Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Thái Nguyên năm 2011 - 2012_MÔN ĐỊA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.86 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất ?
b. Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra như thế nào trên Trái Đất ở các vị
trí: Xích đạo, Chí tuyến, Vòng cực và Cực?
Câu 2 (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
Tỉ suất tử thô thời kì 1950 - 2005 (Đơn vị: ‰)
Giai đoạn
Nhóm nước
1950 - 1955 1975 - 1980 1985 - 1990 1995 - 2000 2004 - 2005
Toàn thế giới 25 15 11 9 9
Các nước phát triển 15 9 9 10 10
Các nước đang phát triển 28 17 12 9 8
Hãy nhận xét và giải thích về tình hình biến động tỉ suất tử thô của thế giới và các
nhóm nước thời kì 1950 - 2005.
Câu 3 (2,0 điểm)
Vì sao dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực Châu Á gió mùa?
Câu 4 (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai trung tâm công
nghiệp Hải Phòng và Đà Nẵng.
Câu 5 (4,0 điểm)
a. Vẽ một sơ đồ để thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp.
b. Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để
phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 6 (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:


Cơ cấu sử dụng năng lượng toàn thế giới, thời kì 1860 - 2020 (Đơn vị: %)
Năm
Nguồn năng lượng
1860 1880 1900 1920 1940 1980 2000 2020
Củi, gỗ 80 53 38 25 14 8 5 2
Than đá 18 44 58 68 57 22 20 16
Dầu - khí đốt 2 3 4 7 26 58 54 44
Năng lượng nguyên tử, thủy điện - - - - 3 9 14 22
Năng lượng mới (năng lượng Mặt
Trời, địa nhiệt, sức gió)
- - - - - 3 7 16
a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới.
b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới theo
thời gian trên.
Hết
Họ và tên thí sinh: SBD
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: ĐỊA LÍ
Câu Nội dung Điểm
1
(3,0)
a. Có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất vì:
- Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo một
góc không đổi 66
0
33’ trong quá trình chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt

Trời, nên đường phân chia sáng tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng
ngày đêm dài ngắn khác nhau
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa
điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác
nhau theo vĩ độ .
0,5
0,5
b.Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra trên Trái Đất như sau:
- Vào ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở chí
tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa
- Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo: có độ dài ngày, đêm bằng nhau
- Các địa điểm ở chí tuyến Bắc: có ngày dài đêm ngắn
- Các địa điểm ở chí tuyến Nam: có ngày ngắn đêm dài
- Các địa điểm ở vòng cực Bắc: ngày dài 24 giờ, không có đêm
- Các địa điểm ở vòng cực Nam: đêm dài 24 giờ, không có ngày
- Ở cực Bắc: ngày dài suốt 24 giờ
- Ở cực Nam: đêm dài suốt 24 giờ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2,0)
a. Nhận xét bảng số liệu
- Tỉ suất tử thô của toàn thế giới giảm khá nhanh trong nửa thế kỉ qua từ
25‰ (giai đoạn 1950 - 1955) xuống còn 9 ‰ (giai đoạn 2004 - 2005).

- Tỉ suất tử thô của các nước phát triển giảm chậm từ 15‰ (1950 - 1955)
xuống 9 ‰ (giai đoạn 1975 - 1990), sau đó ổn định ở mức 10 ‰ (1995 -2005).
- Tỉ suất tử thô ở các nước đang phát triển giảm nhanh và liên tục từ 28 ‰
(1950 - 1955) xuống 12 ‰ (1985 - 1990) và còn 8 ‰ (2004 - 2005).
0,5
0,5
0,5
b. Giải thích
- Kinh tế - xã hội thế giới tăng trưởng nhanh, khoa học kỹ thuật phát triển
mạnh, đặc biệt là thành tựu y học hiện đại cùng với việc nâng cao chất lượng
sống đã góp phần giảm tỉ suất tử thô của thế giới.
- Ở các nước đang phát triển ngoài những tác động trên còn do ảnh hưởng
của cơ cấu dân số trẻ trong khi đó các nước phát triển lại chịu tác động của sự
già hóa dân số tạo nên tỉ suất tử thô cao hơn so với các nước đang phát triển
0,25
0,25
ĐỀ CHÍNH THỨC
3
(2,0)
4
(4,0)
Dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực Châu Á gió mùa vì:
- Sự phân bố dân cư ở 1 khu vực chịu tác động tổng hợp, đồng thời của
nhiều nhân tố: tự nhiên, lịch sử, tính chất của nền kinh tế, trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất…, trong đó quan trọng nhất là tính chất của nền kinh tế và
trình độ phát triển
- Châu Á gió mùa đông dân do:
+ Tính chất của nền kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước từ lâu đời, cần
nhiều lao động
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất sinh cao. Điều kiện tự nhiên

thuận lợi cho sự cư trú: ven biển, địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, khí
hậu nhiệt đới gió mùa
+ Nguyên nhân khác: Là nơi ít có sự di cư trong lịch sử, lịch sử định cư…
0,5
0,5
0,5
0,5
So sánh hai trung tâm công nghiệp Hải Phòng và Đà Nẵng.
1. Giống nhau:
- Về qui mô: đều là những trung tâm công nghiệp thuộc loại lớn của nước ta
- Về cơ cấu ngành công nghiệp: đều có cơ cấu ngành đa dạng
- Về điều kiện phát triển: đều có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp
+ Vị trí địa lí:
. Đều nằm trong vùng kinh tế trong điểm
. Đều là hai thành phố cảng lớn của nước ta. Có nhiều tuyến giao thông
huyết mạch chạy qua. Có tài nguyên biển phong phú do nằm giáp biển
+ Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ CN đồng bộ và có chất lượng
+ Nguồn lao động dồi dào có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Khác nhau
Tiêu chí Hải Phòng Đà Nẵng
Quy mô Là trung tâm CN có quy mô
lớn, giá trị sản xuất công
nghiệp từ 40- 120 nghìn tỉ
đồng

