BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
DƯƠNG VĂN HUYỀN
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
HỌC SINH ĐANG THEO HỌC DƯỢC SĨ
TRUNG HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP
QUÂN Y 2, GIAI ĐOẠN 2009 - 2012
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
DƯƠNG VĂN HUYỀN
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
HỌC SINH ĐANG THEO HỌC DƯỢC SĨ
TRUNG HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP
QUÂN Y 2, GIAI ĐOẠN 2009 - 2012
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CKI 60 73 20
Nơi thực hiện : Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian : 06/2012 đến 10/2012
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
HÀ NỘI 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I
Kính gửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I
- Phòng Sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội
- Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Họ và tên học viên: Dương Văn Huyền
Tên đề tài:
Khảo sát chất lượng và định hướng
nghề nghiệpcủa học sinh đang theo học Dược sĩ trung học
tại trường trung cấp Quân y 2, giai đoạn 2009 - 2012
Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý dược
Mã số: CKI 60 73 20
Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 11 giờ 30 ngày
24 tháng 10 năm 2013 tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Quyết định số
671/QĐ-DHN ngày 01 tháng 10 năm
2013 của Hiệu trưởng Trường đại
học Dược Hà Nội.
NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH
1. Những nội dung đã được sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng
-
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 06 đến tháng 10 năm 2012
- Đã sửa các lỗi chính tả, sắp xếp các nội dung nghiên cứu tình tự
logic
- Rà soát lại các chỉ tiêu nghiên cứu, đảm bảo các câu hỏi được thể
hiện trong kết quả nghiên cứu
2. Những nội dung xin bảo lưu (nếu có)
- Đối tương nghiên cứu Học sinh đang theo học tại Trường trung cấp
Quân y 2, đội ngũ gi
áo viên, nội dung chương trình đào tạo Dược sĩ trung
học.
- Cỡ mẫu nghiên cứu tổng số 648 học sinh gồm 293 học sinh khóa
21, 268 học sinh khóa 22, 87 học sinh khóa 15.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2013
Đại diện tập thể hướng dẫn Học viên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo các Bộ môn, đặc biệt là
Bộ môn Quản lý và kinh tế dược của Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận
tình giúp đỡ, tạo điều kiện chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi theo học
chuyên khoa tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Phó trưởng bộ môn Quản lý và kinh tế dược đã tận tình gi
úp đỡ,
hướng dẫn tôi trong một thời gian tôi làm luận văn tốt nghiệp Dược sĩ
chuyên khoa cấp I.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại
học Dược Hà Nội – Ban Giám hiệu Trường trung cấp Quân y 2 – Quân khu
7, các phòng, khoa ban, các cơ quan đặc biệt là Khoa Dược, Phòng đào tạo
Trường trung cấp Quân y 2 đã giúp đỡ tôi trong những điều kiện tốt nhất
trong công tác, học tập cũng như trong t
hực hiện đề tài tốt nghiệp Dược sĩ
chuyên khoa cấp I.
Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, những người đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP. HCM, ngày 16 tháng 08 năm 2013
Học viên
Dương Văn Huyền
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Vài nét về đào tạo nhân lực Dược của một số nước trên thế giới 3
1.1.1. Đào tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Thái Lan 3
1.1.2. Đào tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Nhật Bản 4
1.1.3. Đào tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Mỹ 4
1.1.4. Đào tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Ph
áp 5
1.1.5. Đào tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Australia 7
1.2. Sự phát triển của ngành Dược Việt Nam 7
1.2.1. Y-Dược dưới thời Pháp thuộc và sự hình thành ngành
Dược Việt Nam 7
1.2.2. Ngành Dược Việt Nam sau cách mạng tháng tám 8
1.2.3. Một vài nét về thực trạng đào tạo Dược sĩ trung học tại Việt Nam 10
1.2.4. Sơ lược về Trường trung cấp Quân y 2 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Địa điểm nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu
18
2.4. Phương pháp thu thập số liệu 18
2.5. Cỡ mẫu
18
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Thực trạng đào tạo dược tại Trường trung cấp Quân y 2,
giai đoạn 2009 – 2012. 19
3.1.1. Cơ sở vật chất 19
3.1.2
. Giáo trình, tài liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy 24
3.1.3. Phương pháp giảng dạy của giáo viên 25
3.1.4. Môn học được học sinh thích học nhất 27
3.1.5. Phương pháp đánh giá môn học 30
3.1.6. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi giai đoạn 2009 – 2012 31
3.2. Định hướng nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp
ra trường, giai đoạn 2009 – 2012
33
3.2.1. Lý do lựa chọn đi học Dược sĩ trung học 33
3.2.2. Nguyện vọng về nơi công tác sau khi tốt nghiệp
34
3.2.3. Dự định công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp 35
3.2.4.
