Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi khảo sát lớp 11 trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc môn Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.61 KB, 4 trang )

SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
KỲ THI KHẢO SÁT LẦN 3 KHỐI 11
NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN THI : NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề )
Câu I (2,0 điểm)
Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu ngắn gọn nội dung tập thơ Nhật kí
trong tù (Ngục trung nhật kí) của Hồ Chí Minh.
Câu II (3,0 điểm)
“Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn
nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi khi đang còn sống”.
( Noóc-man Kusin)
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình
về ý kiến trên.
Câu III (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ
tình trong đoạn thơ sau:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến song trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
(Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11- Nâng cao, tập 2)

HẾT
SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC


ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM KÌ THI
KHẢO SÁT KHỐI 11 LẦN 3
MÔN : NGỮ VĂN
Câu Ý Nội dung Điểm
I Nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu ngắn gọn nội dung tập
thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
2
1
2
Hoàn cảnh sáng tác (1đ)
- Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam
HCM sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới
- Sau nửa tháng đi bộ vừa đến Túc Vinh- Quảng Tây Người
bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.
- Trong suốt 13 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu
1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, giải qua giải lại gần 18
nhà giam của 13 huyện Quảng Tây, nhưng HCM vẫn làm thơ.
Người đã sáng tác 134 bài thơ chữ Hán (bao gồm cả bài đề từ
ở trang đầu) – Lấy tên là tập Ngục trung nhật kí.
Nội dung tập thơ Nhật kí trong tù (1đ)
- Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế
độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới
Thạch: Tù nhân bị đe dọa, hành hạ; bắt giam người vô cớ,…
- Tập Nhật kí cũng ghi lại bức chân dung tinh thần tự họa của
HCM: Một tâm hồn yêu nước, yêu thiên nhiên, một tấm lòng
nhân đạo và một nghị lực phi thường, …
0,5
0,5
0,5
0,5

II “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc
đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi khi
đang còn sống”.
( Noóc-man Kusin)
3,0
1
2
Giải thích (0,5đ)
- Tâm hồn là ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc làm thành đời sống
nội tâm, thế giới bên trong con người. Một con người có tâm
hồn cao đẹp là biết yêu thương đồng loại, nhạy cảm với
những biến đổi xung quanh.
- Một người có tâm hồn tàn lụi là người vô tâm, vô cảm với
chính mình, với nỗi đau của người khác, với những biến thái
xung quanh, luôn nhìn cuộc sống tăm tối và không có niềm
tin.
=> Câu nói trên khẳng định: Cái chết đối với con người
không đáng sợ bằng việc con người để tâm hồn mình chết khi
đang còn sống.
Bàn Luận (2đ)
0,5
3
* Cái chết không phải là điều đáng sợ (0,5)
- Con người sinh ra đều phải trải qua quy luật: sinh- lão-
bệnh- tử. Cái chết là một điều tự nhiên.
- Có những cuộc đời đẹp thì chỉ chết về thể xác còn tinh thần
là bất tử: “Thác là thể phách còn là tinh anh” (Nguyễn Du)
(Dẫn chứng)
* Điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi khi đang còn
sống (1)

- Con người sống cần phải biết ươc mơ, hi vọng; biết yêu
thương đồng loại, biết rung cảm với những buồn vui của cuộc
sống…
- Tuy nhiên trong cuộc sống có những con người để tâm hồn
tàn lụi. Họ sống không có ước mơ hoài bão, vô cảm với chính
mình, với đồng loại, với người thân. Thậm chí họ có những
hận thù, những ý nghĩ đen tối xấu xa nhìn đời bằng con mắt bi
quan ( dẫn chứng).
* Mở rộng (0,5)
- Cuộc đời con người ngắn ngủi, song con người có thể đấu
tranh với thời gian để khẳng định mình bằng lối sống tích cực,
tiến bộ với một tâm hồn đẹp. Bởi lẽ Đời người như một bài
thơ, giá trị của nó không phải ở số câu số chữ mà ở nội dung.
Bài học nhận thức và hành động (0,5đ)
- Câu nói trên mang tính triết lí có giá trị tích cực trong việc
hoàn thiện nhân cách con người.
- Cần phải biết học tập, rèn luyện để vừa biết tận hưởng cuộc
sống vừa biết cống hiến cho xã hội.
0,5
0,25
0,75
0,5
0,5
III Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật
trữ tình trong đoạn thơ của bài Đây thôn Vĩ Dạ
5,0
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5đ)
- Hàn Mặc Tử (1912- 1940) được xem là hiện tượng lạ nhất
của phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, sức sáng tạo
mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về trần

thế.
- Đây thôn Vĩ Dạ (in trong tập Đau thương) là thi phẩm xuất
sắc của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được gợi cảm hứng từ bức bưu
ảnh mà Hoàng Cúc- người thiếu nữ ở Vĩ Dạ, “người tình
trong mộng của nhà thơ” gửi tặng.
- Hai đoạn thơ trên thuộc khổ 1 và khổ 2 của bài thơ; thể hiện
tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên
và cuộc sống.
0,5
2 Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình
(4,5)
- Cảnh sắc thiên nhiên (2đ):
+ Cảnh vườn thôn Vĩ buổi sớm mai toát lên vẻ đẹp tinh khôi, 1
thanh tân với hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên”, với
sắc xanh mướt “như ngọc” của cây lá, với đường nét duyên
dáng thanh nhã của “lá trúc che ngang”. Con người mang vẻ
đẹp chân thực, phúc hậu với khuôn mặt chữ điền thấp thoáng
sau hàng lá trúc; cảnh và người hòa hợp làm nên một bức
tranh bình dị mà cao sang, thơ mộng.
+ Khung cảnh thiên nhiên trời mây- sông nước đang chuyển
mình vào đêm trăng với những chia lìa, phiêu tán, chơ vơ;
toát lên vẻ đẹp êm đềm mà xao động. thơ mộng mà u buồn.
Xu thế vận động của thiên nhiên có sự tương phản: hầu hết sự
vật chảy trôi đi, còn trăng thì ngược dòng trở lại, chứa đựng
những nghịch cảnh.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình (2đ):
+ Nhân vật trữ tình hiện lên qua nỗi hoài niệm chốn cũ cảnh
xưa; tình yêu dành cho thôn Vĩ có sự chan hòa giữa tình lứa
đôi và tình yêu sự sống, vừa thiết tha vừa phảng phất u hoài.
+ Tâm trạng phức tạp với nhiều sắc thái chuyển hóa đan xen:

lúc buồn bã, lo âu bởi dự cảm chia lìa; lúc bồi hồi, phấp
phỏng bởi khao khát ngóng trông…Tất cả đều mong manh,
khắc khoải gần như vô vọng; nhưng vẫn thiết tha với đời và
khao khát sống, vẫn cố níu giữ, bám víu cuộc đời.
- Đặc sắc nghệ thuật (0,5đ):
+ Giọng thơ giàu sắc điệu: vừa xốn xang vừa băn khoăn, vừa
trầm lắng vừa tha thiết u hoài…
+ Hình ảnh thơ giàu tính tạo hình, vừa thực vừa ảo,có tính
tượng trưng, giàu sức gợi.
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với trực tiếp biểu cảm,
phép đối, nhân hóa, đại từ phiếm chỉ và câu hỏi tu từ…-> làm
cho ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tài hoa, biểu lộ được nhiều
trạng thái cảm xúc tinh tế.
….
1
1
1
0,5
Lưu ý: Học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau,
nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức, văn phong
trong sáng, giàu cảm xúc, ý rõ ràng Trên đây chỉ là những
gợi ý.

×