Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thuyết minh viên du lịch chuyên đề đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.66 KB, 65 trang )

GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


1 |

CHUN ĐỀ ĐẮCLẮC

Ngày 2/11/1899, Pháp ra Nghò đònh thành lập tỉnh ĐakLak, lỵ sở đóng tại Bản Đôn, do
Bourgeois làm Công sứ. Lúc này Tây Nguyên, trong đó có ĐakLak, trực thuộc Lào. Sau đó,
do những cuộc nổi dậy của Amajhao, Patau Pui, M’Trang Guh… vào những năm 1900-1904,
Pháp buộc phải ra Nghò đònh ngày 22/11/1904 trả Tây Nguyên về lại xứ Trung Kỳ, lỵ sở
đóng tại Buôn Ma Thuột, nằm trên dòng sông Ea Tam. Như vậy có thể nói ngày 22/11/1904
là ngày khai sinh ra thành phố Buôn Ma Thuột.
Tỉnh ĐakLak (ĐakLak = Nước hồ Lak, theo tiếng M’Nông) có một thành phố là Buôn
Ma Thuột, với độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Gồm có 36 dân tộc, trong đó
người Kinh chiếm 60%, người Êđê chiếm 20% và các dân tộc khác chiếm 20%.
Từ thành phố Buôn Ma Thuột theo Quốc lộ 26 đến Nha Trang (182km), Quốc lộ 27
đến Đà Lạt (186km), Quốc lộ 14 đi Pleiku (188km), Quốc lộ 14A đi Bình Phước, Bình Dương
và TP. HCM (350km).
ĐakLak có khí hậu tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26
o
C, lượng ánh sáng
dồi dào, lượng mưa khá lớn: 2400mm/năm. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 – 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
ĐakLak nằm trên vùng đất đỏ rộng trên 1,5 triệu ha, trong đó có 70 vạn ha đất đỏ
Bazan, có độ ẩm trung bình 82%. Đất ở đây thực sự là điều kiện lý tưởng để phát triển cây
công nghiệp dài và ngắn ngày, nhất là cây Café và Cao su. Với tổng diện tích Café là
137.000ha, chiếm 75% tổng sản lượng Café cả nước. ĐakLak nổi tiếng với Café Buôn Ma
Thuột hương thơm đậm đà, một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của đòa phương.
ĐakLak hiện tại vẫn là tỉnh có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn nhất nước. Toàn tỉnh
có 1.243.882ha rừng, trong đó rừng trồng khoảng 25.000ha. rừng của ĐakLak có giới động,


thực vật hết sức phong phú. Thực vật có trên 3000 loài trong đó có nhiều loại thực vật đặc
hữu. Động vật có 93 loài thú, 197 loài chim. Đặc biệt ở đây có đến 32 loài thú quý hiếm như:
Bò rừng, Bò xám, Bó tót, Công, Tró sao, Sóc bay, Chồn bay, Khỉ, Gà rừng,…
Các dân tộc ở Tây Nguyên tuy không hình thành nên những lãnh thổ, tộc người riêng
biệt nhưng mỗi dân tộc đều tập trung ở một số vùng nhất đònh. Người Việt ở hầu hết các
vùng trong tỉnh, người Êđê cư ngụ ở vùng trung tâm, vùng Bắc và Đông Bắc, người M’Nông
sống ở khu vực Tây Nam tỉnh, người GiaRai tập trung ở vùng giáp giới tỉnh Gia Lai, người
Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, H’Mông… ở thành từng cụm nhỏ rải rác trên nhiều đòa bàn
trong tỉnh.
Cộng đồng các dân tộc ở ĐakLak với những truyền thống, bản sắc riêng của mình đã
hình thành nên một nền văn hóa phong phú và đa dạng, rất độc đáo, trong đó nổi lên bản sắc
văn hóa truyền thống của người Êđê, M’Nông và các dân tộc bản đòa khác.
Thành phố Buôn Ma Thuột
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


2 |

Ngày 21/1/1995, Nghò đònh 08/CP của Chính phủ công nhận thò xã Buôn Ma Thuột
được chuyển sang thành phố cấp 4, với diện tích 270km
2
, gồm 10 phường và 5 xã có dân số
là 222.038 người (1995).
Giao thông vận tại có bước chuyển biến mạnh, hiện nay đã bắt đầu nâng cấp các
Quốc lộ 14 và 27 nối liền TP. HCM và Đà Lạt. sân bay Buôn Ma Thuột phục vụ hàng ngày
các chuyến bay nội đòa đi các tỉnh thành như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…
Dân tộc Êđê
Dân số 237.819 người (1995) thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesien. Người Êđê
theo chế độ mẫu hệ, người con gái đi cưới chồng, sau đám cưới người chồng đến cư ngụ tại
nhà vợ mình, con cái mang họ mẹ và chòu trách nhiệm về các lễ giỗ trong gia đình. Tất cả tài

sản đều thuộc về người vợ và con gái.
Kinh tế chủ yếu là làm lúa rẫy, trồng ngô khoai. Săn bắt và hái lượm chỉ là những
hoạt động phụ thêm. Trước đây người Êđê chỉ có ngôn ngữ nói. Năm 1920, hai thầy giáo
người Êđê là Y Ut và Y Jut nghiên cứu đưa ra một dạng chữ viết. Sau đó với sự chỉnh lý của
Đốc học người Pháp Antomachi và viên Công sứ Sabatier, chữ viết người Êđê ra đời. Đây là
một dạng chữ viết dùng các ký âm quốc tế cùng với mẫu tự Latin để hình thành.
 Phong tục tập quán
Truyền thuyết người Êđê kể rằng: “Thần Y Rim là con Trời đã dạy cho người biết
dùng gạo để nấu cơm, thổi xôi, làm men rượu để uống. Vì uống say quên việc làm ăn nên con
người đã giận thần và tìm cách để đánh nhưng không sao bắt được. Mọi người bèn nhờ hai anh
em thợ săn Y Tông và Y Tang xua hai con chó đi bắt. Song càng đuổi thần càng chạy nhanh và
cuối cùng đi vào một hang sâu. Hai ngày sau hai anh em mới tới được cửa hang. Họ nhìn thấy
quang cảnh đẹp, ánh sáng chan hòa, cây cối tốt tươi, nhiều hoa quả, súc vật, chim muông. Họ
nghó rằng nếu con người sống ở đó thì sung sướng biết bao nên trở về khuyên bảo mọi người.
Sau khi đến tận nơi xem xét, tù trưởng Êđê đã đưa dân làng đến đó sinh sống. Trong 100 ngày
họ lũ lượt kéo nhau đến đây. Đến ngày 101, con trâu Y Rim bò vướng sừng làm sụp miệng hang
nên những người đi sau không qua được nữa. Hang đó gọi là hang rênh mà từ lâu người Êđê
vẫn tin rằng ở Krông Bông, phía Nam Buôn Ma Thuột.
Ngoài tên gọi Êđê còn tên gọi Rê. Êđê nghóa là gì? Có 4 cách giải thích sau:
 Êđê xuất phát từ tên gọi của loài tre và Êđê có nghóa là những người sống
trong rừng tre.
 Êđê xuất phát từ tên tên thần Tối cao trong tín ngưỡng Êđê là Aê-Điê (đọc là
Ai-Đia) và gọi trệt đi là Êđê.
 Đó là tên một dòng sông, rồi từ thuật ngữ Ea Đê (Sông-suối-đê) đã chuyển
thành Êđê (?). Con sông huyền thoại này cho đến nay vẫn còn mang tên gọi Ea Đê trên bản
đồ sông suối của tỉnh ĐakLak, một dòng chảy thuộc huyện Krông Buk ngày nay. Trong lòch
sử, trước khi vùng Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm của cộng đồng Êđê thì trung tâm ấy
lại là vùng Buôn Hồ cũ, nơi hiện hữu của dòng mạch Ea Đê.
 Êđê xuất phát từ hang rênh phía Nam Krông Ana, và Êđê có nghóa là người
mới đến. (Cách giải thích này ít được đề cập đến).

Rê nghóa là gì? Có hai cách giải thích:
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


3 |

 Rê bắt nguồn từ Orang Đê. Orang = người, từ phổ biến của các dân tộc
thuộc ngữ hệ Mã Lai. Như vậy Orang Đê có nghóa là Người Đê.
 Rê xuất phát từ cách gọi của người GiaRai luôn biến âm Ê thành Rơ. Ví dụ:
Ê mô = Con bò (tiếng Êđê)
Rơ mô = Con bò (tiếng GiaRai)
 Các nhóm đòa phương của người Êđê
Người Êđê có hai nhóm lớn nhất, các nhóm khác chỉ sinh ra từ hai nhóm này. Đó là
nhóm Êđê Kpă (hay còn gọi là Êđê chính thống) sống gần Buôn Ma Thuột và nhóm Êđê
Adhăm (hay còn gọi là Êđê không chính thống) sống ở Ea Sup – Buôn Hồ – Ea H’Leo.
Ở hai nhóm Êđê này có những khác biệt về kiến trúc. Ví dụ: Người Êđê ở Buôn Hồ
và Ea H’Leo, do sống gần người GiaRai nên nhà sàn của họ thấp và ngắn hơn người Êđê
Kpă ở Buôn Ma Thuột. Nhà mồ của người Êđê Adhăm lớn hơn nhà mồ của người Êđê Kpă.
Ngoài hai nhóm trên còn có một số nhóm nhỏ tiêu biểu sau:
-Nhóm Krung sống giáp ranh ĐakLak và Gia Lai (Trong tất cả các nhóm Êđê chỉ duy
nhất có nhóm này có lễ đâm trâu).
-Nhóm Dlie Ruê sống ở Krông Ana.
-Nhóm Blô sống ở M’Đrăk.
-Nhóm Ktul sống ở hạ lưu sông Krông Păk.
-Nhóm Bih sống ở Lăk, chòu ảnh hưởng của người M’Nông.
 Nguồn gốc lòch sử
Hiện nay tại Việt Nam có 5 dân tộc nói ngôn ngữ Mã Lai (hay Nam Đảo), đó là:
GiaRai, ChuRu, Raglay, Chăm và Êđê. Người Êđê nói riêng và người Tây Nguyên nói chung
đều thuộc loại hình nhân chủng Indonesien. Đó là kết quả hòa huyết của hai chủng tộc
Mongoloid (da vàng) và Australoid (da nâu).

Xưa kia vùng bán đảo Đông Dương không phải là nơi cư trú của chủng tộc Mongoloid
mà là của người Austraolid. Sau đó chủng tộc Mongoloid di cư từ phía Bắc sang (Trung
Quốc). Vì đây là chủng tộc mạnh nên cuối cùng chủng tộc yếu hơn là Australoid phải phụ
thuộc vào nó.
Nói chung nguồn gốc của người Êđê là từ biển đi lên. Bóng dáng của văn hóa biển
được thể hiện rất rõ ở kiến trúc nhà dài mô phỏng hình dáng chiếc thuyền với hai vách nhà
hơi ngã như lòng thuyền. Dân tộc Êđê xưa kia vốn là một dân cư Malayo Polynesien ở bờ
biển phía Nam Trung Quốc (Quảng Đông). Sau đó vào thiên niên kỷ thứ hai trước Công
nguyên, họ di cư theo hai con đường:
- Từ Quảng Đông men theo Đài Loan đến Philippines.
- Từ Philippines đến Indonesia và từ Indonesia đến Đông Dương và Đông Nam Á.
Cả bộ phận cư dân to lớn đó di cư đến miền Trung Việt Nam sinh sống và trở thành
dân tộc Chăm. Sau đó lãnh thổ người Chăm bò vương quốc Phù Nam của người Hindu xâm
chiếm, áp đặt nền văn minh Ấn Độ lên vùng đất này. Không chòu được sự thống trò của người
Hindu, một số người Malayo-Polynesien từ bỏ đất nước đi lên vùng núi Trường Sơn, chinh
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


4 |

phục và hòa huyết với cư dân bản đòa nói tiếng Môn-Khmer, hình thành người Êđê, GiaRai
hiện đại, khai phá Cao nguyên ĐakLak và Gia Lai.
Quá trình này diễn ra trước nền văn minh Sa Huỳnh, tức là nền văn hóa tiền Chăm
trước ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
 Quan hệ xã hội
Êđê là dân tộc còn giữ lại đậm nét chế độ mẫu hệ và nó chi phối toàn bộ cuộc sống
của họ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Sinh sống trong môi trường cao nguyên với nền
kinh tế nương rẫy, chòu những tác động khách quan của lòch sử, xã hội Êđê tiến hóa chậm
chạp và bảo lưu nhiều tàn dư của xã hội tiền giai cấp. Xã hội cổ truyền Êđê vẫn lấy buôn
làng làm đơn vò tổ chức xã hội cơ bản.

