Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

20 đề kiểm tra 1 tiết GDCD 10 THPT nam sách II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 60 trang )

Trường THPT Nam Sách II ĐỀ KIỂM TRA MÔN GDCD 10
(Thời gian 45 phút) Ngày kiểm tra:………….
Họ và tên:………………… …. Lớp:…






Đề số: 900
1/ Phủ định là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc
xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
a biện chứng b hình thức c hoàn toàn d siêu hình
2/ Một trong những đặc điểm của phủ định biện chứng là có tính:
a toàn bộ b tập trung c chủ quan d khách quan
3/ Theo khuynh hướng của sự phát triển, cái mới ra đời dù có , nhưng cuối cùng cái mới sẽ
cái cũ.
a tiến bộ / toàn diện hơn b khó khăn / chiến thắng
c chiến thắng / khó khăn d hoàn hảo / khó khăn hơn
4/ Việc xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó được gọi là:
a phủ định biện chứng b phủ định c phủ định siêu hình d phủ định sạch trơn
5/ Trong phủ định biện chứng, cái mới ra đời kế thừa những yếu tố nào của cái cũ ?
a yếu tố tích cực b những cái thích hợp c yếu tố tiêu cực d những cái vốn có
6/ Triết học Mác thừa nhận khuynh hướng phủ định nào trong quá trình phát triển của các sự vật, hiện
tượng ?
a kế thừa b biện chứng c sạch trơn d siêu hình
7/ Theo quan điểm biện chứng, khi nào thì quá trình phủ định của các sự vật và hiện tượng kết thúc ?
a khi cái mới cuối cùng ra đời b khi sự vật, hiện tượng mới ra đời
c không có sự kết thúc d khi cái mới không thắng được cái cũ
8/ Quan điểm sai lầm trong nhận thức về khuynh hướng của sự phát triển là: "cái mới ra đời:
a không đơn giản, dễ dàng" b đơn giản, dễ dàng"


c một cách phổ biến" d qua đấu tranh giữa cái mới và cái cũ"
9/ Theo triết học Mác, "sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian" thuộc dạng vận động:
a cơ học b hoá học c vật lý d xã hội
10/ Theo triết học Mác, "quá trình hoá hợp và phân giải các chất" là dạng vận động:
a sinh học b hoá học c cơ học d vật lý
11/ "Những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn " là nội dung của khái niệm:
a phát triển b vận động sinh học c vận động xã hội d vận động
12/ Nói "Vận động là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng" có nghĩa là:
a Vận động là cách thức để các sự vật, hiện tượng thể hiện sự tồn tại của mình
b Các sự vật, hiện tượng vận động không giống nhau
c Mọi sự vật, hiện tượng đều chỉ vận động sau "cú hích đầu tiên" của thượng đế.
d Vận động là dấu hiệu duy nhất để phân biệt sự vật này với sự vật khác
13/ Nói "vận động là thuộc tính vốn có của các sự vật hiện tượng" có nghĩa là:
a Vận động gắn liền với sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng, không do ai sinh ra, cũng không tự mất
đi
b Các sự vật, hiện tượng đều cần phải vận động để tồn tại
c Các sự vật và hiện tượng vận động được là do con người muốn vậy nhằm phục vụ lợi ích của mình
d Thuộc tính đó đã được quy định cho sự vật trước khi nó ra đời
14/ Quá trình cây xanh hấp thụ khí CO
2
, thải ra khí O
2
thuộc dạng vận động nào?
a Sinh học b Cơ học c Hoá học d Xã hội
15/ Tìm một từ để thay thế từ "đó" trong câu sau: "Khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra
đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu"
a đứng im b phát triển c tồn tại d vận động

Phần trả lời của hoc sinh ( Học sinh tô vào ô có phương án trả lời đúng )

