Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề kiểm tra Học kỳ II lớp 12 năm 2012 - 2013, THPT Lê Thánh Tông tỉnh Gia Lai môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.84 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2012- 2013
GIA LAI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 - HỆ THPT
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian giao đề)



I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy nêu biểu hiện của nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê qua
đoạn trích Ông già và biển cả.
Câu 2. (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho
chúng ta”.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý
kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong Hồn Trương Ba,
da hàng thịt (Trích - Lưu Quang Vũ), anh (chị) hãy phân tích để làm rõ triết lí nhân sinh
của tác giả gửi gắm qua đoạn đối thoại trên.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước qua hai tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa
con trong gia đình (Nguyễn Thi).



…….Hết…….





Họ và tên thí sinh:…………………………….;SBD:……………; Phòng thi………
Chữ kí của giám thị 1:……………………… ;Chữ kí của giám thị 2:……………


ĐỀ CHÍNH THỨC

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ CHUẨN CHO ĐIỂM
GIA LAI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 - HỆ THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Hướng dẫn chấm gồm 3 trang
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy nêu biểu hiện của nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-
uê qua đoạn trích Ông già và biển cả.

-Phần nổi của “tảng băng trôi”: hành trình đuổi bắt con cá kiếm của ông
lão Xan-ti-a-go trên biển.

0,50
- Phần chìm của “tảng băng trôi”:
+ Hình ảnh con cá kiếm tượng trưng cho vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên và
niềm mơ ước của cả một đời đi biển của ông lão.


0,50
+ Lão Xan-ti-a-go tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người: có sức mạnh, có
ước mơ,…


0,50
Câu 1
(2,0
điểm)
+ Hành trình đuổi bắt con cá kiếm của Lão Xan-ti-a-go biểu tượng cho
hành trình con người biến ước mơ thành hiện thực.
0,50
Có ý kiến cho rằng: “Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban
tặng cho chúng ta”.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về ý kiến trên.

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; biết làm rõ luận điểm; không mắc các lỗi về
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và
trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần nêu
bật được các ý sau:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
0,50
- Giải thích:
+ Mỗi ngày: là thời gian, không chỉ xác định là 24 giờ, mà còn có nghĩa
là ngày tháng, cuộc đời.
+ Một món quà: thể hiện giá trị của thời gian, giá trị cuộc sống của mỗi
người.
+ Ý nghĩa: khẳng định giá trị và ý nghĩ của thời gian đối với cuộc sống
mỗi con người.

0,50






Câu 2

(3,0
điểm)























- Phân tích, chứng minh:
+ Đời người hữu hạn, thời gian luôn trôi chảy, một đi không trở lại, mỗi
giây phút trôi qua là sự mất mát lớn với mỗi con người.
+ Thời gian trôi đi nhưng nó để lại trong mỗi người sự bồi đắp vô giá về
tri thức, tâm hồn, tình cảm,…;

0,50
- Bình luận:
+ Khẳng định ý nghĩa của thời gian đối với cuộc sống mỗi người.
+ Thời gian chỉ thật sự là món quà khi con người biết quí trọng và sử
dụng thời gian đúng đắn, biết hành động để thời gian trở thành một khái
niệm sống có giá trị.
+ Con người phải biết tiết kiệm thời gian, chắt chiu từng giây phút của
cuộc đời.
+ Phê phán những người lãng phí thời gian và sức khỏe, phung phí cuộc
đời, lười học tập, lười lao động.
1,00
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân: là học sinh, cần phải có
nhận thức đúng đắn về thời gian; đặc biệt trong thời đại đất nước hội
nhập, học sinh cần biết quí trọng thời gian, tích cực học tập và rèn luyện.
0,50



Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ
năng.

- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp
nhận.

PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Theo chương trình Chuẩn
Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong Hồn
Trương Ba, da hàng thịt (Trích - Lưu Quang Vũ), anh (chị) hãy phân
tích để làm rõ triết lí nhân sinh của tác giả gửi gắm qua đoạn đối thoại
trên.

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận về một tác
phẩm, đoạn trích kịch; biết cách phân tích xung đột kịch; biết chọn dẫn
chứng và phân tích dẫn chứng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không
mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, về thời
đại vở kịch và đoạn trích, thí sinh có thể trình bày theo nhi
ều cách
nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0,50
- Đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt thể hiện xung đột giữa
thể xác và linh hồn trong nghịch cảnh trớ trêu: linh hồn nhân hậu, thanh
cao phải sống nhờ trong một thân xác phàm tục, thô lỗ.
0,50
- Triết lí nhân sinh:
+ Được sống làm người thật quý giá, nhưng phải sống đúng là mình,
sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có.


1,00
+ Cuộc sống thật sự hạnh phúc, thật sự có ý nghĩa khi con người được
sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
1,00
+ Phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, thô lỗ, giả tạo để con người và
cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn, nhân văn hơn.
0,50
- Nghệ thuật: Sáng tạo của tác giả khi mượn cốt truyện dân gian; nghệ
thuật xây dựng đối thoại và độc thọai nội tâm; ngôn ngữ-hành động nhân
vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống
truyện.
1,00
Câu
3.a
(5,0
điểm)



















- Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.
0,50

Hết

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kiến thức
và kĩ năng.

Theo chương trình Nâng cao
Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước qua hai tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).


a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận tác phẩm,
về một vấn đề nghị luận VH; biết chọn dẫn chứng và phân tích dẫn
chứng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc các lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về hai tác phẩm Rừng xà
nu và Những đứa con trong gia đình, về văn học Việt Nam thời kì chống
Mĩ, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được
các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0,50

- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời kì chống Mĩ là sự kế
thừa và phát huy cao độ của truyền thống tư tưởng yêu nước của văn học
Việt Nam. Cảm hứng bao trùm là ngợi ca những con người yêu nước,
sẵn sàng hi sinh, tinh thần lạc quan cách mạng, tình cảm gắn bó sâu
nặng với quê hương và người thân.
0,50
- Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình là hai tác phẩm tiêu biểu
thể hiện rõ nhất vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam
trong chống Mĩ cứu nước; cả hai tác phẩm đều mang đậm khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn nhưng mỗi tác phẩm có nét đặc sắc riêng:
0,50
+ Trong Rừng xà nu: Nguyễn Trung Thành đã mượn lời kể và giọng kể
của cụ Mết để tái hiện một cách chân thực và sinh động cuộc nổi dậy của
dân làng Xô Man như một bức tranh thu nhỏ của cuộc chiến tranh nhân
dân với một tập thể anh hùng thuộc nhiều thế hệ, khẳng định chân lí
của thời đại: dùng bạo lực cách mạng để chống lại; ngôn ngữ trang
trọng, giàu hình tượng, đậm chất sử thi, đậm chất Tây Nguyên.
1,50


+ Trong Những đứa con trong gia đình: Qua dòng hồi ức của nhân vật
Việt lúc bị thương, một mình lạc giữa chiến trường, Nguyễn Thi tái hiện
truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của một gia đình nông
dân Nam bộ; truyền thống gia đình, tình yêu quê hương đã góp phần
tạo nên truyền thống yêu nước, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh, tạo nên
sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ;
nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ và hình ảnh
đậm sắc thái Nam Bộ.
1,50
- Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.

0,50
Câu
3.b
(5,0
điểm)



































Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kiến thức
và kĩ năng.

×