Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề sưu tầm môn sinh học lớp 9 tham khảo bồi dưỡng học sinh (38)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.77 KB, 16 trang )

BÀI TẬP LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MENDEN.
A. BÀI TOÁN THUẬN: Cho biết KG, KH của P -> Xác định tỉ lệ KG, KH của F.
I. Phương pháp giải:
- Dựa vào giả thiết đề bài, qui ước gen.
- Từ KH của P -> Xác định KG của P.
- Lập sơ đồ lai -> Xác định KG của F -> KH của F.
II. Bài toán minh họa:
Bài tập 1: Ở đậu Hà Lan, thân cao và hạt vàng là 2 tính trội hoàn toàn so với thân thấp và
hạt xanh. Hai cặp tính trạng chiều cao và màu sắc hạt di truyền độc lập với nhau. Hãy lập
sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây:
a. Cây cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.
b. Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.
Giải:
Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt vàng; b: hạt xanh.
a. Cây cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 1:
P: (thân cao, hạt xanh) AAbb x aaBB (thân thấp, hạt vàng)
G: Ab aB
F
1
: AaBb -> tất cả đều thân cao, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 2:
P: (thân cao, hạt xanh) Aabb x aaBB (thân thấp, hạt vàng)
G: Ab :ab aB
F
1
: AaBb : aaBb
+KG: 1AaBb : 1aaBb
+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 3:


P: (thân cao, hạt xanh) AAbb x aaBb (thân thấp, hạt vàng)
G: Ab ab : aB
F
1
: Aabb : AaBb
+KG: 1Aabb : 1aaBb
+KH: 1thân cao, hạt xanh: 1 thân cao, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 4:
P: (thân cao, hạt xanh) Aabb x aaBb (thân thấp, hạt vàng)
G: Ab :ab aB : ab
F
1
: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân cao, hạt xanh : 1 thân thấp, hạt vàng : 1 thân
thấp, hạt xanh.
b. Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.
- Sơ đồ lai 1:
P: (thân cao, hạt vàng) AABB x aabb (thân thấp, hạt xanh)
G: AB ab
F
1
: AaBb -> tất cả đều thân cao, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 2:
P: (thân cao, hạt vàng) AaBB x aabb (thân thấp, hạt xanh)
G: AB : aB ab
F
1
: AaBb : aaBb
+KG: 1AaBb : 1aaBb

+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân thấp, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 3:
P: (thân cao, hạt vàng) AABb x aabb (thân thấp, hạt xanh)
G: AB : Ab ab
F
1
: AaBb : Aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb
+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân cao, hạt xanh.
- Sơ đồ lai 4:
P: (thân cao, hạt vàng) AaBb x aabb (thân thấp, hạt xanh)
G: AB : Ab : aB : ab ab
F
1
: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân cao, hạt xanh : 1 thân thấp, hạt vàng : 1 thân
thấp, hạt xanh.
Bài tập 2: Ở chuột 2 cặp tính trạng màu lông và chiều dài đuôi do 2 cặp gen nằm trên
NST thường phân li độc lập và không có tính trạng trung gian. Biết lông đen là tính trạng
trội hoàn toàn so với lông nâu và đuôi ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với đuôi dài.
Cho chuột P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản màu lông và
chiều dài đuôi giao phối với nhau thu được F
1
, tiếp tục cho F
1
tạp giao với nhau thu được
F
2
.

a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F
2
.
b. Nếu cho F
1
nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
Giải:
Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: lông đen; a: lông nâu; B: đuôi ngắn; b: đuôi dài.
a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F
2
.
- Trường hợp 1:
P
T/C
: (lông đen, đuôi ngắn) AABB x aabb (lông nâu, đuôi dài)
G
P
: AB ab
F
1
: AaBb -> 100% lông đen, đuôi ngắn.
- Trường hợp 2:
P
T/C
: (lông đen, đuôi dài) AAbb x aaBB(lông nâu, đuôi ngắn)
G
P
: Ab aB
F

1
: AaBb -> 100% lông đen, đuôi ngắn.
F
1
xF
1
: (lông đen, đuôi ngắn) AaBb x AaBb (lông đen, đuôi ngắn)
G
F1
: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F
2
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
*** Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 lông đen, đuôi ngắn : 3 lông đen, đuôi dài : 3 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu,
đuôi dài.
b. Kết quả lai phân tích F
1
:
P: (lông đen, đuôi ngắn) AaBb x aabb (lông nâu, đuôi dài)
G: AB: Ab:aB:ab ab
F
b
:

AB Ab aB ab
ab AaBb Aabb aaBb aabb
*** Kết quả:
+ KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
+ KH: 1 lông đen, đuôi ngắn : 1 lông đen, đuôi dài : 1 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu,
đuôi dài.
Bài tập 3: Ở cà chua, biết quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng và lá chẻ là
tính trạng trội hoàn toàn so với lá nguyên. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với
nhau.
Cho P có quả đỏ, lá chẻ thuần chủng giao phấn với cây có quả vàng, lá nguyên
thu được F
1
.
a. Lập sơ đồ lai.
b. Cho F
1
nói trên giao phấn lần lượt với 2 cây đều không thuần chủng là quả đỏ, lá
nguyên và quả vàng, lá chẻ. Lập sơ đồ lai để xác định kết quả tỉ lệ KG, KH ở con
lai.
Giải:
Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: quả đỏ; a: quả vàng; B: lá chẻ; b: lá nguyên.
• a. Sơ đồ lai:
• P
T/C
: (quả đỏ, lá chẻ) AABB x aabb (quả vàng, lá nguyên)
G
P
: AB ab
F

