Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giáo trình Xây dựng trại sản xuất giống cua - MĐ01- Sản xuất giống cua xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 84 trang )






X ÂY D






















1
T


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
 01



























2


Giáo trình “Xây dựng trại sản xuất giống cua” cung cấp cho học viên
những kiến thức cơ bản về lựa chọn địa điểm xây dựng trại, xây dựng công
trình trại giống, giám sát lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, hệ thống sục khí và
hệ thống điện của trại sản xuất giống cua xanh; có giá trị hướng dẫn học viên
học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh
cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương.
Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ
chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường
Trung học Thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun Xây
dựng trại sản xuất giống cua dùng cho học viên. Giáo trình đã được phản biện,
nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thành lập.
Giáo trình “Xây dựng trại sản xuất giống cua” được biên soạn dựa trên
chương trình chi tiết mô đun xây dựng trại sản xuất giống, giới thiệu về kiến
thức và kỹ năng cho việc xây dựng trại ương nuôi ấu trùng cua xanh. Nội dung
giáo trình gồm 6 bài:
Bài 1: Tìm hiểu về vòng đời, môi trường và tập tính sống của cua xanh
Bài 2: Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cua xanh
Bài 3: Xây dựng bể ương nuôi
Bài 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải
Bài 5: Lắp đặt hệ thống sục khí
Bài 6: Lắp đặt hệ thống điện
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực
tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng
nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người sản xuất giống
cua cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản
sau.
Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Trung học Thủy sản,
các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng
tôi thực hiện giáo trình này.
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Lê Văn Thích
2. Lê Tiến Dũng

3


AC Alternating Current: Điện xoay chiều
ATS Automatic Transfer Switches: Hệ thống chuyển đổi nguồn
tự động
DO Dessolved Oxygen: Lượng Oxy hoà tan trong nước cần thiết
cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng cư, thuỷ
sinh, côn trùng v.v ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ
khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do
trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh
phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp
của tảo và v.v Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật
nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số
quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực
Bể Composite Là loại bể được tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau
tạo nên
TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam: do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt
Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và

các Bộ, Ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công
nghệ công bố.
DC Direct Current: Điện một chiều
PE Polyetylen: là một loại nhựa dẻo được sử dụng rất phổ biến
trên thế giới
PVC Polyvinylchloride: là một loại nhựa phần lớn dùng bao bọc
dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia
dụng…
kVA Đơn vị đo cường độ dòng điện
VOM Đồng hồ vạn năng





4

 TRANG
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VÀ TỪ VIẾT TẮT 3
MỤC LỤC 4
MÔ ĐUN: XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG CUA 7
BÀI 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ MÔI TRƯỜNG
SỐNG CỦA CUA XANH 8
1. Phân bố của cua xanh 8
1.1. Phân bố của cua xanh trên thế giới 8
1.2. Phân bố ở Việt Nam 8
2.Vòng đời của cua xanh 8
3. Môi trường sống 9
3.1. Khả năng thích ứng với nhiệt độ 9
3.2. Độ mặn 10

3.3.pH
3.4. Các chất khí hòa tan 10
3.5. Tính ưa ánh sáng và hướng quang của cua 10
3.6. Cơ chế lột xác của cua 10
4. Tập tính sống 10
4.1. Tính đào hang 10
4.2. Tính vượt vật cản 11
4.3. Tính hung dữ và tự vệ 11
4.4. Địch hại của cua 11
Bài 2: CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT 13
GIỐNG CUA XANH 13
1. Chọn địa hình 13
1.1. Tiêu chí lựa chọn địa điểm 13
1.2. Chọn địa hình 14
1.3. Tìm hiểu chế độ triều 16
1.4. Tiến hành khảo sát chọn địa điểm xây dựng trại 17
2. Chọn nguồn nước 17
2.1. Chọn nguồn nước mặn 17
2.2. Chọn nguồn nước ngọt 18
3. Khảo sát kinh tế xã hội khu vực xây dựng trại 18
4. Thực hiện thủ tục xây dựng trại và đăng ký sản xuất 19
4.1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật 19
4.2. Nộp hồ sơ 19
Bài 3: XÂY DỰNG BỂ ƯƠNG NUÔI 21
1. Các loại bể trong trại sản xuất giống cua 21
1.1. Bể nuôi cua mẹ 21
1.2. Bể ương ấu trùng 21
1.3. Bể nuôi tảo 22
1.4. Bể nuôi luân trùng 22


