Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

đề kiểm tra ngữ văn 6 theo từng bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.18 KB, 23 trang )

ĐỀ 1 KIỂM TRA:15PHÚT
MÔN:NGỮ VĂN-KHỐI:6
TIẾT:15, BÀI 4
I. Trắc ngiệm
Câu 1: Đơn vị cấu tạo của Tiếng việt là gi?
A.Tiếng
B. Từ
C.Ngữ
D.Câu
Câu 2:Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?
A.Một
B.Hai
C.Nhiều hơn hai
D.Hai hoặc nhiều hơn hai
Câu 3:Trong bốn cách chia loại từ phức sau:
A.Từ ghép và từ láy
B.Từ phức và từ ghép
C.Từ phức và từ láy
D.Từ phức và từ đơn
Câu 4:Lí do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong Tiếng Việt?
A.Tiếng Việt chưa có từ biểu thị hoặc biểu thị không chính xác
B.Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ áp bức
C.Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển
D. Nhằm làm phong phú từ Tiếng Việt
Câu 5:Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì?
A.Tiếng Hán
B.Tiếng Pháp
C.Tiếng Anh
D.Tiếng Nga
II.TỰ LUẬN:Hãy tìm hai từ láy tượng thanh và đặt câu với mỗi từ.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM


I.Trắc nghiệm(7.5đ)
Câu Đáp án
1 B
2 D
3 A
4 A
5 A
II. TỰ LUẬN(2.5đ)
Yêu cầu: -Từ láy tượng thanh
-Đặt câu
ĐỀ 2 KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN:NGỮ VĂN-KHỐI:6
TIÊT:39-BÀI 9-10
I.Trắc nghiệm.
Câu 1.Truyền thuyết Thánh Giống nhằm mục đích gì?
A.Giải thích sự việc.
B.Tìm hiểu con người.
C.Bày tỏ thái độ khen chê.
D.Cả ba trường hợp trên
Câu 2.Thần Sơn Tinh còn có tên gọi nào khác?
A.Thổ thần
B. Ân thần
C.Phúc thần
D.Thần Tản Viên
Câu 3.Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh?
A.Vua Hùng kén rễ
B.Vua Hùng không công bằg đặt ra sính lễ
C.Sơn Tinh tài giỏi hơn Thuỷ Tinh
D.Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ
Câu 4.Những tính chất cơ bản tạo ra tính chất truyền thuyết ở truyện “Sơn Tinh-Thuỷ

Tinh” là gì?
A.Hiện thực lịch sử
B.Nhừng chi tiết hoang đường
C.Những chi tiết nghệ thuật kì ảo
D.Dấu ấn lịch sử và những chi tiêt nghệ thuật kì ảo
Câu 5.Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì?
A.Sức mạnh của thần linh
B.Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn
C.Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân
D.Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm
II.TỰ LUẬN.Em hãy tìm ba từ láy mô tả tính chất.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM(7,5đ).Học sinh dánh dấu X đúng mỗi câu 1,5đ
Câu Đáp án
1 A
2 D
3 D
4 D
5 C
II.TỰ LUẬN(2.5đ)
ĐỀ 3 KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN:NGỮ VĂN-KHỐI 6
TIẾT 47-BÀI 11
I.Trắc nghiệm.
Câu 1.Nhân vật chính trong truyện “Em Bé Thông Minh” là ai?
A.Hai cha con em bé.
B.Em bé
C.Viên quan
D.Nhà vua

Câu 2.Sức hâp dẫn của truyện “Em Bé Thông Minh” chủ yếu được tạo ra từ đâu?
A.Hành động nhân vật
B.Ngôn ngữ nhân vật
C.Tình huống truyện
D.Lời kể của truyện
Câu 3.yếu tố nào quan trọng nhất trong các lần chiến thắng của em bé thông minh?
A.Năng lực trí tuệ
B.Hiểu biết
C.Nhạy cảm
D.kinh nghiệm
Câu 4.khi kể tài năng của em bé tác giả nhằm ca ngợi trí tuệ của ai là chính?
A.Trẻ em C.Nhân vật em bé
B.Dân tộc D.Nhân dân lao động
Câu 5.yếu tố cơ bản nào tạo ra sự hấp dẫn của truyện “Ông Lão Đánh Cá và Con Cá
Vàng” ?
A.Nhân hoá C.Lặp
B.Cường điệu D.Kịch tính
II.TỰLUẬN.Em hãy viết khoảng từ 5-7 câu miêu tả cảnh mùa xuân.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm(7,5đ) Học sinh đánh dáu X đúng,mỗi câu 1,5đ
Câu Đáp án
1 B
2 C
3 A
4 D
5 D
II.Tự luận.(2’5)
Yêu cầu: -Miêu tả mùa xuân
-khoảng 5-7 câu(chữ viết sạch,rõ ràng)
ĐỀ4 KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN:NGỮ VĂN-KHỐI 6
TIẾT 56 BÀI 12,13
I.Trắc nghiệm.
Câu 1.Tính chất nổi bật nhất của truyện ngụ ngôn là gi?
A.Kể chuyện
B.Thể hiện cảm xúc
C.Gửi gắm ý tưởng,bài học
D.Truyền đạt kinh nghiệm
Câu 2.Những đối tượng nào có thể trở thành nhan vật trong truyện ngụ ngôn?
A.Con người
B.Con vật
C. Đồ vật
D.Cả ba đối tượng trên
Câu 3.Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một văn bản gì?
A.Tự sự
B.Miêu tả
Câu 4.Bộ phận từ mượn quan trọng nhẩt tong Tiêng Việt là gì?
A.Tiếng Hán
B.Tiếng Pháp
C.Tiếng Anh
D.Tiếng Nga
Câu 5.Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” là ai?
A.Sơn Tinh
B.Thuỷ Tinh
C.Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
D.Vua hùng
II.TỰ LUẬN:Em đã học những truyền thuyết nào?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm (7,5đ) Học sinh đánh dấu X đúng,mỗi câu 1,5đ