1
: AaBb -> 100% quả đỏ, lá chẻ.
b.
- Trường hợp 1:
P: (quả đỏ, lá chẻ) AaBb x Aabb (quả đỏ, lá nguyên)
G
P
: AB: Ab:aB:ab Ab : ab
F
1
:
AB Ab aB ab
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
*** Kết quả:
+ KG: 3A-B- : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb
+ KH: 3 quả đỏ, lá chẻ : 3 quả đỏ, lá nguyên : 1 quả vàng, lá chẻ : 1 quả vàng, lá nguyên.
- Trường hợp 2:
P: (quả đỏ, lá chẻ) AaBb x aaBb (quả vàng, lá chẻ)
G
P
: AB: Ab:aB:ab aB : ab
F
1
:
AB Ab aB ab
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
*** Kết quả:
+ KG: 3A-B- : 3aaB- : 1Aabb : 1aabb

+ KH: 3 quả đỏ, lá chẻ : 3 quả vàng, lá chẻ : 1 quả đỏ, lá nguyên : 1 quả vàng, lá nguyên.
Bài tập 4: Ở một loài thực vật, hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng và hoa hồng
là tính trạng trung gian. Quả tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài. Hai cặp tính
trạng này di truyền độc lập với nhau.
a. Cho cây có hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng, quả dài rồi
thu lấy các cây F
1
tiếp tục tự thụ phấn. Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG,
KH ở F
2
?
b. Cho cây hoa đỏ, quả tròn giao phấn với cây hoa hồng, quả dài thì kết quả như thế
nào?
Giải:
Theo đề bài, ta có qui ước gen:
1 Gọi A là gen qui định tính trạng hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a qui định
hoa trắng => kiểu gen hoa đỏ: AA; hoa hồng: Aa; hoa trắng: aa.
2 Gọi B là gen qui định tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định quả
dài => KG quả tròn: AA hoặc Aa; quả dài: aa.
a. Sơ đồ lai:
P
T/C
: (hoa đỏ, quả tròn) AABB x aabb (hoa trắng, quả dài)
G
P
: AB ab
F
1
: AaBb -> 100% hoa hồng, quả tròn.
F

1
xF
1
: (hoa hồng, quả tròn) AaBb x AaBb (hoa hồng, quả tròn)
G
F1
: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F
2
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
***Kết quả:
+ KG: 3AAB- : 1Aabb : 6AaB-: 2Aabb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 3 hoa đỏ, quả tròn : 1 hoa đỏ, quả dài : 6 hoa hồng, quả tròn : 2 hoa hồng, quả dài :
3 hoa trắng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài.
b. Cây hoa đỏ, quả tròn x cây hoa hồng quả dài:
- Sơ đồ lai 1:
P
T/C
: (hoa đỏ, quả tròn) AABB x Aabb (hoa hồng, quả dài)
G
P
: AB Ab : ab
F
1
: AABb : AaBb

+ KG: 1AABb : 1AaBb; KH: 1 hoa đỏ, quả tròn : 1 hoa hồng, quả tròn.
- Sơ đồ lai 1:
P
T/C
: (hoa đỏ, quả tròn) AABb x Aabb (hoa hồng, quả dài)
G
P
: AB : Ab Ab : ab
F
1
: AABb : AaBb : AAbb : Aabb
+ KG: 1AABb : 1AaBb : 1AAbb : 1Aabb
+ KH: 1 hoa đỏ, quả tròn : 1 hoa hồng, quả tròn : 1 hoa đỏ, quả dài : 1 hoa hồng, quả dài.
Bài tập 5: Ở một loài thực vật, hạt vàng trội không hoàn toàn so với hạt trắng và hạt tím
là tính trạng trung gian. Quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với quả dài và quả
bầu dục là tính trạng trung gian. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Cho
cây có hạt vàng, quả tròn giao phấn với cây hạt trắng, quả dài rồi thu lấy các cây F
1
tiếp
tục tự thụ phấn. Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F
1
, F
2
?
Giải:
Theo đề bài, ta có qui ước gen:
3 Gọi A là gen qui định tính trạng hạt vàng trội không hoàn toàn so với gen a qui
định hạt trắng => kiểu gen hạt vàng: AA; hạt tím: Aa; hạt trắng: aa.
4 Gọi B là gen qui định tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với gen b qui
định quả dài => KG quả tròn: AA; quả bầu dục: Aa; quả dài: aa.

