Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

5 đề thi thử thpt quốc gia địa lý 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.09 KB, 23 trang )

SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA LÂN THỨ 2 NĂM 2014 - 2015
TRƯỜNG THPTHẬU LỘC 2 Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (4,0 điểm).
1. Trình bày đặc điểm chung về địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Những đặc
điểm đó có ảnh hưởng gì tới sông ngòi của miền?
2. Chứng minh rằng cơ cấu lao động theo ngành nước ta đang có nhiều chuyển biến. Giải
thích nguyên nhân.
Câu II (6,0 điểm)
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta. Tại sao trong những
năm gần đây ngành nuôi trồng tăng tỷ trọng trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất
của ngành thủy sản?
2. Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp
điện lực. Kể tên 4 nhà máy thủy điện với công suất mỗi nhà máy từ 400MW trở lên
đang hoạt động ở Việt Nam.
Câu III (6,0 điểm).
Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta.
Năm Diện tích lúa cả năm
(nghìn ha)
Sản lượng lúa cả
năm (nghìn tấn)
Trong đó sản lượng lúa
đông xuân (nghìn tấn)
1995 6 766 24 964 10 737
1999 7 654 31 394 14 103
2000 7 666 32 530 15 571
2002 7 504 34 447 16 720
2005 7 329 35 833 17 332
2006 7 325 35 850 17 588
2007 7 207 35 942 17 762


Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn
1995 – 2007.
2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta ở giai đoạn trên.
Câu IV (4,0 điểm).
1. Phân tích điều kiện tự nhiên để khai thác thủy sản nước ta. Vì sao cần ưu tiên khai
thác thủy sản xa bờ?
2. Trình bày đặc điểm của khu công nghiệp nước ta. Tại sao sau năm 1990, hình thức
này lại tăng nhanh về số lượng và đa dạng về hình thức?
………… Hết……………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
SỞ GD&ĐT THANH HÓA THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA NĂM 2014 - 2015
TRƯỜNG THPTHẬU LỘC 2 Môn: ĐỊA LÝ
(Đáp án – thang điểm có 04 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
I
(4,0đ)
1 Đặc điểm chung địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, ảnh hưởng của đặc
điểm đó tới sông ngòi của miền:

- Đặc điểm chung địa hình.
+ Chủ yếu là địa hình đồi núi, trong đó có những dãy núi cao, đồ sộ ( Hoàng Liên Sơn,
Trường Sơn Bắc…)
+ Hướng nghiêng chung địa hình: Tây Bắc – Đông Nam; hướng núi: Tây Bắc – Đông
Nam và Tây – Đông.
+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ Đồng bằng Châu thổ → Đồng bằng ven biển.
+ Nhiều cồn cát, bãi biển đẹp, nhiều đầm phá.
- Ảnh hưởng:
+ Quy định hướng sông ngòi của miền: Hướng TB – ĐN (dẫn chứng); hướng Tây –

Đông (dẫn chứng).
+ Ảnh hưởng đến chiều dài, độ dốc của sông: sông Tây Bắc dài, diện tích lưu vực lớn,
độ dốc trung bình nhỏ; sông Bắc Trung Bộ ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ.
+ Ảnh hưởng đến chế độ nước sông, tới khả năng xâm thực, vận chuyển và bồi tụ sông
ngòi.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5
2 Cơ cấu lao động theo ngành nước ta đang có chuyển biến. Nguyên nhân 2đ
- Cơ cấu lao động theo ngành nước ta đang có chuyển biến theo hướng: giảm tỉ trọng
lao động trong khu vực I, tăng tỉ trọng lao động trong khu vực II và khu vực III. Sự
chuyển dich này hoàn toàn phù hợp với tình hình trong nước và hoàn cảnh quốc tế, tuy
nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.(dẫn chứng)
- Nguyên nhân:
+ Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Những chính sách của nhà nước trong phát triển kinh tế
+ Xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển, hiệu quả kinh tế của công nghiệp và dịch vụ
cao hơn nhiều so với nông nghiệp.
+ Xu hướng chung của thế giới….
1,0đ
1,0đ
II
(6,0đ)
1 Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản. Nuôi trồng tăng tỷ trọng trong
cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản:
3,5đ
- Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản:
+ Tình hình chung:
 Sản lượng thủy sản tăng nhanh, 2005 đạt hơn 3,4 triệu tấn.

 Bình quân thủy sản/người tăng, hiện nay đạt 42kg/người/năm.
 Nuôi trồng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản lượng và giá trị sản xuất
ngành thủy sản.
+ Khai thác:
 Sản lượng khai thác tăng (dẫn chứng)
 Phân bố: tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh khai thác thủy sản, các tỉnh
dẫn đầu (dẫn chứng).
+ Nuôi trồng:
 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt gần 1 triệu ha.
1,0đ
0,5đ
0,5đ
 Nhiều giống thủy sản được nuôi trồng, quan trọng nhất là tôm, cá tra, cá ba
sa…
 Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, ĐB Sông Hồng…
- Nuôi trồng tăng tỷ trọng vì:
+ Nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
+ Thực hiện chính sách coi trọng và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
+ So với khai thác, thủy sản nuôi trồng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
1,5đ
2 Thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực 2,5đ
- Nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực (cả thủy
điện lẫn nhiệt điện).
- Về thủy điện, nước ta có nguồn trữ năng lớn trên các hệ thống sông Hồng (11 triệu
KW), sông Xexan, sông Srêbôk, sông Đồng Nai.
- Về nhiệt điện, nước ta có nguồn dự trữ than đá ở khu vực phía Bắc (tỉnh Quảng
Ninh) và khí đốt trên thềm lục địa phía Nam (các bể trầm tích : Cửu Long, Nam Côn
Sơn, Thổ Chu - Mã Lai). Dẫn chứng
Hai nguồn nhiên liệu này là điều kiện để phát triển ngành nhiệt điện ở nước ta đã làm