Trước nhất đó là một điểm tụ cư gồm từ vài chục đến hàng trăm nóc nhà có phạm vi
cư trú và khai thác riêng được cả buôn và các buôn khác thừa nhận và tôn trọng.
Xưa kia các buôn như là một tổ chức thò tộc (chỉ bao gồm một dòng họ cùng một dòng
máu) không được kết hôn với nhau. Đến khi người Pháp đặt chân đến Tây Nguyên thì buôn
bắt đầu thay đổi, có nhiều dòng họ trong cùng một buôn.
Theo ghi chép của Henry Mâitre (thế kỷ XIX) thì người Êđê có những ngôi nhà sàn
dài 215m bao gồm nhiều thế hệ khác nhau trong gia đình cùng một họ (trừ những con rể) và
nhiều làng chỉ có một nhà mà thôi gọi là “Nhà một nóc”. Tuỳ theo số nóc nhà trong buôn mà
người Êđê gọi buôn lớn hay buôn nhỏ. Buôn nhỏ có khoảng vài chục nóc nhà và buôn lớn thì
vào khoảng vài trăm nóc nhà.
Mô hình buôn truyền thống luôn luôn có một con đường theo hướng từ Đông sang Tây
và các nóc nhà ở hai bên con đường đó. Theo quan niệm của người Êđê, hướng Đông, phía
mặt trời mọc là phía của cái sống, và hướng Tây, phía mặt trời lặn là phía của cái chết. Vì
thế hướng Đông là cổng làng và hướng Tây luôn luôn là nghóa đòa.
Các nhà dài trong buôn được bố trí theo hướng Bắc Nam và rất sát nhau theo lối mật
tập (tập trung cao). Buôn truyền thống rất ít cây và giữa các nhà có một khoảng trống nhất
đònh không có hàng rào. Trong buôn không có nhà cộng đồng (vì các nhà dài đã rất rộng)
khác với buôn của cộng đồng nói tiếng Môn-Khmer.
 Nhà dài Êđê
Nhà dài Êđê xưa kia thường có chiều dài khoảng trên dưới 100m mà đồng bào thường
ví “Dài như tiếng chuông ngân” hoặc “Dài như một hơi ngựa phi”.
Về căn bản, nhà dài Êđê có một mô-tip chung về kết cấu bộ phận và kỹ thuật xây
dựng. Nhà dài của các nhóm Êđê hăm, Kpă, Krung (Krông Puk), Êđê Bih hoàn toàn giống
nhau về hình thức kiến trúc cũng như sử dụng. Riêng nhóm Êđê Mthur ở huyện M’Drăk nhà
thường ngắn và hẹp lòng hơn, phần sàn sân trước thường tương đương với đường rọi từ góc
mái, sân sàn không vượt ra ngoài nhiều như nhà của các nhóm Êđê khác.
Nhà dài truyền thống Êđê thường được xây dựng bằng nguyên vật liệu đòa phương
như khung nhà bằng gỗ, xương mái nhà sàn bằng tre, nứa, mặt sàn và vách bao xung quanh
bằng bương hoặc tre bố banh đập dập; mái lợp bằng cỏ tranh hoặc mây tết lại. Ngày nay nhà
dài Êđê lợp bằng mái tôn hoặc ngói nung, vách và sàn được thay bằng ván gỗ.

GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


5 |

 Chọn đất làm nhà
Việc tiến hành xây dựng nhà dài được thực hiện như sau:
Trước hết việc chọn đất lập buôn là do người chủ bến nước tiến hành. Đòa điểm của
buôn thường là những khoảng đất thoáng đãng, cao ráo, có độ dốc nhỏ. Các buôn Êđê thường
nằm dọc các sông, suối, gần nguồn nước tiện lợi cho sinh hoạt.
Xưa kia, nếu như không có những lý do đặc biệt như hỏa hoạn, dòch bệnh, chiến
tranh… người Êđê ít khi làm nhà mới. Nếu nhà chật chội, thiếu chỗ ở do sự phát triển của các
gia đình nhỏ, họ thường làm nối phần sau nhà cho dài thêm. Nếu cấu kiện nhà hư hỏng hoặc
quá dột nát, họ thay đổi từng bộ phận… Nhưng mỗi việc làm đụng chạm đến ngôi nhà dù là
thay thế sửa chữa cũng đều cần phải cúng.
Trường hợp là nhà mới hoặc do nhà đã quá dài cần phải tách bớt ra làm nhà mới đều
phải được sự đồng ý của chủ nhà Đăm Đây (tên chỉ chung những anh em trai nhà vợ). Đất
chọn làm nhà mới theo quan niệm của đồng bào là nơi gần bến nước nhưng không quá gần
mạch nước đầu nguồn phun từ đất lên. Đồng bào thường tránh làm nhà ở những khu đất như:
- Chỗ có mã đã chôn người chết, nơi mà Thần nuôi người chết hay Thần nghóa đòa cai
quản.
- Nơi có hang chuột bạch. Đồng bào cho rằng chuột bạch do Thần nghóa đòa nuôi, nếu
làm nhà trên đó người sống sẽ bò bệnh trướng bụng, sưng chân.
- Cạnh một nhà giàu có hơn mình.
Khi đã tìm được khu đất dựng nhà, khâu quyết đònh cuối cùng là tùy thuộc vào ý Thần
Đất (Yang Lăn Rông) có cho phép hay không. Thủ tục xin Thần Đất được làm như sau:
+ Buổi chiều hôm trước, chủ nhà mời thầy cúng ra khu đất đònh chọn làm nhà. Thầy
cúng khấn xin Thần Đất rồi đặt trên khu đất ấy một chén đồng (Mtil) đầy nước, bên cạnh
cắm một dùi sắt (H’fei). Sáng hôm sau nếu chén đồng vẫn y nguyên không sánh nước, dùi
sắt không xiêu vẹo hoặc đổ, như vậy là Thần Đất cho phép dựng nhà trên khu đất đó. Nếu

một trong hai thứ đó suy chuyển, khu đất dù đẹp đến mấy cũng phải bỏ mà tiếp tục đi tìm
khu đất khác.
 Nhà ở
Sau khi chuẩn bò đủ vật liệu: gỗ, tre, nứa, tranh,… đưa về nơi dọn nhà, người Êđê tiến
hành đẽo, chặt, ngâm. Các hình chạm khắc trang trí nhà dài cũng được tiến hành đồng thời.
Từng bộ phận nhà được tiến hành theo trình tự: dựng khung nhà, mái nhà, làm sân, bao vách
xung quanh, làm vách ngăn trong nhà, lát sân sàn. Làm cầu thang là phần việc cuối cùng của
ngôi nhà.
Mỗi căn nhà dài luôn luôn có hai cầu thang mở ra ở hai đầu hồi. Có hai loại cầu
thang: cầu thang ván và cầu thang nguyên cây chỉ chặt khấc làm bậc. Số bậc ở cầu thang
phải luôn luôn là số lẻ, có từ 5-7 bậc vì người Êđê tin rằng số chẵn là số của Ma và số lẻ là
số của Người.
Sàn sân trước thường có từ 1-2 cầu thang tùy theo độ dài của căn nhà gọi là cầu thang
Cái hay cầu thang Khách. Cầu thang Cái dành cho khách và đàn ông trong nhà vì theo người
Êđê, rể và đàn ông con trai trong nhà chỉ là khách, khi cưới vợ sẽ đi khỏi nhà. Cầu thang vẫn
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


6 |

thường chạm khắc hình đôi bầu vú người phụ nữ tượng trưng cho chế độ mẫu hệ và vành
trăng non tượng trưng cho lòng chung thủy trước sau như một. (Xưa kia những gia đình nào đủ
khả năng nuôi sống tất cả dân trong buôn trong vòng 15 ngày mới được phép khắc hình đôi
bầu vú trên cầu thang ván của mình)
Khi lên xuống cầu thang không được quay lưng về phía nhà. Có hai cách giải thích:
1. Căn nhà là nơi con người được sinh ra và lớn lên, quay lưng với nhà đồng nghóa với
phản bội nơi cưu mang mình.
2. Người Êđê luôn đeo gùi sau lưng cho nên cách tốt nhất khỏi té khi lên xuống cầu
thang là hướng mặt vào nhà.
Sàn sân sau chỉ có một cầu thang gọi là cầu thang Đực. Cầu thang này thường là loại

cầu thang nguyên cây chặt khấc làm bậc và chỉ dành riêng cho phụ nữ trong nhà. Nếu người
lạ dùng cầu thang này sẽ bò quy cho là có những ý đònh không tốt như ăn cắp, tư thông vợ
người.
Điểm đáng chú ý trong kết cấu nhà dài Êđê là:
+ Hệ khung và mái nhà là hai bộ phận tách rời thành hai phần riêng biệt, liên kết với
nhau nhờ trọng lượng của mái nhà, bằng mẩu tì của các thanh kèo và dây buộc.
+ Nhà dài Êđê kết cấu theo kiểu khung cột không có vì kèo. Ngày nay các nhà dài
lợp tôn hoặc lợp ngói nên kết cấu khung nhà đã có thêm một số thanh đứng, từ đòn nóc
xuống xà ngang. Đây là sự tiếp thu kỹ thuật xây mới không phải là kết cấu nhà dài truyền
thống.
+ Vách bao quanh nhà dài chỉ để ngăn không gian trong nhà với bên ngoài chứ không
tham gia chòu lực cùng với khung nhà.
+ Nhà dài Êđê xây dựng vững chắc nhưng không kiên cố, các cột cấu kiện to khỏe,
kết cấu đơn giản (chủ yếu dùng ngàm áp đặt, câu giằng, buộc…).
 Không gian sử dụng trong nhà dài
Nhà dài trong các buôn Êđê đều có đòn nóc nằm theo hướng Bắc Nam. Cửa ra vào
được mở ở hai đầu hồi tránh được gió Đông Bắc về mùa khô và gió Tây Nam về mùa mưa
không thổi thốc vào nhà. Cũng theo hướng này, hai mái nhà dài coi như được đặt vắt ngang
đường đi của mặt trời nên tận dụng được giờ chiếu sáng cao nhất trong ngày. Vì thế tuy nhà
có khi dài hơn 100m nhưng các gian cũng như các góc nhà thường có nhiệt độ và ánh sáng
đều nhau.
Không gian trong nhà dài gồm hai phần rõ rệt: GAH và ÔK.
 Phần GAH:
Là phần sinh hoạt chung của cộng đồng gia đình và cho khách. Phần GAH là phần
không gian thuộc nửa trước nhà dài. GAH được tính từ cửa trước tới và rất lớn để đặt được
ghế Kpan.
GAH được gọi là gian khách vì đây là nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng, dùng làm
nơi tiếp khách xa tới và cũng là nơi dành cho đàn ông chưa có vợ. GAH còn là nơi phô trương
tài sản của chủ nhà: tất cả chiêng, chóe, v.v… được đặt ở đây.
Phần GAH có 4 cột rất to được gọi như sau:

GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


7 |


1) Cột bếp
2) Cột rượu
3) Cột ngồi tựa
4) Cột trống

ĐÔNG
BẮC NAM








Sau 4 cột trên có hai cột tiếp theo dùng cho phụ nữ ngồi tựa, số vì cột luôn luôn lẻ.
 Phần ÔK:
ÔK gồm nhiều ngăn nhỏ, là nơi sinh hoạt riêng của các gia đình được chia thành hai
nửa: nửa trên và nửa dưới, lấy đường dọi nóc làm ranh giới tượng trưng. Nửa trên phía Đông
ÔK là những ngăn nằm ngủ của các gia đình nhỏ. Ngăn của chủ nhà bao giờ cũng là ngăn
đầu tiên tính từ cửa sau và cứ phân chia vào trong lần lượt theo thứ tự từ trên xuống của đại
gia đình.
Nửa dưới đặt bếp, nồi niêu, bát đóa, nước ăn,… Lối đi chung nằm trên nửa dưới tới cửa
sau.

