Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khảo sát thực trạng bệnh truyền nhiễm tại tỉnh quảng ninh giai đoạn 20072011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 67 trang )


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ OANH


KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2007 - 2011







LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I












HÀ NỘI - 2013

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ OANH



KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2007 - 2011



LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CKI 607320


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh

Thời gian thực hiện: Từ 30/8/2012 – 30/12/2012a







HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, xin cảm ơn TS Nguyễn Thị Thanh Hương – Giảng viên Bộ
môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình hướng
dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại
học trường Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và chỉ bảo chúng tôi
trong quá trình học tập tại trường.
Cảm ơn Ban giám đốc, khoa Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm & vắc xin,
các khoa/ phòng của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để cho tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt cảm ơn Bác sỹ
Ninh Văn Chủ – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, Bác sỹ
Vũ Quyết Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh đã
có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp và các
nhà quản lý đã chia sẻ và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện được đề tài.
Quảng Ninh, ngày tháng năm 2013
Học viên


Nguyễn Thị Oanh



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 7

1.1. Bệnh truyền nhiễm 7

1.1.1. Khái niệm bệnh truyền nhiễm: 7

1.1.2.

Phân loại bệnh truyền nhiễm: 7

1.2. Tình hình bệnh truyền nhiễm và những vụ dịch trên thế giới và
Việt Nam trong thời gian 2007-2011. 12

1.2.1. Tình hình bệnh truyền nhiễm và những vụ dịch trên thế giới 12

2.2.2 Một số vụ dịch đã xảy ra tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011 18

1.2.3. Một số nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm 21

1.2.4. Tỉ lệ mắc, tỉ lệ chết một số bệnh truyền nhiễm thường gặp 21

tại Việt Nam 21

1.2.5. Tình hình bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh 22


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. Đối tượng nghiên cứu: bệnh truyền nhiễm 24

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 24

2.3. Phương pháp nghiên cứu: 24

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: 24

2.3.2 .Chỉ tiêu nghiên cứu: 24

2.3.3. Xử lý số liệu: 25

2.3.4. Hạn chế trong nghiên cứu 25

2.3.5. Các biện pháp khắc phục để tránh những hạn chế này: 25

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đặc điểm mạng lưới giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm tỉnh
Quảng Ninh 26

3.2. Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2007-2011. 27



3.2.1 Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai

đoạn 2007 - 2011. 28

3.2.2. Bệnh lây theo đường da, niêm mạc 29

3.2.3. Bệnh lây theo đường hô hấp (do vi khuẩn và virus) 32

3.2.4. Bệnh lây qua đường tiêu hóa: 35

3.2.5. Bệnh do muỗi truyền 37

3.3. Vắc xin 39

3.3.1. Bảo quản và vận chuyển vắc xin 39

3.3.2. Chủng loại và số lượng vắc xin được sử dụng tại tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2007-2011 42

3.4.Tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2007- 2011 44

3.4.1.Dịch sốt xuất huyết năm 2009 44
3.4.2.Dịch Cúm A(H1N1) năm 2009 46

3.4.3. Dịch tay chân miệng năm 2011. 47

3.4.4. Dịch sốt phát ban năm 2011 48

3.5. Cơ số phòng chống dịch : 50

Chương 4. BÀN LUẬN 54


KẾT LUẬN 57

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

TT
Tên bảng
Trang
1.1
T-2011
21
3.2
 - 2011
28
3.3
 ca     qua  da, ni 
29
3.4

30
3.5
 ca     qua      Ninh
32
3.6
 
33

3.7
 ca     qua      Ninh
35
3.8

36
3.9
 ca     do     Ninh,
38
3.10

42
3.11
s
-2011
45
3.12
 
45
3.13
S ca m 
46
3.14

47
3.15

50
3.16


50
3.17

52

DANH MỤC HÌNH

TT
Tên hình
Trang
3.1
 hong tin, 
26
3.2
   ca     qua  da  
31
3.3
   ca     qua    theo 

