Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề kiểm tra học kỳ I môn sinh học 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.02 KB, 20 trang )

Đề kiểm tra Học kỳ I - Cơ bản môn sinh học 12
1,
Định luật Hacđi - Vanbec phản ánh
Câu trả lời của bạn:
A. sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần
thể giao phối.
B. sự ổn định của tần số tương đối các kiểu
hình trong quần thể giao phối.
C. trạng thái động của quần thể.
D. sự mất ổn định của tần số các alen trong
quần thể.
Định luật Hacđi - Vanbec phản ánh sự cân bằng thành phần kiểu gen trong
quần thể giao phối
2,
Trong phép lai 3 tính trạng nghiệm đúng theo quy luật phân li độc lập của
Menđen, số loại kiểu hình ở F2 là:
Câu trả lời của bạn:
A. 256 loại.
B. 8 loại.
C. 64 loại.
D. 32 loại.
Trong phép lai 3 tính trạng nghiệm đúng theo quy luật phân li độc lập của
Menđen, F2 thu được 23 = 8 loại kiểu hình.
3,
Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng do nhiều gen chi phối thì
Câu trả lời của bạn:
A. sự bổ trợ, cộng gộp giữa các gen không alen
chi phối sự hình thành tính trạng càng bé.
B. sự bổ trợ giữa các gen không alen chi phối sự
hình thành tính trạng càng lớn.
C. càng có nhiều dạng kiểu hình trung gian trong


quần thể.
D. vai trò của từng gen sẽ bị giảm xuống theo số
lượng gen trội có trong kiểu gen.
Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng do nhiều gen chi phối thì càng có
nhiều dạng kiểu hình trung gian trong quần thể.
4,
Điều nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường
và kiểu hình?
Câu trả lời của bạn:
A. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể
trước môi trường còn kiểu hình là kết quả sự tương
tác giữa kiểu gen với môi trường.
B. Bố mẹ truyền đạt cho con cái một kiểu gen, kiểu
gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước
môi trường.
C. Bố mẹ truyền đạt cho con cái những tính trạng đã
có sẵn và không thay đổi theo điều kiện sống.
D. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen
với môi trường.
Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường còn kiểu
hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
5,
Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?
Câu trả lời của bạn:
A. Con lai luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
B. Con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa
bố và mẹ.
C. Con lai chỉ biểu hiện kiểu hình của bố hoặc
của mẹ.

D. Con lai luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.
Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản, Menđen nhận thấy con lai chỉ biểu hiện kiểu hình của bố hoặc của mẹ.
6,
Mỗi cặp trong 3 cặp alen Aa, Bb, Dd quy định một tính trạng khác nhau và
phân li độc lập. Tỉ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AABBDd là
Câu trả lời của bạn:
A.
B.
C.
D.
Mỗi cặp alen đồng hợp khi giảm phân cho 1 loại giao tử. Do đó, tỉ lệ giao tử
ABD từ cá thể AABBDd =
7,
Trong kĩ thuật lai tế bào, tế bào trần là
Câu trả lời của bạn:
A. các tế bào đã được xử lí làm tan thành tế bào.
B. các tế bào khác loài đã hòa nhập để trở thành tế
bào lai.
C. các tế bào đã được xử lí làm tan màng sinh chất.
D. các tế bào xôma tự do được tách ra từ mô sinh
dưỡng.
Trong kĩ thuật lai tế bào, tế bào trần là các tế bào đã được xử lí làm tan thành
tế bào.
8,
Hậu quả của đột biến lặp đoạn là
Câu trả lời của bạn:
A. làm tăng cường sự hoạt động của tính trạng.
B. làm tăng số lượng gen trên NST.
C. làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.