tăng nhanh tỉ trọng của ngành nhiệt điện so với tổng sản lượng điện ở nước ta (70%).
Tên các nhà máy thủy điện có công suất 400 MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam:
Hòa Bình, Sơn La, Xexan, Trị An.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
III
(6,0đ)
1 Biểu đồ thích hợp nhất: 3,0đ
- Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường)
- Yêu cầu:
 Có tên, ghi chú.
 Chính xác về khoảng cách năm.
 Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
2
Nhận xét và giải thích: BSL: Năng suất lúa cả năm và tỷ trọng sản lượng lúa Đông
Xuân trong sản lượng lúa cả nước.
Năm 1995 1999 2000 2002 2005 2006 2007
Năng
suất
(tạ/ha)
36,9 41,0 42,4 45,9 48,9 48,9 49,9
Tỷ
trọng
lúa
ĐX
(%)
43,0 44,9 47,9 48,5 48,4 49,0 49,4

- Nhận xét:
+ Diện tích:

Giai đoạn 1995 – 2007 diện tích lúa cả năm tăng (dẫn chứng).
 Tốc độ tăng không ổn định: giai đoạn 1995 – 2000 tăng liên tục sau đó 2000 –
2007 giảm (dẫn chứng).
+ Năng suất: Năng suất lúa cả năm tăng, tăng liên tục và tăng tương đối nhanh (dẫn
chứng)
3,0đ
0,5đ
1,5đ
IV
(4,0đ)
1
+ Sản lượng:
 Tổng sản lượng lúa cả năm và sản lượng lúa Đông Xuân tăng (dẫn chứng)
 Tỷ trọng sản lượng lúa đông xuân tăng trong tổng sản lượng lúa (dẫn chứng).
- Giải thích:
+ Diện tích tăng do khai hoang phục hóa, do nâng cao hệ số sử dụng đất. Giai đoạn
2000 – 2007 giảm chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng.
+ Năng suất tăng do áp dụng KHKT váo sản xuất lúa.
+ Sản lượng tăng chủ yếu do năng suất tăng. Lúa đông xuân tăng tỷ trọng trong tổng
sản lượng lúa vì đây là vụ lúa cho năng suất cao và ổn định.
1,0
* Điều kiện
- Thuận lợi
+Nguồn lợi thủy sản (loài, trữ lượng, phân bố các ngư trường)
+ Khí hậu
- Khó khăn: nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm sút, thiên tai, TQ tranh chấp…
* Ưu tiên khai thác thủy sản xa bờ do:

- tiềm năng còn lớn trong khi ven bờ đang suy giảm
- Khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển – đảo…
1,0đ
1,0đ
2
- Đặc điểm của khu công nghiệp:
- Nguyên nhân
+ Sau năm 1990 nước ta bắt đầu công cuộc CNH, HĐH

xuất hiện hình thức
+ Tăng nhanh nhằm thu hút vốn đầu tư, tập trung cơ sở hạ tầng và các nguồn lực để
phát triển công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập,…
+ Đa dạng nhằm định hướng phát triển và thúc đẩy năng lực khoa học công nghệ, tạo
động lực cho sự phát triển công nghiệp…
1,0đ
1,0đ
Câu I (2,0 điểm)
Vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành các đặc điểm
tự nhiên nước ta. Anh (chị) hãy:
1) Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, lãnh thổ của nước ta.
2) Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam
là do vị trí địa lí, lãnh thổ quy định.
Câu II (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy:
1) Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50
nghìn tỉ đồng) và trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn
tỉ đồng) ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
2) Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng bằng
sông Hồng và phụ cận.
Câu III (2,0 điểm)

Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế -
xã hội của nước ta.
Câu IV (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của nước ta năm 1995 và 2005
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Sản lượng
1995 2005
Tổng số 1 584,4 3 465,9
Đánh bắt 1 195,3 1 987,9
Nuôi trồng 389,1 1 478,0
1) Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo
hoạt động của nước ta năm 1995 và 2005.
2) Nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản phân
theo hoạt động của nước ta.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh………… ……………………………….SBD………………
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: Địa lý
Ngày thi 7/3/2015
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề)

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn thi: Địa lý
Ngày thi 7/3/2015

