i
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP THAY
ĐỔI HÀNH VI NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CHẦN ĐOÁN
SỚM CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN, NĂM 2008 VÀ 2011
Luận án tiến sỹ: Chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 62.72.03.01
Hà Nội, 2014
ii
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÙI THỊ TÚ QUYÊN
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP THAY ĐỔI
HÀNH VI NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CHẦN ĐOÁN
SỚM CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN, NĂM 2008 VÀ 2011
Luận án tiến sỹ: Chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 62.72.03.01
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Cự Linh
PGS.TS Lê Anh Tuấn
Hà Nội, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả
trong luận án là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Bùi Thị Tú Quyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học
Y tế công cộng, các Thầy Cô giáo, các bạ n đồng nghiệp và các Khoa -Phòng
liên quan của Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Thu Hà đã chia sẻ
kinh nghiệm cũng như hỗ trợ về ý tưởng, nội dung nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Lê Cự Linh và cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, những người Thầy tâm
huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi
và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn dự án hợp tác giữa Trường Đại học Y tế Công cộng và Ủy
ban Y tế Hà Lan –Việt Nam đã hỗ trợ một phần kinh phí giúp tôi triển khai các
hoạt động nghiên cứu tại thực địa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Uỷ ban nhân dân xã, Trạm Y tế xã,
các cán bộ Y tế xã, các cộng tác viên y tế thôn bản, các phụ nữ có chồng thuộc
12 xã/ thị trấn thuộc hai huyện Đại Từ và Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên: Khôi Kỳ,
Mỹ Yên, Hùng Sơn, Hà Thượng, Lục Ba, Phú Thịnh (huyện Đại Từ), Cây Thị,
Hợp Tiến, Chùa Hang, Hòa Bình, Trại Cau, Hóa Thượng (huyện Đồng Hỷ) đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các thày cô giáo khoa Y tế công cộng
trường Đại học Y dược Thái Nguyên, Thạc sỹ Bùi Thị Phương- Giảng viên
trường Cao đẳng y tế Hà Nội, Thạc sỹ Võ Hoài Nam- Giám đốc trung tâm Y tế
huyện Đại Từ; các cán bộ Trung tâm Y tế huyện Đại Từ và Đồng Hỷ, sinh viên
trường Đại học Y Dượ c Thái Nguyên, cử nhân Cao Thị Thu Hoa đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai can thiệp và thu thập số liệu tại thực địa.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới những người thân trong Gia
đình của tôi, đã động viên và hỗ trợ rất lớn để tôi hoàn thành luận án.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i!
LỜI CẢM ƠN ii!
ĐẶT VẤN ĐỀ 1!
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4!
1.1.!Hệ thống hóa về chửa ngoài tử cung 4!
1.2.!Phòng chửa ngoài tử cung 20!
1.3.!Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về chửa ngoài tử cung 22!
1.4.!Mô hình thay đổi hành vi cá nhân hướng tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung 25!
1.5.! Thông tin chung về địa bàn can thiệp 34!
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36!
2.1 !Đối tượng nghiên cứu 36!
2.2!!Địa điểm nghiên cứu 36!
2.3!!Thời gian nghiên cứu 37!
2.4!!Thiết kế nghiên cứu 37!
2.5 !Mẫu và phương pháp chọn mẫu 38!
2.6 !Biến số, chỉ số của nghiên cứu 40!
2.7 !Một số khái niệm, cách tính chỉ số dùng trong nghiên cứu 43!
2.8!!Thử nghiệm công cụ 43!
2.9!!Phương pháp, công cụ thu thập số liệu 43!
2.10 Điều tra viên, giám sát viên 44!
2.11 Qui trình thu thập số liệu 44!
2.12 Các hoạt động can thiệp 47!
2.13 Quản lý, phân tích, sử dụng số liệu 55!
2.14!!Đạo đức trong nghiên cứu 56!
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57!
3.1.!Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 57!
3.2.!Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ 15-49 tuổi có chồng về chửa ngoài tử
cung trước và sau can thiệp theo mô hình PRECEED – PROCEDE 60!
3.2.1! Sự thay đổi các yếu tố khuynh hướng 60!
3.2.2! Sự thay đổi các yếu tố cho phép 69!
3.2.3! Sự thay đổi các yếu tố tăng cường 71!
iv
3.2.4! Sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành chung của PNCC hướng tới chẩn đoán sớm
chửa ngoài tử cung 72!
3.3.!Sự thay đổi kiến thức, thực hành của cán bộ y tế trước và sau can thiệp 77!
3.3.1! Sự thay đổi các yếu tố khuynh hướng 77!
3.3.2! Sự thay đổi các yếu tố cho phép 85!
3.3.3! Sự thay đổi các yếu tố tăng cường 86!
3.3.4! Sự thay đổi về kiến thức, thực hành chung của cán bộ y tế hướng tới chẩn đoán sớm chửa
ngoài tử cung 87!
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 92!
4.1 !Kiến thức, thái độ, thực hành về chửa ngoài tử cung của phụ nữ có chồng tại huyện Đại Từ và
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 93!
4.2!!Kiến thức, thực hành của cán bộ y tế có liên quan đ ến chửa ngoài tử cung tại địa bàn nghiên
cứu trước và sau can thiệp 103!
4.3!!Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 112!
KẾT LUẬN 116!
KHUYẾN NGHỊ 118!
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119!
PHỤ LỤC 126!
PHỤ LỤC 1: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU 126!
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN PHỤ NỮ 130!
PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHỎNG CÁN BỘ Y TẾ 140!
PHỤ LỤC 4: THÔNG TIN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 146!
PHỤ LỤC 5: CÁC PHƯƠNG ÁN TÍNH TOÁN CỠ MẪU 147!
PHỤ LỤC 6: CÁCH TÍNH ĐIỂM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH 148!
PHỤ LỤC 7: NỘI DUNG CHUYÊN MÔN THAM KHẢO VỀ CNTC 151!
PHỤ LỤC 8: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG TẬP HUẤN 157!
PHỤ LỤC 9: CHẨN ĐOÁN SỚM CHỬA NGOÀI TỬ CUNG 158!
PHỤ LỤC 10: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HỌP TRUYỀN THÔNG 163!
PHỤ LỤC 11: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN 164!
PHỤ LỤC 12: BẢNG KIỂM GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TẠI XÃ 166!
PHỤ LỤC 13: DANH SÁCH PHỤ NỮ NHẬN TỜ RƠI 168!
PHỤ LỤC 14: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TỜ RƠI 169!
PHỤ LỤC 15: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 170!
PHỤ LỤC 16: TỜ RƠI 173!