34
3.4
   ca     qua    theo 

37
3.5
 trong phh l
39
3.6
Thi b b
40

3.7

41
3.8

45
3.9
 
47
3.10
n mi the
48
3.11

50
3.12

52
3.13
 

53





1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ 21, đi kèm với thảm
họa thiên nhiên khắc nghiệt và bất thường, sự biến đổi của khí hậu, hiện
tượng nóng lên toàn cầu gây nên các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn
hán, động đất, sóng thần sự gia tăng tốc độ đô thị hóa, tăng dân số dẫn
tới môi trường bị ô nhiễm, tạo cơ hội thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát
sinh và bùng phát thành dịch. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) tại Hội thảo ngày 14 tháng 11 năm 2010 về biến đổi khí hậu và các
bệnh mới nổi đã kết luận: Thế giới hiện đang phải đối mặt với 6 loại bệnh
dịch vô cùng nguy hiểm và diễn biến khó lường, là các bệnh Dịch SARS,
cúm A/H5N1, bệnh sốt rét, bệnh tả, bệnh lao và HIV/AIDS
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh
hưởng rất lớn của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, là một trong những nước
đang phát triển có mối giao thương với nhiều quốc gia và khu vực, nên chịu
áp lực không nhỏ về sự xâm nhập của dịch bệnh như: SARS, cúm A/H5N1,
HIV/AIDS, tả, sốt rét, sốt xuất huyết Theo thống kê của Bộ Y tế tại Hội
nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh 6 tháng đầu năm 2010: Bệnh
sốt xuất huyết , trung bình mỗi năm có từ 25.000 - 76.000 ca mắc và 45 -
111 ca tử vong do sốt xuất huyết trên cả nước.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình
Liêu, Hải Hà và Thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn
Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh
Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam
giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km, là nơi trung chuyển của nhiều tuyến
giao thông.


2
Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ,
đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các

cảng hàng không.Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân
tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn
ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét, bao gồm các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày,
Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa cùng chung sống với nhiều phong tục tập quán còn
lạc hậu, ảnh hướng đến sức khỏe nhân dân. Mặt bằng dân trí chưa cao và có
sự chệnh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng thấp và vùng cao.
Tất cả các yếu tố trên đã trở thành những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh
phát sinh, phát triển. Trong khi nguồn nhân lực làm công tác giám sát, phòng
chống dịch còn rất hạn chế như: Thiếu cán bộ chuyên trách, lại thường
xuyên bị luân chuyển, thay đổi. Công tác phòng chống dịch là hoạt động
thường xuyên, không được đầu tư như các Chương trình, dự án, việc kiểm
soát, giám sát, phòng chống dịch tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn,
tình hình bệnh truyền nhiễm ngày càng có diễn biến phức tạp, nhiều bệnh có
số mắc cao như cúm A(H1N1) ước tính chiếm khoảng 30% dân số, tương
đương tỷ lệ ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỷ lệ mắc cúm
A/H1N1 chung trên thế giới [4], một số bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn so với
ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như: bệnh thủy đậu, quai bị
Bệnh có số tử vong cao hàng năm là bệnh dại.
Để dự phòng, thanh toán, loại trừ được nhiều căn bệnh truyền nhiễm
gây dịch nguy hiểm không thể không nói đến vai trò của vắc xin. Vắc xin
được coi là sản phẩm vĩ đại của trí tuệ con người.
Vắc xin là chế phẩm sinh học với thành phần là kháng nguyên có
nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế để làm giảm hoặc
mất khả năng gây bệnh. Vắc xin được chủ động đưa vào cơ thể để khích
thích cơ thể sinh miễn dịch chủ động phòng bệnh.


3
Tại Quảng Ninh, chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai từ năm
1982. Thành quả đạt được đó là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do 6 bệnh

truyền nhiễm nguy hiểm, duy trì thành quả thanh toán bại liệt từ năm 2000.
Không có trẻ mắc bệnh bạch hầu từ năm 1994. Vắc xin là chế phẩm sinh
học - từ khâu sản xuất, lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sử dụng phải được
bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tốt nhất, thích hợp đối với từng loại vắc
xin. Nếu việc bảo quản và vận chuyển vắc-xin không đúng thì hiệu quả bảo
vệ phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến. Vì vậy, việc bảo quản, vận
chuyển vắc xin phải tuân theo đúng các quy định đã ban hành của Bộ Y tế
và Dự án Tiêm chủng mở rộng.
Việc bảo quản vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng được thực hiện theo
“Quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị”
của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 23/QĐ-BYT ngày 7/7/2008 và
hướng dẫn của Dự án Tiêm chủng mở rộng.
Các loại vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và phù hợp
với từng tuyến trong kho cũng như khi vận chuyển. Trong quá trình bảo
quản và vận chuyển, vắc xin cần được theo dõi nhiệt độ để đảm bảo chất
lượng.
Mỗi loại vắc xin đều có một khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp. Nếu
nhiệt độ bảo quản vắc xin nằm ngoài khoảng nhiệt độ bảo quản thì cần phải
điều chỉnh lại nhiệt độ hoặc chuyển vắc xin tới bảo quản ở nơi có nhiệt độ
bảo quản thích hợp.
Thời gian bảo quản vắc-xin: Để đảm bảo luôn sẵn có vắc xin cho các
đối tượng tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đồng thời
đảm bảo không bảo quản quá nhiều vắc xin, thời gian bảo quản các vắc xin
trong tiêm chủng mở rộng tại các tuyến phải thực hiện đúng “Quy định về
sử dụng vắc-xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị”. Tại kho vắc


4
xin tuyến Quốc gia, thời gian bảo quản vắc-xin là 6 - 9 tháng; kho tuyến
khu vực là 3 - 6 tháng; kho tuyến tỉnh tối đa 3 tháng; kho tuyến huyện là 1 -

