MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương 1. Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 4
1.1. Những đặc điểm tự nhiên tác động đến quá trình hình thành
nền văn hóa Việt Nam
4
1.2. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
5
1.2.1. Đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
5
1.2.2. Những biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu trong loại hình văn
hóa gốc nông nghiệp
6
Chương 2. Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 10
2.1. Bản chất của tín ngưỡng thờ thờ Mẫu trong văn hóa Việt
Nam
10
2.2. Nội dung cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt
Nam
10
Chương 3. Vận dụng tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc dạy học môn Cơ sở Văn
hóa Việt Nam
14
3.1. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
14
3.2. Vận dụng tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc dạy học môn Cơ sở
Văn hóa Việt Nam
14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, trên mọi lĩnh vực từ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội nước ta đều đạt được những thành tựu nổi bật. Trong
những năm gần đây nền giáo dục nước nhà được Đảng và Nhà nước quan tâm,
không chỉ các ngành khoa học tự nhiên phát triển mà các ngành khoa học xã hội
cũng có những công trình nghiên cứu để giữ gìn và phát huy truyền thống của
đất nước.
Bước sang thế kỷ XXI, thời đại của công nghiệp hóa, xã hội thông tin và
hội nhập toàn cầu,Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hội nhập với
thế giới Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng không ít thách thức
nhất là về lĩnh vực văn hóa để chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan. Giữ gìn
văn hóa truyền thống là giữ gìn những giá trị mà dân tộc Việt Nam đã cùng nhau
xây dựng, vun đắp qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên để những giá trị văn hóa truyền
thống đó được bảo tồn và phát huy đúng giá trị của mình thì chúng ta phải có
cách nhìn nhận đúng đắn những giá trị truyền thống đó.
Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam là một giá trị văn hóa từ lâu
của xã hội Việt Nam, từ lúc Việt Nam bắt đầu đặt nền móng xây dựng văn hóa
Việt Nam và phản ánh đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Việt
Nam. Tuy nhiên Tín ngưỡng thờ Mẫu là văn hóa dân gian do đó hay bị lợi dụng
để làm biến đổi tính chất và lợi dụng để làm lợi cho cá nhân.
Môn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” thuộc hệ thống đào tạo đại cương của
Trường Sĩ quan Pháo binh, môn học trang bị cho học viên những kiến thức cơ
bản nhất về quá trình hình thành, lịch sử phát triển, những giá trị văn hóa truyền
thống của văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một vấn đề trong văn hóa
Việt Nam cần nghiên cứu và trang bị cho học viên, bởi vì đối tượng học viên
đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội của nhà trường đa phần là thanh niên trẻ
vừa học xong chương trình đào tạo Trung học Phổ thông chưa có nhiều điều
kiện để tìm hiểu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu. Cũng là để học viên có
cách nhìn nhận đúng đắn về một giá trí văn hóa truyền thống đang được Nhà
nước phát huy và bảo tồn. Ngoài ra chuyên đề cũng là một tài liệu để giáo viên
tham khảo trong quá trình giảng dạy môn học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm tài liệu để học tập, nghiên cứu, tham khảo cho học viên trong quá
2
trình học tập môn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tìm hiều về Văn hóa Việt Nam,
phục vụ trong quá trình về các vùng miền công tác và giữ gìn bản sắc Văn hóa
Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu về những đặc điểm chính trong tín
ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Từ việc nghiên cứu đưa ra những nhận
xét đánh giá khách quan về giá trị văn hóa này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
- Nhìn nhận khách quan về tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tác dụng của tín ngưỡng thờ Mẫu
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu từ những tài liệu đã được kiểm duyệt
- Hệ thống những vấn đề nghiên cứu
- Trình bày những kiến thức cơ bản, đưa ra đánh giá, kết luận
6. Những đóng góp mới của chuyên đề
Nhìn nhận một cách đúng đắn về tín ngưỡng thờ Mẫu cho học viên khi
nghiên cứu học tập bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam trong trường Sĩ quan Pháo
binh.
7. Cấu trúc của chuyên đề
Chuyên đề gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận, tài liệu tham khảo.