Là trung tâm CN có quy mô
trung bình, giá trị sản xuất
công nghiệp từ 9 - 40 nghìn
tỉ đồng
Điều kiện
phát triển
- Gần các nguồn nguyên
nhiên liệu nhất là than
- Là đỉnh của tam giác tăng
trưởng kinh tế Hà Nội - Hải
Phòng- Quảng Ninh, thuộc
vùng KT trọng điểm phía Bắc
- Xa các nguồn nguyên
nhiên liệu
- Nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung
Cơ cấu
ngành
- Nhiều ngành hơn (dẫn
chứng)
- So với Đà Nẵng không có
công nghiệp Hóa chất
- Ít ngành hơn (dẫn chứng)
- So với Hải Phòng không
có công nghiệp LK đen, chế
biến nông sản, SX vật liệu
xây dựng
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
5
(4,0)
a. Sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
1,5
b. Chứng minh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ
bản để phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Đất đai: Không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp, vì đất đai được
được sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi
- Quỹ đất, tính chất và độ phì của đất tác động trực tiếp đến phân bố cây
trồng, vật nuôi; đồng thời thông qua tác động đến quy mô, cơ cấu, năng suất ảnh
hưởng đến phân bố nông nghiệp (phân tích).
- Khí hậu và nguồn nước: ảnh hưởng mạnh mẽ đến phân bố nông nghiệp
(dẫn chứng);
- Khí hậu đồng thời thông qua tác động đến việc xác định cơ cấu cây trồng,
thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng
tới phân bố nông nghiệp (phân tích)
- Sinh vật: Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên
là cơ sở để để thuần dưỡng, tạo nên giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở thức ăn cho
gia súc
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
6
(5,0)
a. Vẽ biểu đồ miền, đúng, đẹp
(Trừ điểm, nếu: Vẽ không đúng khoảng cách năm, không đúng tỉ lệ,

không có % ở trục đứng, năm ở trục ngang, không ghi tên biểu đồ, không ghi
chú và có ký hiệu cụ thể. (mỗi ý thiếu, sai trừ 0,25 điểm)
2,0
Nhận xét và giải thích:
- Củi gỗ: Là nguồn năng lượng được loài người sử dụng đầu tiên, có xu
hướng giảm nhanh (dẫn chứng). Đây là xu hướng đúng đắn vì củi gỗ là loại tài
nguyên có thể phục hồi được nhưng chậm, nếu cứ tiếp tục khai thác thì DT rừng
sẽ bị giảm, đất đai bị xói mòn ảnh hưởng đến đời sống.
- Than đá: là nguồn năng lượng hóa thạch, có thể phục hồi được nhưng
chậm. Than đá được sử dụng từ rất sớm, đến nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi
trong đời sống, sản xuất. Vai trò của than trong cơ cấu sử dụng năng lượng tăng
nhanh cuối thế kỷ XIX (dẫn chứng) và đạt cao nhất vào năm 1920 là 68 %, gắn
với sự thay đổi quy trình của CN LK, sự ra đời của máy hơi nước và than làm
nguyên liệu cho CN hóa chất. Từ nửa sau của thế kỷ X, tỉ trọng của than trong cơ
0,5
0,5
Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp
Nhân tố tự nhiên
Đất
đai
Khí hậu

nguồn
nước
Sinh
vật
Nhân tố kinh tế - xã hội
Dân cư

và nguồn
lao động
Các quan
hệ sở hữu
ruộng đất
Tiến bộ
khoa
học - kĩ
thuật
Thị
trường
cấu năng lượng bắt đầu giảm nhanh do khai thác và sử dụng gây suy thoái, ô
nhiễm môi trường, đặc biệt do có nguồn NL hiệu quả hơn thay thế
- Dầu mỏ, khí đốt: Là nguồn NL mới, chỉ thực sự phát triển nửa sau thế
kỷ XX (dẫn chứng) và đạt cao nhất vào năm 1980 là 58 %, gắn liền với ngành
giao thông và công nghiệp hóa chất. Sang thế kỷ XXI vai trò của dầu mỏ bắt đầu
giảm do xung đột và khủng hoảng về dầu mỏ, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường và tìm ra các nguồn năng lượng mới thay thế.
- Năng lượng thủy điện: sử dụng những năm 40 của thế kỷ trước, tốc độ
tăng chậm (dẫn chứng). Nguồn thủy năng đóng góp nhiều cho sản xuất điện
nhưng xây dựng đòi hỏi nhiều vốn, có thể thay đổi MT sinh thái
- Năng lượng nguyên tử: sử dụng những năm 40 của thế kỷ trước, tuy
nhiên có thể gây ra các sự cố => con người tìm nguồn NL mới
- Năng lượng mới: là nguồn NL sạch, có thể tái tạo nguồn NL này bắt
đầu sử dụng cuối thế kỷ XX và ngày một tăng (dẫn chứng).
0,5
0,5
0,5
0,5
Hết


×