3 tháng; tại các cơ sở y tế nơi tổ chức tiêm chủng là 1 tháng.
Vận chuyển vắc-xin: Vắc xin từ khi sản xuất tới khi được sử dụng cho
đối tượng tiêm chủng được vận chuyển qua rất nhiều nơi. Để đảm bảo chất
lượng, vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ +2
0
C đến +8
0
C trong suốt quá
trình vận chuyển.
Vắc xin được vận chuyển trong xe tải lạnh chuyên dụng từ kho của
Viện vệ sinh dịch tễ trung ương tới kho của tỉnh .Vắc xin vận chuyển từ
kho của tỉnh xuống huyện; từ kho của huyện tới cơ sở y tế hoặc từ trạm y tế
xã tới điểm tiêm chủng ngoài trạm được bảo quản trong hòm lạnh hoặc
phích vắc xin. Trong các thiết bị vận chuyển vắc xin luôn có thiết bị để
theo dõi nhiệt độ của vắc xin.
Các thiết bị lạnh bảo quản và theo dõi nhiệt độ vắc xin:Tủ lạnh chuyên
dụng TCW 3000 hiện đang được sử dụng ở tất cả các tỉnh và huyện với
dung tích lạnh để bảo quản vắc xin là 126,5 lít đủ để bảo quản vắc xin
trong tiêm chủng thường xuyên đối với hầu hết các huyện. Tại các xã vùng
núi, vùng sâu, vùng xa được trang bị tủ lạnh RCW 50EG có dung tích lạnh
24 lít đảm bảo đủ dung tích lạnh cho các xã bảo quản vắc xin sử dụng trong
tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch trong địa bàn.
Hòm lạnh và phích vắc xin được sử dụng để bảo quản hoặc vận
chuyển vắc xin tuyến tỉnh, huyện và xã trong tiêm chủng thường xuyên và
trong chiến dịch tiêm chủng.
Thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản và vận chuyển vắc xin: Các thiết bị
theo dõi nhiệt độ được đặt trong các thiết bị lạnh để theo dõi nhiệt độ trong
quá trình bảo quản và vận chuyển vắc xin bao gồm nhiệt kế, thiết bị ghi



5
nhiệt độ tự động, chỉ thị đông băng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin Tùy theo
loại thiết bị theo dõi nhiệt độ mà được sử dụng thích hợp với thiết bị lạnh
hoặc loại hình vận chuyển tương ứng.
Chỉ thị nhiệt độ là nhãn được dán lên lọ vắc xin có thể thay đổi màu
khi lọ vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ cao quá thời gian cho phép trong quá
trình bảo quản và vận chuyển. Trong tiêm chủng mở rộng, vắc xin 5 trong
1 có gắn VVM trên lọ vắc xin. VVM là 1 hình vuông nằm bên trong hình
tròn. Khi lọ vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ cao, hình vuông sẽ chuyển màu
sẫm. Sự thay đổi màu của VVM giúp cho cán bộ y tế biết lọ vắc xin nào có
thể sử dụng tốt và lọ vắc xin nào cần ưu tiên sử dụng trước hoặc lọ nào
không nên sử dụng.
Kiểm tra nhiệt độ bảo quản vắc-xin: Tất cả các thiết bị bảo quản vắc xin
hàng ngày đều được kiểm tra nhiệt độ lần đầu vào buổi sáng và lần 2 vào
buổi chiều trước khi về. Việc kiểm tra nhiệt độ sáng và chiều được thực
hiện liên tục cả ngày làm việc cũng như ngày nghỉ. Nếu nhiệt độ trong
khoảng +2oC đến +8oC thì không cần điều chỉnh nhiệt độ.
Vấn đề đặt ra là: Thực trạng bệnh truyền nhiễm gây dịch tại Quảng
Ninh trong những năm gần đây diễn biến ra sao? Các hoạt động phòng
chống dịch đã được triển khai như thế nào, những khó khăn, thách thức và
giải pháp phù hợp với điều kiện của Quảng Ninh.
Để trả lời những vấn đề trên giúp cho công tác kiểm soát bệnh truyền
nhiễm, phòng chống dịch tích cực và chủ động; hạn chế khả năng xảy ra
dịch lớn trên địa bàn tỉnh, giảm các biến chứng nặng và tử vong do dịch,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài về “Khảo sát dịch tễ học bệnh
truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2011 và cơ số phòng
chống dịch”, với các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu của đề tài:



6
1. Mô tả dịch tễ học bệnh truyền nhiễm và vắc xin dự phòng tại tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011.
2. Mô tả một số vụ dịch xảy ra và cơ số phòng chống dịch tại tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011.



