Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.87 KB, 73 trang )

luËn v¨n tèt nghiÖp
MỤC LỤC
1
luËn v¨n tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Nhu cầu đi lại đã từ lâu là một nhu cầu thiết yếu của con người. Nhu cầu
này càng có xu hướng tăng nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội,
của tiến bộ khoa học kĩ thuật. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng,
cũng như chủng loại các phương tiện vận tải cơ giới đã dem lại cho con người
một phương thức vận chuyển thuận tiện nhanh gọn và tiết kiệm
Tuy nhiên sự phát triển một cách nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng giao
thông đường bộ ngày càng trở nên phức tạp. Sự phát triển bất hợp lý giữa mức
độ tăng nhanh của các phương tiện cơ giới với tốc độ phát triển của cơ sở hạ
tầng giao thông cùng với việc thiếu ý thức của những người tham gia giao thông
đã làm cho tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và mức độ ngày càng
nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản, tính mạng cho cá nhân, cũng như toàn xã
hội
Để giảm bớt những thiệt hại đó nhằm bảo dảm an toàn cho xã hội đồng
thời bảo vệ lợi ích trong hoạt động kinh doanh, công ty bảo hiểm ptrolimex gọi
tắt là PJICO đã triển khai loại hình bảo hiểm (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ gới đối với người thứ ba). Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là nghiệp vụ
bảo hiểm quan trọng nó thực hiện hai mục tiêu:
- Thực hiện tốt nghị định 115/1997/NĐ/CP về việc quy định về chế độ
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm bảo vệ quyền
lợi, lợi ích chính đáng và hợp pháp cho những người thiệt hại về thân thể và tài
sản cho chủ xe cơ giới gây ra đồng thời giúp chủ xe khắc phục hậu quả
- Đóng góp không nhỏ trong tổng doanh thu hằng năm của công ty
PJICO là một công ty cổ phần hoạt động trên thị trường bảo hiểm được 7
năm nhưng họ đã sớm khẳng định được mình trên thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba tại công ty đã không ngừng phát triển, nó đóng góp không nhỏ vào tổng


doanh thu hằng năm của công ty và không ngừng nâng cao uy tín của công ty
trên thị trường bảo hiểm.
2
luËn v¨n tèt nghiÖp
Tuy vậy trong thưc tế không thể tránh khỏi những khó khăn cũng như
những thiếu xót trong quá trình hoạt động, triển khai từ khâu khai thác đến khâu
giám định bồi thường. Qua thực tế hoạt động của công ty, nhận thức được vai
trò to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiện dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thư ba, sau thời gian thực tập tại văn phòng khu vực VII em đã chọn đề
tài: “Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ 3 tại công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex thực trạng và giải pháp”.
Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ 3.
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty bảo hiểm xăng dầu PJICO
Chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm
PJICO
Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận đươc sự giúp đỡ tận tình của các
cán bộ chuyên môn ở phòng bảo hiểm khu vực VII và đặc biệt là sự quan tâm
chỉ bảo tận tình của cô giáo trực tiếp hướng dẫn thạc sĩ Nguyễn Thị Định. Nhân
đây em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những quan tâm giúp đỡ đó.
Song do thời gian hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế
nên bài viết nay không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự
góp ý chân thành của thày cô giúp em hoàn thiện hơn cho dề tài này.
3
luËn v¨n tèt nghiÖp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ
1. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Ngày nay mọi hoạt động của cá nhân đều phải tuân thủ theo những quy
định của pháp luật, pháp luật sẽ công nhận và bảo vệ lợi ích chính đáng cho mọi
người. Một khi những lợi ích nay bị xâm phạm thì họ có quyền đòi hỏi sự bồi
thường và sự bù đắp hợp lý
Xuất phát từ việc cần thiết bảo vệ lợi ích chính đáng trên những quy tắc
đã được thể chế hóa thành một chế tài của pháp luật dân sự đó là trách nhiệm
dân sự và nó bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Trong đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của pháp luật thì một
hoặc nhiều chủ thể không được làm hoặc bắt buộc làm một hành động nào đó
đối với một hoặc nhiều chủ thể khác. Người chịu trách nhiệm dân sự mà không
thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì phải chịu trách
nhiệm đối với người bị hại và trước pháp luật.
Nhìn chung thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường về vật chất
và tinh thần. Trong đó trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần là trách
nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi
phạm nghĩa vụ dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn thiệt
hại, thu nhập thực tế bị giảm sút. Người thiệt hại về tinh thần đối với người khác
do xâm pham đến tính mạng sức khỏe, danh dự, uy tín của người khác thì ngoài
việc chấm dứt hành vi vi phạm còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị
hại
Trong pháp luật dân sự thì ngoài việc gây ra thiệt hại đối với người bị hại
còn phải do hành vi vó lỗi của chủ thể mới phát sinh trách nhiệm dân sự
4
luËn v¨n tèt nghiÖp
2. CÁC YẾU TỐ LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