a. Sơ đồ lai:
P
T/C
: (hạt vàng, quả tròn) AABB x aabb (hạt trắng, quả dài)
G
P
: AB ab
F
1
: AaBb -> 100% hạt tím, quả bầu dục.
F
1
xF
1
: (hạt tím, quả bầu dục) AaBb x AaBb (hạt tím, quả bầu dục)
G
F1
: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F
2
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
***Kết quả:
+ KG: 1AABB : 2AABb : 1AAbb: 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
+ KH: 1 hạt vàng, quả tròn : 2 hạt vàng, quả bầu dục : 1 hạt vàng, quả dài : 2 hạt tím, quả
tròn : 4 hạt tím, quả bầu dục : 2 hạt tím, quả dài : 1 hạt trắng, quả tròn : 2 hạt trắng, quả

bầu dục : 1 hạt trắng, quả dài.
III. Bài tập áp dụng và tự luyện tập ở nhà:
Bài tập 1: Khi lai 2 dòng chuột cô bay thuần chủng lông đen, ngắn với chuột cô bay lông
trắng, dài người ta thu được thế hệ con đồng loạt lông đen ngắn, các cặp gen qui định 2
cặp tính trạng này nằm trên 2 NST khác nhau. Hãy cho biết kết quả về KG, KH trong các
phép lai sau:
a. Cho các chuột F
1
thu được giao phối với nhau?
b. Cho các chuột F
1
thu được lai phân tích?
c. Cho các chuột F
1
thu được lai với chuột không thuần chủng lông đen, dài?
d. Cho các chuột F
1
thu được lai với chuột không thuần chủng lông trắng, ngắn?
Bài tập 2: Ở một loài côn trùng, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu lông và
độ dài cánh di truyền độc lập với nhau và nằm trên NST thường. Lông đen trội hoàn toàn
so với lông trắng. Cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Cho giao phối giữa cá thể
lông đen, cánh dài thuần chủng và cá thể lông trắng, cánh ngắn thu được F
1
. Cho F
1
tạp
giao thu được F
2
.
a. Lập sơ đồ lai từ P -> F

2
?
b. Lập sơ đồ lai và cho biết kết quả trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: F
1
giao phối trở lại với bố và mẹ của nó?
+ Trường hợp 2: cho F
1
lai phân tích?
Bài tập 3: Ở một loài thực vật: gen A: lá nguyên; gen a: lá chẻ; gen B: có tua cuốn; gen
b: không có tua cuốn. Mỗi gen nằm trên một NST. Hãy viết sơ đồ lai và xác định kết quả
các phép lai sau:
a. P: AaBb x aabb
b. P: AaBb x Aabb
c. P: AaBb x AaBb
d. P: AABB x Aabb
e. P: AaBB x aaBb
Bài tập 4: Ở người hai cặp gen qui định 2 cặp tính trạng về tầm vóc và nhóm máu nằm
trên hai cặp NST thường và phân li độc lập.
+ Về tầm vóc: T-: tầm vóc thấp; tt: tầm vóc cao.
+ Về nhóm máu:
- Nhóm máu A -> kiểu gen: I
A
I
A
hoặc I
A
I
O
.

- Nhóm máu B -> kiểu gen: I
B
I
B
hoặc I
B
I
O
- Nhóm máu AB -> kiểu gen: I
A
I
B
- Nhóm máu O -> kiểu gen: I
O
I
O
Hãy xác định kết quả của các phép lai sau:
a. Bố có tầm vóc thấp, máu AB x mẹ có tầm vóc cao, máu O
b. Bố có tầm vóc thấp, máu A x mẹ có tầm vóc cao, máu B
c. Bố có tầm vóc thấp, máu B x mẹ có tầm vóc cao, máu AB
d. Bố có tầm vóc thấp, máu O x mẹ có tầm vóc cao, máu A
e. Bố có tầm vóc cao, máu AB x mẹ có tầm vóc thấp, máu B
g. Bố có tầm vóc cao, máu A x mẹ có tầm vóc thấp, máu AB
h. Bố có tầm vóc cao, máu B x mẹ có tầm vóc thấp, máu O
i. Bố có tầm vóc cao, máu O x mẹ có tầm vóc thấp, máu A
Bài tập 5: Ở một loài côn trùng, mắt đỏ trội không hoàn toàn so với mắt trắng và mắt
vàng là tính trạng trung gian. Lông đen là tính trạng trội không hoàn toàn so với lông xám
và lông nâu là tính trạng trung gian. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau.
Cho cá thể có mắt đỏ, lông đen giao phối với cá thể mắt trắng, lông xám rồi cho các cá
thể F

1
tiếp tục tạp giao với nhau.
a. Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F
1
, F
2
?
b. Kết quả phép lai sẽ như thế nào nếu cho F
1
lai phân tích?
Bài tập 6: Ở một loài côn trùng, mắt đỏ trội không hoàn toàn so với mắt trắng và mắt
vàng là tính trạng trung gian. Cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh. Hai cặp
tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Cho cá thể có mắt đỏ, cánh dài thuần chủng
giao phối với cá thể mắt trắng, cánh ngắn rồi cho các cá thể F
1
tiếp tục tạp giao với nhau.
a. Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F
1
, F
2
?
b. Kết quả phép lai sẽ như thế nào nếu cho F
1
lai phân tích?
B. BÀI TOÁN NGHỊCH: Cho biết tỉ lệ KG, KH của F -> Xác định KG, KH của P
I. Phương pháp:
- Xác định tỉ lệ KH của F.
- Phân tích kết quả từng cặp tính trạng ở con lai. Dựa vào tỉ lệ tính trạng của F => KG của
P về cặp tính trạng đang xét=> KH của P.
+ Tỉ lệ F