7
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh truyền nhiễm
1.1.1. Khái niệm bệnh truyền nhiễm:
“Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ
người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Tác
nhân gây bệnh truyền nhiễm là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có
khả năng gây bệnh truyền nhiễm”.
Trung gian truyền bệnh: là côn trùng, động vật, môi trường, thực
phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả
năng truyền bệnh.
Điều kiện: Độc lực (khả năng gây bệnh), số lượng đủ lớn, con đường
xâm nhập thích hợp, khả năng cảm nhiễm của cơ thể.
1.1.2. Phân loại bệnh truyền nhiễm:
- Phân loại theo cơ chế truyền nhiễm: dựa vào các đường lây khác
nhau, bệnh truyền nhiễm được chia thành 4 loại:
Bệnh lây theo đường da niêm mạc
Bệnh lây theo đường hô hấp.
Bệnh lây theo đường tiêu hoá.
Bệnh lây theo đường máu (tiết túc).
1.1.2.1. Bệnh lây theo đường da niêm mạc

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm lây theo đường da, niêm mạc đều do
da và niêm mạc bị sây sát, bị thương, tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
Phòng bệnh truyền nhiễm lây theo đường da và niêm mạc bằng các
biện pháp như: tiêm vắc xin phòng bệnh cho người (bệnh uốn ván), cho gia
súc (bệnh dại). Thực hiện đúng chế độ kiểm dịch động vật. Các động vật
ốm không được giết mổ thịt, nếu động vật ốm chết phải được chôn sâu, khử


8
trùng tẩy uế đúng quy định. Công nhân chế biến sản phẩm từ động vật cần
thực hiện đúng quy định bảo vệ cá nhân trong quá trình sản xuất, định kỳ
kiểm tra sức khỏe, các tổn thương da, niêm mạc cần được theo dõi điều trị
tốt; Khử trùng tẩy uế các chất thải của người và động vật ốm. Tổ chức diệt
chuột, tổng vệ sinh doanh trại, khai thông cống rãnh, nhắc nhở bộ đội giữ
gìn da và niêm mạc không để tổn thương, tuân thủ các quy định bảo vệ
trong lao động, huấn luyện quân sự tránh để tai nạn xảy ra. Khi có tổn
thương da và niêm mạc cần cắt lọc, rửa sát trùng vết thương ngay và điều
trị kịp thời, thích hợp. Khi phát hiện người nghi mắc bệnh, cần gửi ngay lên
tuyến trên để được xác minh và điều trị kịp thời. Nếu phải tiếp xúc với
nguồn bệnh, cần thực hiện triệt để chế độ cách ly như đeo găng, mặc áo
quần bảo hộ Thường xuyên tổ chức nói chuyện tuyên truyền cho bộ đội
biết cách phòng chống bệnh truyền nhiễm lây theo đường da và niêm
mạc.[2]
1.1.2.2.Bệnh lây theo đường hô hấp:
Nhóm bệnh truyền nhiễm đường hô hấp hiện nay còn khá phổ biến ở
các nước đang phát triển. Tác nhân gây bệnh thường là: vi khuẩn (bạch
hầu, ho gà, não mô cầu, lao….), virus cúm, sởi, quai bị, thủy đậu, đậu
mùa….)
Phần lớn các tác nhân này đều đề kháng yếu với ngoại cảnh, dễ bị tiêu
diệt ở điều kiện bình thường, trong đó virus sởi có sức đề kháng kém nhất,

virus có sức đề kháng cao là virus đậu mùa, vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch
hầu.
Dịch tễ học: bệnh lây theo đường hô hấp thường xảy ra ở những nơi
tập trung đông người, chật chội, ẩm thấp; bệnh có tính lây lan, bùng phát
nhanh nhưng nhất thời vì tác nhân gây bệnh không tồn tại ở ngoại cảnh; có
thể gây đại dịch; thường có chu kỳ theo mùa, theo năm; tăng cao vào các


9
tháng lạnh ẩm; thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Vắc xin phòng
bệnh đặc hiệu có thể ngăn ngừa được bệnh.[2]
1.1.2.3. Bệnh lây theo đường tiêu hoá: Bệnh tiêu chảy, bệnh tả, bệnh
thương hàn, bệnh lỵ Amíp.
1.1.2.4. Bệnh lây theo đường máu (tiết túc):
Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes egypti truyền bệnh, có thể
xuất hiện quanh năm nhưng phát triển nhiều về mùa mưa, vì muỗi sinh sản
nhanh trong mùa này. Bệnh hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Sốt
xuất huyết có thể lây lan thành dịch rất nhanh.
Aedes albopictus trước đây là vector truyền bệnh chính của Dengue và
hiện nay vẫn còn là vector quan trọng ở châu Á. Loài muỗi này gần đây đã
lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi này là vector
truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi muỗi Ae. aegypti formosus chủ
yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở
vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền virus cho trứng trong
khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này.[5]
Viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản là một nhiễm trùng của hệ thần kinh trung
ương. Tuỳ theo vị trí giải phẫu học, người ta chia ra gọi là viêm não hay
viêm màng não. Viêm não chủ yếu làm ảnh hưởng đến chức năng tri giác.

