PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm): Giải thích các yếu tố giúp sự vận chuyển máu liên tục và theo
một chiều trong mạch?
Câu 2 (2,5 điểm):
1) Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
2) Khi con người hoạt động mạnh thỡ nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải
thích?
Câu 3 (4,0 điểm):
a) Nêu kết quả thí nghiệm của Menđen về lai hai cặp tính trạng và phát biểu nội
dung quy luật phân li độc lập.
b) Phép lai phân tích là gì ? Mục đích của phép lai phân tích?
c) Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phép lai nào để xác định một
cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp được không? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 4 (2,5 điểm): Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến NST và đột
biến gen?
Câu 5 (2,0 điểm): Hãy nêu cấu trúc và chức năng của ADN (gen), ARN và
Prôtêin theo bảng dưới đây :
Đại phân tử Cấu trúc Chức năng
ADN (gen)
ARN
Prôtêin
Câu 6 (4,5 điểm): Ở cừu xét tính trạng màu lông gồm lông đen và lông trắng, tính
trạng kích thước lông gồm lông dài và lông ngắn. Cho cừu F
1
mang hai tính trạng trên lai
với nhau, F
2
thu được kết quả sau :
94 Cừu lông đen, ngắn.
32 Cừu lông đen, dài.
31 Cừu lông trắng, ngắn.
11 Cừu lông trắng, dài.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
a) Phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào ?
b) Xác định kiểu gen, kiểu hình của F
1
và viết sơ đồ lai.
Câu 7 (2,5 điểm): Có một số tể bào sinh dưỡng tiến hành nguyên phân: 1/4 số tế
bào trải qua 3 đợt nguyên phân; 1/3 số tế bào trải qua 4 đợt nguyên phân, số tế bào còn
lại trải qua 5 đợt nguyên phân. Tổng số tế bào con thu được là 2480 tế bào.
a. Tính số tế bào sinh dưỡng nói trên.
b. Tính số tế bào sinh ra mỗi nhóm.
____________ Hết ______________
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Sinh học
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Sự co dãn của tim: Tim co tạo lực đẩy máu vào mạch và khi dãn ra tạo
lực hút máu từ tỉnh mạch về tim. 0,5
2. Sự co dãn của động mạch và sự co bóp của các cơ thành tĩnh mạch: Tạo
lực hỗ trợ cho sự co dãn của tim. 0,5
3.Sự thay đổi thể tích và áp suất của lồng ngực khi hô hấp: Hỗ trợ cho lực
hút và lực đẩy máu của tim. 0,5
4. Các van tĩnh mạch: Có trong các tỉnh mạch chân giúp máu từ các mạch
này di chuyển theo chiều hướng lên để về tim mà không bị chảy ngược
xuống do tác dụng của trọng lực. 0,5
Câu 2 (2,5 điểm):
1 - Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
- Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa
cơ thể với môi trường bên ngoài.
- Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực,
lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp
xuống khi hít vào và thở ra.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi
màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và
máu đến phổi được dễ dàng.
- Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao
đổi khí của phổi.
2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải
thích ?
- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng.
- Giái thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng Hô
hấp tế bào tăng Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic Nồng
độ cácbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều
khiển làm tăng nhịp hô hấp.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 3 (4,0 điểm)
a) Kết quả: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương
phản, di truyền độc lập với nhau, thì F
2
có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các
tính trạng hợp thành nó
- Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân
li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
b) Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang
tính trạng lặn đối lập
+ Nếu kết quả phép lai thu được có 1 kiểu hình cơ thể trội đem lai là thuần
chủng : AA x aa Aa
+ Nếu con lai thu được 2 kiểu hình theo tỉ lệ xấp xỉ 1 : 1 thì cơ thể trội đem lai là
dị hợp : Aa x aa 1Aa : 1 aa
- Mục đích của phép lai phân tích: Kiểm tra kiểu di truyền của cơ thể có tính trội
c) Không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiện lai: Tự thụ phấn để
xác định cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp
VD: Giống lúa thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. Cần xác định
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
tính thuần chủng của giống lúa thân cao:
Giống lúa thân cao có kiểu gen AA hoặc Aa
Ta cho tự thụ phấn
AA x AA AA Giống thuần chủng
Aa x Aa 1AA : 2Aa : 1aa Giống không thuần chủng
(viết sơ đồ)
0,25
0,5
0,5
Câu 4 (2,5 điểm)
Đặc điểm Đột biến NST Đột biến gen
Cơ chế
phát sinh
NST phân ly không bình
thường trong NP và GP
0,25 Rối loạn trong quá trình tự sao
của ADN
0,25
Cơ chế
biểu hiện
KH được biểu hiện ngay khi
bị đột biến
0,25 - Nếu đột biến lặn thì không
biểu hiện khi cặp gen dị hợp
- Nếu đột biến trội thì biểu hiên
ngay ra KH
0,25
0,25
Phân lọai
- Đột biến số lượng NST (dị
bội , đa bội )
- Đột biến cấu trúc NST :
mất đoạn đảo đoạn , lặp
đoạn
0,25
0,25
Gồm: mất cặp, thêm cặp, thay
cặp, đảo cặp nuclêôtit
0,25
Hậu quả
Thay đổi cấu trúc , số lượng
NST thay đổi KH của
một bộ phận hay toàn bộ cơ
thể
0,25 Biến đổi cấu trúc gen và AND
gián đoạn một hay một số
tính trạng nào đó của sinh vật
0,25
Câu 5 (2,0 điểm):
Đại phân tử Cấu trúc Chức năng Điểm
ADN (gen) - Chuỗi xoắn kép
- Gồm 4 loại nuclêôtit :
A,T,G,X
- Lưu giữ thông tin di truyền.
