Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại bệnh viện đại học y thái bình năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.93 KB, 80 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***





ĐOÀN THỊ MINH HUỀ






PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ, CẤP PHÁT VÀ SỬ
DỤNG THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC
Y THÁI BÌNH NĂM 2013




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I










HÀ NỘI 2014


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***



ĐOÀN THỊ MINH HUỀ





PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ, CẤP PHÁT VÀ SỬ
DỤNG THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC
Y THÁI BÌNH NĂM 2013




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý Dược
MÃ SỐ: CK 60.72.04.12



Người hướng dẫn khoa hoc: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện đề tài: - Trường Đại học Dược Hà Nội

- Bệnh Viện Đại học y Thái Bình
Thời gian thực hiện: 10/2013-5/2014









HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp. Trước hết, tôi
muốn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thanh
Hương – Phó trưởng bộ môn Quản lý và kinh tế Dược - Người cô đã giành
nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin cũng được gửi lời cám ơn sâu sắc tới:
-Các thầy, cô trong Bộ môn quản lý kinh tế Dược và các thầy cô trong
trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt các kinh nghiệm và tận tâm
hướng dẫn những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.

-Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo và phòng sau đại học
trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
-Ban giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Thái Bình, các ban phòng tổ
chức của Bệnh Viện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu, thông tin hữu
ích cho luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi những lời thân thương nhất tới gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên tôi hoàn thành tốt công tác
học tập này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Dược sỹ


Đoàn Thị Minh Huề



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
***&***
BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHÓA 15

Kính gửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I
- Phòng Sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội
- Cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Thị Thanh Hương

Họ và tên học viên: Đoàn Thị Minh Huề
Tên đề tài: Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc
ngoại trú tại Bệnh viện Đại Học Y Thái Bình năm 2013

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý Dược
Mã số: CK 60.72.04.12
Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 15 giờ 30 phút ngày
25 tháng 6 năm 2014 tại Hội trường Sở Y tế Hải Phòng theo Quyết định số
671/QĐ-DHN ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường đại học
Dược Hà Nội
NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH
1. Những nội dung đã được sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng
- Chỉnh sửa tên đề tài phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu.
- Cụ thể các chỉ tiêu nghiên cứu
- Làm rõ nôi dung nghiên cứu
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2014

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Học viên



TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Đoàn Thị Minh Huề



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung
1 ADR Phản ứng có hại của thuốc
2 BHYT Bảo hiểm y tế
3 BSCK I Bác sỹ chuyên khoa 1
4 BSCK II Bác sỹ chuyên khoa 2
5 BV Bệnh viện
6 BYT Bộ Y Tế
7 CBCNV Cán bộ công nhân viên

8 ĐH Đại học
9 ĐK Đa khoa
10 DLS Dược lâm sàng
11 DMT Danh mục thuốc
12 DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
13 DS Dược sỹ
14 DSĐH Dược sỹ đại học
15 FEFO Hết hạn trước - xuất trước
16 FIFO Nhập trước- xuất trước
17 GPP Thực hành tốt nhà thuốc
18 GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc
19 GT Giá trị
20 HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
21 KBHYT Không bảo hiểm y tế
22 KCB Khám chữa bệnh
23 MHBTBV Mô hình bệnh tật bệnh viện
24 MHT Mô hình bệnh tật
25 SOP Quy định thao tác chuẩn
26 WHO Tổ chức y tế thế giới





DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013 15
Bảng 1.2. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện 16
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú 18
Bảng 3.1: Cơ cấu thuốc theo điều kiện bảo quản 27

Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng ngoại trú theo nhóm tác dụng
dược lý
30
Bảng 3.3: Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng vào máu 32
Bảng 3.4: Cơ cấu nhóm thuốc đông dược 33
Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 34
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo tên biệt dược - tên chung quốc tế 35
Bảng 3.7. Cơ cấu danh mục theo qui chế chuyên môn 36
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc sử dụng theo danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V 36
Bảng 3.9. Cơ cấu sử dụng theo dạng bào chế 37
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu nhập thuốc 38
Bảng 3.11. Giá trị tiền thuốc dự trữ điều trị ngoại trú của ĐHY Thái
Bình năm 2013
39
Bảng 3.12. Theo dõi điều kiện bảo quản 40
Bảng 3.13. Nội dung thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn ngoại trú 41
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát các nội dung sử dụng thuốc trong đơn 43
Bảng 3.15. Tương tác sử dụng thuốc an toàn trong đơn 44
Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu khác trong kê đơn thuốc 44
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu cấp phát 45
Bảng 3.18. Cơ cấu hư hao thuốc theo nguyên nhân 47
Bảng 4.19. Số liệu về thông tin, tư vấn thuốc 54
Bảng 4.20. Số liệu về ADR 55




DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình tổ chức Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013 14

Hình 1.2. Mô hình nhóm bệnh tật của Bệnh viện 17
Hình 1.5. Vị trí, mô hình tổ chức của bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú

