Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thanh hà hải dương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.74 KB, 72 trang )

T





Bộ y tế
Trờng đại học dợc hà nội







Vũ trọng toàn


Khảo sát hoạt động cung ứng
thuốc tại bệnh viện đa khoa
thanh hà - hải dơng
NM 2013
















H NI 2014


Lời cảm ơn!

Tôi vô cùng biết ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng đã hướng dẫn tôi
thực hiên đề tài này.

Đồng cám ơn: - Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội
- Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược trường Đại học Dược Hà
Nội
- Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Hà-Hải
Dương
- Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Hà-Hải
Dương

Bên cạnh đó còn có sự ủng hộ và động viên từ phía gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp. Tất cả đã cho tôi ý trí nghị lực và lòng quyết tâm để hoàn thành
đề tài này.
Một lần nữa tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả mọi người!



Hải Dương, ngày 19 tháng 03 năm 2014






Vũ Trọng Toàn

Danh mục các chữ viết tắt
ADR Phản ứng có hại
BVCSSKND Bảo vệ chăm sóc sức khỏa nhân dân
BN Bệnh nhân
BV Bệnh viện
BHYT Bảo hiểm y tế
BYT Bộ y tế
BTC Bộ tài chính
CKI Chuyên khoa I
CN Chủ nhiệm
CQ Cơ quan
DMT Danh mục thuốc
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
DN Doanh nghiệp
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
KS Kháng sinh
MHBT Mô hình bệnh tật
SX Sản xuất
VTTH Vật tư tiêu hao
WHO Tổ chức sức khỏe y tế
TW Trung ương


Mục lục

Nội dung Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Đặt vấn đề ……………………………………………………………… .01
Chương I : Tổng Quan……………………………………………… …03
I.Hoạt động cung ứng Thuốc…………………………………………… 03
1.Tình hình cung ứng thuốc trên Thế giới……………………………… 03
2.Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam………………………………….04
3.Cung ứng thuốc trong Bệnh viện……………………………………… 08
4. Thực trạng cung ứng thuốc của các bệnh viện Việt Nam hiện nay…….23
5. Hội đồng thuốc và điều trị…………………………………………… 24
6. Vài nét về bệnh viện đa khoa Thanh Hà……………………………….27
7. Vị trí, chức năng, nhân lực khoa dược bệnh viện đa khoa Thanh Hà….27
8. Một số nghiên cứu liên quan………………………………………… 31
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 33
I.Đối tượng, nội dung và thời gian nghiên cứu…………………… …….33
1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….33
2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………… 33
3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………… 33
II. Nội dung nghiên cứu………………………………………………… 33
III. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 34
1. Phương pháp hồi cứu………………………………………………… 34
2. Phương pháp phân tích nhân tố……………………………………… 31
3. Phương pháp quản trị………………………………………………… 34
4. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu……………………………… 34

Chương III. Kết quả nghiên cứu……………………….……………….36
I.Khảo sát hoạt động lựa chọn thuốc, hóa chất tại bệnh viện
đa khoa Thanh Hà…………………………………………………… ….36
II. Hoạt động mua sắm thuốc…………………………………………… 37
III. Nhập kho và thanh toán…………… ……………………………… 40
IV. Tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện…………………………… 42
V. Hoạt động bảo quản tồn trữ và cấp phát thuốc……………………… 43
VI. Hoạt động của hội đồng thuốc, điều trị và thông tin thuốc………… 52
1. Hoạt độngcủa hội đồng thuốc và điều trị………………………………52
2. Tình hình sử dụng thuốc hợp lý an toàn …………………………… 52
VII. Hoạt động của đơn vị thông tin thuốc……………………………….52
1. Bệnh viện đã có đơn vị thông tin thuốc……………………………… 52
2. Tổ chức thông tin tư vấn cho bác sỹ lựa chọn thuốc………………… 53
3. Tổ chức tập huấn kiến thức sử dụng thuốc…………………………….53
4. Những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai đơn vị TT thuốc… 53
5. Thực hiện quy chế chuyên môn thực hành nghề nghiệp …………… 53
6. Vườn thuốc mẫu……………………………………………………….54
VIII. Nhận xét và kiến nghị………………………………………………54
Chương IV. Bàn luận ………………………….……………………… 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….59
Kết luận………………………………………………………………… 59
Kiến nghị ……………………………………………… 61
Danh mục các bảng
Bảng
số
Nội dung Trang