Chương 1: Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Chương 2: Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Chương 3: Vận dụng tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc dạy học môn Cơ sở Văn
hóa Việt Nam
3
Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG VĂN HÓA
VIỆT NAM
1.1. Những đặc điểm tự nhiên tác động đến quá trình hình thành nền văn hóa
Việt Nam
Nói đến văn hóa Việt Nam là nói đến sự tác động của các yếu tố tự nhiên
đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam.
Trước hết là vị trí địa lí, vị trí địa lí có một tầm quan trọng rất lớn đối với
mỗi đất nước, nói như một nhà chính trị thì vị trí địa là tiềm lực của quốc gia, vị
trí địa lí quyết định rất nhiều yếu tố của đất nước. Đất nước Việt Nam nhìn trên
bản đồ thế giới chúng ta thấy rõ một dải đất hình chữ S nằm bên bờ Thái Bình
Dương và nằm gần trung tâm của Đông Nam Á. Việt Nam có một vị trí địa lí rất
thuận lợi cho giao thông, thương nghiệp cũng như giao lưu văn hóa. Do đó xét
trong lĩnh vực văn hóa thì ta thấy văn hóa Việt Nam có nhiều điều kiện để tiếp
xúc, giao lưu với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới đặc biệt là Ấn Độ và Trung
Quốc. Tuy nhiên do vị trí địa lí của Việt Nam thuận lợi nên cũng có nhiều vấn
đề như sự du nhập nhiều văn hóa ngoại lại không phù hợp với thuần phong của
đất nước, ngoài ra vị trí đía lí của nước ta thuận lợi nên vấn đề chống ngoại xâm
cũng đi suốt trong chiều dài lịch sử của nước ta.
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đặc điểm của kiểu khí
hậu này là có lượng mưu lớn, giờ nắng nhiều tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự
phát triển của thực vật. Từ đặc trưng khí hậu như vậy nên chúng ta thấy Việt
Nam được coi là một trong những trung tâm cây trồng lớn và lâu đời nhất trên
thế giới và từ thời kỳ đồ đồng Việt Nam đã có một nền văn minh nông nghiệp
phát triển rực rỡ. Ngoài ra điều kiện khí hậu này còn tác động lớn đến đời sống,
sinh hoạt của cư dân nước ta, do đó tác đống lớn đến sự hình thành và phát triển
nền văn hóa nước ta.
Yếu tố tự nhiên cuối cũng chúng ta xét đến đó là môi trường sông nước.
Môi trường sông nước là một hằng số quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Do
lượng mưa nhiều đã tạo ra cho Việt Nam rất nhiều hệ thống sông ngòi lớn nhỏ.
Yếu tố sông nước chi phối rất lớn tới tư duy, lối sống người Việt và tất nhiên
cũng tác động đến văn hóa Việt Nam.
4
Như vậy chúng ta thấy rằng điều kiện tự nhiên (trong giới hạn chuyên đề
chỉ xét những điều kiện tự nhiên có liên quan đến chuyên đề) đã tác động đến
quá trình hình thành nên nền văn hóa Việt Nam, những đặc điểm này được quy
định trong loại hình văn hóa của Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông
làm nông nghiệp nói riêng đó là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp.
1.2 Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
1.2.1 Đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
Trên thế giới có hai loại hình văn hóa là loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp và loại hình văn hóa gốc du mục.
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên : Dân nông nghiệp sống phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, ở cố định một chỗ với cái nhà, cái cây của mình
nên có ý thức tôn trọng, không dám ganh đua với thiên nhiên. Sống hòa hợp với
thiên nhiên - đó là mong muốn của cư dân các nền văn hóa trọng tĩnh phương
Đông. Người Việt Nam mở miệng là nói "lạy trời", "nhờ trời", "ơn trời": "Lạy
trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy
rơm đun bếp"; "Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày
sâu" (ca dao).