5
1.5.Bể chứa, lắng và xử lý nước 23
1.6.Bể lọc 23
1.7.Bể xử lý nước thải 24
2.Lên sơ đồ bố trí trại 24
3.Xây dựng bể xi măng 26
3.1.Chuẩn bị nguyên vật liệu 26
3.2.Quy trình thực hiện 27
3.3.Yêu cầu kỹ thuật 28
3.4.Thi công xây dựng bể 28
3.5.Ngâm xả, vệ sinh bể sau khi xây dựng 30
4.Xây dựng bao che 32
BÀI 4: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC, 33
XỬ LÝ NƯỚC THẢI 33
1.Lắp đặt hệ thống bơm cấp nước 33
1.1.Chọn máy bơm, ống dẫn nước 33
1.2.Chọn vị trí đặt đầu ống hút nước 37
1.3.Lắp đặt đường ống dẫn nước 38
2.Lắp đặt hệ thống bể xử lý nước cấp 38
2.1.Bể xử lý hóa chất 38
2.2.Bể lọc nước 38
3.Xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải 43
3.1.Tiêu chuẩn hệ thống xử lý nước thải 43
3.2.Hệ thống thoát nước 43
3.3.Hệ thống xử lý nước thải 44
Bài 5: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG SỤC KHÍ 48
1.Chuẩn bị vật tư 48
2.Lắp đặt hệ thống sục khí 48
2.1.Lắp đặt hệ thống sục khí chính 48
2.2.Lắp đặt hệ thống sục khí dự phòng 50

3.Kiểm tra hoàn chỉnh 52
Bài 6: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN 54
1.Chuẩn bị vật tư, thiết bị 54
1.1.Đồng hồ vạn năng 54
1.2.Tuốc nơ vít 55
1.3.Máy phát điện 55
1.4.Bộ ATS 56
1.5.Dây dẫn điện 58
2.Lắp đặt hệ thống điện 58
2.1.Các yêu cầu kỹ thuật 58
2.2.Lắp hệ thống điện chính 59
2.3.Hệ thống điện dự phòng 61
2.4.Kiểm tra hoàn chỉnh 61
3.Các yêu cầu về an toàn điện 61
4.Cấp cứu tai nạn điện 62

6
4.1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện 62
4.2. Cứu chữa nạn nhân sau khi tách khỏi mạch điện 63
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 67
PHỤ LỤC 1. TCVN 6986:2001 75
PHỤ LỤC 2. TCVN 6772 – 2000 77
PHỤ LỤC 3. TIÊU CHUẨN NGÀNH THỦY SẢN 79
1.Hạng mục công trình xây dựng 79
2.Hạng mục trang thiết bị Error! Bookmark not defined.
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNGError! Bookmark not
defined.
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU Error! Bookmark not defined.

7

:  CUA
:  01


Mô đun 01 “Xây dựng trại sản xuất giống cua” có thời gian học tập 80 giờ,
trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra định kỳ và 04
giờ kiểm tra kết thúc mô đun.
Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực
hiện các công việc chọn địa điểm xây dựng trại, lên sơ đồ bố trí và xây dựng và
lắp đặt các hạng mục công trình chính của trại sản xuất giống cua xanh đạt chất
lượng và hiệu quả cao.
Mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, được giảng dạy tại cơ
sở đào tạo hoặc địa phương có mô hình sản xuất và đầy đủ các trang thiết bị
cần thiết.
Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi kiến
thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc chọn địa điểm xây dựng
trại, lên sơ đồ bố trí và xây dựng và lắp đặt các hạng mục công trình chính.




