Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông (Khảo sát một số trường trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.19 KB, 27 trang )

Định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông (Khảo sát một số
trường trên địa bàn Hà Nội)
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề nghiệp luôn được coi là 1 trong nhiều yếu tố quan trọng quyết định
tương lai của mỗi con người. Vì thế, lựa chọn cho mình 1 ngành nghề phù hợp là
vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông
(THPT). Trong xã hội hiện nay, học sinh THPT có rất nhiều lựa chon sau khi tốt
nghiệp: học tiếp ĐH, CĐ, học nghề , du học, đi làm... Vậy họ sẽ lựa chọn như thế
nào?
Trong quá trình lựa chọn ngành, nghề, đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động
(bản thân, gia đình, bạn bè...) cùng với các mâu thuẫn nảy sinh (có người chọn
đúng ngành nghề phù hợp với bản thân nhưng lại có người không tìm đúng ngành
nghề nên không thể phát huy hết năng lực bản thân, hay có người chọn ngành nghề
không theo mong muốn bản thân mà lựa chọn theo ý kiến người khác, gây ra tính
bị động trong việc lựa chọn...); tất cả những vấn đề đã nêu trên khiến chúng tôi
quyết định tiến hành đề tài : “ Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT”. Từ
đó, tìm ra xu thế chung của giới trẻ hiện nay (cụ thể là học sinh THPT) trong định
hướng việc làm nghề nghiệp của họ.
2. Ý nghĩa của đề tài
*Ý nghĩa lý luận:
Đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT” mong muốn tìm ra
những yếu tố chi phối, tác động tới lựa chọn của học sinh THPT. Từ đó, khái quát
và tìm hiểu xu thế chung của giới trẻ trong việc lựa chọn ngành nghề của họ. Bên
cạnh đó, đề tài còn mong muốn tìm hiểu nhận thức của học sinh về nghề nghiệp mà
mình lựa chọn và muốn có được trong tương lai, nguyên nhân dẫn tới sự nhận thức
1
đó. Từ đó, có thể đưa ra cho học sinh THPT những biện pháp có khả năng hữu ích,
giúp họ định hướng cho bản thân trong việc lựa chọn những việc làm nghề nghiệp
thích hợp.
Trong đề tài này, chúng tôi có sử dụng 1 số lý thuyết xã hội học như lý


thuyết cơ cấu - chức năng (T. Parsons), lý thuyết tương tác biểu trưng ( G. Mead).
Qua điều tra thực tế, chúng tôi muốn kiểm nghiệm, bổ sung và hoàn chỉnh thêm các
kiến thức xẫ hội học đã có. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn tìm ra được
những nét quy luật mới, góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống lý luận xã hội
học.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề tài, chúng tôi muốn làm rõ thực trạng chọn ngành nghề trong tương
lai của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội. Thông qua đó chỉ ra những điều bất
cập, những vấn đề còn tồn tại, còn chưa phù hợp trong xu hướng lựa chọn của họ.
Ngoài ra, đề tài còn làm rõ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh. Từ đó, đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn giúp cho
các nhà quản lý có thêm những cơ sở khoa học, để hoạch định chính sách cho phù
hợp hơn với thực tế, đặc biệt là những chính sách GD - ĐT.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT;
- Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về dự định nghề nghiệp trong
tương lai của mình;
- Tìm ra xu hướng chính, ở học sinh THPT nói riêng và ở giới trẻ nói chung,
trong lựa chọn việc làm nghề nghiệp của họ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học (thuyết tương tác biểu
trưng, thuyết cơ cấu - chức năng) để làm rõ định hướng nghề nghiệp của học sinh
THPT.
2
- Tiến hành khảo sát (phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi) một số
nhóm học sinh THPT để có dữ liệu thực tế phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phân tích dữ liệu, tìm ra những yếu tố tác động đến lựa chọn của học sinh
THPT. Từ đó, đưa ra những kết quả có tính thuyết phục, đáp ứng mục tiêu của đề
tài.

