Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử Quốc gia năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.21 KB, 5 trang )

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 Trường THPT Thống Nhất
I. Đọc hiểu (8,0 điểm)
Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ
chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại
trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó,
ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó
những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng
động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung
những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm thoi
thót về rừng ”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không
còn là một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh
động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngón
nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng
không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không
những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại.
(Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi. Tiểu luận-Bút kí.
NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
Đọc đoạn trích văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên?
2. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên? Xác
định thao tác lập luận chính.
3. Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
văn sau: Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành
một vùng sáng chung.
4. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Thi tại ngôn ngoại”? Hãy chỉ ra phần “Thi tại ngôn
ngoại” trong 2 câu thơ:
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
5. Từ cách hiểu ở mục 4, hãy viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ về câu nói: “Nếu anh bắn
vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác” của nhà thơ


Daghestan Rasul Gamzatovich Gamzatov.
II . Làm Văn (12,0 điểm)
Về một vẻ đẹp của tình yêu mà anh/chị tâm đắc trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Từ
đó, trình bày suy nghĩ về tình yêu của tuổi trẻ hôm nay.
Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015
Trường THPT Thống Nhất
I. Đọc hiểu (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Những ý chính của đoạn trích văn bản:
- Chữ và tiếng trong thơ phải có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Ngoài công dụng
gọi tên sự vật, nó còn có khả năng gợi hình, gợi cảm cao. (0,5đ)
- Nghĩa của câu thơ, bài thơ, không chỉ là nghĩa cộng của những chữ, những tiếng tạo nên
câu thơ, bài thơ mà là nghĩa tổng hợp trong mối quan hệ đa chiều của những tiếng, những
chữ tạo nên câu thơ, bài thơ ấy. (0,5đ)
Câu 2 (1,0 điểm)
Người viết đã sửng dụng kết hợp các thao tác: Bình luận, chứng minh… (0,5đ)
Bình luận là thao tác lập luận chính (0,25đ)
Biểu hiện: Có nhiều câu văn thể hiện quan điểm, ý kiến của người viết về vấn đề chữ và
tiếng trong thơ.(0,25đ)
Câu 3: Các biện pháp tu từ (1,0 điểm)
- Biện pháp so sánh: Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy(0,25đ)
- Hiệu quả nghệ thuật: Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm. Có cảm giác mỗi chữ không còn
là một cái vỏ ngôn ngữ vô hồn, bất động mà lung linh, sinh động, có sức sống đang toả
nhiệt và truyền hơi ấm sang người đọc (0,25đ)
- Biện pháp ẩn dụ: Hình ảnh một vùng sáng chung. (0,25đ)
Hiệu quả nghệ thuật: Đó là nghĩa của những tiếng, những chữ (nói chung là từ ngữ) trong
mối quan hệ tương tác, hoà hợp, bổ sung lẫn nhau để tạo nên những ý nghĩa ngoài ý
nghĩa riêng của mỗi tiếng, mỗi chữ. Làm tăng tính gợi hình cha các diễn đạt (0,25đ)
Câu 4 (2,0đ): Thi tại ngôn ngoại nghĩa là: Ý thơ ở ngoài lời thơ ( 0,5đ)
Phần Thi tại ngôn ngoại trong hai câu thơ:

- Tiếng nói thiêng liêng của lịch sử cha ông luôn vọng về nhắc nhở(0,75đ)
- Sức mạnh truyền thống của lịch sử dân tộc tạo nên động lực, niềm tự hào cho thế hệ
hiện tại trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp xâm lược.(0,75đ)
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (3,0đ). Đoạn văn đảm bảo hình thức và nội dung, không
được gạch đầu dòng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Cụ
thể:
a/ Về hình thức: Đảm bảo có câu mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu trong
đoạn văn phải liên kết với nhau (0,25đ)
b/ Về nội dung: đảm bảo các ý sau:
- Dẫn ý bằng ý chính từ 2 câu thơ ở mục 4: Niềm tự hào về truyền thống, quá khứ cha
ông vẫn còn ở bên cạnh chúng ta. (0,25đ)
- Bằng cách nói hình ảnh: bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác,
cách dùng hình ảnh mang ý nghĩa tăng tiến: súng lục- đại bác, người nói muốn khẳng
định: Cách đối xử của mỗi người với quá khứ như thế nào thì tương lai họ nhận được sẽ
như thế, thậm chí còn tồi tệ hơn thế. Câu nói đề nghị một lối sống, một thái độ sống: trân
trọng quá khứ, biết ơn quá khứ.(0,75đ)
- Tại sao sống là phải biết trân trọng quá khứ? (1,25đ)
+ Quá khứ là truyền thống, là lịch sử, là nguồn cội, tổ tiên, là văn hoá, văn minh xưa…
Quá khứ là những gì đã xảy ra, trôi qua, không bao giờ lấy lại được. Do đó, con người
phải biết trân trọng quá khứ, nguồn cội…, trân trọng chính mình.
+ Vì phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, với quá khứ người ta xây dựng hiện tại
và tương lai.
+ Quá khứ chính là tấm gương soi để con người tự nhận thức và rút ra những bài học
kinh nghiệm quí báu cho mình.
+ Nếu con người quay lưng, “bắn vào quá khứ”, con người sẽ trở thành những kẻ vô ơn,
bạc nghĩa. Họ sẽ bị tương lai đáp trả hậu quả tương xứng.
- Bài học nhận thức, hành động của bản thân. (0,5đ)

II. Làm văn (12,0 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một đoạn thơ, bài thơ. Từ đó, liên hệ
một vấn đề xã hội liên quan.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
B. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và những vẻ đẹp của
tình yêu được thể hiện trong bài thơ, thí sinh chọn được một vẻ đẹp mà mình tâm đắc để
nghị luận.
I. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng
- Nêu đối tượng cần nghị luận (một vẻ đẹp trong tình yêu được thể hiện qua
bài thơ Sóng và vấn đề tình yêu của tuổi trẻ ngày nay)
1,0
II. Thân bài: 10,0
1. Phân tích một vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ Sóng 6,0
a/ Khái quát về bài thơ Sóng
- Hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng bao trùm bài thơ
- Những vẻ đẹp của tình yêu được gửi gắm qua bài thơ
1,0
b/ Phân tích một vẻ đẹp của tình yêu: Thí sinh có thể tự do chọn một vẻ đẹp
nào đó (như sự chủ động bày tỏ tình yêu một cách chân thành; những suy tư,
trăn trở về tình yêu; nỗi nhớ; sự thuỷ chung; khát khao…) để nghị luận.
Thí sinh có thể trình bày, diễn đạt khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý
chính:
- Đó là vẻ đẹp nào?
- Vẻ đẹp đó được biểu hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm?
+ Xác định được một hoặc hai khổ thơ thể hiện vẻ đẹp đó
+ Khai thác từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, các biện pháp tu từ… để làm rõ vẻ
đẹp đó.

- Vẻ đẹp đó góp phần hoàn chỉnh vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình như thế
nào?
- Qua vẻ đẹp đó, nhà thơ muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm gì?




4,0
c/ Nghệ thuật
Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng để xậy dựng vẻ đẹp ấy nói riêng và góp
phần làm nên thành công của tác phẩm nói chung

1,0
2. Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ hôm nay 4,0
- Tuổi trẻ hôm nay vẫn phát huy được những vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ
như thuỷ chung, khát khao, tin tưởng, chủ động vươn tới một tình yêu tốt đẹp
2,0
- Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ các bạn trẻ có quan niệm sai lầm trong tình
yêu. Họ sống thực dụng, không trân trọng những giá trị truyền thống đẹp đẽ
của tình yêu. Cần phải phê phán hiện tượng này.
( Lấy dẫn chứng thực tế và phân tích để làm sáng tỏ luận điểm)
2,0
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của tình yêu được thể hiện trong bài thơ.
- Ý nghĩa của bài thơ trong việc bồi đắp tâm hồn của tuổi trẻ.
1,0

×