Bảng 1.1

Nhân lực khoa Dược bệnh viện Đa khoa Thanh Hà

năm 2013

29

Bảng 3.2

Tổng kinh phí hoạt động của đơn vị

38

Bảng 3.3

Tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện

42
Bảng 3.4

Chế độ bảo quản

45
Bảng 3.5

Thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện

49
Bảng 3.6

Giám sát việc chấp hành quy định về quản lý thuốc

49

Bảng 3.7

Theo dõi phảm ứng có hại của thuốc

50
Bảng 3.8

Tổ chức bình bệnh án, bình đơn thuốc

51
Bảng 3.9

Hoạt động của HĐT&ĐT 52
Danh mục các hình


Hình
số
Tên hình Trang

Hình 1.1

Chu trình cung ứng thuốc

9

Hình 1.2 Các yếu tố lựa chọn thuốc

10
Hình 1.3 Hệ thồng kho tại khoa dược bệnh viện ĐK

Thanh Hà

19
Hình 1.4 Sơ đồ Hội đồng thuốc và điều trị

26
Hình 1.5

Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh viện đa khoa
Thanh Hà, cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh
viện đa khoa Thanh Hà

28

Hình 1.6 Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng MHBT

31
Hình 2.7 Nội dung khảo sát

35
Hình 3.8

Quy trình lựa chọn thuốc tại bệnh viện đa khoa
Thanh Hà

36

Hình 3.9 Quy trình cấp phát thuốc của khoa Dược

47



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHÓA 15

Kính gửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I
- Phòng sau đại học Trường Đại học Dược Hà Nội
- Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên học viên: Vũ Trọng Toàn
Tên đề tài: Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa Thanh
Hà- Hải Dương năm 2013
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 60.72.04.12
Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 11 giờ 20 phút ngày 24
tháng 7 năm 2014 tại Trường cao đẳng dược Trung Ương Hải Dương Quyết
định số 671/QĐ- DHN ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường
Đại học Dược Hà Nội,
NỘI DUNG SỬA CHỮA , HOÀN CHỈNH
*Những nội dung đã được sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng
1. Đã chỉnh sửa Bảng 1.1: Một số điểm sửa đổi thông tư số 10/2007/TTLT-
BYT- BTC so với thông tư số 20/2005/TTLT- BYT-BTC phù hợp với yêu cầu
mục tiêu của đề tài.
2. Đã chỉnh sửa: Phác đồ điều trị tăng huyết áp, công tác chỉ đạo tuyến phù
hợp với mục tiêu của đề tài.
3. Đã chỉnh sửa Phụ lục, danh mục các hình, danh mục các bảng, danh mục
các chữ viết tắt.
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2014
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Học viên





Vũ Trọng Toàn

1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Thuốc có một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Dân tộc ta đã trải qua nhiều thời kỳ bị chiến tranh áp
bức, nhân dân sống trong cảnh lầm than, điều kiện được chăm sóc sức khỏe
còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên dù khó khăn đến đâu dân tộc ta vẫn có ý
trí quật cường vươn lên cho được đến như ngày hôm nay. Ngành y tế nói
chung và nghành Dược nói riêng, cũng vượt qua bao nhiêu khó khăn vất vả
cho đến bây giờ chúng ta đã đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân từ khắp các bản làng thôn xóm vùng núi xa xôi hẻo lánh
ai cũng được khám và cung cấp những thuốc thiết yếu đầy đủ. Tình trạng
bệnh tật ngày một được cải thiện rõ rệt, lòng tin của nhân dân đối với hệ
thống y tế tăng lên nếu các cơ sở y tế có đủ thuốc có chất lượng phục vụ
cho công tác điều trị[11].
Cùng với việc thành lập hội đồng thuốc và điều trị tại các bệnh viện,
tình hình cung cấp thuốc cho các bệnh viện đã được cải thiện.
Việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm đã có bước tiến bộ. Thực hiện
5 đúng :
Công tác theo dõi tác dụng phụ có hại của thuốc được tăng cường.
Các khoa dược bệnh viện từng bước vươn lên đảm nhiệm chức năng thông
tin tư vấn sử dụng thuốc.
Bước đầu thiết lập mối quan hệ giữa Bác sĩ, Dược sĩ, Y tá nhằm sử dụng

thuốc an toàn hợp lý có hiệu quả cho người bệnh.[5]
Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực trong hoạt động cung ứng thuốc
trong bệnh viện còn tồn tại một số mặt còn hạn chế như việc kê đơn chưa
hợp lý.
Bệnh viện Đa khoa Thanh Hà Hải Dương với tổng số 160 giường
bệnh. Hàng năm bệnh viện đã thực hiện công tác khám, chữa bệnh cho một
số lượng lớn cán bộ và nhân dân trong huyện cho nên nhu cầu cung ứng kịp
thời đầy đủ thuốc hóa chất xét nghiệm có chất lượng phục vụ công tác
khám chữa bệnh là rất cần thiết. Xuất phát từ thực trạng như vậy chúng tôi
tiến hành làm đề tài : Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa
khoa Thanh Hà Hải Dương.Với các mục tiêu sau:
2
- Khảo sát hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện đa khoa
Thanh Hà năm 2013.
- Khảo sát hoạt động mua và cấp phát thuốc tại bệnh viện
đa khoa Thanh Hà năm 2013.
- Khảo sát hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện
đa khoa Thanh Hà năm 2013.
Để từ đó đưa ra những kết luận, kiến nghị nhằm cải thiện và
nâng cao hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện được
tốt hơn.



























