Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra Học kỳ II lớp 11 năm 2012 - 2013, THPT Lê Thánh Tông tỉnh Gia Lai môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.82 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG
KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 11 (Chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 3 điểm).
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 300 từ ) trình bày suy nghĩ của
bản thân về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Câu 2 ( 7 điểm).
Anh (chị ) hãy phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “ Vội vàng” của Xuân
Diệu.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây của hoa đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
( Theo Thơ thơ, NXB Đời nay, Hà Nội 1938)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1:
(3 điểm)
1/Yêu cầu về kĩ năng :


- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn giàu cảm
xúc. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu.
2/Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách
nhưng cần đạt mội số ý sau.
a. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt được vấn đề cần nghị luận
lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ.
b. Thân bài:
- Giải thích “ Hiếu thảo” là thái độ tôn kính, biết ơn ông bà,
cha mẹ của con cháu.
- Hiểu thảo là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta được
phản ánh trong truyện cổ tích, trong ca dao- dân ca.
Một lòng thờ mẹ kính cha

0,5
0,5
0,5
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- Bình luận về lòng hiểu thảo:
+ Con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thể hiện lòng
biết ơn, kính trọng những bậc sinh thành có công dưỡng dục
con cháu khôn lớn.
+ Là con cháu phải ngoan ngoãn vâng lời, giúp đỡ ông bà
cha mẹ khi còn nhỏ, phụng dưỡng, chăm sóc ông bà cha mẹ
khi trưởng thành.
+ Nhiều tấm gương hiểu thảo được nêu trong sử sách, trong
các tác phẩm văn học như Chử Đồng Tử, Cha con nghĩa nặng.
+ Phê phán những hành động bất hiếu, ích kỉ vì tiền bạc mà
ngược đãi và ruồng bỏ ông bà, cha mẹ.
c. Kết bài: Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của lòng hiếu thảo, liên

hệ với bản thân.
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 2:
(7 điểm)
1/Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết cách làm bài văn nghị luận cảm nhận và phân tích một
đoạn thơ trong bài thơ.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi
hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu.
2/Yêu cầu về kiến thức: HS có thể cảm nhận đoạn thơ theo
nhiều cách của bản thân nhưng cần đạt được một số ý sau:
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn đoạn thơ cần
cảm nhận và phân tích.
b. Thân bài:
- Bốn câu đầu: Tôi muốn: tắt nắng và buộc gió: nghệ thuật
điệp ngữ, khẳng định thể hiện ước muốn táo bạo, mãnh liệt của
Xuân Diệu níu giữ lại quy luật của vũ trụ của tạo hóa để tận
hưởng hương sắc của cuộc đời, đó là một ý tưởng mới lạ độc
đáo.
- Bảy câu tiếp:
+ Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống vừa gần gũi, thân
quen, vừa quyến rũ, đầy tình tứ: bướm, hoa lá, yến anh, ánh
bình minh rực rỡ.
+ Cuộc sống tươi đẹp biết bao, đáng yêu biết bao khi: “Mỗi
buổi sáng thần Vui hằng gõ cửa”, cách so sánh mới lạ “ Tháng

giêng hai ngon như một cặp môi gần”, bức tranh mùa xuân
ngọt ngào.
Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên,
một thiên đường có ngay trên mặt đất và thổi vào đó một tình
yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất bằng các biện pháp nghệ
thuật: điệp khúc “này đây” và liệt kê, từ láy, nhịp thơ khẩn
trương, gấp gáp của câu thơ.
- Hai câu cuối: Thể hiện một quan niệm mới mẻ, tích cực,
thấm đượm tinh thần nhân văn: về cuộc sống, về tuổi trẻ và
hạnh phúc: biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống
dành cho mình, hãy sống mãnh liệt sống hết mình, nhất là
0,5
2,0
3,0
1,0
những tháng năm tuổi trẻ.
c. Kết bài: Khái quát về đoạn thơ, ấn tượng của bản
thân.về đoạn thơ.
0,5

×