Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc của hiệu thuốc huyện đại từ tỉnh thái nguyên năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.99 KB, 54 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





DS. HOÀNG VĂN CHIỂU




KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
CỦA HIỆU THUỐC HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2011


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK. 60.73.05


Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ 30/6/2012 đến 30/10/2012








HÀ NỘI - 2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI










DS. HOÀNG VĂN CHIỂU





KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
CỦA HIỆU THUỐC HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2011






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I










HÀ NỘI - 2013


.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong giai
đoạn hiện nay, nước ta đang trên bước đường hội nhập kinh tế
quốc tế, với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước yêu cầu chúng ta phải khai thác
tốt tất cả các nguồn lực kinh tế, trong đó nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng
nhất để làm rAa của cải vật chất cho xã hội. Một trong những yếu tố quyết định
đến chất lượng của nguồn nhâ
n lực là sức khỏe. Vấn đề đầu tư cho sức khỏe của
con người cũng chính là đầu tư cho sự phát triển của đất nước.
Thuốc đóng vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Chính vì vậy việc sử dụng thuốc
phòng và chữa bệnh phải hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Ngành dược trong những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ

cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Th
uốc được sản xuất ra với nhiều
chủng loại phong phú hơn, chất lượng, mẫu mã ngày càng được cải thiện hơn,
công tác tổ chức mạng lưới cung ứng thuốc phục vụ nhân dân ngày càng được chu
đáo hơn.
Cùng với những thành tựu đã đạt được, song vẫn c
òn nhiều bất cập trong cơ
chế thị trường hiện nay, mạng lưới cung ứng thuốc trở nên dày đặc làm ảnh hưởng
không nhỏ đến công tác quản lý kiểm tra chất lượng thuốc.
Hiệu thuốc huyện Đại Từ là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Dược và
VTYT Thái Nguyên với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo cung ứng đầy
đủ, kịp thời thuốc và vật tư y tế phục vụ cho công tác chăm sóc và chữa bệnh cho
nhân dân trên toàn huyện.
Nói về nhiệm vụ kinh tế thì hiệu thuốc huyện phải đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu
kế hoạch công ty giao, đồng t
hời đảm bảo đời sống cho CBCNV. Cùng với nhiệm
vụ kinh tế, việc thực hiện quy chế chuyên môn là nhiệm vụ không thể thiếu trong
hoạt động cung ứng thuốc của h
iệu thuốc.



1
.
Để đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động cung ứng thuốc
của Hiệu thuốc huyện Đại Từ, phát huy những ưu điểm, n
hận rõ những hạn
chế để đưa ra giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng
hoạt động cung ứng thuốc an toàn và hiệu quả.
Với tinh thần đó, tôi tiến hành xây dựng đề tài “Khảo sát hoạt động cung


ứng thuốc của Hiệu thuốc huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên năm 2011”
với mục tiêu sau:
1. Mô tả hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của Hiệu thuốc Đại Từ
năm 2011.
2. Phân tích kết quả kinh doanh của Hiệu thuốc Đại Từ từ năm 2011.
Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng kinh doanh
và phục vụ được tốt hơn.


























2
.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Vài nét về tình hình cung ứng thuốc trên thế giới
Nền công nghiệp dược tr
ên thế giới trong những năm gần đây có
những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm mới được ra đời, có tác
dụng điều trị hiệu quả với các dạng bào chế phong phú, mẫu mã đẹp, hấp
dẫn người tiêu dùng, đẩy sản lượng thuốc trên thế giới tăng t
rưởng với tốc
độ cao. Trung bình cứ sau 10 năm thì giá trị sản lượng thuốc lại tăng lên
gấp đôi. Doanh thu ngành dược trên thế giới qua 10 năm gần đây được tổng
hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Doanh thu bán thuốc trên thế giới qua các năm 2001 – 2010. [5]
ĐVT: Tỷ USD
Năm Doanh thu bán trên thế giới So với năm trước
2001 393 100,0%
2002 429 109,2%
2003 499 116,3%
2004 560 112,2%
2005 605 108,0%
2006 648 107,1%
2007 715 110,3%
2008 773 108,1%
2009 760 98,3%

2010 825 108,6%

Nhận xét: Doanh thu bán ra trên thế giới trong 10 năm gần đây tăng
trung bình khoảng 10%/ năm. Cụ thể năm 2010 so với năm 2001 đạt 210%.