Lý do lựa chọn công việc bán thuốc, trình dược viên
của học sinh 36
3.2.5. Khả năng đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp 37
3.2.6. Thời gian thành thạo công việc
38
3.2.7. Các môn học m
ong muốn được đào tạo nhiều hơn 39
3.2.8. Lý do đề nghị tăng thời lượng 40
3.2.9. Khả năng tìm
việc sau khi ra trường 41
3.2.10. Nhu cầu học nâng cao của học sinh
42
Chương 4: BÀN LUẬN 43
1. Thực trạng chất lượng hoạt động đào tạo Dược sĩ trung học
tại Trường trung cấp Quân y 2, giai đoạn 2009 – 2012
43
2. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của học sinh
đang theo học tại Trường TCQY 2 năm học 2011 – 2012
46
KẾT LUẬN 49
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 50
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang
3.1. Cơ sở vật chất đào tạo phục vụ dược 19
3.2. Giảng đường phục vụ đào tạo dược 20
3.3. Trang thiết bị tại phòng thực hành 21
3.4. Trang thiết bị phục vụ thực hành theo môn học 22
3.5. Bảng đánh giá đáp ứng trang thiết bị phục vụ thực hành 23
Một số tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập dùng cho
đào tạo Dược sĩ trung học hiện có tại thư viện nhà
trường.
3.6. 24
Mức độ đáp ứng tài liệu, giáo trì
nh phục vụ học tập cho
học sinh
25 3.7.
3.8. Phương pháp giảng dạy của giáo viên 26
Lựa chọn của học sinh về môn học chung thí
ch học
nhất
27 3.9.
3.10. Lựa chọn của học sinh về môn học cơ sở thích học nhất 28
3.11. Môn học chuyên ngành học khó nhất 29
Phương pháp kiểm t
ra, đánh giá kết quả học tập được
học sinh yêu thích
30 3.12.
Xếp loại tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm giai
đoạn
2009 – 2012
32 3.13.
Lý do lựa chọn đi học Dược sĩ trung học của học sinh
năm thứ nhất
33 3.14.
3.15. Nguyện vọng về địa điểm công tác sau khi tốt nghiệp 34
3.16. Dự định công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp 35
Lý do lựa chọn công việc bán thuốc, trình dược viên
của học sinh
36 3.17.
3.18. Khả năng đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp 37
3.19. Thời gian thành thạo công việc 38
3.20. Các môn học cần tăng thời lượng đào tạo 39
3.21. Lý do đề nghị tăng thời lượng các môn học 40
3.22. Khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 41
3.23 Nhu cầu được học nâng cao của học sinh 42
DANH MỤC HÌNH
Số
hình
Tên hình Trang
1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường trung cấp Quân y 2 15
1.2. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược – Trường trung cấp Quân y 16
Mức độ đáp ứng yêu cầu về giảng đường phục vụ đào tạo
dược
20 3.1.
3.2. Tỷ lệ đánh giá đáp ứng trang thiết bị phục vụ thực hành 23
Tỷ lệ mức độ đáp ứng tài liệu, giáo trì
nh phục vụ học tập
cho học sinh
25 3.3.
3.4. . Tỷ lệ phương pháp giảng dạy của giáo viên 26
Tỷ lệ lựa chọn của học sinh từng m
ôn học chung thích học
nhất
28 3.5.
Tỷ lệ lựa chọn của học sinh về mô
n học cơ sở thích học
nhất
3.6. 29
3.7. Tỷ lệ môn học chuyên ngành học khó nhất 30
Tỷ lệ lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập
31 3.8.
Tỷ lệ xếp loại học sinh tốt nghiệp hàng năm giai đoạn
3.9. 32
2009 – 2012
Tỷ lệ lý do lựa chọn đi học Dược sĩ trung học của học sinh
năm t
hứ nhất
33 3.10.
Tỷ lệ nguyện vọng về địa điểm công tác sau khi
34 3.11.