8
BÀI 1: 
CUA XANH


Trình bày được vòng đời, môi trường và tập tính sống của cua xanh.
 DUNG
1. Phân bố của cua xanh
1.1. Phân bố của cua xanh trên thế giới


Hình: 1.1.1
Cua xanh là loài cua nước lợ, có phạm vi phân bố rộng, từ ấn Độ Dương
qua Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây
châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985). Nhìn
chung, cua xanh phân bố quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia,
Malaysia, Philippines và Việt Nam.
1.2. Phân bố ở Việt Nam
Loài cua này nguyên được phát hiện tại lưu vực cửa sông Mê Kông,
nhưng hiện nay được nuôi trong các trang trại nuôi trồng thủy hải sản tại miền
nam Việt Nam.
2. Vòng đời của cua xanh

9

Hình: 1.1.2
Trứng phôi được cua mẹ ôm và ấp cho đến lúc nở thành ấu trùng zoea.
Gặp điều kiện thuận lợi cua ấp trứng tốt, phôi phát triển đồng đều thì ấu trùng
nở ra đồng loạt, thường từ 3 – 6 giờ thì cua nở xong.
Ấu trùng Zoea nở ra là bơi được ngay và hương quang mạnh. Sau 16 -18
ngày, ấu trùng Zoea trải qua 5 lần lột xác để thành ấu trùng Megalops.
Ấu trùng Megalops có đôi mắt kép to, có 5 đôi chân ngực, đôi thứ nhất to
phát triển thành càng, 4 đôi chân sau biến thành các đôi chân bò. Sau 8 – 10
ngày Megalops lột xác biến thành cua bột 1.
Cua bột vừa lột xác từ Megalops có vỏ mềm, nằm ở đáy. Sau 1 – 2 giờ, vỏ
cứng và cua bắt đầu bò và bơi lội trong nước
3. Môi trường sống
3.1. Khả năng thích ứng với nhiệt độ

10

- Cua xanh có biên độ giao động nhiệt độ cao từ 14 – 35
o
C. Nhiệt độ thích
hợp từ 28 – 30
o
C.
3.2. Độ mặn
- Cua xanh thích ứng rộng với độ mặn từ 0.2 – 40‰, thích hợp là 15 - 32
‰ nồng độ muối thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm
canh là ở 1 - 10‰. Đối với ấu trùng ương nuôi trong bể thích hợp nhất từ 28 –
30‰.
3.3. pH
- Phạm vi pH thích ứng của cua là 7,5 - 9. Khi môi trường sống của cua có
pH = 5 cua chết sau 45 giờ, pH = 5,5 cua chết sau 24 giờ. Nếu pH xuống thấp
thì cua mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, cua yếu ớt, màu sắc thay
đổi đột ngột (cua nhợt nhạt), đôi khi cua nhảy cả lên bờ. pH trong bể ương ấu
trùng luôn nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5.
3.4. Các chất khí hòa tan
- Oxy: Cua rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi
giới hạn từ 3 - 11mg/lít.
- CO
2
: Hàm lượng CO
2
thích hợp là 10mg/lít.
- H
2
S: Hàm lượng H
2
S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm

canh là 0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ương ấu trùng thì hàm lượng
H
2
S luôn bằng 0.
3.5. Tính ưa ánh sáng và hướng quang của cua
- Đặc tính của cua là thích ánh sáng yếu, mọi hoạt động như: Giao vĩ, sinh
sản, bắt mồi… đều diễn ra vào ban đêm nhất là lúc chập choạng tối và gần
sáng. Cua trưởng thành có thể nhận biết được tầng ánh sáng 1 lux cách xa từ
20-30m. Nhưng nếu nguồn sáng không ổn định cua có thể bỏ ăn. Ánh sáng
trong bể ương ấu trùng không cần thiết, chủ yếu là ánh sáng nhân tạo.
3.6. Cơ chế lột xác của cua
- Mỗi lần lột xác cua tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình từ
20-50% so với trước khi lột xác, vỏ cua cứng lại sau khi lột xác được 0,5-1 giờ.
Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. ấu trùng có thể lột
xác trong vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày /lần. Cua lớn lột xác chậm hơn nửa tháng hay
một tháng một lần, đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những
phần đã mất như chân, càng Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương
thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này
vào trong kỷ thuật nuôi cua lột.
4. Tập tính sống
4.1. Tính đào hang
Cua xanh thường trú ẩn, vùi mình ở đáy hoặc trong các hang hốc, mô đất.
Cua đào hang rất giỏi, có hang dài đến 1m hoặc hơn nữa.