3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN


I.Hoạt động cung ứng thuốc
1.Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới.
Thuốc có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh và chữa bệnh,
trong BVCSSKND. Nhu cầu về thuốc phòng bệnh và chữa bệnh ngày càng
cao và đa dạng; số lượng và chủng loại thuốc theo yêu cầu của xã hội ngày
càng tăng. Chỉ tính riêng nguyên liệu dùng để bào chế các dạng thuốc trên
thế giới hiện nay, cũng vào khoảng 20.000 hoạt chất. Từ những nguyên liệu
này người ta bào chế ra rất nhiều loại dược phẩm khác nhau. Trong những
năm gần đây ngành công nghiệp dược trên thế giới phát triển hết sức mạnh

mẽ. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, con người mới chỉ biết 3-4 loại thuốc
KS thì ngày nay đã có tới hàng trăm thuốc KS được sử dụng, hàng ngàn
thuốc KS đang được nghiên cứu. Sản phẩm của thuốc hết sức đa dạng và
phong phú, nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh, hiệu quả điều trị cao nhằm
đấu tranh với bệnh tật và bảo vệ sức khỏe kéo dài tuổi thọ của con người,
nhưng tác dụng phụ cũng rất nhiều[10]. Do đó cần phải hướng tới việc sử
dụng thuốc hợp lý an toàn, phải hạn chế các phản ứng có hại của thuốc.
Càng ngày các nước có xu hướng lựa chọn và chỉ sử dụng một số các loại
thuốc có độ an toàn cao hơn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước
mình, chẳng hạn như Na uy chỉ có khoảng 80 hoạt chất, Nigeria có khoảng
400 sản phẩm thuốc trên thị trường. Theo chương trình hành động thuốc
thiết yếu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho đến nay thuốc dùng trong
bệnh viện (BV) ở các nước phát triển và đang phát triển vào khoảng 300-
900 loại hoạt chất [9] .
4
Năm 1975 WHO tiến hành xây dựng danh mục thuốc thiết yếu để áp
dụng cho các quốc gia trên thế giới. Sau 2 năm WHO đã xem xét lại để đưa
ra danh mục lần 1 gồm 200 loại thuốc . Cho đến năm 1995 danh mục thuốc
thiết yếu đã được WHO ban hành lần thứ 8 .
Với mục đích sử dung thuốc hợp lý, an toàn và kinh tế, ở Việt nam
Bộ Y tế (BYT) đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần I vào năm 1985
gồm 225 thuốc lẻ, lần II năm 1989 với 116 thuốc ; lần III năm 1995 BYT
với 255 thuốc được phân chia theo trình độ chuyên môn của cán bộ y tế .
Gần đây nhất, năm 1999, BYT ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ
IV với 346 thuốc tân dược và 81 thuốc y học cổ truyền, được phân theo các
tuyến điều trị: BV tuyến tỉnh/Trung ương (TW), BV tuyến huyện, Trạm y
tế (TYT) xã , lần thứ V với 325 thuốc tân dược ngày 1 tháng 7 năm 2005 ,
17/2005/QĐ-BYT, lần thứ VI với 466 thuốc , thông tư 45/2013/TT-BYT,
ngày 26 tháng 12 năm 2013
2. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam

Thống kê đến thời điểm cuối năm 2007, tại Việt Nam có khoảng
178 doanh nghiệp (DN) có sản xuất dược phẩm. Trong đó số lượng các DN
đạt tiêu chuẩn GMP - WHO chiếm tỷ lệ còn thấp (18 DN), giá trị sản xuất
trong nước còn thấp, tuy nhiên đã có những tín hiệu về tăng thị phần thuốc
sản xuất trong nước từ 3 năm trở lại đây. Các cơ sở đạt GMP đã sản xuất
được khoảng 90% doanh thu thuốc sản xuất trong nước[1].
* Năm 2005: giá trị SX trong nước ước khoảng 395 triệu USD trên
tổng doanh thu tiền thuốc thuốc tại Việt Nam 817 triệu USD (tương đương
48%)
* Năm 2006: giá trị sản xuất trong nước tăng lên 475 triệu USD (tương
đương 49%)
5
* Năm 2007: sản xuất trong nước đạt khoảng 600 triệu USD
* Năm 2010: sản xuất trong nước đạt khoảng 900 triệu USD
Tuy nhiên do thuốc trong nước có sản lượng sản xuất nhiều (số đơn
vị thuốc được sử dụng) chiếm đến 70% nhưng giá trị doanh thu lại thấp
hơn vì đa số các mặt hàng trong nước sản xuất là thuốc thông thường nên
giá cả khá rẻ, còn các mặt hàng chuyên khoa đặc trị thì phần lớn vẫn phải
nhập khẩu từ nước ngoài, giá rất cao. Kế hoạch ngành được đặt ra vào năm
2010 giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 60%, và tăng lên 80% vào
năm 2015.
Số lượng hoạt chất các DN Việt Nam đăng ký sản xuất cũng đã tăng
lên theo cục Quản lý tính đến năm 2013 các DN Việt Nam đã sản xuất
tương ứng với 900 hoạt chất so với tổng số 1500 hoạt chất đang được đăng
ký tại Việt Nam.
Công tác kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường Việt Nam
được nâng cao, trong năm 2006 hệ thống kiểm nghiệm trên toàn quốc đã
phát hiện 38 mẫu thuốc giả[9].
Doanh nghiệp trong nước
Danh sách các công ty sản xuất thuốc với doanh thu lớn:

1. Dược Phẩm 3/2 F.T.PHARMA- Thành phố Hồ Chí Minh
2. Agimexpharm - An Giang
3. Dược Hậu Giang - Tp.Cần Thơ
4. Imexpharm - Đồng Tháp
5. Domesco - Đồng Tháp
6. Glomed - Bình Dương
7. Bayer - Thành phố Hồ Chí Minh
8. Vidipha - Thành phố Hồ Chí Minh
9. Pharmedic - Thành phố Hồ Chí Minh
10. OPC - Thành phố Hồ Chí Minh
6
11. Hataphar - Hà Tây
12. Pharbaco - Hà Nội
13. Mediplantex - Hà Nội
14. Traphaco - Hà Nội
15. Napharco - Nam Định
16. Bidiphar - Bình Định
17. Pymepharco - Phú Yên
18. ICA - Thành phố Hồ Chí Minh
19. SPM - Thành phố Hồ Chí Minh
20. Đông Nam - Thành phố Hồ Chí Minh
21. Boston -Thành phố Hồ Chí Minh
22. Vinapharm - Hà Nội
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Danh sách các công ty dược FDI
1. Sanofi Aventis - Pháp
2. Novartis - Thụy Sĩ
3. United Pharma - Philippines
4. Ranbaxy - Ấn Độ
5. Sing poong Daewoo - Hàn Quốc

6. Korea United Pharm - Hàn Quốc
7. OPV - Mỹ
8. Ampharco - Mỹ
9. Stada - Đức
10. BOSTON PHARMA - Mỹ
Các nhà phân phối dược phẩm tại Việt Nam.
Tính đến năm 2013 có khoảng 1200 DN có đăng ký chức năng kinh doanh
dược phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có khoảng 570 doanh nghiệp
7
nước ngoài chủ yếu hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện. Hàn
Quốc, Ấn Độ và Pháp là những quốc gia có DN đăng ký nhiều nhất.
Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam được phân
chia ra làm 2 loại. Một là các DN tiền thân của nhà nước chuyên làm chức
năng nhập khẩu hưởng hoa hồng (%) và làm thêm các chức năng dịch vụ
kho bãi, giao nhận. Hai là các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động tiếp
thị và xây dựng các hệ thống phân phối.
1. Diethelm - Thụy Sĩ
2. Zuellig Pharma - Singapore
3. [cpc1] (công ty Dược phẩm Trung ương 1)-Hà Nội
4. Codupha (Cty Dược phẩm TW2) - Thành phố Hồ Chí Minh
5. Phyto Pharma (Cty Dược liệu TW2) - Thành phố Hồ Chí Minh
6. FTPHARMA (Cty CP Dược Phẩm 3/2) - Thành phố Hồ Chí Minh
7. Sapharco (Cty Dược phẩm Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Hồ
Chí Minh
8. Vimedimex II (Cty XNK Y Dược TW II) - Thành phố Hồ Chí Minh
9. Vimedimex I (Cty XNK Y Dược TW I) - Hà Nội
10. Cẩm Tú (Cty TNHH Dược Phẩm Cẩm Tú) - Thành phố Hồ Chí Minh
11. Hapharco (Cty Dược phẩm Hà Nội) - Hà Nội
12. Dapharco (Cty Dược TBYT Đà Nẵng) - Đà Nẵng
13. ATM PHARMA (Cty Dược ATM) - Hà Nội