tốt nghiệp
3.12. Tỷ lệ dự định công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp 35
Lý do lựa chọn công việc bán thuốc, trình dược viên của
3.13. 36
học sinh
3.14. Tỷ lệ khả năng đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp 37
3.15. Tỷ lệ thời gian thành thạo công việc 38
3.16. Tỷ lệ các môn học cần tăng thời lượng đào tạo 39
3.17. Lý do tăng thời lượng các môn học 40
3.18. Tỷ lệ khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 41
3.19. Tỷ lệ nhu cầu được học nâng cao của học sinh 42
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
BGD-ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
KTV
Kỹ thuật viên
GMP
Good Manufactory
Practice Thực hành tốt sản xuất thuốc
GSP
Good Stogare Practice Thực hành tốt bảo quản thuốc
SL
Số lượng
STT
Số thứ tự
TB
Trung bình
TBK
Trung bình khá
TN
Tốt nghiệp
TTCQY2
Trường trung cấp Quân y 2
THCN
Trung học chuyên nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân lực là một trong những nhân tố quyết định sự thành công cho
mọi ngành, mọi lĩnh vực. Việc đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo số lượng
và chất lượng chuyên môn là nền tảng cho sự thành công của mọi ngành
nghề. Cùng với sự phát triển của cả nước trong mọi lĩnh vực, ngành Dược
đang có nhiều đổi mới, phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong các
lĩnh vực từ cung ứng, sản xuất, quản lý và phân phối dược phẩm. Trong
tiến trì
nh đổi mới và phát triển vấn đề cấp thiết là cần đội ngũ cán bộ
chuyên môn về Dược có chất lượng cao.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Y
tế đã quan tâm nhiều đến đào tạo nghề và có nhiều chính sách ưu tiên cho
các cơ sở đào tạo.
Đào tạo nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Dược
trong giai đoạn mới, trước hết phải sắp xếp, củng cố hệ thống các Trường
đại học, cao đẳng và dạy nghề về dược, trong đó ưu tiên chuẩn hóa cơ sở
vật chất, chuẩn hóa giáo viên, đảm bảo chất lượng đào tạo và tổ chức các
hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu.
Tiếp tục đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học, đào tạo có
định hướng chuyên ngành để phù hợp với yêu cầu thực tế, chú trọng đào
tạo dược sĩ lâm sàng, dược sĩ bán lẻ thuốc có đầy đủ kiến thức và kỹ năng
tư vấn, góp phần tăng cường hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và
hiệu quả c
ho thầy thuốc và nhân dân. Có chính sách đào tạo lại, đào tạo
theo địa chỉ để khuyến học, khuyến tài và có đủ nhân lực dược ở khu vực
nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Mở rộng quy mô đào tạo nhân lực dược phải gắn liền với chính sách
sử dụng dược sĩ sau khi tốt nghiệp để đảm bảo phân bố dược sĩ đồng đều
giữa các khu vực, vùng m
iền. Xây dựng và vận hành hình thức đào tạo đặt
hàng, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sử dụng lao động, cơ quan
1
công quyền các cấp với cơ sở đào tạo để chủ động quy hoạch nguồn nhân
lực dược theo nhu cầu của thực tiễn, khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư,
hoặc đầu tư cho đào tạo hời hợt mang nặng tính bao cấp dẫn đến chất lượng
đào tạo còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế như hiện nay. [26]
Hiện nay các cơ sở đào tạo Dược sĩ trung học tại Thành phố Hồ Chí
Minh có 14 trường đào tạo Dược sĩ trung học đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Việc đào tạo Dược sĩ trung học với số lượng lớn tại các cơ sở đào tạo mới
thành lập có thể làm giảm chất lượng đào tạo. Để góp phần đánh giá chất
lượng đào tạo, và tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của học sinh, đề tài
“Khảo sát chất lượng và định hướng nghề nghiệp của học sinh đang
theo học dược sĩ trung học tại Trường Trung cấp Quân y 2 giai đoạn
2009 - 2012” được thực hiện với các mục t
iêu sau:
1. Mô tả thực trạng chất lượng đào tạo Dược sĩ trung học tại Trường
trung cấp Quân y 2 giai đoạn 2009-2012.
2. Tì
m hiểu định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp của học sinh
đang theo học tại trường TCQY 2 năm học 2011 – 2012.
Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Dược
sĩ trung học của nhà trường đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực dược của
ngành dược.
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về đào tạo nhân lực dược của một số nước trên thế giới.
Phần lớn các nước không thi tuyển đầu vào nhưng trong suốt quá
trình đào tạo có sự chọn lọc khắt khe, sinh viên phải cố gắng rất nhiều mới
qua được kỳ thi. Sinh viên Dược các nước được quyền lựa chọn lĩnh vực
ngành nghề yêu thích kể từ khi bắt đầu năm học thứ 2.
Phần lớn các nước hiện nay đều xây dựng chế độ học tập li
ên tục.
Người Dược sĩ đại học mới tốt nghiệp có thể học thẳng lên thạc sĩ hoặc tiến
sĩ mà không cần thâm niên công tác.
Các chức năng Dược tá và Dược sĩ trung học tại các nước không
được đào tạo chính thức theo chuẩn quốc gia mà chủ yếu do Hội Dược
hoặc các cơ sở sử dụng nhân lực Dược tự đào tạo. Đây là điểm khác biệt so
với công tác đào tạo ở Việt Nam, Dược tá và Dược sĩ trung học được đào
tạo theo chuẩn quốc gia.
