ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
CHU THỊ HỊA
Tên ti:
NGHIÊN CứU THựC TRạNG Và Đề XUấT GIảI PHáP Để NÂNG CAO HIệU QUả
SảN XUấT CủA CáC Hộ TRồNG MíA TRÊN ĐịA BàN XÃ QUốC VIệT
HUYệN TRàNG ĐịNH - TỉNH LạNG SƠN
khóa luận tốt nghiệp ĐạI HọC
H o to
: Chính quy
Chun ngành
: Phát triển nơng thơn
Lớp
: K42 - PTNT
Khoa
: KT&PTNT
Khoá học
: 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Cù Ngọc Bắc
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này do chính tơi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của thầy giáo Ths. Cù Ngọc Bắc. Số liệu và kết quả nghiên cứu
trong khóa luận này hồn tồn trung thực, chưa sử dụng để bảo vệ một cơng
trình khoa học nào, các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ
rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hồn thành khóa luận đều đã được cảm
ơn. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Ngun, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Chu Thị Hòa
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp
tại cơ sở, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè, tơi đã
hồn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Được sự đồng ý của ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc
biệt là sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Th.s Cù Ngọc Bắc tôi tiến hành
nghiên cứu chuyên đề: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để
nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng mía trên địa bàn xã Quốc Việt huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn”.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, cùng tất cả
các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt tơi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng
dẫn Th.s Cù Ngọc Bắc đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tơi hồn thành bản khóa
luận tốt nghiệp. Đồng thời, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo, cán bộ
UBND xã Quốc Việt đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu
thập số liệu phục vụ cho bản khóa luận này.
Cuối cùng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tơi hồn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình trong suốt
thời gian vừa qua.
Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên mặc dù đã cố gắng hết sức
nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cơ giáo cùng tồn thể các bạn sinh viên để đề tài được hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Chu Thị Hòa
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nghĩa
1
TN
Thu nhập
2
FAO
Tổ chức lương thực thế giới
3
HQ
Hiệu quả
4
ĐVDT
Đơn vị diện tích
5
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
6
LĐ
Lao động
7
TSCĐ
Tài sản cố định
8
GO
Giá trị sản xuất
9
VA
Giá trị gia tăng
10
IC
Chi phí trung gian
11
UBND
Ủy ban nhân dân
12
Pr
Lợi nhuận
13
ĐVT
Đơn vị tính
14
BQ
Bình qn
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học........................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4
2.1.1. Khái quát chung về hộ nông dân .................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây mía ......................................................... 5
2.1.3. Hiệu quả sản xuất ...................................................................................... 12
2.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 14
2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 15
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới ............................ 15
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía trong nước ......................................... 17
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía ở xã Quốc Việt ....................................... 19
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp ...................................... 21
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ..................................................... 21
3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ........................................................ 22
3.3.3.2.Đối với các thông tin sơ cấp:................................................................... 22
3.3.4. Phương pháp phân tích thơng tin .............................................................. 22
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 23
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn ........................ 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................ 25
4.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất ............. 28
4.2. Thực trạng phát triển cây mía của xã Quốc Việt ......................................... 29
4.3. Thực trạng phát triển cây mía tại các hộ điều tra ......................................... 33
4.3.1. Đặc điểm chung của các hộ trồng mía ...................................................... 33
4.3.2. Thực trạng tiêu thụ mía các hộ điều tra..................................................... 36
4.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất mía .................................. 37
4.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây mía
tại xã Quốc Việt................................................................................................... 43
4.4.1. Tiềm năng lợi thế cần được khai thác ....................................................... 43
4.4.2. Thuận lợi ................................................................................................... 43
4.4.3. Khó khăn ................................................................................................... 43
4.5. Các giải pháp phát triển................................................................................ 44
4.5.1. Định hướng phát triển cây mía .................................................................. 44
4.5.2. Các giải pháp phát triển cây mía ............................................................... 45
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 52
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 52
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 52
5.2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................... 52
5.2.2. Đối với các cấp chính quyền ..................................................................... 53
5.2.3. Đối với người dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ..................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng mía đường thế giới (2009 - 2012) .............. 16
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng mía ở Việt Nam (2009 - 2012) ........ 19
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã năm 2013............................................. 24
Bảng 4.1: Diện tích trồng mía của xã trong 3 năm 2011 – 2013 ........................ 30
Bảng 4.2: Diện tích trồng mía một số thơn tại xã Quốc Việt.............................. 31
Bảng 4.3: Năng suất và sản lượng mía của xã trong 3 năm 2011 -2013 ............ 32
Bảng 4.4: Năng suất và sản lượng đường của xã trong 3 năm 2011 - 2013 ....... 32
Bảng 4.5: Tình hình nhân lực sản xuất mía tại các hộ điều tra ........................... 33
Bảng 4.6: Trình độ học vấn của các hộ điều tra.................................................. 34
Bảng 4.7: Diện tích trồng mía của các hộ điều tra năm 2014 ............................. 35
Bảng 4.8: Diện tích trồng mới và trồng cải tạo của cây mía............................... 35
Bảng 4.9: Chi phí cho sản xuất của 1ha diện tích trồng mía .............................. 38
Bảng 4.10: Chi phí cho sản xuất đường của 1ha diện tích trồng mía ................. 39
Bảng 4.11: Hình thức tiêu thụ mía của các hộ điều tra ....................................... 40
Bảng 4.12: Hiệu quả sản xuất mía của 1ha diện tích trồng mía bán ................... 40
Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất đường của 1ha diện tích
trồng mía nguyên liệu .......................................................................................... 40
Bảng 4.14: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của mía bán và
mía nguyên liệu (đường) ..................................................................................... 41
1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh
tế Việt Nam thì ngành nơng nghiệp ln được coi là ngành quan trọng hàng đầu.
Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nơng nghiệp. Song
nơng nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như khả năng cạnh
tranh so với các nước trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị
trường, thể chế chính sách. Những rủi ro bất lợi này tác động rất lớn tới người
nơng dân. Xét một cách tồn diện người nơng dân ln là những người chịu
nhiều thiệt thịi và ln gặp khó khăn nhất trong cuộc sống.
Đối với nơng dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những
cây trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Ngày xưa
cây mía tạo ra TN cho người nông dân với các sản phẩm mật mía, đường mía thì
ngày nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác định không chỉ là
ngành kinh tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành kinh tế xã hội do nó
có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của hàng nghìn người nơng dân. Trong
những năm qua Chính Phủ đã triển khai nhiều chương trình, quyết định liên
quan đến phát triển mía đường như “Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường”,
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và thực hiện một số giải pháp
xử lý khó khăn đối với các nhà máy, cơng ty đường và người trồng mía. Ngồi
ra, Chính Phủ ban hành quyết định số 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch
phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện
tích trồng mía 300.000 ha; sản lượng 19,5 triệu tấn/năm [4]. Các chương trình
quyết định nhằm tạo việc làm cho lao động nơng nghiệp và lao động công
nghiệp trong các nhà máy đường, các nhà máy cơ khí đường, góp phần xóa đói
giảm nghèo cho các vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho
nông dân ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Qua đó thấy được vai trị của cây
mía đối với người nơng dân và nền kinh tế Việt Nam ngày một quan trọng.
Quốc Việt là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi của huyện Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân
2
sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp
với cây cơng nghiệp như ngơ, mía, sắn…So với các loại cây trồng khác thì cây mía
là loại cây có giá trị cao. Trong những năm gần đây diện tích trồng mía và số hộ
trồng mía ngày càng tăng, theo đó đời sống của người dân từng bước được cải thiện
rõ rệt, là một hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng đắn. Cây mía góp phần tạo
cơng ăn việc làm, tận dụng lao động hợp lý, tăng thu nhập cho người lao động. Đây
là thực tế đáng mừng bởi như thế có nghĩa là người dân đã tìm ra được lối thốt xố
đói giảm nghèo cho chính họ.
Tuy nhiên, hiện nay quy mơ trồng mía cịn nhỏ, chưa được sự quan tâm
của chính quyền địa phương, phát triển chưa có chiến lược rõ ràng, chưa áp
dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật nên cây mía
khơng to, bị sâu bệnh, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế
cao. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa
phương, là một trong những cơ sở nhằm đánh giá khái quát thực trạng và tìm
hướng đi cho việc sản xuất mía. Đây chính là lý do mà tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất
của các hộ trồng mía trên địa bàn xã Quốc Việt - huyện Tràng Định - tỉnh
Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng trồng mía ở địa
phương, phát hiện điểm hạn chế và khó khăn, từ đó đề xuất định hướng và một
số giải pháp khả thi khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người nơng dân,
góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của xã, từng bước nâng cao chất
lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngồi nước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về trồng mía.
- Đánh giá được thực trạng phát triển cây mía trên địa bàn nghiên cứu.
- Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn trong phát triển cây mía trên địa
bàn nghiên cứu.
3
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cây mía trên địa bàn
một cách có hiệu quả trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng
dụng kiến thức đó vào thực tiễn, tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài
nghiên cứu khoa học.
- Rèn luyện các kỹ năng thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo.
- Là tài liệu tham khảo cho khoa, trường, cơ quan trong ngành và sinh
viên các khóa sau
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo các
ban ngành tham khảo để đưa ra phương hướng để phát triển tiềm năng và thế mạnh,
giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây cơng nghiệp nói chung và cây
mía nói riêng nhằm phát triển kinh tế ngày càng hiệu quả hơn.
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái quát chung về hộ nông dân
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Có nhiều định nghĩa về hộ nơng dân:
Theo Ellis (1988): “Hộ nơng dân là hộ có phương tiện sống từ ruộng đất,
sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống
kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào
thị trường với một trình độ hồn chỉnh khơng cao” [3].
Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không
dùng lao động làm th, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó, các khái niệm
kinh tế thông thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này. Do không
thuê lao động nên trong hộ nơng dân khơng có khái niệm tiền lương và tiếp theo
là khơng thể tính được lợi nhuận, địa tơ và lợi tức. Hộ nơng dân chỉ có thu nhập
chung của tất cả các hoạt động kinh tế gia đình, đó là sản lượng hàng năm trừ đi
chi phí. Mục tiêu của hộ nơng dân là có thu nhập cao, khơng kể thu nhập ấy có
nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn ni hay ngành nghề dịch vụ. Đó là kết quả
chung của lao động gia đình [10].
