Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THEO QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.24 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
  
TIỂU LUẬN
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THEO
QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH
GV: Th.S Đinh Thị Điều
TP Hồ Chí Minh, 16/07/2015
Đề tài 9
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Trương Đình Hoàng Đô K134080945
2 Lê Thị Thu Hường K134080954
3 Nguyễn Thị Anh Thư K134081004
4 Hoàng Thị Phương Dung K135031444
5 Phạm Thị Tuyệt Diệu K145031782
6 Lê Hương Duyên K145031784
7 Bá Thị Đan K145031785
8 Lê Thị Từ Liêm K145031807
9 Huỳnh Thị Như Mai K145031814
10 Trần Thị Thanh Nga K145031822
11 Cao Thị Thu Nhàn K145031828
12 Nguyễn Thị Hồng Nhi K145031829
13 Nguyễn Yến Nhi K145031830
14 Lê Thị Cẩm Nhung K145031831
15 Lê Thị Tuyết Sương K145031841
16 Đinh Vy Thảo K145031842
~ 2 ~
Đề tài 9
Mục lục
Danh sách nhóm


Nội dung
•Lời mở đầu
•Nội dung chính
 Nguyên tắc xây dựng đạo đức theo quan niệm của Hồ
Chí Minh? Tác hại trong mối quan hệ giữa cán bộ nhà nước với
nhân dân khi không thực hiện đúng những nguyên tắc.
 Câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
tình yêu thương con người.
~ 3 ~
Đề tài 9
Lời mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức
cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình, Người đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi với mỗi người. Nó gắn liền
với bản chất con người và đời sống xã hội, đồng thời nó được xem như là một
biểu hiện đặc trưng về nhân cách văn hóa. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ảnh các quan hệ ứng xử
giữa những con người với con người, con người với xã hội và con người với tự
nhiên.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của toàn dân,
coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Theo đó, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh công cuộc xây dựng đạo đức trong bối cảnh mới của đất nước dựa
trên những nguyên tắc riêng, nhưng hợp nhất lại thành một nền tảng xây dựng
đạo đức mới mà toàn Đảng, toàn dân ta cần phải thực hiện.
Trên cơ sở kiến thức tiếp thu từ bài học cùng với việc tiếp cận từ một số
những tài liệu liên quan, em xin đi sâu vào tìm hiểu về: “Những nguyên tắc xây
dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
~ 4 ~

Đề tài 9
Nội dung chính
• Nguyên tắc xây dựng đạo đức theo quan niệm của Hồ Chí Minh?
Tác hại trong mối quan hệ giữa cán bộ nhà nước với nhân dân
khi không thực hiện đúng những nguyên tắc.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng đối
với con người Việt Nam trong cách mạng.
Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức có vai trò to lớn đối với hành vi của con
người: đạo đức tốt thì hành vi hợp quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; đạo
đức không tốt thì tất yếu hành động trái quy luật. Hồ Chí minh coi đạo đức là nền
tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông,
của suối. Người thường nói: đối với con người có sức mạnh mới gánh được nặng
và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được
nhiệm vụ cách mạng. Đối với người cách mạng, đạo đức là phẩm chất đòi hỏi cần
phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo đức là gốc, là nguồn, là
nền tảng. Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa
chủ nghĩa Mác – Lênin vào cuộc sống. Hồ Chí Minh lấy đạo đức làm gốc, không
có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đạo đức cách mạng còn là
nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Để
xây dựng một nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã nêu lên những nguyên tắc cơ
bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng cũng như việc rèn luyện của mỗi
người, mỗi tổ chức và toàn xã hội. Cụ thể là:
1. Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức:
~ 5 ~
Đề tài 9
" Nói thì phải làm" là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư
tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Đối với mỗi người để thực hiện được
việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm

vượt qua chính mình. Để nói đi đôi với làm, còn cần có sự cố gắng, bền bỉ và
quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ,
phức tạp hay giản đơn, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể
thành công được. Nói đi đôi với làm thể hiện bằng kết quả công việc. Kết quả
công việc là thước đo sự cống hiến của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên,
người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì
cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, ngay từ trang mở đầu trước khi nói về lý
do viết sách này. Người đã nói rõ: Tư cách một người cách mệnh. Người đòi hỏi:
Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hòa mà không tư
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vô tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hy sinh.
~ 6 ~
Đề tài 9
Ít lòng tham muốn về vật chất.
Bí mật.
(Trích, Đường cách mệnh, 1927)
Hồ chí minh coi đây là nguyên tắc quan trong bậc nhất trong xây dựng đạo
đức mới. Nói đi dôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp
bóc lột. Ngày sau thắng lợi của cách mạng tháng tám¸ Hồ Chí Minh đã chỉ ra