Về sử dụng nhân lực Dược:
Hiện nay các nước trên thế giới có xu hướng tăng cường công tác
Dược cộng đồng và chăm sóc Dược. Số người làm trong lĩnh vực sản xuất
thuốc chỉ chiếm từ 5% - 10%
tổng số nhân lực Dược. Công tác Dược lâm
sàng ngày càng được quan tâm và vai trò của người Dược sĩ về vấn đề sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn ngày càng quan trọng, do đó nhu cầu về Dược sĩ
ngày càng tăng [15].
1.1.1. Đào tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Thái Lan.
Tại Thái Lan hiện có 12 trường đại học có đào tạo Dược sĩ gồm 10
trường công lập và 2 trường tư nhân, thời gian đào tạo là 5 năm. Dược sĩ ra
trường chủ yếu làm công tác Dược cộng đồng. Người giúp việc bán thuốc
do chủ nhà thuốc tự đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng. Ngoài
3
chương trình đào tạo, tất cả các sinh viên Dược tại Thái Lan đều phải có
một khoảng thời gian thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc, bệnh viện, xí
nghiệp sản xuất thuốc hay Dược cộng đồng ít nhất 500 giờ [15].
1.1.2. Đào tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Nhật Bản.
Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát t
riển nhất châu Á và là nền
kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Nhật cũng là nước có nền công nghiệp Dược
rất phát triển. Chương trình đào tạo Dược sĩ tại Nhật là 4 năm. Nội dung
chương trình tương tự như Anh, Mỹ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp muốn
hành nghề Dược người Dược sĩ phải trải qua một kỳ thi lấy chứng chỉ hành
nghề Dược quốc gia được tổ chức mỗi năm một lần.
Số lượng Dược sĩ tại Nhật tính đến năm
2000 là trên 290.000 người,
được đào tạo với 2 chức năng chủ yếu là cung ứng thuốc và kiểm tra, kiểm
soát vệ sinh môi trường. Một nửa số Dược sĩ làm trong ngành Dược, nửa
còn lại làm việc trong các nhà thuốc. Tổng số nhà thuốc tại Nhật (số liệu
năm
2000) là trên 45.000 với 2 – 3 Dược sĩ có một nhà thuốc và 1- 2 công
nhân văn phòng. Dược tá và kỹ thuật viên Dược hầu như không có tại Nhật.
Đặc biệt ở Nhật, Dược sĩ có một chức năng đặc biệt mà ở các nước khác
không có đó là chức năng thanh tra vệ sinh môi trường, theo đó mỗi vùng
dân cư, mỗi vùng tiểu học hoặc trung học phổ thông đều phải thuê một
Dược sĩ đại học gọi là Dược sĩ học đường để bảo đảm vệ sinh tốt
trong
trường học như xem xét chất lượng nước, ô nhiễm không khí, ánh sáng,
tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác. Ngoài ra Dược sĩ cũng có thể
hướng dẫn cho học sinh cách dùng thuốc và những tai biến do lạm dụng
thuốc[15].
1.1.3. Đào
tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Mỹ.
Về đào tạo: Mỹ được coi là nước có nền giáo dục và đào tạo lớn
nhất thế giới, trong đó có đào tạo nhân lực Dược. Toàn Liên bang có 84
trường học có đào tạo nhân lực Dược và chức danh chủ yếu là Dược sĩ lâm
4
sàng, thời gian đào tạo là 4 năm. Tuy nhiên, tại đây chỉ tuyển những người
có ít nhất 2 năm học các môn ở các trường đại học khác nhau trong nước
Mỹ. Thực tế, các sinh viên Dược tại Mỹ đều có một bằng cử nhân khác
trước khi xin học Dược.
Chương trình đào tạo có khoảng 190 đơn vị học trình, trong đó có
70% - 80% là học phần bắt buộc, 20% - 30% là học phần tự chọn [10].
Về sử dụng nhân lực Dược: pháp luật Mỹ cho phép người Dược sĩ
được k
ê đơn thuốc trong một số trường hợp bệnh mãn tính (tiểu đường,
huyết áp, tim mạch). Đặc biệt công tác dược lâm sàng ở Mỹ được coi là đi
tiên phong trên thế giới. Hầu hết các khoa phòng điều trị tại các bệnh viện
lớn, nhỏ đều có Dược sĩ đại học để cố vấn cho Bác sĩ trong vấn đề kê đơn
thuốc. Bên cạnh đó mạng lưới bán lẻ thuốc khổng lồ trên toàn nước Mỹ
cũng sử dụng phần lớn nhân lực Dược, mọi thuốc được phép lưu hành trên
nước Mỹ phải được sự cho phép của Cục quản lý Dược phẩm – Thực phẩm
Mỹ (FDA)
[10].