Người bệnh có triệu chứng hôn mê hay co giật, kích thích, bứt rứt.
Tác nhân truyền bệnh là muỗi Culicinea tritaeniorhyunchus, thường có
ở nông thôn.
Sốt rét
Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm lưu hành ở địa phương (có thể
phát thành dịch) do kí sinh trùng sốt rét Plasmodium gây nên. Bệnh truyền


10

nhiễm theo đường máu, chủ yếu do muỗi Anophen (côn trùng trung gian)
truyền bệnh, biểu hiện điển hình bằng những cơn sốt. Bệnh phát triển có
chu kì: sơ phát, tái phát và có hạn định nếu không bị tái nhiễm. Bệnh gây
miễn dịch đặc hiệu nhưng không tuyệt đối .
Sốt vàng da:
Là chứng bệnh sốt do siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây ra. Đây
là một chứng bệnh sốt xuất huyết quan trọng tại châu Phi và Nam Mỹ mặc
dù hiện nay đã có vắc xin hiệu nghiệm.
Tổ chức Y tế thế giới ước lượng trong năm 2001 có 200.000 người bị
sốt vàng da và 30.000 người tử vong.
Bệnh sốt thung lũng Rift do virut RVF gây ra:
Virus RVF gây bệnh cho các động vật nuôi như trâu, bò, cừu, dê
virus có thể tồn tại tự nhiên trong trứng muỗi một thời gian dài, trong điều
kiện khô có thể tồn tại đến vài năm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, trứng
muỗi nở ra, lây lan virus cho động vật và người.
Khi bệnh nhân có xuất huyết thì tỉ lệ tử vong cao, có thể lên đến 50%.
Những triệu chứng trên thường xuất hiện sau thời gian nhiễm bệnh khoảng
10 ngày.
Bệnh truyền nhiễm cũng có thể chia làm 3 nhóm như sau:
Nhóm A: Gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng

lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác
nhân gây bệnh.
Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A gồm 11 bệnh: bại liệt; bệnh cúm A-
H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do virus Ê-bô-la
(Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin
(Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus
và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây
bệnh.


11

Hiện nay, ghi nhận thêm bệnh cúm A(H1N1) trong thời điểm hiện tại
cũng thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đây là một virus
mới chưa từng được ghi nhận trước đây. Virus cúm mới này có các vật liệu
di truyền do sự tái tổ hợp của virus cúm lợn, virus cúm gia cầm (không
phải H5) và virus cúm người. Bệnh cúm A(H1N1) là bệnh có khả năng lây
nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây đại dịch.
Nhóm B: gồm 26 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây
truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Gồm bệnh do virus A-đê-nô (Adeno), bệnh do virus gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bệnh bạch hầu, bệnh
cúm, bệnh dại, bệnh ho gà, bệnh lao phổi, bệnh do liên cầu lợn ở người,
bệnh lỵ A-míp (Amibe), bệnh lỵ trực trùng, bệnh quai bị, bệnh sốt Đăng gơ
(Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue), bệnh sốt rét, bệnh sốt phát
ban, bệnh sởi, bệnh tay-chân-miệng, bệnh than, bệnh thủy đậu, bệnh
thương hàn, bệnh uốn ván, bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon), bệnh viêm gan vi rút,
bệnh viêm màng não do não mô cầu, bệnh viêm não vi rút, bệnh xoắn
khuẩn vàng da, bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota).
Nhóm C: Gồm 24 bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền

không nhanh.
Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a
(Chlamydia); bệnh giang mai, các bệnh do giun, bệnh lậu, bệnh mắt hột,
bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans), bệnh Nô-ca-đi-a
(Nocardia), bệnh phong, bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo), bệnh
do vi rút Héc-pét (Herpes), bệnh sán dây, bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi,
bệnh sán lá ruột, bệnh sốt mò, bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia), bệnh
sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta), bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát
(Trichomonas), bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm, bệnh viêm họng, viêm
miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie), bệnh viêm ruột do Giác-đi-a


12

(Giardia), bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio
Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác [13].
1.2. Tình hình bệnh truyền nhiễm và những vụ dịch trên thế giới
và Việt Nam trong thời gian 2007-2011.
1.2.1. Tình hình bệnh truyền nhiễm và những vụ dịch trên thế giới
Theo báo cáo thường niên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh
truyền nhiễm đang lây lan nhanh trên toàn cầu. Báo cáo cho biết với
khoảng 2,1 tỷ lượt hành khách đi máy bay mỗi năm, thế giới đang đối mặt
với nguy cơ bùng phát một dịch bệnh khác giống như AIDS, SARS hay sốt
Ebola.
Trong báo cáo có tên gọi “Vì một tương lai an toàn hơn”, Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) cho biết các bệnh mới xuất hiện hàng năm đang ở mức
“chưa từng có trong lịch sử”. Từ những năm 1970 đến nay, đã có 39 bệnh
mới xuất hiện, và chỉ riêng trong 5 năm qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
phát hiện có 1.100 dịch bệnh khác nhau xuất hiện trên thế giới, trong đó có
dịch tả, bại liệt và cúm gia cầm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng kêu gọi