GAH và ÔK có thể thay đổi theo hướng nhà (Bắc hoặc Nam) nhưng phần người ở bao
giờ cũng là nửa phía Đông nhà dài.
Nhìn toàn bộ không gian từ sân sàn vào đến hết trong nhà, dựa vào chức năng sử
dụng của từng vò trí không gian được phân đònh, nhà dài Êđê có thể ví như một khu tập thể có
sân chung, có nơi sinh hoạt tập thể, có lối đi chung nhưng lại có những ngăn ô dành riêng cho
từng gia đình nhỏ. Với tổ chức như vậy trong nhà dài luôn tạo được những khoảng không gian
bảo đảm nhu cầu sinh hoạt cần thiết của mỗi gia đình nhỏ, song lại tạo được sự gắn bó quan
tâm giữa các gia đình nhỏ thông qua quan hệ ở các phần không gian sinh hoạt tập thể.
 Nhà mồ
Khu nhà mồ thường cách buôn không xa, trên sườn đồi hoặc trên khoảnh đất xa để
thoát nước khi nghóa đòa đã bò hư hại, sập nát. Các nhà mồ Êđê đều có đòn nóc nằm theo
hướng Đông Tây đối lập với hướng Bắc Nam của nhà dài.
Đồng bào Êđê quan niệm:
1 2


3 4

GAH
ÔK
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


8 |

+ Người chết mất xác vẫn được làm mồ nhưng theo những quy đònh riêng: Đặt gần lối
đi, cầu thang đặt ngược và dứt khoát phải đặt ngoài khu nghóa đòa. Mồ thường làm như hình
cũi đan bằng cây nhỏ, 4 chân cao sơ lược tạm bợ.
+ Người chết dữ nhưng còn xác, khi chôn đầu phải đặt theo hướng mặt trời lặn.
+ Người chết lành do già yếu, khi hạ huyệt đặt đầu theo hướng mặt trời mọc, cùng

hướng với người sống nằm ngủ trong nhà.
Trước khi làm lễ bỏ mả đồng bào làm nhà mồ trang trí cầu kỳ kết hợp nhiều nghệ
thuật chạm khắc tạo thành quần thể kiến trúc nghệ thuật nhà mồ mà ta thường thấy. Quần
thể kiến trúc nghệ thuật này thường có:
+ Nhà mồ nằm ở trung tâm đặt trên ngôi mộ với 4 cột cái nhỏ cao hơn mái, trên có
chạm khắc vẽ nhiều hoa văn màu đen hoặc màu huyết con vật hiến lễ.
+ Nhà cơm nhỏ, đặt phía nhà mồ được làm hoàn toàn bằng gỗ ván dùng đựng cơm,
nước, bát… cho người chết. Nhà cơm được làm như kiểu nhà dài thu nhỏ dài khoảng 0,9m, cao
khoảng 0,3m, hình dáng như chiếc thuyền. Ở tất cả các nhóm Êđê đòa phương, nhà mồ đều
có nhà cơm. Chỉ riêng nhóm Êđê Mthur thì không có bộ phận này.
Gia đình và xã hội Êđê
 Cơ cấu tổ chức buôn làng của người Êđê
1. Nhân vật thứ nhất: Khoa Pin Ea (Chủ bến nước): Bến nước giữ vai trò quan trọng
trong một buôn Êđê, vì thế người chủ bến nước (Khoa Pin EA) cũng là chủ buôn và kiêm
luôn chức Già làng. Chức vụ này chỉ một dòng họ nắm giữ, thường là dòng họ M’lô. Có
những Khoa Pin Ea có thế lực không những trong phạm vi một buôn mà cả một số buôn.
Chức vụ này chính là của dòng họ vợ ông ta, ông ta chỉ là đại diện cho vợ nắm giữ chức vụ
này, và khi vợ mất đi ông ta sẽ mất đi chức vụ đó. Người thừa hưởng chức vụ này thường là
cô con gái Út trong gia đình vì cô ta là người trẻ nhất và cũng là người chòu trách nhiệm nuôi
sống cha mẹ mình. Như vậy người con rể sẽ thay thế vợ mình nắm lấy chức vụ đó. Nếu người
con rể là người thiếu tư cách không được gia đình vợ đồng ý chấp thuận thì ông ta cũng
không giữ được chức vụ ấy. Trường hợp vợ mất nhưng không có em gái kế thì chức vụ đó sẽ
rơi vào tay cô em gái họ.
Khi người Pháp đến thì có thêm chức Khoa Buôn tức là người chủ buôn trông coi công
việc hành chính, thu thuế, bắt phu cho nhà nước phong kiến thực dân. Nhưng dù có Khoa
Buôn cũng đều phải hỏi ý kiến Già làng khi có việc quan trọng.
Những thập kỷ từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX trở lại đây quyền hành của Khoa
Pin Ea ngày càng bò thu hẹp chỉ còn trông coi việc cúng bến nước và các nghi lễ chung khác.’
2.Nhân vật thứ hai: Pô Phát Kdy (Người xử kiện): Xã hội Êđê cổ truyền tôn trọng
những lễ tục, vì thế trong buôn phải luôn có Pô Phat Kdy là người am hiểu luật tục và chòu

trách nhiệm đứng ra xử các vụ kiện giữa các thành viên trong buôn.
Trong xử kiện, người Êđê rất chú trọng đến chứng cớ và tang chứng. Nếu không có
tang chứng sẽ bò kiện ngược lại và bò phạt. Ngay trong quan hệ vợ chồng, nếu bò nghi ngoại
tình thì phải bắt được quả tang. Trong trường hợp hai người đều bò nghi và ai sẽ chòu trách
nhiệm chính thì phải cầu viện đến thần linh. Ví du:
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


9 |

+ Cả hai người đều phải lặn xuống nước, nếu ai nổi lên trước sẽ bò tội chính.
+ Đặt lá môn trên bàn tay và đổ chì nấu chảy vào, nếu ai không chòu nổi thì người đó
chòu tội chính.
+ Nếu nghi có ngoại tình trong buôn thì sẽ cử một đội chiêng đến đánh trước sân từng
nhà một, nếu chiêng đánh bò rè ở nhà nào thì nhà đó có ngoại tình.
Khi bên nguyên và bên bò đã được xét xử xong, bao giờ cũng kèm theo những lễ nghi
nhằm chấm dứt oán thù giữa hai bên, có sự chứng giám của Thần Linh.
3.Nhân vật thứ 3: Pô Riu Yang (Thầy Cúng): trong sinh hoạt chung của toàn buôn Êđê,
các hoạt động tín ngưỡng, lễ nghi chiếm vò trí hết sức quan trọng, trong đó vai trò Pô Riu
Yang là không thể thiếu. Đây là người làm các nghi lễ cho chủ buôn, cúng cho cả làng, và là
người nắm giữ mặt tinh thần của người Êđê.
4.Nhân vật thứ tư: Pô Lan (Chủ đất): Chức vụ này nay đã mất. Chức chủ đất này do
dòng họ Niê K’Đăm nắm giữ. Mỗi làng có một chủ đất và cũng có những chủ đất bao trùm
lên cả vùng. Ví dụ: Cả vùng Buôn Hồ chỉ có một chủ đất. Chủ đất là người nắm giữ và phân
chia đất đai cho các dòng họ khác nhau trong làng. Ngày nay họ chỉ còn là người xử các vấn
đề hôn nhân gia đình.
 Dòng họ (Djmê)
Trong xã hội Êđê truyền thống, dòng họ đóng một vai trò rất lớn. Các gia đình cùng
một dòng họ cư trú gần nhau trong buôn. Dòng họ đóng vai trò quan trọng trong chế độ sở
hữu gọi là chế độ sở hữu về dòng họ. Mọi của cải trong gia đình là của chung và thừa kế

theo dòng họ nữ. Ví dụ: Tôi nuôi heo, bà đến mượn một con và không bao giờ trả hay khi
một phụ nữ mất đi, cả dòng họ đến lấy hêt những tài sản nhỏ như: quần áo, nồi chén.
Theo quan niệm dân gian, người Êđê chỉ có hai dòng họ lớn là Niê và M’lô, các dòng
họ khác chỉ là sinh ra từ hai dòng họ lớn này mà thôi. Đấy là tổ chức thò tộc lưỡng hợp.
Những người trong cùng họ Niê và M’lô không được lấy nhau, nếu vi phạm coi như phạm tội.
Họ Niê gồm các họ: Ennol – Buôn Yă – Niê Sang – Niê Buôn Dâưp – Niê K’Đăm
v.v… Những họ này thuộc cùng dòng không lấy được nhau. Tương tự: Họ M’lô gồm các họ
Buông Krông – Hdok – Ktul – Kpa – Hning – Êban – Rahlan.
Tổ chức thò tộc chia làm hai: Thò tộc Niê và M’lô. Theo quan niệm xưa, các họ trong
hai dòng Niê và M’lô có nghóa vụ kết hôn qua lại, như vậy mới đảm bảo sự hòa thuận.
Bố là bác của mình và quan niệm này ngày nay vẫn còn.
 Gia đình
Họp thành buôn Êđê là những gia đình sống trong những ngôi nhà dài thuộc đại gia
đình mẫu hệ. mỗi gia đình bao gồm từ 4 đến 5 thế hệ hay nhiều hơn nữa theo chế độ ăn riêng
và làm riêng, nhưng đây không phải là mô hình truyền thống.
Truyền thống xưa là các gia đình trong nhà dài đều làm chung và ăn chung. Đứng đầu
trong gia đình là Khoa Sang. Đó là người đàn bà cao tuổi và có uy tín nhất đứng ra trông nom
tài sản, hướng dẫn sản xuất, điều hòa các mối quan hệ mọi mặt giữa các thành viên, thay
mặt đại gia đình mẫu hệ quan hệ với xã hội. Trong nhiều trường hợp, người chồng bà chủ
nhà có thể đại diện cho vợ, nhưng quyền quyết đònh vẫn là bà chủ gia đình. Mọi của cải
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


10 |

trong gia đình là của chung và thừa kế theo dòng nữ. Người chồng khi vợ chết phải trở về
nhà mình tay không, của cải và con cái để lại gia đình vợ. Đàn ông trong gia đình Êđê chỉ có
quyền sử dụng tài sản chứ không được sở hữu tài sản, vì thế khi con trai đi lấy vợ, gia đình
anh ta chỉ cho một cái gùi nhỏ gồm áo, khố, xà gạc. Khác với người Kinh, người Êđê khi nói
Nội tức là phía nữ, và Ngoại tức là phía nam. Nếu người đàn ông ngoại tình, phía nhà vợ

không đứng ra nộp phạt cho người chồng bò ngoại tình, mà chính gia đình mẹ hoặc gia đình
chò em gái anh ta phải nộp phạt. Người đàn ông lấy vợ chỉ là người đến nhà vợ và làm việc
cho nhà vợ.
Nếu người đàn ông đó lười biếng, người vợ sẽ bỏ chồng. Vì thế đàn ông Êđê có câu:
Ở với chò được làm người
Ở với vợ làm đầy tớ
Tóm lại, vò trí người đàn ông trong xã hội Êđê giống như người phụ nữ Kinh trước
đây, rất thụ động. Về phân công lao động trong gia đình Êđê, họ theo loại phân công lao
động truyền thống tức là phân công theo giới tính và tuổi tác. Theo đó phụ nữ có nhiệm vụ
gùi củi, bổ củi, lấy nước, nuôi con, dệt vải, dọn dẹp rẫy… và đàn ông thì đan lát, phát rẫy,
mua sắm các vật dụng lớn như: chiêng, ché, trâu, voi,… dó nhiên là với sự đồng ý của phụ nữ
trong gia đình.
 Tục nối nòi (Cuê Nuê)
Đây là một phong tục cổ của người Êđê nhằm giữ gìn sự liên tục của gia đình, dòng
họ, duy trì nòi giống. Tục lệ này quy đònh khi vợ hoặc chồng vì lý do gì đó chết đi thì gia đình
dòng họ bên đó phải kiếm người thay thế. Việc này phải được bàn bạc ngay trong tang lễ
người quá cố. Đây là trách nhiệm của hai bên gia đình phải thực hiện, nếu như người vợ
không thuận hoặc gia đình chồng không còn ai nữa, thì sau khi làm lễ bỏ mả người chồng
(Lui Msat), người đàn bà c9ó được quyền lấy chồng khác.
Trong quan hệ kết hôn của người Êđê tồn tại quan hệ hôn nhân chò em vợ và anh em
chồng, mà người Êđê gọi là tục nối nòi theo kiểu quy đònh của lệ tục: “Gãy cái gùi phải thay
thế, gãy cái giát phải thay thế, người chết (chồng hay vợ) phải nối nòi.” Theo đó, khi chồng
chết đàn bà có quyền đòi hỏi nhà chồng một người em chồng nối nòi. Ngược lại khi vợ chết
người chồng có thể lấy em vợ để nối nòi hay còn có nối nòi giữa ông bà và cháu (kiểu bà
chết cháu thay), ông có thể lấy cháu, cháu có thể lấy mợ, em gái vợ có thể lấy anh rể…
Nhưng phải tuân thủ là không được nối nòi trong hệ dòng họ mẹ.
Tục nối nòi thường áp dụng cho các gia đình giàu có, mục đích để khỏi phân tán tài
sản gia đình. Trường hợp khi nối nòi gặp phải chồng hay vợ còn quá nhỏ thì người nối nòi
được quyền quan hệ yêu đương tự do nhưng không được gây ra sự cố (có thai) đồng thời phải
có bổn phận chăm sóc vợ, hay chồng đến khi khôn lớn. Đến lúc đó phải chấm dứt những

quan hệ yêu đương.
 Hôn nhân
Ngày xưa cha mẹ chọn chồng cho con gái, ngày nay con gái đi hỏi chồng, chủ động
hoàn toàn trong hôn nhân, mọi phí tổn trong hôn nhân nhà gái chòu.
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