1.1.4. Đào tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Pháp.
Trong các nước có nền đào tạo nhân lực Dược tiên tiến thì cộng hòa
Pháp là nước có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến Việt Nam. Do điều kiện lịch
sử, hệ thống đào tạo nhân lực Dược tại Việt Nam cơ bản được hình thành
và phát triển theo mô hình kiểu Pháp, thậm chí Dược khoa Đại học đường
Sài Gòn còn giảng dạy bằng tiếng Pháp theo chương trình của đại học
Dược P
aris cho tới năm 1962.
Về đào tạo: Tại Pháp hiện có 24 cơ sở đào tạo và đào tạo được
khoảng 2250 Dược sĩ đại học/năm. Cũng như phần lớn các nước phát triển,
việc vào học Dược tại Pháp không phải thi tuyển mà chỉ xét tuyển theo một
số yêu cầu định trước (chủ yếu là điểm
tú tài). Tuy nhiên số lượng đầu vào
còn cao hơn từ 4 – 10 lần so với đầu ra, tức là có sự chọn lọc rất khắt khe.
Chương trình học 6 năm được chia làm hai giai đoạn: 2 năm đầu học các
5
kiến thức cơ bản và một số kiến thức cơ sở. Sau khi học hết năm thứ nhất
thi tuyển như thi chuyển giai đoạn ở Việt Nam, kỳ thi rất khó nên tỷ lệ đậu
không cao. Nếu đạt sinh viên phải đi thực tập tại Dược phòng 2 tháng mới
vào học tiếp năm thứ 2. Nếu thi chuyển giai đoạn không đậu, sinh viên vẫn
có thể tiếp tục học tập theo chương trình khác và kết quả học tập của năm
thứ nhất được bảo lưu coi như chứng chỉ đại cương. Nhà trường sẽ tiếp tục
đào tạo thêm
một năm nữa để trở thành Kỹ thuật viên công nghiệp Dược
hoặc trình Dược viên, hoặc học thêm 3 năm nữa để lấy bằng cử nhân khoa
học tự nhiên hoặc cử nhân Y học hoặc Sinh học, sau đó vẫn có thể học tiếp
lên thạc sĩ, tiến sĩ [15]. Khác với cộng hòa
liên bang Đức: muốn học thẳng
lên tiến sĩ thì Dược sĩ phải có điểm tốt nghiệp loại giỏi và có một giáo sư
đỡ đầu [20].
Giai đoạn tiếp theo trong đó năm thứ 3 và 4 là các môn mang tính
định hướng nghề nghiệp và các môn chuyên môn. Năm thứ 5 còn gọi là
Viện – Trường vì sáng học tại Viện, chiều học tại Trường, cuối năm
này
sinh viên phải thi vào học nội trú bệnh viện. Năm thứ 6, sáu tháng đầu học
nội trú tại bệnh viện, sáu tháng sau thực tập tại Dược phòng hay xí nghiệp
Dược phẩm, sau đó phải làm luận văn tốt nghiệp và bảo vệ trước hội đồng
giáo sư của nhà trường, nếu đạt hoàn thành toàn bộ chương trình Dược sĩ
đại học và được cấp bằng Dược sĩ Quốc gia [15]
.
Về sử dụng nhân lực Dược: Tại Pháp nhân lực Dược chủ yếu được sử
dụng để phục vụ sức khỏe cộng đồng, vai trò người Dược sĩ trong việc trực
tiếp hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh ngày càng quan trọng, Theo
Vasson thuộc đại học Clemon Ferrand thì tỉ lệ việc làm của các Dược sĩ đại
học tại Pháp là:
- Tại các nh
à thuốc: 65%
- Công tác Dược bệnh viện: 12%
- Công việc liên quan đến sinh hóa và xét nghiệm: 13%
6
- Công tác Dược: 5% [15].
- Công tác nghiên cứu, giảng dạy: 5%
1.1.5. Đào tạo và sử dụng nhân lực Dược tại Australia.
Australia (Úc) là một thực thể liên bang gồm 6 bang và 2 vùng lãnh thổ,
dân số tính tới năm 2000 khoảng 20 triệu người, hệ thống chăm sóc sức
khỏe pha trộn giữa Anh và Mỹ chi phí y tế khoảng 50,3 tỉ đôla Úc một
năm, chiếm 8,5% GDP.
Dược sĩ đại học được đào tạo 4 năm chính thức tại trường và 1 năm
thực tập tại các cơ sở Dược mới được phép đăng ký hành nghề, Dược tá v
à
kỹ thuật viên Dược chủ yếu được đào tạo bởi các chương trình huấn luyện
của Hội Dược Úc. Đặc biệt tại Úc rất chú trọng đào tạo Dược sĩ lâm sàng,
các Dược sĩ làm việc tại các bệnh viện phải có bằng sau đại học (thạc sĩ
Dược lâm sàng).