1
= 3:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội
hoàn toàn.
+ Tỉ lệ F
1
= 1:2:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội
không hoàn toàn.
+ F
1
đồng tính trội => ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F
1
đồng tính lặn => cả 2 cơ thể P
đều đồng hợp lặn.
+ Tỉ lệ F
1
= 1:1 => 1 cơ thể P có KG dị hợp, cơ thể P còn lại có KG đồng hợp lặn về cặp
tính trạng đang xét.
- Xét chung 2 cặp tính trạng => KG ở hai cặp tính trạng của bố mẹ
- Lập sơ đồ lai minh họa.
***Lưu ý: để biết 2 cặp gen có phân li độc lập dựa vào: + Đề bài cho sẵn.
+ Tỉ lệ phân li độc lập của thí nghiệm MenDen: 9:3:3:1
+ Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
+ Đề bài cho 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau.
+ Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính trạng kia.
Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 cặp gen quy
định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền phân li độc lập: “Khi
hai cặp gen di truyền độc lập, tỉ lệ KH ở đời con bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành
nó”
II. Bài toán minh họa:
Bài tập 1: Ở lúa, hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục trội hoàn toàn so với hai tính

trạng thân thấp và hạt gạo trong. Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F
1

kết quả như sau: 120 cây có thân cao, hạt gạo đục : 119 cây có thân cao, hạt gạo trong :
40 cây có thân thấp, hạt gạo đục : 41 cây có thân thấp, hạt gạo trong.
Hãy biện luận để xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
Giải:
- Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt gạo đục; b: hạt gạo trong.
- Xét tỉ lệ KH của F
1
:
F
1
: 120 thân cao, hạt gạo đục : 119 thân cao, hạt gạo trong : 40 thân thấp, hạt gạo đục : 41
thân thấp, hạt gạo trong ≈ 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp,
hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng chiều cao cây:
Thân cao: thân thấp = (120+119) : (40+41) ≈ 3:1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng màu sắc hạt:
Hạt gạo đục : hạt gao trong = (120+40) : (119+41) ≈ 1:1
F
1
có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có
KG dị hợp: Bb x bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:

(3 thân cao : 1 thân thấp) x (1 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong) = 3 thân cao, hạt gạo đục : 3
thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong =F
1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
P: AaBb (thân cao, hạt gạo đục) x Aabb (thân cao, hạt gạo trong)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (thân cao, hạt gạo đục) AaBb x Aabb (thân cao, hạt gạo trong)
G
P
: AB: Ab:aB:ab Ab:ab
F
2
:
AB Ab aB ab
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
*** Kết quả:
+ KG: 3A-B- : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb
+ KH: 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1
thân thấp, hạt gạo trong.
Bài tập 2: Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F
1
đồng loạt có KH giống
nhau. Tiếp tục cho F
1
giao phấn với nhau, F
2
thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ,
chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín sớm : 41 cây có quả

vàng, chín muộn.
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P -> F
2
?
Giải:
a. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu sắc quả:
quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Qui
ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng thời gian chín của quả:
chín sớm: chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với chín muộn.
Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb
b. - Xét tỉ lệ KH của F
1
:
F
2
: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41 quả vàng,
chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng,
chín muộn.
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín
muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F

2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ F
1
: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn)
+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:
* Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
* Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)
- Sơ đồ lai minh họa:
* Sơ đồ lai 1: P: (quả đỏ, chín sớm) AABB x aabb (quả vàng, chín muộn)
G
P
: AB ab
F
1
: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
* Sơ đồ lai 2: P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb x aaBB (quả vàng, chín sớm)
G
P
: Ab aB
F
1
: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
F
1
xF
1
: (quả đỏ, chín sớm) AaBb x AaBb (quả đỏ, chín sớm)
G

F1
: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F
2
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
*** Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín
muộn.
Bài tập 3: Ở bí, quả tròn và hoa vàng là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài và hoa
trắng. Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng nói trên phân li độc lập với nhau. Trong
một phép lai giữa hai cây người ta thu được F
1
có 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau: 25%
quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa vàng : 25% quả dài, hoa
trắng. Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai?
Giải:
- Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: quả tròn; a: quả dài; B: hoa vàng; b: hoa trắng.
- Xét tỉ lệ KH của F
1
:
F
1
: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa vàng : 25% quả

dài, hoa trắng = 1 quả tròn, hoa vàng : 1 quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả
dài, hoa trắng.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng hình dạng quả:
Quả tròn: quả dài = (25%+25%) : (25%+25%) = 1:1
F
1
có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn
lại có KG dị hợp: Aa x aa
+ Về tính trạng màu sắc hạt:
Hoa vàng : hoa trắng = (25%+25%) : (25%+25%) = 1:1
F
1
có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn
lại có KG dị hợp: Bb x bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(1 quả tròn : 1 quả dài) x (1 hoa vàng : 1 hoa trắng) = 1 quả tròn, hoa vàng : 1 quả tròn,
hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng =F
1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ TH
1
: P: AaBb (quả tròn, hoa vàng) x aabb (quả dài, hoa trắng)
+ TH
2
: P: Aabb (quả tròn, hoa trắng) x aaBb (quả dài, hoa vàng)
- Sơ đồ lai minh họa:
+ TH
1