những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ “vác mặc làm quan cách
mạng”, “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối quan chủ, “miệng
thì nói phụng sự quần chúng nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả
thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói
nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem
lại những hậu quả phản tác dụng. “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”,
thói đạo đức giả ấy là đặc trưng của đạo đức của các giai cấp bóc lột đã từng tồn
tại trong lịch sử của xã hội loài người, trong mỗi quốc gia dân tộc; nó hoàn toàn
xa lạ với đạo đức cách mạng, với nền đạo đức mới mà chúng ta cần xây dựng.
Chúng ta phải phấn đấu để làm sao trong xã hội ta không còn những kẻ đạo đức
giả, càng không cho phép những kẻ đạo đức giả vẫn đi dạy dỗ người khác về đạo
đức. lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chủ nghĩa xã hội một phần quan
trọng phụ thuộc vào vấn đề này.
Vậy nên nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. Nêu
gương về đạo đức là một nét đẹp truyền thống của văn hóa phương Đông. Hồ Chí
Minh chỉ rõ “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối
với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễm văn tuyên
truyền”.
Từ đó chúng ta cũng thấy rằng không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương
lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức.
~ 7 ~
Đề tài 9
• Trong gia đình thì đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của
anh chị đối với những người em.
• Trong nhà trường thì đó là tấm gương của thầy cô giáo đối với học
sinh.
• Trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những
người phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới.
Trong xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người khác, của thế

hệ đi trước với thế hệ sau. Người nói: ”Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng
ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất đẻ xây dựng Đảng, xây
dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Để làm được như thế, phải chú ý phát hiện những điện hình người tốt, việc
tốt rất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiến
đấu và trong học tập. Đó cũng là điều chúng ta thấy ở Hồ Chí Minh-một tấm
gương đạo đức chung cho cả dân tộc, cho cả các thế hệ người Việt Nam mãi mãi
về sau.
Trong xã hội, tấm gương của các thế hệ trước đối với các thế hệ sau là đặc
biệt quan trọng. mỗi thế hệ đều có trách nhiệm của mình, nhưng thế hệ trước bao
giờ cũng có trách nhiệm rất nặng nề đối với thế hệ sau trong việc giáo dưỡng,
nhất là trong việc bồi dưỡng về đạo đức. Đương nhiên trong cuộc sống không
phải bao giờ cũng chỉ diễn ra một chiều ảnh hưởng tác động như vậy, do đó Hồ
Chí Minh cũng đã nói đến việc người già có thể học tập người trẻ để không
ngừng hoàn thiện đạo đức của mình.
Đối với cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh đã nêu ra một luận điểm quan
trọng “trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản là ta
được họ yêu mến”. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức.
“Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt
trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
~ 8 ~
Đề tài 9
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho
các thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau. Nhưng còn nhiều tấm gương của các
anh hùng, chiến sĩ thi đua, những tấm gương của những người tiêu biểu trong
từng ngành, từng tập thể, những tấm gương “người tốt việc tốt” rất gần gũi trong
đời thường, có ở mọi nơi mọi lúc mà chúng ta không thể coi thường. Về vấn đề
này, Hồ Chí Minh đã nói “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một
hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới

thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc
mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà
không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc”.
Người tốt việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có, ngành giới nào, địa phương
nào, lứa tuổi nào cũng có. Như vậy, những tấm gương đạo đức đã được hiểu theo
một nghĩa rất rộng. Có những tấm gương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần.
Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc;
khi những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi
đạo đức ngày càng phổ biến trong toàn xã hội, mà những tấm gương đạo đức của
những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình
đó.
Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn bệnh “Nói không đi đôi với làm”. Biểu hiện
cụ thể của bệnh “Nói không đi đôi với làm” có thể nhận diện ở nhiều khía cạnh,
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Nói một đằng làm một nẻo;
nói mà không làm, hứa mà không thực hiện; nghĩ một đằng, nói một đằng; lúc
đương chức nói thế này, khi về hưu nói thế khác; trong cuộc họp nói khác với khi
ở ngoài cuộc họp; nói thì hay, làm thì dở Ở một cấp độ cao hơn, nói không đi
đôi với làm chính là thiếu trung thực, bệnh “thành tích”, bệnh giáo điều, thói “háo
danh”, nói dối, khai man nhằm động cơ vụ lợi, tham nhũng. Tác hại của nói
không đi đôi với làm rất nghiêm trọng ở chỗ nó làm xói mòn niềm tin của nhân
dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước.
~ 9 ~
Đề tài 9
Một số cán bộ, đảng viên là cấp uỷ viên, cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý
còn có những biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan liêu, chuyên quyền, độc
đoán, hống hách với nhân dân… Tình trạng này không những làm giảm sút niềm
tin của nhân dân đối với Đảng mà còn làm cho kỷ cương, phép nước bị coi
thường. Thực tế này vừa phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu
cầu mới, vừa phản ánh sự yếu kém về năng lực, sự suy thoái về tư tưởng chính

trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Để khắc phục những hạn chế yếu kém trong phong cách làm việc, thực hiện
có hiệu quả nói đi đôi với làm, góp phần xây dựng phong cách làm việc của cán
bộ, đảng viên hiện nay, các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể cần tiếp tục đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tư
tưởng và phong cách làm việc của Hồ Chí Minh. Đồng thời, tự bản thân của mỗi
cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách
mạng, có ý thức nghiêm túc khắc phục những tác hại do phong cách làm việc gây
ra, ảnh hưởng đến tổ chức, cơ quan, đơn vị cũng như đối với người khác. Trong
làm việc, người cán bộ, đảng viên phải nêu gương, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp dưới, biết tự chỉ trích để tiến
bộ.
1. Xây đi đôi với chống
Để xây dựng 1 nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và
chống:
• Việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức không đơn giản, xây phải
đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.
• Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải tiến hành bằng việc
giáo dục những phẩm chất những chuẩn mực đạo đức mới.
• Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô
đạo đức trong đời sống hằng ngày.
~ 10 ~
Đề tài 9
• Đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì
mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen và tập
quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
• Phải tuyên truyền, vận động, hình thành phong trào quần chúng rộng
rãi đấu tranh cho sự lành mạnh trong sạch về đạo đức.
Trong định nghĩa đạo đức của Bác đã chỉ rõ yêu cầu và nội dung xây đi đôi
với chống, cụ thể là: “Đạo đức cách mạng là xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu;

xây dựng cái mới cái tiến bộ vì hạnh phúc của nhân dân”.
Theo Hồ Chí Minh, trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu,
đúng - sai, chính - tà, thiện - ác, cái đạo đức và cái vô đạo đức luôn đan xen nhau,
đối chọi nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau. Vì vậy, muốn xây dựng đạo đức
mới, muốn bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân, thì
nhất định phải chống lại những hiện tượng vô đạo đức, những tật xấu, thói hư,
những tàn dư của các kiểu đạo đức cũ.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
• Về xây:
 Xây là xây cái mới cái tiến bộ, là xây lòng Trung – Hiếu với
Đảng với dân, là cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư và phải
sống có văn hóa, đối xử có tình có nghĩa với nhau.
 "Xây" có nghĩa là, phải bồi dưỡng những phẩm chất, những
chuẩn mực đạo đức mới, nêu những tấm gương đạo đức trong
sáng trong cuộc sống và khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh để
mọi người tự giác về trách nhiệm đạo đức của mình. Trên cơ sở
đó, mỗi người tiếp nhận sự giáo dục đạo đức của từng tổ chức,
từng cộng đồng và toàn xã hội. Đồng thời, mỗi người còn phải
chủ động tự giáo dục, tự tu dưỡng đạo đức của mình.
• Về chống:
 Chống là chống cái cũ cái lỗi thời lạc hậu, chống bảo thủ giáo
điều, không chịu học tập cái mới, chống thói hư tật xấu và đặc
~ 11 ~
Đề tài 9
biệt là chống chủ nghĩa cá nhân; theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa cá
nhân là đồng minh của đế quốc, phong kiến; là kẻ địch nội xâm
và là kẻ thù khó chiến thắng nhất.
 "Chống" là phải loại bỏ cái xấu, cái sai, cái ác, cái tà, cái vô đạo
đức. Điều quan trọng là, phải sớm phát hiện được những biểu
hiện của cái ác, cái xấu ấy, để hướng mọi người vào cuộc đấu

tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức.
Người so sánh: “Tư tưởng cộng sản và tư tưởng cá nhân ví như lúa và cỏ
dại. Lúa thì phải chăm sóc rất khó nhọc mới tốt được, còn cỏ dại không cần chăm
sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được, còn
tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi nẩy nở rất dễ”.
Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng: Ai cũng có khuyết điểm, miễn là khuyết điểm
không nặng và phải nhận rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa; Người viết: “Mỗi con
người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở
trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái
độ của người cách mạng”.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Người đã căn cứ vào từng đối tượng cán bộ,
từng giai đoạn cách mạng để xác định cái xây, cái chống một cách cụ thể thích
hợp. Ngay từ đầu năm 1948, khi bàn về tư cách của người chỉ huy quân sự, Hồ
Chí Minh đã xác định, phải xây dựng tình thương yêu chiến sĩ gắn liền với chống
thói quan liêu, quân phiệt.
Với đội ngũ cán bộ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp,
Người chỉ rõ, phải xây dựng ý thức cần kiệm, gắn liền với chống tham ô, lãng
phí.
Với cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước, Người chỉ thị, phải xây
dựng tinh thần trọng tâm, "Hiếu với dân"; đồng thời phải kiên quyết chống thái
độ "Vác mặt làm quan cách mạng".
~ 12 ~
Đề tài 9
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc chống chủ nghĩa cá nhân. Vì Hồ Chí
Minh cho rằng chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ "ngăn trở" người cán bộ,
đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin
cậy của dân đối với Đảng" Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm
qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn
được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa
vào chủ nghĩa cá nhân”. “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa

vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền
hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán,
chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh
lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ"; vì
thiếu đạo đức cách mạng, vì cá nhân chủ nghĩa mà sinh tham ô " Chủ nghĩa cá
nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan,
tham ô, lãng phí Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người
này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân
mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân".
Cần hiểu rằng, cán bộ cũng là người, ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã
là một người cán bộ cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa
bỏ những tính xấu. Vì "tính xấu của một người thường chỉ có hại cho người đó;
còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân
dân".
Trong mối quan hệ giữa cán bộ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan
niệm dân như nước, cán bộ như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết. Người
chỉ rõ "cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng thì không làm gì
được".
Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ không được kiêu ngạo, lên mặt làm “quan cách
mạng” mà phải khiêm tốn, thành tâm, chịu khó. Nếu không như thế “dân chúng
sẽ không tin chúng ta. Biết, họ cũng không nói. Nói, họ cũng không nói hết lời” .
~ 13 ~
Đề tài 9
Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán tư tưởng cho rằng dân chỉ là người lao
động, không biết gì, vì vậy không có gì để học. Người cảnh báo đó là một sai lầm
rất nguy hiểm, là nguy cơ của sự thất bại.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống, phai nhạt
mục tiêu, lý tưởng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng.
Xa rời nhân dân, không gắn bó mật thiết với nhân dân là một vấn đề rất