14. Quan Son Pharmaceutical Joint Stock Company - Việt Nam
Các doanh nghiệp này làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác nên doanh số báo cáo
thường rất lớn, doanh thu trên sổ sách từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ mỗi
năm. Tuy nhiên phần doanh số này chủ yếu do các Văn phòng Đại
diện các hãng dược tại Việt Nam và nhà phân phối của họ quản lý nên các
doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác chỉ có được vài phần trăm hoa hồng cho
doanh số trên (khoảng từ 1%-3%).
8

Nhìn chung hệ thống lưu thông, phân phối thuốc đã phát triển rộng
khắp, đảm bảo đưa thuốc đến tận tay người dân. Trung bình một điểm bán
lẻ phục vụ 1500 người dân.
Trong số lượng lớn quầy bán lẻ thuốc, thì đây là những quầy nhỏ, số lượng
chủng loại thuốc ít và chủ yếu là các loại thuốc thông thường phục vụ cho
người dân. Đại đa số các loại quầy này tập trung tại các vùng nông thôn,
tỉnh lẻ.
Tại các thành phố lớn, thì số lượng các nhà thuốc tư nhân chiếm áp
đảo. Chỉ riêng tại TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 3000 nhà thuốc tư nhân
và Hà Nội hơn 1000 nhà thuốc tư nhân. Phần còn lại nằm tại các thành
phố, thị xã trung tâm các tỉnh. Tại các thị trấn huyện ở các tỉnh có rất ít nhà
thuốc, trung bình mỗi thị trấn có khoảng 1 đến 2 nhà thuốc như vậy.
So sánh chủng loại và số lượng thuốc, thì tại các nhà thuốc tư nhân có số
lượng, chủng loại nhiều gấp bội so với các quầy thuốc tại các vùng nông
thôn, tỉnh lẻ. Các nhà thuốc tư nhân tại thành thị ngoài các mặt hàng thông
thường, thường có thêm một số loại thuốc đặc trị, ngoại nhập mà các quầy
thuốc ở vùng nông thôn không có bán.
Vấn đề đảm bảo công bằng trong cung ứng
3. Cung ứng thuốc trong bệnh viện
Theo báo cáo của Cục quản lý Dược Việt nam trong năm 2012
ngành Dược về cơ bản đã cung ứng đủ thuốc và kịp thời cho các cơ sở điều

trị trên toàn quốc. Tổng hợp báo cáo của Bộ y tế, bệnh viện trong cả nước
99% các bệnh viện cung ứng đủ thuốc chữa bệnh chủ yếu đảm bảo chất
lượng theo danh mục thuốc của bệnh viện xây dựng[9].
Cung ứng thuốc trong Bệnh viện cần đảm bảo chất lượng đáp ứng
nhu cầu điều trị hợp lý, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa
9
Dược bệnh viện. Theo WHO ( Tổ chức Y tế thế giới ) chu trình cung ứng
thuốc được biểu diễn ở hình sau[6]:










Hình 1.1: Chu trình cung ứng thuốc

Chu trình cung ứng thuốc theo 4 bước lựa chọn, mua thuốc, cấp phát,
sử dụng là chu trình khép kín, đó là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến
nơi sử dụng là bệnh nhân và chính kết quả sử dụng trên bệnh nhân sẽ là cơ
sở vững chắc cho quá trình cung ứng tiếp theo.Như vậy,để chu trình hoạt
động hiệu quả cần một tổ chức có khả năng điều phối gắn kết các bước của
chu trình cung ứng đồng thời đó phải là tổ chức có chức năng quản lý có
thể hướng dẫn, điều chỉnh chu trình thông qua các chính sách của mình, có
chức năng chuyên môn, kỹ thuật để đánh giá hoạt động cung ứng. Trong
Cấp Phát
Lựa Chọn

Sử Dụng Mua Thuốc
Các lĩnh vực quản
lý khác

Dòng lưu truyền hoạt động cung ứng

Đường phối hợp
10
chu trình quản lý thuốc ở bệnh viện HĐT&ĐT là tổ chức đứng ra điều phối
toàn bộ quá trình cung ứng thuốc tại bệnh viện. Tuy nhiên cần phải cố
gắng, nỗ lực để các chức năng lựa chọn, mua sắm, thanh toán và lưu kho
cần phân tách, tránh kiêm nhiệm, chồng chéo[13].
3.1.Lựa chọn thuốc
Việc chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mô hình bệnh tật tại
chỗ, trang thiết bị điều trị, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ, các
nguồn lực tài chính, các yếu tố môi trường….













