Sở GD-ĐT Bắc Ninh
Phòng KT&KĐ chất lượng
Đề thi trắc nghiệm năm học 2014-2015
Ngày thi 06/02/2015
Môn Sinh học. Mã đề 485
Thời gian làm bài 60 phút
Câu 1. Người bị bệnh Tơcnơ có cặp NST giới tính như thế nào?
a. XXY b. XXX c. OY d. OX.
Câu 2. Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là:
a. Lai khác dòng b. Lai khác loài c. Lai khác thứ d. Lai cùng dòng.
Câu 3. Cơ thể có kiểu gen AaBB khi giảm phân bình thường cho mấy loại giao tử?
a. 3 b. 4 c. 2 d. 1.
Câu 4. Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có.
a. 4 kiểu hình khác nhau.
b. Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
c. Các biến dị tổ hợp
d. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn.
Câu 5. Mỗi chu kỳ xoắn của ADN
a. Dài 34 A
0
, gồm 10 nucleotit, đường kính vòng xoắn là 20 A
0
.
b. Dài 34 A
0
, gồm 10 cặp nucleotit, đường kính vòng xoắn là 20 A
0
c. Dài 20 A
0
, gồm 10 cặp nucleotit, đường kính vòng xoắn là 34 A
0
d. Dài 3,4 A
0
, gồm 10 cặp nucleotit, đường kính vòng xoắn là 20 A
0
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về thường biến?
a. Làm biến đổi vật chất di truyền.
b. Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
c. Giúp sinh vật thích nghi
d. Không di truyền.
Câu 7. Đột biến cấu trúc NST là gì?
a. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
b. Là những biến đổi số lượng NST xảy ra ở một hoặc vài cặp NST.
c. Là những biến đổi số lượng NST xảy ra ở tất cả các bộ NST
d. Là những biến đổi trong cấu trúc của NST.
Câu 8. Thể đa bội là gì?
a. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng
b. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST là n
c. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST là 2n
d. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n.
Câu 9. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? Biết rằng
không xảy ra đột biến.
a. 32. b.16 c.8. d. 64.
Câu 10. Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, người ta thường tiến hành.
a. Lai kinh tế
b. Lai khác thứ
c. Lai khác dòng
d. Lai khác loài.
Câu 11. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Số loại thể dị bội ( 2n+1) tối đa có thể xuất hiện ở loài
này là:
a. 25 b. 36 c. 12 d.24.
Câu 12. Chọn câu trả lời đúng nhất. ADN được tổng hợp theo.
a. Nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung.
b. Nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn.
c. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
1
d. Nguyên tắc bổ sung.
Câu 13. Ba khâu của kỹ thuật gen lần lượt tiến hành theo trình tự sau:
a. Tách ADN, tạo ADN tái tổ hợp, chuyển ADN tái tổ hợp và tế bào nhận.
b. Chuyển ADN vào tế bào nhận, tạo ADN tái tổ hợp, tách ADN.
c. Tách ADN, chuyển ADN vào tế bào nhận, tạo ADN tái tổ hợp
d. Tạo ADN tái tổ hợp, tách ADN, chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 14. Ở cà chua tính trạng quả đỏ( A) trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng ( a). Phép lai P: Aa x
Aa thu được F1 phân li theo tỉ lệ
a. Đồng tính quả vàng b. Đồng tính quả đỏ
c. 3 đỏ: 1 vàng d. 1 đỏ: 1 vàng.
Câu 15. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là do:
a. F1 có sức sống cao hơn so với bố mẹ
b. F1 tập trung nhiều cặp gen đồng hợp trội có lợi
c. F1 tập trung nhiều cặp gen đồng hợp lặn có lợi
d. F1 tập trung nhiều gen trội có lợi
Câu 16. Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng
thoái hoá vì:
a. Tạo ra các cặp gen đồng hợp trội có lợi
b. Tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại
c. Tạo ra nhiều cặp gen dị hợp
d. Thế hệ sau có biểu hiện sinh trưởng, phát triển tốt hơn thế hệ trước.
Câu 17. Công nghệ sinh học là gì?
a. Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển đoạn ADN từ tế bào loài cho sang tế bào loài
nhận.
b. Là ngành công nghiệp sử dụng tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh
học cần thiết cho can người.
c. Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen
d. Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ
quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Câu 18. Đơn phân cấu tạo của ADN là:
a. Protein b. Axit amin c. Riboxom d. Nucleotit.
Câu 19. Kết quả của quá trình nguyên phân là:
a. Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội
b. Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.
c. Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con giống nhau và khác tế bào mẹ ban đầu.
d. Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể mẹ giống nhau và giống tế bào mẹ ban
đầu
Câu 20. Một phân tử ADN mẹ nhân đôi một số lần đã tạo ra các phân tử ADN con có tổng số mạch
đơn từ các nucleotit tự do của môi trường nội bào là 14 mạch đơn. Số lần nhân đôi của phân tử ADN
mẹ là:
a. 8. b. 3. c.4. d.7.
