại và công tác vệ sinh thú y chưa được chú trọng nhiều.
Công tác tiêm phòng chưa triệt để, nên trâu bò thường xuyên bị mắc các bệnh ký
sinh trùng và một số bệnh khác.
4



+ Chăn nuôi lợn
Hầu hết các hộ dân đều chăn nuôi lợn, tổng đàn lợn năm 2013 là 1.630 con.
Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng các phế phụ phẩm của
ngành trồng trọt như: lúa, ngô, khoai, sắn, Vì vậy năng suất chăn nuôi lợn chưa
cao. Tuy nhiên, một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn cho chăn nuôi, biết áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như: Sử dụng các loại thức ăn
hỗn hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian chăn nuôi, tăng năng suất đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Công tác giống lợn đã được quan tâm, nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn nái
Móng Cái hay nái F
1
(Móng cái x Landrace) hoặc nái ngoại thuần để chủ động con
giống và cung cấp một phần sản phẩm ra thị trường.
Công tác vệ sinh thú y còn hạn chế, việc tiêm phòng hàng năm chưa triệt để
nên bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại cho người chăn nuôi, đồng thời ảnh hưởng đến
sản phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường. Trong những năm tới, mục tiêu là phải
đưa được năng suất sản phẩm, chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như
đẩy mạnh hơn nữa việc chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia cầm
Tổng đàn gia cầm lên tới 27.500 con. Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm trong
toàn Phường Quang Vinh khá phát triển, chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt theo phương
thức chăn nuôi tự nhiên và bán chăn thả. Bên cạnh đó có một số hộ gia đình mạnh
dạn đầu tư vốn xây dựng các trang trại quy mô từ 5.000 - 8.000 gà thịt/lứa, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã đưa năng suất lên cao.
Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi đã có một số gia đình
chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, mua các con giống mới có
năng suất cao về nuôi như: gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Sasso, AA, Ross 508,
CP 707 Kết quả đã đem lại thu nhập khá cao cho các hộ chăn nuôi.

Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm
phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại Vaccine tiêm chủng cho gà như: Vaccine
Cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle, Đậu, IB, Song vẫn còn một số hộ chăn nuôi chưa
ý thức được công tác phòng bệnh cho vật nuôi, đó cũng là điều đáng lo ngại vì đó là
điểm cư trú và phát tán mầm bệnh gây tác hại cho đàn gia cầm trên địa bàn phường.
* Công tác thú y
Công tác thú y đóng vai trò quan trọng then chốt trong chăn nuôi, nó quyết
định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn
5


nuôi quảng canh. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế của người dân. Vì vậy, công tác thú y luôn được ban
lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú
trọng như:
+ Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi.
+ Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn.
+ Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở.
+ Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo.
Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của phường được
phát triển mạnh, đảm bảo an toàn kể cả giai đoạn dịch cúm gia cầm xảy ra hầu hết ở
các địa phương trong toàn quốc.
1.1.4. Một số thông tin về cơ sở thực tập
* Địa hình, đất đai
Trại gà gia đình ông Nguyễn Văn Hoạt được thành lập vào năm 2006 tại xóm
Thần Vì, phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên nằm trên tuyến đường đi ra
nghĩa trang Thần Vì, phía nam cách đường tàu 200 m, cách trung tâm thành phố 3 km
đi về phía nam.
- Trại có diện tích 3ha trong đó:
- Diện tích trại 800 m

2
hai tầng mỗi tầng 400 m
2

- Diện tích đất trồng trọt là 4000 m
2

- Diện tích ao nuôi cá là 3000 m
2

- Diện tích kho chứa cám, dụng cụ trang thiết bị của trại, máy phát điện là 600 m
2