18
Hình 3.1: Quy trình nhập thuốc tại bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú của
BV Đại học y Thái Bình năm 2013
25
Hình 3.2: Cơ cấu thuốc theo điều kiện bảo quản 27
Hình 3.3: Qui trình cấp phát thuốc ngoại trú tại BV Đại học y Thái
Bình năm 2013
28
Hình 3.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 31
Hình 3.5: Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng vào máu 32
Hình 3.6: Cơ cấu nhóm thuốc đông dược 33
Hình 3.7. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 34
Hình 3.8. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo tên biệt dược - tên chung quốc tế 35
Hình 3.9. Cơ cấu sử dụng theo dạng bào chế 37
Hình 3.10: Cơ cấu hư hao thuốc theo nguyên nhân 47




MỤC LỤC

Trang
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình
Đặt vấn đề

Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1. Tồn trữ và cấp phát thuốc. 3
1.1.1. Nội dung tồn trữ và cấp phát thuốc 3
1.1.2. Thực trạng tồn trữ, cấp phát thuốc 5
1.2. Sử dụng thuốc 6
1.2.1. Nội dung sử dụng thuốc 6
1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc hiện nay 10
1.3. Một vài nét về Bệnh viện Đại học Y Thái Bình 13
1.3.1. Mô hình tổ chức của bệnh viện 14
1.3.2. Cơ cấu nhân lực 15
1.3.3. Mô hình bệnh tật của bệnh viện 16
1.3.4. Bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1. Phương pháp mô tả hồi cứu 20
2.3.2. Phương pháp mô tả tiến cứu 21
2.3.3. Phương pháp so sánh 21
2.3.4. Phân tích nhóm điều trị 21
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 21



2.4.1. Một số chỉ tiêu tồn trữ, bảo quản thuốc 21
2.4.2. Một số chỉ tiêu kê đơn 22
2.5. Xử lý và trình bày số liệu 24
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1.1. Nhận hàng và kiểm nhập 25
3.1.2. Hoạt động bảo quản. 26

3.1.3. Hoạt động cấp phát 28
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013 29
3.2.1. Cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng bệnh nhân và hình thức điều trị 29
3.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng ngoại trú theo nhóm tác dụng dược lý
30
3.2.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ 34
3.2.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên biệt dược - tên chung quốc tế 35
3.2.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo qui chế chuyên môn 36
3.2.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V 36
3.2.7. Cơ cấu sử dụng theo dạng bào chế 37
3.3. Đánh giá một số chỉ tiêu tồn trữ, bảo quản thuốc 38
3.3.1. Thực hiện qui trình kiểm nhập thuốc 38
3.3.2. Giá trị thuốc tồn trữ 39
3.3.3. Theo dõi điều kiện bảo quản thuốc 39
3.4. Một số chỉ tiêu kê đơn thuốc 41
3.4.1. Thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn điều trị ngoại trú 41
3.4.2. Một số chỉ tiêu sử dụng thuốc hợp lý trong kê đơn thuốc 42
3.4.3. Một số chỉ tiêu sử dụng thuốc an toàn trong đơn 43
3.4.4. Một số chỉ tiêu khác trong kê đơn 44
3.5. Một số chỉ tiêu cấp phát 45



3.6. Hư hao trong tồn trữ, cấp phát thuốc 46
Chương 4 BÀN LUẬN 488
4.1. Danh mục thuốc sử dụng điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tại BV Đại học
Y Thái Bình năm 2013. 48
4.1.1. Cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng bệnh nhân và hình thức điều trị 48
4.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 48

4.1.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc - xuất xứ 49
4.1.3. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo tên biệt dược - tên chung quốc tế 50
4.1.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo qui chế chuyên môn 50
4.1.5. Cơ cấu thuốc sử dụng so với danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V 51
4.2. Về hoạt động tồn trữ, bảo quản thuốc 51
4.3. Về kê đơn thuốc chỉ định sử dụng thuốc 52
4.Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc……………… …53
4.4.1. Thông tin thuốc……………………………………………………….53
4.4.2. Theo dõi phản ứng có hại của thuốc………………………………….54
4.4. Hoạt động cấp phát thuốc………………………………………………55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
I. KẾT LUẬN 57
II. KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, ở nước ta chi phí tiền thuốc trong điều trị đang ở mức cao,
khoảng 60% tổng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và ngày càng có xu
hướng tăng nhanh [1]. Theo một nghiên cứu trên 17 tỉnh thành phố chi phí
tiền thuốc cho các bệnh nhân ngoại trú chiếm từ 53,2% đến 85,1% tổng chi
phí khám chữa bệnh [25]. Chính vì vậy, việc quản lý tốt công tác tồn trữ, bảo
quản và sử dụng thuốc cấp cho bệnh nhân ngoại trú góp phần quan trọng vào
việc tiết kiệm chi phí tiền thuốc bảo hiểm và góp phần nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh của bệnh viện.
Theo một số nghiên cứu và các thông tin gần đây hoạt động tồn trữ, bảo
quản và sử dụng thuốc nói chung tại các bệnh viện còn tồn tại nhiều bất cập:

lượng dự trữ chỉ vào khoảng từ 1 đến gần 2 tháng sử dụng; điều kiện bảo quản
thuốc vẫn chưa đảm bảo theo nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc”; tỷ lệ
thuốc vitamin, thuốc kháng sinh còn được sử dụng với tỷ lệ cao [15];
Bệnh viện Đại học y Thái Bình là một trong những bệnh viện hạng II,
trực thuộc trường Đại học y Thái Bình. Hiện nay, bệnh viện có 330 cán bộ,
nhân viên. Nhưng hàng năm bệnh viện thực hiện khám và điều trị cho khoảng
140 nghìn lượt bệnh nhân trong đó có khoảng 100 nghìn lượt bệnh nhân bảo
hiểm y tế điều trị ngoại trú. Riêng tiền thuốc điều trị cho bệnh nhân ngoại trú
vào khoảng 7 tỷ đồng/năm. Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về
hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề
2

tài: “Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc ngoại trú tại
bệnh viện Đại học y Thái Bình năm 2013” với các mục tiêu sau:
1. Phân tích hoạt động cấp phát sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Đại học y Thái Bình năm 2013.
2. Phân tích sử dụng thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đại học y Thái Bình
năm 2013.
Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng cung
ứng thuốc ngoại trú tại bệnh viện trong những năm tiếp theo.
3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tồn trữ và cấp phát thuốc.
1.1.1. Nội dung tồn trữ và cấp phát thuốc
Chu trình tồn trữ, cấp phát bắt đầu từ khi thuốc được vận chuyển từ nhà
cung cấp và kết thúc khi những thông tin về sử dụng được phản hồi. Hệ thống
cấp phát đảm bảo tốt mục tiêu là duy trì sự sẵn có của thuốc trong mọi tình
huống, đồng thời chắc chắn rằng mọi nguồn lực đã được sử dụng một cách

hiệu quả nhất. Hệ thống cấp phát thuốc tốt phải đảm bảo các điều kiện:
+ Thuốc cung cấp được duy trì thường xuyên,
+ Thuốc luôn được bảo quản đúng điều kiện của nhà sản xuất,
+ Giảm thiểu tối đa thuốc kém chất lượng hoặc hết hạn,
+ Duy trì chính xác số liệu kiểm kê, đảm bảo tồn kho hợp lý,
+ Chống mất mát,
+ Phối hợp chặt chẽ với kiểm soát chất lượng.
1.1.1.1.Duy trì cung cấp thường xuyên
Trong cấp phát thuốc điều quan trọng nhất đối với đối tượng được cấp
phát là hệ thống cung cấp luôn duy trì ổn định: thuốc luôn có sẵn và cấp phát
ngay khi có yêu cầu. Đối với hệ thống cấp phát thuốc tại bệnh viện hiện nay
thường đảm bảo nhu cầu thuốc cho các đối tượng thông qua việc lựa chọn nhà
cung cấp có uy tín, luôn duy trì nguồn cung ổn định và thực hiện trực cấp phát
liên tục. Với cấp phát thuốc ngoại trú thì việc cấp phát luôn gắn với phòng
khám bệnh và hoạt động liên tục vào các ngày hành chính còn với những
bệnh nhân cấp cứu vào ngày nghỉ thuốc được đảm bảo thông qua hệ thống
trực cấp cứu.
1.1.1.2. Thực hiện bảo quản thuốc đúng qui định của nhà sản xuất
Để bảo đảm luôn có thuốc cấp phát, các bộ phận cấp phát thuốc thường
phải dự trữ thuốc, lưu giữ thuốc trong kho trong một khoảng thời gian nhất
4

định. Trong quá trình đó nếu thuốc không được bảo quản tốt sẽ rất dễ bị hư
hỏng. Theo qui định của Bộ y tế (BYT) kho thuốc của tất cả các cơ sở y tế
phải được thực hiện theo tiêu chuẩn “thực hành tốt bảo quản thuốc” [4], [8].
1.1.1.3. Quản lý số lượng thuốc tồn trữ trong kho
Kiểm soát lượng thuốc tồn trữ có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần
xây dựng một hệ thống cấp phát phù hợp với qui mô. Đồng thời việc kiểm
soát tốt số lượng tồn trữ có ý nghĩa then chốt trong việc đảm bảo cho hệ thống
cấp phát luôn sẵn có thuốc thiết yếu, thuốc cần thiết phục vụ bệnh nhân và