11
Hang cua có hình dạng, kích
thước khác nhau tùy thuộc vào kích
thước cơ thể và điều kiện địa hình.
Hang thường được đào ở mép
nước bờ đầm, ao, nơi có mặt đáy

thoai thoải. Hang được đào chếch
với đáy ao, bảo đảm hang luôn ẩm
ướt.
Hình 1.1.3. Hang cua
4.2. Tính vượt vật cản
Cua có thể bò lên cạn, vượt qua bờ thậm chí bò qua các rào chắn để đến nơi
cư trú mới phù hợp cho từng giai đoạn sống.
Vào thời kỳ thành thục sinh dục, cua cái tìm cách thoát ra khỏi ao, đầm
nuôi, đi rất xa ra vùng biển thích hợp để giao vĩ, đẻ trứng.
4.3. Tính hung dữ và tự vệ
Tính hung dữ của cua có từ giai đoạn ấu trùng Megalops đến cua trưởng
thành.
Khi thiếu thức ăn, cua lớn, khỏe thường tấn công cua nhỏ, yếu, cắn gãy
càng, vỡ mai rồi ăn thịt.
Trong thời kỳ giao vĩ, cua đực thường đánh nhau để giành cua cái.


Cua có khả năng tự vệ tốt
do có cơ thể lớn, vỏ cứng,
càng sắc, to, khỏe, mắt quan
sát nhanh và bơi lội giỏi. Cua
tự vệ bằng cách dọa, tấn công
kẻ thù hoặc bỏ trốn.


Hình 1.1.4. Cua giương càng tự vệ
Trong trường hợp nguy cấp, cua có thể bỏ đi các phụ bộ (thí ngoe, càng) để
thoát thân. Bộ phận bị mất được tái tạo lại trong thời gian ngắn, khi cua lột xác.
4.4. Địch hại của cua


12
Cua có nhiều địch hại như các
loài cá dữ, chim ăn thịt, chuột,
rắn… kể cả đồng loại. Trong mỗi
giai đoạn phát triển, cua có những
địch hại riêng.

Hình 1.1.5. Địch hại của cua
Bọ cua ký sinh ở bụng cua, hút dịch cơ thể làm cua cái không lên gạch, cua
đực gầy yếu.
Rệp cua thường bám vào vòm mang cua, tăng nhanh số lượng ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cua.

B. CÂ
Câu hỏi 1.1.1: Trình bày vòng đời và các yếu tố về độ mặn, pH, nhiệt độ
ảnh hưởng đến hoạt động sống của cua xanh?

- Khả năng thích ứng với môi trường sống của cua xanh: nhiệt độ từ 28 –
30
o
C; độ mặn của bể 28 – 30‰; pH nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5; Hàm
lượng oxy hòa tan giới hạn từ 3mg/lít trở lên.
- Đặc tính của cua là thích ánh sáng yếu, khi cường độ ánh sáng mạnh thì
cua giảm bắt mồi.



13
Bài 2:  
 CUA XANH


Chọn địa điểm thích hợp để xây dựng trại sản xuất giống cua xanh là một
yếu tố quan trọng để đánh giá sự hoạt động thành công của trại sản xuất giống,
điều này sẽ giúp cho việc điều hành sản xuất thuận lợi, áp dụng các biện pháp
kỹ thuật được dễ dàng, nâng cao chất lượng cua giống, hạ giá thành sản phẩm,
đảm bảo cấp đủ nước cho trại sản xuất suốt mùa vụ.
Chọn địa điểm thích hợp bao gồm chọn nguồn nước có các chỉ tiêu môi
trường thích hợp và ổn định, địa điểm phù hợp cho việc xây dựng trại, điều
kiện giao thông thuận lợi

- Trình bày được các yêu cầu chọn lựa địa điểm xây dựng trại sản xuất
giống cua xanh.
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị để đo các chỉ tiêu môi trường nước.
- Chọn được địa điểm xây dựng trại đúng yêu cầu.