Hộ nơng dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn
lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động...được góp thành vốn
chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn
chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý
kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình.
2.1.1.2. Đặc điểm của hộ nơng dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank Ellis thì hộ
nơng dân có những đặc điểm sau [3]
- Hộ nơng dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng, vừa là một đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội.
5
- Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển
của hộ từ tự cung tự cấp hồn tồn đến sản xuất hàng hóa hồn tồn. Trình độ
này quyết định quan hệ giữa hộ nơng dân với thị trường.
- Các hộ nơng dân ngồi hoạt động nơng nghiệp cịn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
- Khả năng của hộ nơng dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản
đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong
khi khả năng khắc phục lại hạn chế.
- Người nơng dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố
sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia
đình nơng dân trước những thiên tai.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây mía
2.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây mía
Mía có tên khoa học là Sacharumof feiniruml, là ngành có hạt, lớp 1 là
mầm, thuộc họ hoa thảo, chu kỳ sinh trưởng của cây mía từ hom đến thu hoạch
kéo dài 1 năm. Trường hợp đặc biệt là 2 năm như ở Hawoai (Mỹ). Thời gian sinh
trưởng mía kéo dài 5 giai đoạn: nảy mầm, đẻ nhánh, vươn cao, chín cơng nghiệp
và giai đoạn treo cờ. Mía có một số đặc điểm sinh học cụ thể như sau [9]
- Khả năng sinh khối lớn: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn và khả
năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời. Trong thời gian 10 - 12 tháng, 1ha mía có
thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc rễ
để lại trong đất.
- Khả năng tái sinh mạnh: Mía có khả năng lưu gốc được nhiều năm một
lần trồng thu hoạch được nhiều vụ và giảm chi phí sản xuất.
- Khả năng thích ứng rộng: Mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái
khác nhau (khí hậu, đất đai, khơ hạn hoặc úng ngập…), chống chịu tốt với các
điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường.
2.1.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây mía
+ Nhiệt độ: Thích hợp trong phạm vi 20 – 25oC. Nhiệt độ cao quá hoặc
thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang
hợp.Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con, nhiệt độ thích
hợp từ 20 – 25oC.Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6-9 lá), nhiệt độ thích hợp 20 –
6
30oC. Ở thời kỳ mía làm dóng vươn cao, u cầu nhiệt độ cao hơn để tăng
cường quang hợp, tốt nhất là 30 – 32oC [9].
+ Ánh sáng: Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi
cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu ánh
sáng cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị
sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 - 3.000 giờ
chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.200 giờ trở lên [9].
+ Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng
và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng).
Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 810 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch.Cây mía là lồi cây trồng cạn, có
bộ rễ ăn nơng nên rất cần nước nhưng khơng chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao
cần tưới nước trong mùa khơ. Nơi đất thấp cần thốt nước tốt trong mùa mưa. Thời
kỳ cây mía làm dóng vươn cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp khoảng 7080%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ 65-70% [9].
+ Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức
chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ
đường trong mía. Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở
vùng xích đạo là 1600 m, ở vùng nhiệt đới là 700 – 800 m [9].
+ Đất trồng: Mía là loại cây cơng nghiệp khoẻ, dễ tính, khơng kén đất, vậy
có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất
thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao,
giữ ẩm tốt và dễ thốt nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất
sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi,
khơ hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thống nhất
định, độ PH khơng vượt q giới hạn từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc
địa hình khơng vượt q 150, đất khơng ngập úng thường xuyên. Những vùng
đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng
mía. Ngồi ra, người ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gị đồi có độ dốc
khơng lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên, ở những vùng địa bàn này
cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức để tránh xói mịn đất. Ngành
trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chun
canh có qui mơ lớn [9].
7
+ Gió: Mía sợ gió mạnh và khơ. Gió bão làm cây đổ ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng của cây mía, đồng thời tăng thêm chi phí thu hoạch [9].
+ Giống mía: Giống mía đóng vai trị quan trọng trong sản xuất mía, giống
mía có thể sử dụng phần ngọn của cây mía khi thu hoạch hoặc sử dụng tồn bộ
cây mía để làm giống. Giống mía tốt là giống cho năng suất cao, hàm lượng
đường nhiều, thích hợp với điều kiện sinh thái, trồng trọt và chế biến của từng
vùng. Yêu cầu này thể hiện ở các tiêu chuẩn chung là tăng trưởng nhanh, tỷ lệ
đường cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với điều kiện sinh thái
và đất đai của từng vùng, để gốc tốt, khơng hoặc ít ra hoa, thích hợp với điều
kiện chế biến của mỗi nơi. Hiện nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật, nước ta đã sản xuất ra
các loại giống mía mới cho năng suất và chất lượng cao [9].