PHỤ LỤC 17: BÀI TRÌNH BÀY 174!
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các vị trí chửa ngoài tử cung thường gặp [30] 6!
Hình 1.2: Sự thay đổi của β-hCG khi mắc chửa ngoài tử cung 19!
Hình 1.3: Mô hình PRECEDE-PROCEED 29!
Hình 1.4: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 35!
Hình 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 37!
Hình 2.2: PRECEDE-PROCEED VÀ CHẨN ĐOÁN SỚM CNTC Ở ĐẠI TỪ 49!
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các xã được chọn vào nghiên cứu 39!
Bảng 2.2: Các biến số chính của công cụ định lượng 40!
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của phụ nữ có chồng trước can thiệp 57!
Bảng 3.2: Nguồn thông tin về SKSS, CNTC phụ nữ thường nhận trước can thiệp 59!
Bảng 3.3: Thông tin chung về cán bộ y tế trước can thiệp 60!
Bảng 3.4: Kiến thức về khám thai và dấu hiệu bất thường trước và sau CT 61!
Bảng 3.5: Kiến thức về chửa ngoài tử cung của phụ nữ 15-49 tuổi 63!
Bảng 3.6: Sự thay đổi về đánh giá mức độ nguy hiểm của CNTC trước và sau CT 64!
Bảng 3.7: Tỷ lệ PNCC đồng ý với các câu hỏi về thái độ trước-sau can thiệp 65!
Bảng 3.8: Tỷ lệ PNCC đồng ý với các câu hỏi về thái độ trước-sau can thiệp 67!
Bảng 3.9: Thời điểm khám thai lần đầu của phụ nữ mang thai/ sinh đẻ 70!
Bảng 3.10: Thử thai và siêu âm thai ở phụ nữ có thai trước và sau can thiệp 70!
Bảng 3.11: Sự thay đổi kiến thức chung về chửa ngoài tử cung ở phụ nữ có chồng trước và
sau can thiệp 72!
Bảng 3.12: Mô hình đa biến về sự thay đổi kiến thức chung CNTC ở PNCC trước và sau
can thiệp* 73!
Bảng 3.13: Thái độ về CNTC của phụ nữ 15-49 tuổi trước và sau can thiệp 74!
Bảng 3.14: Mô hình đa biến về sự thay đổi thái độ với CNTC ở PNCC trước và sau can
thiệp
*
74!
Bảng 3.15: Thực hành về CNTC của phụ nữ 15-49 tuổi trước và sau can thiệp 75!
Bảng 3.16: Mô hình đa biến về sự thay đổi thực hành phòng CNTC ở PNCC trước và sau
can thiệp
*
76!
Bảng 3.17: Hiệu quả chương trình can thiệp lên kiến thức, thái độ, thực hành hướng tới
chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung của phụ nữ có chồng 76!
Bảng 3.18: Kiến thức về khám thai và dấu hiệu bất thường trước và sau CT của cán bộ y tế
78!
Bảng 3.19: Kiến thức về CNTC của CBYT trước và sau can thiệp 80!
Bảng 3.20: Kiến thức của CBYT về xử trí CNTC trước và sau can thiệp 82!
Bảng 3.21: Kiến thức của cán bộ y tế về tai biến/ hậu quả của chửa ngoài tử cung 84!
vii
Bảng 3.22: Thực hành các bước khám thai định kỳ hướng tới chẩn đoán sớm CNTC của
CBYT trước và sau can thiệp 85!
Bảng 3.23: Thực hành trong xử trí CNTC của CBYT trước và sau can thiệp 86!
Bảng 3.24: Sự thay đổi về đánh giá mức độ nguy hiểm của CNTC trước và sau can thiệp
của cán bộ y tế 87!
Bảng 3.25: Sự thay đổi kiến thức chung về CNTC trước và sau CT của CBYT 88!
Bảng 3.26: Mô hình đa biến về sự thay đổi kiến thức chung CNTC ở CBYT trước và sau
can thiệp* 88!
Bảng 3.27: Thực hành về CNTC của CBYT trước và sau can thiệp 89!
Bảng 3.28: Mô hình đa biến về sự thay đổi thực hành hướng tới chẩn đoán sớm CNTC ở
CBYT trước và sau can thiệp
*
90!
Bảng 3.29: Hiệu quả chương trình can thiệp lên kiến thức, thực hành hướng tới chẩn đoán
sớm chửa ngoài tử cung của cán bộ y tế 91!
Bảng PL.1: Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu (số liệu năm 2008) 146!
Bảng PL.2: Các phương án tính toán cỡ mẫu được cân nhắc 147!
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố phụ nữ có chồng tham gia sau can thiệp 58!
Biểu đồ 3.2: Phân bố số lượng dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai đối tượng nghiên cứu
biết trong số 3 dấu hiệu nguy hiểm chính trước và sau can thiệp 62!
Biểu đồ 3.3: Phân bố số lượng dấu hiệu chửa ngoài tử cung đối tượng nghiên cứu biết
trước và sau can thiệp 64!
Biểu đồ 3.4: Thực hành đi khám thai của PNCC trước và sau can thiệp 69!
Biểu đồ 3.5: Phân bố phụ nữ có thai/ sinh con được CBYT tư vấn 71!
Biểu đồ 3.6: Phân bố số lượng dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai cán bộ y tế biết trong số
3 dấu hiệu nguy hiểm chính trước và sau can thiệp 79!
Biểu đồ 3.7: Phân bố tỷ lệ cán bộ y tế định nghĩa đúng về chửa ngoài tử cung trước và sau
can thiệp 79!
Biểu đồ 3.8: Thực hành của CBYT trong thử thai và giới thiệu siêu âm 85!