Hình 1.2. Các yếu tố lựa chọn thuốc






Phác đồ điều trị
Mô hình BT
HĐ&ĐT
Danh mục thuốc
Các nguồn tài
chính
DMT đã sử dụng
11
Tổ chức y tế thế giới năm 1999 đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn
như sau[7]:
* Tiêu chí lựa chọn thuốc:
-Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị,
độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sang và trên thực tế sử dụng rộng
rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh.
-Thuốc được chọn phải có sẵn ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả
dụng, cũng như sự ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản
và sử dụng nhất định.
-Khi có 2 hoặc nhiều hơn 2 thuốc tương đương nhau về 2 tiêu chí
trên thì cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu
quả điều trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng.
-Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho
toàn bộ quá trình điều trị chứ không phải chi phí tính theo đơn vị của từng
thuốc.Khi mà các thuốc không hoàn toàn giống nhau thì khi lựa chọn cần
phải tiến hành phân tích hiệu quả - chi phí.
-Trong một số trường hợp sự lựa chọn còn phụ thuộc vào một số các

yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc cân nhắc những đặc điểm
tại địa phương như trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản
xuất, cung ứng.
-Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất, những thuốc ở
dạng đa chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất
đáp ứng yêu cầu điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt
trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.
-Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh đề cập đến
tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Hội đồng thuốc và điều trị cần phải thống nhất một cách rõ rang tất
cả các tiêu chí dựa trên những tiêu chí có sẵn của WHO để chọn thuốc làm
12
sao đảm bảo được quy trình lựa chọn khách quan và có cơ sở.Nếu thiếu cơ
sở bắng chứng thì các quyết định đưa ra rất có thể mang tính cá nhân hoặc
thiếu khách quan và điều này cũng sẽ gây khó khăn khi thuyết phục các
thầy thuốc kê đơn thực hiện danh mục thuốc. Các tiêu chí chọn thuốc cũng
như toàn bộ thủ tục đề xuất đưa thuốc vào danh mục thuốc phải được công
khai. Không phải tất cả các bằng chứng đều có sức thuyết phục như
nhau.Mức độ tin cậy của bằng chứng cần phải được xác nhận khi công khai
các tiêu chí lựa chọn và đưa ra quyết định[7].
* Xây dựng và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện phải thống nhất với danh mục thuốc thiết
yếu (TTY). Việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây
dựng danh mục thuốc là rất quan trọng và cần phải thực hiện một cách bài
bản nhằm tạo dựng giá trị của danh mục thuốc cũng như sự tin tưởng của
thầy thuốc kê đơn khi sử dụng danh mục thuốc đó.
Bước 1: Lập một danh mục các vấn đề sức khỏe/bệnh tật theo thứ tự
ưu tiên điều trị trong bệnh viện và xác định phương án điều trị đầu tay cho
từng trường hợp cụ thể.
Việc phân loại, xếp hạng bệnh tật nhằm phân định ra đâu là những

bệnh thường gặp nhất trong quá trình điều trị tại bệnh viện được thực hiện
thông qua hình thức lấy ý kiến đóng góp của tất cả các khoa phòng và xem
xét, rà soát lại tất cả các ghi chép về tỉ lệ mắc bệnh, tử vong tại bệnh viện
thời điểm trước đó. Đối với từng bệnh cụ thể cần xác định phương án điều
trị ban đầu phù hợp dựa trên cơ sở các hướng dẫn điều trị được xây dựng
trong nước hoặc trong bệnh viện.
Bước 2: Dự thảo, đưa ra lấy ý kiến góp ý và hoàn thiện danh mục thuốc.
Khi soạn thảo danh mục thuốc cần xác định rõ:
- Những thuốc quan trọng nhất ( thực sự thiết yếu ) và
những thuốc ít quan trọng hơn ( mức độ thiết yếu giảm dần
13
- Những thuốc có giá thành cao nhất
- Xem liệu các thuốc có được kê đơn với số lượng lớn hoặc
có giá thành cao hoặc có thực sự là thiết yếu hay không.
Bước 3: Xây dựng các chính sách và hướng dẫn thực hiện
Danh mục thuốc sẽ không thực sự hữu ích nếu thiếu những chính sách và
hướng dẫn sử dụng cụ thể, chính thức. Những nội dung này bao gồm
- Đối tượng sử dụng danh mục thuốc ( Thầy thuốc kê đơn
và bộ phận phụ trách mua thuốc )
- Cách thức nhập và rà soát danh mục thuốc.
- Những quy định để bổ xung hoặc loại thuốc ra khỏi danh
mục thuốc.
- Thủ tục cho việc đưa ra yêu cầu sử dụng thuốc không
nằm trong danh mục thuốc trong trường hợp bất thường
hoặc trường hợp khẩn cấp ( ví dụ thuốc không nằm trong
danh mục thuốc do thầy thuốc được ủy quyền kê trong
trường hợp bệnh nhân cụ thể ).
Bước 4: Hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc và giám sát thực hiện
Tất cả các nhân viên trong bệnh viện phải được hướng dẫn, tập huấn
về danh mục thuốc. Một vấn đề thường gặp là thầy thuốc kê đơn liên tục có