16/ Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành những thay đổi
về:
a bước nhảy b lượng c trình độ d chất
17/ Điểm mà tại đó xảy ra sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là :
a chất liệu b độ c giới hạn d điểm nút
18/ Khái niệm chỉ quy mô,trình độ cao thấp, độ ngắn, dài của sự vật, hiện tượng là nội dung khái niệm:
a điểm nút b độ c chất d lượng
19/ Chất của sự vật, hiện tượng có nghĩa là:
a chất liệu tạo thành SV-HT b hình thức của sự vật, hiện tượng
c đặc điểm, quy mô của sự vật, hiện tượng d thuộc tính cơ bản, tiêu biểu của SV-HT
20/ Câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" thuộc quy luật:
a lượng đổi dẫn đến chất đổi b tự nhiên
c thế giới vật chất luôn vận động d mâu thuẫn
21/ Câu tục ngữ " già néo đứt dây" thể hiện nội dung quy luật:
a xã hội b mâu thuẫn c phủ định của phủ định
d lượng đổi dẫn đến chất đổi
22/ Chuyển từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên là sự biến đổi về:
a lượng b chất c điểm nút d độ
23/ Nói " Học sinh giỏi" là nói tới của học sinh.
a lượng b danh hiệu c chất d thang bậc đánh giá
24/ Sự biến đổi của lượng so với sự biến đổi về chất thì:
a diễn ra song song b diễn ra tức thời c diễn ra nhanh chóng
d diễn ra một cách từ từ.
25/ Câu nói " Đốt cháy giai đoạn" là muốn nói tới đã vi phạm vào:
a chất b điểm nút c lượng d độ
26/ Việc Việt nam thực hiện nền kinh tế 2 thành phần trước đây thể hiện việc vi phạm vào:
a chất b lượng c thời gian d trình độ
27/ Ý kiến nào sau đây đúng?
a Chất và lượng "thuần tuý" tồn tại bên ngoài sự vật và hiện tượng
b Chất và lượng có tính quy định khách quan

c Mọi sự vật, hiện tượng đều có 2 mặt: chất và lượng thống nhất với nhau
d Cả 3 ý trên đều đúng
28/ Để phân biệt sự vật này với sự vật khác, phải dựa vào:
a những đặc điểm khác nhau của vật này so với vật khác
b lượng của sự vật, hiện tượng
c thuộc tính tiêu biểu của sự vật, hiện tượng
d tất cả các thuộc tính của sự vật
29/ Cách thức của sự phát triển được thể hiện qua quy luật:
a lượng đổi - chất đổi b giải quyết mâu thuẫn nội tại
c phủ định của phủ định d chọn lọc tự nhiên
30/ Chất và lượng là 2 mặt thống nhất với nhau trong:
a cùng một sự vật, hiện tượng b hai sự vật, hiện tượng khác loại
c hai sự vật, hiện tượng cùng loại d một số sự vật, hiện tượng
31/ Trong buổi họp gia đình chuẩn bị cho cuộc đi dã ngoại, em muốn đi Cát Bà, nhưng mẹ không đồng ý,
bác bỏ ý kiến của em và quyết định cả nhà đi Đồ Sơn. Theo em đó có phải là phủ định không ? Nếu phải,
đó là loại phủ định gì ?
a Phủ định hoàn toàn b Phủ định biện chứng
c Phủ định siêu hình d Phủ định khách quan
32/ Câu tục ngữ "Giỏ nhà ai quai nhà nấy" cho thấy mối liên hệ như thế nào của thế hệ sau so với thế hệ
trước ?
a Phát huy những giá trị tích cực b Loại trừ những yếu tố tiêu cực
c Mang tính khách quan d Kế thừa những nét đặc trưng cơ bản
33/ Nguyên nhân làm cho xã hội phát triển từ thấp đến cao nằm ở .
a con người. b Ý chúa
c Ngay trong bản thân xã hội d Ý muốn của các vĩ nhân.
34/ Trong các mâu thuẫn sau, đâu là mâu thuãn triết học?
a To và nhỏ b Đồng hoá và dị hoá
c Bên trong và bên ngoài d Trắng và đen

×