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPTT
Biện pháp tránh thai
BVBMTE
Bảo vệ Bà mẹ- Trẻ em
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
CBYT
Cán bộ Y tế
CNTC
Chửa ngoài tử cung
CSHQ
Chỉ số hiệu quả
DCTC
Dụng cụ tử cung
DSS
Hệ thống giám sát dân số học
ĐLC
Độ lệch chuẩn
ĐTV
Điều tra viên
GSV
Giám sát viên
HQCT
Hiệu quả can thiệp
KTC95%
Khoảng tin cậy 95%
LTQĐTD
Lây truyền qua đường tình dục
MTX
Methotrexate
NC
Nghiên cứu
NCS
Nghiên cứu sinh
NCSK
Nâng cao sức khỏe
OR
Tỷ số chênh (Odds Ratio)
PN
Phụ nữ
PNCC
Phụ nữ có chồng
PNCT
Phụ nữ có thai
QHTD
Quan hệ tình dục
RTIs
Bệnh viêm nhiễm đường sinh sản
SAAĐ
Siêu âm âm đạo
SKSS
Sức khỏe sinh sản
TB
Trung bình
TĐ
Thái độ
TH
Thực hành
TT-GDSK
Truyền thông giáo dục sức khỏe
TTON
Thụ tinh ống nghiệm
VNĐSD
Viêm nhiễm đường sinh dục
VTC
Vòi tử cung
β-hCG
Beta- Human Chorionic Gonadotrophin
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chửa ngoài tử cung (CNTC) hay còn được gọ i là chửa lạc chỗ là trường hợp
trứng đã được thụ tinh nhưng không làm tổ và phát triển ở buồng tử cung. Bình
thường trứng được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, rồi di chuyển về buồng tử
cung để làm tổ. Nếu trứng không di chuyển, hoặc di chuyển về hướng tử cung rồi
dừng lại giữa đường, hoặc bị đẩy ra ngoài vòi trứng để làm tổ tại buồng trứng hay
trong ổ bụng, sẽ gây ra chửa ngoài tử cung [16].
Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu sản khoa cần phải được chẩn đoán và xử
trí kịp thời nếu không có thể dẫn đến vỡ khối chửa và gây ngập máu trong ổ bụng,
gây tử vong mẹ. Có tới 9% tử vong ở phụ nữ có thai trong vòng 3 tháng đầu là do
CNTC vỡ [29]. CNTC là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh và tử vong mẹ trên
toàn Thế Giới [77]. Cho dù hiện nay có những tiến bộ đáng kể về y khoa trong việc
chẩn đoán và điều trị, CNTC vẫn là nguyên nhân chính trong tử vong mẹ trong giai
đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Ở Việt Nam, CNTC là một biến chứng nguy hiểm gây tử
vong cao ở phụ nữ có thai, phương pháp điều trị cơ bản hiện tạ i ở Việt Nam vẫn là
phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật cấp cứu khi có vỡ CNTC.
Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên với dân số là 167.988
bao gồm nhiều dân tộc sinh sống. Trong huyện có một bệnh viện huyện và 31 trạm
y tế xã, bệnh viện huyện đã phải tiếp nhận những trường hợp CNTC vỡ vào mổ cấp
cứu trong tình trạng nguy kịch, với những tình huống này các bác sỹ cũng còn rất
ngần ngại khi phải xử trí.Trong những trường hợp phát hiện CNTC sớm (chưa vỡ)
họ đều giới thiệu chuyển tuyến trên điều trị. Cả bệnh viện chỉ có 1 máy siêu âm
phục vụ khoảng hơn 100 bệnh nhân/ngày. Chưa có ai sử dụng siêu âm đầu dò âm
đạo để chẩn đoán CNTC ở Đại Từ. Do vậy, việc chẩn đoán CNTC sớm còn gặp
nhiều khó khăn. Câu hỏi đặt ra làm sao để có thể chẩn đoán sớm CNTC, xử trí sớm
để có thể giảm thiểu tối đa hậu quả của CNTC gây ra cho phụ nữ tuổi sinh đẻ nói
riêng cũng như chất lượng dân số huyện Đ ại Từ nói chung?
2
Cho đến nay, trên địa bàn huyện Đại Từ chưa có một nghiên cứu nào về tình
hình CNTC trong cộng đồng phụ nữ tuổi sinh đẻ, nghiên cứu các yếu tố nguy cơ
gây CNTC, lý do vì sao hầu hết các trường hợp CNTC đều đến muộn? liệu có giải
pháp nào có thể giúp phát hiện và xử trí sớm CNTC, tiến tới hạn chế CNTC trên
địa bàn? Vì những lý do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá chương
trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chử a ngoài
tử cung tại huyện Đại Từ- Thái Nguyên, năm 2008 và năm 2011”
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ có chồng tại huyện Đại
Từ, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên về chửa ngoài tử cung trước và sau
can thiệp, năm 2008 và 2011.
2. Đánh giá kiến thức và thực hành của cán bộ y tế tại huyện Đại Từ, huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên về chửa ngoài tử cung trước và sau can thiệp,
năm 2008 và 2011.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hệ thống hóa về chửa ngoài tử cung
1.1.1. Sinh lý sinh sản và chửa ngoài tử cung
Sự phát triển của con người trải qua nhiều giai đoạn: thụ tinh, phân chia trứng
đã thụ tinh, phôi dâu, phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh và tạo cơ quan [16]. Khi
được phóng thích ra khỏi buồng trứng, noãn được bọc từ trong ra ngoài bởi màng
trong suốt và một lớp tế bào nang. Noãn được loa vòi tử cung hứng lấy và rơi vào
lòng vòi tử cung rồi được vận chuyển về tử cung. Trên đường di chuyển nếu gặp
tinh trùng noãn sẽ được thụ tinh, nếu không gặp tinh trùng noãn sẽ thoái hóa và bị
thực bào bởi các đại thực bào. Thường sự thụ tinh sẽ xảy ra ở 1/3 ngoài vòi tử cung
và thời gian di chuyển của noãn trong vòi tử cung sẽ từ 6-7 ngày [16]. Sự di chuyển
của phôi vào buồng tử cung nhờ 3 yếu tố: 1) Sự co bóp của cơ vòi tử cung; 2) sự
chuyển động của các lông ở cực ngọn của tế bào biểu mô phủ niêm mạc vòi và 3)
tác dụng của dòng nước trong lòng vòi tử cung [1], [16].
Chửa ngoài tử cung (CNTC): Là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở
ngoài tử cung [16]. Do cấu tạo giải phẫu và cấu trúc mô học của các vị trí khác như
vòi tử cung, buồng trứng hay ổ bụng không giống như buồng tử cung nên khi trứng
làm tổ và phát triển tại các vị trí này các khối chửa đều bị thiếu hụt sự đáp ứng kích
thích nộ i tiết, sự phát triển không đầ y đủ của màng rụng và hệ thống huyết quản để
đảm bảo sự phát triển của thai. Hậu quả là hầu hết các trường hợp CNTC đều gây
chết bào thai ở giai đoạn sớm hoặc tiến triển gây chả y máu, nứt vỡ tại các vị trí thai
làm tổ [16]. Vì vậy dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ của
CNTC sẽ là chậm kinh, đau bụng và ra máu [16], [19], [95].