A. 
1. Chọn địa hình
1.1. Tiêu chí lựa chọn địa điểm
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của trại. Vì
vậy khu vực xây dựng trại phải đạt được một số tiêu chí như:
1. Khu vực xây dựng trại sản xuất giống phải nằm trong vùng qui hoạch
thủy sản của chính quyền địa phương.
2. Điều kiện khí hậu, môi trường: Trại nuôi được xây dựng ở nơi ít chịu ảnh
hưởng của gió bão, nguồn nước có độ mặn cao và ổn định, không bị ảnh
hưởng của các nguồn nước thải
3. Trại được xây dựng ở vị trí thuận tiện về giao thông, có điện lưới ổn
định, an ninh xã hội tốt




14

1.2. Chọn địa hình
Trại sản xuất giống cua xanh
phải được xây dựng trên vùng đất
cao bằng phẳng ở eo vịnh, hải
đảo hoặc vùng nội địa có nguồn
nước mặn ngầm. Mặt bằng xây
dựng phải bảo đảm thuận lợi cho
việc cấp và thoát nước, tránh
được úng lụt hoặc mức nước thuỷ
triều lớn nhất trong năm.

Hình 1.2.1. Trại sản xuất giống


- Nơi giáp nước: khu
vực nước sông đổ ra
biển sẽ cho chất lượng
nước không ổn định

Hình 1.2.2. Nơi giáp nước cửa biển

- Nơi có xoáy nước


15
Hình 1.2.3. Xoáy nước
- Khu vực bờ biển dễ bị
sạt lở


Hình 1.2.4. Bờ biển bị sạt lở

- Lưu vực nước chảy
xiết

Hình 1.2.5. Lưu vực có nước chảy xiết

- Nơi hạ lưu nguồn nước
thải, nguồn gây ô
nhiễm của các nhà
máy, khu dân cư.





Hình 1.2.6. Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt
động công nghiệp

16
- Bến cảng, nơi neo đậu
tàu thuyền










Hình 1.2.7. Bến tàu
1.3. Tìm hiểu chế độ triều
- Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên và hạ xuống theo một chu
kỳ xác định do lực hút giữ mặt trăng, mặt trời với trái đất.
- Bán nhật triều đều: Trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều
xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều
gần bằng 12 giờ 25 phút.
- Nhật triều đều: Trong một ngày có một lần triều lên và một lần triều
xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút
- Triều cường: là biên độ triều lớn nhất, khi chân triều thấp còn đỉnh triều
cao gọi là thời kỳ triều cường. Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày
trăng non (ngày sóc) và trăng tròn (ngày vọng).
- Triều kém: mực nước triều dao động ít.
- Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km
bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều
không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế
tiếp nhau.
+ Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết
trong tháng. Độ lớn triều khoảng 2,6 - 3,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có
18 - 22 ngày nhật triều.
+ Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không
đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 1,2 -
2,5 m.
+ Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không
đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m.
+ Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều.
+ Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn
triều khoảng 0,8 - 1,2 m.

+ Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều
khoảng 1,2 – 2,0 m.