2.1. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự mang đầy đủ những đặc điểm chung của loại hình
trách nhiệm pháp lý
Thứ nhất: Trách nhiêm dân sự được coi là một biện pháp cưỡng chế của
pháp luật được thể hiện dưới dạng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị hại
Thứ hai: Cùng với các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự nó
sẽ đem lại cho người thực hiện nghĩa vụ dân sự những hậu quả bất lợi
Thứ ba: Trách nhiệm dân sự do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
thực thi theo trình tự và thủ tục nhất định đối với những ngưòi có hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại cho người khác nhưng chưa đủ để chịu trách nhiệm hình
sự trước pháp luật
2.2. Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự
Theo quy định của của pháp luật thì những trường hợp mà thỏa mãn các
điều kiện sau đây sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự :
- Phải có thiệt hại thực tế của bên bị hại
- Phải có lỗi của người gây ra thiệt hại
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế
Trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợp đồng
Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng phát sinh trên các cơ sở những thỏa
thuận giữa các bên trong hợp đồng. Như vậy trách nhiệm dân sự theo hợp đồng
chỉ phát sinh khi các bên có những mối quan hệ rằng buộc từ trước và có các
quan hệ trực tiếp đến hợp đồng ký kết, liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng,
họ đều là những người có đầy đủ năng lực hành vi. Nó khác với trách nhiệm dân
sự ngoài hợp đồng chủ thể gây ra có thể là do người hoặc súc vật…
5
luËn v¨n tèt nghiÖp
Bởi vậy trách nhiệm bồi thường cũng có sự khác nhau, liên quan đến
những người đại diện hợp pháp hặc chủ sở hữu (đối với vật và gia súc). Đây
chính là điểm khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợp

đồng. Việc phát sinh trách nhiệm dân sự thường là bất ngờ và không ai có thể
lường trước được. Nhiều những trường hợp thiệt hại vượt quá khả năng tài chính
của cá nhân, tổ chức
Do vậy các cá nhân cũng như các tổ chức đã tìm mọi các biện pháp để
hạn chế và kiểm soát tổn thất như:
- Tự chịu rủi ro
- Né tránh rủi ro
- Bảo hiểm
Tuy nhiên biện pháp ưu việt nhất, tốt nhất là các cá nhân cũng như các tổ
chức nên mua bảo hiểm. Qua đó các cá nhân chuyển giao rủi ro cho nhà bảo
hiểm, bù lại các cá nhân phải đóng cho nhà bảo hiểm một khoản phí và nhà bảo
hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy
ra.
3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà nguời bảo
hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm theo cách
thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện người
tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng
Mục đích của người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệm dân
sự của mình mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thường
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời từ rất sớm và ngày càng
phát triển. Hiện nay có rất nhiều các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm như :
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3
6
luËn v¨n tèt nghiÖp
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên
xe
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu biển
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm và của chủ lao động đối với

người lao động
Mặc dầu có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm dân sự nhưng mỗi nghiệp vụ
đều mang những đặc điểm chung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự :
Thứ nhất: Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng. Đó chính là trách
nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường. Hơn nữa trách nhiệm là bao nhiêu lại không xác
định được ngay ở lúc tham gia bảo hiểm. Mức độ thiệt hại thường xác định dựa
trên mức độ lỗi của người gây ra và mức độ thiệt hại của bên thứ ba.
Thứ hai: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường được thực hiện dưới hình
thức bắt buộc
Thứ ba: Phương thức bảo hiểm có thể là có hoặc không có giới hạn
Bởi vì thiệt hại trách nhiệm dân sự chưa xác định được ngay tại thời điểm
tham gia bảo hiểm và thiệt hại này có thể sẽ là rất lớn. Bởi vậy để nâng cao trách
nhiệm của người tham gia bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm thường đưa ra các
hạn mức trách nhiệm, tức là mức bồi thường bị giới hạn bởi số tiền bảo hiểm
Tuy vậy cũng có một số nghiệp vụ bảo hiểm lại không áp dụng hạn
mức trách nhiệm. Hình thức bảo hiểm này khiến các nhà bảo hiểm không xác
định được mức độ thiệt hại của các rủi ro, không xác định được số tiền bảo hiểm
vì vậy trách nhiệm bồi thường chính là toàn bộ trách nhiệm phát sinh của người
được bảo hiểm. Thế nhưng loại bảo hiểm này rất dễ đẩy các công ty vào tình
trạng phá sản. Do vậy khi nhận bảo hiểm không có giới hạn thì các công ty phải
sử dụng các biện pháp nhằm phân tán rủi ro để bảo vệ mình.
7
luËn v¨n tèt nghiÖp
II. SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA XE CƠ GIỚI
Xe cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chính những
động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Xe cơ
giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng trong ngành giao thông
vận tải, một ngành kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả các ngành nó là một sợi dây