1.1.2. Tỷ lệ mắc chửa ngoài tử cung
Tỷ lệ mới mắc của CNTC có xu hướng tăng lên trên toàn Thế giới, tỷ lệ mới
mắc rất khác nhau ở các nước phát triển và đang phát triển, nhìn chung tỷ lệ này là
khoảng 0,8%-4,4% [42], [51], [59], [77], [87]. Tỷ lệ CNTC ở Châu Âu và Mỹ là
khoảng 1%-2% phụ nữ mang thai [51], [76], [80]. Cũng có những nước tỷ lệ mắc
CNTC thấp hơn hẳn như ở Pháp tỷ lệ này vào năm 2002 là khoảng 0,1% trong
5
nhóm phụ nữ 15-49 tuổi [37]. Ở các nước phát triển hiện nay vẫn có xu hướng tăng
lên của CNTC, nhưng tỷ lệ tử vong do CNTC lại giảm. Nghiên cứu của Britton
Trabert và cộng sự [88] được tiến hành trên quần thể của phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-44
tuổi của Washington và Idaho trong giai đoạn từ 1/1/1993 đến 31/12/2007 cho thấy
tỷ suất mắc CNTC hiệu chỉnh theo tuổi trong giai đoạn 1993-2007 là 17,9/10.000
phụ nữ-năm. Tỷ suất này trong các năm từ 1993-2004 gần như tương đương và tăng
trong 3 năm cuối (2005-2007), trong giai đoạn này tỷ suất mắc CNTC là
21,1/10.000 phụ nữ -năm. Nếu tính theo phụ nữ mang thai thì tỷ suất mắc CNTC
tăng dần trong giai đoạn 15 năm (1993-2007) từ 19,2/1.000 phụ nữ mang thai lên
26,2 [88].Việc gia tăng của tỷ suất mới mắc CNTC liên quan đến tăng tỷ suất mắc
viêm nhiễm đường sinh dục, việc điều trị vô sinh, tình trạng hút thuốc lá, v.v. ở phụ
nữ [37], [80].
Tương tự như xu hướng của Thế Giới, tỷ lệ CNTC ở Việt Nam cũng có xu
hướng gia tăng. Số liệu ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy tỷ lệ
CNTC tăng từ 1,16% (1988-1992) lên 2,51% (1995) và 4,04% (2002-2003) [19].
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thu Hà và cộng sự [3] tại Chí Linh- Hải Dương cho
thấy tỷ lệ đã từng mắc CNTC ở phụ nữ dưới 49 tuổi có chồng là 2,4%.
CNTC có thể gây tử vong cho thai phụ khi vỡ khối chửa do tình trạng shock
do mất máu cấp [80]. Tỷ suất tử vong mẹ do CNTC ở Florida- Mỹ đã tăng từ 0,6
trường hợp tử vong/ 100.000 trẻ đẻ sống trong giai đoạn 1999-2008 lên 2,5 trong
giai đoạn 2009-2010 [75]. Ở các nước phát triển số liệu từ 1997-2002 cho thấy tử
vong do CNTC chiếm khoảng 4,9% các trường hợp tử vong có liên quan đến sinh
đẻ [89]. Ở Anh, CNTC là nguyên nhân tử vong của 26% các trường hợp tử vong mẹ
ở giai đoạn sớm của thai kỳ trong các năm từ 2003-2005 [89]. Nguyên nhân tỷ suất
tử vong mẹ do CNTC tăng có liên quan đến việc sử dụng các chất gây nghiện và
việc trì hoãn đi khám thai của phụ nữ mang thai [75]. Tuy vậy, số liệu ở Mỹ cho
thấy tỷ suất tử vong do CNTC lại giảm 56,6% (từ 1,15/100.000 trẻ đẻ sống xuống
còn 0,5) trong giai đoạn 1980-1984 so với giai đoạn 2003-2007 [38]. Dự báo tỷ suất
này sẽ vào khoảng 0,36/100.000 trẻ đẻ sống ở giai đoạn 2013-2017.
6
1.1.3. Các vị trí chửa ngoài tử cung thường gặp
- Chửa ở vòi tử cung: Là dạng chửa ngoài tử cung hay gặp nhất với tỷ lệ trên
98% [65], [76], [80], [83], [87]. Có nhiều phương pháp điều trị CNTC ở vòi tử cung
nhưng nhìn chung nguyên tắc điều trị CNTC là 1) Giải quyết khối chửa; 2) Giảm tối
đa tỷ lệ tử vong; 3) Ngừa tái phát chửa ngoài tử cung; 4) Duy trì khả năng sinh sản.
- Chửa ở ống cổ tử cung: Là sự làm tổ của trứng đã thụ tinh ngay tại ống cổ
tử cung. Tỷ suất chửa ống cổ tử cung là 1/16.000 thai nghén và chiếm tỷ lệ khoảng
7-12% các trường hợp CNTC [24].
Hình 1.1: Các vị trí chửa ngoài tử cung thường gặp [30]
- Chửa trong ổ bụng: Là sự làm tổ của trứng thụ tinh trong ổ bụng. Tỷ lệ
chửa trong ổ bụng chiếm khoảng 1,3% các trường hợp CNTC [24], [65], [69], [83].
Sự làm tổ của trứng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong ổ bụng như dây chằng
rộng, mạc treo đại tràng, mạc nối lớn, mạc treo tiểu tràng, tá tràng và ít hơn là ở
khoang phúc mạc, một số ít trường hợp khối chửa ở gan hoặc lách.
- Chửa ở buồng trứng: Là sự làm tổ của trứng thụ tinh tại buồng trứng. Chửa
buồng trứng chiếm tỷ lệ từ 0,15-3,2% các trường hợp CNTC [24], [69], [83], nguồn
cung cấp máu cho buồng trứng dồi dào nên khi vỡ sẽ rất nguy hiểm do chảy máu ồ
ạt. Chửa buồng trứng thường gây sảy vào ổ bụng trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai
nghén, một số ít trường hợp cũng có thể phát triển đến đủ tháng.
- Chửa ở sừng tử cung (chửa kẽ): Là sự làm tổ của trứng thụ tinh ở đoạn
VTC nằm trong thành tử cung, đoạn tử cung dài khoảng 1cm, nằm chếch lên trên và
Cổ tử cung
Buồng trứng
Ổ bụng
Chửa kẽ
Chửa eo
Chửa loa vòi
trứng
Chửa bóng VTC
7
ra ngoài, đầu trong nối với miệng lỗ tử cung vòi và đầu ngoài tiếp nối với đoạn eo
nằm phía ngoài tử cung. Đây là vùng được cung cấp nhiều máu nên khi vỡ rất nguy
hiểm, chửa kẽ chiếm khoảng 1,5%-3% các trường hợp CNTC [24], [69], [83].