- Còn lại là các loại đất chưa sử dụng và sử dụng vào mục đích khác.
* Ngành trồng trọt
Do diện tích của trại hẹp nên việc phát triển ngành trồng trọt phục vụ chăn
nuôi của trại rất hạn chế, chưa có điều kiện để phát triển.
* Ngành chăn nuôi
Năm 2006, Trại đã được xây dựng đi vào sản xuất gà thịt.
Từ năm 2006 đến nay trại chăn nuôi chuyên giống gà CP 707 do công ty CP
cung cấp, với quy mô từ 7000 - 8000 gà
Mấy năm gần đây tình hình dịch cúm gia cầm trong nước cũng như điạ
phương có phần tác động đến trại gà của chủ hộ Nguyễn Văn Hoạt nhưng với công
tác phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt nên vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh.
6


* Công tác thú y:
Công tác thú y hết sức được quan tâm. Với phương châm "phòng bệnh hơn
chữa bệnh", trại đã triệt để thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y đồng thời công tác

chăm sóc, nuôi dưỡng cũng chú ý đúng mức nên dịch bệnh không xảy ra.
Hệ thống chuồng nuôi được đảm bảo thông thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa
đông. Mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt và vòi phun nước, mùa đông có hệ
thống chắn gió Trại có hàng rào chắn xây bao xung quanh đảm bảo ngăn cách,
biệt lập với khu dân cư. Hàng ngày chuồng trại, máng ăn, máng uống, dụng cụ cho
ăn được quét dọn, cọ rửa sạch sẽ trước khi cho gà ăn. Quy trình tiêm phòng cho đàn
gia cầm được thực hiện nghiêm túc với loại vaccin như: Cúm gia cầm, Gumboro,
Newcastle, Đậu, Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Định kỳ tổng vệ sinh toàn bộ
khu vực trại. Hàng ngày cán bộ kỹ thuật theo dõi, phát hiện gia cầm nhiễm bệnh và
tiến hành điều trị hoặc loại thải kịp thời.
1.1.5. Nhận xét chung
Qua kết quả tìm hiểu và điều tra thực tế tại Trại chúng tôi rút ra những nhận
xét chung như sau:
1.1.5.1. Thuận lợi
- Trại cách xa khu dân cư nên hạn chế được dịch bệnh xảy ra.
- Trại luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và
PTNT, Chi cục thú y tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan ban ngành liên quan.
- Trại nằm trong địa bàn thành phố Thái Nguyên, có vị trí gần các trung tâm khoa
học kỹ thuật và trục đường giao thông là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tiếp
nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.1.5.2. Khó khăn
- Do đất đai bạc mầu, nghèo dinh dưỡng và khí hậu ở một số tháng trong
năm không được thuận lợi nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, khả năng sinh
trưởng, phát triển của vật nuôi cây trồng bị hạn chế.
- Do mới được thành lập và nâng cấp nên Trại không tránh khỏi những khó
khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và sản xuất, kinh nghiệm sản xuất,
kinh nghiệm quản lý chưa nhiều.
7