kết nối các mối quan hệ lưu thông hàng hóa giữa các vùng, giữa trong và ngoài
nước tạo điều kiện phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Ngày nay vận chuyển bằng xe cơ giới là hình thức vận chuyển phổ biến và sử
dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân
Xe cơ giới có tính ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt có thể di
chuyển trên địa bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối là thấp. Tuy vậy
vấn đề an toàn đang là vấn đề lớn đang được đặt ra đối với loại hình vận chuyển
này. Đây là hình thức vận chuyển có mức độ nguy hiểm lớn, khả năng xảy ra tai
nạn là rất cao do số lượng đầu xe dày đặc, đa dạng về chủng loại, bất cập về chất
lượng. Hơn nữa hệ thống đường xá ngày càng xuống cấp lại không được tu sửa
kịp thời. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn giao
thông gây thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân gây mất trật tự an toàn xã
hội.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3
Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới một mặt đem lại
cho con người một hình thức vận chuyển thuận tiện nhanh chóng kịp thời, giá rẻ
và phù hợp với đại đa số cư dân việt nam hiện nay.
Chỉ tính riêng việt nam hiện nay trong vòng hơn 10 năm qua các phương
tiện cơ giới đã có mức tăng trưởng khá cao đặc biệt là mô tô :
8
luËn v¨n tèt nghiÖp
Từ năm 1990 đến năm 2001 bình quân hằng năm phương tiện cơ giới
đường bộ tăng 17,8% trong đó ô tô tăng 7,6% , xe máy xấp xỉ bằng 19,5%. Năm
2000 so với năm 1990 phương tiện cơ giới đường bộ tăng 4,5 lần, ô tô tăng 2,14
lần, xe máy tăng 4,64 lần. Một đặc điểm về cơ cấu phương tiện cơ giới đường bộ
nước ta là số lượng xe máy chiếm 91% tổng số phương tiện cơ giới đường bộ và
tuy mức độ tăng trưởng cao nhưng nhìn chung mức cơ giới hóa là vẫn còn thấp
so với các nước trong khu vực. Hiện nay Việt Nam có 75 xe trên 1000 dân trong
khi Thái Lan có 190 xe trên 1000 dân, Malaixia 340 xe trên 1000 dân. Tỷ lệ xe

cũ nát có điều kiện an toàn thấp chiếm tỷ trọng lớn và tổng số xe được kiểm
định so với tổng số xe đang lưu hành còn quá thấp
Theo các chuyên gia trong thập kỷ tới phương tiện cơ giới nước ta vẫn
tăng cao. Mức tăng trưởng theo dự báo theo GDP thì cứ mỗi năm khi GDP tăng
1% thì tổng lượng vận tải tăng từ 1,2% đến 1,5% đặc biệt là năm 2006 khi
chúng ta mở cửa và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế điều này sẽ dẫn tới một
lượng xe khổng lồ sẽ được nhập vào Việt Nam với giá rẻ phù hợp với túi tiền
người dân
Đối lập với tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thông. Tốc độ phát
triển của cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê cho
thấy năm 1998 cả nước có 106.134 km đường bộ thì chỉ có khoảng 28,7% là
được giải nhựa nhưng chất lượng kém và ngày càng xuống cấp trầm trọng. Cũng
từ sự phát triển bất hợp lý này đã làm cho tình hình tai nạn giao thông có xu
hướng ngày càng tăng.
Theo số liệu thống kê của cục cảnh sát thì trung bình mỗi ngày xảy ra 33
vụ tai nạn xe cơ giới, làm chết 20 người và bị thương 35 người, chưa kể thiệt hại
về vật chất và tinh thần. Số vụ tai nạn giao thông năm sau cao hơn năm trước là
22,5%, số người bị chết và thương trong năm cao hơn năm trước lần lượt là
27,78% và 30,6%.
9
luËn v¨n tèt nghiÖp
Điểm đáng lưu ý ở dây chính là tai nạn xe cơ giới luôn chiếm tỷ lệ cao
trong các loại hình giao thông vận tải, chiếm 93,7% về số vụ, 94,13% về số
người chết, và 98,8% số người bị thương
Đất nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đều phải đối mặt với tình
trạng tai nạn giao thông, phải đối mặt với những thiệt hại về người và của mà
các chủ phương tiện và người thiệt hại phải gánh chịu. Làm thế nào để khắc
phục dược những thiệt hại và nâng cao trách hniệm của các chủ phương tiện. Từ
xưa đến nay con người đã tìm ra các biện pháp kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro
thế nhưng biện pháp hữu hiệu nhất là tham gia bảo hiểm.Việc tham gia bảo hiểm