- Chửa ở vết mổ tử cung: Là sự làm tổ của trứng thụ tinh ở thành tử cung có
liên quan tới sẹo mổ , có thể nói đây là thể CNTC hiếm gặp nhất [69]. Chửa vết mổ
thường đư ợ c chẩn đoán muộn khi có dấu hiệu vỡ tử cung và mất máu đe doạ tính
mạng người bệnh vì các triệu chứng lâm sàng không điển hình.
- Chửa trong dây chằng rộng: Là sự làm tổ của trứng thụ tinh giữa hai lá của
dây chằng rộng, rất hiếm gặp. Đa số chửa trong dây chằng rộng là kết quả của sự
làm tổ thứ phát sau khi khối chử a nguyên phát ở VTC vỡ vào nền dây chằng rộng.
1.1.4. Nguyên nhân chửa ngoài tử cung
1.1.4.1. Nguyên nhân cơ học
- Tổn thương VTC do viêm nhiễm [16]: Viêm VTC làm cho thành VTC dày,
cứng, giảm nhu động, giảm các tế bào có lông và tế bào chế tiết, làm mất yếu tố đẩy
của lông tế bào kèm theo đó là luồng dịch trong lòng VTC đặc lại, dẫn tới làm chậm
quá trình vận chuyển của trứng, đồng thời làm hẹp lòng VTC, cuối cùng là CNTC.
- Khối u ở VTC [16]: Các khối u ở VTC có thể lành tính hay ác tính, chèn ép
hoặc phát triển vào lòng VTC gây hẹp. Trong quá trình trứng di chuyển về buồng tử
cung gặp phải chỗ tắc làm tổ tại đó gây CNTC.
- Sự bất thường của VTC [16]: Do cấu trúc giải phẫu của VTC không hoàn
chỉnh như VTC kém phát triển, túi thừa, thiểu sản cũng góp phần gây CNTC.
1.1.4.2. Nguyên nhân cơ năng
- Trứng đi vòng: Noãn phóng ra từ buồng trứng bên này nhưng lại đi vòng
qua VTC bên đối diện để vào buồng tử cung, làm cho thời gian và quãng đường di
chuyển dài ra, phôi chưa kịp vào làm tổ tại buồng tử cung [16].
- Rối loạn cân bằng nội tiết: Rối loạn cân bằng nội tiết có thể làm thay đổi
sự co bóp của VTC hoặc làm giảm sự chuyển động của tế bào lông mao trong lòng
VTC, ảnh hưởng tới sự di chuyển của phôi gây CNTC [15].
8
- Do bản thân phôi: Phôi phát triển quá nhanh trong quá trình phân bào hoặc
do chửa nhiều thai, nên kích thước phôi lớn nhanh và to hơn trong lòng VTC, do đó
phôi bị giữ lại gây CNTC [15].
1.1.5.Các yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung
Hiện tại còn nhiều tranh luận liên quan đến nguyên nhân gây ra CNTC. Tuy
nhiên có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ (YTNC) liên quan đến
CNTC chủ yếu được chia làm 3 nhóm [71]: 1) Nguy cơ cao; 2) Nguy cơ trung bình
và 3) Nguy cơ thấp.
1.1.5.1. Tuổi và tuổi quan hệ tình dục lần đầu
Nhiều tác giả đề cập nguy cơ CNTC tăng dần theo nhóm tuổi [31], [80], [83],
[86], [89], [95]. Nguy cơ CNTC ở nhóm tuổi 30-34 cao gấp 1,5 lần nhóm tuổi 25-
29, gấp 2 lần nhóm tuổi dưới 24; nguy cơ này ở nhóm tuổi 35-39 cao gấp 2,1 lần so
với nhóm tuổi 25-29 và gấp 2,5 lần nhóm dưới 24; và ở nhóm tuổi từ trên 40 tuổi so
với các nhóm tuổi 25-29 và dưới 24 lần lượt là 3,4 lần và 5,7 lần [31], [86]. Nghiên
cứu của Nguyễn Thị Bích Hiền tại Bệnh Viện E cho thấy nguy cơ tương đối mắc
CNTC ở nhóm tuổi 30 trở lên cao gấp 3,37 lần nhóm dưới 30 tuổi [5]. Tuổi không
những là YTNC của CNTC mà còn là YTNC của CNTC nhắc lại [11].
Một số NC cũng chỉ ra tuổi có quan hệ tình dục (QHTD) lần đầu có liên quan
đến CNTC [31], [90]. Những phụ nữ có QHTD lần đầu sớm (dưới 18 tuổi) có nguy
cơ mắc CNTC cao hơn những phụ nữ có QHTD lần đầu khi trên 18 tuổi.
1.1.5.2. Tiền sử phẫu thuật vùng chậu
Tiền sử phẫu thuật VTC và triệt sản VTC có liên quan với CNTC [5], [21],
[31], [80], [89]. Những người có tiền sử phẫu thuật VTC có nguy cơ mắc CNTC
cao gấp 8,8 lần (95%CI: 6,4-12,3) những người không có tiền sử phẫu thuật [31],
nguy cơ này trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hiền là 5,1 lần [5]. Trong
nghiên cứu của Tharaux và cộng sự [86] những người có tiền sử phẫu thuật vùng
khung chậu có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 5,8 lần những người không có tiền sử
phẫu thuật. Cá biệt có nghiên cứu gần đây của Phạm Văn Tự ở bệnh viện Trung
Ương Huế cho thấy phẫu thuật VTC làm tăng khả năng CNTC gấp 57 lần những
người không phẫu thuật [21].
9
Mổ đẻ cũng được đề cập là nguy cơ của CNTC cho lần có thai sau, nghiên cứu
tại bệnh viện Trung Ương Huế trên 518 thai phụ (74 trường hợp CNTC) thì những
người mổ lấy thai có nguy cơ mắc CNTC lần mang thai sau cao gấp 5,3 lần những
người không mổ lấy thai [21].
1.1.5.3. Tiền sử chửa ngoài tử cung
Tiền sử CNTC làm tăng nguy cơ CNTC thứ phát [21], [51], [80], [85], [86],
[89], [95], nghiên cứu của Bouyer [31] cho thấy những người có tiền sử CNTC một
lần thì nguy cơ mắc lại CNTC cao gấp 12,5 lần (CI95%: 7,5-20,9) những người
không có tiền sử CNTC, nguy cơ này ở những người đã mắc CNTC từ 2 lần trở lên
là 76,6 lần [31]. Trong nghiên cứu của Vương Tiến Hòa trên 420 phụ nữ mắc
CNTC thì tỷ lệ CNTC nhắc lại trong giai đoạn 2002-2003 là 11,5% [11], tỷ lệ này
trong 124 phụ nữ mắc CNTC được chẩn đoán và xử trí muộn là 11,3% [12]. Nghiên
cứu bệnh chứng của Karaer và cộng sự [54] cũng cho thấy những người có tiền sử
mắc CNTC có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 13,1 lần (CI95%: 2,8–61,4) những
người không có tiền sử, nguy cơ này trong nghiên cứu của tác giả Khin tại
Myanmar lên tới 28,3 (CI95%: 5,8-138,8) [55].