D. làm tăng số lượng gen trên NST gây mất cân
bằng gen trong hệ gen nên có thể gây hại cho thể
đột biến. Tuy nhiên đột biến lặp đoạn cũng có thể
làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.
Hệ quả của đột biến lặp đoạn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST. Việc
gia tăng một số gen trên NST làm mất cân bằng gen trong hệ gen nên có thể
gây nên hậu quả có hại cho thể đột biến. Tuy nhiên trong một số trường hợp,
việc tăng số lượng gen làm tăng số lượng số lượng sản phẩm của gen nên
cũng có thể được ứng dụng trong thực tế.
9,
Các mã bộ 3 khác nhau bởi
Câu trả lời của bạn:
A. số lượng các nuclêôtit.
B. trình tự các nuclêôtit.
C. thành phần và trình tự các nuclêôtit.
D. thành phần các nuclêôtit.
Các mã bộ 3 khác nhau bởi thành phần và trình tự các nuclêôtit.
10,
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và
mẹ có kiểu hình bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng. Kết luận nào sau
đây đúng?
Câu trả lời của bạn:
A. Một người là đồng hợp lặn, một người là dị
hợp.
B. Kiểu gen của bố mẹ đều là thể đồng hợp.
C. Một người là dị hợp, một người là đồng hợp
trội.
D. Kiểu gen của bố mẹ đều là thể dị hợp.
Để sinh ra con bị bệnh bạch tạng, bố và mẹ đều phải mang gen gây bệnh.
Kiểu hình bố và mẹ đều bình thường nên kiểu gen của bố mẹ đều là thể dị

hợp.
11,
Ở người, thừa một NST ở một trong các cặp 16 - 18 gây ra bệnh, tật nào?
Câu trả lời của bạn:
A. Bạch cầu ác tính.
B. Thân ốm, tay chân dài quá khổ.
C. Si đần, teo cơ, vô sinh.
D. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm
bé.
Ở người, thừa một NST ở một trong các cặp 16 - 18 gây ra hiện tượng ngón
trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
12,
NST đóng xoắc cực đại vào kì giữa của nguyên phân có ý nghĩa gì?
Câu trả lời của bạn:
A. Giúp NST đính vào thoi vô sắc.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân đôi ADN.
C. Tạo điều kiện cho sự phân li và tổ hợp của các
NST trong phân bào.
D. Giúp cho sự duy trì tính đặc trưng và ổn định của
bộ NST trong nguyên phân.
NST đóng xoắc cực đại vào kì giữa của nguyên phân tạo điều kiện cho sự
phân li và tổ hợp của các NST trong phân bào.
13,
Nhóm cá thể không phải là quần thể?
Câu trả lời của bạn:
A. Các cây cọ sống trên một quả đồi.
B. Những con cá chép sống trong một cái hồ.
C. Những con chim sống trong một khu rừng.
D. Những con voi sống trong một khu rừng.
Những con chim sống trong một khu rừng không phải là một quần thể sinh

vật vì trong rừng có nhiều loài chim khác nhau, mà mỗi quần thể chỉ là một
nhóm cá thể cùng loài.
14,
Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ vốn gen người?
Câu trả lời của bạn:
A. Giải mã bộ gen người.
B. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây
đột biến.
C. Sử dụng di truyền y học tư vấn.
D. Sử dụng liệu pháp gen.
Các biện pháp bảo vệ vốn gen người gồm:
- Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến
- Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
- Sử dụng liệu pháp gen.
15,
Tế bào nhận trong kĩ thuật chuyển gen thường được chọn là
Câu trả lời của bạn:
A. tế bào vi khuẩn.
B. tế bào động vật.
C. tế bào thực vật bậc cao.
D. tế bào thực vật bậc thấp.
Tế bào nhận trong kĩ thuật chuyển gen thường được chọn là tế bào vi khuẩn.
16,
Để duy trì và củng cố ưu thế lai ở thực vật người ta áp dụng phương pháp
Câu trả lời của bạn:
A. lai trở lại các cá thể thế hệ F1 với các cá thể thế
hệ P.
B. cho các cá thể thế hệ F1 tự thụ phấn.
C. cho tạp giao giữa các cá thể thế hệ F1.
D. sinh sản sinh dưỡng.