sẽ thành lập nên một quỹ tài chính, quỹ này sẽ chi trả cho các đối tượng tham
gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra nhằm giúp đỡ người bị hại ổn định
cuộc sống.
Như vậy nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với người thứ 3 ra đời đã đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội và cũng là điều mong
muốn thiết tha của các chủ phương tiện.
3. CỞ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3
Nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện xe cơ giới, bảo vệ quyền
lợi của nạn nhân ngày 10/3/88 HĐBT đã ban hành nghị định 30/HĐBT về việc
quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ 3. Ngày 17/12/1997 Chính phủ ban hành nghị điịnh
115/NĐ/CP trong đó quy định rõ chủ xe cơ giới, kể cả chủ xe là người nước
ngoài có giấy phép lưu hành xe trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tham gia bảo
hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại các doanh nghiệp
bảo hiểm trong nước.
Sở dĩ nhà nước ta quy định tính bắt buộc của nghiệp vụ này là do:
10
luËn v¨n tèt nghiÖp
Thứ nhất: Đó là nhằm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của những
người bị thiệt hại do lỗi của các chủ phương tiện gây ra, đồng thời cũng là bảo
vệ lợi ích của toàn xã hội
Thứ hai: Việc quy định bắt buộc còn nâng cao trách nhiệm trong việc
điều khiển xe, giúp cho các cơ quan quản lý số lượng đầu xe đang lưu hành và
thống kê đầy đủ các vụ tai nạn, cũng như những nguyên nhân của nó để có các
biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất một cách có hiệu quả
Thứ ba: Tính bắt buộc còn xuất phát từ việc thi hành nghiêm túc những
quy định của pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ dân sự chủ yếu là nghĩa vụ bồi
thường đã được quy định trong bộ luật dân sự, thể hiện sự công minh và công
bằng của pháp luật

4. TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI
VỚI NGƯỜI THỨ BA
4.1. Đối với chủ xe
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của củ xe cơ giới không chỉ có vai trò to lớn
đối với người bị hại mà còn cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho chủ xe
khi tham gia giao thông
- Nó tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin khi điều khiển các phương
tiện tham gia giao thông
- Bồi thường chủ động kịp thời cho các chủ xe khi phát sinh trách
nhiệm dân sự góp phần phục hồi lại tinh thần, ổn định sản suất, phát huy quyền
tự chủ về tài về chính, tránh thiệt hại kinh tế cho chủ xe
- Có tác dụng giúp chủ xe có ý thức trong việc đề phòng và hạn chế
tổn thất bằng cách tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với người thứ 3.
- Góp phần xoa dịu bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị hại
11
luËn v¨n tèt nghiÖp
4.2. Đối với người thứ ba.
- Nhà bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách
nhanh chóng kịp thời, không phụ thuộc vào tình trạng tài chính của chủ xe
- Giúp người thứ ba ổn định tài chính và tinh thần
4.3. Đối với xã hội
- Từ công tác giám định bồi thường. Mỗi công ty bảo hiểm sẽ thống
kê các rủi ro và những nguyên nhân gây ra rủi ro để từ đó đề ra các biện pháp đề
phòng và hạn chế tổn thất
- Loại hình bảo hiểm này còn góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng cho
ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần tăng thu cho ngân sách
Như vậy với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm mang tính bắt buộc
nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3 vừa
mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tinh thần tương thân tương ái,

