Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề kiểm tra Học kỳ II lớp 11 năm 2012 - 2013, THPT Lê Thánh Tông tỉnh Gia Lai môn sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.04 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2012 - 2013
TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG Môn: Lịch sử Lớp: 11
Thời gian làm bài: 45 phút
( không kể thời gian phát đề )
Câu 1: ( 3 điểm)
Phân tích quá trình hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc ( 1911- 1918)?
Câu 2: (3 điểm)
So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh vào đầu thế kỉ
XX và qua đó rút ra hạn chế trong chủ trương của hai ông là gì?
Câu 3: ( 4 điểm)
Trình bày nguyên nhân, kết cục và tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai?
Hết
Đề chính thức
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2012- 2013
Câu 1 Phân tích quá trình hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
( 1911- 1918)
Điểm
( 3 điểm)
- Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn
Tất Thành, sinh ngày 19-05-1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
+ Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước , lớn lên ở một miền
quê có truyền thống đấu tranh quật khởi -> Từ rất sớm đã có chí đánh
đuổi TD Pháp, giải phóng đồng bào.
+ Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phan
Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
nhưng lại không tán thành con đường cứu của họ nên Người đã quyết


định ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước mới cho dân tộc VN người
sang phương tây.
+ Ngày 5-6-1911, NAQ rời bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành
trình tìm đường cứu nước.
+ Trong nhiều năm sau đó ( 1911-1917), Người bôn ba qua nhiều
nước, nhiều châu lục khác nhau, làm nhiều nghề để kiếm sống,
Người nhận thấy rõ ở đâu bọn đế quốc, TD cũng tàn bạo, độc ác; ở
đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man. Người
nhận thấy “ Giai cấp CN và nhân dân các nước đều là bạn, CNĐQ ở
đâu cũng là kẻ thù”.
+ Cuối 1917, NAQ từ Anh trở lại Pháp. Tại đây, Người đã tích cực
hoạt động … để tố cáo TD và tuyên truyền cho CMVN.
+ Tham gia đấu tranh đòi binh lính và thợ thuyền VN sớm được hồi
hương.
+ Tham gia phong trào CN Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng CM tháng
Mười Nga, tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
=> Những hoạt động yêu nước của Người từ 1911-1918, tuy mới chỉ
bước đầu, nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường
cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
Câu 2 So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu ( 3 điểm)
Trinh vào đầu thế kỉ XX và qua đó rút ra hạn chế trong chủ trương

của hai ông là gì
*So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh vào đầu thế kỉ XX: ( 2 điểm)
- Giống nhau:
+ Đều yêu nước, thương dân
+ Ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
+ Dựa vào đế quốc để giải phóng dân tộc.
+ Đều theo khuynh hướng DCTS -> thất bại.
- Khác nhau:
Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
- Chủ trương cứu nước: bạo
động vũ trang
- Mục tiêu: Dựa vào Nhật để
đánh Pháp ( cứu nước để cứu
dân)
-Hoạt động: Hội Duy tân, phong
trào Đông Du
=>Thành lập nước quân chủ
Lập hiến.
- Chủ trương cải cách, bất bạo
động
- Dựa vào Pháp để đánh đổ PK
( cứu dân để cứu nước)
- Hoạt động: Cổ vũ cái mới, mở
trường học, lập hội buôn, đã phá
hủ tục PK, nhất là PT chống
thuế…
=>Nhằm canh tân đất nước:
nâng cao dân trí, dân quyền…
*Hạn chế: ( 1 điểm)

Đều dựa vào đế quốc để giải phóng dân tộc, không thấy được khuynh
hướng cách mạng tư sản lúc này không còn tính tích cực như lúc ban
đầu của nó :
+Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp …
+ Phan Châu Trinh muốn mượn đế quốc Pháp để đánh phong kiến…
0,50
1,50
0.5
0,25
0,25
Câu 3 Trình bày nguyên nhân, kết cục và tính chất của chiến tranh thế
giới thứ hai
( 4 điểm)
* Nguyên nhân: 1 điểm
- Nguyên nhân sâu sa: sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư
bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa…
- Nguyên nhân trực tiếp: Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933…, thủ
phạm gây chiến tranh phát xítĐức, Italia, quân phiệt Nhật và sự dung
dưỡng của các nước phương tây…
*Kết cục chiến tranh thế giới thứ hai: ( 2 điểm)
- CNPX Đức, Italia, Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn .
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường
chiến đấu chống CNPX. Trong đó, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh
là lực lượng trụ cột , giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt
CNPX.
0,5
0,5
0,5
0,5
- Chiến tranh TG 2 đã gây hậu quả và tổn thất vô cùng nặng nề đối

với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn
vào cuộc chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương
và tàn phế, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình
hình thế giới.
* Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa…nhưng khi
Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối đồng minh chống phát xít
đã làm thay đổi tính chất chiến tranh, trở thành chiến tranh chống
phát xít, bảo vệ hoà bình nhân loại.
0.5
0.5
1,0
HẾT

×