Về mặt nhận thức, loại hình văn hóa này tạo kiểu tư duy: Nghề nông, nhất là
nghề nông nghiệp lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều - không
chỉ phụ thuộc vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào, mà là cùng một lúc phụ thuộc
vào tất cả: Trời, đất, nắng, mưa Cho nên người Việt nói: Trông trời, trông đất,
trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân
cứng đá mềm, Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng (ca dao). Đó chính là đầu mối
của lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà người nông
nghiệp quan tâm không phải là tập hợp của các yếu tố riêng rẽ, mà là những
mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện
chứng là chú trọng đến mọi mối quan hệ giữa chúng - đó chính là đặc trưng tư
duy của văn hóa gốc nông nghiệp trọng tĩnh mà nông nghiệp lúa nước là điển
hình. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các
loại quan hệ này: Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa; Quạ tắm thì ráo, sáo tắm
thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được
mùa cau thì đau mùa lúa (tục ngữ); Mồng tám tháng tám không mưa, bỏ cả cày
bừa mà nhổ lúa đi (ca dao). Người xưa đã tìm ra không chỉ những mối qua hệ
5
giữa các hiện tượng thiên nhiên, mà còn rất chú ý đến cả những mối quan hệ
giữa chúng với các hiện tượng trong đời sống thường ngày và trong xã
hội: Thâm đông thì mưa, thâm dưa thì khú; Cơm chín tới, cải vồng non, gái một
con, gà ghẹ ổ (tục ngữ).
Về mặt tổ chức cộng đồng, ta có thể xem xét trên hai phương diện:
nguyên tắc tổ chức cộng đồng và cách thức tổ chức cộng đồng. Về nguyên tắc tổ
chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo nguyên tắc trọng tình.
Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận
trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình (tục
ngữ). Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng
phụ nữ. (Yếu tố trọng phụ nữ trong loại hình này là cơ sở quan trọng để hình
thành tín ngưỡng thờ Mẫu, tác giả sẽ phân tích trong phần sau).
Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn phải đắn đo cân nhắc của người làm
nông nghiệp cộng với lối sống trọng tình đã dẫn đến cách thức tổ chức cộng
đồng theo lối linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể,
dẫn đến triết lý sống của người Việt Nam là: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với
Bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy (tục ngữ). Nguyên tắc sống trọng
tình cảm và nhu cầu về một cuộc sống hòa thuận càng làm cho lối sống linh hoạt
trở nên đậm nét hơn và là cơ sở của tâm lý hiếu hòa trong quan hệ xã hội: Ngày
xưa, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc
về ta một cách rõ ràng, chỉ cần dấn thêm một trận nữa là toàn thắng, cha ông ta
đều luôn biết dừng lại và chủ động "cầu hòa", trải chiếu hoa cho giặc về, mở
đường cho giặc rút lui trong danh dự.
Như vậy, đặt trong nội dung của chuyên đề loại hình văn hóa gốc nông nghiệp là
cơ sở để hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.
1.2.2 Những biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu trong loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp
6
TIÊU CHÍ
VH TRỌNG TĨNH
(gốc nông nghiệp)
VH TRỌNG ĐỘNG
(gốc du mục)
Đặc
trưng
gốc
Địa hình Đồng bằng (ẩm, thấp) Đồng cỏ (khô, cao)
Nghề chính Trồng trọt Chăn nuôi
Cách sống Định cư Du cư
Ứng xử với môi
trường tự nhiên
Tôn trọng, sống hòa hợp
với thiên nhiên
Coi thường, tham vọng
chế ngự thiên nhiên
Lối nhận thức, tư
duy
Thiên về tổng hợp và
biện chứng (trong quan
hệ); chủ quan, cảm tính
và kinh nghiệm
Thiên về phân tích và
siêu hình (trọng yếu tố);
khách quan, lý tính và
thực nghiệm
Tổ
chức
cộng
đồng
Nguyên tắc
tổ chức CĐ
Trọng tình, trọng đức,
trọng văn, trọng nữ
Trọng sức mạnh, trọng
tài, trọng võ, trọng nam
Cách thức
tổ chức CĐ
Linh hoạt và dân chủ,
trọng cộng đồng
Nguyên tắc và quân
chủ, trọng cá nhân
Ứng xử với môi
trường xã hội
Dung hợp trong tiếp
nhận; mềm dẻo, hiếu hòa
trong đối phó
Độc tôn trong tiếp nhận;
cứng rắn, hiếu thắng
trong đối phó
Truyền thống trọng nữ - trọng ở đây là tôn trọng phụ nữ (như trên bảng) là
một nét văn hóa rất đặc trưng trong nền văn hóa nước ta.