tính nhân văn, nhân đạo cao cả. Mội lần nữa khẳng định tính khách quan cũng
như tính bắt buộc của nghiệp vụ này.
III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3
1. ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM VÀ PHẠM VI BẢO HIỂM
1.1. Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của củ xe cơ giới đối với người thứ 3 là bảo
hiểm trách nhiệm bồi thường của lái xe, chủ xe khi phương tiện đi vào hoạt động
gây thiệt hại cho người thứ 3. Như vậy đối tượng ở đây chính là phần trách
nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường của chủ xe cơ giới đối với những hậu quả
tính được bằng tiền theo quy định của pháp luật khi chủ phương tiện gây tai nạn
làm thiệt hại về tính mạng tài sản, tinh thần cho bên thứ 3.
12
luËn v¨n tèt nghiÖp
Tuy nhiên cần lưu ý rằng bên thứ 3 trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là những người trực tiếp bị thiệt hại do
hậu quả của các vụ tai nạn ngoại trừ:
- Lái, phụ xe, nguời làm công cho chủ xe
- Những người mà lái xe phải nuôi dưỡng như cha mẹ, vợ, chồng, con cái
- Hành khách đi trên xe
- Tài sản tư trang hành lý của những người nói trên
- Các khoản phạt mà chủ xe, lái xe phải gánh chịu
Đối tượng được bảo hiểm không xác định được từ trước chỉ khi nào lưu
hành xe gây tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ 3 thì đối tượng mới được xác định cụ thể.
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ 3 bao gồm:
- Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hay sức khỏe của bên thứ 3
- Chủ xe phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vô tình hay hay cố ý mà
lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ hoặc là vi phạm các quy định khác của

nhà nước
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế
- Chủ xe, lái xe phải có lỗi
Trên thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra 3 điều kiện thứ 1, thứ 2, thứ 3 là đã
phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Nếu thiếu
một trong 3 điều kiện đó thì sẽ không phát sinh trách nhiệm dân sự. Điều kiện 4
có thể có hoặc không vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do tính nguy hiểm cao độ của
xe cơ giới mà hoàn toàn không có lỗi của chủ xe
13
luËn v¨n tèt nghiÖp
1.2. Phạm vi bảo hiểm
1.2.1 Các rủi ro được bảo hiểm
Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ 3 các công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ
không thể lường trước được gây tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của
chủ xe
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinh thần,
về con người, tài sản được tính toán theo những nguyên tắc nhất định. Ngoài ra
thì công ty bảo hiểm còn phải thanh toán cho chủ xe những khoản chi phí mà họ
đã chi ra nhằm đề phòng thiệt hại. Những chi phí này chỉ được bồi thường khi
nó phát sinh sau khi tai nạn xảy ra và được coi là cần thiết và hợp lý.
Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm được hạn mức trong mức
trách nhiệm ghi trong hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3 các thiệt hại nằm trong
phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm gồm:
- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khỏe của bên thứ 3
- Thiệt hại về tài sản, hàng hoá của bên thứ 3
- Thiệt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc làm
giảm thu nhập
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp đề phòng và

hạn chế tổn thất, các chi phí đề xuất của bên bảo hiểm
- Những thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của những nguời
tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân
Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của người bảo hiểm mà
các công ty bảo hiểm có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm cho những loại rủi ro
14
luËn v¨n tèt nghiÖp
khác. Những điều khoản bổ sung sẽ kéo theo người tham gia phải đóng thêm
một khoản phí
1.2.2. Các rủi ro loại trừ
Người bảo hiểm không chịu bồi thường thiệt hại của các vụ tai nạn mặc
dù có phát sinh trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau :
- Tai nạn xảy ra do hành vi cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại
- Xe không đủ các điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao
thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ
- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông
đường bộ như :
+ Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và môi trường
+ Lái xe không có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu
+ Lái xe bị ảnh hưởng bởi bia rượu và các chất kích thích
+ Xe trở chất cháy, chất nổ trái phép hoặc là vận chuyển trái với quy định
trong giấy phép vận chuyển
+ Xe sử dụng để tập lái hoặc là đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử
khi sửa chữa
+ Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm, xe đi đêm không đủ đèn theo quy
định
+ Đồ vật trở trên xe rơi xuống đường gây thiệt hại cho bên thứ 3
+ Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp, bị cướp trong tai nạn
+ Thiệt hại dán tiếp do xe bị tai nạn làm ngưng trệ hoạt động sản xuất