1.2. Nội dụng, phương pháp kết quả công tác phục vụ sản suất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
1.2.1.1. Công tác phục vụ sản xuất
Để đảm bảo tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp theo yêu cầu của nhà trường,
khoa cũng như giáo viên hướng dẫn, chúng tôi đã đưa ra một số nội dung trong thời
gian thực tập tại cơ sở như sau:
- Công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi
+ Công tác giống: Tham gia chọn lọc gà giống các loại.
+ Công tác thức ăn: Tính toán lượng thức ăn gà ăn hàng ngày.
+ Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Chăm sóc toàn bộ gà của trại
- Công tác thú y
Công tác thú y tại cơ sở trong thời gian thực tập chúng tôi đề ra công việc
phải thực hiện như sau:
+ Ra vào trại đúng nội quy quy định.
+ Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, chuồng trại và xung quanh chuồng trại.
+ Thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm phòng.
+ Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho vật nuôi.
1.2.1.2. Công tác nghiên cứu khoa học
Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học với tên đề tài: “Nghiên cứu sử
dụng chế phẩm HanvetK.T.G nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả
năng sinh trưởng cho gà thịt CP 707 tại Tỉnh Thái Nguyên ”
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Theo yêu cầu của nội dung thực tập tốt nghiệp trong thời gian thực tập tại cơ
sở bản thân đề ra một số biện pháp thực hiện như sau:
- Tìm hiểu kỹ tình hình sản xuất chăn nuôi ở cơ sở thực tập và khu vực vành đai.
- Tham gia tích cực công tác tiêm phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm.
- Tham gia công tác chuyển giao con giống và kỹ thuật cho các hộ sản xuất.
- Luôn luôn chấp hành, tham gia các hoạt động của cơ sở, tiếp thu ý kiến của
cán bộ lãnh đạo, của cô giáo hướng dẫn, tranh thủ thời gian tiếp xúc với thực tế để
nâng cao tay nghề, nắm vững kiến thức chuyên ngành hơn nữa.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mà bản thân tôi đã được học và
tìm hiểu vào thực tiễn sản xuất.
- Tiến hành thí nghiệm sử dụng chế phẩm Hanvet K.T.G bổ sung vào thức ăn
nhằm theo dõi mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và nâng cao sức đề kháng
của gà CP 707
8


1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong quá trình thực tập tại Trại gà chú Hoạt, được sự giúp đỡ tận tình của
thầy giáo hướng dẫn và cán bộ, công nhân viên của trại, kết hợp với sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn
sản xuất và đã đạt được một số kết quả sau:
* Công tác chọn giống
Công tác chọn giống là một phần hết sức quan trọng quyết định đến hiệu
quả chăn nuôi.
- Phân loại gà con mới nở ra: Gà con mới nở ra phải chọn phân loại loại I,
loại II. Gà loại I là những con nhanh nhẹn khoẻ mạnh, mắt sáng lông mượt, chân
bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ và đảm bảo khối lượng quy định đối với
từng loại giống.
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của gà và tuỳ từng loại gà mà ta áp dụng
quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.
- Giai đoạn úm gà con: Khi chuyển từ khu ấp trứng về chúng tôi tiến hành cho
gà con vào quây và cho gà uống nước ngay. Nước uống cho gà phải sạch và pha
B.Complex + vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2 - 3h mới cho
gà ăn bằng khay.
Giai đoạn đầu nhiệt độ trong quây là 30 - 33
0
C. Sau 1 tuần tuổi nhiệt độ cần

thiết là trên 30
0
C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt độ thích
hợp theo quy định. Trường hợp nếu gà tập trung đông, tụ đống dưới chụp sưởi là hiện
tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp sưởi, hoặc tăng bóng điện. Còn gà tách ra xa
chụp sưởi là nhiệt độ nóng quá phải giảm nhiệt cho phù hợp. Chỉ khi nào thấy gà tản
đều ra trong quây thì khi đó là nhiệt độ trong quây phù hợp. Quây gà, máng ăn, máng
uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà (độ lớn của gà) ánh sáng được đảm bảo
cho gà hoạt động bình thường.
1.2.3.1. Công tác thú y
* Công tác phòng bệnh cho đàn gà
Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố quyết ðịnh
ðến hiệu quả kinh tế chãn nuôi và an ninh kinh tế nông nghiệp. Do vậy, trong quá trình
chăn nuôi, chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại thường xuyên quét dọn
vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng định
kỳ, tẩy uế, máng ăn, máng uống. Trước khi vào chuồng cho gà ăn uống phải thay bằng
9


quần áo lao động đã được giặt sạch, đi ủng, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ người lao
động và phòng bệnh cho gia cầm. Gà nuôi ở trại được sử dụng thuốc phòng bệnh theo
lịch trình sau.
Tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo an
toàn trước dịch bệnh. Trước ngày sử dụng vaccine không pha thuốc kháng sinh vào
nước uống trong vòng 8 - 12 h, pha vaccine vào lọ dùng để nhỏ trực tiếp vào miệng,
mắt, mũi hoặc pha ở dạng dung dịch để tiêm. Tính toán liều vaccine phải đủ để mỗi
con nhận được một liều. Dụng cụ pha và nhỏ vaccine không có thuốc sát trùng hoặc
xà phòng, nhiệt độ đảm bảo từ 20 - 25
0