giảm thiểu sự hư hỏng mất mát cũng như tồn đọng ngân sách.
Đối với các cơ sở khám và điều trị hay làm công tác cung ứng thuốc
việc tồn trữ thuốc nhằm đảm bảo cho quá trình khám và điều trị luôn được
chủ động tránh thiếu thuốc tại cơ sở khi thị trường thuốc có những biến động
không thuận lợi hoặc có những tình huống đột xuất xảy ra như: thiên tai, địch
họa. Theo qui định của BYT cũng như khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới
tại các cơ sở y tế cần phải tồn trữ thuốc với lượng thuốc bằng khoảng 2-3
tháng sử dụng thường xuyên.
Để quản lý thuốc tồn trữ một cách có hiệu quả hiện nay BYT đang dự
thảo hướng dẫn các cơ sở sử dụng kỹ thuật phân tích ABC và phân tích VEN
vào dự trữ thuốc [16]. Ngoài ra, theo hướng dẫn của WHO thì lượng thuốc
tồn trữ được ước tính dựa trên lượng thuốc tiêu thụ hàng tháng, thời gian vận
chuyển từ nhà cung cấp đến kho thuốc, khoảng thời gian giữa hai lần nhập và
lượng tồn kho an toàn.
1.1.1.4. Cấp phát thuốc.
Để đảm bảo thuốc được đưa đến đúng đối tượng, tránh thất thoát hay bị
lợi dụng thì các bệnh viện phải tiến hành xây dựng quy trình cấp phát chặt chẽ
theo quy định của ngành dược. Hiện nay, BYT chưa có văn bản cụ thể nào qui
định riêng về cấp phát thuốc điều trị ngoại trú, tuy nhiên dựa trên các văn bản
qui định thì việc cấp phát này cần phải tuân thủ theo qui định về sử dụng
5

thuốc tại các cơ sở y tế có giường bệnh và tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc
[9], [12]. Nghĩa là quá trình cấp phát không đơn thuần là đưa thuốc cho người
bệnh mà cần phải có sự hướng dẫn sử dụng thuốc và tham gia vào quá trình
sử dụng thuốc hợp lý an toàn; tích cực tư vấn sử dụng thuốc, thông tin thuốc
cho các bác sỹ.
Kho ngoại trú cấp phát theo đơn của thầy thuốc trong bệnh viện theo
đúng chế độ kê đơn và cấp phát theo đơn của Bộ y tế. Kho ngoại trú cuối
ngày phải kiểm kê, đối chiếu các thuốc quý hiếm có đơn giá cao. Đối với các

thuốc pha chế trong bệnh viện, phải bàn giao cho các kho cấp phát lẻ; thuốc
gây nghiện, thuốc hướng tâm thần bảo quản theo đúng quy chế.
Các phiếu lĩnh thuốc yêu cầu phải có bác sĩ và dược sĩ ký duyệt trước
khi lĩnh thuốc, khi lĩnh thuốc phải có ký nhận của người lĩnh thuốc và của thủ
kho cấp phát thuốc. Trước khi cấp phát thuốc, yêu cầu dược sĩ phải thực hiện
3 kiểm tra - 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc, khoa dược phải chịu
trách nhiệm về toàn bộ chất lượng thuốc do khoa dược phát ra.
1.1.2. Thực trạng tồn trữ, cấp phát thuốc
Theo hướng dẫn của Tổ chức thế giới và của BYT, trong cung ứng
thuốc các cơ sở y tế cần tồn trữ một số lượng thuốc bằng 2 - 3 tháng sử dụng
thường xuyên. Nhưng theo các nghiên cứu ngần đây nhiều bệnh viện không
thực hiện tồn trữ được đủ lượng hàng theo hướng dẫn.
- Tại Bệnh viện Hữu nghị từ năm 2010 đến năm 2012 lượng thuốc tồn
trữ chỉ đạt từ 1,43 đến 2,03 (năm 2011) tháng sử dụng [20].
- Tại Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ
năm 2005 đến năm 2011 lượng thuốc tồn trữ đều dưới 1 tháng sử dụng [24].
- Tại bệnh viện đa khoa Thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương theo
nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2011 lượng thuốc tồn trữ chỉ đạt từ 1,05 đến
1,30 tháng sử dụng [18].
6

Trong cấp phát thuốc: theo qui định của BYT thuốc cấp phát cho bệnh
nhân phải đảm bảo có chất lượng. Tuy nhiên, theo một số thông tin đại chúng
trong cấp phát thuốc còn tồn tại một số bất cập:
- Ngày 20/7/2012, Bệnh viện Y học cổ truyền Bến Tre đã cấp thuốc hết
hạn sử dụng cho các gia đình chính sách nhân ngày 27/7 [29].
- Ngày 19/10/2013, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ của Bệnh viện đa khoa
Hữu nghị Nghệ An đi khám điều trị cho nhân dân vùng lũ đã về tại Trạm y tế
xã Quỳnh Vinh (Thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) khám và cấp phát thuốc
Sodobicom hết hạn sử dụng cho nhân dân [30].