Giai đoạn từ những năm 2000 tới nay, công tác nghiên cứu, chuyển giao
giống mía và biện pháp thâm canh tiếp tục được nhà nước, các Bộ, ngành mía
đường, các địa phương, các doanh nghiệp mía đường và người trồng mía quan
tâm. Trong những năm qua, trung tâm nghiên cứu và phát triển mía đường Việt
Nam đã lai tạo và đưa được nhiều loại giống mía có năng suất cao và cho trữ
lượng đường với tỷ lệ cao như: Giống mía VN84-422, ROC10, MI, F156,
VN85-1427, DLM24, MI55-14, K84-200, VN84-1437…những giống này có
năng suất cao, ổn định và có HQKT cao. Cho đến năm 2008, trên toàn quốc đã
đưa vào sử dụng nhiều giống mía phù hợp với từng địa phương [5].
2.1.2.3. Phân loại giống mía ở Việt Nam
Trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, cây mía được chia thành hai loại mía
chính: Mía ăn và mía ép cơng nghiệp.
- Mía ăn: Nhóm này chiếm diện tích rất ít, chỉ một phần nhỏ và tập trung
chủ yếu ở các tỉnh như: Hà Tây, Hưng n, Hịa Bình… Đây là nhóm mía nhiệt
đới, thân mềm, nhỏ, hàm lượng đường glucose và fructose cao hơn các nhóm
khác nên rất bổ và mát. Nhóm mía này hồn tồn là nhóm mía ngun thủy chưa
trải qua cơng nghệ chuyển gen hiện đại. Nhóm mía này có thể trồng quang năm
khơng theo mùa vụ chính, không chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, tuy
nhiên u cầu về chế độ dinh dưỡng cao khơng thích hợp để trồng cây công
nghiệp. Một số giống tiêu biểu như: mía tím, mía chân gà…
- Mía ép cơng nghiệp: Đây là các giống mía dùng để phục vụ cho cơng
nghiệp chế biến đường, phần lớn các giống mía này được nhập từ Đài Loan, Ấn
8
Độ, Trung Quốc. Căn cứ vào thời điểm chín cơng nghiệp của mía người ta chia
mía ép thành các nhóm chính như sau:
+ Nhóm mía chín sớm: Nhóm này chiếm khoảng 20-30% diện tích của
vụ, thu hoạch vào đầu tháng 10. Nhóm này gồm: Giống Việt đường 54-143,
giống Neo 320, giống Ja 60-5…
+ Nhóm mía chín trung bình: Đây là nhóm mía trồng chính của ngành
cơng nghiệp mía, diện tích trồng chiếm 40-50% diện tích cả vụ. Bao gồm các
giống: giống F156, giống Co 715, giống F134…
+ Nhóm mía chín muộn: Nhóm này chiếm tỷ lệ 20-30% diện tích của mía
ép cơng nghiệp, gồm giống My 514 là gióng mía gốc Cuba hiện đang được trồng
phổ biến ở Nam bộ, năng suất đạt 80-1000 tấn/ha.
2.1.2.4. Kỹ thuật gieo trồng
+ Thời vụ gieo trồng: Thời vụ trồng mía có thể kéo dài từ tháng 9 năm
trước đến 30/03 năm sau [2].
+ Xử lý giống: Hom giống nên trồng ngay khi hom giống còn tươi, chỉ xử
lý hoặc ngâm ủ đối với vùng trồng có nhiệt độ thấp, hoặc bị nấm bệnh [2].
+ Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng mía và số lượng hom
giống thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai, giống, trình độ tập qn canh
tác từng nơi. Khoảng cách trồng mía dao động từ 0,9 m đến 1,2 m; Lượng hom
trồng biến động từ 4 đến 8 tấn/ha [2].
+ Cách trồng: Trên rãnh đặt hom trồng thành một hàng hay hai hàng so le,
đặt mầm mía nằm ra hai bên, lấp đất dày mỏng tùy đất khô hay ẩm, nhiệt độ cao
hay thấp (khô, rét lấp đất dày; ẩm lấp đất nông; trồng vụ thu chỉ cần lấp kín
hom) [2].
+ Làm đất trồng mía: Chuẩn bị đất trồng mía là khâu kỹ thuật đầu tiên rất
quan trọng. Làm đất trồng mía có 2 bước: Cày bừa và hót luống (rạch hàng) [2].
Cày, bừa: Phải đảm bảo 2 tiêu chuẩn cơ bản là độ sâu và độ mịn. Cày
được càng sâu càng tốt, vì bộ rễ mía ăn sâu đến 50 – 60 cm.
Hót luống: Rãnh trồng mía phải sâu 25 cm, đáy rãnh có một lớp đất xốp 5
cm - 10 cm.
+ Chăm sóc
Bón phân: Nguyên tắc là đất xấu bón nhiều phân, đất tốt thì bón ít phân,
đất nghèo loại phân gì thì bón loại phân ấy [2].
9
Phân hữu cơ: Bón từ 8 đến 20 tấn/ha bón lót tồn bộ.
Phân tổng hợp sinh học: Bón từ 1500 – 2000 kg/ha, bón lót 50%, bón thúc
khi mía kết thúc đẻ 50%.
Đạm urê: Bón lót từ 300 kg đến 450 kg, cá biệt có thể bón đến 550 kg,
bón lót 50%, bón thúc lúc mía kết thúc đẻ 50%.