Nhiều người Việt Nam không dễ gì chấp nhận ngay được điểm cuối cùng (trọng
phụ nữ). Điều đó không có gì là khó hiểu, bởi lẽ do quá trình phát triển liên tục
và giao thoa lẫn nhau, không có nền văn hóa nào là du mục hoàn toàn hoặc nông
nghiệp hoàn toàn. Nền văn hóa Việt Nam thời kỳ sau này, đặc biệt là từ khi nhà
Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo, chịu ảnh hưởng khá nhiều của văn hóa Trung
Hoa; nó đã du nhập nhiều tư tưởng trọng động (bị "du mục hóa"), trong đó có tư
tưởng "nam tôn nữ ty" được đề ra từ thời Hán. Nhiều người chỉ biết tới những
quan niệm của Nho giáo Trung Hoa "nhập cảng" sau này (kiểu như Nhất nam
viết hữu thập nữ viết vô, thuyết Tam tòng), rồi "tưởng" rằng tình trạng đó vốn có
ở Việt Nam từ ngàn xưa là hết sức sai lầm.
Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần của người nông nghiệp định cư
coi trọng ngôi nhà, coi trọng cái bếp, coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất
7
So sánh đặc trưng của hai loại hình văn hóa
quán và rõ nét. Tục ngữ Việt Nam chứa đựng không ít những câu thể hiện
nguyên lý này: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà; Ruộng sâu trâu
nái không bằng con gái đầu lòng Phụ nữ Việt Nam là người có trách nhiệm
quản lý kinh tế, tài chính trong gia đình, dân gian gọi họ là người tay hòm chìa
khóa. Phụ nữ Việt Nam được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo
dục con cái: Phúc đức tại mẫu; con hư tại mẹ; cháu hư tại bà; con dại cái
mang (thành ngữ). Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt,
từ cái vốn có nghĩa là "mẹ" (con dại cái mang) được chuyển nghĩa thành "lớn,
quan trọng, chủ yếu" (sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay
cái, máy cái, chữ cái, tên cái ). Sau này, khi chế độ phụ quyền được xác lập do
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, người dân đã phản ứng dữ dội qua bài ca
dao:
“Ba đồng một mớ đàn ông,
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha;
Ba trăm một mụ đàn bà,
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi!”
Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp tiêu biểu - khu vực Đông
Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi là "xứ sở Mẫu hệ". Cho đến tận
bây giờ, ở các dân tộc ít chịu hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa như Chăm và nhiều dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai ), vai trò của
phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ,
con cái đặt tên theo họ mẹ
Nói về phụ nữ Việt Nam, A. Pazzi (Vũ Hạnh) đã nhận định: "Xét trong
văn học bình dân, ta thấy người phụ nữ Việt Nam, mặc dầu khổ cực nhưng rất
được yêu quý, nể vì, không như phụ nữ bình dân nhiều nước phương Tây chịu
sự đối đãi thô lỗ, nhiều khi quá mức chênh lệch với người đàn ông Phần nhiều
đàn bà có một ngôi vị quan trọng, nhiều khi quyết định ở trong gia đình. Bởi lẽ
người đàn bà ấy nắm hết cơ sở vật chất, quản trị trong nhà, giữ mối liên lạc đối
với họ hàng, bà con, thấy rõ ràng trọng trách của gia đình mình đối với làng
nước".
Càng đi về phía Bắc (Trung Hoa) và phía Tây (Ấn Độ), sự phân biệt đối xử nam
nữ càng rõ: O.W.Wolters trong khi nghiên cứu đặc trưng văn hóa Đông Nam Á
đã nói đến "sự bình đẳng cả nam lẫn nữ và cả hai phái đều có thể nhận quyền
thừa kế" như một nét đặc trưng nổi bật, sự bình đẳng này giải thích tại sao "có
8
sự giống nhau bề ngoài giữa nam thần và nữ thần ở tiểu tượng học Java, trong
khi đó sự khác biệt về giống đã được thể hiện không thể nhập nhằng trong tiểu
tượng học Ấn Độ".