4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứư:
Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội cụ thể là 3 trường THPT : Việt
Đức, Trần Phú và Amsterdam.
- Thời gian nghiên cứư:
Cuối tháng 2 đến cuối tháng 3.
* Khách thể nghiên cứu:
Học sinh của 3 trường THPT : Việt Đức, Trần Phú và Amsterdam
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu:
Chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài
báo, các đề tài nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp được đánh giá cao và những tài
liệu khác có liên quan đến vấn đề này nhằm đưa ra những thông tin cần thiết phục
vụ nghiên cứu.
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Bảng hỏi được xây dựng 1 cách logic, có nguyên tắc dựa theo nội dung của
đề tài nhằm thu nhận các thông tin đáp ứng yêu cầu đề tài.
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phương pháp này được thực hiện ở 1 số cá nhân nhằm thu thập thêm thông
tin và kiểm tra tính xác thực của bảng hỏi.
3
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Định hướng của học sinh THPT là thiếu cơ sở chắc chắn do thiéu thông tin
về các trường, ngành nghề mà mình lựa chọn.
- Việc phần đông học sinh THPT nộp đơn thi vào CĐ-ĐH phải chăng là có
sự sai lệch trong quan niệm, cách thức nhìn nhận xã hội? Việc thi vào CĐ-ĐH liệu
có phải là con đường duy nhất của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp?

4
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Lao động, việc làm và nghề nghiệp là một vấn đề được rất nhiều nhà khoa
học quan tâm ngiên cứu. Mặt khác, khi nghiên cứu vấn đề này, các tác giả thường
hay đặt mục tiêu tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp, về những dự định việc làm
nghề nghiệp, và nói chung, về hiện trạng lao động - việc làm - nghề nghiệp xã hội
của giới trẻ.
Trên bình diện định hướng việc làm nghề nghiệp ở thanh niên, nhiều tác giả
đặc biệt quan tâm tới đối tượng là những học sinh sắp kết thúc trường THPT. Các
tác giả thường nhấn mạnh giá trị việc làm, bên cạnh nhiều giá trị khác của xã hội
mà thanh niên cần hướng tới, hay những yếu tố khác như nơi làm việc, cơ quan,
khu vực làm việc...
Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi khi thực hiện trên địa bàn Hà Nội muốn tìm
ra những điểm mới trong nhận thức, xu thế của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp
trước sự thay đổi của nền kinh tế đất nước cùng với những yếu tố khác như : khoa
học kĩ thuật, thông tin đại chúng đã tác động tới nhận thức, tư duy của học sinh như
thế nào? Từ đó, đưa ra sự thay đổi lớn nhất là trong tư duy, nhận thức cuả học sinh
THPT đối với xã hội và suy nghĩ của họ về công việc của mình trong tương lai .
II. Các khái niệm và lý thuyết liên quan
1. Các khái niệm
- Nghề nghiệp:
Nghề nghiệp hay hoạt động nghề nghiệp được hiểu là hoạt động phục vụ cho
cơ sở tồn tại và hướng vào việc kiếm sống, việc này phải làm miệt mài, lâu dài và
để hoàn thành cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm (trình độ chuyên môn)
theo tổ hợp đặc biệt.
5
- Xã hội học nghề nghiệp:
Không thể không có một ngành xã hội học nghề nghiệp độc lập. Nó đề cập

tới rất nhiều cách đặt vấn đề mà theo đó phân tích các lĩnh vực khác nhau: nghề
nghiệp đào tạo nghề, hoạt động nghề nghiệp, vị thế nghề nghiệp và không có sự
kiêng kỵ “ lĩnh vực đối tượng”
- Phân giới:
Tâm lý học nghề nghiệp: vấn đề thích hợp và sở thích với việc đào tạo và
hoạt động trong ngành nghề hoặc lĩnh vực nghề nghiệp nhất định (tư vấn nghề
gnhiệp, tư vấn lao động), nghiên cứucác điều kiện chỗ làm việc và đặc trưng hoạt
động nghề nghiệp, giáo dục học nghề nghiệp: vấn đề truyền thụ năng lực, kỹ năng
và kiến thức đặc trưng nghề nghiệp, mở rộng nghề nghiệp trong giáo dục chủ ý và
chức năng trong khi đang học nghề.
- Tương lai - phát triển - các vấn đề của ngành:
Đã có thảo luận rằng nghề nghiệp đã mất chức năng của nó là tạo cho con
người ý nghĩa cuộc sống của mình. Nhiều người vẫn tiếp tục hỏi về sự phát triển
của các nghề dù là họ đang ở “ngưỡng thứ nhất” khi chuyển tiếp từ phổ thông. họ
muốn quyết định học một nghề có triển vọng tương lai hoặc họ đã học nghề xong
và đang ở “ngưỡng thứ hai” và họ đã không tìm được việc làm trong nghề đã học.
Những người này và tất cả những người liên quan đến tư vấn cha mẹ, giáo viên dạy
nghề, nhà tư vấn nghề nghiệp, nhà tư vấn lao động và người giới thiệu việc làm vẫn
hỏi về tương lai của nghề nghiệp.
2. Các lý thuyết
2.1. Thuyết cơ cấu chức năng của Parsons
Theo Parsons, xã hội là một chỉnh thể, hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống
có quan hệ chặt chẽvới nhau. Trong hệ thống xã hội, hệ thống hành vi được coi là
nền tảng, cơ sở, nhờ nó mà con ngừơi có khả năng thích ứng với môi trường xung
quanh.
6
Vận dụng lý thuyết này, chúng tôi muốn tìm hiểu hành vi lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh THPT cùng với những tác động của nhiều yếu tố khác : gia
đình, bạn bè, giới tính... đến sự lựa chọn này.
2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng

Người đại diện là G. Mead. Các tác giả đi theo thuyết này cho rằng xã hội
bao gồm nhiều nhóm nhỏ với những vai trò cá nhân.
Vận dụng lý thuyết này, chúng tôi xem xét hành vi lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh THPT như biểu hiện của hành động xã hội có ý thức. Từ đó, dẫn tới nhận
thức về vấn đề nghề nghiệp - việc làm của học sinh THPT.
7
CHƯƠNG II :
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Hà Nội được coi là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước. Vì thế,
tại đay là địa bàn tập trung một số lương lớn các trương THPT. Cả thành phố hiện
nay có 134 trường vơi 182.477 học sinh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở 3
trường: Việt Đức, Trần Phú ở quận Hoàn Kiếm và Amsterdam ở quận Đống Đa.
Trường Trần Phú là một trường THPT có bề dày lịch sử đáng kể ở Hà Nội.
Đây chính là trường THPT Hoàn Kiếm hay, xa hơn nữa, là trường Anbe Saro. Hiện
tại, trường có khoảng 2000 học sinh, mỗi khối 10,11,12 có khoảng 15 lớp, trong đó
có 2 lớp chuyên ban A và 2 lớp chuyên ban D. Trong quá trình hoạt động, trưòng
đã đạt nhiều thành tích cao về học tập cũng như các hoạt động phong phú khác.
Cùng nằm trong một quận với trường Trần Phú là THPT Việt Đức. Đây cũng
được coi là trường điểm của quận trong mọi hoạt động, phong trào. Mỗi khối của
trường có khoảng 20 lớp. Thầy và trò trường Việt Đức luôn dành nhiều thứ hạng
cao trong học tập và các hoạt động ngoại khoá khác của quận nói riêng và thành
phố nói chung.
Trường THPT Amsterdam là một trong nhiều trường chuyên có uy tín của
thành phố.Trường có nhiều lớp chuyên như : Anh, Toán, Văn, Tin, Lý, Hoá, Sinh...
Trong những năm qua , trường có nhiếu thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học
sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Có thể, mẫu lựa chọn của chúng tôi là chưa thực sự đầy đủ về tính đại diện,
nhưng chúng tôi đã tiến hành ở các lớp khác nhau: lớp chuyên, lớp chọn và cả lớp
thường.

II. Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
Phân tích dữ liệu điều tra bằng bảng hỏi tại 3 trường THPT : Việt Đức, Trần
Phú và Amsterdam, chúng tôi thu được những kết quả như sau:
8
1. Lựa chọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp
Qua điều tra thấy rằng, tỷ lệ học sinh dự định sẽ thi ĐH, CĐ sau khi tốt
nghiệp THPT chiếm tỷ lệ khá cao (78,32%). Thực tế cho thấy rằng ở Hà Nội hiện
nay, những gia đình khá giả ,có điều kiện thường đầu tư cho con em đi học tiếp ở
nước ngoài sau khi tốt nghiệp THPT. Và có thể nói đây là một trong những con
đường tốt nhất để con em họ có được những ngành nghề vững vàng, ổn định trong
tương lai. Do đó số học sinh dự định đi du học chiếm tỷ lệ không nhỏ (9,09%).
Trong khi đó, 1 số ít học sinh khác thay cho dự định sẽ chọn ngành nghề cho mình
thông qua các trường ĐH, CĐ thì lại quyết tâm đi làm ngay sau khi tốt nghiệp. Số
này chiếm 2,79%.
Bảng 1. Lựa chọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra)
Học ĐH Đi du học Đi làm Học nghề Chưa rõ Phương án khác
78,32% 9,09% 2,79% 0,72% 4,19% 4,89%
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng trong định hướng nghề nghiệp của học
sinh THPT, việc thi vào ĐH, CĐ không phải là con đuờng duy nhất để họ có được
1 ngành nghề tốt như mong đợi. Thế hệ trẻ ngày nay đã linh hoạt hơn trong việc
chọn ngành, chọn nghề. Họ biết lựa chọn cho mình 1 hướng đi phù hợp với hoàn
cảnh, khả năng của bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó cũng có 1 số ít học
sinh dự định học nghề sau khi tốt nghiệp (0,92%); hay có 4,19% các em vẫn chưa
xác định rõ ràng nghề nghiệp trong tương lai của mình. Tuy nhiên không phải tất cả
học sinh THPT đều chọn những dự định trên, họ còn có những phương án khác
như: thi ĐH nếu trượt thì đi du học, lấy vợ,lấy chồng, buôn bán nhỏ...
2. Xu hướng kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay
Theo số liệu của chúng tôi sau khi điều tra được thì có 88,82% học sinh
THPT sẽ theo học các lớp ôn, luyện thi. Thực ra, đây cũng là 1 thực tế rất phổ biến
trong giới học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh lớp 12. Bởi tâm lý chung của các

sĩ tử cuối cấp cho rằng đi ôn thi ĐH thì an tâm hơn, các thầy cô luyện thi lâu năm
9
sẽ cung cấp nhiều hơn, đầy đủ hơn kiến thức và cách làm bài. Do đó theo họ thì họ
có thể yên tâm hơn khi vào phòng thi vì đã được học ôn nhiều dạng, nhiều bài. Bên
cạnh đó, số học sinh không đi ôn tại các lớp luyện thi là 11,18% cao hơn mọi năm.
Số học sinh này lựa chọn như vậy là có nhiều lý do khác nhau:
Bảng 2. Những lý do khiến học sinh THPT không đi ôn tại các lớp luyện thi
Không thi 31,25%
Gia đình không có điều kiện 12,5%
Tự ôn 25%
Không có thời gian 12,5%
Học nhiều quá 25%
Phương án khác 12,5%
Chiếm số lượng cao nhất là những học sinh không thi ĐH, CĐ (31,25%) nên
họ không đi ôn thi. Có thể sau khi tốt nghiệp THPT, số học sinh này sẽ đi làm, học
nghề hay có những lựa chọn khác cho bản thân. Một số khác không ôn luyện thi vì
gia đình không có điều kiện cho học theo học các lớp đó. Số học sinh này chiếm tỷ
lệ 12,5% trong tổng số học sinh không đi ôn thi. Theo điều tra của chúng tôi thì có
1 số lưọng học sinh không đi ôn là do không có đủ thời gian (12,5%). Tuy nhiên,
bên cạnh đó có 25% học sinh tự ôn ở nhà. Với những thay đổi như hiện nay của Bộ
GD- ĐT, như việc thay đổi cách ra đề thi khi đề chỉ tập trung vào chương trình cơ
bản của sách giáo khoa thì việc 1 số lượng không nhỏ các em ở nhà tự ôn là 1 điều
đáng mừng. Điều đó chứng tỏ các em đã sắp xếp được thời gian học hợp lý và hoàn
toàn tin tưởng vào khả năng, năng lực của mình. Ngoài ra còn có số học sinh chọn
phương án khác . Trong đó có 12,5 % dự định đi du học và 6,25% không đến lớp
ôn luyện vì cho rằng như thế thì học nhiều quá.
Cũng theo điều tra của chúng tôi về sụ lựa chọn khối thi thì:
Đứng đầu về tỷ lệ lựa chọn là khối D (37,76%). Đây cũng là điều dễ hiểu vì
ở Hà Nội hiện nay, ngoại ngữ đang dần trở thành 1 môn học quan trọng trong nhà
trường phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này của mỗi con người. Thêm nữa,

học 3 môn Toán - Văn - Anh sẽ là toàn diện hơn cả. Điều này sẽ tạo nhiều điều
10

×