11 |

Tàn dư chế độ mẫu hệ ở người Êđê còn khá rõ nét được thể hiện ở việc phụ nữ đi hỏi
chồng và hôn nhân cư trú bên vợ.
Những nghi lễ trong cưới xin
1.Lễ hỏi chồng (hay Lễ chạm ngõ: Nao Nuh)
Nhà gái làm một lễ hỏi gồm các ché rượu và một vòng đồng để cúng thần, sau đó cô
gái cùng ông mối tới nhà trai. Nếu người con trai là người buôn khác thì những người đi hỏi
chồng mang thêm nắm cơm nếp với ý nghóa cầu mong tình yêu của đôi trai gái sẽ mãi gắn bó
như cơm nếp.
ĐămĐêi (anh, em trai mẹ) cầm chiếc vòng đã được cúng thần đến hỏi chàng trai, nếu
chàng trai ưng thuận thì họ làm lễ trao vòng: Cô gái và chàng trai cùng chạm tay vào chiếc
vòng đồng. Đó là lời giao ước hôn thú. Từ đó coi như hai gia đình đã thành thông gia, mỗi
bên gia đình cử ra Miết Ava (người đỡ đầu) của mình. Miết Ava là người thay mặt hai gia
đình, giúp họ thành vợ chồng và sau này khuyên răn chú rể, cô dâu và dàn hòa mọi bất hòa
giữa hai gia đình.
Trong trường hợp người con trai không đồng ý thì nhà trai làm một lễ nhỏ mời nhà gái
đến dự để khỏi gây mất lòng, vì theo quan niệm người Êđê, từ chối hôn nhân của một người
là từ chối hôn nhân cả một dòng họ.
2.Lễ thoả thuận (hay Lễ hỏi: Knăm)
Hai gia đình gặp nhau bàn việc thách cưới do nhà trai đưa ra, thường là thách cưới rất
cao. Đồ thách cưới gồm trâu, bò, chiêng, ché,… (Bây giờ thách cưới bằng vàng: 7 chỉ đến 1, 2
lượng).

Nếu nhà trai và nhà gái đồng ý sẽ chọn ngày đưa cô gái về sống tại nhà chồng một
thời gian để thử thách.
Nếu cô gái không trả nổi thách cưới thì phải ở lại làm việc tại nhà chồng cho đến khi
hết nợ mới có quyền đem chồng về. Lúc đó mới làm lễ gọi chồng. Trường hợp trả không hết
nợ (thường là gái mồ côi) thì cô gái phải ở luôn bên nhà chồng.
Vì đồ thách cưới thường rất cao nên có trường hợp có con rồi mới làm lễ cưới.
3.Lễ gọi chồng (hay Lễ cưới: Yâu Ung)
Khi đã đủ đồ thách cưới, nhà gái sẽ trao cho nhà trai và xin cưới, tức là làm lễ gọi
chồng. Ngoài đồ thách cưới, nhà gái sẽ mang sang nhà trai 3 lễ vật bắt buộc để rtả công cho
Mẹ chồng.
+ Một chén bằng đồng: Trả công ơn Mẹ chồng đã tắm cho chồng lúc còn nhỏ bằng
thau đồng.
+ 8 vòng đồng: Tượng trưng 8 lễ cúng trong chu kỳ của một con người trước khi lập
gia đình.
+ Một cái chăn: Trả công Mẹ chồng đã đòu chồng lúc nhỏ.
Ngoài 3 lễ vật trên phải có rất nhiều vòng đồng để phát cho các thành viên của gia
đình chồng. Tiếp theo là Lễ rước rể.
Nhà trai tiễn con bằng một ché rượu và con heo. Trên đường về nhà gái lần lượt trao
vòng cho chú rể coi đó như những lời cam kết thủy chung và lời chúc tụng hạnh phúc.
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


12 |

(Thường thường trong khi rước rể một tốp thanh niên tinh nghòch sẽ đón đường đám cưới té
nước vào chú rể thay lời chúc phúc đôi bạn trẻ).
Tới nhà, khi chủ nhà và khách đã yên vò, mọi người tiến hành lễ cúng cho Cha Mẹ
chồng gồm một ché rượu, một con heo.
Sau đó là lễ cúng tổ tiên gồm 5 ché rượu và một con heo. Một Đăm Đêi lấy máu con
vật hiến sinh bôi lên chân đôi vợ chồng mới cưới chúc cho cô dâu chú rể hạnh phúc, sau đó

tặng mỗi người hai miếng cơm và 3 sừng rượu. Vò trưởng họ nhà gái đại diện hai bên đưa
vòng đồng cho đôi vợ chồng trẻ chạm tay và nhắc nhở lòng chung thủy ở mỗi người. Khách
dự lần lượt đi qua trước mặt hai vợ chồng chúc tụng và tặng quà.
4.Lễ lại mặt (Siê Knăm)
Sau lễ cưới 3 hoặc 5 ngày, hai vợ chồng về nhà bố mẹ chồng, đó là lễ lại mặt. Nhà
trai mời rượu và đưa cho một số đồ gia dụng (nông cụ, đóa bát,…) đặt bên ché rượu để chú rể
mang về nhà vợ.
 Các hình thức hôn nhân
1.Hình thức hôn nhân thứ nhất: Anh em chồng, chò em vợ.
Đây là hình thức hôn nhân ưa thích nhất của người Êđê: Chò chết em thay, anh chết
em thay (nếu chưa có gia đình). Việc lấy chò cả và anh cả không xảy ra vì quan niệm người
Êđê xem anh chò cả như Cha Mẹ, nếu lấy nhau sẽ phạm tội loạn luân, nhưng nếu lấy anh chò
thứ thì được.
2.Hình thức hôn nhân thứ hai: Con cô con cậu hai chiều. (Gọi là hai chiều vì con trai
cô lấy con gái cậu và ngược lại)
Hình thức hôn nhân trên ngành dân tộc học gọi là tàn tích của chế độ quần hôn.
Giống như các dân tộc miền núi khác, người Êđê xem nhẹ trinh tiết trong quan hệ nam nữ
trước hôn nhân. Thanh niên nam nữ từ 15 tuổi đã trải qua Lễ trưởng thành là có quyền tự do
quan hệ với nhau với điều kiện là không để xảy ra có thai.
(Lễ trưởng thành: Người chòu lễ nằm trên giường, tay được trói lại, miệng ngậm một
khúc gỗ chòu cho người hành lễ cắt 6 răng cửa của mình).
Sàn xuất kinh tế
Rẫy là phương thức sản xuất chính của người Êđê, ruộng nước chỉ chiếm một tỷ lệ
nhỏ tận dụng những vùng đầm lầy, trũng.
Người Êđê làm lúa nương, lúa rẫy và hoạt động luân khoảnh. Mùa lên rẫy bắt đầu từ
khi tìm đất mới đến khi thu hái xong, làm lễ đóng kho thóc. Cách trồng lúa của người Êđê
theo lối xen canh, tức là ngoài lúa rẫy còn trồng xen bắp, đậu v.v… và theo chế độ luân
khoảnh: làm rẫy theo chu kỳ khép kín từ 8-10 năm. Như vậy mỗi gia đình có khoảng 10
khoảnh đất và khai thác mỗi khoảnh đất lần lượt từ 1- 2 năm.
Chủ nhà lên rừng tìm được khoảnh đất tốt thì lấy lá đánh dấu, cắm xà gạc rồi đi thẳng

về nhà. Dọc đường không được nói chuyện với bất kỳ ai, chỉ sau khi đã tắm rửa xong mới bắt
đầu nói chuyện. Đêm đó nếu nằm mơ thấy con Culi hay ngày mai nghe tiếng hươu kêu bên
rẫy thì dù miếng đất đó có tốt bao nhiêu cũng bỏ.
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


13 |

Người Êđê tuyệt đối không phá rừng đầu nguồn để bảo vệ và không làm bẩn nguồn
nước. Họ không khai phá những vùng có cây to được dùng làm quan tài, ghế Kpan, cột nhà,
v.v… Đấy là cách bảo vệ môi trường của họ. Về công cụ sản xuất chủ yếu dùng cuốc, xà gạc,
gậy chọc lỗ (độ cao của gậy phụ thuộc vào độ đất cứng hay mềm). Về buôn bán thì dùng vật
đổi vật.
Người Êđê theo chế độ kinh tế chiếm đoạt (thuật ngữ dân tộc học) tức là dùng hai
hình thức săn bắt và hái lượm để cung cấp thức ăn hàng ngày. Săn bắt do đàn ông đảm trách
và hái lượm do phụ nữ.
Về ngành nghề thủ công chủ yếu là dệt vải và đan lát, thực hiện những lúc nông nhàn
(tháng 1, 2, 3). Quá trình làm ra vải theo từng bước: trồng bông, cán bông, kéo sợi, nhuộm
màu và dệt vải. Khung dệt của đồng bào còn đơn giản, sau khi luồn sợi vào go thì một đầu
sợi có thể luồn vào vách nhà (hoặc cột nhà), đầu kia buột vào thân người căng sợi để dệt nên
tốc độ chậm. Sản phẩm dệt là những tấm vải khổ 0,8m dùng làm chăn, váy, áo và vải khổ
0,3m làm khố, khăn đội đầu. Chất lượng vải bền chắc, dày dặn, mặt vải thô. Khi dệt vải
đồng thời dệt các sọc màu và các dải hoa văn thường chạy dọc theo hai mép khổ vải, dùng
làm váy, chăn… các khổ vải được khép lại với nhau theo mép dọc vải tùy theo kích thước sản
phẩm sử dụng. Khi cuốn vải lên người làm váy (Yêng), các dải hoa văn tạo thành những
đường trang trí ngang vòng quanh trục thân tập trung ở cạp váy và khoảng trên đầu gối. Về
màu sắc gồm 4 màu cơ bản được chế từ cây rừng và vật liệu đòa phương.
+ Màu đỏ: Dùng vỏ cây Snan dak và Anana giã nhỏ cho vào nồi nấu một đêm, sau
khi vớt bã cho sợi vào khuấy đều. Bột gạo giã có tác dụng cho màu bền và hồ cứng sợi. Hiệu
quả màu: Màu đỏ hơi nâu không tươi.