Phân lân: Bón từ 400 kg đến 600 kg/ha, cá biệt có thể bón 1000 kg/ha,
bón lót tồn bộ.
Kali: Bón lót từ 200 đến 300 kg/ha, bón lót tồn bộ hoặc bón lót 50% và
bón thúc 50%.
Vơi: Bón từ 500 kg đến 1200 kg/ha, đất quá chua phải bón liên tục cho
nhiều năm để đưa độ pH lên xấp xỉ 6.
+ Diệt cỏ, phá váng, cày xới, dặm mầm, bóc bẹ già [2]
Từ khi trồng đến trước khi mía giao tán phải thường xuyên diệt sạch cỏ
dại bằng cuốc, bằng cày hoặc bằng thuốc trừ cỏ.
Từ khi trồng đến trước khi mía đẻ nhánh, nếu mưa to phải xới phá váng,
nếu thiếu mầm phải dặm kịp thời.
Từ khi mía đẻ đến trước khi giao tán phải thường xuyên cày xới đất giữa
2 hàng mía, sau đó có điều kiện thì bóc bớt bẹ khơ, bẹ già.
+ Phịng trừ sâu bệnh: Mía bị rệp hại nặng sẽ hỏng ngọn, hỏng gốc và mất
đường. Dùng OFATOX pha với nước tỷ lệ 1/700 - 1/1100 phun diệt rệp triệt để
từ khi mới chớm phát sinh [2].
+ Thu hoạch: Khi thu hoạch phải chặt sát gốc và không được làm dập
gốc, không được thu hoạch vào lúc đất quá ướt để khỏi ảnh hưởng xấu đến vụ
lưu gốc [2].
2.1.2.5. Giá trị kinh tế của cây mía
Mía là cây cơng nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp
đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của
nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều
ngành sản suất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo…
Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 16 -18%
đường. Vào thời kỳ mía chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước.
Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường [9].
10
Ngồi sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao
gồm: bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình
49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% xenlulo) 2,5% là chất hịa tan
(đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành
ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi
tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột
giấy, làm sợi thì mía là ngun liệu quan trọng để thay thế [9].
Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình
chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp
1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu Rhums,
sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit
axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lít rượu. Từ một tấn
mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35-50 lít cồn 950, 1ha với kỹ thuật hiện đại
của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000-8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy mà khi
nguồn nhiêu liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế
năng lượng của thế kỷ 21 là lấy từ mía [9].
Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã
còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 5%N, 3% protein thô và một
lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản suất nhựa xeerrin
làm sơn, xi đánh giầy,vv…Sau khi lấy sáp, bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt [9].
Mía cịn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường trồng từ
tháng 9 đến tháng 3 hàng năm là lúc lượng mua rất thấp. Đến mùa mưa, mía
được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành tán lá xanh dày, diện tích lá gấp 45 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác
dụng tránh xói mịn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chùm
và phát triển mạnh trong tầng đất 0 - 60cm. Trong 1ha mía tốt có thể có 13-15
tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý
làm tăng độ phì của đất [9].
Như vậy, nếu đầu tư có HQ ngành mía đường sẽ mở ra một tương lai mới
đầy hy vọng cho vùng trồng mía, trước hết là người nơng dân, sau đó là các nhà
máy chế biến đường và các nhà máy phụ trợ khác. Khi phát triển được vùng
chuyên canh có quy mơ lớn, vấn đề việc làm cho người lao động nông nghiệp
trên lãnh thổ sẽ được giải quyết cơ bản. Mặt khác, việc cung cấp mía nguyên
11
liệu ổn định sẽ đảm bảo cho công nghiệp chế biến mía đường phát triển kéo
theo các ngành cơng nghiệp chế biến khác như bánh kẹo, những ngành công
nghiệp phụ phẩm sau đường phát triển. Giá trị kinh tế hàng hóa của cây mía tăng
lên, cơ cấu kinh tế cây trồng cũng như cơ cấu kinh tế xã hội có sự chuyển dịch
rõ rệt theo hướng tiến bộ. Khoảng cách về TN của lao động nông nghiệp và
công nghiệp được rút ngắn và ổn định.
2.1.2.6. Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mía
* Nhân tố bên ngồi
+ Điều kiện thời tiết khí hậu: Mía là một cơ thể sống có quy luật sinh
trưởng và phát triển riêng. Chính vì vậy quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây mía chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm, lượng mưa…
+ Thị trường đầu vào, đầu ra: Giá cả đầu vào và giá cả đầu ra có ảnh hưởng
rất lớn tới quyết định của người sản xuất. Giá cả đầu vào tăng cao sẽ hạn chế khả
năng đầu tư dẫn đến việc giảm năng suất và chất lượng của cây mía. Một thị trường
tiêu thụ ổn định, giá cả đầu ra có thể bù đắp được chi phí sản xuất và sinh lợi nhuận
chính là điều kiện cần để các hộ tiếp tục đầu tư sản xuất mía.