chính phủ các nước công khai về tình hình dịch bệnh ở nước mình và cho
rằng gần một nửa các ổ dịch được phát hiện hiện nay là từ giới truyền
thông. Cũng theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), công tác kiểm soát dịch
bệnh đang gặp khó khăn, đặc biệt với bệnh lao phổi và một số dịch bệnh
do tình trạng kháng thuốc, biến đổi cấu trúc gien.
Một số vụ dịch đã xảy ra trên thế giới trong giai đoạn 2007 - 2011
Dịch cúm A/H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của
vi rút cúm gia cầm.Từ tháng 2 năm 2006 đến ngày 28 tháng 2 năm 2008,
trên thế giới đã có 369 người nhiễm virus cúm A/H5N1 và trong đó 234
người đã tử vong. Quốc gia chịu tổn thất về người nặng nề nhất là
Indonesia và Việt Nam. Đã có 10 quốc gia châu Á và châu Âu phát hiện


13

thấy virus cúm A/H5N1. Ngoài ra, hơn 120 triệu con gia cầm bị chết do
nhiễm vi rút hoặc bị tiêu huỷ.
Trong năm 2011 toàn thế giới ghi nhận 60 trường hợp mắc cúm A
(H5N1) tại 05 quốc gia , trong đó có 33 trường hợp tử vong: Ai Cập(
38/15) ; Campuchia (8/8) Indonesia (11/9),Banglades (2/0), Trung
Quốc(1/1). Sự biến đổi thường xuyên của virus cúm A đặc biệt là các
nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy virus cúm A (H5N1) có thể biến
đổi trở thành chủng dễ dàng lây truyền ở các động vật có vú, cảnh báo nguy
cơ chủng virus cúm A(H5N1) có thể biến đổi, dễ dàng lây từ người sang
người.
Đại dịch cúm A/H1N1/ 2009 lần đầu tiên được các cơ quan y tế phát
hiện vào tháng 3 năm 2009. sau đó phát hiện các ca bệnh ở bang Tech dat,
caliphornia, Hoa Kỳ và ở Mehico, Bắc Bán Cầu. Đến tháng 4 năm 2009,
dịch xuất hiện ở Canada, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Niuzilân với 2.400 ca
mắc.

Ngày 11/6/ 2009, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố
Đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6.
Tính đến ngày 12 tháng 6 năm 2009 theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có
29.669 trường hợp được xác định nhiễm cúm A/H1N1 tại 74 quốc gia,
trong đó tử vong là 145 ca gồm Mê-hi-cô:108 người, Mỹ: 27 người,
Canada: 4 người, Chile: 02 người, Cốt-ta-ri-ca: 01 người và Cộng hòa Đô-
mi-ni-ca: 01 người, Guatemala: 01 người và Colombia: 01 người [5], [7].
Virus cúm A(H1N1) đại dịch xuất hiện ở các nước đang ở mức độ
thấp. Hiện nay đã ghi nhận một số trường hợp virus cúm A(H1N1) tái tổ
hợp và virus S-OtrH
3
N
2
có nguồn gốc từ lợn. Các cuộc điều tra, nghiên


14

cứu đang được tiến hành để đánh giá nguy cơ lây truyền từ người sang
người.
Theo thông báo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa
Kỳ ngày 23/11/2011tại bang Iowa (Mỹ) đã phát hiện 3 trường hợp nhiễm
chủng virút cúm mới được xác định do tái tổ hợp từ chủng cúm A (H1N1)
đại dịch năm 2009 và cúm A (H3N2) có nguồn gốc từ lợn; các trường hợp
này không có tiền sử tiếp xúc với lợn nên cảnh báo nguy cơ chủng virus
mới có thể lây truyền từ người sang người.
Bệnh dịch hạch: Theo thông báo được đăng trên website chính thức
của Sở Y tế tỉnh Thanh Hải - Trung Quốc ghi nhận nạn nhân đầu tiên ngày
2/8/ 2009 của vụ dịch là một người chăn gia súc 32 tuổi. Cuối ngày 2/8,
một bệnh nhân nữa (anh Danzin 37 tuổi đã tử vong sau gần hai ngày nhập