những yêu cầu sử dụng thuốc không nằm trong danh mục.Điều này dẫn đến
thực trạng là người bệnh phải mua thuốc ở nhà thuốc bên ngoài bệnh viện
hoặc bộ phận mua thuốc tiến hành mua những thuốc đó mà không có sự
chấp thuận của HĐT&ĐT. Do vậy cần phải thiết lập một hệ thống thực
hiện, phân công trách nhiệm và các quy định để thực thi bao gồm cả các
hình thức kỷ luật, khiển trách. Cả người sử dụng cũng như lãnh đạo bệnh
viện có thể tham gia vào quá trình đánh giá và thúc đẩy thực hiện[7].


14

Mô hình bệnh tật ( MHBT ):
Là một quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới mô hình
bệnh tật ở việt nam trong những thập kỷ tới là mô hình bệnh tật phức tạp.
Các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là những bệnh khá phổ biến. Số người nhiễm
HIV/AIDS, bệnh nhiễm virus ngày càng tăng. Sự biến đổi này cũng giống
như sự thay đổi tại các quốc gia đang phát triển khác.
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là các số liệu thống kê về bệnh tật
trong khoảng thời gian nhất định, số bệnh nhân vào điều trị, số ngày nằm
điều trị trung bình và số các loại thuốc đã được sử dụng cho khối lượng
bệnh nhân này. Tùy theo hạng và tuyến bệnh viện mà MHBT bệnh viện có
thể thay đổi ( Do hạng bệnh viện liên quan tới kinh phí, kĩ thuật điều trị,
biên chế…), nghiên cứu MHBT các bệnh viện sử dụng phân loại quốc tế
bệnh tật ICD 10 ( Bao gồm 21 chương bệnh ). MHBT của bệnh viện là căn
cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ xây dựng DMT phù hợp mà còn
làm cơ sở để bệnh viện hoạch định phát triển toàn diện trong tương lai.

Phác đồ điều trị ( Hướng dẫn thực hành điều trị )
Phương pháp điều trị là tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc thực hiện
những công việc cụ thể và không thể thiếu trong quá trình điều trị ( gọi là

hướng dẫn thực hành điều trị ). Theo tổ chức y tế thế giới, một hướng dẫn
thực hành điều trị về thuốc bao gồm đủ 4 thông số: Hợp lý, An toàn, Hiệu
quả, Kinh tế.
Phác đồ điều trị là biểu tượng của sự tập trung trí tuệ của tập thể cán
bộ chuyên môn của bệnh viện cho những phương án điều trị cụ thể của
từng loại bệnh. Vì vậy DMT của bệnh viện cần dựa vào phác đồ điều trị
( có thể phác đồ điều trị trong và ngoài nước ). Không có phác đồ điều trị
thì không thể xây dựng DMT một cách khoa học[7].


15

Danh mục thuốc thiết yếu:

DMTTY có đủ các chủng loại đáp ứng yêu cầu điều trị các bệnh
thông thường. Tên thuốc trong danh mục đơn giản là tên gốc, dễ nhớ, dễ
biết, dễ lựa chọn, dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện
cho việc thông tin việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và dễ quản lý.
Cũng theo tổ chức y tế thế giới chỉ cần 1USD thuốc thiết yếu có thể
đảm bảo chữa khỏi 80% chứng bệnh thông thường của mỗi người dân tại
cộng đồng để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu. Như vậy, việc cung
ứng thuốc thiết yếu với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo là một yêu cầu
cấp thiết và là một trong những nội dung của chính sách quốc gia về thuốc.
Hiện nay trên thế giới có hơn 150 quốc gia đã áp dụng và có DMTTY ( chủ
yếu các nước đang phát triển ). Số lượng tên thuốc trong DMT của mỗi
nước trung bình khoảng 300 thuốc.
Lập DMTTY phải trải qua quá trình nghiên cứu, phân tích, dự đoán
nhu cầu, điều kiện cung ứng thuận lợi, có hiệu quả điều trị cao nhất, ít tác
hại nhất, ưu tiên thuốc nội cùng loại, hoặc thuốc của những hãng đã được
chứng minh trên hiệu quả lâm sàng. Mặt khác DMTBV phải phù hợp với