+ Màu đen: lấy vỏ lá cây Kơrum giã nhỏ ngâm cùng với tro cây le le, sau đó vớt hết
bã, ngâm 3 ngày đêm. Vỏ cây Alio giã nhỏ đem chưng có tác dụng làm cho màu bền, đẹp.
Sợi có thể nhúng vào nước Alio trước hoặc sau khi ngâm trong nước Kơrum. Hiệu quả màu:
màu đen hoặc chàm sẫm.
+ Màu xanh: có hai màu xanh.
o Xanh lục: Lấy từ nước cây Kơrum (nhuộm chàm đen) và pha nhiều nước suối.
o Xanh nước biển: Cũng lấy từ nước Kơrum nhưng pha loãng và thời gian ít hơn.
+ Màu vàng nghệ: Củ nghệ giã nhỏ trộn vào, ngâm cùng sợi, dùng lá môn bọc ngoài
3 ngày đêm. Sắc độ màu tùy thuộc vào thời gian ngâm, lâu thì cho màu sẫm, ngâm ít thì cho
màu nhạt.
+ Màu trắng: Là màu nguyên thủy của sợi bông khi se trắng.
Các công đoạn chế màu cũng như trồng bông kéo sợi của người Êđê thường lâu và
chậm, hiệu quả lại hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của đồng bào. Vì thế ngày nay đồng
bào thường mua sợi nhuộm sẵn hoặc thuốc nhuộm ở chợ.
Lòch nông nghiệp của người Êđê
Người Êđê dùng âm lòch tính theo Trăng (Mlan)
Tháng 1 (âm lòch) Phát rẫy, chặt cây, cúng lúa
2-3 Dệt vải, đan lát
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


14 |

4 Đốt rẫy, dọn nương
5 Tỉa lúa sớm (lúa 3 tháng)
6 Tỉa lúa muộn (lúa 6 tháng) và làm cỏ lúa sớm
7-8 Làm cỏ và bắt đầu cuốc rẫy mới
9-10 Làm cỏ và ăn lúa mới (lúa 3 tháng)
11-12 Suốt lúa và thu hoạch
Người Êđê tổ chức cúng lúa theo từng gia đình khác với người Môn-Khmer luôn phải

có một lễ chung trước. Người cúng lúa thường là chủ nhà và khi cúng mặt phải luôn luôn
hướng về phía Đông (mặt của sự sống). Người Êđê quan niệm lúa có hồn vì thế họ suốt lúa
bằng tay để khỏi phải làm đau hồn lúa. Cũng vậy, khi ăn cơm thì không xới cơm trong nồi
mà chỉ sắn từng miếng nhỏ vào chén, vì sợ rằng nếu đánh tơi cơm thì thần lúa sẽ bỏ đi mất.
Âm nhạc
Âm nhạc dân gian Êđê còn mang đậm những yếu tố âm nhạc của một xã hội nguyên
thủy, nền âm nhạc chưa phát triển đến mức trở thành một loại hình nghệ thuật độc lập. Âm
nhạc có mối quan hệ chặt chẽ với phong tục tập quán, với sinh hoạt cộng đồng, với môi
trường thiên nhiên, xã hội, với các ngành văn hóa nghệ thuật khác.
Phần lớn các nhạc cụ đều có cấu trúc đơn giản, đều được chế tạo bằng những vật liệu
có sẵn trong thiên nhiên như quả bầu, cây nứa, tre, gỗ, bông gòn, sáp ong. Vỏ quả bầu khô,
một sản phẩm rất phổ biến trên các rẫy của người Êđê được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt
hàng ngày của họ như làm vật đựng gạo, đựng rượu, đựng nước, đồng thời cũng được sử dụng
rộng rãi để làm các loại nhạc cụ đinh năm, đinh tác ta, đàn Brố…
Âm nhạc dân gian Êđê là sản phẩm của một xã hội có giai cấp, biểu hiện rõ nét nhất
ở tính cộng đồng cao trong sinh hoạt âm nhạc. Đó là tài sản chung của toàn thể cộng đồng
chứ không phải là đặc quyền riêng của tầng lớp nào. Sinh hoạt chiêng, hát muynh… cũng như
việc sử dụng rộng rãi các nhạc cụ khác đã biểu hiện rõ tính bình đẳng, dân chủ của người
Êđê trong việc sở hữu, hưởng thụ âm nhạc, một đặc điểm có tính quy luật của xã hội cổ đại.
Một hiện tượng thường thấy trong văn học dân gian Êđê là quan niệm lưỡng phân
lưỡng hợp cùng tồn tại phổ biến trong âm nhạc Êđê, trong cấu tạo nhạc cụ, cấu trúc dàn
nhạc, ngôn ngữ âm nhạc… Đó là hai dây đàn Brố, hai hàng ống của đinh năm, hai mặt da trâu
đực cái của trống Hơgơr, hai nhóm trong dàn chiêng… Quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp đó
cũng là quan niệm phổ biến trong cư dân nông nghiệp, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Mặc
dù trình độ phát triển của xã hội Êđê chưa cao, khả năng kỹ thuật còn thấp chưa cho phép
người Êđê chế tạo những nhạc cụ có cấu tạo phức tạp, song chỉ với nhạc cụ thô sơ ấy người
Êđê đã hình thành nên một ngôn ngữ âm nhạc độc đáo giàu bản sắc dựa trên một hệ thống
thẩm mỹ cao và một tư duy âm nhạc khá phát triển.
 Nhạc cụ
Hệ thống các nhạc cụ trong âm nhạc Êđê khá phong phú, có thể phân thành các nhóm

sau:
1.Nhóm dây: Kơny – Brố – Gông
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


15 |

Kơny: Nhạc cụ thuộc nhóm dây dùng cung kéo (archet). Vật liệu gồm ống nứa dài
khoảng 40 - 45cm, một cần để buộc dây và đàn lên dây, dây làm bằng sắt (do sự xuất hiện
các loại dây kim loại sau này). Trước đây dây đơn giản hơn, dây là cật nứa của chính ống
nứa đó tước ra, một cây nứa khác làm vó dài từ 70 - 80cm.
Kơny là nhạc cụ khá độc đáo. Trên dây đàn (gần sát cần đàn) có buộc một sợi dây chỉ
dài khoảng 40cm, ở đầu sợi chỉ này có một miếng sừng trâu mỏng hoặc vảy tê tê khoảng
2cm. Khi kéo đàn người chơi tay phải cầm chiếc cật nứa gảy lên dây đàn, tay trái bấm dây
đàn, ngậm miếng sừng trâu trong miệng và kéo căng sợi chỉ. Người chơi Kơny vừa kéo đàn
cho phát ra âm thanh, miệng mở hoặc khép theo lời thơ người đó muốn đọc. Âm thanh của
cây Kơny khi phát ra do vậy cũng tương tự tiếng nói của người. Người nghe quen lại thuộc
bài thơ sẽ nghe được lời thơ mà người chơi đàn muốn nói. Tuy vậy âm lượng của cây Kơny
rất nhỏ, người nghe muốn nghe rõ thường phải ngồi sát người chơi, âm vực của nhạc cụ này
hẹp, chỉ trong vòng một quãng 5. Kơny là loại nhạc cụ được thanh niên nam nữ Êđê ưa thích,
nhạc cụ này được sử dụng mọi nơi mọi lúc không bò cấm kỵ, song nó thích hợp với những nơi
thanh vắng và những cuộc tâm sự riêng tư giữa trai gái do âm lượng nhỏ của loại nhạc cụ
này.
Brố: Là nhạc cụ thuộc nhóm dây, loại gảy (Pincée) rất phổ biến với người Êđê. Brố
gồm nửa quả bầu khô có đường kính 14-20cm, phần núm được gắn với một cần đàn dài từ
khoảng 1,1 đến 1,2m bằng gỗ, có hai tay đàn bằng tre để mắc dây và lên dây. Một dây vò trí
cao, cao độ trầm; một dây ở vò trí cao hơn, độ âm cao, dùng để chơi giai điệu. Trên cần dài
có 5 phím bấm bằng bông gòn trộn với sáp ong đen, cách nhau 5, 6cm, hai dây cách nhau
một quãng 4 đúng.
Khi chơi Brố, người chơi úp miệng quả bầu vào khoang ngực tạo nên hộp cộng hưởng,

âm thanh do vậy mà ấm áp, thích hợp với tính chất tâm tình trai gái. Ngón tay trái bấm lên
phím đàn, ngón tay trỏ của tay phải gảy lên dây, ngón cái giữ cần đàn. Brố là nhạc cụ thích
hợp với nhiều lứa tuổi, đó là nhạc cụ để người chơi lớn tuổi tự sự, giảy bày nỗi lòng mình
trong những đêm thanh vắng, cho trai gái tự tình. Tuy vậy âm lượng của Brố lớn nên có thể
biểu diễn cho nhiều người thưởng thức hơn.
2.Nhóm hơi: Kypá – Đing tác ta – Đing năm – Đing tút
Kypá: Có nơi gọi tắt là Ky, chiếc tù và bằng sừng trâu. Đây là loại nhạc cụ được sử
dụng nhiều ở các vùng miền núi. Ky tiếng Êđê nghóa là chiếc sừng, Pá là vỗ. Khi thổi ky,
người ta dùng lòng bản tay vỗ vào miệng tù và tạo nên tiếng rung, ngắt tiếng… Ở phía giữa
sừng trâu người ta khoét một lỗ nhỏ và gắn một chiếc lưỡi gà làm bằng tre (ngày xưa) hoặc
bằng đồng (gần đây). Khác với cách thổi tù và ở các nơi là thổi vào đầu nhỏ của chiếc sừng
thì người Êđê thổi Kypá ngang. Miệng người thổi ngậm vào núm đặt lưỡi gà, ngón cái tay
trái bòt vào đầu nhỏ trong khi lòng bàn tay phải vỗ nhẹ vào đầu lớn.
Kypá là loại nhạc cụ có âm lượng rất lớn từ xa cũng có thể nghe thấy. Người Êđê
thường sử dụng Kypá làm hiệu lệnh chiến đấu, đuổi muông thú chim chóc vào phá rẫy, dùng
trong một số cuộc lễ như tang ma, rước trống, rước Kpan, lễ cúng rẫy, cúng thần nước.
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


16 |

Đing tác ta: Còn gọi là Đing Buốt Klé – Đing Buột Tút. Đing tác ta gồm có một ống
nứa dài từ 45-50cm, đường kính 1,5-2cm, cắm qua vỏ một quả bầu nhỏ (đường kính chừng
6cm, cao khoảng 10-15cm) có núm dài và khoét một lỗ nhỏ để làm chỗ thổi. Phần ống nứa đi
qua quả bầu có đặt một chiếc lưỡi gà bằng tre hoặc bằng đồng nhỏ. Người thổi ngậm vào
núm quả bầu, ngón cái tay trái bòt ở đầu gắn ống nứa, 3 ngón tay bàn tay phải: ngón cái,
ngón trỏ, ngón giữa bòt ở 3 lỗ.
Đing tác ta không bò kiêng cấm khi sử dụng song cũng ít thấy thổi trong nhà. Âm
lượng khá lớn, khả năng mô phỏng âm thanh thiên nhiên cao khiến nhạc cụ này thường được
sử dụng ngoài rừng, trên rẫy. Trong một số ngày tế lễ, đing tác ta được sử dụng để tạo không

khí vui vẻ chứ không phải là nhạc cụ chính thức được dùng trong các nghi lễ đó.
Đing Tút: Là loại nhạc cũ có cấu tạo hết sức đơn giản, tổ chức thành dàn của người
Êđê gồm 6 ống to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Cách làm Đing Tút rất đơn giản: người ta chặt
một ống nứa nhỏ kín một đầu, người thổi để ống đứng thẳng và ghé môi thổi vào thành ống
đầu hở. Điều phức tạp là tạo ra 6 ống cho ra 6 âm đúng với hàng âm cơ bản. Khi làm ra 6
ống, người chơi kiểm tra lại, nếu ống nào có âm chưa chuẩn xác thì phải đổ nước vào để thay
đổi chiều dài cột hơi của ống. Một dàn đing tút có thể có kích thước tùy ý, chiều dài các ống
khoảng từ 8, 9 đến 20, 21cm, đường kính từ 1,5-1,8cm.
Đing tút là loại nhạc cụ thường dùng cho phụ nữ, mỗi người sử dụng một ống. Đây là
nhạc cụ thường dùng trong đám tang, lễ bỏ mả… nên ngày thường ding tut bò kiêng cấm sử
dụng trong nhà. Tuy vậy có thể sử dụng dinh tut trên rẫy, trong lễ rước Kpan,rước trống
Hgơr, lao động trên rừng, trên rẫy, khi chăn trâu, chăn bò.
Đing Năm: Có thể nói đây là loại nhạc cụ có cấu tạo phức tạp nhất trong các nhạc
cụbộ hơi của người Êđêâ. Đing Năm (tiếng Êđê có nghóa là sáu) như tên gọi, là loại nhạc cụ
gồm 6 ống nứa dài ngắn khác nhau cắm xuyên qua vỏ một quả bầu khô. 6 ống nứa này được
bố trí thành hai hàng, hàng trên chéo xuống hàng dưới đặt ngang. Phần ống đi qua quả bầu,
phần trên có gắn một lưỡi gà bằng tre hoặc bằng đồng, chất gắn là sáp ong trộn với bông
gòn. Khi thổi, người chơi đinh năm ngậm núm bầu (nếu núm quá to, có thể gắn một ống nứa
hoặc ống tre nhỏ) và thổi.
Đing năm có khả năng hoà tấu, độc tấu và đệm cho hát AYRAY. Đing năm với diễn
tấu phong phú, khả năng âm nhạc phức tạp, âm thanh đẹp, khoẻ, rất được thanh niên trai gái
Êđê ưa thích. Đó là loại nhạc cụ dùng để giải trí trên rẫy sau những lúc làm việc mệt nhọc.
Ban đêm tiềng đing năm cũng làm nhiệm vụ xua thú rừng vào phá rẫy, bởi vậy đing năm là
loại nhạc cụ luôn có mặt trong túp lều giữ rẩy của người Êđê.
Đing năm bò kiêng cấm sử dụng trong nhà và những ngày thường. Khi có lễ tang và lễ
bỏ mả, đing năm mới được thổi trong nhà và đệm cho trai gái Êđê hát AYRAY giao duyên.
Sự tích kèn Đing năm: Ngày xưa có hai vợ chồng nọ ăn ở với nhau đã lâu mà vẫn
không có con, nay vào nhờ vào sự linh dò siêu nhiên mà người vợ sinh được 6 đứa con cùng
môt lúc (3 trai 3 gái). Người cha lên rừng chặt về 6 ống nứa dài ngắn cho các con và dự đònh
rằng, đứa nào lấy ống dài hơn sẽ là chò, là anh. Sau đó người con trai út lấy các ống nứa ấy

cắm vào một quả bầu khô thành kèn đing năm thổi thật buồn thương, sầu não. Ngày cha mất
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