3
.
Ngành công nghiệp dược có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm
2001 – 2007 nhưng hiện nay đã dần chậm lại đặc biệt là ở khu vực Bắc Mỹ
và Châu âu.
Theo
thống kê của IMS Health, tổng doanh số ngành dược trên thế
giới năm 2008 đạt 773 tỷ USD, tăng trưởng thuần 4,8% (loại trừ biến động
yếu tố giá). Trước đó, ngành dược có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân
10% (2001 – 2003) và 7% (2004 – 2007). Đây l
à mức tăng trưởng nổi trội
so với tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới và nhiều nhóm ngành
khác. Doanh thu ngành dược năm 2009 đạt 760 tỷ USD, giảm 1,68% so với
năm 2008.
Thị trường dược ở một số thị trường chủ chốt như châu Âu và Mỹ
đang có dấu hiệu bão hòa, một phần do dân số các nước này đã ổn định và
do các loại thuốc quan trọng bắt đầu hết hạn quyền sáng chế.
Ngược lại ngành công nghiệp dược của các nước đang phát triển ở
Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ la tinh vốn có tiềm năng tăng trưởng
mạnh trong thời g
ian tới. Đây là các nước phát triển loại thuốc generic, dân
số đông, thu nhập trên mỗi đầu người không ngừng được cải thiện. Theo dự
đoán của tổ chức RNCOS, tăng trưởng công nghiệp dược ở các nước đang
phát triển t

rong giai đoạn 2009 – 2012 sẽ đạt 12 – 15% trong khi cả thế giới
chỉ đạt 6 – 8%, ngành công nghiệp dược trên thế giới ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Thuốc được sản xuất ra ngày càng nhiều, chủng loại phong phú,
tuy nhiên việc cung ứng thuốc phục vụ công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe
nhân dân hiện nay còn nhiều bất cập.
1.2. Tiêu chuẩn cung ứng thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Tổ chức Y tế thế giới (
WHO) đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn,
giám sát và đánh giá việc cung ứng thuốc ở tuyến cơ sở như sau:[14]




4
.
1.2.1. Thuận tiện
Điểm
bán thuốc phải gần dân, đi lại mua thuốc không mất nhiều thời
gian, nếu đi bằng phương tiện thông thường thì trong khoảng 30 – 60 phút,
điểm bán thuốc phải ở khu đông dân cư, tùy thuộc mật độ dân số để bố trí
điểm bán thuốc cho hợp lý, đáp ứng kịp thời khi có trường hợp cấp cứu xảy
ra, thủ tục mu
a thuốc phải thuận lợi, tránh phiền hà, trên cơ sở chấp hành
quy chế, chế độ chuyên môn của ngành, có quầy thuốc phục vụ 24/24h.
Chỉ tiêu dân số bình quân của một điểm bán thuốc phục vụ có thể
dựa vào căn cứ sau:
P=N/M
Trong đó:
P là dân số bình quân của một điểm bán thuốc
N là tổng dân số trong khu vực khảo sát

M là tổng số điểm bán thuốc trong khu vực khảo sát
- Chỉ tiêu diện tích bình quân của một điểm bán thuốc
s = S/M
Trong đó:

s là diện tích của một điểm bán thuốc phục vụ
S là diện tích khu vực khảo sát
M là tổng số điểm bán thuốc trong khu vực khảo sát
- Chỉ tiêu bán kính bình quân của một điểm bán thuốc phục vụ
R=
M
s


Trong đó:
R là bán kính của một điểm bán thuốc phục vụ
S là diện tích khu vực khảo sát
 = 3,14
M là tổng số điểm bán thuốc trong khu vực khảo sát


5
.
1.2.2. Kịp thời
- Thuốc phải có sẵn và đủ các dạng thuốc, các loại thuốc thiết yếu
- Có sẵn và đủ các loại thuốc cùng tác dụng để thay thế
- Về số lượng phải có đủ để đáp ứng yêu cầu người m
ua
1.2.3. Chất lượng thuốc đảm bảo
Thuốc phải đảm bảo chất lượng cần thiết, không được bán các thuốc