kinh doanh, giảm giá trị thương mại
15
luËn v¨n tèt nghiÖp
+ Chiến tranh hoặc các nguyên nhân tương tự chiến tranh
+ Tai nạn xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ nước sở tại tham gia bảo hiểm
+ Xe trở quá trong tải hoặc quá số lượng khách quy định
Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm cũng không chịu bồi thường thiệt hai đối
với những tài sản đặc biệt bao gồm:
- Vàng bạc, đá quý
- Tiền và các loại gấy tờ có giá trị như tiền
- Đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm
- Thi hài, hài cốt
2. PHÍ BẢO HIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ
2.1. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải nộp cho nhà bảo
hiểm để hình thành một quỹ tiền tệ độc lập, tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt
hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm và hạn mức trách nhiệm
mà người tham gia đã ký với nhà bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Biểu phí thì do bộ tài chính quy định ngoài ra các công ty bảo hiểm có thể
thoả thuận với các chủ xe cơ giới với người thứ 3 theo số lượng đầu phương tiện
của mình. Mặt khác các đầu phương tiện lại khác nhau về chủng loại, về độ lớn,
xác suất xảy ra tai nạn là khác nhau. Do đó phí bảo hiểm sẽ được tính riêng cho
từng loại phương tiện.
Việc xác định mức phí bảo hiểm nhìn chung là rất khó khăn, bởi vì phí
bảo hiểm là nguồn thu chủ yếu của các công ty bảo hiểm nên mức phí tối thiểu
phải thỏa mãn nhu cầu thanh toán bồi thường và công tác đề phòng hạn chế tổn
thất đồng thời phải đảm bảo cho công ty có được khoản lợi nhất định. Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm, ngày càng có nhiều các công ty
bảo hiểm gia nhập làm cho thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt.
16

luËn v¨n tèt nghiÖp
Chính vì vậy việc đưa ra một mức phí thích hợp là một vấn đề không dễ dàng
đối với các công ty bảo hiểm
Phí bảo hiểm phải là một mức phí cạnh tranh, không quá cao, không quá
thấp so với mức phí của bộ tài chính quy định. Mức phí này phải đảm bảo được
nguyên tắc số đông bù số ít và đảm bảo được sự cân đối thu chi trong hoạt động
kinh doanh của công ty bảo hiểm
2.2. Phương pháp tính phí
Phương pháp tính phí phải đảm bảo có cơ sở khoa học, phản ánh đầy đủ
các yếu tố ảnh hưởng có liên quan và mức phí phải phù hợp với khả năng tài
chính của các chủ phương tiện.
Phương pháp tính phí được thông qua con số thống kê 5 năm về trước.
Công thức tính phí là : F= f + d
Trong đó: F là phí thu một đầu xe
f là phí thực( phí bồi thường)
d là phụ phí( thường từ 20-30%)
f là phí thuần hay phí bồi thường và nó được xác định theo công thức sau :
f=


=
=
n
i
i
n
i
ii
c
ts

1
1
i
s
: là số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe
được bồi thường trong năm i
i
T
: là số tiền bồi thường bình quân một vụ trong năm i
n: là số năm thống kê(từ 3 đến 5 năm)
17
luËn v¨n tèt nghiÖp
Phụ phí: Thường được xác định theo một tỷ lệ nhất định trên số phí cơ
bản thường từ 20 đến 30% mức phí cơ bản
d =
% phụ phí
x
Phí cơ
bản
(1-% phụ phí)
Đối với các phương tiện thông dụng, mức độ rủi ro lớn như xe Rơmoc, xe
chở hàng hạng nặng thì tính thêm tỷ lệ phụ phí so với mức phí cơ bản. Đối với
các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới 1 năm) thời gian tham gia bảo hiểm
được tính tròn tháng và phí bảo hiểm được tính như sau:
Dưới 3 tháng thì tính 30% phí năm, từ 3 đến 6 tháng thì tính 60% phí
năm, từ 6 đến 9 tháng thì tính 90% phí năm, từ 9 –12 tháng thì tính 100% phí
năm.
Nếu người tham gia đóng phí cả năm thì những thời điểm nào đó mà xe
không hoạt động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu cho người khác mà không
chuyển giấy bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn trả lại phí bảo hiểm

tương ứng với số thời gian còn lại của năm
P hoàn lại =
P năm
x
Số tháng xe không
hoạt động
12 tháng
2.3. Các yếu tố làm tăng phí
• Những yếu tố làm phí thuần tăng
+ Do số phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm là thấp
+ Do số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự là nhiều
+ Số tiền bồi thường bình quân một vụ trong năm là lớn
• Những yếu tố làm phụ phí tăng
+ Do chi phí quản lý nghiệp vụ tăng
+ Do cho phí khai thác, giám định bồi thường tăng
+Do chi phí hạn chế và đề phòng tổn thất tăng
18
luËn v¨n tèt nghiÖp
3. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
3.1. Hợp đồng bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêu cầu
của người được bảo hiểm là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ xe
cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với
người thứ 3 gồm những thông tin chủ yếu sau :
- Phạm vi bảo hiểm
- Hạn mức trách nhiệm, phí bảo hiểm
- Thời hạn hợp đồng
- Các thông tin liên quan đến xe bảo hiểm, người bảo hiểm, người được
bảo hiểm

- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Các quy định về giải quyết bồi thường tranh chấp
* Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định nghi trên giấy
chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhận bảo
hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm (trừ khi có thoả thuận khác)
* Chuyển quyền sở hữu
Trong thời hạn còn hiệu lực nghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm nếu có
sự chuyển quyền sở hữu mà chủ xe cơ giới không có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng
bảo hiểm thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm vẫn
còn hiệu lực với chủ xe mới
* Huỷ bỏ hợp đồng
Trường hợp có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 15 ngày. Trong
19
luËn v¨n tèt nghiÖp
vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ nếu doanh nghiệp bảo
hiểm không có ý kiến gì thì hợp đồng mặc nhiên bị huỷ bỏ, doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ hoàn lại 80% phí bảo hiểm của thời gian huỷ bỏ, trừ trường hợp trong
thời gian hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm.
3.2. Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng bảo hiểm
3.2.1. Trách nhiệm và quyền lợi của xe cơ giới
* Trách nhiệm
- Khi yêu cầu bảo hiểm chủ xe cơ giới phải kê khai đầy đủ và trung thực
những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm
- Khi tai nạn giao thông xảy ra thì chủ xe cơ giới có trách nhiệm:
+ Cứu chữa hạn chế thiết hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai
nạn, thông báo ngay cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất để phối hợp giải quyết
tai nạn
+ Không được di chuyển tháo dỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý
kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm

bảo cho người và tài sản hoặc là phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền
+ Chủ xe phải bảo lưu quyền khiếu lại và chuyển quyền bồi thường cho
doanh nghiệp bảo hiểm
+ Chủ xe phải trung thực trong việc thu thập các tài liệu trong hồ sơ yêu
cầu bồi thường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm xác minh trong quá
trình xác minh hồ sơ
+ Nếu thay đổi mục đích sử dụng xe thì chủ xe cơ giới phải thông báo
ngay cho nhà bảo hiểm để điều chỉnh tính phí bảo hiểm
+ Chủ xe có nghĩa vụ phải đóng đầy đủ phí và đúng hạn
20
luËn v¨n tèt nghiÖp
*Quyền lợi
- Chủ xe có quyền hưởng bồi thường khi có tai nạn mà phát sinh trách
nhiệm dân sự thuộc phạm vi bảo hiểm trong thời hạn hợp đồng. Số tiền bồi
thường bị giới hạn bởi số tiền bảo hiểm
- Chủ xe có quyền yêu cầu nhà bảo hiểm sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp
đồng bảo hiểm
b.2 Trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Cung cấp cho chủ xe cơ giới quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm liên
quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Tạo điều kiện cho các chủ xe
tham gia bảo hiểm
- Những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng (tai nạn gây chết người hoặc
thiệt hại về tài sản từ 20 triệu đồng trở nên) doanh nghiệp bảo hiểm phải phối
hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới và các cơ quan chức năng để giải quyết tai nạn
- Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo
hiểm
- Khi đầy đủ hồ sơ thi doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người bị hại
khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp

đề phòng và hạn chế tổn thất
- Nếu không trả tiền bảo hiểm thì phải có văn bản giải tích rõ ràng
- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan công
an để thu thập các giấy tờ cần thiết có liên quan đến vụ tai nạn thuộc phạm vi
bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn trả phí cho chủ xe khi có
sự thay đổi chủ sở hữu hoặc khi xe chỉ hoạt động một số tháng trong năm
21
luËn v¨n tèt nghiÖp
* Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm và sử dụng vào các
khoản chi: bồi thường, đề phòng và hạn chế tổn thất, chi quản lý, hoa hồng và
đầu tư
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp
đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp
đồng
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường cho chủ xe cơ
giới và cũng có quyền khiếu kiện với các chủ xe, bên thứ 3 liên quan trong việc
lợi dụng tai nạn nhằm chục lợi bảo hiểm
4. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO
HIỂM
4.1. Công tác giám định
Công tác giám định tổn thất nhằm xác định mức độ thiệt hại của bên thứ 3
và mức độ lỗi của các chủ phương tiện đồng thời xác định xem nguyên nhân
xảy ra tai nạn và xem xét nguyên nhân đó có thuộc pham vi bảo hiểm hay không
thuộc phạm vi bảo hiểm .
Trong công tác giám định phải có sự chứng kiến của ba bên: chủ xe,
người thứ 3 hoặc là đại diện hợp pháp của bên thứ 3, bên bảo hiểm. Nếu chủ xe
hoặc người thứ 3 không thống nhất về mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo
hiểm xác định, hai bên sẽ thỏa thuận chọn giám định viên chuyên nghiệp giám