Câu 21: Sơ đồ nào đúng về mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
a. Gen mARN protein tính trạng
b. Gen protein mARN tính trạng
c. mARN protein Gen tính trạng
d. protein Gen mARN tính trạng
Câu 22. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình là 3:3:1:1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen
trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra
a. Aabb x aaBb b. AaBb x Aabb c. AaBb x aabb d. AaBb x AaBb.
Câu 23. Protein thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
2
a. Cấu trúc bậc 1
b. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
c. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
d. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
Câu 24. Ruồi giấm có 2n=8 NST. Một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân có bao nhiêu nhiễm sắc
thể?
a. 32 b. 16 c. 4. d. 8.
Câu 25. Qua giảm phân, mỗi noãn bào bậc I tạo ra bao nhiêu trứng?
a. 3. b. 2. c. 1. d. 4.
Câu 26. Nội dung của “ quy luật phân li độc lập” được phát biểu như sau:
a. Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân ly theo
tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
b. Mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố phân li về một giao tử
c. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
d. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P
Câu 27. Luật hôn nhân và gia đình ở nước ta quy định những người có quan hệ huyết thống trong vòng
3 đời không được kết hôn với nhau có cơ sở sinh học là:
a. Nếu kết hôn thì con của họ sẽ chắc chắn mang tật di truyền.
b. Nếu kết hôn thì sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình.
c. Nếu kết hôn thì khả năng họ sinh con di tật là cao.
d. Nếu kết hôn thì vi phạm luật hôn nhân gia đình.
Câu 28. Ở người có một số bệnh tật sau:
1. Bệnh máu khó đông; 2. Bệnh đao; 3 Bệnh Tơcnơ; 4.Bệnh bạch tạng; 5. Tật xương chi ngắn; 6. Tật
bàn chân nhiều ngón.
Những bệnh, tật nào sau đây do đột biến gen gây nên?
a. 1,2,3,4. b. 1,2,5,6 c. 1,4,5,6 d. 1,3,5,6.
Câu 29. Mục đích của phép lai phân tích là gì?
a. Phát hiện thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn.
b. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể đồng hợp lặn.
c. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.
d. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp.
Câu 30. Câu nào sau đây đúng?
a. ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen.
b. ARN là khuôn mẫu để tổng hợp ADN
c. Gen trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp protein.
d. ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là hai mạch của gen.
Câu 31. Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân, trường hợp nào sau đây là đúng?
a. A+G+T = T+X+G b. A+G =T+X
c. A=X; G=T d. A+T = G+X
Câu 32. Người bị bệnh Đao là hậu quả của đột biến:
a. Gen b. Đa bội thể
c. Cấu trúc nhiễm sắc thể d. Dị bội thể
Câu 33. Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào?
a. Tế bào sinh dục thời kỳ chín b. Tế bào thân kinh
c. Tế bào sinh dưỡng d. Tế bào sinh dục mầm
Câu 34. Phép lai nào sau đây tạo ra cơ thể F1 có ưu thế lai cao nhất?
a. Aabbdd x aaBBdd b. aabbDD x aaBBdd
c. AAbbDD x aaBBdd d. aabbDD x AABBDD
Câu 35. Một cơ thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường cho những loại giao tử
a. AB; Ab; aB; ab b. Aa; Ab; aB; aa
c. A; a; B. d. AB; Ab; aB; Bb.
3
Câu 36. NST tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì nào của quá
trình nguyên phân?
a. Kỳ cuối b. Kỳ giữa c. Kỳ đầu d. Kỳ sau
Câu 37. Loại axit nucleic nào sau đây có chức năng vận chuyển axit amin?
a. tARN b. rARN c. ADN d. mARN
Câu 38. Phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình 1:1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội trội
hoàn toàn và không có đột biến xảy ra.
a. AA x Aa b. aa x aa c. AA x aa d. Aa x aa
Câu 39. Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
a. Tỉ lệ đồng hợp tăng, di hợp giảm
b. Tỉ lệ đồng hợp giảm, dị hợp tăng.
c. Hiện tượng thoái hoá.
d. Tạo ra dòng thuần chủng.
Câu 40. Loại nucleotit chỉ có trong cấu tạo của ARN mà không có trong cấu tạo của ADN là
a. Uraxin b. Ađênin c. Timin d. Guanin.
Đáp án
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 a b c d 21 a b c d
2 a b c d 22 a b c d
3 a b c d 23 a b c d
4 a b c d 24 a b c d
5 a b c d 25 a b c d
6 a b c d 26 a b c d
7 a b c d 27 a b c d
8 a b c d 28 a b c d
9 a b c d 29 a b c d
10 a b c d 30 a b c d
11 a b c d 31 a b c d
12 a b c d 32 a b c d
13 a b c d 33 a b c d
14 a b c d 34 a b c d
15 a b c d 35 a b c d
16 a b c d 36 a b c d
17 a b c d 37 a b c d
18 a b c d 38 a b c d
19 a b c d 39 a b c d
20 a b c d 40 a b c d
4