chưa được cấp số đăng ký sản xuất hoặc chưa được phép nhập, sản xuất,
thuốc kém chất lượng,
thuốc quá hạn dùng, thuốc giả
1.2.4. Giá cả hợp lý
- Giá cả phải hợp lý, ổn định từng thời điểm
- Niêm yết giá thuốc công khai
- Không tăng giá quá cao khi thuốc khan hiếm hoặc nhu cầu mua
tăng - Có đủ các loại thuốc cùng chủng loại của nhiều hãng sản xuất khác
nhau để đáp ứng phù hợp theo khả năng tài chính của người mua.
1.2.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả
Để có khả năng làm tốt việc hướng dẫn sử dụng t
huốc hợp lý, an
toàn người bán thuốc phải có:
- Trình độ chuyên môn theo quy định
- Có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng quyền lợi của người mua, không
chạy theo lợi nhuận riêng mình
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong phục vụ
+
Hướng dẫn tận tình, chu đáo cho người mua về cách sử dụng thuốc
+ Có đồ bao gói phù hợp trước khi giao thuốc
+ Ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu cần thiết trên đồ bao gói
+ Không bán các loại thuốc phải kê đơn khi không có đơn
+ Chấp hành tốt các quy chế chuyên môn như: quy chế quản lý thuốc
nghiện, thuốc hướng tâm thần và các quy chế chuyên môn khác.


6
.
+
Chấp hành đầy đủ các chế độ sổ sách, ghi chép, chấp hành nghĩa

vụ nộp thuế đúng luật.
1.2.6. Kinh tế
Hoạt động cung ứng thuốc là một hoạt động kinh tế trong y tế yêu
cầu cần phải đạt được các nội dung sau:
- Đảm bảo giá thành điều trị thống nhất, hợp với khả năng chi trả của
từng đối tượng, đặc biệt là người nghèo, kinh tế còn khó khăn.
- Đảm bảo có lãi và thu nhập hợp lý, vừa đáp ứng nguyên tắc kinh tế
y tế chung cho bệnh nhân và xã hội, vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và có
điều kiện tái sản xuất mở rộng, phát triển mạng lưới sản xuất kinh doanh.

- Trong việc cung ứng thuốc cần phải hiểu và tôn trong các điều kiện
thực tiễn ở mỗi địa p
hương như:
Nắm bắt được mô hình bệnh tật từ đó xác định được:
+ Danh mục thuốc cần có
+ Các bài thuốc phù hợp
+ Đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ dân trí của từng địa phương, thu
nhập bình quân của người dân để xác định loại thuốc, giá thuốc, điểm bán
thuốc cho phù hợp.
1.3. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam
Ta có thể chia thành hai thời kỳ: Bao cấp và thời kỳ đổi mới:
1.3.1. Thời kỳ bao cấp (1975 – 1989)
Đây là thời kỳ hoàn t
oàn do nhà nước thống nhất quản lý, điều hành
và chi phối hệ thống sản xuất lưu thông phân phối mang tính chất tập trung.
Việc cung ứng thuốc được thực hiện theo cơ chế bao cấp tập trung từ Trung
ương đến địa phương. Thuốc thành phẩm được sản xuất từ các xí nghiệp
theo chỉ tiêu kế hoạch đã lập trước v
à chuyển qua các công ty thuộc tỉnh để
lưu thông phân phối về tuyến dưới, song mức tiêu thụ thấp, tiền thuốc bình

quân đầu người trong năm chỉ khoảng 0,5USD. Có thể nói trong thời kỳ


7
.
này, ngành dược đã đảm bảo đư
ợc một cơ số thuốc tối cần thiết với giá cả
phù hợp cho nhân dân. Tuy nhiên cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn
rất nhiều bất cập làm cho ngành dược trì trệ, chậm phát triển kéo dài nhiều
năm. Dẫn đến tình trạng khan hiếm thuốc làm nảy sinh nhiều tiêu cực như:
đầu cơ, tích trữ, buôn lậu
1.3.2. Thời kỳ sau 1989 đến nay
Cùng với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế cả nước, ngành
dược cũng có những bước tiến quan trọng, đặc biệt sau khi có Nghị định
338/HĐBT ngày 20/
11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về
việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước ở trung ương và địa phương.
Các doanh nghiệp nhà nước được củng cố và sắp xếp lại từ 600 doanh
nghiệp chỉ còn 151 doanh nghiệp địa phương và 27 doanh nghiệp trung
ương. Ngay sau khi được sắp xếp lại các doanh nghiệp đã phát triển và tăng
trưởng nhanh và đã k
hẳng định được vai trò lãnh đạo của mình trong ngành
dược.
Ngày 15/8/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược
phát triển ngành dược đến năm 2010”, với các mục tiêu cụ thể sau:
- Đổi mới công nghệ, trang thiết bị và quản lý, thực hiện các thực
hành tốt (Good Practice)
- Xây dựng cơ sở sản xuất
kháng sinh, hóa dược và sản xuất nguyên
liệu thế mạnh từ dược liệu