Số lượng nhà thuốc tại Úc kh
oảng 5000 (số liệu năm 2000), trung
bình mỗi ngày một nhà thuốc phục vụ 180 khách hàng, 128 đơn thuốc và
khoảng 60 khách hàng mua thuốc bán lẻ không cần đơn.
Tổng số Dược sĩ có giấy phép hành nghề tại Úc là 16,391 người.
Tổng số thuốc được lưu hành là 9.860 loại, trong đó có 4,955 mặt hàng
thuốc không cần kê đơn (số liệu năm 2000)[15].
1.2. Sự phát triển của ngành dược Việt Nam
1.2.1. Y - Dược dưới thời pháp thuộc và sự hình thành ngành Dược
Việt nam
Sau khi t
hực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, năm 1902 mở Trường
Y khoa Hà Nội, lập một số bệnh viện ở các tỉnh hoặc một số bệnh xá ở các
huyện. Trong bệnh viện thành phố, tỉnh lớn có phòng bào chế do Dược sĩ
phụ trách, phòng bào chế nhỏ ở các quận, huyện thì giao cho y tá đảm
nhiệm pha chế vài loại thuốc thông thường. Thực dân Pháp đã tổ chức 3
Viện bào chế Bắc, Trung và Nam kỳ pha chế một số thuốc tiêm và thuốc
7
viên. Giám đốc của 3 Viện bào chế đều là người Pháp, nên phần lớn nhu
cầu thuốc đều mang từ Pháp tới, các hiệu thuốc tân dược đều do người
Pháp thực hiện. Năm 1925 toàn quyền Đông Dương ban hành Dược sĩ phải
đủ 25 tuổi và được phép của Chính phủ mới được mở hiệu thuốc. Dược sĩ
Đông Dương muốn mở hiệu thuốc phải đặt địa điểm cách xa Dược sĩ đại
học do Pháp đào tạo 15km
. Việc nghiên cứu khai thác nguồn dược liệu
trong nước bị chèn ép, ràng buộc bởi Nghị định năm 1925. Mãi đến năm
1939 các Dược sĩ Hồ Đắc Ân, Hồ Thu (miền Nam), Phạm Doãn Điềm
(miền Trung), Đỗ Tất Lợi (miền Bắc)…, mới có điều kiện bào chế một số
biệt dược do mình tìm ra công thức, được bán rộng rãi trong cả nước và
được khách hàng ưa chuộng [3], [7].
1.2.2. Ngành Dược Việt Nam sau cách mạng tháng tám
- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
Cách mạng tháng tám năm 1954 thành công không được bao lâu, cuộc
kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ngành Dược vừa thiếu Dược sĩ, công
nhân kỹ thuật, trang thiết bị, vật tư, lại thiếu cả kinh nghiệm tổ chức, quản
lý nhưng vẫn phải tổ chức sản xuất thuốc và dụng cụ y tế để phục vụ cho
quân đội và nhân dân.
Công tác đào tạo dược thời kỳ này được đẩy mạnh, các lớp t
rung cấp
Dược được mở ở Thanh Hóa, dược đại học được mở ở Việt Bắc, các liên
khu mở nhiều lớp Dược tá [3].
- Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc – Chống Mỹ
cứu nước ở miền Nam (1954 – 1975)
Miền Bắc: tiến hành cải tạo ngành dược tư doanh, xây dựng và phát
triển ngành dược quốc doanh,
sản xuất dược phẩm ngày càng đi vào thế
hoàn chỉnh và phát triển, hệ thống phân phối được củng cố và mở rộng.
Viện Dược liệu được thành lập. Công tác xây dựng và ban hành các quy
chế Dược trở thành công tác quan trọng.
8
Đầu năm 1961, trường Đại học Dược khoa được tách ra từ trường
đại học Y – Dược, số lượng học sinh học đại học, trung học ngày càng
tăng, đào tạo được đông đảo cán bộ chuyên môn cho cách mạng giải phóng
miền Nam. Bên cạnh đó, hà trường cũng đã gửi cán bộ sang Trung Quốc và
các nước Đông Âu để đào tạo chuyên sâu về dược [8], [13].
Tháng 11 năm 1965 Trường trung học Dược – Bộ Y tế được thành
lập, Trườn
g có chức năng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Dược trung học
phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng [19].
Tháng 8/1966 Chính phủ có quyết định thành lập Trường Đại học
Quân y, có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng những Bác sĩ, Dược sĩ quân y có
trình độ đại học. Tháng 11/1966 thành lập Hệ Dược trực thuộc Trường Đại
học quân y, có nhiệm vụ đào tạo Dược sĩ đại học và trung học. Từ đó đến
năm
1975, nhà trường đã đào tạo được 5 khóa Dược sĩ đại học [6].