Câu Đáp án
1 C
2 D
3 B
4 A
5 C
II.Tự luận(2,5đ)Gồm những tác phẩm sau:-Con Rồng Cháu Tiên
-Thánh Gióng
-Sơn Tinh Thuỷ Tinh
-Sự Tích Hồ Gươm
ĐỀ 5 KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN:NGỮ VĂN.KHỐI 6
TIẾT 89.BÀI 22
I.Trắc nghiệm
Câu 1.Nhận định nào sau đây em thấy không đúng?“Dế Mèn Phiêu lưu kí” là:
A.Truyện viết cho thiếu nhi
B.Truyện viết về loài vật
C.Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người
D.Truyện kể về những cuộc phiêu lưu của dế Mèn
Câu2. Đoạn trích “Bài Học Đường Đời Đầu Tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A.Chị Cốc C.Dế Mèn
B.Người kể chuyện D.Dế Choắt
Câu 3.Văn miêu tả không có dạng bài nào?
A.Văn tả cảnh C.Văn tả đồ vật
B.Văn tả người D.Thuật lại một chuyện nào đó
Câu 3: Văn miêu tả không có dạng bài nào?
A. Văn tả cảnh C. Văn tả đồ vật
B. Văn tả người D. Thuật lại một chuyện nào đó
Câu 4.Chi tiết nào không thể hiện được sự hùng vĩ của “Sông Nước Cà Mau”?
A.Rộng hơn ngàn thước

B.Hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm
C.Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác
D.Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
Câu5.So sánh liên tưởng nào sau đây không phù hơp để miêu tả mặt trăng đêm rằm?
A.Mặt trăng to tròn như chiếc mâm con
B.Vầng trăng tròn như một quả bóng ai để quên giữa trời
C.Trăng khuya sáng tỏ hơn đèn
D.Trăng mờ mờ sáng như ánh sáng của ngọn đèn
II.TỰ LUẬN: Tìm hai ví dụ có sử dụng phép so sánh
ĐÁP ÁN VÀ BBIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm(7,5đ) Học sinh trả lời đúng,mỗi câu 1,5đ
Câu Đáp án
1 B
2 B
3 D
4 B
5 D
II.Tự luận(2,5đ) yêu cầu:- Đặt hai câu sử dụng phép so sánh
-Đúng ngữ pháp
ĐỀ 6 KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6
TIẾT 101 BÀI 24,25
I.Trắc nghiệm
Câu1: Vì sao người anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
A. Em gái vẽ mình xấu quá
B. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường
C. Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu
D. Em gái vẽ sai về mình
Câu 2: Hình ảnh nào sau đây không phải la hình ảnh nhân hoá?
A. Cây dừa sải tay bơi

B. Cỏ gà rung tai
C. Kiếm hành quân đầy đường
D. Bố em đi cày về
Câu 3:Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi miêu tả một em bé chừng 4-5 tuổi
A. Khuôn mặt bầu bỉnh
B. Đôi mắt đen sáng,luôn mở to
C. Mái tóc dài duyên dáng thướt tha
D. Dáng vẻ bụ bẫm,nhanh nhẹn,tinh nghịch
Câu 4: “Đêm Nay Bác Không Ngủ” là của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Tế Hanh
C. Minh Huệ
D. Viễn Phương
Câu 5: Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào?
A. Vẻ mặt, dáng vẻ
B. Cử chỉ, hành động
C. Lời nói, vẻ mặt, dáng hình
D. Dáng vẻ, hành động, lời nói
II/ Tự luận: Tìm những từ ngữ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong bài ca dao sau:
Cổ tay em trắng………………
Đôi mắt em liếc………… dao cau
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm(7,5đ):
1 2 3 4 5
C D C C D
II/ Tự luận(2,5đ):
- như ngà
- Như là
ĐỀ 7 KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6