- Tháng 7/2013, TTYT huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh đã cấp thuốc
Ensidol 300mg hết hạn cho bệnh nhân, qua kiểm tra của SYT tỉnh thì đã phát
hiện nhiều loại thuốc khi mua nhập vào kho đã không ghi hạn sử dụng của
thuốc [28].
1.2. Sử dụng thuốc
1.2.1. Nội dung sử dụng thuốc
Khác với các hàng hóa khác người sử dụng thuốc không quyết định
được chủng loại, số lượng thuốc mà mình sử dụng. Đặc biệt trong bệnh viện
việc sử dụng thuốc của người sử dụng (bệnh nhân) tuyệt đối không được tham
gia vào vấn đề này. Việc quyết định sử dụng thuốc của bệnh nhân hoàn toàn
phụ thuộc vào bác sỹ. Quá trình sử dụng thuốc trong bệnh viện phải tuyệt đối
tuân thủ các quy định của BYT, cụ thể là thực hiện tốt thông tư Số:
23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 do BYT ban hành [13]. Đối với
bệnh nhân điều trị ngoại trú quá trình kê đơn chỉ định thuốc phải tuân thủ theo
quyết định 04/2008/QĐ-BYT của Bộ trưởng BYT [10].
Đối với cấp phát ngoại trú để thực hiện tốt sử dụng thuốc cần thực hiện
triệt để các nội dung sau:
- Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát.
7

- Tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh. Phát
thuốc kịp thời để bảo đảm người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian.
- Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại
trong bao bì kín khí và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng.
Việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm thực hiện trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và
thao tác hợp vệ sinh.
- Tùy theo điều kiện, tính chuyên khoa của bệnh viện, khoa Dược thực
hiện pha chế thuốc theo y lệnh và cấp phát dưới dạng đã pha sẵn để sử dụng.
- Từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc có
sai sót. Phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ

khoa Dược phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn thuốc) ký xác nhận
bên cạnh.
- Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần, tác dụng
dược lý, tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền,
lượng tồn trữ.
- Thực hiện theo dõi các phản ứng có hại của thuốc và báo cáo kịp thời
với khoa dược, lãnh đạo bệnh viện về những phản ứng có hại của thuốc.
Để hoạt động sử dụng thuốc được thực hiện có hiệu quả thì bệnh viện
phải tiến thực hiện tốt các nội dung sau:
* Sử dụng danh mục thuốc
Sử dụng danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV) là sử dụng các thuốc
trong bệnh viện có nằm trong danh mục thuốc bệnh (DMT) của bệnh viện vào
quá trình thăm khám và điều trị. Chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh
công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện đã ghi rõ: “Đảm bảo đủ
thuốc chữa bệnh theo danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám
chữa bệnh, không để người bệnh nội trú phải tự mua thuốc trong danh mục
thuốc chủ yếu” [6]. Hiện nay, BYT đã ban hành thông tư hướng dẫn hoạt
động của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT & ĐT) của bệnh viện trong đó có
8

chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện
(DMTBV) [16].
Để đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo DMTBV, HĐT & ĐT của bệnh
viện ngoài việc thường xuyên rà soát DMTBV còn phải đưa ra các biện pháp
nhằm cải thiện vấn đề tuân thủ danh mục thuốc: Xem xét và đưa ra các quyết
định đối với việc sử dụng thuốc không có trong danh mục; quyết định có thể
bao gồm cả việc đồng ý bổ sung thuốc vào trong danh mục; xây dựng quy
trình và danh sách các sản phẩm thuốc, được thông qua trong các trường hợp
thay thế điều trị; thông báo và phổ biến kịp thời những thay đổi trong danh
mục thuốc bệnh viện.

* Kê đơn, chỉ định dùng thuốc
Kê đơn và chỉ định dùng thuốc do các bác sĩ thực hiện, các nguyên
nhân gây sai sót ở khâu kê đơn, chỉ định dùng thuốc rất đa dạng và phức tạp.
Có thể do trình độ chẩn đoán bệnh, hiểu biết về thuốc, do ý thức trách nhiệm,
y đức, do tác động của thị trường chi phối, do sức ép xã hội. Vì vậy, muốn
quản lý việc kê đơn, chỉ định dùng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và tiết
kiệm, cần yêu cầu các bác sĩ thực hiện đúng các quy định của bệnh viện và
của Nhà nước: Kê đơn trong danh mục thuốc đã được bệnh viện xây dựng,
thực hiện tốt theo quy chế kê đơn, quy trình kê đơn và sử dụng thuốc của
bệnh viện. Kê đơn theo phác đồ điều trị và luôn đúc rút kinh nghiệm, với
nhiều biện pháp như: bình đơn thuốc, sinh hoạt về thông tin thuốc, các tiến bộ
về thuốc định kỳ trong bệnh viện. Để đảm bảo kê đơn, chỉ định dùng thuốc
thực hiện 5 đúng: đúng thuốc, đúng người bệnh, đúng liều dùng, đúng đường
dùng, đúng thời gian dùng [13].
* Quản lý thông tin thuốc trong bệnh viện
Với một nền khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì vấn đề thông
tin càng trở lên cần thiết, đặc biệt là thông tin về thuốc trong hoạt động khám
chữa bệnh tại các bệnh viện. Công văn số 10776/YT-ĐTr ngày 13/11/2003
9