: P: (quả tròn, hoa vàng) AaBb x aabb (quả dài, hoa trắng)
G: AB : Ab : aB : ab ab
F
1
: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+KH: quả tròn, hoa vàng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1 quả dài,
hoa trắng.
+ TH
2
:
P: (quả tròn, hoa trắng) Aabb x aaBb (quả dài, hoa vàng)
G: Ab :ab aB : ab
F
1
: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+KH: quả tròn, hoa vàng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1 quả dài,
hoa trắng.
Bài tập 4: Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt tròn trội so với tính trạng mắt dài. Cho hai
cá thể P lai với nhau ta thu được F
1
: 90 cá thể thân đen, mắt tròn : 179 cá thể thân đen,
mắt dẹt : 91 cá thể thân đen, mắt dài : 32 cá thể thân trắng, mắt tròn : 58 cá thể thân trắng,
mắt dẹt : 29 cá thể thân trắng, mắt dài. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai?
Giải:
- Xét tỉ lệ KH của F
1
:
F

1
: 90 thân đen, mắt tròn : 179 thân đen, mắt dẹt : 91 thân đen, mắt dài : 32 thân trắng,
mắt tròn : 58 thân trắng, mắt dẹt : 29 thân trắng, mắt dài ≈ 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân
đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân
trắng, mắt dài.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu thân:
Thân đen : thân trắng = (90+179+91) : (32+58+29) ≈ 3:1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Qui
ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng hình dạng mắt:
Mắt tròn : mắt dẹt : mắt dài = (90+32) : (179+58) : (91+29) ≈ 1 :2 :1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => mắt tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với mắt
dài và mắt dẹt là tính trạng trung gian. Qui ước: BB: mắt tròn; Bb: mắt dẹt; bb: mắt dài
=> cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 thân đen : 1 thân trắng) x ( 1 mắt tròn : 2 mắt dẹt : 1 mắt dài) = 3 thân đen, mắt
tròn : 6 thân đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân trắng, mắt
dẹt : 1 thân trắng, mắt dài = F
1
.
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
P: AaBb (thân đen, mắt dẹt) x AaBb (thân đen, mắt dẹt)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (thân đen, mắt dẹt) AaBb x AaBb (thân đen, mắt dẹt)

G: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F
1
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
***Kết quả:
+ KG: 3A-BB : 6A-Bb : 3A-bb: 1aaAA : 2aaBb : 1aabb
+ KH: 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt
tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân trắng, mắt dài.
Bài tập 5: Ở một loài thực vật, người ta xét 2 cặp tính trạng về hình dạng hạt và thời gian
chín của hạt do 2 cặp gen qui định. Cho giao phấn giữa 2 cây P thu được con lai F
1
có kết
quả như sau: 56,25% cây có hạt tròn, chín sớm : 18,75% cây có hạt tròn, chín muộn :
18,75% cây có hạt dài, chín sớm : 6,25% cây có hạt dài, chín muộn. Xác định KG, KH
của P và lập sơ đồ lai?
Giải:
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng hình dạng hạt:
Hạt tròn : hạt dài = (56,25%+18,75%) : (18,75%+6,25%) = 3:1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => hạt tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt dài. Qui
ước: A: hạt tròn; a: hạt dài => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng thời gian chín:
Chín sớm : chín muộn = (56,25%+18,75%) : (18,75%+6,25%) = 3:1

F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => Chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với chín muộn.
Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb
- Xét tỉ lệ KH của F
1
:
F
1
: 56,25% hạt tròn, chín sớm : 18,75% hạt tròn, chín muộn : 18,75% hạt dài, chín sớm :
6,25% hạt dài, chín muộn = 9 hạt tròn, chín sớm : 3 hạt tròn, chín muộn : 3 hạt dài, chín
sớm : 1 hạt dài, chín muộn.
- Đây là tỉ lệ của qui luật phân li độc lập của MenDen => 2 cơ thể P dị hợp về 2 cặp gen.
P: (hạt tròn, chín sớm) AaBb x AaBb (hạt tròn, chín sớm)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (hạt tròn, chín sớm) AaBb x AaBb (hạt tròn, chín sớm)
G: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F
1
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
***Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 hạt tròn, chín sớm : 3 hạt tròn, chín muộn : 3 hạt dài, chín sớm : 1 hạt dài, chín
muộn.
Bài tập 6: Ở ngô, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, hạt vàng trội so với