TIẾT :103, BÀI 24,25
I/ Trắc nghiệm:
Câu 1: Nhân vật trung tâm trong bài “Đêm Nay Bác Không Ngủ” là ai?
A. Anh đội viên
B. Đoàn dân công
C. Anh đội viên và Bác Hồ
D. Bác Hồ
Câu 2: Tại sao trong đêm ấy Bác Hồ không ngủ?
A. Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường
B. Bác thương đoàn dân công phải ngủ lại trong rừng
C. Bác lo cho chiến dịch
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 3: Trong những từ sau từ nào không xuất hiện trong bài thơ “Đêm Nay Bác Không
Ngủ”?
A. Lâm thâm
B. Thâm trầm
C. Trầm ngâm
D. Thầm thì
Câu 4: Từ xưng hô nào không phải để gọi Lượm trong bài thơ?
A. Cháu
B. Cháu bé
C. Chú bé
D. Chú đồng chí nhỏ
Câu 5: Loài vật nào không được miêu tả trong bài thơ “Mưa”?
A. Mối
B. Gà
C. Mèo
D. Kiến
II/ Tự luận: Tìm năm danh từ và năm động từ
ĐÁP ÁN

I/ Trắc nghiệm (7,5đ):
1 2 3 4 5
D D B B C
II/ Tự luận (2,5 đ):
ĐỀ 8 KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6
TIẾT 130; BÀI: 31, 32
I/ Trắc nghiệm:
Câu 1: Từ nào dưới đây là tính từ?
A. Tác hại
B. Tai hại
C. Tai hoạ
D. Hiểm hoạ
Câu 2: Có thể thay từ “ sầm sập” trong câu “mưa sầm sập, giọt ngã giọt bay”?
A. Thình thịch
B. Xối xả
C. Xập xình
D. Ầm ì
Câu 3: Những dòng sau, dòng nào không phải là thành ngữ?
A. Kẻ cắp gặp bà già
B. Lia lia, láu láu như quạ dòm chuồng lợn
C. Mây mơ rễ má
D. Cụ bảo cũng không dám đến
Câu 4: Theo lời kể của “ Lao Xao” loài chim nào không cùng họ trong các loài sau?
A. Bồ Các
B. Bìm Bịp
C. Sáo Sậu
D. Tu Hú
Câu 5: Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt?
A. Mặt trời

B. Trường thọ
C. Đầy đặn
D. Ngọc trai
II/ Tự luận: Nêu đại ý của bài “Cô Tô”.
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm (7,5đ ):
1 2 3 4 5
B B D B B
II/ Tự luận (2,5đ)
ĐỀ 1 KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN :NGỮ VĂN-KHỐI 6
TIẾT 17-BÀI 5
I.Trắc nghiệm
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu
trả lời đúng nhất
Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc
nòi rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân
1.Đoạn văn trên trích tư văn bản nào?
A. Con Rồng Cháu Tiên
B. Sự Tích Hồ Gươm
C. Sơn Tinh Thuỷ Tinh
D. Thạch Sanh
2.Văn bản mà em vừa xác định thuộc thể loại nào?
A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
C. Thần thoại
D.Truyện ngụ ngôn
3. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm

C.Nghị luận
D.Tự sự
4. Xác định ngôi kể trong văn bản trên?
A. Ngôi thứ nhất
B.Ngôi thứ hai
C.Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
5. Dòng nào nêu đúng những danh từ chung có trong đoạn văn trên?
A. Ngày, xưa, miền, đất, bây giờ, nước, vị, thần, nòi, rồng, con trai, tên
B. Lạc Việt, miền, nước, con trai
C. ở, là, thuộc, có, cứ, Lạc Long Quân
D. Đất, Long Nữ, ở, là
6. Dòng nào nêu đúng những danh từ riêng có trong đoạn văn trên?
A. Lạc Long Quân, Long Nữ, Bắc Bộ
B. Bây giờ, Lạc Việt, ngày, xưa
C. Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ,Lạc Long Quân
D. Đất, nước, miền, con trai
7. Cụm từ nào là cụm danh từ?
A. Ở miền đất
B. Tên là Lạc Long Quân
C. Thuộc nòi rồng
D. Một vị thần
8. Đoạn văn trên có bao nhiêu số từ?
A. Không
B. Một
C. Hai
D. Ba
9. Dòng nào chỉ gồm những từ đơn?
A. Miền, đất, nước, tên
B. Bây giờ, miền, là, Long Nữ