1.1.5.4. Tiền sử nạo hút thai
Trong một số nghiên cứu các tác giả không tìm thấy mối liên quan giữa nạo
hút thai và CNTC, tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu khác lại chứng minh có mối
liên quan chặt chẽ giữa nạo hút thai và CNTC [2], [5], [13], [21], [22], [31], [54],
[90]. Nguy cơ CNTC cao hơn ở phụ nữ có tiền sử nạo phá thai trước đó, những phụ
nữ nạo hút thai 1 lần có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 1,5 – 3,0 lần những phụ nữ
không nạo hút thai [13], [21], [31], [37], [54], [59], [95]. Nguy cơ này ở những phụ
nữ đã nạo hút thai từ 2 lần trở lên cao hơn khoảng 2,2 đến 7 lần so với nhóm không
nạo hút thai [31], [86]. Tỷ suất mới mắc CNTC ở những phụ nữ có tiền sử nạo hút
thai trước đó là 24/1.000 người [90]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hùng
[13] tại Chí Linh- Hải Dương cho thấy nguy cơ mắc CNTC ở những phụ nữ đã từng
nạo hút thai cao gấp 3 lần (CI95% từ 1,5-6,0) so với những phụ nữ chưa từng nạo
hút thai. Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn cho tỷ suất chênh mắc CNTC giữa nhóm có
tiền sử hút điều hòa kinh nguyệt ngay trước lần có thai này và nhóm không hút là
10
4,4; những đối tượng càng hút điều hòa kinh nguyệt nhiều thì nguy cơ mắc CNTC
càng cao [22]. Đặc biệt trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hiền [5] nguy cơ
mắc CNTC ở nhóm phụ nữ nạo hút thai 1-2 lần và nhóm trên 2 lần cao gấp nhóm
chưa nạo hút lần lượt là 4 lần và 11 lần. Nghiên cứu của Phạm Văn Tự còn cho thấy
nguy cơ mắc CNTC ở nhóm nạo hút thai 2 lần cao hơn nhóm chưa nạo hút thai đến
33 lần [21].
1.1.5.5. Các phương pháp tránh thai
Nhìn chung các phương pháp tránh thai đều sẽ làm giảm nguy cơ mắc CNTC
vì làm giảm khả năng có thai [51], [89]. Tuy nhiên khi phương pháp tránh thai thất
bại thì đặt dụng cụ tử cung (DCTC) sẽ làm tăng nguy cơ mắc CNTC [5], [13], [21],
[31], [54], [86], [95], những người sử dụng DCTC để tránh thai có nguy cơ mắc
CNTC cao gấp 2 đến 6 lần những người không đặt DCTC. Ngoài ra những người có
thai sau khi đ ã thắt ống dẫn trứng cũng có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 9,3 lần
(CI95%: 4,9-18) những người không thắt ống dẫn trứng [51].
1.1.5.6. Viêm tiểu khung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Tiền sử viêm tiểu khung cũng là một YTNC của CNTC [21], [22], [33], [55],
[74], [79], [80], [95], những phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm tiểu khung có nguy cơ
mắc CNTC cao gấp 4,0-4,4 lần những người không có tiền sử [31]. Tương tự như
vậy, trong một nghiên cứu thuần tập trong khoảng thời gian 15 năm (từ 1985 đến
1999) của Nicola Low [61] trên 43715 phụ nữ tuổi từ 15-24 cho thấy nguy cơ mắc
CNTC ở những phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo cao gấp 1,4 lần những phụ nữ không
mắc. Nghiên cứu bệnh chứng ở Chí Linh [13] cũng chỉ ra những phụ nữ đã từng bị
VNĐSD có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 3,7 lần những phụ nữ không viêm nhiễm.
Nghiên cứu của Karaer [54] được tiến hành ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006 cũng cho thấy
những phụ nữ có tiền sử viêm tiểu khung có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 6,8 lần
những phụ nữ không viêm tiểu khung. Cá biệt trong nghiên cứu tại bệnh việ n E thì
nguy cơ mắc CNTC ở nhóm phụ nữ có tiền sử VNĐSD cao hơn nhóm không viêm
9,2 lần [5]. Viêm phần phụ cũng là YTNC của CNTC nhắc lại [11]. Trong nghiên
cứu của Khin [55] cho thấy có tới 13,3% phụ nữ mắc CNTC có kết quả xét nghiệm
giang mai (+), tỷ lệ này trong nhóm không mắc CNTC là 3,5%.
11
1.1.5.7. Khoảng cách giữa hai lần sinh
Nghiên cứu bệnh chứng của Bouyer [31] cho thấy khoảng cách giữa hai lần
sinh dài (từ 5 năm trở lên) cũng là YTNC của CNTC. Những phụ nữ có khoảng
cách giữa hai lần sinh trên 5 năm có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 1,7 lần những
phụ nữ có khoảng cách giữa hai lần sinh là 2-3 năm.
1.1.5.8. Vô sinh
Vô sinh là một YTNC của CNTC [31], [80], [89], [95], nghiên cứu của Karaer
cho thấy những phụ nữ có tiền sử vô sinh có nguy cơ mắc CNTC cao hơn những
phụ nữ không có tiền sử vô sinh khoảng 2,5 lần [54]. Trong nghiên cứu bệnh chứng
của Bouyer [31], các tác giả còn đề cập đến khoảng thời gian vô sinh và thấy rằng,
nhóm phụ nữ có khoảng thời gian vô sinh từ 2 năm trở lên có nguy cơ mắc CNTC
cao gấp 2,7 lần những phụ nữ khác [31]. Tuy nhiên CNTC cũng là nguy cơ của vô
sinh thứ phát, như vậy có thể thấy mối quan hệ giữa vô sinh và CNTC là tương đối
phức tạp, ngoài ra cũng có nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa vô
sinh và CNTC [2], [13], [22].