Đến phương Tây thì nguyên tắc tổ chức cộng đồng của họ là trọng sức
mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới. Vào thời La Mã cổ đại, phụ nữ không
hề có tên riêng: cho đến nay, nhiều nước châu Âu vẫn giữ tục lệ phụ nữ mang họ
+ tên chồng trong cả các văn bản chính thức; ở một số dân tộc phương Tây, con
cái mang họ cha chưa đủ mà còn phải luôn kèm thêm cả tên cha bên cạnh.
Truyền thuyết Thiên Chúa giáo coi người đàn bà chỉ là cái xương sườn của
người đàn ông mà thôi! Khi có mâu thuẫn liên quan đến một người đàn bà,
những người đàn ông phương Tây xưa giải quyết bằng cách đấu gươm và sau
này thì đấu súng với nhau mà không hề quan tâm đến ý kiến của chị ta. Trong
các ngôn ngữ phương Tây, nhiều danh từ chỉ nghề nghiệp hoặc chức vụ quan
trọng đều mang giống đực hoặc cấu tạo với từ căn mang nghĩa "người đàn ông".
Như vậy tư tưởng trọng phụ nữ đã trở thành một biểu hiện nổi bật trong
văn hóa Việt Nam.
9
Chương II
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1 Bản chất của tín ngưỡng thờ thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Trong nội dung của đề tài tác giả không đi sâu vào hình thức của tín
ngưỡng mà chỉ đánh giá về sự ảnh hưởng của tín ngưỡng đối với môn học cũng
như đối tượng tiếp cận môn học.
Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường
gọi là các Thánh Mẫu). Đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín
ngưỡng dân gian và bản sắc dân tộc của Việt Nam. Đạo Mẫu là một tín ngưỡng
dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường gọi là các Thánh Mẫu). Đạo Mẫu là
một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc dân tộc của
Việt Nam. Thờ cúng Nữ thần, Mẫu thần chính là phương thức ứng xử của con
người nhân cách hóa tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Từ nguồn cội con người tôn
sùng các hiện tượng tự nhiên, và họ đã sớm nhân cách hóa các hiện tượng tự
nhiên ấy thành các vị thần mang tính nữ. Tâm thức sùng bái tự nhiên được ẩn
giấu dưới vỏ bọc của các hình thái tín ngưỡng, làm cho thế lực tự nhiên trở
thành siêu nhiên, được nhân cách hóa thành các hoạt động siêu phàm, thể hiện
sự ngưỡng vọng và ước muốn của con người trong đời sống hàng ngày.
Nguồn gốc lịch sử của đạo Mẫu không được ghi lại rõ ràng trong sách vở.
Có người cho rằng nó có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần
linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu
hay Nữ thần Mẹ. Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao
hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ có thật nổi lên
trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này
được kính trọng, tôn thờ, và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong
các hiện thân của Thánh Mẫu. Các vị thần trong đạo Mẫu phản ánh các phẩm
chất của một người Mẹ vừa thần thánh lại vừa con người. Đạo Mẫu không chú
trọng vào cuộc sống sau khi chết, nó quan tâm đến cuộc sống hiện tại và câu hỏi
làm thế nào để người ta có thể đạt được một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ trên
trần gian.
2.2 Nội dung cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm chất bản địa và
nguyên thuỷ. Bởi vì tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc sâu xa từ chế độ Mẫu hệ,
10
trong đó người mẹ, người vợ giữ vị trí quan trọng trong gia đình. Do vậy, trong
cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn chương nghệ thuật thì chữ “Mẫu”, chữ
“Mẹ”, chữ “Cái” vẫn giữ nguyên giá trị như nó vốn có cho đến bây giờ. Cũng
như thế, ý nghĩa của chữ Mẫu - Mẹ trong các danh từ đền Mẫu, Thánh Mẫu
trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó. Ra
đời từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với cường quyền
đè nén, với ngoại xâm tàn bạo, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có một mối gắn bó rất tự
nhiên với người dân lao động, cho nên hình thức của ngôi đền thờ Mẫu vừa nhỏ
nhắn về kích thước, vừa giản dị chỉ tương đương với một ngôi nhà dân vào loại
khá giả ở nông thôn, đầu hồi có cửa và mái lợp ngói. Trong đền không để nhiều
tượng mà người ta để các khám bên trong có các tượng nhỏ. Khám thờ được
chạm trổ như một ngôi chùa nhỏ bằng gỗ.