Tháng 11/1966 Trường trung cấp quân y được thành lập, nhiệm vụ
của nhà trường là đào tạo nhân viên quân y có trình độ trung học, sơ học
cho Quân đội nhân dân Việt Nam [9].
Miền Nam: Vùng giải phóng được chi viện người từ miền Bắc vào,
có tổ chức Dược để phục vụ cho cả quân y và dân y.
Tình hình đào tạo c
án bộ Dược của ngụy quyền Sài Gòn: Tháng 6
năm 1961 sắc lệnh của tổng thống Việt Nam cộng hòa cho phép thành lập
trường Đại học Dược khoa duy nhất trực thuộc Viện đại học Sài Gòn nên
số sinh viên được tăng rất nhanh. Chương trình giảng dạy được cải tiến
nhiều lần với các mục tiêu khác nhau: trước năm 1962 đào
tạo Dược sĩ
hiệu thuốc tư, từ 1962 – 1970 nâng cao các kiến thức khoa học cơ bản và
cơ sở nhằm nâng cao trình độ công tác nghiên cứu của người Dược sĩ, từ
1971 – 1973 sửa lại chương trình một lần nữa, năm thứ 5 chia làm ba
chuyên ngành (kỹ nghệ dược khoa, kỹ thuật thí nghiệm và Dược khoa
cộng đồng) [3],[8].
9
- Giai đoạn thống nhất đất nước từ 1975 đến nay.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngành
Dược miền Bắc với 3 xí nghiệp Dược phẩm tương đối hoàn chỉnh, xí
nghiệp Hóa Dược trực thuộc trung ương, 18 xí nghiệp địa phương và mạng
lưới phân phối dược phẩm do nhà nước độc quyền quản lý, hoạt động theo
cơ chế bao cấp. Tại miền Nam
từ 1975 – 1979 thực hiện cải tạo ngành
Dược tư nhân hoạt động theo hướng ngoài miền Bắc. Khoa Dược trường
Đại học Y – Dược thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đào tạo Dược sĩ đại học
theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế, ngoài miền Bắc Trường Đại học Dược Hà Nội
là địa điểm duy nhất đào tạo Dược sĩ đại học.
Chú
trọng đào tạo nguồn nhân lực Dược, tăng cường đào tạo và đào
tạo các loại hình cán bộ Dược. Thành lập một số Khoa Dược ở các Trường
Đại học Y để đào tạo Dược sĩ Đại học [12] . Hiện nay Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên; Trường Đại học Y Thái Bình và Trường Đại học Y-
Dược Huế, Trường Đại học Y – Dược Cần Thơ đã thành lập khoa dược để
đào tạo Dược sĩ đại học và Dược sĩ trung học [14
],[18].
Từ năm 2002 Trường Đại học Dược Hà Nội mở thêm mã ngành đào
tạo kỹ thuật viên trung cấp Dược, từ 2005 Trường đã mở thêm hệ đào tạo
Dược trung cấp học 2 năm, nhằm đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm chất
lượng cho ngành Dược [25
].
Đến nay đã mở thêm hệ đào tạo cao đẳng Dược thay cho hệ trung học.
1.2.3. Một vài nét về thực trạng đào tạo Dược sĩ trung học ở Việt Nam.
Dược sĩ trung học ở Việt Nam đã được đào tạo từ trong kháng chiến
chống Pháp với các lớp trung cấp Dược được mở ở Thanh Hóa để đáp ứng
yêu cầu xây dựng ngành Dược phục vụ kháng chiến và chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Tuy nhiên giai đoạn này chưa có một nhà trường đào tạo
Dược sĩ trung học nào được thành lập .
10
Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, đã thành lập một số trường
trung học Y – Dược để đào tạo Dược sĩ trung học đáp ứng yêu cầu cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và chăm sóc sức khỏe nhân
đân. Đó là Trường trung cấp Dược – Bộ Y tế, Trường trung học quân y,
v.v… Sau năm 1975, nhiều Trường trung học Dược đã được thành lập. Số
lượng học sinh t
rung học Dược ngày càng tăng, các nhà trường đã đào tạo
được đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho cách mạng giải
phóng miền Nam và cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cho đến năm 2010, cả nước có 14 Trường Đại học Y, Đại học Dược,
Đại học Y – Dược, Học viện chuyên ngành; 33 trường cao đẳng Y, cao
đẳng Dược; 42 Trường trung cấp Y, trung cấp Dược và cơ sở dạy nghề Y tế
có chức năng đào tạo Dược sĩ trung học
, cung cấp cho ngành Dược Việt
Nam đội ngũ Dược sĩ trung học, đáp ứng cơ bản nhiệm vụ của ngành đối
với đối tượng trung cấp.