1.1.5.9. Số lượng bạn tình
Một số nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa số lượng bạn tình và
mắc CNTC [22], [31], [54], [55], [95], những phụ nữ có từ năm bạn tình trở lên có
nguy cơ CNTC gấp 1,6 lần [31] những người chỉ có 1 bạn tình. Trong nghiên cứu
của Karaer [54] những người có nhiều hơn 1 bạn tình có nguy cơ mắc CNTC cao
gấp 3,5 lần những người chỉ có một bạn tình. Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn cũng
cho thấy những phụ nữ có từ 2 bạn tình trở lên có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 2,8
lần những người có 1 bạn tình [22]. Nguyên nhân có thể do có nhiều bạn tình làm
tăng nguy cơ VNĐSD và tăng nguy cơ mắc CNTC. Tuy nhiên trong nghiên cứu tại
Chí Linh [2], [13] lại không thấy có mối liên quan giữa số lượng bạn tình và CNTC.
1.1.5.10. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là YTNC của CNTC đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu [13],
[31], [54], [78], [91] tuy nhiên cơ chế của YTNC này thì chưa được làm rõ. Gần đây
cũng có bằng chứng cho thấy ống dẫn trứng là một trong những cơ quan đích của
các chất có trong khói thuốc [76], [84], quá trình vận chuyển phôi bị thay đổi trên
12
động vật thí nghiệm (thỏ và chuột đồng) cũng như ở người do hít phải khói thuốc lá
[84]. Nguy cơ CNTC ở nhóm hút thuốc lá cao gấp 1,5-5 lần (tùy từng tình trạng, số
lượng thuốc hút) so với nhóm không hút thuốc lá [31], [54], [78], [86]. Nhóm hút từ
10-20 điếu thuốc/ngày có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 2,0-2,9 lần so với nhóm
không hút, nguy cơ này ở nhóm hút từ 20 điếu trở lên là 3,6-3,7 lần [31], [54], [74].
Trong nghiên cứu meta-analysis của Waylen [91] về ảnh hưởng của hút thuốc lá
đến SKSS còn cho thấy nguy cơ mắc CNTC ở nhóm phụ nữ hút thuốc lá cao gấp
14,7 lần nhóm không hút. Nghiên cứu của Tallot [84] cũng đã chứng minh việc di
chuyển của trứng về buồng tử cung bị ảnh hưởng do hút thuốc lá hoặc hít phải khói
thuốc lá.
1.1.5.11. Thụt rửa âm đạo
Nguy cơ CNTC ở những người có tiền sử thụt rửa âm đạo cao gấp 1,6 lần
những người không có tiền sử thụt rửa âm đạo [54]. Nghiên cứu tổng quan của
Martino [64] dựa trên 5 nghiên cứu đơn lẻ cho thấy thụt rửa âm đạ o là nguy cơ của
CNTC (OR từ 2-6), ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc CNTC sẽ
càng tăng theo tần suất thụt rử a âm đạo của phụ nữ. Nguyên nhân có thể do thụ t rửa
âm đạo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ngược dòng dẫn tới viêm tiểu khung và viêm
VTC tạo điều kiện cho CNTC.
1.1.5.12. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Trong lịch sử, trường hợp làm thụ tinh ống nghiệm (TTON) đầu tiên trên Thế
giới (năm 1976) là CNTC [82]. Tỷ lệ CNTC chiếm khoảng 2%-9% các trường
TTON [80], [85], [92], [95] cao hơn so với nhóm mang thai tự nhiên (0,75%) [92].
Đặc biệt nếu những thai phụ TTON còn hút thuốc thì nguy cơ mắc CNTC cao hơn
rất nhiều [92]. Nghiên cứu của Karaser [54] cũng cho thấy phụ nữ mang thai bằng
phương pháp TTON có nguy cơ mắc CNTC cao gấp 14,8 lần những phụ nữ mang
thai bằng phương pháp khác. Số lượng phôi được chuyển khi làm TTON cũng liên
quan đến CNTC [92], số lượ ng phôi chuyển nhiều làm tăng nguy cơ CNTC. Những
phụ nữ phải làm TTON do những nguyên nhân của ống dẫn trứng có nguy cơ mắc
CNTC cao hơn những phụ nữ phải làm TTON do yếu tố liên quan đến vô sinh nam
[79]. Ở nhóm phụ nữ có thai bằng TTON thì nguy cơ mắc CNTC sẽ cao hơn khi
13
người phụ nữ này vô sinh do ống dẫn trứng hoặc mắc lạc nội mạc tử cung và đã
được phẫu thuật [63].
Trên đây là những yếu tố nguy cơ của CNTC tuy nhiên có đến 50% số phụ nữ
mắc CNTC mà không có bất kỳ một YTNC nào đã được biết đến.
1.1.6. Diễn biến và hậu quả của chửa ngoài tử cung
Về giải phẫu, VTC không đảm bảo cho thai làm tổ được: (1) Niêm mạc của
VTC không có biến đổi nhiều như niêm mạc tử cung, nên nếu làm tổ ở niêm mạc
VTC thường bị sảy sớm do bề mặt niêm mạc không đủ để rau thai phát triển, trứng
được thụ tinh có thể làm tổ ở giữa hai nhú niêm mạc vòi không tiếp xúc trực tiếp
với thành vòi; (2) Lớp cơ rất mỏng, những mạch máu ở lớp đệm của thành VTC
không đủ cấp máu cho gai rau của phôi và không tạo thành hồ huyết. Hợp bào nuôi
sẽ đâm xuyên qua lớp màng đệm mỏng vào tận lớp cơ làm rạn nứt VTC gây đau và
chảy máu trong, nếu làm tổ ở thành vòi xảy ra tương tự như quá trình phát triển ở
buồng tử cung, tuy nhiên do thành VTC mỏng, không có khả năng biến đổi thành
màng rụng, không có hệ thống cung cấp máu đặc biệt cũng như khả năng giãn rộng
của VTC hạn chế nên khối chửa ở VTC chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định.
1.1.6.1. Diễn biến tự nhiên
- Sảy vào ổ bụng và buồng trứng
Khi thai làm tổ lạc chỗ, sẽ dễ bị bong ra và gây sảy làm tụ máu ở VTC. Nếu
bọc thai bong dần, chảy máu ít một, phôi có thể làm tổ lại được và tạo nên sự phát
triển thứ phát như sảy vào ổ bụng gây chửa trong ổ bụng thứ phát hay chửa ở buồng
trứng thứ phát. Sảy qua loa VTC vào trong ổ bụng là hình thái hay gặp của chửa
đoạn loa hay đoạn bóng VTC. Hậu quả là chảy máu trong ổ bụng, máu chảy từ chỗ
trứng bị bong ra, mạch máu của thành VTC bị hở. Có thể gặp trường hợp trứng bị
sảy hoàn toàn, máu chảy không nhiều lắm rồi tự ngừng, các triệu chứng mất đi.
