Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề và hướng dẫn học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 sưu tầm các huyện (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.74 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
TRƯỜNG THCS HÒA TÂN VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể phát đề)
Câu 1: (3đ)
a. Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những đặc điểm gì phân biệt?Trong đó đặc điểm nào
là quan trọng nhất?
b.Người ta chọn phần nào của gỗ để làm nhà, trụ cầu? Tại sao?
Câu 2: (2 đ)
Hãy nêu sự tiến hóa về hệ thần kinh của các ngành động vật không xương sống ?
Câu 3: (2 đ)
Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá ?
Câu 4: (3,5đ)
a.Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu
tính ?
b.Phân biệt thường biến và đột biến ?
Câu 5 (2,5đ)
Ở một loài có 10 tế bào sinh dục đực tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần. Cần môi
trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 24180 NST đơn.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b. Các tế bào con trên đều giảm phân tạo tinh trùng. Tinh trùng tham gia thụ tinh đạt
hiệu suất 10%. Xác định số lượng tinh trùng được thụ tinh.
c. Các trứng tham gia thụ tinh với tinh trùng trên đều được sinh ra từ một tế bào
mầm sinh dục. Xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm. Biết hiệu suất thụ tinh của
trứng bằng 50%.
Câu 6: ( 3đ)
Một cặp gen Bb tồn tại trên một cặp NST tương đồng . Gen B có chiều dài 5100
ăngstron và có hiệu A – G = 20 % . Gen b có 150 chu kì xoắn và có hiệu số T– G = 300
( Nu ).
a. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của cặp gen Bb.
b. Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân 3 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào


cung cấp nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
Câu 7: (4đ)
Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.
Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được
F
1
và tiếp tục cho F
1
tự thụ phấn;
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F
2.
b. Nếu cho F
1
nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: ( 3điểm)
Hạt trần Hạt kín Điểm
a Không có hoa. Cơ quan sinh sản là nón
-Hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
-Cơ quan sinh dưỡng: rễ,thân ,lá ít đa dạng
Có hoa.Cơ quan sinh sản là hoa, quả
-Hạt nằm trong quả.
-Cơ quan sinh dưỡng đa dạng
0,5
0,5
0,5
Đặc điểm phân biệt quan trọng là hoa ở thực vật hạt kín 0,5
b.Trong làm nhà, trụ cầu người ta thường chọn phần ròng của thân cây.Vì phần này gồm
những tế bào chết có vách dày và rắn chắc, có khả năng nâng đỡ và chịu lực tốt.
1

Câu 2. ( 2.0 điểm)
Điểm
-Từ chổ hệ thần kinh chưa phân hóa (ĐVNS)
-Đến thần kinh hình mạng lưới (ruột khoang)
-Tới chổ hình thành chuổi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuổi hạch bụng
-Đến hình chuổi hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuổi hạch ngực và bụng (Chân
khớp)
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3: (2,0 đ) Nguyên nhân của hiện tượng chuột rút:
Điểm
-Hiện tượng “chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được. 0,5
-Nguyên nhân:
+Do cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối,
thiếu ôxi.
0,5
+Tế bào hoạt động trong điều kiện thiếu ôxi đồng thời giải phóng axit lactic. 0,5
+Axit lactic tăng, tích tụ làm ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ. 0,5
Câu 4 (3 điểm)
Điểm
a.Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3
cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh:
-Qua giảm phân: Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
-Qua thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử đơn bội tạo nên hợp tử chứa bộ NST 2n.
-Qua nguyên phân: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành.Trong nguyên có sự kết
hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực tế bào giúp bộ NST 2n được duy trì ổn
định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cơ thể.
0,5

0,5
0,5
b. Phân biệt thường biến và đột biến
Thường biến Đột biến
-Biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong
vật chất di truyền.
-Diễn ra đồng loạt, có tính định hướng.
-Không di truyền được.
-Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của cơ
thể.
-Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN,
NST).
-Biến đổi riêng lẻ,từng cá thể, gián đoạn.
-Di truyền được.
-Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung
tính.Là nguyên liệu cho chọn giống và
tiến hóa
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5 (2,5 điểm)
Điểm
a/ Bộ NST lưỡng bội của loài là:
10*2n( 2
5
– 1) = 24180
2n =
24180
31.10

2n = 78 NST.
b. Số tinh trùng được tạo thành là:
Cứ 1 tế bào giảm phân cho 4 tinh trùng.
Vậy 320 tế bào tạo ra số tinh trùng là:
320x 4 = 1280 tinh trùng.
Số tinh trùng được thụ tinh là:
1280*
10
100
= 128 tinh trùng.
c. Ta có: Số tinh trùng được thụ tinh = số trứng được thụ tinh = số hợp tử = 128
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%.
Số trứng tham gia thụ tinh là:
128*
100
10
= 256 (trứng)
Cứ 1 tế bào giảm phân tạo ra 1 trứng.
Vậy 256 trứng cần 256 tế bào sinh trứng.
Vậy từ 1 tế bào đầu để tạo ra 256 tế bào cần số lần nguyên phân là:
2
x

= 256
x = 8. vậy tế bào cần nguyên phân 8 lần.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Câu 6: (3 điểm)
Điểm
a) Tính số lượng Nu mỗi loại của cặp gen Bb
+ Số lượng Nuclêôtit của gen B
( 5100 : 3,4 ) x 2 = 3000 (N )
Theo NTBS và theo giả thuyết ta có hệ phương trình
A + G = 50% (1)
A - G = 20% (2)
(1) +((2) ta được 2A = 70% ⇒ A=T = 35%
G=X = 15%
số lượng từng loại nuclêôtit của gen B
A=T = 3000 x 35 % = 1050 (N )
G=X = 3000 x 15% = 450 (Nu )
+ Số lượng nuclêôtit của gen b
150 x 20 = 3000 (Nu )
Theo NTBS và theo giả thuyết ta có hệ phương trình
T-G = 300 (Nu) (1 )
T+G = 3000 :2 (2 )
(1 ) + (2 ) ta được 2T = 1800 (Nu ) ⇒ T= A = 900 ( Nu )
G = X = 600 ( Nu )
+ Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen Bb là:
A= T = 1050 + 900 = 1950 ( Nu )
G= X = 450 + 600 = 1050 (Nu )
b)Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào phải cung cấp
A=T =1950 x ( 2
3
-1 ) = 13650 ( Nu )
G= X = 1050 x (2
3
-1 ) = 7350 ( Nu )

0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7 (4 điểm)
Điểm
a/ Sơ đồ lai từ P F
2
Theo qui ước đề bài:
A: ( hạt gạo đục ), a: ( hạt gạo trong).
Giống lúa thuần chủng hạt gạo đục mang kiểu gen AA
Giống lúa có hạt gạo trong mang kiểu gen aa.
Sơ đồ lai:
P: AA( hạt đục) x aa (hạt trong)
GP: A a
F
1:
Aa = 100% hạt đục
F
1
: Aa hạt đục x Aa hạt đục
GF
1:
A a A a

F
2:
1AA, 2Aa, 1aa
Kiểu hình: 75% hạt gạo đục,
25% hạt gạo trong,
b/ Cho F
1
lai phân tích:
F
1
ta đã biết là Aa lai với cây mang tính trạng lặn có hạt gạo trong là aa.
F
1:
Aa (hạt đục) x aa ( hạt trong)
GF
1:
A a a
F
2
: 1Aa 1aa
50% hạt gạo đục
50% hạt gạo trong
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

×