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
2,0
(điểm)
1
Vị trí địa lí
1,0
- Vùng đất liền:
+ Hệ tọa độ (vĩ độ 8034’B – 23023’B; kinh độ từ 102009’Đ –
109024’Đ).
+ Hình thể: trải dài 15 vĩ độ khoảng 2000 km, hẹp ngang nơi hẹp
nhất (Quảng Bình khoảng hơn 50 km), nơi rộng nhất khoảng 600 km.
+ Đường biên giới: giáp Trung Quốc (hơn 1400 km), giáp Lào (gần
2100 km), giáp Campuchia (hơn 1100km). Đường bờ biển dài
khoảng 3260 km.
- Vùng biển:
+ Diện tích hơn 1 triệu km2.
+ Bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên
lãnh thổ không giới hạn độ cao, trên đất liền được xác định bởi
đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải và không
gian các đảo.
0,5

0,25
0,25
2
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
1,0
- Vị trí nội chí tuyến: quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu, các
thành phần và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
- Nằm ở rìa đông bán đảo Đông - Dương, giáp Biển Đông quy định
tính chất bán đảo của thiên nhiên Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam
chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Giáp Biển Đông đã quy định thiên nhiên Việt Nam tính chất ẩm.
- Nằm ở trung tâm khu vực châu Á gió mùa, sự hoạt động của chế độ
gió mùa, giao tranh với gió Tín phong của vùng nội chí tuyến đã
quy định nhịp điệu mùa của khí hậu, các thành phần khác và cảnh
quan thiên nhiên Việt Nam.
0,25
0,25
0,25
0,25
II
2,0
(điểm)
1
Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50
nghìn tỉ đồng) và trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 –
9,9 nghìn tỉ đồng) ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
0,5
- Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50 nghìn tỉ
đồng):
+ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hạ Long

- Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn tỉ
đồng): Cẩm Phả, Thái Nguyên, Việt Trì, Hải Dương
2
Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng bằng
sông Hồng và phụ cận.
1,5
- Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
- Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp chuyên môn hóa tỏa đi 6 hướng
dọc các tuyến giao thông quan trọng:
+ Hướng Đông: Hà Nộ - Hải Dương – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm
Phả (cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Hướng Đông Bắc: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang (vật liệu xây
dựng, hóa chất).
+ Hướng Bắc: Hà Nội – Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).
+ Hướng Tây Bắc: Hà Nội – Phúc Yên – Việt Trì (Cơ khí, hóa chất,
giấy).
+ Hướng Tây Nam: Hà Nội – Hà Đông – Hòa Bình (Dệt may, thủy
điện).
+ Hướng Nam: Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (Cơ
khí, dệt may, điện, vật liệu xây dựng)
(HS làm thiếu 1-2 hướng trừ 0,25 điểm, thiếu 3-4 hướng trừ 0,5
điểm…)
III
2,0
(điểm)
Những ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta
2,0
1
Tích cực

1,25
- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng
góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp xây dựng, 87%
GDP dịch vụ và 89% ngân sách nhà nước.
- Các thành phố thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại; có sức
hút đối với đầu tư trong va ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho
người lao động.
2
Tiêu cực
0,75
- Gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường…
- Vấn đề an ninh, trật tự xã hội…
- Vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
IV
4,0
(điểm)
Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích
1
Xử lí số liệu
Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động
của nước ta năm 1995 và 2005
(Đơn vị: %)
Năm

Sản lượng 1999 2005
Tổng số 100,0 100,0
Đánh bắt 75,4 57,4
Nuôi trồng 24,6 42,6
0,5
2
Vẽ biểu đồ
2,0
* Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn
- Có chú giải và tên biểu đồ.
- Đẹp, chính xác về tỉ lệ, ghi số liệu trên biểu đồ
3
Nhận xét
1,0
- Cơ cấu sản lượng ngành thủy sản phân theo hoạt động kinh tế của
nước ta có sự chuyển dịch.
- Trong cơ cấu đánh bắt nuôi trồng thủy sản có sự thay đổi, năm 1995
tỉ trọng đánh bắt cao hơn nuôi trồng, đến năm 2005 tỉ trọng hoạt động
nuôi trồng cao hơn đánh bắt (dẫn chứng)
- Tỉ trọng hoạt động nuôi trồng thủy sản tăng nhanh (dẫn chứng)
- Tỉ trọng hoạt động đánh bắt thủy sản giảm nhanh (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,25
0,25
4
Giải thích
- Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản (dẫn
chứng)

- Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao, nhu cầu thị trường
ngày càng, thị trường được mở rộng…
- Đẩy mạnh nuôi trồng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến (nhất là chế biến để xuất khẩu).
0,5
* Chú ý:
- Tổng số điểm toàn bài là 10 điểm
- Nếu thí sinh không diễn đạt như hướng dẫn song vẫn đảm
bảo tốt về mặt nội dung thì vẫn có thể cho điểm tối đa.
SỞ GD & ĐT THANH HOÁ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1 LẦN 2, NĂM HỌC 2014-2015
MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể thời gian phát đề)
Đề gồm 01 trang