của Vụ điều trị - Bộ y tế về việc hướng dẫn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và
hoạt động của Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện như sau: Có nhân lực
đặc trách, có kinh phí hoạt động để quản lý thông tin về thuốc trong bệnh
viện; liên hệ với trung tâm thông tin quốc gia, trung tâm quốc gia theo dõi
ADR để các bệnh viện bổ sung, cập nhật thông tin thuốc từ những nguồn xác
định, tin cậy, chính xác và khách quan [27].
Đơn vị thông tin thuốc bệnh viện không chỉ làm nhiệm vụ cung cấp
thông tin, mà còn thu thập các thông tin về sử dụng thuốc tại các khoa lâm
sàng và hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh.
Hiện nay, nguồn thông tin ngày càng phong phú và tiếp cận cũng dễ

dàng hơn. Vì vậy, đơn vị thông tin thuốc bệnh viện cũng phải hướng dẫn các
bác sĩ, dược sĩ tiếp cận các nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy. Ngoài
các nguồn thông tin từ sách báo, tạp chí còn một nguồn thông tin từ Internet.
Theo WHO, nguồn thông tin này được chia làm các cấp bậc với độ tin cậy
khác nhau. Do đó đơn vị thông tin thuốc bệnh viện cũng phải tiếp cận và xử
lý các nguồn thông tin này, đồng thời phải liên hệ với các đơn vị thông tin
thuốc của các bệnh viện khác để trao đổi và chia sẻ thông tin [2].
* Theo dõi các phản ứng có hại của thuốc.
Đối với các thuốc trước khi đưa vào sử dụng đã được nghiên cứu đánh
giá chi tiết cụ thể tác dụng và các phản ứng có hại của thuốc. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có một mô hình tối ưu nào có thể phát hiện hết các phản ứng có hại
của thuốc. Do vậy, trong quá trình sử dụng thuốc có thể mới bộc lộ các phản
ứng có hại. Mà các phản ứng này đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe người bệnh thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh. Nên việc theo
dõi phản ứng có hại của thuốc có ý nghĩa hết sức to lớn nhằm hoàn thiện các
dữ liệu khoa học về thuốc và để tránh các phản ứng gây hậu quả đáng tiếc cho
những trường hợp sử dụng sau này. Công việc này cũng là một trong các yếu
10

tố quan trọng thúc đẩy nỗ lực nghiên cứu nâng cao hiểu biết, nhận thức về
thuốc trong bệnh viện.
Để tăng cường hiệu quả công tác sử dụng thuốc của các bệnh viện
trong cả nước đến nay BYT đang tiến hành xây dựng dự thảo hướng dẫn chi
tiết hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện. Trong dự thảo này
BYT đã hướng dẫn cụ thể các kỹ thuật phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng
thuốc trong bệnh viện [16].
1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc hiện nay
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2009 thì tỷ lệ thuốc
mang tên generic có số loại và giá trị sử dụng trong các bệnh viện nghiên cứu
ở các tuyến là không có sự khác biệt và đều thấp hơn thuốc mang tên biệt

dược. Cụ thể:
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương: Số khoản mục thuốc generic tại
các bệnh viện tuyến TƯ chiếm tỷ lệ từ 32,6% đến 35,1%, cao nhất tại bệnh
viện C Ðà Nẵng (35,1%%), thấp nhất tại bệnh viện E (32,6%). Giá trị sử dụng
nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ nằm trong khoảng từ 21,1% đến 31,2%, cao nhất
tại bệnh viện C Ðà Nẵng (31,2%), thấp nhất tại bệnh viện Chợ Rẫy (21,1%).
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thuốc generic chiếm tỷ lệ từ 22,4% đến
46%, cao nhất tại bệnh viện ÐK Ðiện Biên (46%), thấp nhất tại bệnh viện
Thanh Nhàn -Hà Nội (22,4%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ từ
12,1% đến 38,1%, cao nhất tại BVÐK Ðiện Biên (38,1%), thấp nhất tại bệnh
viện Việt Tiệp Hải Phòng (12,1%).
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Số thuốc generic chiếm tỷ lệ cao nhất,
nằm trong khoảng từ 35,5% ( BV huyện Thủ Ðức – TP HCM) đến 47,8%
(bệnh viện huyện Simacai Lào Cai). Tuy nhiên, giá trị sử dụng thuốc generic
của tuyến bệnh viện này chỉ chiếm tỷ lệ từ 17,8% đến 21,8%, thấp hơn tuyến
trung ương [22].
11

