1
Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1:
Số báo danh:…………………………… ……… …………….………………
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
* Môn thi: ĐỊA LÝ
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ
Câu 1: (4 điểm)
a. Giả sử trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và Trái Đất vẫn
luôn tự quay quanh trục, chuyển động quanh Mặt Trời. Khi đó, hiện tượng ngày
đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào? Giải thích.
b. Dựa vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải
thích hiện tượng ngày đêm theo vĩ độ.
Vĩ độ
66
0
33’B 70
0
B 75
0
B 80
0
B 85
0
B 90
0
B
Số ngày có ngày dài
suốt 24 giờ
1
65
103
134
181
186
Câu 2: (4 điểm)
a. Môi trường địa lý là gì? Những chức năng của môi trường địa lý?
b. Trong điều kiện nước ta hiện nay, để phát triển bền vững chúng ta cần
phải làm gì?
Câu 3: (4 điểm)
Cho bảng số liệu:
Lượng mưa và nhiệt độ trung bình tháng của một số địa điểm
Hà Nội Huế TP.Hồ Chí Minh
Tháng
Nhiệt độ
TB (
0
C )
Lượng mưa
( mm )
Nhiệt độ
TB (
0
C )
Lượng mưa
( mm )
Nhiệt độ
TB (
0
C )
Lượng mưa
( mm )
I 16,4 18,6 19,7 161,3 25,8 13,8
II 17,0 26,2 20,9 62,6 26,7 4,1
III 20,2 43,8 23,2 47,2 27,9 10,5
IV 23,7 90,0 26,0 51,6 28,9 50,4
V 27,3 188,5 28,0 82,2 28,3 218,4
VI 28,8 230,8 29,2 116,7 27,5 311,7
VII 28,9 288,2 29,4 95,4 27,1 293,7
VIII 28,2 318,0 28,8 104,0 27,1 269,8
IX 27,2 265,4 27,0 473,4 26,8 327,1
X 24,6 130,7 25,1 795,6 26,7 266,7
XI 21,4 43,4 23,2 580,6 26,4 116,5
XII 18,2 23,4 20,8 297,4 25,7 48,3
(Gồm 02 trang)
CHÍNH THỨC
2
Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học:
a. Tính lượng mưa và nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội, Huế, thành phố
Hồ Chí Minh.
b. Nhận xét về chế độ nhiệt và chế độ mưa của ba địa điểm trên.
c. Giải thích vì sao Hà Nội có mùa khô (mùa đông) không quá khô, Huế có
mưa vào thu- đông, thành phố Hồ Chí Minh nóng quanh năm?
Câu 4: (4 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thứ
c đã học:
a. Hãy nêu các yếu tố hải văn của Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông
đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
b. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước
ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Câu 5: (4 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh khí hậu nướ
c ta có sự phân hóa theo đai cao và giải thích
b. Nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.
HẾT
*Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam của NXB Giáo dục.
3
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
* Môn thi: ĐỊA LÝ
* Thời gian: 180 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản
như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như qui định.
2. Việc chi tiết hóa số điểm (nếu có) so với biểu điểm phải bảo đảm không
sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm thi
Câu N
ội dung Điểm
1
a. Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo, khi
đó:
*Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất:
- Trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm luân phiên nhau
- Mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày và đêm bằng nhau
- Độ dài ngày và đêm của tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều là
24giờ.
- Những địa phương cùng nằm trên một đường kinh tuyến sẽ có
ngày và đêm cùng một lúc.
*Giả
i thích:
- Do Trái Đất hình khối cầu.
- Do trục Trái Đất luôn thẳng đứng và TĐ luôn tự quay quanh
trục, chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một hướng.
- Do trục Trái Đất trùng với đường phân sáng tối, nên tất cả mọi
nơi trên Trái Đất đều có phần diện tích được chiếu sáng và che
khuất bằng nhau
- Những địa phương cùng nằm trên một đường kinh tuyến sẽ
được chiếu sáng và che khuất cùng một lúc.
b. Nhận xét và gi
ải thích hiện tượng ngày đêm theo vĩ độ
*Nhận xét :
- Đều có ngày dài suốt 24 giờ.
- Số ngày dài suốt 24 giờ của các vĩ độ đó rất khác nhau.
- Càng về phía cực Bắc, số ngày dài suốt 24 giờ càng nhiều.
- Sự chênh lệch độ dài ngày, đêm tăng dần theo vĩ độ.
*Giải thích:
- Do Trái Đất hình khối cầu
- Do Trái Đất luôn tự quay quanh trục và chuyển động quanh
Mặt Trời theo cùng một h
ướng với hướng nghiêng của trục Trái
Đất không đổi so với mặt phẳng quỹ đạo
- Trong khoảng thời gian từ 21/3 đến 23/9, tất cả các vĩ độ này
đều ngả về phía Mặt Trời.
- Càng về phía cực Bắc, phần diện tích được chiếu sáng càng
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
(Gồm 04 trang)
CHÍNH THỨC
4
nhiều
2
a. Môi trường địa lý
* Khái niệm: Môi trường địa lý là không gian bao quanh Trái
Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người.
* Chức năng: Có ba chức năng chính
- Là không gian sống của con người.
- Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
b. Để phát triển bền vững cần phải:
- Giảm đến mức thấp nhấ
t việc làm khánh kiệt các tài nguyên:
đất, nước ngọt, sinh vật, khoáng sản, đảm bảo sử dụng lâu dài
các loại tài nguyên không khôi phục được bằng cách tái chế,
tránh lãng phí, sử dụng ít hoặc thay thế chúng.