+ Cơ sở hạ tầng: Các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao
thông, hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất mía. Cơ sở hạ tầng phát
triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại cơ sở hạ
tầng kém phát triển, chính là nhân tố kìm hãm sản xuất phát triển.
+ Cơ chế chính sách của Nhà nước, tỉnh, địa phương: Ảnh hưởng gián tiếp
đến HQ sản xuất mía, đặc biệt là một số chính sách về đất đai, tín dụng, thuế…
+ Chính sách đầu tư hỗ trợ của cơng ty: Sự liên kết chặt chẽ giữa người
sản xuất và cơng ty chế biến chính là nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của
sản xuất mía. Bên cạnh đó, chính sách đầu tư hỗ trợ kịp thời của cơng ty, sẽ tạo
điều kiện thuận lợi để các hộ trồng mía yên tâm sản xuất.
* Các nhân tố bên trong
+ Quy mơ và tính chất đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư
liệu sản xuất đặc biệt khơng thể thay thế được. Chính vì vậy, đất đai chính là yếu
tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nơng nghiệp. Quy mơ đất đai có ảnh
12
hưởng rõ rệt tới mức độ đầu tư, khả năng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất từ đó
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của cây trồng.
+ Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: việc áp dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm tăng HQ sản xuất mía đặc biệt
là việc đưa giống mới, mơ hình trồng mía mới và cơ giới hóa vào sản xuất.
+ Mức độ đầu tư: Giống, phân bón, vơi, thuốc sâu, cơng chăm sóc ảnh hưởng
tới năng suất và chất lượng của cây trồng. Mức độ đầu tư hợp lý, sẽ nâng cao hiệu
quả kinh tế của cây mía.
2.1.3. Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất là sự phản ánh chung giữa yếu tố đầu vào, đầu ra mối
quan hệ mật thiết giữa chúng. Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng nguồn lực có sẵn trong một điều kiện kinh tế nhất định để
đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả sản xuất được xác
định bằng chi phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được trong một lĩnh vực nhất
định, hiệu quả kinh tế được xác định bằng nội dung kinh tế xã hội thông qua chỉ
tiêu xác định đánh giá hiệu quả kinh tế [1].
2.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã
hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng [6].
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của
các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
2.1.3.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp đến
nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án
đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư.
Từ khái niệm chung đó, cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh
tế, đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy
13
nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi
đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và tiết kiệm lớn
nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng
cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn
tiêu chuẩn là mục tiêu chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn
đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì
tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Mặt khác, tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng,
thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào
sản xuất… Nhu cầu cũng gồm nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có khả năng
thanh tốn và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên một
đơn vị chi phí là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với tồn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản
xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành
thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức
kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên
chi phí hoặc cơng lao động bỏ ra.
Đối với cây mía tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên
góc độ hoạch tốn kinh tế, tính tốn các chi phí, các yếu tố đầu vào, đồng thời
tính tốn được đầu ra từ đó.
Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và kết quả đạt được
đó chính là lợi nhuận.
2.1.3.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía là tương quan so sánh giữa đại cương
kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần xác định khối lượng quy mô mà
người sản xuất đạt được và tốc độ phát triển của mía, đồng thời tìm ra các
phương thức sản xuất tiên tiến, tiến bộ với chi phí thấp nhất mà đem lại hiệu quả
cao nhất.
14
Hiệu quả kinh tế khi sản xuất mía trước hết là kết quả lợi nhuận sản xuất
mà người dân lao động thu được. Nó được tính bằng cách so sánh kết quả thu
được với chi phí mà người dân bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm.
H=Q/C
Trong đó:
- H: là hiệu quả sản xuất (%)
- Q: là kết quả sản xuất
- C: là tổng chi phí sản xuất
Qua cơng thức trên cho ta tính tốn được hiệu suất sử dụng vốn bỏ ra sản
xuất, đó là phần trăm lãi suất sử dụng vốn, nếu H > 1 thì việc sản xuất có lãi.
Chúng ta có thể biết được đồng vốn sử dụng sản xuất cho chúng ta thu về bao
nhiêu phần trăm lãi suất. Hiệu quả kinh tế là tối ưu khi giá trị chỉ tiêu (H) đạt giá
trị cực đại. Qua công thức ta thấy được mối liên hệ giữa chi phí sản xuất với kết
quả sản xuất, hiệu quả kinh tế có mỗi liên hệ tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất.
Như vậy nếu ta giữ nguyên kết quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất thì hiệu
quả kinh tế sẽ tăng cao hoặc giữ nguyên chi phí và tăng kết quả sản xuất thì hiệu
quả kinh tế cũng tăng lên. Qua đó cho ta thấy trong q trình sản xuất mía cần
giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây mía bằng cách áp dụng các khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế sản xuất mía cịn được xác định bằng công hiệu số của
giá trị kết quả sản xuất đạt được và tổng chi phí bỏ ra để sản xuất.
H=Q-C
Cơng thức này cho ta biết khi sử dụng vốn vào sản xuất thì ta thu được bao
nhiêu giá trị lãi suất. Nó biểu hiện quy mơ hiệu quả của q trình sản xuất mía.