C. Chúng tôi sử dụng vaccine phòng bệnh
cho đàn gà theo lịch như sau:
Bảng 1.1. Lịch phòng vắc xin cho gà
Ngày tuổi Loại vaccine Phương pháp
1-5
Lasota lần 1, Nhỏ mắt, mũi 1 giọt
Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 1 - 2 giọt
7 H5N1 Tiêm dưới da cổ
10 Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 1 - 2 giọt
15 Lasota lần 2 Nhỏ mắt, mũi 1 giọt
* Chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tại trại gà ông Hoạt, chúng
tôi luôn theo dõi tình hình sức khoẻ của đàn gà để chẩn đoán và có những hướng
điều trị kịp thời. Thời gian thực tập ở trại, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:
* Bệnh viêm đường hô hấp cấp mãn tính ở gà (CRD, hen gà)
- Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Các yếu tố tác
động gây nên bệnh cho gà như: điều kiện thời tiết, dinh dưỡng kém, chuồng trại
không đảm bảo vệ sinh (chật trội, ẩm thấp) làm cho gà giảm sức đề kháng và dễ
mắc bệnh ở gà.
- Triệu chứng: Gà mắc bệnh có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, thở khò
khè, phải há mồm ra để thở, xoã cánh, gà hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có
tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng.
- Bệnh tích: Xác gà gầy, nhợt nhạt, khí quản có dịch, niêm mạc có chấm đỏ, phổi
nhợt nhạt. Khi ghép với E.coli thấy xuất huyết dưới da, lách sưng, ruột xuất huyết.
10


- Điều trị:
+ Anti- CRD: Liều 2g/lít nước uống, dùng liên tục trong vòng 3-5 ngày. Tất
cả các loại bệnh khi điều trị cần kết hợp với các loại thuốc nhằm tăng sức đề kháng

như: Bcomplex (1g/3lít nước), vitamin C, đường Glucose.
+ Bệnh CRD thường ghép với bệnh E.coli, do đó khi điều trị bệnh chúng tôi sử
dụng Bio- Enrafloxacin 10%, liều lượng 1ml/2lít nước uống dùng trong 3 - 5 ngày.
* Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)
- Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra, chúng ký sinh ở tế
bào biểu mô ruột. Tuỳ theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh mà có những triệu
chứng gây bệnh khác nhau.
- Triệu chứng: Thường gặp ở 2 thể
+ Cầu trùng manh tràng: thường gặp ở gà con từ 4-6 tuần tuổi; gà bệnh ủ rũ, bỏ
ăn, uống nước nhiều, phân lỏng lẫn máu tươi hoặc có màu sôcôla, mào nhợt nhạt (do
thiếu máu). Mổ khám thấy manh tràng xuất huyết.
+ Cầu trùng ruột non gà: Bệnh thường ở thể nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là gà ủ
rũ, xù lông, cánh rũ, chậm chạp, phân màu đen như bùn, lẫn nhầy đôi khi lẫn máu;
gà gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài tỷ lệ chết thấp.
- Điều trị: Chúng tôi sử dụng các loại thuốc sau: Hancoc, liều lượng 1,5-2 ml/1 lít
nước uống dùng trong 4 - 5 ngày liên tục, nghỉ 3 ngày rồi lại dùng 5 ngày liên tục nữa;
ESB 32 %, Anti coccidae - liều lượng 2 g/lít nước uống dùng trong 3 - 5 ngày liên tục.
Ngoài ra, để chống chảy máu chúng tôi kết hợp với Hanvit C và K, liều lượng 0,5-1g/1
lít nước uống.
* Bệnh bạch lỵ gà con
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella
pullrum gây ra.
- Triệu chứng: Gà con mắc bệnh biểu hiện kém ăn, lông xù, ủ rũ, phân có màu
trắng, phân loãng dần và dính quanh hậu môn. Đối với gà thường ở thể mãn tính.
- Điều trị:
+ Dùng Getacostrim với liều là 1g/1 lít nước uống, cho gà uống liên tục
3 - 4 ngày.
+ Dùng Ampicoli, liều dùng 1g/1 lít nước, cho uống 3-5 ngày liên tục kết
hợp với Bcomplex liều 1g/3 lít nước.
* Bệnh báng nước

