Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi khảo sát lớp 11 trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc môn Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.54 KB, 5 trang )

SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
KÌ THI KHẢO SÁT KHỐI 11
NĂM HỌC 2012 – 2013
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ, BAN C
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu I. (2.0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm địa hình của dải đồng bằng ven biển miền Trung? Phân tích
ảnh hưởng của đồng bằng này đến sản xuất nông nghiệp?
2. Chứng minh biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sinh
vật của nước ta?
Câu II. (3.0 điểm)
1. Nêu vai trò của ngành trồng cây công nghiệp trong nền kinh tế? Tại sao nước ta
lại trồng được cây cà phê ? Ý nghĩa của việc phát triển công nghiệp chế biến cây cà phê ở
Tây Nguyên?
2. So sánh sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi
Bắc Bộ và Tây Nguyên
Câu III. (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
Cơ cấu dân số, diện tích theo các vùng ở nước ta năm 2006
Vùng Dân số(%) Diện tích(%) Mật độ dân số (người/km
2
)
Cả nước 100 100 254
- Đồng bằng sông Hồng 21,6 4,5 1225
- Trung du miền núi Bắc Bộ 14,3 30,6 119
- Duyên hải miền Trung 23,3 29 204
- Tây Nguyên 5,8 16,5 89
- Đông Nam Bộ 14,3 7,1 511
- Đồng bằng sông Cửu Long 20,7 12,3 429


a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số và cơ cấu diện tích của nước ta phân theo vùng
b. Nêu nhận xét, cho biết nguyên nhân, hậu quả và phương hướng khắc phục tình hình
phân bố dân cư bất hợp lí hiện nay ở nước ta
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu VI.a hoặc VI.b)
Câu IV. a. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm)
Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta?
Câu IV. b. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm)
Trình bày hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long?
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam
1
ĐÁP ÁN
Câu Ý Nội dung Điểm
I
2.0
1 Đặc điểm địa hình của dải đồng bằng ven biển miền Trung? Ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp?
1.25
a. Đặc điểm
- Tổng diện tích: 15000 km
2
- Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng này, nên
đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông
- Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng
bằng nhỏ (dẫn chứng)
- Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở của sông lớn (dẫn chứng)
- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: Giáp biển là
cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng ; dải trong cùng đã được
bồi tụ thành đồng bằng.
0.5

b. Ảnh hưởng
- Thuận lợi:
+ Chủ yếu đất cát pha thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn
ngày (lạc, mía, thuốc lá….)
+ Một số đồng bằng lớn đất đai màu mở thuận lợi phát triển cây
lương thực (lúa thâm canh)
+ Do dải đồng bằng bị chia cắt, có nhiều cửa sông ven biển, vũng,
vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ
- Khó khăn:
+ Đất đai nghèo dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất và cơ cấu cây
trồng
+ Đải đồng bằng bị chia cắt nên khó khăn trong việc sản xuất nông
nghiệp trên quy mô lớn
+ Thiên tai: Bão, lũ lụt, cát bay, cát chảy, gió Tây khô nóng….
0.75
2 Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần
sinh vật của nước ta?
0.75
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới là
rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa có nhiều biến dạng từ rừng
gió mùa thường xanh đến rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô
rụng lá…
- Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế…
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là
cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta
II 1 Vai trò của ngành trồng cây công nghiệp………… 3.0
a. Vai trò của ngành trồng cây công nghiệp
- Về kinh tế:
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành CN chế

biến, CN sản xuất hàng tiêu dùng (vd), tạo tiền đề để đa dạng hóa cơ
1.0
2
cấu ngành công nghiệp và phân bố lại sản xuất công nghiệp
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, nhất là các loại cây nhiệt đới
có giá trị cao như: cà phê, cao su, hồ tiêu….góp phần thực hiện 1/3
chương trình kinh tế lớn của nhà nước
+ Khai thác được các thế mạnh của vùng đồi núi trung du, phá thế độc
canh trong sản xuất nông nghiệp…
+ Thúc đẩy sự phát triển KTXH ở những vùng còn nhiều khó khăn
- Về xã hội:
+ Giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao mức sống và
thay đổi tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc ít người
+ Góp phần phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước
- Về môi trường:
+ Điều hóa khí hậu
+ Chống xói mòn, hạn chế hạ thấp mực nước ngầm trong mùa khô….
b. Vì nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi trong trồng cây cà phê
- Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất trồng và địa hình: Đất đỏ ba dan với diện tích khá lớn 1,4 triệu
ha có tầng phong hóa sau giàu dinh dưỡng phân bố trên các cao
nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng vùng
chuyên canh cây cà phê trên quy mô lớn
+ Khí hậu: Mang tính cận xích đạo, nóng quanh năm thuận lợi cho
phát triển cây cà phê. Ngoài ra khí hậu có sự phân hóa theo độ cao tạo
điều kiện đa dạng hóa cây cà phê
+ Nước: Hệ thống sông ngòi và nguồn nước ngầm phong phú có giá
trị tưới tiêu
+ Sinh vật: Nước ta có nhiều giống cà phê cho năng suất cao và khả
năng chống chịu sau bệnh tốt

- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Là vùng nhập cư, người dân có nhiều kinh nghiệm
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng được chú trọng đầu tư
+ Chín sách nhà nước: Ưu tiên phát triển vì đây là mặt hàng xuất khẩu
chủ lực
+ Thị trường mở rộng…
0.5
c. Ý nghĩa của việc phát triển công nghiệp chế biến cây cà phê ở
Tây Nguyên
- Giảm chi phí và thời gian vận chuyển nguyên liệu từ nơi sản xuất
đến nơi chế biến
- Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp -> thực hiện công nghiệp hóa
nông thôn
- Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng nông
phẩm, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm cây cà phê của vùng
- Thu hút lao động, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân, giảm
lao động thuần nông, giảm tính mùa vụ cho nông nghiệp trong vùng
- Thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao thu nhập và trình độ văn hóa
cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên……
0.5
2 Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du 1.0
3
miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên
- Tây Nguyên: chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng
cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu ), ngoài ra còn trồng chè là cây
cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ. Chăn nuôi
bò thịt, bò sữa là chủ yếu
- Trung du miền núi Bắc Bộ: chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn
gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở , hồi, quế….), các cây công
nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, thuốc lá, cây dược liệu, cây ăn

quả….), chăn nuôi trâu bò lấy thịt, sữa và lợn
- Ngoài ra có sự khác biệt về quy mô: Mặc dù đều là trồng chè nhưng
diện tích trồng chè ở TDMNBB lớn hơn. Chăn nuôi ở TDMNBB
cũng phát triển hơn
- Nguyên nhân: Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp:
Địa hình, khí hậu, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa về khí hậu
III
1 Vẽ biểu đồ 3.0
Vẽ biểu đồ 1.0
- Yêu cầu:
+ Vẽ 2 biểu đồ tròn
+ Có chú giải và tên biểu đồ
+ Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ
( Nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên trừ 0.25 điểm)
2 Nhận xét
- Dân số nước ta phân bố không đều:
+ Giữa các vùng đồng bằng và miền núi, cao nguyên
▪ ĐBSH và ĐBSCL chiếm 42,3 % dân số nhưng chỉ chiếm có 16,5 %
diện tích
▪ TDMNBB và Tây Nguyên chiếm tới 47,1% diện tích nhưng chỉ
chiếm 20,1% dân số cả nước
▪ Mật độ dân số của ĐBSH 1225 người/km
2
cao nhất trong cả nước,
gấp 4,8 lần so với cả nước, 13,8 lần so với Tây Nguyên, 17,8 lần so
với Tây Bắc
+ Giữa ĐBSH và ĐBSCL: ĐBSH có mật độ dân số gấp 2,85 lần so
với ĐBSCL
0.5
Nguyên nhân

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
- Lịch sử khai thác lãnh thổ và định canh, định cư
- Mức độ khai thác tài nguyên và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
0.5
Hậu quả: Sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn đến khó khăn trong
việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên
nhiên của mỗi vùng
0.5
Phương hướng
- Phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước và từng vùng
- Phát triển kinh tế xã hội miền núi nhằm thu hút dân cư miền xuôi
- Nâng cao mức sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào dân tộc
- Hạn chế di dân tự do
0.5
4
IV
1 Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành 2.0
- Khái niệm:
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng, bao gồm 3
nhóm với 29 ngành: CN khai thác (4 ngành), CN chế biến (23 ngành),
nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành)
- Trong cơ cấu ngành công nghiệp đang nổi lên một số ngành công
nghiệp trọng điểm ( khái niệm, kể 6 ngành CN trọng điểm)
- Cơ cấu ngành CN nước ta đang có sự chuyển dịch để thích nghi với
tình hình mới (dẫn chứng)
- Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp
2.0
2 Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long ? 2.0
- Đặc điểm

+ Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần ĐBSH (2005)
+ Bình quân đất nông nghiệp: 0,15ha/người
+ dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu có thể canh tác 2-3 vụ
lúa/năm hoặc trồng cây ăn quả quy mô lớn
+ Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp còn nhiều, diện tích
đất nhiễm mặn, nhiễm phèn còn khá lớn, có khả năng cải tạo để trồng
trọt và nuôi thủy sản
+ Diện tích nuôi thủy sản lớn, hiệu quả kinh tế cao
+ Hệ số sử dụng đất nông nghiệp còn thấp, phần lớn diện tích mới cấy
1 vụ, 2 - 3 vụ chưa nhiều
- Giải pháp:
+ Phát triển thuỷ lợi là giải pháp hàng đầu
+ Cải tạo đất phèn, đất mặn, mở rộng diện tích đất nông nghiệp gắn
liền với quy hoạch tổng thể thủy lợi của vùng
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ
+ Đa dạng hóa cây trồng, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản
5

×