C. Bây giờ, con trai
D. Lạc Việt,Lạc Long Quân
10. Nghĩa của từ “rồng”: Động vật tưởng tượng theo truyền thuyết mình dài, có vẩy,
có chân, biết bay, được coi là cao quí nhất trong loài vật. Từ “rồng” đã được giải nghĩa
bằng cách nào?
A. Đưa ra những từ đồng nghĩa
B. Đưa ra những từ trái nghĩa
C.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
D. Không thuộc những cách trên
II. Tự luận: Kể về một lần em mắc lỗi

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (05đ) Học sinh đánh dấu X đúng, mỗi câu 0,5 đ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A A D C A C D B A C
II. Tự luận(05đ). Yêu cầu: - kể chuyện
-Baì văn bố cục 3 phần
-chữ viết rõ ràng, mạch lạc
ĐỀ 2
KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN:NGỮ VĂN KHỐI 6
TIẾT 28-BÀI 7
I.Trắc nghiệm
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu tra lời đúng nhất
1,Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” thuộc thể loại nào?
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Thần thoại
D. Ngụ ngôn
2,Người đầu tiên được tôn lên làm vua, lấy hiệu Hùng Vương là ai?

A. Người con trưởng theo Âu Cơ
B. Người con thứ theo Âu Cơ
C. Người con trưởngtheo Lạc Long Quân
D. Người con thứ theo Lạc Long Quân
3,Tên nước ta thời Hùng Vương là gì?
A. Âu Lạc
B. Lạc Việt
C. Đại Việt
D. Văn Lang
4,ý nào nói đúng nhất về truyện “Con Rồng Cháu Tiên”
A. Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
B. Nhằm giải thích, suy tôn nguòn gốc, giống nòi
C. Thể hiện ý nguyện đoàn kết,thống nhất cộng đồng của người Việt
D. Cả ba nội dung trên đều đúng
5, Nghĩa của từ lẫm liệt là gì
A. Sức lực cường tráng
B. Sợ sệt, cuống quýt
C. Ngạc nhiên
D. Hùng dũng, oai nghiêm
6, Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gi?
A. Biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đât nước
B. Ước mơ về người anh hùngcứu nước chống giặc ngoại xâm
C. Tất cả các nội dung trên
7, Nhân vật chính của truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” là ai?
A. Vua Hùng và Sơn Tinh
B. Mị Nương và Thuỷ Tinh
C. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
D. Vua Hùng và Mị Nương
8, Nhân vật Thánh Gióng và Thạch Sanh giống nhau ở điểm nào?
A. Nguồn gốc ra đời kì lạ

B. Có sức mạnh và tài năng phi thường
C. Có tấm lòng trượng nghĩa
D. Cả 3 ý trên
9, Truyện “Thạch Sanh” là truyện cổ tích về kiểu nhân vật nào?
A. Nhân vật dũng sĩ
B. Nhân vật ngốc nngếch
C. Nhan vật là động vật
D. Nhân vật thông minh
10, Ý nghĩa của truyện “Em Bé Thông minh” là gì?
A. Giải thích các hiện tượng tự nhiên
B. Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian
C. Ước mơ về người anh hùng chống giặc ngoại xâm
D. Cả 3 nội dung trên đều không đúng
I. TỰ LUẬN: Hãy nhập vai Thạch Sanh hoặc Lí Thông kể tóm tắt truyện Thạch Sanh
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (05đ)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A D D D C C D A B
III. Tự luận (05đ) yêu cầu: -Nhập vai nhân vật
-kể chuyện tóm tắt
-Bố cục 3 phần
-Chữ viết rõ ràng
ĐỀ 3
KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN:NGỮ VĂN -KHỐI 6
TIẾT 35-BÀI 8,9
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: Để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt nên dùng từ vựng như thế nào?
A. Dùng nhiều từ để làm giàu thêm Tiếng Việt
B. Dùng tuỳ theo ý thích của người nói và người viết

C. Không dùng tuỳ tiện chỉ khi tiếng ta thiếu hãy dùng
Câu 2. ý nghĩa nổi bật của truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” là gì?
A. Sự ngưỡng mộ thần Tản Viên
B. Sự căm ghét thiên tai lũ lụt
C. Ước mơ chế ngự lũ lụt, ca ngợi công lao dựng nước của tổ tiên
Câu 3. Nhận xét nào không đúng về cách làm một bài văn tự sự?
A. Đọc kĩ để xem đề nêu ra những yêu cầu nào, cần thực hiện yêu cầu ấy ra
sao
B. Lập dàn ý để xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề
C. Viết thành bài theo lời văn của mình theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài,
kết bài
D.Không cần làm 2 bước A, B chỉ cần làm tốt bước C
Câu 4. Ý nghĩa nổi bật nhất của truyện “Sọ Dừa” là gì?
A.Thương xót và đề cao tài năng của người mang lốt vật
B.Ca ngợi giá trị đích thực của con người
C. Kẻ ác sẽ chuốc lấy kết cục bi thảm
Câu 5.Tìm và viết lại 5 từ chỉ có một nghĩa, 5 từ có nhiều nghĩa:
A. Từ chỉ có một nghĩa:…………………………
B. Từ có nhiều nghĩa: ……………………………….
Câu 6. Thạch Sanh là loại nhân vật nào của truyện cổ tích?
A. Người dũng sĩ
B. Người thông minh
C. Người ngốc ngếch
Câu 7. Niêu cơm thần kì(truyện Thạch Sanh) không có ý nghĩa gì?
A. Ước mơ về sự ấm no
B. Khát vọng hoà bình
C. Ước mơ về sự đoàn kết dân tộc
D. Lặp từ để bộc lộ cảm xúc
Câu 8. Khi nào mắc lỗi dùng từ lặp?
A. Lặp từ để nhấn mạnh từ định nói