nghiêm trọng, như cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là nguy cơ của sự thất
bại.
2. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Năm 1952, Bác Hồ đến dự lớp Chỉnh Đảng Trung ương khoá 1 tại Việt Bắc.
Bác nói: “các cô, các chú học đã căng thẳng, nên Bác đề nghị tối nay nghỉ học để
Bác cháu ta nói chuyện vui". Trong buổi nói chuyện ấy, theo đề nghị của mọi
người, Bác kể câu chuyện "Cái đuôi Tôn Ngộ Không".
“Từ khi loài người có đầu óc tư hữu thì sinh ra nhiều thói hư, tật xấu. Đường
Tăng là một vị chân tu, bản chất tốt, có lòng nhân hậu, có tính khoan dung. Ông
ta muốn chống áp bức, nhưng không có đường lối cách mạng dẫn đường. Tin vào
sức mạnh cảm hoá của Đạo Phật, nên ông tình nguyện đi lấy Kinh Phật để truyền
bá. Sau 14 năm trời, tức là qua 5.048 ngày đêm, thầy trò Đường Tăng vượt 18
vạn 8 ngàn dặm đường chịu đựng 81 tai ương để lấy được 55 bộ kinh gồm 5.048
quyển. Đó là pho truyện dài, đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa.
Còn có thể tìm thấy ở Tây Du Ký nhiều vấn đề bổ ích nữa. Đường Tăng là một
người có lập trường kiên định, có bản lĩnh, tạo được cái “bất biến” để đối phó với
cái “vạn biến”.
Còn Tôn Ngộ Không vì không tu thành đạo được nên vẫn còn cái đuôi. Khi Tôn
Ngộ Không biến thành cái đình thì cái đuôi ở sau phải hoá phép làm cái cột cờ.
Bọn ma vương thấy lạ, tại sao cột cờ ở phía sau đình? Chúng phát hiện ra cái
~ 14 ~
Đề tài 9
đuôi của Tề Thiên Đại Thánh nên không bị mắc lừa, không vào đình nữa, nên
mưu của họ Tôn bị thất bại…”.
Rồi Bác nói tiếp: “Người cách mạng chúng ta nếu không tu dưỡng thì cũng có
phen có cái đuôi ấy, dù nhỏ sẽ có ngày gây hậu quả khôn lường”…
Từ câu chuyện trên, Bác nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu
dưỡng, rèn luyện. Nếu không chịu khó học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày "cái đuôi dốt nát" sẽ lòi ra; vì không ai trên
đời này chỉ cần học một lần là xong xuôi hết cả. Mặt khác, nếu không chịu khó tu

dưỡng đạo đức, thì "cái đuôi cá nhân chủ nghĩa" cũng sẽ được mọc dần lên, vì
trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cái xấu.
Hồ Chí Minh thường nhắc lại luận điểm “chính tâm, tu thân để trị quốc bình
thiên hạ” để vận dụng vào rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Không thể chỉ
trong một thời gian ngắn mà mỗi người có thể “chính tâm, tu thân”, bởi nó là
cuộc cách mạng trong bản thân mỗi con người để bỏ con người cũ mà trở thành
con người mới, bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ. Việc rèn
luyện bền bỉ và luôn có ý thức trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm cần thiết
và là nguyên tắc quan trọng bậc nhất đối với con người. Theo Hồ chí Minh, đã là
người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu, ai cũng có thiện, có ác
trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối,
huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy rõ cái dở, cái xấu
để khắc phục. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nêu lại tấm gương của người xưa:
mỗi buổi tối đều tự kiểm điểm để bỏ đỗ đen ,đỗ trắng vào hai cái lọ để cứ nhìn
vào đó là biết mình tốt hay xấu
Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi
hoạt động thực tiễn, trong mọi quan hệ xã hội.
Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng
ngày càng sáng, vàng càng luyện càng trong”; “Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ
~ 15 ~
Đề tài 9
được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Vì
vậy, phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày;
phải làm kiên trì, bền bỉ, suốt đời. Bởi đạo đức cách mạng không phải từ trên trời
sa xuống, không phải tự nhiên có được, nó không phải là “tính sẵn” mà là do quá
trình nhận thức, tiếp thu kế thừa và sàng lọc từ cuộc sống, từ thực tiễn sống động
của cách mạng, “gian nan rèn luyện” mà có, do giáo dục mà nên.
Theo Hồ Chí Minh, đã hoạt động cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm và
khuyết điểm. Một người dù tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ

trông thấy, chỉ xem xét được một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả
mọi mặt của một vấn đề. Cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi người. Vì vậy, mọi người
phải luôn luôn học tập tu dưỡng để hoàn thiện bản thân là việc làm thường xuyên,
việc tu dưỡng phải gắn với thực tiễn, bền bỉ, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn
cảnh. Đặc biệt trong thời kỳ hòa bình, khi con người đã có ít quyền hạn, nếu
không ý thức sâu sắc điều này, dễ bị tha hóa, biến chất. Hồ Chí Minh so sánh:
"Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm
bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu
bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá
nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ".
Người thường nhắc nhở: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa
xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố; cũng
như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Những nguyên tắc
xây dựng đạo đức mới gắn bó chặt chẽ với nhau; đó là những nguyên tắc chỉ đạo
mỗi người phấn đấu trở thành người có đức, có tài để phục vụ tốt cho việc xây
dựng xã hội mới ở Việt Nam.
• Câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu
thương con người.
Mỗi chúng ta ai cũng biết câu nói hết sức nổi tiếng mà vô cùng giản dị của
Hồ Chủ Tịch lúc sinh thời:
~ 16 ~
Đề tài 9
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Có phải sự nhận thức đúng đắn ấy mà suốt cuộc đời 79 mùa xuân của mình,
Bác luôn dành sự quan tâm ưu ái cho các cháu thiếu niên nhi đồng, đặc biệt là với
các bạn nhỏ kém may mắn. Mẫu chuyện nhỏ được Sơn Tùng ghi lại trong cuốn
“Hoa dâm bụt” nhân dịp trại trẻ mồ côi Kim Đồng thuộc tỉnh Thái Bình may mắn
được đón Bác về thăm vào mùa thu năm 1967 và được tái bản trong “117 tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực sự đã đem đến cho em những xúc động về

tình yêu thương con người của Bác, một bài học vô cùng sâu sắc: Bài học về sự
giáo dục nhân cách của con người. Đó là một cái nhìn, là quan điểm của Bác
trong giáo dục. Câu chuyện có tựa đề “Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại
Kim Đồng”.
Nội dung câu chuyện:
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng đẹp trời, Bác Hồ đến thăm các cháu ở trại
Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai,
trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhói. Nói chuyện với các đồng chí cán bộ trại,
giọng bác nhẹ nhàng nhưng vô cùng thấm thía:
- “Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng
sao các cô, các chú lại đây thép gai như một nhà tù thế này ?”.
Một đồng chí cán bộ phụ trách thưa:
- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ !
Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ
nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai của các cháu.
Rồi Bác đi thăm phòng ăn , phòng ngủ, phòng học tập, phòng các cháu vui
chơi. Bác khen : “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn thế nào các
cô, các chú có biết không ?
~ 17 ~
Đề tài 9
Mọi người vừa xúc động , vừa lúng túng chú Thuận đáp:
- Thưa Bác các cháu ở trại còn chật chội ạ !
Bác mỉm cười và nói :
- Chú mới nói đúng có một phần nhỏ thôi.
Đối với các cháu mồ côi, cái lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu
đã không con bố, mẹ thì các cô chú là bố, là mẹ của các cháu. Các cô, các chú
nuôi dạy phải đem cả tấm lòng của người làm cha, làm mẹ mà cư xử, mà săn sóc,
dạy bảo các cháu. Bác thấy ở đây đối với các cháu còn cái vẻ “trại lính”, thiếu
cái ấm cúng của gia đình. Dạy cho các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật, trật
tự là đúng, nhưng không để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi thoải

mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phải làm sao
cho các cháu thấy trại trẻ Kim Đồng này là gia đình, đi xa các cháu nhớ, lúc ở
nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng
nghiêm ngặt với các cháu ?
Rồi Bác hỏi một đồng chí phụ trách
- Những cháu kém có nhiều không ?
- Thưa Bác còn nhiều lắm ạ !
- Nhiều là bao nhiêu ?
đồng chí phụ trách hơi bối rối, Bác nhắc nhở ngay:
- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn
cái dở, cái
hay của mỏi đứa. Có như vậy mới có kết quả tốt được
và Bác lại hỏi chú Thuận đứng bên :
- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại .
Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác trìu mến vuốt nhẹ tóc em,
Bác
~ 18 ~
Đề tài 9
hỏi :
- Tên cháu là gì ?
- Thưa Bác tên cháu là Quốc Lủi ạ ! Bác nhìn em ái ngại.
- Ai đặt cho cháu cái tên ấy ?
- Dạ thưa Bác các bạn gọi cháu thế ạ!
- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc Lủi ?
- Thưa Bác …cháu …hay chốn trại, cháu chui qua hàng rào, lủi vào
các ngõ phố ạ !
- Sao cháu không chịu ở trong trại mà lai trốn ra bên ngoài.
- Thưa Bác ở trong trại khổ cực lắm ạ !
- Khổ cực như thế nào ?
- Chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ !

- Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào ?
- Thưa Bác …Quốc nghẹn ngào, không nói nên lời.
Bác xoa đầu em và Bác khuyên Quốc “Từ nay cháu phấn đấu bỏ cái tên
“lủi” giữ lại cái tên Quốc. Bác cầm tay em Quốc đi ra cả trại đang chờ đón Bác,
Bác thân mật kể cho các em, nghe gương tốt của các em thiếu nhi chống Pháp,
gương các bạn thiếu nhi Liên Xô. Các em không cầm được nước mắt khi nghe
Bác kể về thời niên thiếu của mình, Bác đã từng ước ao có một cái đồ chơi, được
mẹ mua cho tấm áo mới trong ngày tết, và Bác cũng đã chịu cảnh mồ côi mẹ khi
mới lên 9 lên 10; phải trèo trạo bế em bên hông đi xin sữa cho em khi mẹ qua đời

Những lời căn dặn của Bác thân thương như lời của người ông khi ông dặn
cháu:
Các cháu phải nghe lời các cô, các chú phụ trách, thiếu nhi thì phải ngoan,
phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật,
ốm đau, các cháu trong tập thể với nhau thì càng phải thương yêu nhau, như anh
em ruột thịt và phải dũng cảm sửa chữa khuyết điểm, những thói hư tật xấu để
lớn lên làm chủ đất nước, đừng để mình là gánh nặng của xã hội.
Rồi Bác hỏi :
~ 19 ~
Đề tài 9
- Các cháu có hứa làm được điều bác căn dặn không nào ?
Một tiếng “có” vang lên, Bác còn căn dặn thêm là phải noi theo
gương liệt sĩ Kim Đồng. Em nào có kết quả tốt Bác sẽ gửi phần thưởng “Nếu cả
trại tiến bộ vượt bậc Bác sẽ còn về thăm nhiều lần nữa”.
Hôm đó Bác đã dành rất nhiều quà cho các em, có những ẻm đã không
ăn món quà của Bác mà giữ lại như một kỷ vật đáng nhớ trong đời.
Từ hôm nhận quà của Bác, trong mắt các em ngời lên niềm vui. Em Quốc
không lủi ra ngoài như trước nữa mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm món quà
của Bác trong trái tim.
Ý nghĩa câu chuyện:

Qua câu chuyện ta có thể thấy được tình yêu thương to lớn mà Bác Hồ dành
tặng cho con người Việt Nam đặc biệt là các em nhỏ. Có thể thấy được, cuộc
sống tuổi thơ của Bác có nhiều bất hạnh. Bác mất mẹ lúc lên 9, lên 10. Tuổi thơ
của Bác không được êm đềm mà ngay từ nhỏ đã phải chịu nhiều khó khăn, đang
cái tuổi ăn tuổi chơi thì phải lo cái ăn cái mặc. Chính vì vậy mà Bác yêu và quan
tâm nhiều đến các em nhỏ trong trại mồ côi. Vì Bác có thể hiểu được phần nào
hoàn cảnh của các em, có lẽ nó cũng gần giống cuộc đời tuổi thơ của Bác. Khi
đến thăm trại mồ côi ngay từ lúc đầu Bác nhìn vào hàng rào dây thép gai mà
trong lòng Bác đã cảm thấy nhức nhối. Khi nhìn lên đó thì có thể thấy chúng ta
đang đối xử với các em như các tù nhân mà chế độ cũ đã từng đối xử với chúng
ta. Điều đó làm cho Bác lo lắng nhưng sự lo lắng nhất của Bác là các em khi ở
đây có cảm nhận được tình thương mà cô chú trong trại dành tặng cho các em
như người cha, người mẹ hay không? Từ đây có thể thấy được tình thương bao la
mà Bác dành cho các em nhỏ nó là một thứ tình cảm thiêng liêng và đây cũng là
một bài học mà Bác để lại cho những thế hệ sau là: Anh em chúng ta cùng chung
một dân tộc thì phải biết yêu thương quan tâm đùm bọc lẫn nhau. Đặc biệt là phải
~ 20 ~
Đề tài 9
biết yêu quí trẻ em và nuôi dạy chúng lớn lên thật tốt vì đó là tương là của đất
nước. Trẻ em chính là những người chủ tương lai của đất nước sau này.
Hết.
~ 21 ~

×