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học, tính duy truyền của các loại
động vật, thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc
sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử
dụng, làm cho nguồn tài nguyên đó vẫn còn khả năng phục hồi.
- Duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, thiết yếu, đảm bảo cho cuộc
sống cộng đồng. Các hoạt động nên giữ trong khả năng “chịu
đựng” của hệ sinh thái trên Trái Đất.
- Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng
các hệ sinh thái,
1,0
0,5
0,5
3,0
1,0
1,0
0,5
0,5
3
a. Tính lượng mưa và nhiệt độ trung bình năm:
*Lượng mưa trung bình năm:
- Hà Nội: 1.667 mm.
- Huế: 2.868 mm.
- TP.Hồ Chí Minh: 1.931 mm.
* Nhiệt độ trung bình năm:
- Hà Nội: 23,5
0
C
- Huế: 25,1
0
C
- TP.Hồ Chí Minh: 27,5
0
C
(Nếu sai từ một đến hai chi tiết thì trừ 0,25đ)
b. Đặc điểm chế độ nhiệt, chế độ mưa:
* Chế độ nhiệt: có sự biến đổi theo vĩ độ, nhiệt độ tăng dần từ
Bắc vào Nam.
- Hà Nội: nhiệt độ trung bình năm thấp nhất, có một mùa đông
lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Huế: nền nhi
ệt trung bình, nhiệt độ cao vào các tháng mùa hè.
- TP.Hồ Chí Minh: nhiệt độ trung bình năm cao, nóng quang
năm, hầu hết các tháng có nhiệt độ trên trên 25
0
C.
* Chế độ mưa: Có chế độ mưa mùa nhưng khác nhau về lượng
mưa, thời gian bắt đầu và kết thúc
- Hà Nội và TP HCM: có sự tương đồng về thời gian mùa mưa
và mùa khô. Tuy nhiên, lượng mưa trung bình năm của Hà Nội
thấp hơn TP HCM.
1,0
1,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
- Huế: mùa mưa diễn ra vào thu- đông, lượng mưa lớn. Mùa khô
không rõ rệt, gần như không có tháng khô.
c. Giải thích:
- Hà Nội có mùa khô không quá khô vì nửa sau mùa đông gió
mùa Đông Bắc di chuyển về phía đông, qua biển vào nước ta
nên thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn.
- Huế: mùa mưa vào thu- đông là do hoạt động của gió mùa Tây
Nam và sự dịch chuyển dần của dải hội tụ nhiệt đới xuống phía
nam trong thời gian này.
- TP H
ồ Chí Minh: nóng quanh năm là do nằm ở vĩ độ thấp, chịu
ảnh hưởng của khối khí cận xích đạo.
0,25
1,25
0,5
0,5
0,25
4
a. Các yếu tố hải văn của Biển Đông. Ảnh hưởng của Biển
Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
nước ta
*Các yếu tố hải văn:
- Nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 23
0
C và biến động
theo mùa.
- Độ mặn trung bình khoảng 32- 33
0
/
00,
tăng giảm theo mùa khô
và mùa mưa
- Sóng mạnh vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Trong năm, thủy
triều biến động theo mùa.
- Hướng chảy của hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa và có tính
khép kín.
*Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ
sinh thái vùng ven biển nước ta
- Khí hậu: Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc
tính của khí hậu hải dương, điề
u hòa hơn.
+ Là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí
thường trên 80%.
+ Mang lại cho nước ta lượng mưa lớn.
+ Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong
mùa đông, dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:
+ Làm cho địa hình ven biển nước ta đa dạng: vịnh cửa sông,
các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các
bãi cát phẳ
ng, các cồn cát,
+ Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh
thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái
rừng trên đảo,
b. Một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới
của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia:
- Cửa khẩu với Trung Quốc: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai
- Cửa khẩu với Lào: Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo
- Cửa khẩu với Campuchia: Mộ
c Bài,
3,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
1,0
0,25
0,5
0,25
5
a. Khí hậu có sự phân hóa theo đai cao và giải thích
*Khí hậu phân hóa theo đai cao: có ba đai khí hậu
2,0
6
- Đai khí hậu nhiệt đới gió mùa: từ chân núi đến độ cao 600-
700m ở phía Bắc và 900-1000m ở phía Nam, có nền nhiệt độ
cao, mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng >25
0
C
- Đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi: từ 600-700m ở phía
Bắc và 900-1000m ở phía Nam đến độ cao 2600m, có khí hậu
mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ >25
0
C, mưa nhiều, độ ẩm
tăng.
- Đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi: từ 2600 m trở lên, quanh
năm nhiệt độ <15
0
C, mùa đông xuống dưới 5
0
C.
* Giải thích: Do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao địa hình
núi. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm nên khí hậu nước ta có sự
phân hóa theo đai cao.
b. Những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.
* Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
- Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt
xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ
sỏi đá; khi mưa lớn còn
xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.
- Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang
động, suối cạn, thung khô.
- Tại các thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành những đồi
t
hấp xen thung lũng rộng.
* Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
- Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình
ở miền đồi núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng các đồng
bằng hạ lưu sông.
- Ở rìa phía đông nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía
tây nam Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hàng năm lấn ra
biển từ vài chục đến gần tră
m mét.
0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
HẾT