- Nguyên nhân:
11


+ Bệnh báng nước xảy ra quanh năm nhưng về mùa đông tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
+ Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu là do chăm sóc, quản lý kém, đặc biệt
trong giai đoạn úm, không đủ nhịêt, kém thông thoáng, thiếu oxy và hàm lượng khí
độc (H
2
S, NH
3,
CO
2
…) cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh.
- Triệu chứng:
+ Gà mắc bệnh từ rất sớm nhưng biểu hiện bệnh rõ vào giai đoạn 5 – 25
ngày tuổi, đôi khi trước khi xuất thịt mới phát hiện ra bệnh, gà kém ăn, chậm chạp,
sệ bụng do tích nước trong xoang bụng.
+ Thông thường gà chỉ chết do bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh như bệnh cầu
trùng, bệnh E.coli, bệnh CRD, …
+ Những trường hợp phát hiện được bệnh thì nên loại thải ngay vì gà bệnh
khả năng tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn cao, hơn nữa gà bệnh sẽ dễ mắc các bệnh
truyền nhiễm khác làm lây lan sang toàn đàn.
Điều trị:
+ Hiện không có thuốc điều trị chỉ có thể phòng bệnh bằng vệ sinh phòng
bệnh tốt, chuẩn bị chuồng úm phải sạch sẽ, thoáng khí, tốt nhất nên thắp đèn 6 – 8
giờ trước khi đưa gà vào úm. Phun thuốc sát trùng định kỳ
+ Nên có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ.
+ Đặc biệt về mùa đông để đảm bảo nhiệt độ úm nên tăng nhiệt độ bằng cách
thêm bóng đèn hoặc tăng thêm nguồn nhiệt chứ không được đậy kín lồng úm.

+ Cho gà ăn theo bữa, hạn chế khẩu phần ăn 10 – 20%, đặc biệt về mùa
đông, bởi vì nếu ăn nhiều sẽ cần 1 lượng oxy lớn để tiêu hao năng lượng, trong khi
đó những gà đang mắc bệnh này lại đang thiếu oxy.
1.2.3.2. Tham gia các công việc khác
Trong thời gian thực tập, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thí
nghiệm, bản thân tôi còn tham gia vào một số công việc khác như:
+ Tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh.
+ Tham gia chọn lọc và loại thải đàn gà không đạt tiêu chuẩn
+ Chăm sóc đàn gà bố mẹ, gà con, gà thịt.
+ Tham gia quản lý máy ấp, chọn trứng, chọn lọc gà giống.
+ Tham gia công tác tư vấn kỹ thuật chăn nuôi như hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi
cho các hộ gia đình mua con giống của trại, từ khâu xây dựng chuồng trại đến khâu vệ
sinh phòng bệnh cũng như kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng khi nuôi gia cầm, gia súc.
12


Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại gà của chủ hộ Nguyễn Văn Hoạt
chúng tôi đã tham gia và hoàn thành được một số công tác phục vụ sản xuất đã đề
ra. Kết quả của công tác này được thể hiện tổng quát qua bảng sau:
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc Đơn vị

Số lượng
Kết quả (An toàn, Khỏi)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Chăm sóc nuôi dưỡng An toàn
Úm gà con Con 7140 6950 97,3
Chăm sóc gà thịt Con 6950 6586 97,7
2. Phòng bệnh bằng vaccine