B. Lặp để tạo hiệu quả nghệ thuật về âm thanh
C. Lặp từ do thiếu chủ động khi chọn từ
D. Lặp từ để bộc lộ ảm xúc
E. F. G. H. I. J. K. L. M.
N. O. P. Q. R. S. T. U. V.
W.
Câu 9. Truyện “Cây Bút Thần” là truyện cổ tích nước nào?
A. Việt Nam
B. Trung Quốc
C. Nga
Câu 10. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) noúi lên suy nghĩ của em khi học xong
truyện “Em Bé Thông Minh”?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
1 2 3 4 6 7 8 9
C C D B A D C B
Câu 10(05đ)
ĐỀ 4
KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 6
TIẾT 46-BÀI 11
I. Trắc nghiệm
Câu 1. các từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiêu cấu tạo từ nào?
A. Từ đơn
B. Từ láy
C. Từ ghép
D. Không thuộc cấu tạo các kiểu trên
Câu 2. Dòng nào chỉ gồm những từ láy?
A. Giam giữ, ầm ầm, lao xao
B. Chim, sạch sành sanh, nhốn nháo
C. gạo, ngặt nghèo, xôn xao

D. Nho nhỏ, nhấp nhô, xinh xinh
Câu 3. Nghĩa của từ là gì?
A. Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị
B. Trình bày khái niệm mà từ bbiểu thị
C. Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
D. Là hình thức của từ
Câu 4. Nghĩa của từ “lẫm liệt”: hùng dũng, oai nghiêm.Nghĩa từ “lẫm liệt” được giải
thích bằng cách nào?
A. Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
C. Không thuộc 2 cách trên
Câu 5. Từ “ Chân” trong trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển?
A. Em bé bị đau chân
B. Đằng đông, chân trời đã ửng hồng
C. Tớ đi xe đạp mỏi cả chân
D. Chân người nào mà to thế?
Câu 6. Khi nào mắc lỗi dùng từ lặp?
A. Lặp từ để nhấn mạnh từ định nói
B. Lặp từ để tạo hiệu quả về âm thanh
C. Lặp từ do thiếu chủ động khi chọn từ
D. Lặp từ để bọc lộ cảm xúc
Câu 7. Danh từ là gì?
A. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…
B. Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, động vật
C. Là những từ chỉ tính chất của người, vật
D. Là những từ chỉ số lượng
Câu 8. Trong các nhóm danh từ sau, nhóm nào chỉgồm những danh từ chỉ đơn vị
A. Nhà, con, cái, mèo, mét
B. Nắm, bầy, viên, tấm
C. Trâu, bàn, mẹ, cố giáo

D. Ba, người, thầy giáo, quê hương
Câu 9. Xác định cụm danh từ trong câu sau: “ Gia tài chỉ có một lưỡi búa cha để lại”
A. Gia tài
B. Cha để lại
C. Một lưỡi búa của cha
D. Chỉ có một
Câu 10. Câu văn sau có bao nhiêu cụm danh từ?
“ Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bơ
biển.”
A. 1 cụm
B. 2 cụm
C. 3 cụm
D. 4 cụm
II.TỰ LUẬN. Kể một việc tốt mà em đã làm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm(05đ)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C D A A B C A B C B
II. Tự luận(05đ) yêu cầu: -Kể chuyện
-Bố cục 3 phần
-chữ viết rõ ràng
KIỂM TRA 45 PHÚT
ĐỀ 5 MÔN:NGỮ VĂN KHỐI 6
TIẾT 56-BÀI 12, 13
I/ Trắc nghiệm:
1, Mô típ chính của truyện “Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng” là gì?
A. Ba lần liên tục bắt được một vật hay con vật gì đó
B. Người hiền được hưởng sung sướng, kẻ ác bị trừng trị
C. Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ tham lam, gian ác
D. Mọi điều xảy ra có thể xảy ra, nhưng cuối cùng đâu cũng hoàn đấy