viện với các triệu chứng ho và sốt), 11 người khác được xác định nhiễm
bệnh đều là họ hàng liên quan của nạn nhân đầu tiên [13].
Bệnh tay chân miệng:
Bệnh Tay chân miệng được phát hiện trên thế giới từ năm 1969 sau đó
tiếp tục được ghi nhận ở các quốc gia thuộc khu vực Tây thái Bình Dương
với chu kỳ 2-3 năm một đợt bùng phát dịch .
Tại tỉnh An Huy, Trung Quốc từ giữa tháng 1 đến hết tháng 6 năm
2008 có 25.000 ca mắc, 42 ca chết. Tại Singapore có 29.686 ca mắc, 4
trường hợp viêm não và 1 ca tử vong. Tại Việt Nam ghi nhận 2.300 ca mắc,
11 ca tử vong, Mông Cổ ghi nhận 1.600 ca mắc và Bru-nây từ tháng 6-
8/2008 có 1.053 ca mắc.
Tháng 3 - 4 Năm 2009: tại Sơn Đông - Trung Quốc có 17 trẻ em tử
vong tại một ổ dịch tay chân miệng. Tháng 4 tại Hà Nam miền Đông Trung
Quốc cũng ghi nhận 18 trẻ em chết do biến chứng của bệnh tay chân


15

miệng. Trong báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc, từ tháng 2 đến tháng 5 năm
2009 có 115.000 trường hợp mắc, 773 ca nặng và 50 ca tử vong.
Năm 2010: Cũng tại Trung Quốc, dịch xảy ra ở miền Nam gồm khu tự
trị Quảng Tây, Quảng Đông, Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Đông từ tháng 1 - 3 ghi
nhận 70.756 trẻ em mắc bệnh tay chân miệng và 40 trường hợp tử vong [7].
Năm 2011 bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao tại nhiều nước
trên thế giới. Theo thông báo ngày 06/12/2011 của Tổ chức Y tế thế giới
khu vực Tây thái Bình Dương khu vực Tây thái Bình Dương, bệnh tay
chân miệng vẫn đang tiếp tục được ghi nhận tại Nhật Bản, Ma Cao, Trung
Quốc, Singapore, Hàn Quốc.
Dịch sốt xuất huyết:
Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành, con số này tăng

lên gấp hơn 4 lần vào năm 1995. Trong những năm gần đây, bệnh sốt xuất
huyết đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên bình
diện quốc tế. Hàng năm, thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống
trong vùng có dịch lưu hành[5]. Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới gia tăng
mạnh trong những năm gần đây. Bệnh sốt xuất huyết hiện đã trở thành dịch
trên 100 Quốc gia Châu Phi, Châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải,
Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước
tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc bệnh. Không chỉ có số
trường hợp mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác
nhau cũng ngày càng đáng báo động:
Tỉ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm chiếm khoảng từ 40-50%
nhưng cũng có thể cao đến 80-90%.


16

Mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp Sốt xuất huyết Đăng-gơ cần
nhập viện, phần lớn trong số đó là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỉ lệ tử vong chung
vào khoảng 2,5%.
Nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong của Sốt xuất huyết Đăng-gơ có thể vượt
quá 20%. Với phương thức điều trị tích cực và hiện đại ngày nay, tỉ lệ tử vong có thể
giảm < 1% [4] [5].

Bệnh dại
Bệnh dại tái xuất hiện ở một số nước, đặc biệt là Châu Á: Cứ 15 phút
có 1 người châu Á tử vong vì bệnh dại: 40% số này là trẻ em dưới 15 tuổi.
Đó là tuyên bố của bác sĩ FX-Mec-Lin tại Hội nghị quốc tế về bệnh dại họp ở
Băng Cốc (Thái Lan). Bác sĩ Mec-Lin còn cho biết cứ mỗi giờ có 800 người
châu Á nghi bị súc vật dại cắn và phải đi tiêm vắc xin [13].
Bệnh dại vẫn còn tồn tại khắp thế giới, tuỳ từng vùng mang tính chất

lưu hành địa phương hoặc thành dịch và hầu hết đều xảy ra ở các nước
đang phát triển. Năm 1980 ở Mỹ có 24 trường hợp chết do dại, trong đó có
11 người chết có liên quan mắc bệnh dại từ loài dơi. Hiện nay những vùng
có bệnh dại trong quần thể súc vật là: Niu-Di-Lân, Niu-Ghi-nê, Đài Loan,
Trung Quốc, Thuỵ Điển, Phần Lan, một số vùng ở tây Ấn Độ, Châu Á và
nhiều đảo ở Đại Tây Dương
Bệnh ru-ben-la
Rubella là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Rubella gây ra. Bệnh
lây qua đường hô hấp với các triệu chứng sốt, phát ban, sưng hạch bạch
huyết Bệnh Rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu
người mẹ nhiễm Rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể gây xảy thai,
thai chết lưu, hội chứng Rubella bẩm sinh và nhiễm Rubella bẩm sinh ở trẻ