- Truyền đạt thông tin di truyền
0,5
ARN - Chuỗn xoắn đơn
- Gồm 4 loại nuclêôtit :
A,G,X,U.
- Truyền đạt thông tin.
- Vận chuyển axit amin.
- Tham gia cấu trúc ribôxôm. 0,5
Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn.
- Gồm 20 loại axit amin
- Thành phần cấu trúc của tế bào.
- Xúc tác và điều hoà các quá trình
trao đổi chất. Bảo vệ cơ thể (kháng
thể).
- Vận chuyển cung cấp năng lượng. 1,0
Câu 6 (4,5 điểm):
Nội dung Điểm
a. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai :
* Xét F
2
ta có :
- Tính trạng màu lông: :
94 32 3
31 11 1
+
= =
+
⇒
Đây là kết quả phép lai phân li của Menđen.
⇒
Tính trạng lông đen là trội so với tính trạng lông trắng.
Quy ước gen: A: lông đen, a: lông trắng.
- Tính trạng kích thước lông:
94 31 3
32 11 1
+
= =
+
⇒
Đây là kết quả phép lai phân li của Menđen.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Đen
Trắng
Ngắn
Dài
⇒
Tính trạng lông ngắn là trội so với tính trạng lông dài.
Quy ước gen: B: lông ngắn, b: lông dài.
- Từ kết quả trên ta có: (3:1) . (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1
⇒
Tính trạng màu lông:
3
1
=
→
F
1
x F
1
: Aa x Aa
⇒
Tính trạng kích thước lông:
3
1
=
→
F
1
x F
1
: Bb x Bb
b. Tổ hợp hai cặp tính trạng trên ta có:
* Kiểu gen của F
1
: AaBb ; Kiểu hình là lông Đen, Ngắn
* Sơ đồ lai:
F
1
x F
1
: AaBb x AaBb
Đen, Ngắn Đen, Ngắn
G F
1
: AB, Ab, aB, ab ; AB, Ab, aB, ab
F
2
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
Ab AaBb Aabb aaBb aabb
* Tỷ lệ kiểu gen
→
Tỷ lệ kiểu hình:
1AABB
2AABb 9/16 Lông đen – ngắn
2AaBB
4AaBb
1 AAbb 3/16 Lông đen - dài
2Aabb
1aaBB 3/16 Lông trắng – ngắn
2aaBb
1aabb 1/16 Lông trắng – ngắn
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 7 (2,5 điểm):
a) Gọi số tế bào sinh dưỡng là x (x >0)
Ta có số tế bào nguyên phân 3 đợt là: 1/4x
Số tế bào nguyên phân 4 đợt là: 1/3x
Số tế bào nguyên phân 5 đợt là:
x - (1/3x + 1/4x) = 12/12x – 4/12x -3/12x = 5/12x.
Số tế bào con được sinh ra khi những tế bào nguyên phân 3 đợt là: 1/4x.2
3
= 2x
Số tế bào con được sinh ra khi những tế bào nguyên phân 4 đợt là: 1/3x. 2
4
16/3x
Số tế bào con được sinh ra khi những tế bào nguyên phân 5 đợt là: 5/12x. 2
5
= 40/3x
Ta có: 2x + 16/3x + 40/3x = 2480
Giải ra ta được x = 120
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b). Số tế bào nguyên phân 3 đợt là: 120.1/4 = 30 TB
Số tế bào nguyên phân 4 đợt là: 120.1/3 = 40 TB
Số tế bào nguyên phân 5 đợt là: 120.5/12 = 50 TB
0,25
0,25
0,25
__________________________
Đen
Trắng
Ngắn
Dài