17
+ Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn
khoảng 2,0 - 3,5 m.
+ Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng
trên duới 1 m.
1.4. Tiến hành khảo sát chọn địa điểm xây dựng trại
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khảo sát địa hình
Dụng cụ khảo sát địa hình gồm có la bàn, thước đo, bản đồ địa hình, lịch
thủy triều, bảo hộ lao động (có thể quan sát thực tế định hướng thay cho la
bàn).
- Bước 2: Thu thập bản đồ địa hình vùng ương nuôi
Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và huyện nơi dự định đặt địa
điểm.
- Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy triều
- Bước 4: Khảo sát thực tế.
- Bước 5: Ra quyết định
2. Chọn nguồn nước
2.1. Chọn nguồn nước mặn
- Các trại sản xuất giống cua phải được cung cấp nguồn nước biển đầy đủ,
sạch và có đủ độ mặn thích hợp với đối tượng nuôi.
- Nguồn nước mặn là nước biển hoặc nước mặn ngầm phải đạt được các chỉ
tiêu yêu cầu sau:
+ Độ mặn lớn hơn 25‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất.
+ pH = 7,5-8,5
+ Nhiệt độ: lớn hơn 25
o
C

+ Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 5mg/l
+ Độ trong lớn hơn 30cm
+ NH
4
+
nhỏ hơn 0,1mg/l
+ NO
2
nhỏ hơn 1mg/l
- Khi chất lượng nước tốt, việc xử lý sẽ đơn giản hơn, do đó giá thành sản
xuất con giống sẽ giảm xuống.

18

2.2. Chọn nguồn nước ngọt
- Bên cạnh nguồn nước biển đầy đủ, nguồn nước ngọt cũng quan trọng cho
việc lợ hóa bể nuôi trước khi xuất bán cho những vùng có độ mặn thấp và
cho các hoạt động sinh hoạt của người sản xuất và vệ sinh trại.
- Nguồn nước ngọt là nước giếng hoặc nước ngầm hay nước máy phải đạt
được các chỉ tiêu sau:
+ Cảm quan: trong, không màu, không mùi, không vị.
+ Độ mặn không lớn hơn 5‰.
+ pH = 6,5-8,5
+ Oxy hòa tan lớn hơn 5mg/l
+ NH
4
+
nhỏ hơn 0,2mg/l
+ Hàm lượng nitrat không lớn hơn 50mg/l
+ Không có vi sinh vật gây bệnh

3. Khảo sát kinh tế xã hội khu vực xây dựng trại
- Trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống việc tìm hiểu
điều kiện về giao thông của vùng để chuẩn bị cho công tác chuẩn bị nơi
ương, quá trình vận chuyển giống, nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của nghề sẽ giúp giảm
giá thành con giống.
- Điệu kiện giao thông đảm bảo thuận lợi cho hoạt động đi lại, lưu thông
hàng hóa giữa vùng nuôi với môi trường bên ngoài đảm bảo an toàn,
thuận lợi, đây là một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn nơi ương
nuôi.
- Tiêu chuẩn:
+ Giao thông phải thuận tiện
+ Ô tô có thể đến được trại để mua con giống
- Tiến hành: Khảo sát thực tế và đưa ra quyết định lựa chọn
- Tiêu chí:
+ Tìm hiểu được nơi xây dựng trại phải gần hoặc có đầu mối tiêu thụ
+ Nên là vùng đã hình thành thị trường tiêu thụ cua xanh giống
+ Tốt nhất là xây dựng trại ở vùng quy hoạch nuôi cua thương phẩm
- Các bước tiến hành:

19
+ Bước 1: Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như
đài, báo, ti vi, internet, mối quan hệ sẵn có về nguồn tiêu thụ…
+ Bước 2: Khảo sát thực tế
+ Bước 3. Đưa ra quyết định
4. Thực hiện thủ tục xây dựng trại và đăng ký sản xuất
Cơ quan có thẩm quyền quyết định về việc xây dựng trại Ủy ban nhân
dân cấp huyện, đơn vị trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính là Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện
4.1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn xin đầu tư xây dựng mới trang trại
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
- Dự án kinh tế trang trại
4.2. Nộp hồ sơ
- Hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu Đăng ký xây dựng mới
trang trại thuỷ sản thì nộp hồ sơ tại cơ quan có chức năng giải quyết.
B. CÂ
1.
Câu hỏi 1.2.1. Độ mặn thích hợp của nước biển trong trại sản xuất giống cua
xanh trong khoảng 30 – 33‰
A. Đúng B. Sai
Câu hỏi 1.2.2. Vị trí xây dựng trại sản xuất giống thích hợp ở?
A. Bãi ngang ven biển B. Cửa sông
C. Nơi có nước chảy siết D. Nơi bến tàu
Câu hỏi 1.2.3. Yếu tố quan trọng nhất của việc lựa chọn địa điểm xây dựng trại
sản xuất giống?
A. Đất đai B. Khí hậu
C. Nguồn nước D. Điều kiện giao thông
Câu hỏi 1.2.4. Trình bày các tiêu chí lựa chọn môi trường để xây dựng trại sản
xuất giống cua xanh?
2. :
Bài tập 2.2.1 Thực hiện các thủ tục xây dựng trại và đăng ký sản xuất?
: (Thời gian 2 giờ) Thực hiện các bước chọn nguồn nước