17

mới sinh ra. Hội chứng rubella bẩm sinh bao gồm các dị tật tim, đục thuỷ
tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da,
xuất huyết và nhiều trường hợp mắc đã bị dị tật.
Bệnh xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và từng gây đại dịch.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên toàn cầu
vẫn có khoảng 112.000 ca mắc hội chứng Rubella bẩm sinh tạo gánh nặng
lớn về xã hội, kinh tế. Tổn thất về kinh tế suốt đời cho mỗi ca mắc hội
chứng rubella bẩm sinh gây ra dao động từ 55.000- 64.000 đô la Mỹ.
Bệnh tả
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch tả trong những
năm gần đây diến biến phức tạp ở nhiều quốc gia. Dịch xảy ra ở nhiều nước
như: Ấn Độ, Irắc, Indonesia, malaysia, Campuchia và một số nước khu vực
châu Phi như: Cônggô, Kenya, Sudang, Anggola. Tại châu Phi có 14 nước
ghi nhận nhân bệnh tả. Tình hình nặng nề nhất là tại Zimbabwe, dịch xảy ra

từ tháng 8 năm 2008, sau 6 tháng đã ghi nhận 94.443 trường hợp mắc,
trong đó có 4.127 trường hợp tử vong. Tỷ lệ chết trên mắc chiếm 4,4%.
Bệnh lây lan qua đường nước thải chưa được xử lý và nước uống bị nhiễm
bẩn.
Trong năm 2011 dịch tả tiếp tục xảy ra tại Haiti và Cônggô. Tại Haiti
tích luỹ từ đầu vụ dịch (tháng 10/2010) đến ngày 20/6/2011 đã ghi nhận
363.117 trường hợp mắc bệnh tả, trong đó có 5.506 trường hợp tử vong.
Tại Cônggô dịch bắt đầu xuất hện từ tháng 3/2011 và bắt đầu tăng lên sau 3
- 4 tuần chủ yếu tại tỉnh: Bandundu, Equateur, Kinshasa, Orientale.Tính
đến ngày 20/7/2011 Công gô ghi nhận tổng số 3.896 trường hợp mắc bệnh
tả, trong đó 265 trường hợp tử vong.
Nhiễm khuẩn Ecoli
Hội chứng tán huyết, tăng urê máu (HUS) và nhiễm khuẩn Ecoli
nhóm Enterohemorrhagic (EHEC) tăng cao ở Đức và một số nước Châu


18

Âu, từ đầu năm 2011 đến ngày 29/6/2011 ghi nhận 4.050 trường hợp
HUS/EHEC, trong đó có 49 trường hợp tử vong xuất hiện tại 16 nước,
riêng tại Đức ghi nhận số mắc và tử vong cao nhất (3.929/47).
2.2.2 Một số vụ dịch đã xảy ra tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Từ 2007 đến nay tình hình dịch bệnh cũng diễn biến khá phức tạp, một số
dịch bệnh lưu hành thường xuyên như sốt xuất huyết, cúm mùa, sốt phát ban
(Ru-ben-la), bệnh dại…một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có dấu hiệu
tái bùng pháp trở lại như: bệnh than, bệnh tả… một số dịch bệnh mới xuất
hiện như: cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, bệnh tay chân miệng …cụ thể là:
Tiêu chảy cấp nguy hiểm do tả: Từ ngày tháng 7 đến hết tháng
10/2007 ghi nhận 111 ca nghi ngờ, trong đó 33 ca xác định (xét nghiệm
dương tính với phẩy khuẩn tả). Sau 2 đợt dịch tả năm 2007, quý I-II năm

2008 lại ghi nhận một đợt dịch nữa, cao điểm của dịch từ tháng 3 - 4. Dịch
bùng phát tại 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc với 4.796 ca mắc; tập
trung tại Hà Nội với 1.365 ca, Hà Tây cũ 1.006 ca, Nam Định 405 ca,
Bắc Ninh 361 ca, Hải Phòng 321 ca, Hà Nam 249 ca Xét nghiệm
3.072 mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân, người tiếp xúc với bệnh nhân,
người trong vùng dịch, từ nước ao, hồ, thịt chó và rau sống có tới 1.644
mẫu dương tính với phẩy khuẩn tả. Đến cuối năm 2008, Viện vệ sinh
dịch tễ Trung ương nhận định, chủng tả năm 2007 - 2008 có độc lực
cao gấp 100 lần chủng tả năm 2004. Kết quả này giải thích mức độ dữ dội
của dịch tả năm 2007 và 2008 so với dịch tả năm 2004 [2] [5] [10].
Bệnh than tại Lai Châu và Điện Biên: Theo thống kê của Cục Y tế dự
phòng: những năm gần đây bệnh than thường xuất hiện tại hai tỉnh Điện
Biên và Lai Châu, rải rác vào các tháng trong năm với tần suất: năm 2009
có 16 ca mắc; năm 2010 có 56 ca; năm 2011 xảy ra 2 vụ dịch có 76 ca mắc,
trong đó 1 ca tử vong.

×