Câu 1(2.5 điểm):
1. Trình bày đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng biển nước ta? Đặc điểm đó
mang lai ý nghĩa gì về mặt tự nhiên của nước ta?
2. Nêu một số tồn tại hạn chế về vấn đề lao động và việc làm của nước ta? Trình bày
các phương hướng giải quyết việc làm của nước ta hiện nay?
Câu 2(3 điểm):
1. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Chứng minh rằng ngành công nghiệp
điện lưc là ngành có thế mạnh lâu dài của nước ta?
2. Trình bày tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta? Tại sao ĐB
Sông Cửu Long lại trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?
Câu 3(2.5 điểm): Cho bảng số liệu:
Giá trị và cơ cấu sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta; Năm
2005 và 2010.
Năm Tổng giá trị

(Nghìn Tỉ
đồng)
Cơ cấu phân theo thành phần kinh tế (%)
Nhà nước Ngoài nhà
nước
Có vốn đầu tư nước
ngoài
2005 988,5 25,1 31,2 43,7
2010 2963,5 19,1 35,3 46,6
1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế của nước ta; năm 2005 và 2010.
2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong thời gian trên.
Câu 4(2 điểm):
1. Kể tên các Tỉnh / Thành và Thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ?
2. Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch biển?


Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
==========***=========
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi : Địa lý
============*****=============
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1

(2.5đ)

1.1: Trình bày đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng biển nước ta?
Đặc điểm đó mang lai ý nghĩa gì về mặt tự nhiên nước ta?
* Đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng biển nước ta:
- Vùng biển nước ta thuộc bộ phận của Biển Đông trên TBD, nằm trong khu
vực biển nhiệt đới nội chí tuyến BBC (Kéo dài từ 21
0
B đến 6
0
50

B và từ
khoảng 101
0
Đ đến 117
0
20

Đ).
- Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước: Trung Quốc,
Campuchia, Philippin,Malaixia, Brunay, Inđônê, Xingapo, Thái Lan.
- Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km
2
bao gồm 5 bộ phận:
Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng
thềm lục địa.
* ý nghĩa của vị trí và phạm vi của biển đối với tự nhiên nước ta:
- Góp phần quy dịnh đặc điểm tự nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới hải
dương sâu sắc: Đem lại cho khí hậu nước ta nguồn nhiệt ẩm dồi dào và

lượng mưa lớn….
- Đem lại cho nước ta sự đa dạng và phong phú về địa hình, tài nguyên sinh
vât và khoáng sản vùng biển: Địa hình cửa sông, bãi triều, đầm phá, rạn san
hô… Hệ sinh thái rừng ven biển và trên đảo…. Tai nguyên thủy sản và
khoáng sản …
- Biển củng mang lại rất nhiều thiên tai: Bão, sạt lỡ bờ biển và sự xâm lấn
của cát biển …
1.5

0.75
0.25


0.25

0.25


0.75
0.25


0.25



0.25
1.2: Nêu một số tồn tại hạn chế về vấn đề lao động và việc làm của nước ta?
Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm?
* Một số hạn chế và tồn tại của lao động và việc làm nước ta:

- Lao động đông nhưng trình độ lao động nhìn chung còn thấp. Năm 2005
lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tới 75%, lao động có trình độ CĐ-ĐH
chỉ chiếm 5,3% …. Cơ cấu lao động phân bố cũng chưa hợp lý giữa các
ngành, các thành phần kinh tế và giữa các vùng lãnh thổ. Năng suất lao
độchưa cao, quỹ thời gian lao động sử dụng chua hợp lý còn dư thưa nhiều.
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Tỉ lệ thất nghiệp
và thiếu việc làm còn chiếm tỉ lệ cao: Năm 2005 trung bình cả nước : thất
nghiệp chiếm 2,1%, thiếu việc làm chiếm 8,1%.
* Phương hướng giải quyết việc làm:
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số sức khoẻ sinh sản.
+ Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chý ý đến hoạt động dịch
vụ.
+ Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản
xuất hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các ngành, nghề nâng
cao chất lượng đội ngũ lao động.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
1.00

0.5
0.25




0.25


0.5

(Thí sinh trình bày được 3 ý cho 0.25đ)
Câu 2
(3.0đ)

2.1: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Chứng minh rằng ngành
công nghiệp điện lưc là ngành có thế mạnh lâu dài?
* Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm: Là ngành cú thế mạnh lõu dài,
mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xó hội và cú tỏc động mạnh mẽ đến việc
phỏt triển nhiều ngành kinh tế khỏc.
* Chứng minh : Công nghiệp điện lực là ngành có thế mạnh lau dài:
- Cơ sở nguồn nguyên nhiên liệu phong phú và vững chắc:
+ Than: Trữ lượng dự báo khoảng trên 7 tỉ tấn với nhiều loại. Trong đó quan
trọng nhất là vùng than Quảng Ninh với trữ lượng khoảng trên 3 tỉ tấn. Là
loại than đá có chát lượng tốt nhất Đong Nam á….
+ Dầu khí : Với trữ lượng khoảng hơn 10 tỉ tấn dàu và hàng trăm tỉ M
3
khí.
Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đăc, mang lại nguồn thủy năng dồi dào: Dự kiến
khoảng trên 30 triệu KW. Tập trung trên hệ thống sông Hồng (37%), sông
Đồng Nai(19%) … và các nguồn năng lượng khác như: Mặt trời, sức gió,
địa nhiệt, thủy triều củng rất phong phú có thể cho phép khai thác trong
tương lai.
- Thị trường và nhu cầu tiêu thụ ngày càng rộng lớn:
+ Sự phát triển của các ngành kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng tác động
đến sự phát triển của ngành điện lực. Và xác định diện lực phảI đI trước một
bước so với các ngành kinh tế khác.
+ Nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt của nhân dân ngày càng cao.
1.5