20
- Nguồn cung cấp nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc lựa chọn
địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cua xanh, đặc biệt là độ mặn.
- Trại sản xuất giống nên gần đường giao thông để thuận lợi cho việc cung

cấp các trang thiết bị, vật tư khi xây dựng.

21
Bài 3: 


Tùy theo quy mô sản xuất, trại sản xuất giống cua xanh có thể là trại nuôi
vỗ thành thục và cho cua đẻ, trại ương ấu trùng cua hay trại đẻ và ương ấu
trùng cua.
Xây dựng trại sản xuất giống cua xanh với đầy đủ các hạng mục đạt yêu
cầu kỹ thuật công trình xây dựng và yêu cầu kỹ thuật công trình sản xuất giống
thủy sản sẽ giúp cho việc điều hành sản xuất thuận lợi, áp dụng các biện pháp
kỹ thuật được dễ dàng và kéo dài tuổi thọ công trình.


- Biết được cách bố trí hệ thống bể ương, nuôi trong trại sản xuất giống.
- Theo dõi, giám sát thi công xây dựng công trình bể ương, nuôi đúng yêu
cầu.
A. 
1. Các loại bể trong trại sản xuất giống cua
Một trại sản xuất cua xanh giống cần phải có các loại bể như sau: Bể
chứa và xử lý nước, bể nuôi vỗ cua bố mẹ, bể cho cua đẻ và ấp trứng, bể nuôi
ấu trùng, bể lắng, bể lọc, bể nuôi tảo, bể ấp trứng Artemia, bể xử lý nước thải.
1.1. Bể nuôi cua mẹ
- Hồ nuôi cua mẹ làm bằng xi
măng, đáy hồ nghiêng về
nơi thoát nước để thuận tiện
trong quá trình thay nước.
Diện tích đáy mỗi hồ từ 5 -
20m

2
, độ sâu mức nước
trong hồ từ 0,2 - 0,3m. Một
phần ba đáy hồ có lớp bùn
cát hoặc cát có độ dày từ 15
- 20cm. Nên chuẩn bị 02 bể,
trong đó 1 bể để tách nuôi
cua mẹ khi đã đạt giai đoạn
II – IV.


Hình 1.3.1. Bể nuôi vỗ cua bố mẹ
1.2. Bể ương ấu trùng

22
- Có thể dùng bể hình chữ nhật, bể
vuông bằng xi măng hay bể tròn
đáy phẳng làm bằng nhựa, bể
tròn đáy hình chóp cụt làm bằng
chất dẻo. Mỗi loại bể đều có ưu
và nhược điểm riêng, tùy theo
điều kiện và trình độ kỹ thuật
nuôi mà chọn loại phù hợp. Số
lượng bể tùy theo số lượng ấu
trùng được nuôi. Mỗi bể có thể
tích từ 4 – 6m
3
, cao khoảng 1,2m.
Có thể dùng 6 – 10 bể.