Để duy trì và củng cố ưu thế lai ở thực vật người ta áp dụng phương pháp
sinh sản sinh dưỡng.
17,
Ví dụ về tính trạng có mức phản ứng hẹp là:
Câu trả lời của bạn:
A. Khối lượng 1000 hạt lúa.
B. Sản lượng trứng gà.
C. Tỉ lệ bơ trong sữa bò.
D. Sản lượng sữa bò.
Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng số
lượng như các tính trạng năng suất, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản
lượng trứng, sữa Những tính trạng chất lượng thường là những tính trạng
có mức phản ứng hẹp.
18,
Các tia phóng xạ là tác nhân gây ra loại đột biến nào?
Câu trả lời của bạn:
A. Thường biến và đột biến.
B. Đột biến NST.
C. Đột biến gen.
D. Đột biến gen và đột biến NST.
19,
Chiều dài phân tử ADN bằng 5100 ; có hiệu số % giữa nuclêôtit loại A
với một loại nuclêôtit khác là 30% tổng số nuclêôtit của phân tử ADN. Số
nuclêôtit của phân tử ADN là:
Câu trả lời của bạn:
A. 3000 nuclêôtit
B. 3500 nuclêôtit
C. 2500 nuclêôtit
D. 2000 nuclêôtit
Theo bài ra ta có: Số nuclêôtit của phân tử ADN

là:
20,
Đặc điểm nào dưới đây là của di truyền ngoài nhân?
Câu trả lời của bạn:
A. Vai trò của giao tử đực và giao tử cái là ngang
nhau.
B. Lai thuận và lai nghịch có kết quả khác nhau.
C. Phép lai thuận nghịch cho kết quả giống nhau
và không tuân theo các quy luật di truyền một cách
chặt chẽ.
D. Không tuân theo các quy luật một cách chặt
chẽ.
Trong di truyền qua tế bào chất vai trò của giao tử đực và giao tử cái là
không ngang nhau, vì gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất của giao
tử cái. Do đó, kết quả lai thuận nghịch khác nhau và không tuân theo các
quy luật di truyền một cách chặt chẽ.
21,
Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen là:
Câu trả lời của bạn:
A. Sự trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen.
B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các
gen.
C. Các gen nằm trên cùng 1 NST phân li cùng
nhau hình thành nhóm gen liên kết.
D. Các gen trên cùng một NST phân li cùng
nhau trong giảm phân tạo giao tử và quá trình
kết hợp của các giao tử trong thụ tinh.
Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen là: Các gen trên cùng một NST
phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử và quá trình kết hợp của các
giao tử trong thụ tinh.

22,
Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm
xuất hiện điều gì?
Câu trả lời của bạn:
A. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến,
còn tế bào sinh dục thì không mang đột biến.
B. Trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào: dòng bình
thường và dòng mang đột biến.
C. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
D. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm
xuất hiện trong cơ thể hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột
biến.
23,
Ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 48. Số NST được dự đoán ở thể tứ bội là
Câu trả lời của bạn:
A. 50 NST
B. 96 NST
C. 46 NST
D. 49 NST
Loài có bộ NST 2n = 48 thì thể tứ bội có bộ NST 4n = 96.
24,
Gen A có mạch gốc chứa 720 Nu, trong gen có A = 350 Nu. Gen A bị đột
biến thành gen a có G = 368 Nu và số liên kết hiđrô là 1820. Khi gen A và a
cùng tự nhân đôi 3 lần liên tiếp môi trường phải cung cấp mỗi loại Nu là bao
nhiêu?
Câu trả lời của bạn:
A. A = T = 4956 nuclêôtit; G = X = 5166 nuclêôtit
B. A = T = 1050 Nu
G = X = 1110 Nu

C. A = T = 4893 nuclêôtit
G = X = 5166 nuclêôtit
D. A = T = 2097 Nu
G = X = 2214 Nu
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A + G = N/2 = 720 nuclêôtit. Số nuclêôtit
từng loại của gen A là: A = T = 350 (nu); G = X = 720 - 350 = 370 (nu).
Khi gen A tự nhân đôi 3 lần thì môi trường cần cung cấp số nuclêôtit từng
loại là: A = T = 350.(23 - 1) = 2450 (nu); G = X = 370.(23 - 1) = 2590 (nu).
Theo bài ra, gen A bị đột biến thành gen a có G = 368 và số liên kết hiđrô là
1820 nên ta có:
Số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp cho gen a tự nhân đôi 3 lần
là: A = T = 358 (23 - 1) = 2506 (nu); G = X = 368 (23 - 1) = 2576 (nu).
Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho cả 2 gen nhân đôi 3 lần là: A
= T = 2450 + 2506 = 4956 (nu); G = X = 2590 + 2576 = 5166 (nu)
25,
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:
Câu trả lời của bạn:
A. Sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và
sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá
trình giảm phân.
B. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương
đồng trong giảm phân hình thành giao tử.
C. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương
đồng (dẫn tới sự phân li độc lập của các gen
tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu
nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
D. Sự phân li đồng đều của cặp NST tương
đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp
NST tương đồng trong thụ tinh.
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập của các

cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo
các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
26,
Hình thái NST có thể quan sát rõ nhất vào giai đoạn nào của quá trình phân
bào?
Câu trả lời của bạn:
A. Kì giữa.
B. Kì trung gian.
C. Kì đầu.
D. Kì cuối.
27,
Khi kết thúc quá trình dịch mã, ribôxôm sẽ
Câu trả lời của bạn:
A. bắt đầu tiếp xúc với mARN từ bộ ba mã UAG.
B. trượt từ đầu 3' đến 5' trên mARN.
C. trở lại dạng rARN và prôtêin.
D. tách thành 2 tiểu phần.
Mỗi Ribôxôm gồm 2 hợp tử: bé gồm 1 rARN + 33 phân tử prôtêin; lớn gồm
3 rARN + 45 phân tử prôtêin, bình thường 2 hạt này tách rời nhau, khi bước
vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin chúng mới lắp ghép lại và khi tổng hợp
xong phân tử prôtêin chúng lại rời nhau ra.
28,
Nội dung chủ yếu của quy luật tương tác gen không alen là
Câu trả lời của bạn:
A. Các gen không alen tương tác át chế lẫn nhau
quy định kiểu hình mới.
B. Hai hay nhiều gen không alen có thể cùng
tương tác qua lại để hình thành một kiểu hình.
C. Một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều
tính trạng khác nhau.

D. Các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau
quy định kiểu hình mới.
Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành
một kiểu hình. Các gen trong tế bào không trực tiếp tương tác với nhau mà
chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình.
29,
Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn như sau: 0,5AA :
0,5aa. Giả sử không có đột biến và chọn lọc tự nhiên thì thành phần kiểu gen
của quần thể sau 4 thế hệ là:
Câu trả lời của bạn:
A. 50%AA : 50%Aa.
B. 25%AA : 50%Aa : 25%aa.
C. 12,5%AA : 75%Aa : 12,5%aa.
D. 50%AA : 50%aa.
Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, quần thể vẫn có cấu trúc di truyền 0,5AA : 0,5aa.
30,
Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định thân cao, a: thân thấp; B: hoa
màu đỏ, b: hoa màu trắng; D: hạt trơn, d: hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các
cặp NST tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều
dị hợp về 3 cặp gen. Tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là
Câu trả lời của bạn:
A. (3 : 1)3
B. (1 : 2 : 1)3
C. (1 : 1)3
D. (1 : 2 : 1)2
Dựa vào bảng công thức tổng quát cho các phép lai nhiều cặp tính trạng, lai
hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen, tỉ lệ các loại kiểu hình ở thế hệ lai
là (3 : 1)3
31,
Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do đột biến trong gen quy định tổng hợp

chuỗi polipeptit của phân tử hemoglobin làm
Câu trả lời của bạn:
A. mất 1 căp A-T.
B. thay thế cặp A-T thành cặp T-A.
C. thay thế cặp G-X thành cặp A-T.
D. mất 1 cặp G-X.
Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do đột biến trong gen quy định tổng hợp
chuỗi polipeptit của phân tử hemoglobin làm thay thế cặp A-T thành cặp
T-A.
32,
Phát biểu nào sau đây không đúng với đột biến gen?
Câu trả lời của bạn:
A. Đột biến gen có thể có lợi cho cơ thể.
B. Đột biến gen có thể có hại cho sinh vật.
C. Cơ thể mang gen đột biến có thể bị chọn lọc
tự nhiên đào thải.
D. Đột biến gen có hại cho sinh vật, không có ý
nghĩa với sự tiến hóa.
Đột biến gen có thể trung tính, hoặc có lợi, hoặc có hại đối với cơ thể sinh
vật. Cá thể mang đột biến có thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và có
thể bị đào thải nếu là đột biến có hại.
33,
Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con
lông đen. Biết kiểu gen AA quy định lông vàng, Aa quy định lông lang trắng
đen, aa quy định lông đen. Tần số của các alen trong quần thể là:
Câu trả lời của bạn:
A. A = 0,8; a = 0,2
B. A = 0,6; a = 0,4
C. A = 0,4 ; a = 0,6
D. A = 0,2 ; a = 0,8