Ngoài ra tình trạng sử dụng thuốc còn có sự mất cân đối và có tình
trạng lạm dụng thuốc trong điều trị. Hiện nay các thuốc sử dụng tại các bệnh
viện có sự mất cân đối rất lớn và có sự lạm dụng kháng sinh và các nhóm
thuốc hỗ trợ điều trị, điều trị triệu chứng như: vitamin, corticoid. Theo thống
kê năm 2009 tỷ lệ chi phí cho kháng sinh chiếm 38,4% tổng chi phí cho
thuốc, con số này ở năm 2010 là 37,7%. Vitamin, năm 2009 tỷ lệ này là 6,5%
còn năm 2010 giảm còn 4,7% [15].
* Tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
- Tại Bệnh viên Bạch Mai số thuốc kê trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
nằm trong gới hạn an toàn theo khuyến cáo của WHO (4,7 thuốc với đơn kê
cho bệnh nhân KBHYT và 4,2 thuốc với đơn kê cho bệnh nhân; Tỷ lệ sử dụng
kháng sinh chung là 32,3%, các Betalactam là nhóm kháng sinh được sử dụng

phổ biến nhất là (77,3% với các đơn KBHYT và 55,5% với các đơn; Kê đơn sử
dụng kết hợp kháng sinh trong đơn thuốc khá phổ biến (45,9% với các đơn
KBHYT và 37,67% với các đơn BHYT). Sử dụng kết hợp 2 KS là chủ yếu
(73,47% với các đơn KBHYT và 96,36% với các đơn BHYT - Tính theo tổng
số đơn sử dụng kết hợp kháng sinh); Tỷ lệ kê đơn sử dụng thuốc tiêm cho bệnh
nhân ngoại trú không cao (10,7%); Tỷ lệ sử dụng các loại dịch truyền thấp (4%
với các đơn KBHYT và không có đơn thuốc BHYT nào kê cho bệnh nhân sử
dụng dịch truyền); Tỷ lệ sử dụng các loại vitamin tương đối cao (30,1% với các
đơn KBHYT và 19,2% với các đơn BHYT) [26].
- Tại bệnh viện phổi Trung ương: có tới 72% số đơn thuốc không ghi
đầy đủ địa chỉ bệnh nhân, tỷ lệ thuốc được kê bằng tên biệt dược còn chếm tỷ
lệ cao, tỷ lệ đơn không ghi đường dùng chiếm 50,88% [17].
- Tại bệnh viện phụ sản trung ương: tỷ lệ đơn không ghi rõ thời điểm
dùng thuốc là 49,5%, tỷ lệ đơn không ghi rõ liều dùng một ngày chiếm 9,0%
[19].
12

- Tại bệnh viện E: tỷ lệ đơn không ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân là
11,33% đa số là không ghi tuổi; 100% đơn thuốc không ghi đầy đủ cụ thể địa
chỉ đến số nhà của bệnh nhân; thuốc kê bằng tên biệt dược còn phổ biến [21].
* Về hoạt động thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc và theo dõi
phản ứng có hại của thuốc (ADR)
Hiện nay, thực trạng hướng dẫn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế của cán
bộ y tế cho người bệnh cũng là một vấn đề cần xem xét. Tại tỉnh Bắc Cạn,
hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ y tế còn tới 93,33% số cán bộ được phỏng
vấn cho là gặp khó khăn trong việc ghi tên thuốc, liều dùng [17]. Theo kết quả
nghiên cứu tại bệnh viện Nhân dân 115, thời gian phát thuốc trung bình cho
bệnh nhân là 19,02 giây. Khi mà thời gian hướng dẫn quá ít, chỉ tính bằng giây
thì việc người bệnh sử dụng thuốc sai là không tránh khỏi. Bởi vì ngoài tác
dụng điều trị, bất kỳ thuốc nào cũng có những tác dụng không mong muốn. Khi

gặp những tác dụng không mong muốn của thuốc mà không được sự nhắc nhở
trước của các cán bộ y tế thì có thể gây tâm lý hoang mang cho người bệnh và
việc tự ý ngừng thuốc rất có thể xẩy ra. Thêm vào đó, những tương tác giữa các
loại thuốc khi sử dụng cùng nhau hoặc tương tác giữa thuốc và đồ uống, thức
ăn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu họ không có sự hướng dẫn của
những nhà chuyên môn. Theo báo cáo của bệnh viện Bạch Mai, hầu như tuần
nào Trung tâm chống độc (bệnh viện Bạch Mai) cũng tiếp nhận bệnh nhân bị
ngộ độc do sử dụng thuốc thiếu an toàn.
Ở các bệnh viện đã thành lập tổ Dược lâm sàng (DLS) và thông tin thuốc
thực hiện công tác quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và cập nhật thông tin
cho bác sĩ điều trị. Cho đến nay trừ một số bệnh viện trung ương và một số
bệnh viện lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khoa dược đã triển khai công
tác DLS phát huy nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng thuốc, còn lại hầu hết các nơi
khác chức năng này còn khá mờ nhạt. Hầu hết ở các bệnh viện cán bộ DLS còn
thiếu và chưa được đào tạo thường xuyên về DLS. Do thiếu dược sĩ có tay
13