Hình 1.3.2. Bể ương ấu trùng
- Màu sắc của thành trong bể cũng ảnh hưởng đến ấu trùng, do vậy cần
phải sơn màu cho thích hợp. Với bể xi măng, có thể giữ nguyên màu xi
măng hoặc sơn màu xanh nhạt. Với bể composite, sơn màu xanh nhạt
hoặc xanh đậm. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì bên trong bể có
mà tối sẽ tốt cho ấu trùng hơn là màu sáng.
1.3. Bể nuôi tảo
- Mỗi bể nuôi tảo thường có thể tích 1m
3
, cao khoảng 0,7m, chứa khoảng
60lit tảo giống. Tổng thể tích bể nuôi tảo bằng khoảng 1/10 tổng thể tích
bể ương nuôi ấu trùng. Bể phải được đặt nơi có nhiều ánh sáng, mặt
trong bể nên sơn màu trắng.
1.4. Bể nuôi luân trùng
- Có thể dùng 2 bể hoặc bồn
bằng composite hình nón cụt,
mỗi bể/bồn có thể tích
khoảng 0,6m
3
.



Hình 1.3.3. Bể nuôi luân trùng


23
1.5. Bể chứa, lắng và xử lý nước



Hình 1.3.4. Bể chứa nước
- Tùy vào việc sử dụng nước biển trực tiếp hay nước biển ngầm mà sử
dụng bể chứa có thể tích khác nhau. Đối với nước biển trực tiếp, sử dụng
bể có thể tích khoảng 45m
3
; đối với nước biển ngầm, dùng bể có thể tích
khoảng 130m
3
. Bể có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, thường được
chia thành 2-3 ngăn để tiện cho việc xử lý. Bể chứa phải được thiết kế
cao hơn bể nuôi để dễ thực hiện việc cấp nước.
- Bể lắng là công trình xây dựng kiểm soát nước được thiết kế đặc biệt để
nâng cao chất lượng nước bằng cách loại bỏ những vật chất vô cơ, chẳng
hạn như bùn, cát mịn của nước biển. Quá trình lắng thu được nhờ giảm
vận tốc nước chảy vừa đủ cho phép những hạt đất sa lắng.
1.6. Bể lọc
- Nước sau khi để lắng phải
được lọc bỏ các thành phẩn
độc hại rồi mới đưa vào sử
dụng. Có thể dùng một
trong 02 loại bể lọc: bể lọc
cơ học hoặc bể lọc sinh học.



Hình 1.3.5. Bể lọc nước
1.6.1. Bể lọc cơ học
- Gồm có bể lọc trước bể chứa (thể tích khoảng 2m
3
, cao 1,5m) và bể lọc

trong bể chứa (thể tích khoảng 0,5m
3
, cao khoảng 0,5m).

24
- Các thành phần vật liệu trong bể lọc được sắp xếp theo thức tự (từ 1 đến
5) từ trên xuống như sau:
1. Lớp lưới ruồi nilon
2. Tầng đá san hô lớn (kích thước khoảng 5 – 20cm), dày khoảng
15cm
3. Tầng đá san hô nhỏ (kích thước khoảng 1 – 2cm), dày khoảng
20cm
4. Tầng cát xây, dày khoảng 10cm.
5. Tầng cát mịn, dày khoảng 30 – 40cmn
Giữa các tầng nên lót một lớp ruồi nilon
1.6.2. Bể lọc sinh học
- Lọc sinh học là dùng các vi sinh vật (như Nitrosomonas và Nitrobacter)
để phân hủy các hợp chất độc hại có chứa Nitơ thành các chất vô hại.
- Bể lọc sinh học có dung tích khoảng 40m
3
, ngăn chứa san hô khoảng
5m
3
. Dùng nguyên liệu lọc là đá san hô chiếm 5 – 6% dung tích xử lý
nước), kích thước 3 – 5cm, xếp thành lớp dày khoảng 0,5m.
1.7. Bể xử lý nước thải
- Bể xử lý nước thải nên xây dựng cách xa trại sản xuất giống để đảm bảo
vệ sinh. Bể có thể tích khoảng 5m
3
.

2. Lên sơ đồ bố trí trại
Trại sản xuất giống cua xanh cần được bố trí hợp lý giữa các khâu trong
quá trình sản xuất giống, thuận tiện cho việc di chuyển các trang thiết bị, vật tư
và máy móc…

×