Với mục tiêu phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ
thuật theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chủ động hội nhập khu
vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất
lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý v
à an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân [1],[2],[4],[5],[16].
Trong quân đội từ tháng 11 năm 1966 Trường trung cấp quân y
được thành lập, trường có chức năng đào tạo nhân viên quân y có trình độ
trung học, sơ học cho Quân đội nhân dân Việt Nam và sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Đến năm 1977, để thuận lợi cho nhiệm
vụ đào tạo lực lượng quân y cho Quân đội ở hai miền Nam – Bắc, Trường
trung cấp quân y tách thành 2 trường, đó là Trường trung cấp quân y 1 ở
miền Bắc và Trường trung cấp quân y 2 ở miền Nam. Từ đó đến nay 2
trường đã đào tạo được hàng vạn Dược sĩ trung học cho Quân đội và cho
ngành Dược [9].
11
Công tác đào tạo Dược sĩ trung học hiện nay chủ yếu do các Trường
trung cấp Y – Dược của các tỉnh, Bộ Y tế và Quân đội đảm nhận, ngoài ra
một số Trường Đại học Y – Dược cũng mở thêm mã ngành đào tạo Dược sĩ
trung học. Chức danh Dược sĩ trung học ở Việt Nam được đào tạo theo tiêu
chuẩn quốc gia, Dược sĩ trung học sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào
các cơ sở của ngành trong và ngoài công lập theo quy định của nhà nước.
Dược sĩ trung học nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể dự thi để
học bậc Đại học Dược theo hình thức đào tạo liên thông theo quy chế tuyển
sinh của Bộ Giáo Dục – Đào tạo và Bộ Y tế [11
],[17],[19].
1.2.4. Sơ lược về Trường trung cấp quân y 2.
1.2.4.1. Vài nét về lịch sử nhà trường.
Trường trung cấp Quân y 2 được thàn
h lập ngày 30/08/1977 theo
quyết định số 51/QĐH của Tổng cục hậu cần thành lập Trường THQY 2
trực thuộc Cục Quân y. Ngày 14/07/2008, Trường được Bộ Quốc phòng
đổi tên thành Trường Trung cấp Quân y 2/ QK7
Địa điểm: 50 Lê Văn Việt – P. Hiệp Phú – Quận 9 – TP. Hồ Chí
Minh [21].
1.2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của trường.
- Chức năng.
+ Đào tạo Y sĩ dài hạn 24 tháng
+ Đào tạo Y sĩ chuyên tu 18 tháng
+ Đào tạo Điều dưỡng trung học 24 tháng
+ Đào tạo Y tá sơ cấp 12 tháng
+ Đào tạo các chuyên khoa sau y sĩ bao gồm gây m
ê hồi sức, răng
hàm mặt, đông y.
+ Đào tạo Dược sĩ trung học dài hạn
+ Đào tạo dược sĩ trung học ngắn hạn
+ Đào tạo Dược tá sơ cấp 12 tháng
12
Năm 2004 Trường Trung cấp Quân y 2 được Bộ Giáo dục và Đào
tạo, cho phép đào tạo ngành Dược sỹ trung học và Điều dưỡng đa khoa
phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá [21],[23],[24].
- Nhiệm vụ.
+Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo
chương trình đào tạo các ngành, nghề được cơ quan quản lý nhà nước
cho phép.
+ Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở
chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Thực hiện các hoạt động t
hực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng
dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế -
xã hội của Quân đội, của địa phương và cả nước.
+ Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ phù hợp với ngành
nghề đào tạo và các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.
+ Tổ chức cho giáo viên, cán bộ và nhân viên, học sinh tham gia các
hoạt động xã hội.
+ Quản lý sử dụng đất đai, Trường, trang thiết bị và tài chính theo
qui định của pháp luật.
+ Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các cơ sở đào tạo
nhằm phát triển công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo
với việc làm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính
cho Trường.
+ Sử dụng nguồn thu để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng
theo ngành, nghề và chi cho các hoạt động giáo dục, đào tạo theo qui định
của pháp luật.
+ Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ của đội
ngũ giáo viên.
13
14
+ Tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng toàn diện
với học sinh, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với học sinh.
- Tổ chức và biên chế
+ Nhà trường tổ chức gồm Ban giám hiệu, 05 phòng chức năng, 07
khoa bộ môn và 04 đại đội quản lý học viên.
+ Biên chế hiện nay có 116 cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan chiến sĩ
+ Hiện có 51 giáo viên, 100% giáo viên chuyên môn có trình độ cao
đẳng, đại học và sau đại học, đư
ợc đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, đủ khả
năng đảm đương nhiệm vụ được giao [21].