- Cung ứng đầy đủ và thường xuyên thuốc thiết yếu
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
- Vào năm 2010 thuốc sản xuất trong nước đảm bảo 60% nhu cầu,
mức tiêu thụ bình quân 12 -15 USD/người/năm
- Có 1,5 dược sỹ đại học/10.000 dân
Mục tiêu chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2010
đã được x
ác định rõ “Đưa ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật


8
.
mũi nhọn theo hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động
hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo sử dụng t
huốc hợp lý và an
toàn phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”.
Từ những chính sách đổi mới như vậy nên trong những năm qua số
dược phẩm ngày càng tăng, chứng tỏ ngành đã gia tăng đầu tư mạnh. Đa số
doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản
lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ
vậy mà các doanh nghiệp dược trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu
tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh [4]

Trong vòng 10 năm (2001-2010) tổng thị trường dược phẩm Việt
Nam đã tăng gấp 4,3 lần, từ 472 triệu USD năm
2001 lên đến 2050 triệu
USD năm 2010.[5]
Thuốc sản xuất trong nước cũng có bước tiến mới về cả số lượng và
chất lượng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
nhân dân.

Năm 2001 thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng là 36,0%, đến
năm
2010 chiếm 60,0%.
Thị trường ngành dược Việt nam và tỷ trọng thuốc nhập khẩu với
thuốc sản xuất trong nước từ năm 2001 đến năm 2010 được thể hiện tại
bảng sau:[5]
Bảng 1.2: Giá trị thị trường thuốc Việt nam và tỷ trọng thuốc nhập khẩu
với thuốc sản xuất trong nước từ năm 2001 đến năm 2010








9
.
Thuốc nhập k
hẩu
Thuốc sản xuất
trong nước
Năm
Tổng giá
trị
(Tr.USD)
So với
năm
trước
(%)

Trị giá
(Tr.USD)
Tỷ lệ
(%)
Trị giá
(Tr.USD)
Tỷ lệ
(%)
2001 472 100,0 302 64,0 170 36,0
2002 526 111,4 326 62,0 200 38,0
2003 609 115,8 367 60,3 242 39,7
2004 708 116,3 402 56,8 306 43,2
2005 817 115,4 422 51,7 395 48,3
2006 956 117,0 481 50,3 475 49,7
2007 1136 118,8 535 47,1 601 52,9
2008 1426 125,5 711 49,9 715 50,1
2009 1710 119,9 852 49,8 858 50,2
2010 2050 119,9 820 40,0 1230 60,0

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, thị trường thuốc Việt Nam những
năm gần đây tăng trưởng mạnh, trung bình tăng 16%/năm, tăng cả về thuốc
nhập khẩu cũng như thuốc sản xuất trong nước, riêng năm 2010, thuốc
nhập khẩu có giảm hơn so với năm 2009. Tỷ trọng thuốc sản xuất trong
nước chiếm ngày càng cao.
Tiền thuốc bình quân đầu người trong những năm gầy đây cũng tăng
nhanh, từ năm
2001 đến 2010, sau 10 năm tăng 3,7 lần. Mức tiêu thụ thuốc
ở một số thành phố lớn cao hơn nhiều so với các khu vực miền núi, vùng
sâu. Vấn đề cần chú ý hiện nay ở nước ta nói chung và các vùng sâu xa nói
riêng là tình trạng người dân tự đi mua thuốc, mượn đơn thuốc của người

khác khi thấy triệu chứng bệnh của mình gần giống bệnh của họ hoặc dùng
lại đơn thuốc trước đó của m
ình. Đây chính là nguyên nhân gây ra tăng sự
kháng thuốc của vi khuẩn, tăng thêm các phản ứng bất lợi của thuốc.
Tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu được và không
lạm dụng thói quen trên.
Tiền thuốc bình quân đầu người của Việt nam qua một số năm gần
đây được thể hiện như sau:


10
.
Bảng 1.3 Tiền thuốc
bình quân đầu người của Việt Nam qua một số
năm từ (2001 – 2010) [5]
Năm Tiền thuốc bình quân đầu người (USD) So với năm trước (%)
2001 6,0 100
2002 6,7 111,6
2003 7,6 113,4
2004 8,6 113,2
2005 9,8 114,0
2006 11,2 114,3
2007 13,3 118,8
2008 16,5 124,1
2009 19,8 120,0
2010 22,2 112,1
Nhận xét: Tiền thuốc bình quân đầu người ở nước ta trong 10 năm
gần đây tăng trung bình mỗi năm khoảng 15%. Tỷ lệ tiền thuốc bình quân
đầu người năm 2010 so với năm 2001 tăng 3,7 lần.
Cho đến nay chất lượng thuốc sản xuất trong nước ngày càng được

nâng cao, các nhà máy sản xuất thuốc đều đạt tiểu chuẩn GMP. Tuy nhiên
nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược phần lớn phải nhập từ nước ngoài.
Chính vì t
hế các nhà quản lý cần phải chú ý quan tâm đến việc xây dựng
các nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất thành phẩm
giá thành hạ.
1.4. Vài nét về tình hình cung ứng thuốc tại tỉnh Thái Nguyên
1.4.1. Vài nét về mạng lưới y tế Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh có vị trí địa lý phía bắc của Việt Nam, phía
đông tiếp giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây tiếp giáp với Vĩnh Phúc,
Tuyên Quang, phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phía bắc tiếp giáp với
Bắc Cạn.
Diện tích tự nhiên: 3.562,82km
2
, dân số 1.131.300 người.
Số huyện, thị xã, thành phố gồm 9 [13]


11
.
Cùng
với sự phát triển của đất nước, các ngành nghề nói chung trong
đó ngành y tế Thái Nguyên trong những năm gần đây đã có những bước
phát triển tích cực.
Màng lưới y tế tỉnh Thái Nguyên tính đền 31/12/2011 gồm có: [11]
+ 08 bệnh viện tuyến tỉnh, trong đó có 3 bệnh viện đa khoa và 5 bệnh
viện chuyên khoa;
+ 01 trung tâm y tế dự phòng;
+ 09 trung tâm y tế huyện, thị, thành phố;
+ 07 bệnh viện đa khoa huyện;

+ 181 trạm y tế xã, phường, thị trấn;

+ 136 tủ thuốc trạm y tế xã, phường, thị trấn;
+ 16 doanh nghiệp dược trong đó có: 11 công ty cổ phần, 5 công ty
TNHH;
+ 96 quầy thuốc, nhà thuốc bán lẻ của doanh nghiệp. Trong đó 11
quầy thuộc Hiệu thuốc huyện Đại Từ;
+ 136 nhà thuốc tư nhân;
+ 318 quầy thuốc tư nhân;
+ 106 đại lý của doanh nghiệp.
1.4.2. Vài nét về Công ty cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên
Công ty cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên là doanh nghiệp được
thành lập t
rên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tháng 12/2003 với
tổng số vốn điều lệ ban đầu là 4,3 tỷ VNĐ. Trong đó vốn của nhà nước
chiếm 31%.
Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất các mặt hàng tân dược, đông
dược, cao đơn hoàn tán, ra lẻ một số sản phẩm bông, băng, gạc, cồn lưu
thông nội bộ trong tỉnh.
Hiện nay công ty có 220 CBCNV được phân bổ thành 5 phòng ban,
1 tổng kho, 1 xưởng sản xuất
, 6 quầy đại diện của các công ty tỉnh bạn, 1


12
.
quầy kinh doanh hóa mỹ phẩm tại trung t
âm, 9 hiệu thuốc trực thuộc công
ty tại 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của công ty bao gồm:

Trên đại học : 5
Đại học : 22
Cao đẳng + trung cấp : 139
Sơ cấp + công nhân : 54
Công ty được chia ra làm hai bộ phận chính là sản xuất và kinh
doanh.
Bộ phận sản xuất: Trong mấy năm trước xưởng sản xuất của công ty
sản xuất viên nén, viên bao, thuốc bột, thuốc cốm,
thuốc tiêm, thuốc nước,
rượu từ 2007 trở lại đây do không đầu tư xây dựng được xưởng sản xuất
đạt GMP nên một số mặt hàng chiến lược của sản xuất tạm dừng. Công ty
chỉ còn sản xuất gia công nấu cao dược liệu, sản xuất và ra lẻ thành phẩm
một số mặt hàng như viên kẹo ngậm cam, nước xúc m
iệng, bông, băng, gạc
lưu hành nội bộ tỉnh.
Bộ phận kinh doanh là mảng hoạt động chính của công ty, chủ yếu là
bán hàng theo hình thức đấu thầu vào các bệnh viện và cơ sở y tế công lập
trong tỉnh đồng thời bán lẻ phục vụ nhân dân. Năm 2009 doanh thu của
công ty đạt 98 tỷ VNĐ, năm 2010 đạt 101 tỷ VNĐ, năm 2011 đạt 92 tỷ
VNĐ. [10]
1.4.3. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đại Từ
- Đặc điểm kinh tế xã hội
Tính đến hết ngày 31/12/2011, theo kết quả thống kê của chi cục
thống kê huyện Đại Từ, huyện Đại Từ gồm
02 thị trấn và 29 xã miền núi
thấp. Diện tích đất tự nhiên 574,16km
2
, tổng dân số là 160.598 người, mật
độ dân số: 280 người/ km
2