2, Yếu tố cơ bản nào đã tạo sự hấp dẫn của truyện “Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng”
A. Nhân hoá C.Lặp
B. Cường điệu D. Kịch tính
3, Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện “Ông Lão Đánh Cá Và con Cá vàng” là gì?
A. Nghệ thuật miêu tả C. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
B. Nghẹ thuật kể chuyện D. Nghệ thuật xây dựng kịch tính
4, Tính chất nổi bật nhất của truyện ngụ ngôn là gì?
A. Ẩn dụ và kịch tính C. Gắn với hiện thực
B. Lãng mạn D. Tưởng tượng kì ả
5, Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
A. Con người C. Đồ vật
B. Con vật D. Cả ba đối tượng trên
6, Lời khuyên chính từ truyện ngụ ngôn “Đeo Nhạc Cho Mèo?
A. Không được hèn nhát
B. Không được viển vông
C. Không được thiếu trách nhiệm
D. Phải cân nhắc tới những điều kiện và khả năng khi triển khai một công
việc nào đó
7, Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm theo âm Hán Việt Được viết hoa như thế
nào?
A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mõi từ
C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng
D. Không viết hoa tên đệm của người
8, Vì sao Cô Mắt, Cậu Chân, Cậu Tay, Bác Tai so bì với Lão Miệng
A. Muốn nghỉ ngơi C. Không yêu thương nhau
B. Không muốn làm việc D. Tị nạnh
9, Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?
A. Một lưỡi búa
B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy

C. Tất cả học sinh lớp 6
D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo
10,Trong các cụm danh từ sau, cụm nào chỉ có một thành tố trong phần trung tâm
A. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú
B. Túp lều
C. Những em học sinh
D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo
II. TỰ LUẬN: Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm(05đ)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C D D C D D A D C C
II. Tự luận: (05đ) yêu cầu: -kể chuện
-Bố cục 3 phần
-chữ viết rõ ràng
ĐỀ 6 KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂV-KHỐI 6
TIẾT 97-BÀI 24
I. Trắc nghiệm
Câu 1: “Bài Đường Đời Đầu Tiên” là tên gọi một chương nào trong tác phẩm nào?
A. Tuyển tâp Tô Hoài
B. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
C. Dế Mèn phiêu lưu kí
D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
Câu 2: Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” em thấy nhân vật Dế Mèn không có
nét tính cách nào?
A. Tự tin, dũng cảm
B. Tự phụ, kiêu căng
C. Khệnh khạng, xem thường người khác
D. Hung hăng, xốc nổi

Câu 3: “Bài học đường đời đầu tiên” Là sáng tác của nhà văn naò?
A. Tạ Duy Anh
B. Tô Hoài
C. Đoàn Giỏi
D. Vũ Tú Nam
Câu 4: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lơi của nhân vật nào?
A. Chị Cốc
B. Người kể chuyện
C. Dế Mèn
D. Dế Choắt
Câu 5: văn miêu tả không có dạng bài nào?
A. Văn tả cảnh
B. Văn tả người
C. Văn tả đồ vật
D. Thuật lại một chuyện nào đó
Câu 6: khi viêt một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau
đây?
A. Đêm dài, ngày ngắn
B. Bầu trời có màu xám
C. Cây cối khẳng khiu, trơ trọi
D. Năng vàng tươi rực rỡ
Câu 7: khi viêt một đoạn văn tả khuôn mặt mẹ, em sẽ lựa chọn chi tiết nào sau đây?
A. Hiền hậu, dịu dàng
B. vầng tráng có vài nếp nhăn
C. Hai má trắng hồng bụ bẩm
D. Đoan trang và rất thân thương
Câu 8: Đoạn trích “Sông nước cà mau” là sáng tác của nhà văn nào?
E. Nguyễn Minh Châu
F. Đoàn Giỏi
G. Võ Quãng

H. Tạ Duy anh
Câu 9: Đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” trích tù tác phẩm nào?
A. Rừng U Minh
B. Quê nội
C. Đất rừng Phương Nam
D. Mảnh đất Phương Nam
Câu 10: Gọi là rạch Mái Giầm vì sao?
A. Trên sông có chiếc Mái Giầm
B. Hai bên bờ rạch mọc toàn những cây Mái giầm
C. Hai bên bờ có những cây có thể dùng làm Mái Giầm
D. Có cái lán mang tên Mái Giầm
II/ Tự luận: Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc ( trên biển, trên sông, trên núi
hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm( 5đ):

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A B C D C C B C A
II/ Tự luận (5đ):
Yêu cầu: -Văn tả cảnh
-Bố cục ba phần
-Chữ viết rõ ràng, mạch lạc
ĐỀ 7 KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂV-KHỐI 6
TIẾT 105-BÀI 25, 26
I/ Trắc nghiệm:
1, Ai là nhân vật chính trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi”?
A. Người em gái
B. Người em gái và anh trai
C. Bé Quỳnh

