Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Hà Tĩnh năm học 2012 - 2013 môn Địa lí - Có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.78 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: ĐỊA LÍ LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 01 trang, gồm 5 câu)
Câu I
1. Hãy cho biết tên của hình vẽ bên.
Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình.
2. Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa
đất và sinh vật.
Câu II
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng
đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào?
2. Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại
cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia?
Câu III
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô.
2. Vì sao trong tổng sản lượng lương thực xuất khẩu trên thế giới, lúa mì lại
chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo?
Câu IV
1. Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em, đặc điểm nào là
quan trọng nhất ? Vì sao ?
2. Chứng minh rằng : Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây
dựng, khai thác mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải.
Câu V
Cho bảng số liệu sau :
DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1995-
2010
(Đơn vị : Nghìn ha)


Năm 1995 1999 2000 2003 2005 2010
Cà phê 186,4 477,7 561,9 510,2 497,4 554,8
Cao su 278,4 394,9 412,0 440,8 482,7 748,7
Hồ tiêu 7,0 17,6 27,9 50,5 49,1 51,3
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cây cà phê, cây
cao su, cây hồ tiêu của nước ta giai đoạn 1995-2010.
2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích cây cà phê, cây cao su, cây hồ tiêu của
nước ta giai đoạn 1995-2010.
HẾT
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Họ và tên thí sinh………………………… Số báo danh………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10
Câu Nội dung Điểm
I.1 Cho biết tên của hình vẽ bên. Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình. 2,0
- Tên của hình
Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong 1 năm
+ Giải thích: Do Trái đất hình cầu, khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái Đất
nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66
0
30’ dẫn đến chuyển động biểu kiến hàng năm
của Mặt Trời
- Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 0
o
(Xích đạo) vào ngày 21/3.

- Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 23
o
27’ B (chí tuyến bắc) vào ngày 22 /6.
- Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 0
o
(Xích đạo) vào ngày 23/9.
- Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 23
o
27’ N (chí tuyến nam) vào ngày 22 /12.
0.5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
I.2
Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau ? Phân tích mối quan hệ giữa đất và
sinh vật.
3,0
- Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau:
+ Trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau do nhiều nhân tố tác động:
+ Phân tích tác động của từng nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian
và con người (Làm rõ vai trò của từng nhân tố)
+ Mối quan hệ giữa chúng khác nhau trong việc hình thành mỗi loại đất.
- Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật
+ Đất tác động đến sinh vật : các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố của thực vật (dẫn chứng).
+ Sinh vật tác động đến đất : sinh vật có tác động chủ đạo trong việc hình thành đất (nêu
vai trò của thực vật, vi sinh vật, động vật đối với sự hình hành đất).
0,25

1,5
0,25
0,5
0,5
II.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng đến
lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào?
2,5
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
- Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm:
+ Miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế
sông phụ thuộc vào chế độ mưa
+ Ở miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế phụ thuộc vào lượng
tuyết tan, mùa xuân nhiệt độ ấm, băng tuyết tan thường gây lũ
+ Ở những vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò quan trọng
- Địa thế, thực vật, hồ đầm
+ Địa thế: Miền núi có độ dốc lớn hơn đồng bằng nên nước chảy mạnh, nhanh, dễ gây ra lũ
quét
+ Thực vật: giữ nước, tạo nước ngầm, điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt. Trồng rừng phòng
hộ ở đầu nguồn hạn chế lũ lụt
+ Hồ, đầm; Điều hòa chế độ nước sông.
Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
nào?
- Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi, càng lên cao mưa càng nhiều do nhiệt độ
càng giảm, đến một độ cao nào đó độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa nên những

đỉnh núi cao khô ráo; Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa
- Ảnh hưởng đến chế độ nước sông : Độ dốc địa hình cao, nước tập trung nhanh vào sông,
nước dâng nhanh
- Ảnh hưởng đến mực nước ngầm: Độ dốc địa hình có tác dụng tăng cường hay giảm bớt
lượng ngấm của nước mưa: Độ dốc lớn nước chảy nhanh nên thấm ít, nước ngầm thấp…
0,5
0,25
0,25
II.2 Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ
cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia?
1,5
- Khái niêm:
+ Cơ cấu dân số theo giới: là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với
tổng số dân.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi: là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo nhóm tuổi
nhất định.
- Cơ cấu dân số theo giới: có tầm quan trọng trong việc phát triển và phân bố sản xuất, việc
tổ chức đời sống xã hội sao cho phù hợp với thể trạng, tâm sinh lí, lối sống, sở thích của
từng giới.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ trung bình, khả
năng phát triển dân số và nguồn lao động của 1 quốc gia. Từ đó có chiến lược cụ thể để
điều chỉnh dân số phù hợp với thực trạng đất nước, có kế hoạch đào tạo và sử dụng lao
động hợp lí.
0,25
0,25
0,5
0,5
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. 2,0
- Nhân tố tự nhiên- sinh học : cơ cấu giới tính, cơ cấu tuổi (phân tích cụ thể )
- Nhân tố môi trường sống : Môi trường trong sạch, tuổi thị con người được nâng cao,