.


13
.
Có đường quốc lộ 37 chạy qua 8 xã, đường giao thông liên xã đã
nhựa hóa, đường giao thông liên thôn cơ bản đã bê tông hóa.
Về ngành nghề cơ bản lao động chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông
nghiệp cây lúa và cây chè, th
u nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt
14,8 triệu VNĐ/ năm.
- Đặc điểm về y tế
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, trong những năm gần đây
lĩnh vực y tế huyện Đại Từ có nhiều chuyển biến tích cực đáp ứng
được công tác khám chữa bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Tính đến 31/12/
2011 mạng lưới y tế huyện Đại Từ gồm có:[12]
+ 01 phòng y tế (quản lý nhà nước về công tác y tế huyện)
+ 01 bệnh viện đa khoa 135 giường
+ 01 trung tâm y tế dự phòng
+ 31 trạm y tế xã, thị trấn trong đó đạt chuẩn về y tế là 23 trạm.
+ 01 hiệu thuốc trực thuộc công ty cổ phần dược v
à VTYT tỉnh, có
11 quầy trực thuộc; 03 đại lý của hiệu thuốc.
+ 02 nhà thuốc tư nhân
+ 05 quầy đại lý của công ty TNHH
+ 48 quầy thuốc tư nhân
+ 21 phòng khám tư nhân
1.4.4. Màng lưới y tế huyện Đại Từ
Màng lưới y tế của huyện được sắp xếp theo mội hệ thống gồm

phòng y tế trực thuộc UBND huyện, là cơ quan tham
mưu cho UBND
huyện thực hiện việc quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện. Trung
tâm y tế dự phòng và bệnh viện đa khoa huyện là cơ quan chuyên môn trực
thuộc sở y tế có nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe
nhân dân.


14
.
Hiệu thuốc huyện Đại Từ là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Dược
và VTYT Thái Nguyên. Các nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc tư nhân,

các phòng khám tư nhân trên địa bàn chịu sự quản lý của phòng y tế.
Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh thuốc, màng lưới cung ứng có
vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp, chính vì vậy có một màng lưới cung ứng tốt phù hợp với địa
bàn của địa phương đồng nghĩa với việc có một thị trường kinh doanh
thuốc rộng lớn và vững chắc.























15
.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Hiệu thuốc huyện Đại Từ - tỉnh Thái
Nguyên với 11 quầy thuốc, 3 đại lý bán thuốc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng m
ô hình thiết kế nhỏ mô tả hồi cứu các số liệu sổ sách theo
dõi hoạt động kinh doanh của Hiệu thuốc Đại Từ năm
2011.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Dựa vào các báo cáo tổng kết năm của Hiệu thuốc Đại Từ; Công ty
cổ phần Dược và VTYT Thái Nguyên; báo cáo tổng kết của Sở y tế Thái
Nguyên; Phòng y tế huyện Đại Từ; các số liệu của Chi cục Thống kê
huyện, Cục Thống kê tỉnh để tìm số liệu liên quan đến mục tiêu nghiên

cứu.
- Số liệu về chỉ tiêu doanh số công ty giao khoán hàng năm
cho Hiệu
thuốc
- Doanh số nhập, bán ra, tỷ lệ bán cho bệnh viện, các cơ quan, xí
nghiệp và bán lẻ
- Nhóm mặt hàng chủ đạo
- Giá mua vào, bán ra và các chi phí được hưởng từ công ty
- Đối tượng bán của Hiệu thuốc
- Dùng bảng, biểu thu thập số liệu qua các năm nghiên cứu làm cơ sở
để xử lý và phân tích số liệu.
2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp tìm xu hướng phát triển: hai phương pháp
+ Phương pháp so sánh định gốc: tì
m chọn một số liệu làm gốc để so
sánh, qua đó thấy được chiều hướng phát triển của các chỉ tiêu.