0.25


1.25
0.75
0.25


0.25


0.25



0.5
0.25


0.25
2.2: Trình bày tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta? Tại
sao ĐB Sông Cửu Long lại trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả
nước?
* Tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta:
- Hiện nay cả nước sử dụng gần 1 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng
thủy sản; trong đó hơn 70% thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhiều loại thủy sản trở thành đối tượng nuôi trồng chính như : Tôm, cá,
ngao, sò, … Trong đó đáng kể nhất là nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba
Sa.
- Sản lượng và giá trị thủy sản nuôI trồng không ngừng tăng lên: Năm 1990

so với năm 2005: Sản lượng tăng từ: 162 lên 1478 nghìn tấn; Giá trị tăng từ
2576 lên 22904 tỉ đồng.
- Đồng bằng sông cửu long là vùng phát triển nhất về nuôi trồng thủy sản:
Đặc biệt các tinh như: Cà mau, bạc liêu, sóc trăng, bến tre, bạc liêu, kiên
giang. An giang…
* ĐB Sông Cửu Long lại trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả
nước. Vì:
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, nhiều bãi triều đầm phá, rừng
ngập măn, trong vùng có hệ thống sông ngòi dày đặc chằng chịt.
- Khí hậu nắng ấm quanh năm thuận lợi cho nuôI trồng thủy sản…
- Dân cư có truyền thống kinh nghiệm trong nuôI trồng và chế biến thủy
sản.
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ: Giống, kỹ thuật nuôI trồng, cơ sở chế
biến…
1.5


1.00

0.25

0.25

0.25


0.25


0.5





- Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư cho phát triển thủy sản ở vùng này…
- Thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn: nội vùng, các vùng khác và thị
trường quốc tế…
(Thí sinh nêu đươc 3 ý cho 0.25đ)
Câu 3
(2.5đ)
3.1: Vẽ biểu đồ:
* Xử lý số liệu (So sánh quy mô - bán kính):
Năm So sánh quy mô So sánh bán kính
2005 1.00 1.00
2010 3.00 1.73
Nếu lấy bán kính hình tròn thể hiện cơ cấu năm 2005 là 1đvbk thì bán kính
hình tròn năm 2010 là 1,73 đvbk
* Vẽ biểu đồ: Hai hình tròn ( Khác nhau về kích thước; có đầy đủ số liệu,
chú giải và tên biểu đồ).
(Lưu ý: Thiếu, sai mỗi ý trừ 0, 25 điểm.)
1,25
0.25




1.0

3.2: Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét:

- Về quy mô: Tổng giá trị công nghiệp nước ta từ 2005 – 2010 tăng rất
nhanh (Dẩn chứng):
- Về cơ cấu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh
tế có sự thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng:
+ Giảm nhanh tỉ trọng khu vực nhà nước ( D/c)
+ Tăng nhanh tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (D/c)
* Giải thích:
+ Tăng nhanh về quy mô. Vì: Chính sách phát triển kinh tế – xã hội theo
hướng CNH và HĐH.
+ Có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu phân theo thành phần. Vì: Đường lối
phát triển kinh nhiều thành phần. Một số nhà máy quốc doanh làm ăn kém
hiệu quả được cổ phần hóa và tư nhân hóa. Đồng thời nhà nước chú trọng
chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
1.25
0.75
0.25

0.5




0.5
0.25


0.25
Câu 4
(2.0đ)

4.1: Kể tên các Tỉnh / Thành và Thành phố trực thuộc Tỉnh của vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ:
STT Tỉnh / Thành TP trực thuộc tỉnh (Tỉnh lỵ)
1 TP Đằ Nẵng
2 Tỉnh Quảng Nam Tam Kỳ
3 Quảng Ngãi Quảng Ngãi
4 Bình Định Quy Nhơn
5 Phú Yên Tuy Hòa
6 Khánh Hòa Nha Trang
7 Ninh Thuận Phan Rang – Tháp Chàm
8 Bình Thuận Phan Thiết
( Thí sinh nêu từ 2/8 đơn vị trở lên có thể cho 0.25điểm)
1.00
4.2: Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch biển?
- Đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm đẹp, vũng vịnh và cồn cát: Sơn Trà, Mỹ
Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né …
- Khí hậu nắng ấm quanh năm thuận lợi cho du lịch biển phát triển.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch ngày càng hoàn thiện; đội ngũ
nhân viên phục vụ ngày càng chuyên nghiệp.
- Nhu cầu du lịch của nhân dân trong vùng, các vùng khác và quốc tế ngày
càng cao. Chính sách đầu tư cho phát triển du lịch….
1.00

0.25

0.25
0.25

0.25

============================ Hết =============================
Nội dung ôn tập
Câu 1(2.0điểm): Gồm chủ đề về địa lý tự nhiên và địa lý dân c.
Bài 2: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hởng sâu sắc của biển.
Bài 16: Lao động và việc làm
Câu 2 (3.0điểm): Địa lý các ngành kinh tế
Bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp.
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 3(3.0điểm): Bài tập ( Kỹ năng tính toán, vẽ biểu đồ và nhận xét, giải
thích BSL và biểu đồ).
Câu 4 (2 điểm): Địa lý vùng kinh tế
Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
***********
Lu ý: Học và nắm vùng kiến thức cơ bản. Nghiên cứu và giải quyết các câu
hỏi và bài tập trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo tất cả các bài trên?



SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc
điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng này như thế nào?

2. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì?
Câu II (2,0 điểm)
1. Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta đã và đang có sự
thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy?
Câu III (3,0 điểm)
1. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông
nghiệp nhiệt đới?
2. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công
nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi?
Câu IV( 3,0 điểm)
1. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ
cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và
2010.
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
(Đơn vị: tỉ đồng, giá thực tế)

2000
2010
Kinh tế Nhà nước
170 141
668 300
Kinh tế ngoài Nhà nước
212 879
941 814
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
58 626
370 800
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê 2011)
2. Rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ.


………Hết………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………; Số báo danh:……………………


1/4
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đáp án gồm có 04 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN ĐỊA LÝ

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
( 2,0đ)
1
Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc.
Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của
vùng này như thế nào?
1,50
a) Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc
- Phạm vi
- Hướng núi. Độ cao địa hình.
- Các dạng địa hình chính.

1,00
0,25
0,25
0,50
b)Ảnh hưởng của địa hình vùng núi đến sự phân hóa khí hậu của
vùng:
- làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.
- làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.
0,50

0,25
0,25
2
Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì?
0,50
Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là
tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
-Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện của
tình trạng này là sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật
chất (tuần hoàn sinh vật, tuần hoàn nước, tuần hoàn khí quyển) gây
nên sự gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất
thường về thời tiết, khí hậu…
-Tình trạng ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nước, không khí, đất đã
trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công
nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng của sông ven biển. Ở
nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần.


0,25





0,25

II
(2,0đ)
1
Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động
nước ta.
1,50
a)Thế mạnh:
- Số lượng:
+ Nguồn lao động dồi dào, năm 2005 số dân hoạt động kinh tế là:
42,53 triệu người chiếm 51,2% dân số.
+ Gia tăng nguồn lao động lớn khoảng gần 3% / năm, mỗi năm
nước ta có thêm trên 1 triệu lao động mới.
Nguồn lao động dồi dào, giá lao động thấp hơn một số nước trong
khu vực, bổ sung lao động mỗi năm lớn. Đây là nguồn lực quyết định
cho sự phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư, còn là lợi thế để
phát triển những ngành cần nhiều lao động và xuất khẩu lao động.

0,25









0,25

2/4
- Chất lượng
+ Yếu tố truyền thống: Người lao động nước ta cần cù, chịu khó, có
nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc
( đặc biệt trong n-l-ng, tiểu thủ công nghiệp) được tích luỹ qua nhiều
thế hệ. Có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật hiện đại.
+ Yếu tố đào tạo: chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ
những thành tựu phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Năm 1996 lao
động đã qua đào tạo mới chiếm 12,3% nhưng đến năm 2005 đã tăng
lên 25% và hiện nay khoảng trên 40%.
- Về phân bố: Lực lượng lao động tập trung đông ở đồng bằng Sông
Hồng, ĐNB và các thành phố lớn nhất là lao động có trình độ chuyên
môn kĩ thuật thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ,
thu hút đầu tư.
b)Hạn chế:
- Số lượng lao động đông gây sức ép lên vấn đề việc làm và sử dụng
hợp lí nguồn lao động. Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.
- Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
Lao động có trình độ chuyên môn cao còn ít đặc biệt là đội ngũ cán
bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề, các kĩ sư, bác sĩ, nhà khoa
học…chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH đất nước.
- Lao động ở các vùng không đều: Trung du miền núi thiếu lao đông
cả về số lượng và chất lượng trong khi tài nguyên thiên nhiên đa
dạng gây khó khăn cho việc khai thác hợp lí tài nguyên.









0,25




0,25

0,25



0,25
2
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta đã và
đang có sự thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy?
0,50
a) Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn của nước ta đã và
đang có sự thay đổi: tăng tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị, giảm
tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn. ( D/C năm 2005 nông thôn
chiếm 75% lao động cả nước, TT chiếm 25%)
b) Nguyên nhân: do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, nước ta vẫn là nước nông nghiêp, CN và DV chưa pt
mạnh nên lao động nông thôn vẫn còn nhiều.


0,25



0,25
III
(3,0đ)
1
Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả
nền nông nghiệp nhiệt đới?
1,00

- Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh
thái nông nghiệp.
VD: ĐBSH đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn
nước dồi dào dẫn đến cây trồng là lúa nước điển hình, gia cầm : gà,
lợn…
Tây nguyên: đất đỏ badan, khí hậu cận xích đạo  thích hợp trồng
cây CN lâu năm, vật nuôi: gia súc lớn như trâu, bò…).