2.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.1.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất mía của các hộ điều tra
- Diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng bình qn/ hộ:
- Mức đầu tư vốn cố định, vốn lưu động cho sản xuất và cho một ĐVDT
trồng trọt.
2.1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mía
- Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là chi tồn bộ chi phí vật chất
thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm như giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật.
IC = ∑ Cj
15
- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các sản phẩm và
dịch vụ được tạo ra trong thời kỳ nhất định (thường là một năm hay một chu kỳ
kinh doanh). Hay GO chính là giá trị sản xuất bình quân/ĐVDT canh tác.
GO = ∑Qi x Pi
Trong đó:
Qi: số lượng sản phẩm sản loại i
Pi: giá trị sản phẩm loại i (mía)
- Giá trị gia tăng (VA): là khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
phát sinh trong q trình sản xuất – lưu thông - đến tiêu dùng:
VA = GO − IC
- Lợi nhuận:
Trong đó:
Pr = GO – TC
GO: là giá trị sản xuất
TC: là tổng chi phí
2.1.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất mía
- GO/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra được
bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng có HQ.
- VA/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao
nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- MI/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao
nhiêu đồng TN hỗn hợp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới
Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ
thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba,
nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường
thu được không cao. Cho đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường
từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu
Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vào
đầu những năm đầu cách mạng công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranh
thế giới I (1914 - 1918).
Mía được trồng chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, là cây
công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành cơng nghiệp đường, ưa sáng và
cần nhiều nước. Tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích trồng mía tồn thế giới
16
đạt gần 26,1 triệu ha và tổng sản lượng mía thu hoạch đạt 1,83 tỷ tấn, lần lượt
tăng 28,7% và 37,3% so với năm 2002. Brazil là nước có diện tích trồng mía lớn
nhất thế giới với hơn 9,7 triệu ha (39%), tiếp theo là Ấn Độ (19%), Trung Quốc
(7%) và Thái Lan (5%). Năng suất mía trung bình trên toàn thế giới vào năm
2012 khoảng 70,2 tấn/ha [11].
Mức tiêu thụ bình qn tồn thế giới là 24kg/người/năm, khác nhau nhiều
giữa các nước. Các nước phát triển, bình quân tiêu thụ là 30 - 40 kg/người/năm.
Các nước Châu Á bình qn tiêu thụ khoảng 14kg/người/năm. Trong khi đó,
bình qn tiêu thụ đường của Việt Nam tương đối thấp, chỉ khoảng 12 – 13
kg/người/năm, thấp hơn so với 30,3kg ở Thái Lan, 50kg ở Malayxia và Úc,
15kg ở Ấn Độ nhưng cao hơn mức 7kg ở Trung Quốc [11].
Trong những năm qua tiêu thụ đường trên thế giới tăng tương đối ổn định
ở mức 1,71% bình quân hàng năm. Nhu cầu tiêu thụ đường niên vụ 2004/2005
đạt xấp xỉ 148 triệu tấn, tăng khoảng 1,87% trong cùng giai đoạn [11].
Trong những năm qua sản xuất đường thế giới luôn vượt cầu. Hầu hết các
nước đều có chính sách bảo hộ cho ngành đường, giữ giá trong nước ổn định
thông qua thuế nhập khẩu cao, hỗ trợ xuất khẩu đường thừa ra ngoài biên giới
với giá bán thấp hơn giá thành sản xuất.
Hiện nay đường mía vẫn là nguồn đường cung cấp chủ yếu cho thị trường
đường thế giới. Diện tích, năng suất, sản lượng mía đường thế giới được thể hiện
qua bảng sau
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng mía đường thế giới (2009 - 2012)
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tấn/ha)
(triệu tấn)
2009
23,7
71,5
1.693,5
2010
23,8
71,8
1.707,9
2011
25,6
71,1
1.819,4
2012
26,1
70,2
1.832,5
(Nguồn: FAO stat 2013) [12]
17
Ta thấy từ 2009 - 2012 diện tích trồng mía của thế giới liên tục tăng từ
23,7 triệu ha lên 26,1 triệu ha tức là tăng 2,4 triệu ha. Sản lượng từ năm 2009 2012 cũng liên tục tăng từ 1.639,5 triệu tấn lên 1.819,4 triệu tấn tức là tăng
125,9 triệu tấn, sản lượng từ năm 2009 - 2012 tăng do diện tích tăng. Năng suất
trong giai đoạn 2009 - 2012 có sự thay đổi từ năm 2009 - 2010 năng suất tăng
0,3 tấn/ha, nhưng từ năm 2010 đến năm 2012 năng suất giảm từ 71,8 tấn/ha
xuống 70,2 tấn/ha tức là 1,6 tấn/ha.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía trong nước
Về mặt tài nguyên, khí hậu, đất đai thì Việt Nam được đánh giá là nước
có tiềm năng trung bình khá để phát triển cây mía. Việt Nam có lượng mưa nói
chung là tốt, nhiệt độ phù hợp, độ nắng thích hợp. Trên phạm vi cả nước, các
vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ đặc biệt là vùng duyên hải Nam
Trung Bộ có khả năng phát triển mía đường rất tốt.
- Giai đoạn trước khi có chương trình mía đường (1980 - 1994).