nghề nên trên 73% đơn thuốc hiện nay của bác sĩ không được giám sát. Thống
kê tại 245 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, với gần 52.000 giường bệnh
nhưng chỉ có gần 470 dược sĩ (đạt tỷ lệ 0,009 dược sĩ/giường bệnh) trong khi tỷ
lệ theo quy định là 1/15 [19].
Bên cạnh đó, hoạt động theo dõi và giám sát ADR tại nước ta chưa thực
sự phát triển. Kinh phí đầu tư cho công tác này không nhiều là một trong những
nguyên nhân khiến hoạt động theo dõi ADR chưa thường xuyên và hiệu
quả,vẫn có tình trạng chỉ làm báo cáo cho qua và chưa quan tâm đến theo dõi
ADR ở nhiều bệnh viện. Cục quản lý dược cho biết, năm 2007 có 1284 báo cáo
về ADR của thuốc, năm 2008 có 1778 báo cáo, trong đó nhóm kháng sinh
chiếm gần một nửa, vitamin và khoáng chất chiếm 3,5%.

1.3. Một vài nét về Bệnh viện Đại học Y Thái Bình

Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đóng ở trung tâm thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình. Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 813/2003/QĐ-
BYT ngày 12/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Y Tế (là đơn vị trực thuộc Trường
Đại Học Y Thái Bình); Ngày 18/7/2006 Bệnh viện được Bộ Y tế ban hành
Quyết định số 2530/QĐ-BYT về việc chuyển loại hình hoạt động của Bệnh
viện từ bán công sang công lập tự đảm bảo chi phí (là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Trường Đại học Y, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự hạch toán chi phí);
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2009/TTLT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ
Y tế về việc hướng dẫn đăng ký khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế (KCB
BHYT) ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT, Bệnh viện được Sở Y tế Thái
Bình phê duyệt đủ điều kiện tham gia KCB BHYT ban đầu thuộc tuyến tỉnh;
Ngày 06/6/2012 Bệnh viện được Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1961/QĐ-
BYT về việc xếp hạng II. Hiện nay, Bệnh viện có 330 cán bộ nhân viên với
nhiều cán bộ có trình độ cao: giáo sư, tiến sỹ. Hàng năm, Bệnh viện thực hiện
tiếp nhận khoảng 60 nghìn thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và
14

tiếp nhận thăm khám, điều trị cho khoảng 140 nghìn lượt bệnh nhân.
1.3.1. Mô hình tổ chức của bệnh viện
Là một bệnh viện vừa thực hiện thăm khám và điều trị cho nhân dân
vừa là cơ sở thực hành cho Trường Đại học Y Thái Bình bệnh viện có mô
hình tổ chức được trình bày tóm tắt trong hình 1.1.






















Hình 1.1: Mô hình tổ chức Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2013
Khoa KB
Nội T. Hợp
K. Ngoại
BAN GIÁM ĐỐC
HĐT & ĐT
HĐ KHKT
KHTH
P.Tài chính KT
Phòng VT-KT
P. TC - HC
K. Gây mê PT
K. C. Thương
K. Phụ sản
K. HSCC
K. TMH
K. RHM

K. Mắt
K. Y học DT
K. CĐHA
K. HH
K. Sinh hoá
K. GP bệnh
K. Vi kí sinh
K. CNK
K. Dược
K. Tán sỏi
P. Điều dưỡng
15

Bệnh viện Đại học y Thái Bình được tổ chức theo mô hình trực tuyến
bộ phận, chức năng; gồm có Ban giám đốc, 02 Hội đồng tư vấn, 11 khoa lâm
sàng, 8 khoa cận lâm sàng và 4 phòng chức năng.
1.3.2. Cơ cấu nhân lực
Là một bệnh viện trực thuộc cơ sở đào tạo cán bộ chuyên ngành Y của
Bộ y tế (Đại học y Thái Bình). Chính vì vậy, bệnh viện có thuận lợi là có đội
ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao đông đảo; nhiều cán bộ là các giáo sư,
phó giáo sư và các chuyên gia y tế đầu ngành trong cả nước. Cơ cấu nhân lực
của Bệnh viện Đại học y thái bình được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực Bệnh viện Đại học y Thái Bình năm 2013
STT Nội dung cán bộ, nhân viên Số lượng Tỷ lệ %
1 Giáo sư, Phó giáo sư 6
1,8
2 Tiến sỹ y học, BSCK cấp II 27
8,2
3 Thạc sỹ y học, BSCK cấp I 85
25,8

4 Bác sỹ 66
20,0
5 Dược sỹ đại học 2
0,6
6 Cử nhân điều dưỡng 13
3,9
7 Dược sỹ trung học, dược tá 9
2,7
8 Y tá ĐD, KTV trung cấp 77
23,3
9 Sau đại học, Đại học khác 10
3,0
10 Cán bộ khác 35
10,6
Tổng số 330 100,0

×