16
.
+
Phương pháp so sánh liên hoàn: lấy các chỉ tiêu thực hiện của một
năm so với năm trước đó.
- Phương pháp tỉ trọng: gồm tỉ trọng các loại hình bán thuốc trên địa
bàn, tỉ trọng về doanh số bán ra, doanh số mua vào, tỉ trọng giữa các nhóm
mặt hàng, tỉ trọng thực hiện kế hoạch qua các năm của hiệu thuốc.
- Phương pháp lập bảng số liệu
- Phương pháp mô hình hóa: dùng đồ thị, biểu đồ để biểu diễn các
chỉ số khảo sát của đề tài.























17
.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHI
ÊN CỨU

3.1. Hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động cung ứng thuốc của Hiệu
thuốc Đại Từ năm 2011
3.1.1. Hệ thống tổ chức

Hiệu thuốc Đại Từ là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Dược và
VTYT Thái Nguyên được tổ chức theo mô hình hạch toán báo sổ có nhiệm
vụ cung ứng thuốc theo nhu cầu của bệnh viện đa khoa huyện căn cứ vào
kết quả đấu thầu, bán cho các cơ quan, xí nghiệp đồng thời
bán lẻ thuốc
phục vụ nhân dân.
Hệ thống tổ chức cung ứng thuốc Hiệu thuốc Đại Từ được sắp xếp
theo mô hình sau:























Bộ phận
kế toán
3 Quầy
đại lý bán thuốc
Bộ phận
nghiệp vụ

Hiệu thuốc
Đại Từ
11 Quầy
thuốc

Công ty cổ phần Dược và
VTYT Thái Nguyên
Hình 3.1: Mô hình tổ chức cung ứng thuốc của Hiệu t
huốc Đại Từ


18
.
Nhận xét: Qua sơ đồ màng lưới cung ứng của Hiệu Thuốc Đại Từ ta

thấy với một đơn vị hạch toán báo sổ, khoán chi phí theo quy chế bán hàng
của công ty nên mô hình tổ chức nhân lực càng gọn càng hiệu quả. Bộ máy
hành chính gồm 03 người:
Chủ nhiệm hiệu thuốc là DSĐH, chịu trách nhiệm trước công ty về
tất cả các hoạt động của hiệu thuốc, xây dựng và triển khai kế hoạch th
áng,
quý, năm, sơ kết, tổng kết báo cáo tình hình hoạt động cung ứng, kết quả
thực hiện với công ty.

Kế toán: là người tham mưu cho chủ nhiệm về công tác tài chính kế
toán, chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ tiền hàng, đối chiếu thanh quyết
toán với bệnh viện, với các quầy, các bộ phận, báo cáo đầy đủ kịp thời cho
chủ nhiệm về tình hình kinh tế tài chính của hiệu thuốc.
Nghiệp vụ, kiêm thủ kho là DSTH có nhiệm vụ tham
mưu cho chủ
nhiệm về hàng hóa toàn đơn vị, lập dự trù hàng hóa, kiểm nhận, giao nhận
và bảo quản hàng hóa. Tham mưu cho chủ nhiệm về thị trường, thị hiếu
hàng hóa trên địa bàn để kịp thời đầu tư phát triển thị trường.
Nhân viên phụ trách quầy thuốc và trực tiếp bán hàng gồm 14 người
trong đó: 02 DSTH bán hàng tại quầy thuốc trung tâm của hiệu thuốc; 08
DSTH và 04 DT bán hàng ở các điểm t
hị trấn và các xã. Nhân viên bán
hàng chịu sự quản lý trực tiếp của chủ nhiệm, có nhiệm vụ đẩy mạnh bán
ra, tăng doanh số, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng theo pháp lệnh hành
nghề dược và nội quy quy định của công ty.
3.1.2.Cơ chế hoạt động
Công ty quản lý hạch toán theo hình thức nhập hàng về sau khi trừ
chi phí áp giá bán lẻ giao khoán cho hiệu thuốc, hàng bán cho bệnh viện giá
theo kết quả thầu. Hiệu thuốc căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được gi
ao và
mức chi phí được hưởng phân bổ cho các bộ phận nghiệp vụ, kho bán hàng
cho bệnh viện, đại lý, cơ quan xí nghiệp; các quầy bán lẻ trực tiếp.