khả năng tài chính của bệnh viện, phù hợp với điều kiện, trình độ kê đơn và
sau cùng là giá thành điều trị thấp hoặc chấp nhận được. Thông tư 08/BYT-
TT ngày 4/7/1997 đã chỉ rõ thuốc được chọn lập thành danh mục sắp xếp
theo vần chữ cái và sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý để thầy thuốc kê
đơn lựa chọn thuốc thuận tiện, dễ dàng. DMTBV là danh mục đặc thù cho
mỗi bệnh viện. Danh mục này được xem xét, cập nhật điều chỉnh từng thời
kỳ theo yêu cầu điều trị. Việc bổ xung hoặc loại bỏ thuốc ra ngoài danh
mục cần phải được cân nhắc thận trọng. Các thành viên trong hội đồng
thuốc và điều trị cần thảo luận, lựa chọn với thái độ khoa học, thận trọng
sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc. Danh mục thuốc phản
16
ánh sự thay đổi trong thực hành sử dụng thuốc để điều trị nhằm đạt tính hiệu
quả, an toàn, kinh tế. Muốn vậy trước hết cần nhận thức đúng và sau đó đánh
giá sâu sắc vấn đề chưa hợp lý chưa an toàn và không kinh tế đang ngự trị trong
sử dụng thuốc điều trị hiện tại nói riêng và cung ứng thuốc nói chung.
Lựa chọn thuốc không chỉ có tên thuốc, hàm lượng theo tên gốc mà
còn phải sơ bộ trong nghiên cứu số lượng từng mặt hàng, chủng loại nguồn
gốc, và tổng hợp giá trị tiền thuốc cho cả năm dựa trên số lượng bệnh nhân
và bệnh tật phải thu dung hang năm phải phù hợp với kinh phí.
3.2. Mua thuốc
* Tiến hành mua thuốc:
Phải tuân theo quy định của Pháp luật như Luật đấu thầu [6]; Luật dược
;Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT – BYT – BTC, ngày 19/01/2012 của
bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế [6].

- Xác định số lượng .
Sau khi có DMT, xác định được số lượng thuốc cần mua để sử dụng
trong một thời gian thường là 1 đến 2 tháng.
Căn cứ để các định số lượng thuốc cần mua đa phần dựa vào số
lượng thực sử dụng năm trước, mô hình bệnh tật, khí hậu thời tiết, điều

kiện kinh tế sau đó bệnh viện tổ chức mua thuốc, hoạt động này có liên
quan đáng kể tới chất lượng thuốc, thuốc được mua phải đảm bảo chất
lượng và hiệu quả điều trị

- Lựa chọn phương thức mua thuốc
Muốn quá trình mua thuốc của các bệnh viện được đảm bảo và thống
nhất, thuốc có chất lượng, giá thành hợp lý và phù hợp với các quy định
của pháp luật về mau sắm hàng hóa…
Ngày 25/02/1997, Bộ y tế đã ra chỉ thị số 03/CT-BYT về việc chấn
chỉnh công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện.
17
Năm 2013, việc thấu thầu thuốc trong các BV hiện nay áp dụng theo
thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT – BYT-BTC của BYT và BTC[6].
Luật Dược ngày 14/6/2005 và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006 cảu Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng [6]. Kết quả của quá trình đấu thầu
thuốc là lựa chọn được nhà cung ứng thuốc, giá thuốc, chất lượng thuốc.
- Dự trù và đặt hàng
Thông thường quá trình đặt hàng thường được tiến hành thông qua
các bước sau:
+ Xác định số lượng, chủng loại thuốc cần sử dụng của BV trong
một khoảng thời gian nhất định.
+ Khoa dược lập dự trù mua thuốc, trình Giám đốc bệnh viện phê
duyệt.
+ Tiến hành đặt hàng với các nhà thầu theo các mặt hàng đã trúng
thấu với số lượng, chủng loại đã được Giám đốc BV phê duyệt.
* Nhận thuốc và kiểm nhận
Sau khi có kết quả đấu thầu, bệnh viện sẽ ký kết các hợp đồng
nguyên tắc và thực hiện mua thuốc dựa trên hợp đồng đã ký, trong đó quy
định rõ các điều khoản về nội dung công việc, chất lượng hàng hoá, điều

kiện bảo quản quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Hiện nay, các công ty
cung ứng thuốc thường giao hàng đến tận kho thuốc của khoa dược bệnh
viện.
Các bệnh viện thành lập Hội đồng kiểm nhập. Khi tiến hành nhận
thuốc, với sự có mặt của Hội đồng kiểm nhập thuốc và thủ kho, kiểm tra số
lượng, chủng loại trên dự trù và hóa đơn, đối chiếu hóa đơn với số lượng
thực tế, phiếu báo lô, tên thuốc, hãng sản xuất, nơi sản xuất, quy cách đóng
gói, hàm lượng hoặc nồng độ, số lượng, số đăng ký, số kiểm soát, hạn
dùng, kiểm tra bằng cảm quan ngẫu nhiên một số thuốc…Sau khi nhập

×