17 |

người con út đem kèn ra thổi, những người dự đám tang người thì khóc, người thì hát theo
tiếng kèn. Từ đó mỗi khi trong buôn làng có người chết, người con trai út kia lại mang kèn
đến thổi để tỏ lòng nhớ cha, nhớ người đã khuất.
3.Nhóm gõ:
KÔK (có nơi gọi là Krơng): Là loại nhạc cụ nhóm gõ được người Êđê ưa thích, có
nhiều loại đàn Kôk, loại Kôk bằng tre, loại Kôk bằng gỗ. Cũng nhiều dạng: dạng có 4 thanh,
dạng có 6 ống, người Gia Rai gọi là T’rưng. Loại Kôk gồm 6 ống nứa dầy, dài ngắn khác
nhau được buộc lại với nhau ở hai đầu theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Một đầu ống được bòt kín
bởi mấu, một đầu chặt vát. Dây buột là loại dây rừng hoặc vỏ cây tước ra dài và chắc như vỏ
cây Brang dác. Dùi đánh đàn Kôk làm bằng le (ngưới Êđê gọi là Alê).
CHING: Đây là loại nhạc cụ phổ biến và độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên nói
chung, của người Êđê nói riêng. Có thể đối với người Êđê đã tồn tại một nền văn hoá Ching.
Ching xuất hiện từ bao giờ? Xuất hiện như thế nào? Và vì sao lại có độ dày đặc như
vậy ở khu vực người Êđê, đó là các vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu âm nhạc, dân tộc
học khi nghiên cứu dân tộc Êđê.
Ching có một giá trò phi kinh tế cao. Một chiếc Ching quý có thể đổi được một con voi
hoặc gần 20 con trâu. Ching là loại nhạc cụ đã được thiêng hoá. Đó là công cụ, theo quan
niệm của người Êđê, có thể giúp con người thông tin trực tiếp với thần linh, các Yang. Bởi
thế chúng không được sử dụng bừa bãi mà chỉ có thể xuất hiện trong những dòp có cúng tế
lớn. Ching có mặt trong các cuộc lễ trọng đại suốt vòng đời người. Ching Êđê là một bộ phận
dàn gồm Ching dẹt và có núm. Ching dẹt có 7 chiếc, trong đó có Sar, chiếc Ching dẹt lớn
nhất trong cả dàn (có chiếc đường kính 95cm). Ching núm gồm có 3 chiếc, là những Ching có
kích thước lớn hơn trong dàn so với những Ching dẹt, có đường kính từ 45-70,8cm. Ở giữa
Ching núm là một chiếc núm có đường kính 1,5-15cm, cao khoảng 4,5cm. Núm là bộ phận

quan trọng nhất của Ching, nó quyết đònh chất lượng âm thanh của chiếc Ching đó (theo lời
kể của một nghệ nhân, ở một số loại Ching quý như Ching lao, Ching kur, trong núm có một
tỷ lệ vàng bạc khá cao, bởi thế ở một số ngôi mộ của nhà giàu, có những kẻ đi đào trộm
Ching chôn theo người chết chỉ phá núm mang đi, còn Ching bỏ lại).
Đứng về âm nhạc núm còn quyết đònh độ chính xác của cao độ chiếc Ching. Người
sửa Ching hoặc người lên dây ching (Pô Tul Ching) thường tác động vào núm bằng cách gò
lại hoặc đổ thêm sáp ong đen để làm cho cao độ âm thanh của Ching chuẩn xác.
Xét về kích thước bộ phận. Ching núm được xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là Ana
Ching và Mdu Ching và Moong Ching. Giữa Ana và Mdu có sự đối lập về cách đánh. Trong
khi Ana Ching được treo lên một đầu ghế Kpan (đầu gần cửa ra vào) thì Mdu Ching được đặt
úp trên mặt ghế ở đầu kia của dàn Ching gần với trống Hgơr. Ana được đánh cho tiếng ngân
thoải mái thì Mdu luôn sử dụng tay trái đặt lên để chặn tiếng. Ana Ching tiếng Êđê là cái, là
lớn, được hình dung như một người mẹ chủ nhà trong gia đình chế độ mẫu hệ.
Sar là chiếc lớn nhất trong dàn Ching êdê song nó không nằm trong bộ phận Knác là
bộ phận Ching dẹt mà đứng tách riêng. Nó cũng là chiếc Ching có giá trò cao trong dàn, có
đường kính lớn 70-90cm. Sar có vò trí đặc biệt khi hoà tấu Ching: khi có hoà tấu nó được treo
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


18 |

lên ngang chính giữa lối ra vào, cách cửa 0,5-1m. Người đảm nhiệm Sar thường là một cụ già
cao tuổi ngồi trên chiếc ghế dành riêng để đánh Sar gọi là Kpan Sar. Cũng như cách diễn tấu
của các Ching khác của người Êđê, người đánh Sar phải dùng dùi gỗ để đánh vào lòng nó.
Dùi thường làm bằng gỗ Kieo Mnut. Loại ching dẹt dùng dùi gỗ, loại Ching núm có nơi
thường dùng nắm tay, có nơi dùng dùi gỗ bọc bằng da bọc tinh hoàn con chồn.
Trong tổ chức dàn Ching, tính lưỡng phân lưỡng hợp được biểu hiện ở các cặp đôi sau:
+ Ching dẹt và Ching núm.
+ Nhóm Hluê và nhóm Knác.
+ Nhóm Khớc và nhóm Hlang.

+ Nhóm Mdu Ching và nhóm Ana Ching.
+ Nhóm Treo (Sar – Ana Ching – Knác ti…) và nhóm đặt nằm trên lòng hoặc trên mặt
ghế Kpan (Mdu Ching Hluê, Ksớc Proong,…).
Ching Êđê có vò trí diễn tấu cố đònh. Vò trí đó là trên ghế Kpan luôn nằm ở phía Tây
gian khách. Không những vò trí cả dàn Ching mà vò trí của từng chiếc Ching trong dàn cũng
đều cố đònh. Song cũng có một vài trường hợp dàn Chinh Êđê được mang đánh ngoài trời, đó
là những trường hợp sau:
+ Lễ cúng bến nước.
+ Tang lễ.
+ Lễ bỏ mả.
Trống (Hgơr): Trống Êđê là một nhạc cụ rất quan trọng của người Êđê. Chỉ những gia
đình giàu có mới được làm trống và có trống (sau khi làm Kpan). Sau khi hoàn thành việc
làm trống ở rừng, việc rước trống ve62 nhà đã trở thành một nghi lễ rất quan trọng trong
vòng đời người, của gia đình và của cộng đồng. Lễ này được tổ chức trọng thể như lễ rước
Kpan. Sau khi được rước về nhà, trống đặt ở một vò trí cố đònh, đó là đầu ghế Kpan, nằm kẹp
giữa cột nhà và vách phía Tây gian khách. Khi mang trống khỏi vò trí ấy cần làm lễ cúng.
Trống làm bằng một thân cây độc mộc (loại sao hoặc lim) đục rỗng bên trong. Mặt
trống có đường kính từ 0,7-1m. được bòt bằng hai tấm da trâu. Mặt bòt bằng da trâu cái, mặt
cái quay vào phía trong, không được sử dụng. Mặt bòt bằng da trâu cũ, mặt quay ra ngoài,
trên mặt gắn một hoặc hai chiếc lục lạc bằng đồng, có trang trí một vành trăng khuyết, đó là
mặt dùng để đánh. Người Êđê cho rằng phải bòt bằng hai tấm da trâu đực, cái tiếng trống mới
ấm. Dùi trống bòt vải, da hoặc cao su.
Sử dụng trống thường là những nghệ nhân có tuổi. Trống thường sử dụng trong những
dòp sau:
- Cùng hòa với đàn Ching, ở những phút dồn dập.
- Đánh ba hồi, mỗi hồi 5 tiếng báo hiệu kết thúc đàn Ching.
- Khi có người chết, vào lúc sớm tinh mơ, chủ nhà cho đánh 3 hồi trống, mỗi hồi 3
tiếng để báo hiệu cho buôn làng và cộng đồng biết tin buồn.
Lễ thức trong đời sống cá nhân và cộng đồng
 Tín ngưỡng

GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


19 |

Trong xã hội Êđê cổ truyền, đời sống hiện thực của con người gắn chặt với tín ngưỡng
với lễ thức như hình với bóng. Các thần linh ở 3 tầng: Trời, mặt đất và trong lòng đất. Các
Yang, hồn hầu như nằm trong mọi vật như bao bọc lấy thế giới con người. Đó là những lực
lượng siêu nhiên chi phối đời sống hiện thực của con người. Con người muốn được các thần
linh phù trợ về sức khỏe, cây trồng, vật nuôi và các hoạt động khác thì phải thành kính, cầu
xin bằng những hình thức tổ chức lễ hiến sinh lớn, nhỏ tùy theo mục đích của chủ tế. Tín
ngưỡng gọi là thờ cúng tổ tiên ở người Êđê cũng giới hạn trong phạm vi các thế hệ cha mẹ,
ông bà và chủ yếu là thời gian trước lễ bỏ mả. Sau đó, vong linh của mỗi người đã khuất đều
được coi là các thần linh (Yang).
Cũng như ở những dân tộc chưa phát triển cao, người Êđê và M’Nông giống nhau ở
phương diện tín ngưỡng là Đa Thần Giáo Nguyên Thủy, tức là đứng trước một hiện tượng tự
nhiên nào không giải thích được đều gắn cho nó một ý niệm thiêng liêng. Theo họ có rất
nhiều vò thần, nhưng có một vò thần tối cao là Ae Điê (đọc là Ai Đia) dưới Ae Điê là Ae Đu,
và vò thần nào cũng có vợ.
Thần của họ rất khác với người Kinh. Quan niệm đối với thần linh là quan niệm của
kẻ yếu đối với kẻ mạnh, tức là trông chờ vào sự che chở của kẻ manh. Vò trí và chức năng
của thần không rõ rệt như trong các tôn giáo khác. Tôn giáo là phản ánh từ nhận thức thực tế
của con người. Xã hội Êđê chưa phân cấp vì thế tín ngưỡng của họ không phân tầng rõ rệt.
 Linh hồn
Về linh hồn người Êđê quan niệm con người có 3 linh hồn:
Linh hồn thứ nhất: Khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ.
Linh hồn thứ hai: Khi vừa lọt lòng mẹ, linh hồn thứ hai sẽ nhập vào và theo đứa bé
suốt cuộc đời.
Linh hồn thứ 3: Khi con người chết đi, linh hồn thứ 3 xuất hiện, là linh hồn đi về với tổ
tiên.

