PHÒNG GD&ĐT …………….
TRƯỜNG THCS ……………
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN 6
THỜI GIAN: 120 PHÚT
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6
Mức độ
Tên
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
Tiếng việt Xác định cụm
danh từ,điền
cụm danh từ vào
mô hình.
Số câu
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Văn bản - Tên các văn
bản truyền
thuyết, cổ tích.
- So sánh giống
và khác giữa
truyền thuyết và
cổ tích.
Tóm tắt
một
truyện đã
học
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40
%
Số câu: 2
Sốđiểm:7
Tỉ lệ: 70%
Tập làm văn Đóng vai
nhân vật
trong bài thơ
để kể chuyện
Số câu:
Số điểm:
Số câu: 1
Số điểm: 10
Sốcâu: 1
Sốđiểm:10
Tỉ lệ: Tỉ lệ:100 % Tỉ lệ: 100 %
Tổng số câu:
Số câu: 2
Số điểm:6
Tỉ lệ: 60 %
Số câu 1
Số điểm:
4
Tỉ lệ:
40%
Số câu: 1
Số điểm: 10.
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 4
Số điểm:20
Tỉ lệ:200%
PHÒNG GD&ĐT …………….
TRƯỜNG THCS ……………
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN NGỮ VĂN 6
THỜI GIAN 120 PHÚT.
Câu 1( 3 điểm) Cho đoạn văn sau:
“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi
mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng
muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các
ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua”.
( Bài học đường đời đầu tiên –Tô Hoài )
Em hãy:
- Xác định các cụm danh từ có trong đoạn văn trên?
- Lập bảng mô hình cấu tạo cho các cụm danh từ vừa tìm được ?
Câu 2 (3 điểm):
- Em hãy kể tên các truyện truyền thuyết và truyện cổ tích đã học?
- Giữa thể loại truyện cổ tích và truyện truyền thuyết có điểm nào giống và khác
nhau?
Câu 3 (4 điểm) :
Em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh?
Câu 4( 10 điểm) :
Dựa vào bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, em hãy đóng vai anh
đội viên và kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ.
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6
Câu 1:
- Các cụm danh từ ( 1,5 điểm)
+ một chàng dế thanh niên cường tráng.
+ Đôi càng.
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
+ Những chiếc vuốt.
+ Những ngọn cỏ gãy rạp.
- Mô hình cấu tạo ( 1,5 điểm):
Phần trước Trung tâm Phần sau
một chàng dế thanh niên cường tráng.
Đôi càng tôi mẫm bóng
Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ… và nhọn hoắt.
Những chiếc vuốt.
Những ngọn cỏ gãy rạp.
Câu 2:
- Kể tên (1 điểm)
+ Truyện truyền thuyết: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh trưng bánh giầy; Thánh Giong;
Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích hồ Gươm
+ Truyện cổ tích:Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão
đánh cá và con cá vàng.
- So sánh ( 2 điểm)
+ Giống nhau: đều là truyện dân gian; đều có yếu tố hoang đường, tưởng tượng kì ảo
+ Khác nhau:
* Truyện truyền thuyết: thường kể về các sự kiện, nhân vật có trong lịch sử thời quá
khứ.
* Truyện cổ tích: thường kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vệt bất hạnh,
mồ côi, người con riêng, người em út, nhân vật xấu xí, nhân vật có tài năng kì lạ,
nhân vật là loài vật…Qua đó thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội : cái hiền
thắng ác,cái công bằng thắng kẻ bất công…
Câu 3 (4 điểm)
Học sinh cần tóm tắt ngắn gọn rõ ràng, đầy đủ sự việc chính,đạt được các ý sau:
- Truyện kể về ai?
- Truyện có những sự việc chính nào ?
- Kết thúc truyện ra sao ?
Câu 4 ( 10 điểm), Bài văn phải được kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”
A, Mở bài: anh đội viên cần giới thiệu được hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra
câu chuyện. ( 1 điểm)
b. Thân bài: ( 8 điểm) lời kể cần kết hợp với miêu tả Bác Hồ và tâm trạng của mình
khi chứng kiến hình ảnh Bác, lời nói, cử chỉ, hành động, lí do của Bác trong đêm. Bài
văn cần đạt được các ý sau:
* Lần thức dậy thứ nhất:
- Tôi ngạc nhiên vì thấy trời khuya mà Bác vẫn ngồi trong tư thế “ lặng yên, trầm
ngâm”
- Từ ngạc nhiên tôi lại xúc động vì chứng kiến những cử chỉ…, hành động…, lời nói
giản dị ấm áp của Bác…
- Nỗi xúc động tôi cảm nhận được tình thương vô bờ của Bác… và tôi cũng nhận ra
sự vĩ đại của Bác.
- Tôi lo lắng, boăn khoăn cho sức khỏe của Bác….
* Lần thức dậy thứ 3:
- Tôi hốt hoảng, giật mình vì Bác vẫn ngồi đó trong tư thế “ đinh ninh, chòm râu im
phăng phắc”
- Tôi lo lắng cho Bác nên đã nài nỉ Bác đi ngủ, chỉ mong sao Bác chợp mắt ngủ được
một chút vì trời đã sắp sáng rồi…
- Bác vẫn không ngủ tôi đã hỏi Bác… Tôi càng thương Bác ,Kính yêu Bác hơn vì
Bác lo cho chúng tôi, lo cho những đoàn dân công khác đang phải ngủ ngoài rừng
trong mưa, trong giá lạnh, thiếu thốn…vì thế mà Bác không ngủ dược.
- Hiểu được lí do Bác không ngủ , tôi đã thức luôn cùng Bác. Đây là điều kì diệu nhất
đời lính của tôi vì tôi đươc sống trong tình yêu thương của Bác, được gặp gỡ người.
c. Kết luận: Tôi hứa với Bác sẽ không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, quyết tâm
chống giặc để đất nước hòa bình…
………………………………… hết…………………………………………….
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CƯMGAR
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN : NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN: 120 PHÚT
Câu 1 ( 4 điểm)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn hồng.”
( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ )
Câu 2: ( 6 điểm)
- Thế nào là ca dao, tục ngữ ?
- Những bài ca dao, tục ngữ được học trong chương trình ngữ văn 7 đã cho em biết
về những điều gì ?
Câu 3: ( 10 điểm)
Bác Hồ đã từng viết:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định Bác Hồ nêu ra trong đoạn thơ trên là hoàn toàn đúng
đắn ?
HẾT