19
.
Lương nhân viên bán hàng hưởng % theo doanh số khoán, lương
hành chính được hưởng là phần còn lại sau khi đã t
rừ các chi phí cần thiết.

Hàng tháng, quí, năm hiệu thuốc tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về
công ty làm cơ sở bình xét xếp loại, nâng bậc lương cho người lao động
theo quy định.
3.1.3. Loại hình tham gia bán lẻ thuốc của hiệu thuốc Đại Từ
Các quầy thuốc hàng tháng lập dự trù, nhận hàng từ kho hiệu thuốc
về bán lẻ trực tiếp, cuối tháng nộp tiền, chốt doanh số thanh quyết toán.
Các đại lý bán thuốc hàng tháng lập dự trù, nhận hàng tại kho hiệu
thuốc với hình thức bán ủy thác với giá công ty quy định hưởng % hoa
hồng t
heo hợp đồng mua bán giữa hiệu thuốc và đại lý.
Bảng 3.1: Loại hình tham gia cung ứng bán lẻ thuốc của hiệu thuốc Đại
Từ năm 2011
Năm 2011
STT
Loại hình cung ứng
bán lẻ thuốc
Số quầy thuốc;
đại lý bán thuốc
Tỷ lệ %
1
Quầy thuốc 11 78,6
2
Đại lý bán thuốc 3 21,4
Tổng 14 100

Nhận xét: Với quầy thuốc, hiệu thuốc quản lý con người, đảm bảo
lương và các chế độ quyền lợi của người lao động thì việc mở thêm quầy là
vấn đề cần xem xét. Với đại lý bán thuốc, về cơ sở vật chất trang thiết bị,
thủ tục cho cơ sở bán hàng chủ đại lý tự lo. Như vậy với số lượng đại lý
như trên là ít, hiệu thuốc cần có kế hoạch mở thêm

đại lý bán thuốc ở các
xã.




20
.
3.1.4. Phân bố các điểm bán lẻ thuốc về xã, thị trấn năm 2011
Bảng 3.2: Các điểm bán lẻ thuốc về xã, thị trấn năm 2011
So sánh

STT

Xã, thị trấn
Quầy thuốc Đại lý bán
thuốc
1 Thị trấn Đại Từ 4
2 Thị trấn Quân Chu 1
3 Xã La Bằng
4 Xã Phúc Lương 1
5 Xã Quân Chu
6 Xã An Khánh
7 Xã Hoàng Nông
8 Xã Tân Linh
9 Xã Mỹ Yên 1
10 Xã Văn Yên
11 Xã Yên Lãng
12 Xã Na Mao
13 Xã Minh Tiến

14 Xã Phú Xuyên 1
15 Xã Hùng Sơn 1
16 Xã Khôi Kỳ
17 Xã Bình Thuận
18 Xã Lục Ba
19 Xã Vạn Thọ
20 Xã Cát Nê
21 Xã Ký Phú 1
22 Xã Hà Thượng 1


21
.
23
Xã Cù Vân 1
24 Xã Phú Cường 1
25 Xã Tân Thái
26 Xã Đức Lương
27 Xã Phú Lạc
28 Xã Phú Thịnh
29 Xã Tiên Hội
30 Xã Bản Ngoại 1
31 Xã Phục Linh
Tổng 31 11 3

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy hiệu thuốc có 11 quầy thuốc và 3 đại lý
bán thuốc. Nhìn chung số quầy thuốc, đại lý bán thuốc của hiệu thuốc được
phân bố ở các xã, thị trấn tuy nhiên số quầy thuốc còn nằm chủ yếu ở khu
vực thị trấn và các xã gần thị trấn, các đại lý nằm chủ yếu ở xã xa trung tâm
thị trấn. Đặc biệt còn rất nhiều xã chưa có quầy thuốc và đại l

ý bán thuốc.
Điều này cần quan tâm trong khâu tổ chức mở rộng hệ thống bán lẻ thuốc
tại các xã kể cả các xã vùng sâu.
3.1.5. Cơ cấu nhân lực
Về cơ cấu nhân lực của Hiệu thuốc Đại Từ năm 2011 cụ thể như sau:
Bảng 3.3: Cơ cấu nhân lực của Hiệu thuốc Đại Từ năm 2011

Năm 2011
Trình độ chuyên môn
Số lượng Tỷ lệ %
DSĐH 1 5,9
DSTH 11 64,7
DT 4 23,5
Kế toán 1 5,9
Tổng cộng 17 100



22

×