Cách bày biện của đền, phủ cũng khác với cách bày biện của chùa. Nếu
như ở chùa người ta bố trí theo thứ tự sự tu hành của đạo Phật thì ở đền người ta
bài trí theo Tứ phủ, gồm có bốn cấp là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Nhạc Mẫu và Mẫu
Thoải. Ở điện thờ Mẫu Thiên, người ta làm các cảnh sắc, mô hình thuộc về cõi
trời. Mẫu Địa thì đó là các cảnh núi non, bờ đất như ở đồng bằng rộng lớn. Nhạc
Mẫu thì họ làm các cảnh núi non, cây cỏ và các cô gái mặc áo chàm, còn ở điện
thờ Mẫu Thoải thì họ làm các mô hình bờ sông và các bè trôi nổi trên sông đó.
Như vậy, cách bài trí trong điện thờ Mẫu của Tứ Phủ, đền được mô tả theo tự
nhiên của bốn hình thái cơ bản của địa lý và thiên văn có mối quan hệ gắn bó
mật thiết với cuộc sống con người.
Cũng giống như các tin ngưỡng khác ở Việt Nam, đạo Mẫu cũng vẫn chịu
ảnh hưởng của đạo Phật cho nên trên cùng của điện thờ Mẫu có tượng phật để
thờ thêm. Cũng cần phải nhấn mạnh thêm sự ảnh hưởng sâu rộng của tín ngưỡng
thờ Mẫu - tín ngưỡng bản địa với các tín ngưỡng khác du nhập từ bên ngoài vào
theo con đường khởi nguyên từ dân gian như Phật giáo - một tín ngưỡng đã
được nhân dân lao động hồ hởi đón nhận ngay từ khi mới được truyền bá vào
nước ta (khoảng thế kỷ thứ VI) để thấy được vai trò của người phụ nữ trong xã
hội, đặc biệt là trong nền nghệ thuật của nước nhà. Trong quá trình tín ngưỡng
thờ Phật du nhập vào nước ta, các bộ phận quan trọng của tín ngưỡng này đã
phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa giữa tín ngưỡng thờ Phật và tín
ngưỡng thờ Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau. Điều dễ nhận
biết nhất là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn đều có điện thờ Mẫu.
11
Trong đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu”. Người ta đi chùa vừa để lễ
Phật, vừa để cúng Mẫu. Nhiều khi điện Mẫu đã tạo nên không khí ấm cúng, gần
gũi nhộn nhịp hơn cho các ngôi chùa làng. Ở Bắc Giang, phần lớn các ngôi chùa
đều có ban thờ Mẫu, tiêu biểu là khu thắng cảnh Suối Mỡ, huyện Lục Nam trong
đó có các di tích nổi tiếng như đền Hạ, đền Trung, đền Thượng lại thờ Mẫu là
chính, trong đền có những tượng Mẫu rất đẹp cả về mỹ thuật và nghệ thuật tạo
hình.
Không chỉ có con đường các điện Mẫu đi vào chùa, mà còn có con đường
ngược lại Phật đi vào đền, phủ thờ Mẫu. Trong điện thần cũng như cách thức
phối tự ở các ngôi đền, phủ ta đều thấy sự hiện diện của Phật, mà đại diện cao
nhất là Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Cũng cần phải nhấn
mạnh rằng: Quan Âm trong Phật giáo Ấn Độ vốn là một nam thần, nhưng khi
vào nước ta đã bị “nữ thần hóa”, thậm chí “Mẫu hóa” để trở thành Quan Âm
Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Trong các ngày giỗ Mẫu, giỗ
Mẹ đều có nghi thức rước Mẫu lên chùa để đón Phật về đền, phủ cùng tham dự
ngày hội. Trong hệ thống các bài chầu văn thì có văn chầu nhị vị Bồ Tát… Điều
đó chứng tỏ vai trò của người phụ nữ được khẳng định từ xưa.
Sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ
Mẫu theo khuynh hướng dân gian hóa là điều dễ hiểu bởi lẽ, đó là tín ngưỡng
dân dã của người dân, cùng hướng về cái từ bi bác ái, tinh thần cộng đồng,
khuyến thiện trừ ác vốn là nền tảng trong nguyên tắc ứng xử của xã hội cổ
truyền. Hai thứ tín ngưỡng này bổ sung cho nhau đáp ứng nhu cầu tâm linh của
người nông dân: Theo Phật để tu nhân tích đức cho đời, kiếp sau được lên cõi
Niết Bàn để cuộc sống tươi sáng hơn, tự do hơn, còn theo đạo Mẫu là mong
được sự phù hộ độ trì đem lại sức khỏe, tài lộc, may mắn cho đời sống thường
ngày.
Tính dân gian của tục thờ Thánh Mẫu ở nước ta thể hiện dưới nhiều dạng
khác nhau, trong đó tranh thờ Mẫu là một trong những dạng thức biểu hiện sinh
động về điều đó. Ở Việt Nam, tranh thờ Mẫu phong phú về đề tài và nghệ thuật
tạo hình. Tuy nhiên, điều dễ nhận biết nhất ở thể loại tranh này là tính nhân dân
vừa giản dị vừa gần gũi lại dễ hiểu. Trong bộ tranh Tam Phủ, Tứ Phủ của tín
ngưỡng thờ Mẫu, ngoài các vị Ngọc Hoàng Thượng Đế, các bà chúa là những
người cai quản giang sơn riêng được đặt ở trung tâm bức tranh chiếm tỷ lệ vượt
trội thì ở xung quanh và ở dưới còn thấy rất nhiều những “Cô”, những “Cậu”
12
đứng hầu. Những “Cô” và “Cậu” này có tỷ lệ nhỏ hơn. Đây hẳn có mối quan hệ
giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với tục thờ gia tiên của người Việt từ ngàn xưa. Trong
đó, các “Cô”, các “Cậu” ấy cũng chính là các bà cô, ông mãnh, các thiện nam,
tín nữ đã mất từ rất sớm mà chưa kịp làm phận sự của một con người mà ít gia
đình nào không có. Lại thấy trong các tranh này các “Cô”, các “Cậu” trên tay
cầm hoặc bưng các thứ đồ vật như khay trầu, gương, lược, hoa quả… là những
thứ các bà, các cô ở Việt Nam dùng thường nhật hoặc sai các con, các cháu cầm
giúp, điều đó đã tạo nên một không gian đầm ấm và thanh bình. Tranh thờ Bà
chúa Thượng Ngàn ở đồng bằng Bắc Bộ là một ví dụ điển hình. Như vậy có thể
thấy giá trị cơ bản nhất trong tranh tượng thờ Mẫu chính là ở sự dân gian hóa
các bức tranh thờ, tượng thờ ở mức độ khái quát nhất, tiêu biểu nhất để trở thành
sức mạnh tâm linh, sức mạnh tinh thần cho con người. Bởi thế bất kỳ ai khi đến
với các đền phủ thờ Mẫu, được chiêm bái trước tranh thờ, tượng thờ, các cảnh
vật và hương sắc trong đền, phủ đều thấy rất gần gũi, ấm áp, thanh bình.
13
Chương 3
VẬN DỤNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
3.1 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Trong 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tục thờ Mẫu chỉ có ở
Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là các phong tục tập
quán có từ lâu đời, từng hun đúc lên sức mạnh của nhân dân trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc; là nền tảng đạo đức trong cách thức ứng xử giữa
con người với con người, được thể hiện ở sự kính trọng với những người đã sinh
thành ra mình, những người có công với dân, với nước. Tất cả những nghi lễ, tập
tục cổ truyền tốt đẹp cần phải được giữ gìn và phát huy trong xu thế toàn cầu
hóa trên mọi lĩnh vực đang phát triển nhanh, mạnh và rộng khắp nhưng không
làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống.