Đây là 3 linh hồn với người sống chết bình thường. Nếu chết bất đắc kỳ tử, chết khi
lọt lòng mẹ sẽ không được về với tổ tiên.
(Ở buôn làng Êđê, ki người vợ vừa mới đẻ xong, người chồng ném cây chày để đuổi
ma quỷ không bắt linh hồn thứ hai đi.)
 Nghi lễ trong sinh đẻ
1.Lễ cầu xin đẻ dễ: Lễ được cử hành khi phụ nữ có mang 3 tháng.
Người ta buộc ché rượu ở cột chính cùng con gà làm lễ vật. Người được cúng ngồi đối
diện nhau ở hai bên ché rượu, thầy cúng hướng về phía Đông. Khi thầy cúng khấn, người đàn
bà đạp chân lên lưỡi rìu sắt và vòng tay đồng với ý nghóa cái thai sẽ đạp khỏe, cứng cáp như
sắt như đồng. Rồi thầy cúng cầm que bông chấm rượu bôi lên chân người phụ nữ có mang.
Sau đó thầy cúng lấy lá xoan quết máu chó thoa lên chân và quanh bụng người đàn bà đã
đuổi ma xấu.
Tiếp đó, người đàn bà vít cần hút rượu. Mọi người từ chồng đến bác, cậu bên vợ, cô
chú bên chồng, thầy cúng, già làng và bà con thân thuộc lần lượt uống rượu.
Người phụ nữ ở trong nhà 3 ngày, sau đó tắm rửa tẩy uế.
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


20 |



2.Lễ đặt tên:
Sau khi cháu bé ra đời một ngày, người ta làm lễ nhập hồn, đặt tên. Trước khi hành lễ
có cúng Yang Ha H’buê, thần che chở trẻ sơ sinh và con người, lễ cúng gồm có một ché rượu
cần và con gà.
Lúc làm lễ hai bà đỡ ngồi trước mặt thầy cúng. Sau khi thầy cúng khấn xong, gia đình
người mẹ làm thòt gà mời cơm hai bà (phụ nữ Êđê đẻ ngồi nên phải có hai bà đỡ, một bà đỡ
thai nhi, Ma bôi, một bà đỡ lưng người đẻ, Pê Grang)
Tiếp theo là lễ thổi tai cho trẻ. Bà đỡ nhai củ gừng và củ nén thổi khẽ hai bên tai trẻ

và cầu thần trời tiếp sinh khí cho đứa bé khỏe mạnh, thông minh, vì có lỗ tai thính, nhạy để
tiếp thu điều hay lẽ phải.
Người Êđê nghó rằng trẻ sơ sinh chưa có hồn nên lúc nào đặt tên cũng có lễ nhập hồn
cho trẻ.
Mâm cúng trong lễ này gồm: một ché rượu, một con gà nhỏ, một quả cà, một củ
gừng, một dùi sắt (cắm vào quả cà), lá nứa và một giọt sương lớn (đọng trên lá cây). Giọi
sương này được coi là hiện thân của hồn, tổ tiên sẽ nhập vào đứa trẻ sơ sinh chưa có hồn.
Thầy cúng khấn xong, bà đỡ cầm quả cà chấm giọt sương để gần miệng đứa trẻ và
lần lượt đọc tên tổ tiên dòng họ này. Đến tên nào mà đứa bé thè lưỡi ra liếm giọt sương,
hoặc cười, có nghóa là nó đã bằng lòng nhận tên đó. Đứa bé có tên cùng lúc hồn nhập vào
người nó.
 Nghi lễ trong tang ma
1.Tang lễ: Người Êđê quan niệm có hai loại chết, chết lành và chết dữ. Chết lành là
chết tại nhà do già yếu hoặc bệnh tật. Chết dữ là những cái chết đột ngột bất đắc kỳ tử do
những tai nạn khủng khiếp, làm thiệt mạng nhiều người một lúc hoặc liên tục. Với hai loại
chết này, thường có những hình thức tang lễ khác nhau ở một số chi tiết. Song trên đại thể:
+ Ngày thứ nhất: Báo tang, liệm.
Người ốm vừa qua đời, người nhà nổi 3 hồi trống dài và thân nhân òa khóc. Thi hài
được liệm và phủ chăn kín ở gian cuối nhà sát góc phía Đông, đầu đặt hướng về phía Đông.
Một quả trứng gà luộc, bát gạo, bát cơm được bày lên trên mâm cúng. Thòt một con gà, moi
lòng bỏ ruột rồi để cả con kẹp và đem nướng dựa bên vách phía đầu thi hài. Người trong
buôn lần lượt đến chia buồn, mang theo phần đóng góp của mình, mỗi gói một ống gạo. Nam
đòu theo ché rượu nhỏ… Mọi người lâm râm trò chuyện uống rượu tới khuya. Họ hàng ở lại,
thức cùng gia chủ suốt đêm. Thanh niên thổi Đing Buốt, Đing Tác Ta… Lúc này phải kiêng
hai điều: không cãi nhau; cáxc đôi vợ chồng trong nhà không ăn nằm với nhau.
+ Ngày thứ hai: Nhập quan, cúng.
Từ tinh mơ, những người khoẻ lên rừng chặt cây làm quan tài. Người ta đẽo gỗ ở vườn
nhà. Quan tài mô phỏng hình ngôi nhà dài, được khiêng lên sàn nhà. Lễ cúng hồn bắt đầu
với nhạc chiêng dồn dập, thúc bách, náo động. Thân nhân đứng quanh thi hài cất tiếng khóc
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH



21 |

thảm thiết lúc nhập quan. Thầy cúng lấy máu heo bôi lên thành hòm. Buổi tối thầy ngồi phía
chân quan tài, cúng tiếp.
+ Ngày thứ 3: Đưa ma.
Một ché rượu nhỏ đặt bên quan tài. Lễ cúng vừa dứt, tang chủ mời mỗi người trong họ
một ché rượu nhỏ, rồi tới bà con buôn rẫy. Khách dự đều tự động ngồi quanh ché rượu bày la
liệt ở sân, vườn… đợi giờ phút thiêng liêng. Phụ nữ gói những gói cơm nhỏ mang theo để bỏ
xuống huyệt. Chiêng trống không ngừng sôi động, hồi nọ tới hồi kia.
Quan tài được khiêng ra sàn được chuyển xuống sân. Thầy cúng cầu tiễn hồn. Vợ
người xấu số xuống thang, cầm cây gậy cỏ cào cào xuống đất về phía trước. Người phụ nữ
dẫn đầu đám tang, thầy cúng bước theo rồi đến quan tài. Theo quan tài là những người phục
dòch, mang bầu nước, một con gà nhỏ còn sống, hai cây chuối nhỏ. Chiêng gõ thong thả từng
nhòp một.
Khi tới ranh giới buôn (ngôi nhà cuối cùng), một hồi chiêng rền nổi lên báo cho thần
chết đến nhận một linh hồn mới, nhập vào thế giới của thần.
Nhà mồ – khu mộ đòa: Quan tài hạ xuống để điểm tô lần cuối bằng 3 màu đen, trắng,
đỏ, các hình dọc vuông, tròn, hình trăng lưỡi liềm và chạm khắc hình sừng trâu.
Huyệt sâu khoảng 1,8m, chiều dài theo hướng Đông-Tây. Miệng huyệt rộng khoảng
1m. Quan tài hạ xong người ta lát ván lên mặt huyệt, như vậy là có khoảng trống huyệt (từ
nắp ván thiên lên tầng ván miệng huyệt). Ván lát xong mới lấp đất, nền cao khoảng 40cm.
Thợ mộc cũng vừa lúc đóng xong nhà mồ đem tới đặt lên nấm mồ mới. 4 góc nhà mồ trồng 4
cột Kut, là những thân cây nguyên, trên chạm các hình học, hình các nồi đồng chồng lên
nhau, hình trăng lưỡi liềm. Nhà giàu có thể trồng thêm hai cột Klao ở đầu và cuối mộ. Phải
thòt trâu, đầu hoặc sừng trâu treo ở cột Klao phía trước. Cách cột Klao trước 50-70cm có nhà
nhỏ hình thuyền đựng cơm cúng cùng gạo, bầu nước cho người qua đời.
Ngoài ra người ta còn chọn một cây nứa to, đục xuytên thủng từ đáy huyệt lên miệng
mồ, phía đầu quan tài, để mỗi lần ra viếng người ta sẽ rót cơm và thức ăn vào đó. (Ngày xưa

có người giàu chết, gia đình còn bắt cả 7 nô lệ chôn theo như ở xã Chư Pông, huyện Krông
Buk)
Khu mộ đòa ở khoảng giữa rừng hoang nên ý thức phô trương phòng thủ khá rõ. Có
một hàng rào quanh, trên miệng hào có cắm thân tre, gỗ nhọn, chống thú dữ về phá, phòng
thủ như có tính chất ma thuật, ngăn các thần xấu về quấy nhiễu.
Lễ tang kết thúc, mộ đòa chìm sâu trong im lặng. Hàng tháng người nhà đến cúng một
lần, hàng năm không có giỗ.
2.Lễ bỏ mả và vòng đời khép kín:
Người Êđê không theo tín ngưỡng thờ tổ tiên, chắc là vì vậy mà có lễ bỏ mả, lễ vónh
biệt người qua đời lần cuối cùng để không bao giờ nhắc tới nữa.
“Từ nay hồn đi nơi khác, nhà không đem cơm, không mang nước. Hàng năm nhà không
nhắc đến hồn nữa. Muốn uống nước hồn phải hỏi Ai Đia, muốn ăn cơm phải hỏi Yang Lăn,
muốn ăn thòt phải hỏi Yang MTao. Bố mẹ đã làm tròn nghóa vụ với hồn.”
Lễ bỏ mả có thể tiến hành sớm nhất là một năm, muốn nhất là 7 năm sau tang lễ.
Phải lo đủ rượu, gạo, thòt dâng cúng từ 2, 3 ngày mới tổ chức được. Lễ bỏ mả thường được
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


22 |

diễn ra hàng năm khi ruộng rẫy đã thu hoạch xong, vụ mùa gieo tỉa chưa tới, là một trong
những lễ quan trọng của người Êđê.
Chủ xướng lễ bỏ mả có khi là một gia đình, một dòng họ, có khi cả buôn làng. Nhà
giàu, dòng họ lớn thì giết nhiều trâu bò, buộc nhiều ché rượu. Nhà nghèo cũng phải có đủ
rượu thòt để cung cấp, ăn uống và chia phần cho người dự lễ.
Đối với lễ bỏ mả tập thể, người ta không dùng chiêng vì chiêng là riêng của một gia
đình, một dòng họ. Nếu đem dùng chung linh hồn sẽ theo chiêng về với người có chiêng,
không có lợi.
Ngày thứ nhất: Thanh niên lên rừng chặt cây lam nhà mồ mới, dựng cột Kut, cột Klao
mới, chỉ những người chết nhà giàu và là người đã trưởng thành mới được dựng cột Klao. Khi

đã hoàn tất lễ phẩm, thầy cúng mặc trang phục nghiêm chỉnh ngồi bên ché rượu hướng về
phía Đông, khấn:
“Ơ hồn! người đã chết như lúa hư nát.
Mọi chuyện đều đã xong. hồn ở miền đất khác, uống dòng nước khác rồi. Bầy giờ bỏ
nấm mồ này, xin vónh biệt. Ngọn lửa đã đốt lên, rượu cúng đã bày sẵn, cây chuối đã trồng, con
gà đã thả bay đi rồi…
Bố mẹ cúng lần cuối này thôi. Vónh biệt!”
Tiếng trống rộn rã nổi lên. Người ta nhóm một đống lửa trên mộ, ngọn lửa đó sẽ cháy
suốt ngày đêm. Người cả buôn ngồi ăn uống ngay trên bãi cỏ. Đêm ấy là đêm vui hoàn toàn
với mọi người, không cấm cử, không kể già trẻ, trai gái. Người ta thường chọn các đêm mùa
khô, trăng sáng để tổ chức lễ bỏ mả. Thanh niên vui chơi trò chuyện và nhảy múa, nam nữ
hát đối đáp giao duyên. Người già khề khà uống rượu trò chuyện tới khuya.
Ngày thứ hai: Từ sớm người ta đã thòt heo, nhà giàu thì mổ trâu. Rượu bày la liệt hàng
chục ché nối dài, tất cả cần rượu quay về phía Đông. Xương hàm dưới trâu treo ở cột Klao
như chứng tích của sự phong lưu. Thòt cơm bày dày đặc lên các ché rượu.
Cúng xong cả buôn lại dự tiệc vui vẻ như hôm trước và không khí tưng bừng náo nức
không kém.
Vòng đời khép kín và ý nghóa nhân văn của lễ bỏ mả: Điều đáng suy nghó là lễ bỏ mả
có nghóa là vónh viễn xa rời người thân mà lại tổ chức tưng bừng vui vẻ nhất, dường như trái
với lương tâm con người? Vậy mối quan hệ giữa người sống và người chết ra sao? Hồn có
hay không và mối quan hệ giữa hồn và xác thế nào? Quan hệ giữa chúng lúc người đang
sống cũng như sau khi người đã chết ra sao? Người già kể rằng người ta có hồn, người chết
thì hồn lìa xác bay đi và biến hóa.
Người ốm là do hồn bỏ xác đi chơi hoặc bò lạc đâu đó. Làm lễ rước được hồn về nhập
vào xác, người ốm sẽ khỏi. Hồn nhập vào cơ thể ở thóp, hồn ở trong đầu, hồn vận động trong
người theo đường mạch máu chuyển động. Khi chết mạch ngừng đập, hồn theo mạch tay và
lên bàn tay và cứ thế hồn lìa khỏi xác ở đầu ngón tay.
Vậy hồn được quan niệm là thực thể sống, dưới dạng vật chất. Hồn được hiểu là thần
kinh, ở tay hồn được hiểu là mạch máu. Hồn không trông thấy được nhưng có thể quan nòêm
mđược.

GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


23 |

Sau tang lễ, hồn người chết bơ vơ không thể vào Buôn Làng Người Sống với họ hàng
nhưng cũng không về được Buôn Làng Tổ Tiên (Buôn Atâu, do vợ chồng thần Băng Bơ
Đung, Băng Bơ Đai cai quản). Hồn vẫn bò ràng buộc quanh mộ đòa, vì người sống vẫn giữ mồ
(vẫn đem cơm cúng). Quanh mộ đòa hồn thường hay bò hồn quỷ dữ hành hạ.
Chỉ khi làm lể bỏ mã hồn mới được tự do về sống ở buôn Atâu (buôn của tổ tiên). Ở
đây và từ đây hồn là thành viên bình đẳng “sống bình yên”. Tuy vậy hồn vẫn vận động, sẽ
biến hoá 7 lần để trở thành giọt sương của đất. Giọt sương”hồn” trở lên mặt đất, nhập vào
đứa trẻ sơ sinh, dòng máu của hồn trong lễ đặt tên, nhập hồn cho đứa bé. Đứa bé lấy tên của
hồn làm tên nó, tức là trùng tên với tổ tiên của nó .
Vòng đời khép kin:
- Bằng không gian ba điểm (mặt đất, mộ, buôn Atâu)
- Với thời gian chưa đònh lượng (qua 7 lần biến hoá của hồn)
Như vậy hồn tổ tiên lại hiện diện trên mặt đất, lại trở về cõi sống dưới dạng một
thành viên mới của cộng đồng Êđê. Vậy dòng họ người Êđê vẫn còn, mãi mãi sẽ còn (về lý
thuyết cũng như ý niệm) vì có một vòng đời của hồn được khép kín bằng không gian ba
điểm:
Mặt đất, mộ, buôn Atâu: Với một thời gian chưa đònh lượng (vì chưa xác đònh được 7
lần biến hoá của hồn là bao lâu) hồn hiện diện bằng tên gọi, chỉ thay đổi xác (tổ tiên chuyển
sang con cháu cùng dòng họ).
Vậy Buôn hồn người chết, thế giới thứ ba, có thực trong ý niệm chỉ là một “trạm tạm
trú dưới đất” đã trở lại với cộng đồng thực tại của xã hội trên mặt đất (xã hội mặt đất trở
thành thế giới lý tưởng của Buôn hồn người chết).
Đến đây có thể hiểu được ý nghóa tinh thần lạc quan biểu lộ sâu sắc trong lễ bỏ mả.
Rằng bỏ mã hồn người chết sẽ hết đau khổ, được về nơi sống an toàn của mình, dòng họ như
không mất người do sự không mất tên tôû tiên, tăng sức mạnh cho cộng đồng dân tộc. Làm lễ

vónh biệt bỏ mả lại chính là để ngày gặp gỡ mau tới hơn.
Phải chăng đây cũng là hai mặt đối lập thống nhất trong tư duy truyền thống của
người Êđê. Bỏ mả nghóa là người sống làm tròn nghóa vụ với người chết, người quá bụa được
trở lại hạnh phúc cá nhân (được quyền lấy chồng hay vợ mới)
Như vậy lễ bỏ mã mang tinh thần nhân đạo cao cả, tinh thần cộng đồng sâu sắc, thoả
mãn người sống và người chết, thoả mãn cộng đồng nên phải vui, tưng bừng náo nhiệt.
Ngọn lửa, ánh sáng vónh cửu của sự sống , được đốt lên trên nấm mồ, cháy sáng suốt
ngày đêm như ngọnlửa thiêng giao hoà các thế giới, lửa tinh khiết không chết, xua đuổi quỷ
dữ, thắp sáng diễn trường kễ hội
Có mối tương đồng sâu sắc giữa hai sự việc như đối lập:
- Sinh đẻ: Đón chào cái mới, cái sống.
- Bỏ mả: Giã từ cái cũ, cái chết.
Hai sự việc vẫn giống nhau ở nội dung “đón chào cái mới”.
Sinh đẻ là đón chào cái mới đã có mặt. Giã từ cái chết (bỏ mả) là đẩy nhanh thời gian
tiếp cận cái mới trong tương lai đang đến gần. Vónh biệt và đón chào gặp nhau, quy tụ tượng
GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


24 |

trưng ở giọt sương, giọt sương kết tinh từ đất, từ thế giới dưới đất báo hiệu sự hội tụ, hồi sinh,
tiếp nối sự sống của tộc người.
Ý nghóa xã hội và triết lý nhân sinh của hiện tượng này là con người Êđê bằng lối suy
nghó duy lý, bằng sức mạnh của trí tưởng tượng, bằng nguyện vọng sậu sắc của ý thức cộng
đồng thường trực đã muốn tự khẳng đònh sự tồn tại vónh cửu của dòng họ, cũng là của cộng
đồng. Với quan niệm sinh động về hồn khái niệm hồn được mở rộng cùng với tín ngưỡng vật
linh: M’ngắt, Dung Dang.
- M’ngắt: “hồn vốn có” liền với xác đã được xác đònh (hồn nào xác nấy), khi ốm là
đón hồn (vốn có) về với xác trong lễ rước hồn.
- Dung (Yun) “hồn từ bên ngoài” (chưa có xác) nhập vào xác mới (xác chưa có hồn,

trẻ sơ sinh) trong lễ đặt tên với lễ nhập hồn.
- Dang (Yang): thần cũng có nghóa khác là hồn, hồn trong một số tónh vật độing vật,
thực vật nhưng không nằm trong hệ thống thần. Ví dụ: hồn chiêng, hồn ché, hồn cây đa…
 Hệ thống lễ nghi nông nghiệp
1.Lòch theo năm tháng, lòch nông nghiệp
Người Êđê không tính thời gian theo lòch dương, lòch âm mà tính:
- Ngày: theo sự vận động của mặt trời.
- Tháng: theo vòng trăng sáng.
- Năm: theo mùa làm rẫy.
Tuy vậy người ta vẫn một năm làm 4 mùa (Yang), với tên gọi:
- Yang M’nga: Mùa xuân.
- Yang Nhang: Mùa Hạ
- Yang M’Jao: Mùa Thu
- Yang Pu-út: Mùa Đông.
Còn thời tiết biểu diễn lại là hai mùa:
- Mùa mưa từ tháng 5 – 10
- Mùa khô từ tháng 11 – 4
Người ta cũng đònh ra lòch làm ăn theo trình tự 12 thánmg với 12 tên gọi (Mlan) nhưng
lại có lòch tính theo công việc gần với thực tiễn hơn, lấy đơn vò là Yan:
- Yan M’nga dap: Tháng 1 – 3, ăn uống vui chơi, làm lễ bỏ mả, thăm bà con.
- Yan dzan: Tháng 3, chọn đất, đốt rẫy mới.
- Yan gic: Tháng 4, xới đất làm nương đã cuốc.
- Yan M-va: Tháng 5, cào cỏ.
- Yan Hut: Tháng 5 – 6, mùa chở lúa.
- Yan ric roc Mđiê: Tháng 6 – 7, mùa làm cỏ lúa.
- Yan hua Đrê: tháng 8 – 9, mùa tuốt lúa ngắn ngày (3 tháng)
- Yan Potra: Tháng 10 – 11, thu hoạch lúa; tháng 12, lễ đóng kho lúa.
2.Mùa lên rẫy:
Người Êđê làm lúa nương, lúa rẫy và hoạt động luân khoảnh. Mùa lên rẫy bắt đầu từ
khi tìm đất mới cho đến khi thu hái xong, làm lễ đóng kho thóc.

GROUP HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH


25 |

Lễ tìm đất:
+ Ngày thứ nhất: Chủ nhà lên rừng tìm được khoảnh đất tốt thì lấy lá đánh dấu, cắm
xà gạc rồi trở về, xem điềm, chờ nằm mộng, vật phẩm là ché rượu để đuổi thần xấu và cúng
thần đất (Yang lăn).
+ Ngày thứ 2, 3: Mời dân làng đi giúp, phát rẫy, cúng một ché rượu.
Ngoài lễ riêng từng nhà, chủ bến nước chủ trì những lễ chung cho cả buôn, cho các lễ
hội, bàn bạc và tự nguyện đóng góp.
Lễ cúng thần gió (Kăm angin): Cúng thần gió vào khoảng tháng 2, 3, mong tránh bão
giông. Mấy trai làng đi chặt ít cây nhỏ xếp một nơi cạnh buôn, tượng trưng cho rẫy phát. Lễ
cúng gồm một ché rượu, một con heo, một ống cơm lam. Lại làm một cổng tượng trưng trên
có sợi dây rừng, trên đó treo sợi dây mây săn voi và cây gậy săn voi. Dùng dây và gậy này
với dụng ý trò thần gió vì voi cũng khỏa như gió. Trong dòp này cầu mùa lúa, người ta cầu cả
việc bắt ong luôn.
Lễ trỉa lúa cho cả buôn: Đây là lễ to, người ta dựng hai cái chòi ở nơi trước đây đã
làm lễ cúng thần gió. Lễ vật: một ché rượu, một con gà nhỏ, một con heo với ý nguyện:
Mong mưa phun đủ nước
Mong mưa rào no rẫy
Lễ mở đầu bằng đám rước từ nhà chủ bến nước. Người ta mang các tượng bằng gỗ vợ
chồng Aê Điê (Ông bà trời) thần mưa và thần ÁcLiê. Đầu thần này bò chém vỡ đôi, cổ đeo
gông, chân mang xiềng, lại có cả tượng những thú lớn nhỏ (cọp, lợn rừng, nai, chuột, sóc…).
Rồi trống và dàn chiêng tượng trưng bằng những quả bầu khô. Tiếp theo là lớp thanh niên
khiêng chiêng đồng và trống da lớn. Sau khi các tượng vào vò trí quy đònh, nghi lễ bắt đầu,
thầy cúng cầu nguyện và hát lễ ca, lại cầm bông gòn, được coi là lúa nước, gieo lên thửa
nương tượng trưng gần đó, rồi làm động tác đổ lúa vào kho.
Từng gia đình lúc này mới làm lễ riêng, xong lễ vợ chồng lên rẫy trỉa lúa. Chồng đi

trước chọc lỗ, vợ đi sautrỉa lúa, rẫy dốc thì đi từ dưới đi lên… Mọi nghi thức làm xong vợ
chồng mới thật yên tâm chờ ngày hái quả.
Lễ tuốt lúa: (thu hoạch): Khoảng cuối tháng 10 lúa chín đều, chín rộ, mọi gia đình sửa
soạn thu hoạch bằng một lễ cúng mới: Lễ tuốt lúa. Mâm cúng là gà, hai bát cơm, hai bát
canh, để cạnh ché rượu.
Hôm sau cả nhà đi tuốt lúa và tuốt đến hết, trừ cụm lúa giống, bao giờ cũng tuốt theo
hướng Đông và tuốt quanh rẫy trước (chim thú thường ăn ở rìa rẫy).
Cũng có thể tuốt theo hướng Bắc – Nam, còn hướng Tây phải kiêng hẳn vì sợ hồn lúa
theo mặt trời đi mất. Trước khi tuốt, chủ thăm rẫy để lại gốc lúa tốt nhất, buộc túm 7 ngọn
lại, úp giỏ đựng lúa lên trên. Khóm lúa này sẽ dùng làm vật phẩm trong lễ đóng kho lúa.
Lễ đóng kho lúa:
Mỗi nhà có kho lúa riêng, kho lúa là ngôi nhà sàn nhỏ dựng gần nhà ở, chỉ để lúa và
các sản phẩm trồng trọt. Làm lễ đóng kho lúa là cốt giữa cho hồn lúa đừng ra khỏi kho thì
lúa mới luôn đầy kho. Người và gia súc nhờ đó mà no đủ.
Các lễ hội khác

×