An toàn
Nhỏ lasota Con 7120 7120 100,00
Nhỏ Gumboro Con 7120 7120 100,00
Tiêm Newcastle Con 7120 7120 100.00
Tiêm cúm Con 7120 7120 100,00
3. Điều trị bệnh

Khỏi
Bệnh cầu trùng Con 680 650 95,58
Bệnh bạch lỵ gà con Con 500 475 95,00
CRD Con 300 276 82,00
4. Công tác khác

An toàn
Sát trùng chuồng trại m
2

800 800 100,00
1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
1.3.1.1. Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian thực tập tại trại của chủ hộ Nguyễn Văn Hoạt, được sự giúp đỡ
của Ban lãnh đạo trại, cán bộ phụ trách và thầy giáo hướng dẫn, cùng với chính
quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi bước đầu tiếp xúc với thực tiễn
sản xuất. Qua đó tôi đã vận dụng được những kiến thức đã học ở trường để củng cố
thêm kiến thức và rèn luyện thêm chuyên môn của mình.
Qua đợt thực tập này tôi thấy mình trưởng thành hơn về nhiều mặt, điều quan
trọng nhất là tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ thực tiễn
sản xuất như:

+ Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý.
+ Biết cách dùng một số loại vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh.
+ Biết chẩn đoán một số bệnh thông thường và biện pháp điều trị.
13


+ Tay nghề thực tế được nâng lên rõ rệt.
Trong thời gian thực tập được tiếp xúc với thực tế sản xuất đã giúp tôi
khẳng định được tư tưởng vững vàng, rèn luyện tác phong làm việc, trau dồi,
củng cố và nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, giúp tôi yêu ngành yêu
nghề, say mê với công việc và không ngừng cố gắng học hỏi để làm tốt hơn khi
ra thực tế sản xuất. Tôi thấy rằng việc đi thực tập là một việc rất cần thiết đối với
bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường.
1.3.1.2. Tồn tại
Trong thời gian thực tập với kết quả thu được, tôi thấy mình còn một số tồn
tại sau:
+ Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều cho nên
kết quả thu được chưa cao.
+ Còn yếu về tay nghề, đôi khi chưa mạnh dạn trong công việc.
+ Các kiến thức được học tập và rèn luyện ở trường chưa thể vận dụng hết
vào thực tiễn sản xuất.
1.3.2. Đề nghị
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, tăng cường tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở quanh vùng vành đai của
trại. Đồng thời vận động, giải thích cho nhân dân hiểu biết và tự giác thực hiện.
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh, thì mô hình trang
trại cần trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại và dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y. Mở rộng
quy mô trang trại để đạt mục đích vừa là nơi nghiên cứu khoa học vừa là nơi sản xuất
kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao, cung ứng ra thị trường những sản phẩm thịt chất
lượng, an toàn cho người sử dụng. Tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên vào

thực tập tốt nghiệp cũng như tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học.
Qua thời gian thực tập, tuy kết quả đạt được chưa được nhiều nhưng đó là
nguồn động viên rất lớn đối với tôi và tôi cần cố gắng nhiều hơn nữa để có thêm
nhiều kiến thức và tay nghề vững vàng.
14


PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Hanvet K.T.G nhằm nâng cao sức đề kháng
và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt CP 707 tại Tỉnh Thái Nguyên”
2.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm đã và đang được chú trọng đầu
tư phát triển, bởi nó chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong ngành chăn nuôi nói
riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, thịt gà là một loại thịt được nhân
dân ưa dùng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được sử dụng rộng rãi trong
đời sống hàng ngày. Ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng là nhờ áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thì việc
đầu tư cho phát triển nông thôn bền vững là việc hết sức quan trọng. Từ đó, Cục
chăn nuôi nước ta đã có những chính sách xây dựng một hệ thống chăn nuôi tiên
tiến theo tiêu chuẩn thế giới, đồng thời phát triển ngành chăn nuôi theo hướng
chất lượng và có hiệu quả, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt
Nam trên thị trường thế giới.
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi gà theo hướng phát triển gắn liền với nền kinh tế
thị trường, cùng với nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước, ngoài vấn đề con giống và
việc ứng dụng nhiều biện pháp như: Bổ sung kháng sinh, vitamin… vào thức ăn nước
uống thì việc sử dụng một số men vi sinh vật có ích dựa trên cơ sở của quá trình lên