0,25






3/4
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây
ngắn ngày chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt

hay hạn hán.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt đông
GTVT, áp dụng rộng rãi CN chế biến và bảo quản nông sản. Việc
trao đổi nông sản giữa các vùng nhất là các tỉnh phía bắc và phía
nam ngày càng mở rộng và có hiệu quả .
- Đẩy mạnh sx nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su…là 1
phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông
nghiệp nhiệt đới.
0,25


0,25



0,25
2
Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao
công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi?
2,00
a) Trình bày
* Hoạt động CN tập trung chủ yếu trên 1 số khu vực
- Bắc Bộ ( ĐBSH và phụ cận)
+ Là khu vực có mức độ tập trung CN theo lãnh thổ và loại cao nhất
cả nước.
+ Từ HN hoạt động CN tỏa đi các hướng chuyên môn hóa khác nhau
dọc theo các trục giao thông huyết mạch:
. HN đi HP, Hạ Long, Cẩm Phả (quốc lộ 5) chuyên môn hóa cơ khí
khai thác than, vật liệu xây dựng.
. HN đi Đông Anh, Thái Nguyên chuyên môn hóa cơ khí, luyện kim

. HN đi BN, BG ( theo quốc lộ 1) chuyên môn hóa vật liệu xây
dựng và hóa chất.
. HN đi Việt Trì- Lâm Thao- Phú Thọ chuyên môn hóa hóa chất,
giấy.
. HN đi Hòa Bình – Sơn La chuyên môn hóa thủy điện
. HN đi Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa chuyên môn hóa dệt
may, điện, vật liệu xây dựng .
- Ở Nam Bộ:
+ Hình thành một dải CN trong đó nổi lên câc trung tâm CN hàng
đầu như TPHCM ( lớn nhất cả nước về giá trị sx CN), Biên Hòa –
Vũng Tàu - Thủ Dầu Một.
+ Cơ cấu ngành rât đa dang trong đó có 1 vài ngành CN non trẻ
nhưng lại phát triển rất mạnh như khai thác dầu khí sx điện, phân
đạm từ khí.
- Dọc Duyên Hải Miền Trung ngoài Đà Nẵng là trung tâm CN quan
trọng nhất còn có 1 số trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn , Nha
Trang…
* Ở các khu vực còn laị nhất là vùng núi như Tây Bắc, Tây Nguyên,
CN phát triển chậm phân bố phân tán rời rạc
b) Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi?
1,50


0,25

0,25













0,25


0,25


0,25


0,25

0,50

4/4
- Có nhiều hạn chế về gtvt
- Có nhiều hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề, thị trường, thu hút
đầu tư, địa hình núi cao,
0,25
0,25
IV
(3,0đ)
1

Vẽ biểu đồ
2,00


0,25




0,25








1,50
a. Xử lí số liệu
- Bảng số liệu so sánh qui mô, bán kính biểu đồ

SS qui mô
SS Bán kính
Năm 2000
1
1
Năm 2010
4,5
2,1

- Tính cơ cấu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế
( Đơn vị: %)

2000
2010
Tổng số
100
100
- Kinh tế NN
38.5
33.7
- Kinh tế ngoài NN
48.2
47.5
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13.3
18.8

-
cấu)



2

1,00

0,25




0,25





0,25

0,25

- Ở cả hai năm, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước trong
tổng sản phẩm trong nước đều lớn nhất và chiếm gần 50%; tiếp đến
là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. ( D/C).
- Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi: Tỉ trọng của thành phần
kinh tế Nhà nước giảm tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngoài
Nhà nước giảm nhẹ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
tăng nhanh.( D/C)

- Do kết quả của đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần trong thời kì đổi mới.
- Do chính sách mở cửa, hội nhập. Nhà nước kêu gọi, khuyến khích
sự đầu tư nước ngoài.
Hết
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Nguyên nhân nào làm cho khí
hậu nước ta có tính chất nhiệt đới?
2. Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Tại sao trong
những năm gần đây dân số thành thị ngày càng tăng?
Câu II (3,0 điểm)
1. Trình bày những đặc điểm nổi bật của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì đổi mới.
2. Phân tích thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung du và miền núi Bắc
Bộ. Tại sao đàn trâu của nước ta phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu III (2,0 điểm)
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Kể tên các vùng có cà phê là sản phẩm chuyên hóa của vùng.
2. Giải thích tại sao cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA
CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Loại hàng
2000 2003 2005 2009
Tổng số 21 903 34 019 38 328 46 247
Hàng xuất khẩu 5 461 7 118 9 916 11 661
Hàng nhập khẩu 9 293 13 575 14 859 17 856
Hàng nội địa 7 149 13 326 13 553 16 730
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa
thông qua các cảng biển trong giai đoạn 2000 – 2009.
2. Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
Hết
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong khi làm bài