Đầu những năm 80, diện tích mía của cả nước có xu hướng tăng và đạt
162.000 ha vào năm 1984. Sau đó diện tích mía lại giảm mà nguyên nhân do giá
đường thế giới giảm mạnh, đường nhập khẩu nhiều và thậm chí có lúc vượt qua
nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Do vậy, nơng dân Việt Nam đã giảm diện
tích trồng mía.
Đầu thập niên 90, sản xuất mía đã được phục hồi dần và có tốc độ phát triển
khá hơn giai đoạn trước, những năm 1990 - 1994 đạt tốc độ tăng BQ hàng năm
6,23%. Năm 1994, cả nước có 166.600 ha, tập trung chủ yếu ở các vùng: đồng
bằng Sông Cửu Long, duyên hải Miền Trung, khu 4 cũ và Đông Nam Bộ.
Tính chung trong giai đoạn 1980 - 1990, nhìn chung sản lượng mía cả nước
tăng thấp, bình qn 2,18%/năm. Sau đó sản lượng mía đã tăng nhanh hơn trong
những năm 1990 - 1994, bình quân 8,17%/năm. Tuy nhiên, chủ yếu tăng về diện
tích hơn là năng suất. Năm 1994, sản lượng mía cả nước đạt 7,5 triệu tấn [11].
- Giai đoạn 1995 - 2002.
Trong 5 năm thực hiện chương trình mía đường, diện tích mía và năng
suất đã có tốc độ tăng nhanh hơn nhiều. Nếu như vào năm 1994 cả nước xấp xỉ
170.000 ha, thì đến niên vụ mía 1999/2000, diện tích mía cả nước lên tới 344,2
nghìn ha, tăng BQ 12,5%/năm. Trong khi đó năng suất mía BQ cả nước đạt 51,6
tấn/ha, tăng đáng kể so với mức xấp xỉ 45 tấn/ha vào năm 1994 [11].
18
Nhờ sự tăng nhanh về năng suất và nhất là diện tích trồng mía, sản lượng
mía cây tăng đột biến, đạt 17,8 triệu tấn vào niên vụ 1999/2000 (gấp 2,4 lần sản
lượng cao nhất trước khi có chương trình mía đường). Tốc độ tăng BQ về sản
lượng đạt 18,8%/năm. So với các cây công nghiệp hàng năm khác trong cùng kỳ,
tốc độ tăng sản lượng của mía chỉ thấp hơn chút so với bông (19,7%/năm), nhưng
cao hơn nhiều so với lạc (1,6%) và đậu tương (3,1%). So với các cây cơng nghiệp
lâu năm thì tốc độ tăng về sản lượng của mía cũng chỉ thấp hơn so với cà phê
(22%), nhưng cao hơn nhiều so với cao su (10,8%), chè (9%) [11].
Tuy nhiên, hai niên vụ 2000/2001 và 2001/2002 diện tích trồng mía có xu
hướng giảm xuống 300.000 ha trong năm 2000 và chỉ còn 291.000 ha trong niên
vụ 2001/2002. đồng thời năng suất mía cũng có xu hướng giảm sút, chỉ đạt 49,8
tấn vào năm 2000 và còn 49,2 tấn/ha năm 2001. Vì vậy, tổng sản lượng mía của
cả nước giảm mạnh xuống xấp xỉ 15 triệu tấn vụ 2000/2001 và còn 14,3 triệu tấn
niên vụ 2001/2002 [11].
- Giai đoạn 2002 - 2008
Diện tích trồng mía từ năm 2002 đến 2008 chẳng những khơng tăng mà
cịn giảm nhẹ, duy trì trên dưới 300 nghìn ha, sản lượng mía dao động trong
khoảng 15-17 triệu tấn mía/năm, trong đó khu vực trồng mía trải dài từ Bắc
Trung Bộ vào phía Nam, lớn nhất là đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm gần 30%
tổng sản lượng cả nước. Trong niên vụ 2003/2004, diện tích trồng mía cả nước
là 305 nghìn ha, giảm 3.2% so với niên vụ 2002/2003. Diện tích vùng nguyên
liệu tập trung là 258 nghìn ha, trong đó diện tích có ký hợp đồng đầu tư bao tiêu
sản phẩm là 194,8 nghìn ha (tăng 23,4% so với niên vụ trước). Năng suất mía
BQ cả nước đạt 47,5 tấn/ha. Do vậy, sản lượng mía cây chỉ đạt 14,5 triệu tấn
(giảm 7,6% so với niên vụ 2002/2003) [11].
Diện tích và sản lượng mía có dấu hiệu chững lại và giảm dần sau chương
trình 1 triệu tấn đường sau đó ổn định và tăng dần. Năm 2007 diện tích mía tồn
quốc là 290.8 nghìn ha tăng 9.2% so với năm 2005. Năng suất mía đạt 59.76
tấn/ha tăng 6.46% so với năm 2005 [11].
- Giai đoạn 2009 đến nay
Ta thấy từ năm 2009 - 2012 diện tích qua các năm đều tăng đến năm 2012
diện tích bị giảm, nhưng năng suất và sản lượng liên tục tăng qua các năm.