men đang được sử dụng rộng rãi, đem lại lợi ích tương đối cao cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sử sụng chế
phẩm Hanvet K.T.G nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh
trưởng cho gà thịt CP 707 tại Tỉnh Thái Nguyên”.
*Mục đích của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của chế phẩm đến sức đề kháng của gà thịt
- Xác định ảnh hưởng của chế phẩm đến khả năng sinh trưởng của gà thịt
15


2.2. Tổng quang tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở gia cầm
Theo Lê Hồng Mận (2007) [13] sự trao đổi chất và năng lượng ở gia cầm cao
hơn so với động vật có vú và được bồi bổ nhanh chính bởi quá trình tiêu hóa và hấp
thụ các chất dinh dưỡng. Khối lượng rất lớn các chất tiêu hóa đi qua ống tiêu hóa
thể hiện tốc độ và cường độ của các quá trình tiêu hóa ở gà, vịt, ở gà còn non tốc độ
là 30 - 39cm/giờ, gà con lớn hơn là 32 - 40cm/giờ, và ở gà trưởng thành là 40 -
42cm/giờ, chất tiêu hóa được giữ lại trong ống tiêu hóa không quá 2 - 4giờ.
* Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, một phút mổ 180 - 240 lần, lúc đói mổ nhanh,
mỏ mở rộng. Mặt trên lưỡi có răng rất nhỏ hóa sừng, hướng về cổ họng để đưa thức
ăn về phía thực quản - thị giác và xúc giác kiểm tra tiếp nhận thức ăn, còn vị giác và
khứu giác ý nghĩa kém hơn.
Tuyến nước bọt kém phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy. Nước bọt có
tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nước bọt có chứa một số ít
men amylaza nên có ít tác dụng đối với tiêu hóa. Gà mái có thể tiết 7 - 25ml nước bọt
trong một ngày đêm (bình quân khoảng 12ml) (Nguyễn Duy Hoan, 1998) [3]. Thức ăn
vào diều, khi đói theo ống diều vào thẳng dạ dày, không giữ lại lâu ở diều.
* Tiêu hóa ở diều

Diều gà hình túi ở thực quản chứa được 100 - 120mg thức ăn. Giữa các cơ
thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn đi thẳng vào phần dưới của thực quản và
dạ dày không qua túi diều.
Ở diều thức ăn được làm mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần do các men
và vi khuẩn có trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng lưu lại trong diều lâu hơn. Khi
thức ăn và nước có tỉ lệ 1:1 thì được giữ lại ở diều 5 - 6 giờ.
Độ pH trong diều gia cầm là 4,5 - 5,8. Sau khi ăn từ 1- 2 giờ diều co bóp theo
dạng dãy với khoảng cách 15 - 20 phút, sau khi ăn từ 5 - 12 giờ là 10 - 12 phút.
Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân
giải thành đường đa rồi một phần chuyển thành đường glucoza
* Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày chia ra: Dạ dày tuyến và dạ dày cơ
- Dạ dày tuyến: Cấu tạo từ cơ trơn là dạng ống ngắn, có vách dày, khối lượng
khoảng từ 3,5 - 6 gam.
16