định lại. Kết luận này sẽ là kết luận cuối cùng.
Nếu kết luận của giám định viên có sai khác lớn với kết quả giám định
của công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ chịu chi phí, ngược lại thì chủ xe
hoặc người thứ 3 phải chịu
4.2. Xác định thiệt hại thực tế của bên thứ 3
Thông thường thì thiệt hại thực tế của bên thứ 3 bao gồm
22
luËn v¨n tèt nghiÖp
- Thiệt hại về tài sản
- Thiệt hại về con người
* Đối với thiệt hại về tài sản
Thiệt hại về tài sản bao gồm 2 trường hợp
Trường hợp 1: Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại không thể sửa
chữa được. Trong trường hợp này thiệt hại về tài sản sẽ được xác định bằng giá
mua của tài sản cùng loại trên thị trường
Trường hợp 2: Tài sản có thể sửa chữa được, thiệt hại là chi phí hợp lý
để sửa chữa nó. Nếu phải thay thế mới phải trừ đi giá trị khấu hao. Cần lưu ý
thiệt hại về tài sản không tính đến những thiệt hại về những hư hỏng phát sinh
trong quá trình sửa chữa mà không liên quan đến tai nạn
* Đối với thiệt hại về con người
- Trong trường hợp bị thương
+ Các chi phí cần thiết và hợp lý cho công việc cứu chữa, bồi dưỡng
phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất như : chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật
chất và các chi phí y tế khác(thuốc men, dịch chuyền,máu…)
+ Các chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc nạn
nhân, khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng
+ Khoản thu nhập bị giảm sút hay bị mất của người đó
+ Khoản tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần
- Trong trường hợp nạn nhân bị chết
+ Chi phí hợp lý, chăm sóc và cứu chữa cho ngườ thứ 3 trước khi chết

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng(những chi phí hủ tục không được
thanh toán)
23
luËn v¨n tèt nghiÖp
+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ 3 phải nuôi dưỡng(như
vợ, chồng, con cái…)
Như vậy tổng thiệt hại của người thứ 3 sẽ được xác định như sau:
Thiệt hại thực tế của bên thứ 3=Thiệt hại về tài sản+Thiệt hại về con người
4.3. Bồi thường thiệt hại thực tế
Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì thời hạn bồi thường của doanh
nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ và không kéo dài quá
30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ
Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm:
* Thông báo tai nạn, giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe
* Bản sao các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Giấy phép lái xe, giấy đăng kí xe
- Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường
* Bản kết luận điều tra tai nạn của công an hoặc bản sao hồ sơ tai nạn
- Sơ đồ của hiện trường tai nạn
- Biên bản khám nghiệm hiện trường
- Biên bản giám định thiệt hại(nếu có)
- Các giấy tờ có liên quan đến trách nhiệm của bên thứ 3
- Quyết định của toà án(nếu có)
Khi yêu cầu bồi thường thì chủ xe phải có trách nhiệm chuyển cho doanh
nghiệp bảo hiểm hồ sơ yêu cầu bồi thường và một số các loại giấy tờ sau
* Về con người
24
luËn v¨n tèt nghiÖp
- Trường hợp bị thương: Các giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyền xác

nhận tình trạng thương tật của nạn nhân, giấy ra viện, phiếu mổ, các giấy tờ có
liên quan đến các chi phí chăm sóc và cứu chữa
- Trong trường hợp bị chết: Ngoài các giấy tờ trên thì cần thêm giấy
chứng tử
* Về tài sản:
- Các bằng chứng chứng minh thiệt hại như hoá đơn sửa chữa, thay thế
mới tài sản bị thiệt hại
- Các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã
chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện các chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo
hiểm
Căn cứ vào thiệt hại thực tế của người thứ 3 và lỗi của người thứ 3 thì
công ty bảo hiểm xác định số tiền bồi thường
Số tiền bồi thường = thiệt hại thực tế* lỗi của chủ xe
Nếu trong vụ tai nạn có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ 3
thì
Số tiền bồi thường =( lỗi chủ xe+ lỗi khác)* thiệt hại bên thứ 3
Nguyên tắc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là thiệt hại thực tế
phát sinh nhưng không được vượt quá hạn mức trách nhiệm đã được quy định
trong hợp đồng. Bởi vì hạn mức trách nhiệm là số tiền cao nhất mà doanh
nghiệp bảo hiểm có thể trả trong mỗi vụ tai nạn. Thường các công ty bảo hiểm
quy định ở mức độ tối thiểu và bắt buộc mọi chủ xe tham gia. Tại việt nam mức
độ tối thiểu được quy định bắt buộc là:
- 12 triệu/người/vụ
- 30 triệu/người/vụ
25

×