Tần số kiểu gen AA là:
Tần số kiểu gen Aa là:
Tần số kiểu gen aa là:
Tần số tương đối alen A và a lần lượt là:
34,
Ý nghĩa của việc nghiên cứu di truyền liên kết với giới tính là
Câu trả lời của bạn:
A. giải thích được một số bệnh di truyền liên quan
đến NST giới tính và có thể phân biệt được đực cái
sớm
B. giải thích được một số bệnh, tật di truyền liên
quan đến NST giới tính như bệnh mù màu, máu khó
đông…
C. chủ động sinh con theo ý muốn.
D. có thể sớm phân biệt được cá thể đực, cái nhờ các
gen liên kết với giới tính.
Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính là giải thích được một số bệnh di
truyền liên quan đến NST giới tính và có thể phân biệt được đực cái sớm.
35,
Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở giai đoạn nào của quá trình phân bào?
Câu trả lời của bạn:
A. Kì sau của nguyên phân.
B. Kì cuối của nguyên phân.
C. Kì trung gian.
D. Kì đầu của nguyên phân.
Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở kì trung gian của quá trình phân bào. Lúc
đó, ADN đã nhân đôi và ở trạng thái tháo xoắn thuận lợi cho quá trình phiên
mã. Đây cũng là giai đoạn tế bào cần tổng hợp prôtêin chuẩn bị cho sự phân
chia tế bào.
36,

Cho giao phối hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám - cánh dài và thân
đen - cánh ngắn, F1 thu được 100% thân xám - cánh dài. Tiếp tục cho
F1 giao phối với nhau, F2 có tỷ lệ 70,5% thân xám - cánh dài : 20,5% thân
đen - cánh ngắn : 4,5% thân xám - cánh ngắn : 4,5% thân đen - cánh dài. Hai
tính trạng đó đã di truyền
Câu trả lời của bạn:
A. phân li độc lập.
B. liên kết hoàn toàn.
C. liên kết không hoàn toàn.
D. tương tác gen.
P thuần chủng 2 tính trạng, F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám - cánh dài : 20,5%
thân đen - cánh ngắn : 4,5% thân xám - cánh ngắn : 4,5% thân đen - cánh dài
(khác 9 : 3 : 3 :1). Mặt khác có 2 kiểu hình mới có tỉ lệ bằng nhau là 4,5%
thân xám - cánh ngắn và 4,5% thân đen - cánh dài chứng tỏ ở đây có hiện
tượng hoán vị gen (liên kết không hoàn toàn).
37,
Thông di truyền được mã hóa trong ADN dưới dạng
Câu trả lời của bạn:
A. nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN.
B. trình tự của các axit phôtphoric quy định trình tự của các
axit amin.
C. trình tự của các axit phôtphoric quy định trình tự của các
nuclêôtit
D. trình tự của các bộ ba nuclêôtit quy định trình tự của các
axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
Thông di truyền được mã hóa trong ADN dưới dạng trình tự các nuclêôtit
trong cấu trúc của ADN.
38,
Trong chọn giống người ta dùng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ
phấn chủ yếu nhằm

Câu trả lời của bạn:
A. kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm.
B. củng cố các đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.
C. cải tiến giống có năng suât thấp.
D. tạo giống mới.
Trong chọn giống người ta dùng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ
phấn chủ yếu nhằm củng cố các đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.
39,
Thành phần cấu tạo của opêron Lac bao gồm
Câu trả lời của bạn:
A. một vùng khởi động (P), một vùng vận hành
(O) và một nhóm gen cấu trúc.
B. một vùng khởi động (P), một vùng vận hành
(O), một nhóm gen cấu trúc và gen điều hoà
(R).
C. một vùng vận hành (O) và một nhóm gen
cấu trúc.
D. một vùng khởi động (P) và một nhóm gen
cấu trúc.
40,
Virut được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen thường là dạng virut sống
trong tế bào của
Câu trả lời của bạn:
A. thực vật bậc cao.
B. vi khuẩn.
C. động vật.
D. thực vật bậc thấp.
Virut được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen thường là dạng virut sống
trong tế bào của vi khuẩn.

×