Vách gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết
Dịch có chứa chlohydric, pepsin và musin. Sự tiết dịch diễn ra liên tục, sau
khi ăn càng được tăng cường
Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày làm ướt, thức ăn
chuyển xuống dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ (không quá một
lần/phút)
- Dạ dày cơ:
Cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh. Dạ dày cơ không
tiết dịch tiêu hóa mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày cơ. Thức ăn
được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác dụng của men dịch dạ
dày, enzyme và các vi khuẩn. Acid Chlohydric tác động làm cho các pepton và một
phần thành các acid amin.
Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được truyền vào tá tràng có các men của

dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo điều kiện thích hợp
cho sự hoạt động của các men phân giải protein và glucid. Sỏi và các dị vật trong
dạ dày làm tăng tác động nghiền của vách dạ dày. Tốt nhất nên cho gà ăn sỏi thạch
anh vì không bị phân hủy bởi Acid Chlohydric.
Tiêu hóa ở ruột
Quá trình cơ bản phân tích men từng bước các chất dinh dưỡng đều được tiến
hành chủ yếu ở ruột non.
Dịch ruột gà lỏng, đục, kiềm tính, pH = 7.42 với độ đặc 1.0076 và chứa các
men proteolyse, amonlitic, lypolitic và enterokinaza.
Dịch tuyến tụy - pancreatic - lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi
toan hoặc kiềm (pH = 6 ở gà, pH = 7,2 -7,5 ở gia cầm khác). Dịch này có men
tripsin, carboxi peptidaza, mantaza và lipaza. Trong các chất khô của dịch này có
các acid amin, lipid và các chất khoáng CaCl
2
, NaCl, NaHCO
3

Gà một năm tuổi, lúc bình thường tuyến tụy tiết ra 0,4 - 0,8ml/giờ, sau khi 5
- 10 phút lượng tiết tăng gấp 3-4 lần, giữ cho đến giờ thứ 3, rồi giảm dần. Thành
phần thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch men của tụy, thức ăn giàu protein
nâng hoạt tính proteolyse lên 60%, giàu lipid tăng hoạt tính của lypolitic,…
Mật của gia cầm được tiết liên tục từ túi mật vào đường ruột, lỏng màu sáng
hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH =7,3 - 8,5.
Mật có vai trò đa dạng trong quá trình tiêu hóa của gia cầm, gây nên nhũ
tương mỡ, hoạt hóa các men tiêu hóa của dịch tụy, kích thích làm tăng nhu động
17


ruột, tạo điều kiện hấp thu các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa, đặc biệt là các
acid béo mà chúng tạo thành các hợp chất dễ hòa tan. Mật ngăn cản việc gây nên

vết loét trên màng nhầy của dạ dày cơ và có tính diệt khuẩn.
Ở ruột gluxit được phân giải thành các monosaccarit do men amylaza của
dịch tụy, một phần của dịch ruột.
Phần dưỡng chất không được hấp thu ở ruột non chuyển xuống manh tràng
và van hồi manh tràng của ruột già.
Ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng nhầy
tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa trong ruột già phụ thuộc vào enzyme của ruột
non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu ruột già. Ở đây cũng diễn
ra quá trình tiêu hóa như ở ruột trong ruột non.
Trong ruột già còn có hệ vi sinh vật cư trú, về số lượng và chủng loại giống
như trong dạ dày cỏ của động vật nhai lại. Các vi sinh vật này hoạt động chủ yếu ở
manh tràng, phân giải cellulose, bột đường, protein.
Quá trình tiêu hóa trong ruột già một phần do tác dụng của emzyme ở ruột
non đi xuống còn chủ yếu nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật. Quá trình tiêu hóa
cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các acid béo bay hơi và các amino acid sẽ được
hấp thu ở đây.
Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên
vitamin K, vitamin B
12
, và phức hợp vitamin B. Trong ruột già còn có quá trình
viên phân, tạo phân (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2005) [19].
2.2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm
* Khái niệm sinh trưởng
Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có các đặc
trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng là một đặc
trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo tài liệu của Chambers J.K (1990) [29], thì tác giả MoZan (1977) đã đưa
ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như
thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà

còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Trần Đình Miên (1992)
[14], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do
đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ
phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”.

×