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu Ý Nội dung Điểm
I
(2,0đ)
1 Trình bày biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Nguyên
nhân nào làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới?
1,0
a. Biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm:
-Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20
0
C (trừ vùng núi cao). Tổng số giờ nắng
nhiều từ 1400 – 3000 giờ/năm.
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500–2000 mm. Sườn đón gió biển và vùng
núi cao, lượng mưa lớn hơn nhiều. Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm
luôn luôn dương.
b. Nguyên nhân:
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên nhận được lượng bức
xạ MT lớn do có góc nhập xạ lớn, trong một năm nơi nào trên đất nước ta cũng
có 2 lần MT lên thiên đỉnh.
0,75
0,25
2 Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội nước
ta? Tại sao trong những năm gần đây dân số thành thị ngày càng tăng?
1,0
a. Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT-XH:
- Tác động thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng hiện đại
hóa.
- Có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các
vùng trong nước. Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa
dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước
và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
b. Trong những năm gần đây, dân số thành thị ngày càng tăng vì:
Do quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa, sự mở rộng các đô thị, nhiều đô thị
mới được thành lập.
0,75
0,25
II
(3,0đ)
1 Trình bày những đặc điểm nổi bật của ngành ngoại thương nước ta trong
thời kì đổi mới.
1,5
a. Toàn ngành:
- Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa,
đa phương hóa. VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và hiện
có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng LT trên TG.
- Cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối năm 1992, sau đó tiếp tục nhập siêu
nhưng bản chất đã khác xa so với thời kì trước đổi mới.
b. Xuất khẩu:
0,5
0,5
- Kim ngạch XK liên tục tăng, các mặt hàng XK ngày càng phong phú, thị
trường XK ngày càng mở rộng.
- Hạn chế: Tỉ lệ hàng đã qua chế biến hoặc tinh chế còn thấp, hàng gia công vẫn
còn chiếm tỷ trọng lớn hoặc phải nhập nguyên liệu.
c. Nhập khẩu:
- Kim ngạch NK tăng khá nhanh, phản ánh sự phục hồi và phát triển của SX và
tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu XK.

- Các mặt hàng NK chủ yếu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng… Thị
trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu.
0,5
2 Phân tích thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung
du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao đàn trâu của nước ta phân bố chủ yếu ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1,5
a. Thế mạnh tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè:
- Thế mạnh tự nhiên:
+ Địa hình - đất đai: Diện tích rộng, địa hình đa dạng có thể tổ chức sản xuất với
quy mô khác nhau. Có nhiều loại đất thuận lợi cho cây chè phát triển.
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh phù hợp với đặc điểm sinh
thái cây chè. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao tạo điều kiện trồng nhiều giống
chè khác nhau.
- Hiện trạng phát triển:
+ Là vùng trồng chè lớn nhất nước ta, nổi tiếng các loại chè thơm ngon nhất là ở
Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La…
+ Khó khăn: Thời tiết diễn biến thất thường, tình trạng thiếu nước vào mùa
đông, mạng lưới cơ sở CN chế biến chưa tươg xứng với thế mạnh của vùng.
b. Đàn trân phân bố chủ yếu ở TDMNBB là vì:
- Có địa hình đồi núi dốc, khí hậu lạnh và ẩm, trâu có thể thích nghi và phát triển
tốt.
- Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên, trong rừng…
1,0
0,5
III
(2,0đ)
1 Kể tên các vùng có cà phê là sản phẩm chuyên hóa của vùng. 0,75
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
2 Giải thích tại sao cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó? 1,25

- Các vùng này có ĐKTN thuận lợi để phát triển cây cà phê:
+ Địa hình: có các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du rộng lớn cho
phép phát triển các vùng trồng cà phê với quy mô lớn.
+ Đất đai: Có đất feralit, nhất là đất badan màu mỡ thích hợp cho cây cà phê.
+ Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cận xích đạo gió mùa với nguồn
nhiệt-ẩm thích hợp cho sản xuất cây cà phê.
- Các điều kiện KT-XH thuận lợi để phát triển cây cà phê:
+ Chích sách đầu tư của nhà nước, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước,
nhất là TT xuất khẩu.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm, có nhiều cơ sở chế biến cây cà phê…
IV
(3,0đ)
1 Vẽ biểu đồ miền 2,0
a. Xử lí số liệu
Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa thông qua các cảng biển (%)
Năm
Loại hàng
2000 2003 2005 2009
Tổng số
100,0 100,0 100,0 100,0
- Hàng xuất khẩu
24,9 20,9 25,9 25,2
- Hàng nhập khẩu
42,4 39,9 38,8 38,6
- Hàng nội địa 32,7 39,2 35,3 36,2
b. Vẽ biểu đồ:
* Yêu cầu
- Vẽ chính xác biểu đồ miền.
- Đảm bảo khoảng cách năm.
- Có ghi số liệu trên các miền.

- Có tên biểu đồ và chú giải.
0,5
1,5
2 Nhận xét và giải thích 1,0
- Nhận xét:
+ Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi, nhưng
không lớn. Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng
xuất khẩu, giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu (dẫn chứng).
+ Tuy có tỉ trọng giảm nhưng hàng nhập khẩu vẫn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất,
hàng xuất khẩu tỉ trọng còn thấp (dẫn chứng).
- Giải thích:
+ Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ
trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu tăng.
+ Tuy vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng do khối lượng hàng nhập khẩu tăng
chậm hơn so với hai loại hàng trên nên tỉ trọng giảm.
0,5
0,5
HẾT

×