hạt trắng. Cho lai 2 giống ngô với nhau ta thu được kết quả F
1
như sau: 12,5% thân cao,
hạt vàng : 12,5% thân thấp, hạt vàng : 25% thân cao, hạt tím : 25% thân thấp, hạt tím :
12,5% thân cao, hạt trắng : 12,5% thân thấp, hạt trắng. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai?
Giải:
- Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt vàng; b: hạt trắng.
- Xét tỉ lệ KH của F
1
:
F
1
: 12,5% thân cao, hạt vàng : 12,5% thân thấp, hạt vàng : 25% thân cao, hạt tím : 25%
thân thấp, hạt tím : 12,5% thân cao, hạt trắng : 12,5% thân thấp, hạt trắng = 1 thân cao,
hạt vàng : 1 thân thấp, hạt vàng : 2 thân cao, hạt tím : 2 thân thấp, hạt tím : 1 thân cao, hạt
trắng : 1 thân thấp, hạt trắng.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng chiều cao thân:
Thân cao : thân thấp = (12,5%+25%+12,5%) : (12,5%+25%+12,5%) = 1 : 1
F
1
có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn
lại có KG dị hợp: Aa x aa.
+ Về tính trạng màu sắc hạt:
Hạt vàng : hạt tím : hạt trắng = (12,5%+12,5%) : (25%+25%) : (12,5% +12,5%) =
1 : 2 :1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => Hạt vàng là tính trạng trội không hoàn toàn so với hạt

trắng và hạt tím là tính trạng trung gian. Qui ước: BB: hạt vàng; Bb: hạt tím; bb: hạt trắng
=> cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(1 thân cao : 1 thân thấp) x (1 hạt vàng : 2 hạt tím : 1 hạt trắng) = 1 thân cao, hạt vàng : 1
thân thấp, hạt vàng : 2 thân cao, hạt tím : 2 thân thấp, hạt tím : 1 thân cao, hạt trắng : 1
thân thấp, hạt trắng =F
1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
P: AaBb (thân cao, hạt tím) x aaBb (thân thấp, hạt tím)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (thân cao, hạt tím) AaBb x aaBb (thân thấp, hạt tím)
G
P
: AB:Ab:aB:ab aB:ab
F
1
:
AB Ab aB ab
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
***Kết quả:
+ KG: 1AaBB : 1aaBB : 2AaBb : 2aaBb :1 Aabb : 1aabb
+ KH: 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt vàng : 2 thân cao, hạt tím : 2 thân thấp, hạt
tím : 1 thân cao, hạt trắng : 1 thân thấp, hạt trắng
Bài tập 7: Ở một dạng bí, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả dài; lá to trội hoàn
toàn so với quả nhỏ. Hai cặp tính trạng nói trên di truyền phân li độc lập với nhau. Cho
giao phấn giữa cây thuần chủng có quả tròn, lá nhỏ với cây thuần chủng có quả dài, lá to
thu được F
1

. Tiếp tục cho F
1
giao phấn với cây khác thu được F
2
kết quả như sau: 37,5%
số cây có quả tròn, lá to : 37,5% số cây có quả tròn, lá nhỏ: 12,5% số cây có quả dài, lá to
: 12,5% số cây có quả dài, lá nhỏ.
a. Lập sơ đồ lai từ P -> F
1
b. Biện luận để xác định KG, KH của cây đã giao phấn với F
1
và lập sơ đồ lai.
Giải:
- Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: quả tròn; a: quả dài; B: lá to; b: lá nhỏ.
a. Sơ đồ lai:
P
T/C
: ( quả tròn, lá nhỏ) AAbb x aaBB (quả dài, lá to)
G
P
: Ab aB
F
1
: AaBb -> tất cả đều quả tròn, lá to.
b.
- F
2
: 37,5% quả tròn, lá to : 37,5% quả tròn, lá nhỏ: 12,5% quả dài, lá to : 12,5% quả dài,
lá nhỏ = 3 quả tròn, lá to : 3 quả tròn, lá nhỏ: 1 quả dài, lá to : 1 quả dài, lá nhỏ

- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng hình dạng quả:
Quả tròn : quả dài = (37,5%+37,5%) : (12,5%+12,5%) = 3:1
F
2
có tỉ lệ của qui luật phân li => quả tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài. Qui
ước: A: quả tròn; a: quả dài => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng kích thước lá:
Lá to : lá nhỏ = (37,5%+12,5%) : (37,5%+12,5%) = 1 : 1
F
2
có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có
KG dị hợp: Bb x bb
Theo giả thiết 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
F
1
: AaBb (quả tròn, lá to) x Aabb (quả tròn, lá nhỏ)
- Sơ đồ lai minh họa:
F
1
:quả tròn, lá to) AaBb x Aabb (quả tròn, lá nhỏ)
G
F1
: AB:Ab:aB:ab Ab:ab
F
2
:
AB Ab aB ab
Ab AABb AAbb AaBb Aabb