ngược lại.
- Nhân tố KT-XH bao gồm :
+ Mức sống của dân cư
+ Trình độ phát triển của y học : Trình độ y học càng cao, mạng lưới y tế, chăm sóc sức
khỏe phát triển, càng tăng khả năng giảm mức chết, nhất là tử vong trẻ em. Ngày nay khả
năng y học có thể dập tắt nhiều bệnh hiểm nghèo.
+ Trình độ văn hóa tỉ lệ nghịch với mức chết
- Các nhân tố khác như : Chiến tranh, tai nạn, thiên tai, các tệ nạn xã hội cũng ảnh hưởng
đến mức chết.
0,5
0,25
0,75
0,5
III.2 Trong xuất khẩu lương thực trên thế giới lúa mì lại chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo vì : 1,0
- Lúa mì được trồng ở vùng khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới, đại bộ phận lúa mì được trồng
ở các nước phát triển (chủ yếu ở châu Âu, châu Mĩ) với lượng bột mì trong khẩu phần ăn
hàng ngày không nhiều.
- Hơn nữa, ở những nước này quy mô dân số nhỏ, tỉ suất gia tăng dân số thấp, trong khi
sản lượng lúa mì lại rất nhiều. Vì thế lúa mì trở thành mặt hàng lương thực chính trên thị
trường thế giới.
- Lúa gạo là cây lương thực thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt, đại bộ phận lúa gạo được
trồng chủ yếu ở các nước đang phát triển châu Á.
- Các nước trồng nhiều lúa gạo đều rất đông dân với tập quán lâu đời tiêu dùng lúa gạo rất
nhiều như (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam ). Vì thế lúa gạo sản xuất ra chủ yếu
tiêu dùng trong nước, lượng gạo xuất khẩu rất nhỏ.
0,25
0,25
0,25
0,25
IV.1 Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì ? Theo em, đặc điểm nào là quan 2,0

trọng nhất ? Vì sao ?
Đặc điểm :
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Đặc điểm quan trọng nhất: là đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
được.
- Vì không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất. Đất có ảnh hưởng đến quy mô và
phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
IV.2 Chứng minh rằng : Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng,
khai thác mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải.
2,0
- Vị trí địa lý quy định sự có mặt và vai trò của các loại hình vận tải.
Dẫn chứng: Vùng cực - Phương tiện xe trượt tuyết; các nước giáp biển - phát triển GT
đường biển…
- Địa hình ảnh hưởng đến công tác khai thác và thiết kế các công trình giao thông; ảnh
hưởng đến cho phí xây dựng mạng lưới GTVT
Dẫn chứng: Địa hình miền núi dốc như miền Trung VN - Phải xây dựng nhiều hầm đường
bộ và đường sắt…
- Sông ngòi: ảnh hưởng đến giao thông vận tải đường sông, xây dựng mạng lưới cầu cống
- Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động các phương tiện vận tải

Dẫn chứng: Sương mù dày - các chuyến bay bị hủy bỏ; bão nhiệt đới ảnh hưởng đến nhiều
loại hình vận tải…
0,5
0,5
0,5
0,5
V.1 1.Vẽ biểu đồ :
- Xử lý số liệu
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1995-2006
(Đơn vị : %).
Năm 1995 1999 2000 2003 2005 2010
Cà phê 100 256.3 301.4 273.7 266.8 297.6
Cao su 100 141.8 148 158.3 173.4 268.9
Hồ tiêu 100 251.4 398.6 721.4 701.4 732.9
- Vẽ biểu đồ đường % (lấy năm 1995= 100%), chính xác, rõ, đẹp; có đầy đủ kí hiệu, tên
biểu đồ (vẽ các dạng khác không cho điểm)
1,0
2,0
V.2 2. Nhận xét:
- Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng diện tích cây cà phê, cây cao su, cây hồ tiêu của nước ta
giai đoạn 1995-2010 đều tăng
- Tốc độ tăng diện tích các cây trên không đều:
+ Cây hồ tiêu tăng nhanh nhất : 632.9% (nhanh nhất là từ năm 2000-2003), sau 2003 có
giảm nhẹ, từ 2005 đến 2010 tăng
+ Cây cà phê tăng nhanh thứ 2 với 197.6 %. Từ 2000- 2005 có giảm nhẹ, sau đó tăng
+ Cây cao su tăng liên tục: 168.9%, tăng nhanh nhất sau 2005
1,0
0,25
0,25

0,25
0,25
Tổng điểm toàn bài 20,0

×