D. Người anh trai
2, Trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi”, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt
gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Miêu tả và tự sự
3, Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?
A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn sáng long lanh
B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn
C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê,
được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
D. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ
4, So sánh nào không phù hợp khi tả cảnh một đêm trăng sáng
A. Trăng sáng dịu dàng như ánh sáng của ngọn đèn đường
B. Ánh trăng bập bùng như ánh lửa
C. Dưới ánh trăng, những chiếc lá sáng bóng như vừa được rảy nước
D. Vầng trăng trôi nhẹ nhàng trên bầu trời như một con thuyền
Đ. Vầng trăng như một cái đĩa vàng ai ném lên trời
5, Chi tiết nào không dùng để tả cảnh mặt trời mọc?
A. Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà
B. Phía đông chân trời đỏ ửng hồng
C. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng
D. Ánh sáng mặt trời bắt đầu chói chang
6, Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “ Vượt thác” và “ Sông nước Cà Mau” là gì?
A. Tả cảnh sông nước
B. Tả cảnh quan vùng Cực Nam của Tổ quốc
C. Tả cảnh sông nước miền Trung
D. Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người
7, Trong những tính từ sau, tính từ nào không thể kết hợp với “ …… như lim” để tạo thành

thành ngữ?
A. Đỏ
B. Nâu
C. Bền
D. Chắc
8, Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men được biểu hiện như thế nào trong tác phẩm?
A. Yêu mến, tự hào về vùng quê Andat của mình
B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương
C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù
D. Yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc
9, Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hoá: “ Từ đó
lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một
việc, không ai tị ai cả”
A. 5 danh từ
B. 7 danh từ
C. 6 danh từ
D. 9 danh từ
10, Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Tế Hanh
C. Minh Huệ
D. Viễn Phương
II/ Tự luận: Em hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em bị ốm
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm (5đ):
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D B D B D A B D C C
II/ Tự luận (5 đ)
Yêu cầu: -văn miêu tả
-Bố cục ba phần

-chữ viết rõ ràng

ĐỀ 8 KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 6
TIẾT 115-BÀI 27
I. Trắc nghiệm
1, Nhân vật trung tâm trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là ai?
A. Anh đội viên
B. Đoàn dân công
C. anh đội viên và Bác Hồ
D. Bác Hồ
2, hình ảnh Bác Hồ được miêu tả từ những phương diện nào?
A.Vẻ mặt, dáng hình
B. Cử chỉ, hành động
C. Lời nói, vẻ mặt, dáng hình
D. Dáng vẻ, hành động, lời nói
3, hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo lối ẩn dụ?
A. Mặt trời mọc ở đằng đông
B. Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang kgó ngó trao lời khó khăn
C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
mặt trời chân lí chói qua tim
D.Bác như ánh mặt trời xua tan màn đem giá lạnh
4, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là ảnh hoàng hôn trên biển
A. Không gian bao la ngập trong bóng chiều
B. Mặt trời đỏ ối khất dần về phía chân trời
C. Sóng dài nhấp nhô trải dài vô tận khuất dần trong bóng chiều
5, Ai là tác giả bài thơ “Lượm”?
A. Huy Cận
B. Tế Hanh

C. Tố Hữu
D. Xuân Diệu
6, Trong bài thơ “Lượm” tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả, tự sự
B. Tự sự, biểu cảm
C. Biểu cảm
D. Cả miêu tả, tự sự, biểu cảm
7, Trong những trường hợp sau trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?
A. Con ở miền nam ra thăm lăng Bác
B. Miền nam đi trước về sau
C. Gửi miền bắc lòng miền nam chung thuỷ
D. Hình ảnh miền nam luôn trong trái tim của Bác
8, Đoạn trích “CôTô” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Nghị luận
9, Trong đoạn đầu của bài kí “Cô Tô” tác giả đã chọn điểm quan sát từ đâu?
A. Nóc Cô Tô
B. Trên dốc cao
C. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo
D. Đầu mũi đảo
10, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào?
A. Êm ả, bình lặng
B. Hối hả, rộn ràng
C. Khản trương, thanh bình
D. Hân hoan, vui vẻ
II. Tự luận. Em hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ
ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm (05đ)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D D D C C D A C A C
II. Tự luận(05đ)
Yêu cầu: -văn miêu tả
-bố cục 3 phần
-chữ viết rõ ràng
ĐỀ 9 KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 6
TIẾT 121- BÀI 28, 29
I.Trắc nghiệm
1,chủ ngữ trong câu nào sau đây có cáu tạo là đọng từ?
A. Hương là một bạn gái chăm ngoan
B. Bà tôi dã già rồi
C. Đi học là hạnh phút của em
D. Mùa xuân mong ước đã đến
2, Để miêu tả hìng ảnh mẹ lúc em mắc lỗi êm sẽ chọn chi tiết nào sau đây
A. Gương mặt rạng rỡ
B. Nụ cười hiền diệu
C. Anhs mắt lo âu
D. lời nói ân cần độ lượng
3, Văn bản “Cây Tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
A. Thơ
B. Truyện ngắn
C. Kí
D. Tiểu thuyết
4, Từ nào không thể thay thế cho từ “nhũn nhặn” trong câu “màu tre tươi nhũn nhặn”?
A. Giản dị
B. Bình dị
C. Bình thường
D. Khiêm nhường