- Thoái triển tự nhiên
Một số trường hợp CNTC tự thoái triển bằng cách tiêu đi hoặc hấp thu qua
VTC mà không cần phải điều trị [80]. Tuy nhiên, hiện tại các nhà nghiên cứu chưa
biết chính xác tỷ lệ thoái triển tự nhiên cũng như lý do thoái triển. Trên lâm sàng, có
14
thể dựa vào sự giảm nồng độ β-hCG để tiên đoán sự thoái triển của khối chửa,
nhưng ngay cả khi nồng độ β-hCG giảm thì nguy cơ vỡ khối chửa vẫn xảy ra [85].
- Gây vỡ vòi tử cung
Do gai rau ăn sâu vào lớp cơ, làm thủng VTC hoặc VTC dãn căng to gây vỡ,
đồng thời các nhánh mạch máu cũng bị vỡ gây chảy máu trong ổ bụng. Nếu chảy
máu ít một sẽ đọng lại ở vùng thấp tạo túi máu khu trú ở túi cùng Douglas, nếu chảy
máu nhiều sẽ gây ngập máu trong ổ bụng. Vỡ VTC có thể gặp ở bất kỳ đoạn nào
của VTC, tuỳ vị trí làm tổ , thời điểm vỡ VTC có thể xảy ra sớm hay muộn, thông
thường, những nơi VTC hẹp sẽ bị vỡ sớm, người bệnh nhanh chóng lâm vào tình
trạng choáng nặng có thể đe dọa tính mạ ng.
- Khối huyết tụ thành nang
Từ chỗ trứng bị bong, máu có thể rỉ ít một qua loa VTC, tích tụ lại hình thành
nên những khối huyết tụ. Trong nghiên cứu của Đinh Thị Thành tỷ lệ huyết tụ thành
nang là 7,6% [18]. Khối huyết tụ này đôi khi rất to, được mạc nối lớn, các quai ruột
bao lại tạo thành khối huyết tụ thành nang.
1.1.6.2. Diễn biến/ biến chứng khi có can thiệp
- Tồn tại nguyên bào nuôi: Biến chứng này xảy ra khi bệnh nhân được điều
trị phẫu thuật bảo tồn VTC nhưng không lấy hết các nguyên bào nuôi, các nguyên
bào nuôi còn sót lại vẫn tiếp tục phát triển hoặc trong quá trình lấy bệnh phẩm các
nguyên bào nuôi rơi vào trong ổ phúc mạc và làm tổ trong ổ phúc mạc cũng gây nên
tồn tại nguyên bào nuôi.
1.1.6.3. Ảnh hưởng của chửa ngoài tử cung đến tương lai sinh sản
Phụ nữ mắc CNTC chịu ảnh hưởng nhiều đến tương lai sinh sản, khả năng hồi
phục của phụ nữ CNTC sẽ tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Khi bị CNTC thì
nguy cơ vô sinh và nguy cơ CNTC nhắc lại đều tăng vì CNTC thường kèm theo tổn
thương VTC [51]. Ngoài ra CNTC là một chấn thương về thể xác và tinh thần làm
cho người phụ nữ cảm giác bị mất thai và sợ không có khả năng có con trong tương
lai [49], [51], [65]. Do đ ó, cần có thời gian để người phụ nữ lấy lại trạng thái cân
bằng trước khi quyết định có thai lần sau cũng như cần có sự tư vấn, chuẩn bị tinh
thần cho cả hai vợ chồng về tình trạng CNTC trong cả quá trình chẩn đoán, điều trị
15
[65]. Có đến khoảng 70% trường hợp có thai lần đầu bị CNTC không thể có con;
nguy cơ CNTC nhắc lại là 6%-18% [51], trong những người mắc CNTC nhắc lại thì
có khoảng 45% là mắc lại sau lần CNTC trước khoảng 2 năm [11].
1.1.7. Chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung
CNTC là một cấp cứu sản khoa vì vậy việc chẩn đoán sớm CNTC (trước khi
vỡ) là rất quan trọng trong việc hạn chế tử vong mẹ do CNTC [66]. Chẩn đoán
muộn CNTC không những đe dọa tính mạng bệnh nhân mà còn giảm khả năng điề u
trị bảo tồn, làm tốn kém và phức tạp quá trình điều trị. Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân
mắc CNTC đến viện trong tình trạng muộn, khối chửa đã vỡ vẫn còn rất cao, tỷ lệ
này ở bệnh viện Từ Dũ năm 2002 là 95,4% (436/457) [17], trong nghiên cứu của
Đinh Thị Thành tại BVĐK Lai Châu là 89% [18]; ở bệnh viện Phụ sản Trung Ương
là 18% [12].
Chẩn đoán sớm CNTC phải kết hợp nhiều yếu tố như lâm sàng, xét nghiệm
(β-hCG), siêu âm và khai thác tiền sử về YTNC [83]. Đôi khi chẩn đoán CNTC gặp
khó khăn ở các ca bệnh không điển hình nên các bác sỹ phụ sản và bác sỹ siêu âm
luôn phải nghĩ đến CNTC nếu có dấu hiệu nghi ngờ. Theo báo cáo của Centre for
Matenal and Child Enquiries-Luân Đôn, từ năm 2006-2008 có 4 trong 6 bà mẹ tử
vong do CNTC có triệu chứng ban đầu là tiêu chảy, chóng mặt, nôn v.v.v và không
có bất kỳ một triệu chứng nào hư ớng tới CNTC được các CBYT ghi nhận trước đó
[80]. Chẩn đoán sớm CNTC là điều kiện chính để có thể xử trí kịp thời CNTC, các
can thiệp sớm có thể giảm khả năng vỡ khối chửa, giảm băng huyết, tăng khả năng
có thai trở lại và cho phép sử dụng các biện pháp điều trị nội khoa hoặc mổ nội soi.
Chẩn đoán CNTC muộn là những trường hợp chẩn đoán khi khối chửa đã vỡ
hoặc thể huyết tụ thành nang, tỷ lệ này trong nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản
Trung Ương từ tháng 2-tháng 8/2004 là 18% (124/690 trư ờng hợp CNTC) [12]. Các
lý do chính của chẩn đoán CNTC muộn là bệnh nhân không đi khám sớm (50,8%)
vì thiếu hiểu biết về CNTC; một lý do chính nữa là chẩ n đoán không đúng của các
cơ sở y tế tuyến dưới (44,4%) trong lần khám bệnh đầu tiên của thai phụ [12].
Ngoài ra cũng vì các lý do khách quan như triệu chứng bệnh không điển hình
(16,9%). Nghiên cứu của Gregory hồi cứu trên 738 bệnh nhân CNTC vào điều trị