ab AaBb Aabb aaBb aabb
***Kết quả:
+ KG: 3A-B- : 3A-bb: 1aaBb : 1aabb.
+ KH: 3 quả tròn, lá to : 3 quả tròn, lá nhỏ: 1 quả dài, lá to : 1 quả dài, lá nhỏ.
Bài tập 8: Cho 2 cây P với nhau thu được F
1
có kết quả như sau: 79 cây có hoa
đỏ, quả dài : 161 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 160 cây có hoa hồng, quả dài : 321 cây có hoa
hồng, quả bầu dục : 80 cây có hoa đỏ, quả tròn : 159 cây có hoa hồng, quả tròn : 81 cây
có hoa trắng, quả dài : 160 cây có hoa trắng, quả bầu dục : 80 cây có hoa trắng, quả tròn.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai. Biết tính trạng hoa đỏ là tính trạng trội so với hoa trắng,
tính trạng quả tròn là tính trạng trội so với quả dài?
Giải:
- Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: hoa đỏ; a: hoa trắng; B: quả tròn; b: quả dài.
- Xét tỉ lệ KH của F
1
:
F
1
: 79 hoa đỏ, quả dài : 161 hoa đỏ, quả bầu dục : 160 hoa hồng, quả dài : 321 hoa hồng,
quả bầu dục : 80 hoa đỏ, quả tròn : 159 hoa hồng, quả tròn : 81 hoa trắng, quả dài : 160
hoa trắng, quả bầu dục : 80 hoa trắng, quả tròn ≈ 1 hoa đỏ, quả dài : 2 hoa đỏ, quả bầu
dục : 2 hoa hồng, quả dài : 4 hoa hồng, quả bầu dục : 1 hoa đỏ, quả tròn : 2 hoa hồng, quả
tròn : 1 hoa trắng, quả dài : 2 hoa trắng, quả bầu dục : 1 hoa trắng, quả tròn.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu sắc hoa:
Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng = (79+161+80) : (160+321+159) : (81+160+80) ≈ 1 : 2 :1
F
1

có tỉ lệ của qui luật phân li => hoa đỏ là tính trạng trội không hoàn toàn so với
hoa trắng và hoa hồng là tính trạng trung gian =>KG: AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa
trắng => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa.
+ Về tính trạng hình dạng quả:
Quả dài : quả bầu dục : quả tròn = (79+160+81):(161+321+160):(80+159+80) ≈ 1 : 2 :1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với
quả dài và quả bầu dục là tính trạng trung gian =>KG: AA: quả tròn; Aa: quả bầu dục; aa:
quả dài => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb.
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(1Hoa đỏ : 2hoa hồng : 1hoa trắng) x (1Quả dài : 2quả bầu dục : 1quả tròn)
= 1 hoa đỏ, quả dài : 2 hoa đỏ, quả bầu dục : 2 hoa hồng, quả dài : 4 hoa hồng,
quả bầu dục : 1 hoa đỏ, quả tròn : 2 hoa hồng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài : 2 hoa
trắng, quả bầu dục : 1 hoa trắng, quả tròn = F
1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
P: AaBb (hoa hồng, quả bầu dục) x AaBb (hoa hồng, quả bầu dục)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (hoa hồng, quả bầu dục) AaBb x AaBb (hoa hồng, quả bầu dục)
G: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F
1
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb

***Kết quả:
+ KG: 1Aabb : 2AABb : 2Aabb : 4AaBb : 1AABB : 2AaBB : 1aabb : 2aaBb : 1aaBB
+ KH: 1 hoa đỏ, quả dài : 2 hoa đỏ, quả bầu dục : 2 hoa hồng, quả dài : 4 hoa hồng, quả
bầu dục : 1 hoa đỏ, quả tròn : 2 hoa hồng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài : 2 hoa trắng,
quả bầu dục : 1 hoa trắng, quả tròn
III. Bài tập áp dụng và tự luyện tập ở nhà:
Bài tập 1: Ở gà, tính trạng chân cao trội hoàn toàn so với chân thấp, lông nâu trội so với
lông trắng. Cho giao phối giữa 2 gà P thuần chủng thu được F
1
đều có KG giồng nhau.
Tiếp tục cho F
1
lai phân tích thu được F
2
như sau: 25% chân cao, lông nâu : 25% chân
thấp, lông nâu : 25% chân cao, lông trắng : 25% chân thấp, lông trắng.
a. Giải thích và lập sơ đồ lai phân tích của F
1
?
b. Biện luận và xác định KG, KH của 2 gà P đã mang lai và lập sơ đồ lai.
c. Cho F
1
lai với gà có KG, KH như thế nào để F
2
có 100% gà chân cao, lông nâu? Giải
thích và minh họa bằng sơ đồ lai?
Bài tập 2: Cho giao phấn giữa 2 giống bí thuần chủng thu được F
1
. Tiếp tục cho F
1