Đến ngày nay đạo Mẫu vẫn luôn tồn tại và phát triển bởi đạo Mẫu không
đóng khung trong những giáo điều luật lệ mà luôn thay đổi thích nghi phù hợp
với cộng đồng để có thể tiếp nhận nó. Đạo Mẫu hướng về thế giới hiện tại chứ
không phải mai sau hay thế giới bên kia, đây là điểm khác biệt của đạo Mẫu với
các tôn giáo khác.
3.2 Vận dụng tín ngưỡng thờ Mẫu trong việc dạy học môn Cơ sở Văn hóa Việt
Nam
Trong điều kiện hiện nay người ta lợi dụng đạo Mẫu và lên đồng vì tiền
tài làm biến dạng nhiều nghi lễ sinh ra nhiều hủ tục, vì vậy chúng ta phải chấn
chỉnh đạo Mẫu để trả lại cho đạo Mẫu những giá trị đích thực của nó. Ngoài ra
chúng ta phải phân biệt được đâu là tín ngưỡng thờ Mẫu thuần túy với nhưng giá
trị của văn hóa Việt Nam, đâu là nhưng trò buôn thần bán thánh.
Thờ Mẫu không chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo mà đó con là văn hóa,
thông qua nghi lễ lên đồng, qua lễ hội phong tục gắn liền với tín ngưỡng, tín
ngưỡng này trở thành một bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam. Ở đó chúng ta
nhận thấy một lối sống, quan niệm, cung cách sinh hoạt, nhưng ước vọng không
chỉ của con người xa xưa mà cả con người hiện đại
14
Trong môi trường quân đội, chúng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng cho mọi hành động. Đứng trên lập trường chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta phải biết quý trọng nhưng giá trị
văn hóa cũng như truyền thống của đất nước. Do đó, chúng ta phải có trách
nhiệm bảo vệ và phát huy nhưng giá trị đó. Học phần Cơ sở văn hóa trang bị cho
học viên những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam, học viên sau khi kết thúc
học phần phải biết bảo tồn, phát triển văn hóa Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng nằm trong văn hóa Việt Nam do đó học viên
phải có cách nhìn nhận vấn đề một cách khoa học nhất. Bởi lẽ học viên trong
trường quân đội nói chung và Trường Sĩ quan Pháo binh nói riêng khi học môn
Cơ sở văn hóa Việt đều mới tốt nghiệp Trung học phổ thông nên chưa có điều
kiện tìm hiểu nhiều về nhưng đặc trưng cụ thể trong văn hóa Việt Nam, mà tín
ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ. Một điều quan trong nữa là tín ngưỡng này rất
hay bị những kẻ xấu lợi dụng, do đó tác giả muốn học viên có một cái nhìn đúng
đắn về tín ngưỡng thờ Mẫu để không những trang bị cho bản thân mà con tuyên
truyền tới mọi người xung quanh.
15
KẾT LUẬN
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn. Đảng ta đã chỉ rõ nền văn hóa Việt
Nam là nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Đất nước ta, dân tộc ta
tồn tại và phát triển như ngày hôm nay là nhờ sức mạnh dựa trên nền tảng văn
hóa Việt Nam. Ý thức rõ điều đó, trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa
IX) cũng như Nghị quyết số 28-NQ/TW (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới, khi đề cập đến mục tiêu chiến lược, Đảng ta thể hiện
rõ quan điểm bảo vệ Tổ quốc hiện nay không chỉ là bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Cũng trên tinh thần đó, mỗi học viên Trường Sĩ quan Pháo binh phải
không ngừng học tập để bảo vệ và phát huy nhưng giá trị của nền văn hóa Việt
Nam. Nghiên cứu và tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam để
chúng ta có thêm kiến thức xã hội và ngày càng tự hào hơn về những nét đẹp
trong văn hóa của dân tộc ta, đất nước ta, cùng chung tay xây dựng một nước
Việt Nam không những giàu mạnh về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng mà
còn làm cho bạn bè thế giới biết đến Việt Nam với một đất nước có một nên văn
hóa tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
[2]. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. Hồ
Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh
[3]. Trần Quốc Vượng (2001), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
[4]. Website của Ban Tuyên giáo chính phủ: www.tuyengiao.vn
[5]. Website của Trung tâm Văn hóa học và lý luận ứng dụng:
www.vanhoahoc.vn
17