5, Trong câu “và sông Hồng bất kgát có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng
theo lối:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hoá
6, Từ nào có thể điền vào chõ trống cho cả 2 câu thơ sau:
“rồi Bác đi dém chăn
… người… người một ”
“……giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
A. Mỗi
B. nhiều
C. từng
D. mấy
7, Theo lời kể của tác giả “Lao xao” loài chim nào không cùng họ trong các loài chim sau:
A.Bồ Các
B. Bìm bịp
C. Sáo sậu
D. Tu hú
8, Trong những dòng sau dòng nào không phải thành ngữ?
A. Kẻ cắp gặp bà già
B. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn
C. Dây mơ rễ má
D. Cụ bảo cũng không dám đến
9, Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn không có từ là?
A. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa
B. Bồ các là bác chim ri
C. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đòng quê
D. Vua phong cho chàng là Phù Đổng thiên vương

10, yếu tố nào thường có trong thể kí?
A. Cốt truyện
B. Sự việc
C. Nhân vật người kể chuyện
D. Lời kể
II. Tự luận: Em hãy tả một quan cảnh một phiên chợ theo trí tượng của em
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm(05đ)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C D C C B C B D D A
II. Tự luận(05đ) yêu cầu: -văn miêu tả
-bố cục 3 phần
-chữ viết rõ ràng
ĐỀ 10 KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN:NGỮ VĂN-KHỐI6
TIẾT 132-BÀI 31, 32
I.Trắc nghiệm
1, Những yếu tố nào thường có trong truyện?
A.Cốt truyện, nhân vật
B. Nhân vật, lời kể
C. Lời kể, cốt truyện
D. Cốt truyện, nhân vật, lời kể
2, Theo em chi tiết nào sau đây là tiêu biểu nhất khi miêu tả ông tiên?
A. Gương mặt sáng đẹp, nhân từ, chòm râu trắng bạc như cước
B. Mặc áo thụng vàng, tay chống gậy trúc
C. Bước đi khoan thai giọng nói hiền từ
D. Mỗi khi ông xuất hiện, xung quanh ông toả ánh hào quang lấp lánh
3, Tên gọi nào không phải đẻ gọi các cây cầu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội hiện nay?
A. Đông đô
B. Chương Dương

C. Thăng Long
D. Long Biên
4, Tác giả đã so sánh chiếc cầu bắc qua sông với hình ảnh nào sau đây?
A. Như dải lụa uốn lượn
B. Như chiếc lược cài trên mái tóc
C. Như một sợi dây thừng
D. Như một sợi chỉ mềm
5, Các mục không thể thiếu thong ĐƠN là những mục nào?
A. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi
B. Đơn gửi ai, ai gửi, gử để làm gì
C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng
D. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi
6, Từ nào dưới đây là tính từ?
A. Tác hại
B. Tai hại
A. Tai hoạ
D. Hiểm hoạ
7, Ván đề nổi bbạt nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là
gì?
A. Bảo vệ thiên nhiên, môi trường
B. Bảo vệ di sản văn hoá
C. Phát triển dân số
D. Chống chiến tranh
8, Thái độ của người da đỏ đối với thiên nhiên là gì?
A. Mông muội
B. Đáng trân trọng
C. Lạc hậu
D. Không hợp thời đại
9, Vẻ đẹp nổi bật của Động Phong Nha là vẻ đẹp như thế nà?
A. Rực rỡ

B.Hùng vĩ, tráng lệ
C. Lộng lẫy, kì ảo
D. Lạ lùng
10, Động Phong Nha có những giá trị gì trong cuộc sống hôm nay?
A.Gía trị về kinh tế
B. Gía trị về du lịch
C. Gía trị về ngiên cứu khoa học
D. Gía trị cả 3 phương diện trên
II. Tự luận: Em đã từng gặp ông tiên trong những truyện cổ dân gian. Hãy mô tả lại hình
ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của em.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (05đ)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D C A A B B A B B D
II. Tự luận (05đ) yêu cầu - văn miêu tả người
-Bố cục 3 phần
- Chữ viêt rõ ràng

×