tự thụ
phấn với nhau thu được con lai F
2
có kết quả như sau: 56,25% cây có quả tròn, hoa đỏ :
18,75% cây có quả tròn, hoa vàng : 18,75% cây có quả dài, hoa đỏ : 6,25% cây có quả
dài, hoa vàng. Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai?
Bài tập 3: Ở chuột, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu lông và hình dạng đuôi
đều nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau. Khi cho giao phối hai dòng chuột
thuần chủng có lông xám, đuôi cong với lông trắng, đuôi thẳng thu được F
1
.
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F
1
?
b. Tiếp tục cho giao phối giữa F
1
với chuột khác, thu được F
2
có kết quả như sau: 37,5%
số chuột có lông xám, đuôi cong : 37,5% chuột có lông xám, đuôi thẳng: 12,5% số chuột
có lông trắng, đuôi cong : 12,5% số chuột có lông trắng, đuôi thẳng.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F
1
. Biết lông xám và đuôi cong là 2 tính
trạng trội hoàn toàn so với lông trắng và đuôi thẳng.
Bài tập 4: Trên một thứ cây trồng, hai cặp tính trạng về hình dạng hoa và màu hoa di
truyền độc lập với nhau. Tiến hành giao phấn giữa cây P dị hợp về hai cặp gen, mang
kiểu hình hoa kép, màu đỏ với hai cây khác thu được F
1
có hai kết quả như sau:

a. Ở kết quả lai giữa P với cây thứ nhất thu được F
1
:
- 126 cây có hoa kép, màu đỏ.
- 125 cây có hoa kép, màu trắng.
- 42 cây có hoa đơn, màu đỏ.
- 43 cây có hoa đơn, màu trắng.
b. Ở kết quả lai giữa P với cây thứ hai thu được F
1
:
- 153 cây có hoa kép, màu đỏ.
- 51 cây có hoa kép, màu trắng.
- 151 cây có hoa đơn, màu đỏ.
- 50 cây có hoa đơn, màu trắng.
Biện luận để giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp nêu trên.
Bài tập 5: Cho giao phấn giữa hai cây P thu được F
1
có kiểu gen giống nhau. Cho một
cây F
1
giao phấn với cây khác thu được F
2
có kết quả như sau:
5 1250 cây có quả tròn, chín sớm.
6 1255 cây có quả tròn, chín muộn
7 1253 cây có quả dài, chín sớm
8 1251 cây có quả dài, chín muộn
Biết rằng hai tính trạng về hình dạng quả và thời gian chín của quả di truyền độc lập
với nhau. Quả tròn và chín sớm là hai tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài và chín
muộn.

a. Lập sơ đồ lai của F
1
với cây khác.
b. Suy ra KG, KH của cặp P mang lai.
Bài tập 6: Ở một loài côn trùng, người ta xét 2 cặp tính trạng về kích thước râu và màu
mắt do 2 cặp gen qui định. Cho giao phấn giữa 2 cá thể P thu được con lai F
1
có kết quả
như sau: 144 số cá thể có râu dài, mắt đỏ : 47 số cá thể có râu dài, mắt trắng: 50 số cá thể
có râu ngắn, mắt đỏ: 16 số cá thể có râu ngắn, mắt trắng. Xác định KG, KH của P và lập
sơ đồ lai?
Bài tập 7: Thực hiện phép lai giữa hai cây.
a. Trước hết theo dõi sự di truyền của cặp tính trạng về chiều cao, người ta thấy bố mẹ
đều có thân cao và các cây con F
1
có tỉ lệ 75% thân cao : 25% thân thấp. Giải thích và lập
sơ đồ lai của cặp tính trạng này.
b. Tiếp tục theo dõi sự di truyền của cặp tính trạng về hình dạng quả, thấy F
1
xuất hiện
125 cây có quả tròn : 252 cây có quả dẹt và 128 cây có quả dài. Giải thích và lập sơ đồ lai
của cặp tính trạng này.
c. Lập sơ đồ lai để giải thích sự di truyền chung của cả 2 cặp tính trạng theo điều kiệnđã
nêu. Biết rằng hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập và quả tròn là tính trạng trội.
Bài tập 8: Đem giao phấn giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính
trạng tương phản, đời F
1
đồng loạt xuất hiện cây tròn, vị ngọt. Tiếp tục cho F
1
tự thụ

phấn, thu được đời F
2
có 6848 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó 428 cây quả bầu, vị chua.
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F
2
?
b. Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F
2
?
Bài tập 9: Cho biết ở bò: lông đen trội so với lông vàng, lang trắng đen là tính trạng trung
gian, không sừng trội so với có sừng, chân cao trội so với chân thấp. Mỗi gen qui định
một tính trạng nằm trên NST thường.
Lai bò cái lông vàng, không sừng, chân thấp với bò đực chưa biết KG. Năm đầu
sinh được một con bê đực lông vàng, có sừng, chân thấp. Năm sau sinh được một bê cái
lang trắng đen, không sừng, chân cao. Xác định KG của 4 con bò nói trên?
Bài tập 10
*
: Cho F
1
tự thụ phấn được F
2
gồm 4 loại KH. Do sơ suất của việc thống kê,
người ta chỉ còn ghi lại được số liệu của một loại kiểu hình là cây cao, hạt dài chiếm tỉ lệ
18,75%. Hãy biện luận tìm KG của F
1
và viết sơ đồ lai để nhận biết tỉ lệ KG, KH ở đời
F
2
. Biết các gen di truyền phân li độc lập, tương phản với tín trạng thân cao, hạt dài là các

tính trạng thân thấp, hạt tròn.
= = = = = = = = = = = = = = = == = = = = = = == = = = = = = == = = = = = = =

×